Tải bản đầy đủ (.ppt) (60 trang)

Thực hành: Quan sát bệnh ở vật nuôi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (662.49 KB, 60 trang )

B ÀI 36: TH ỰC H ÀNH
QUAN SÁT MỘT SỐ BỆNH
THƯỜNG GẶP Ở GIA
SÚC, GIA CẦM
Một số bệnh thường
gặp ở gia cầm
Bệnh cầu trùng
Bệnh cầu trùng

1. Nguyên nhân: Bệnh chủ yếu do các loại cầu trùng như: Eimeria
tenella (ký sinh ở manh tràng), Eimeria necatnix (ký sinh trùng ở
ruột non), E.acervulina, E.maxima, E.brunetti.
2. Phương thức truyền lây: Bệnh lây lan chủ yếu qua đường tiêu
hóa do gà ăn phải nang của cầu trùng có trong thức ăn, nước uống
bị nhiễm mầm bệnh.
3. Triệu chứng:
a)Eimeria tenella (cầu trùng ký sinh ở manh tràng):
* Chủ yếu xảy ra ở gà từ 2-8 tuần tuổi. Có 2 thể bệnh
- Ở thể cấp tính: Gà ủ rũ, ăn ít, uống nước nhiều, lúc đầu đi phân
có bọt màu vàng hoặc hơi trắng, sau phân có màu đỏ nâu do lẫn
máu ( phân gà sáp), gà đi lại khó khăn, xã cánh, xù lông, mắt trũng
sâu, niêm mạc nhợt nhạt, chân gập lại, quỵ xuống và chết sau khi
có biểu hiện co giật từng cơn.
- Ở thể mãn tính: Bệnh tiến triển chậm hơn như gầy ốm, xù lông,
kém ăn, chân đi như bị liệt, tiêu chảy thất thường…Do tính chất
bệnh không điển hình khó chẩn đoán. Ở thể này gà là vật mang
mầm bệnh.
b) Eimeria necatrix (cầu trùng ký sinh ở ruột non) ký sinh chủ
yếu ở tá tràng gà giò, gà lớn (lớn hơn 4 tháng tuổi). Triệu chứng
của bệnh biểu hiện không rõ dễ nhằm lẫn với các bệnh khác. Gà
cũng gầy yếu, xù lông, kém ăn, chậm lớn, tiêu chảy, phân sáp, có


khi phân lẫn máu tươi, gà mái mắc bệnh thường giảm đẻ…
Phân gà bệnh nhày, có lẫn máu Gà bị bệnh ủ rũ

4. Bệnh tích:
a) Eimeria tenella:
Xuất huyết niêm mạc manh tràng và trương to ở 2 manh tràng.
Manh tràng có tính đàn hồi màu xanh thẩm. Mổ ra manh trong
có xuất huyết tấm tấm và đầy máu. Nặng thì 2 manh tràng xuất
huyết, hoại tử từng mảng đen.
b) Eimeria necatrix:
-Tá tràng sưng to, ruột phình to từng đoạn khác thường, chỗ
vách ruột trương to thường dễ vỡ, trong ruột chứa chất lỏng
bẩn thối có lợn cợn bã đậu. Bề mặt niêm mạc ruột dày lên có
nhiều điểm trắng đỏ.
- Bệnh nặng thường thấy máu tươi lẫn lộn với các chất chứa
trong ruột (tiêu phân sống).
Xuất huyết niêm mạc
5. Phòng trị:
a)Phòng bệnh:
- Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, vệ sinh thức ăn, nước uống sạch sẽ
tránh nhiễm mầm bệnh từ nền chuồng, ủ phân gà bằng phương
pháp vi sinh vật tạo nhiệt để diệt cầu trùng.
- Sát trùng chuồng trại định kỳ.
b)Trị bệnh:
- Dùng một trong các sản phẩm sau:
· NOVAZURIL: Hòa 1,5 ml/ lít nước, uống liên tục trong 2 ngày.
Trường hợp bênh chưa dứt hẳn thì 5 ngày sau cho uống thêm một
đợt thuốc 2 ngày.
· NOVA-COC: 2g/lít nước, trong 3 ngày liên tục, sau đó nghỉ 2
ngày rồi tiếp tục dùng thuốc trong 2 ngày.

- Kết hợp dùng các sản phẩm bổ sung chất điện giải, vitamin để
tăng cường đề kháng, mau phục hồi bệnh.
Bệnh cúm gia cầm
Bệnh cúm gia cầm
1. Nguyên nhân gây bệnh:
Mầm bệnh do một loại virus có tên Avian influenza virus,
thuộc họ Orthomyxoviridae, giống Influenza virus type A,
thuộc nhóm ARN, có vỏ bọc bằng lipid. Trên vỏ bọc có hai
loại kháng nguyên bề mặt là kháng nguyên H và kháng
nguyên N. Kháng nguyên H có 16 subtype đánh số thứ tự từ
H1 đến H16 và kháng nguyên N có 9 subtype được đánh số
thứ tự từ N1 đến N9. Tuỳ theo chủng virus gây bệnh, ký
hiệu của subtype H và N được chỉ định cho chủng virus đó.
Thí dụ chủng H5N2 gây dịch cúm gà tại Hồng Kông năm
1997, H7N7 gây dịch cúm gà ở Hà Lan năm 2003. Ở Việt
Nam hiện nay đã xác định chủng gây bệnh là H5N1.

2. Phương thức truyền lây:
Sau khi xâm nhập qua đường hô hấp hoặc tiêu hoá, virus nhân lên
rất nhanh và xuất hiện trong các chất tiết đường hô hấp như nước
mắt, nước mũi hoặc nước bọt, từ đó xâm nhập vào các con còn lại
trong đàn. Vì vậy chỉ cần một con mắc bệnh, các con khác sẽ bị
lây bệnh rất nhanh. Thời gian nung bệnh tùy thuộc vào độc lực của
chủng gây bệnh. Đối với chủng độc lực cao như H5 hoặc H7, thời
gian nung bệnh thường rất ngắn, trung bình khoảng 3-14 ngày.
Giữa các đàn, sự lây lan thường do vận chuyển, bán chạy gia cầm
mắc bệnh. Phân, chất độn chuồng, phương tiện vận chuyển, dụng
cụ chăn nuôi, sự xâm nhập của chim vào chuồng tại được coi là
nguồn lây nhiễm nghiêm trọng.


3. Triệu chứng:
Bệnh có 2 thể: Thể bệnh nhẹ (LPAI) gia cầm thuỷ cầm chỉ xuất
hiện triệu chứng xù lông, giảm ăn uống, giảm sản lượng trứng.
Thể bệnh nặng (HPAI) có tốc độ lây lan rất nhanh. Ở nước ta
đã xác định chủng virus gây bệnh là H5N1. Chủng này thường
gây thể bệnh rất nặng trên gia cầm, các triệu chứng xuất hiện
thường tập trung trên đường hô hấp, mắt, hệ tim mạch và thần
kinh do virus xâm nhập và tấn công gây tổn thương nặng các
hệ thống kể trên. Trên một cá thể, các triệu chứng thay đổi tùy
thuộc vào các cơ quan bị tổn thương nhiều hay ít, tuy nhiên
trong một đàn gia cầm mắc bệnh có thể quan sát thấy các triệu
chứng sau đây:
- Một số con chết nhanh trước khi có triệu chứng xuất hiện.
- Cả đàn gia cầm giảm sự linh hoạt, giảm ăn, giảm uống.
- Gia cầm đẻ có dấu hiệu giảm tỷ lệ đẻ, trứng bị mỏng vỏ.
- Hắt hơi, ho, khó thở, có âm khò khè lúc thở, một số con há
miệng để thở.
- Mắt sưng phù, chảy nước mắt.
- Sau 3 ngày mắc bệnh một số con còn sống sẽ xuất hiện các
triệu chứng thần kinh như quẹo cổ, liệt chân, sệ cánh hoặc đi
xoay vòng. Tỷ lệ mắc bệnh trong đàn có thể lên đến 100%, tỷ
lệ chết trên một số đàn có thể lên đến 100%.
5. Bệnh tích:
Xác chết của gia cầm và thủy cầm có các biểu hiện sau đây:
- Đầu mặt cổ sưng phù.
- Phù thủng quanh hóc mắt.
- Mào, tích bị tụ máu có màu xanh tím.
- Dạ dày cơ, dạ dày tuyến, cơ tim, cơ ngực, túi Fabricius xuất
huyết.
- Phổi sung huyết, một vài nơi có xuất huyết.

- Gan, thận, lách, tuyến tụy có những điểm hoại tử.
Khí quản sung huyết,
xuất huyết.
Khí quản sung huyết
xuất huyết
Sung huyết, xuất huyết
màng treo và niêm mạc
Tim xuất huyết có
những điểm hoại
Xuất huyết dạ dày tuyến
và dạy dày cơ
Xuất huyết hoại tử ruột
BỆNH GIUN TRÒN
BỆNH GIUN TRÒN
TRÊN GIA CẦM
TRÊN GIA CẦM


1. Nguyên nhân
- Do giun đũa (Ascarids)
- Do giun tóc (Hairworms)
2. Phương thức truyền lây
Do chăn nuôi, quản lý vệ sinh không tốt, thức ăn, nước uống bị
nhiễm trứng giun sán. Do gà tiếp xúc trực tiếp với phân chứa trứng
giun sán.
3. Triệu chứng
Gà buồn bã, gầy ốm, tăng trọng chậm, mào tái, còi cọc, tiêu chảy
ra phân màu nâu (đôi khi có giun sán trong phân). Ơ gà đẻ thì sản
lượng trứng giảm.
4. Bệnh tích

Mổ khám ruột: có nhiều giun sán ký sinh bên trong ruột, thành
ruột bị dày lên, nhu động ruột giảm, có thể gây xuất huyết ruột. Gà
nhiễm nặng sẽ thiếu máu và ruột có thể bị tắt.
Giun đũa ký sinh trong
ruộtgia cầm (Ascarids)
Giun tóc trên gia cầm
(Capillaria).
5. Phòng trị
- Vệ sinh sát trùng chuồng trại, thức ăn nước uống sạch sẽ.
- Tiến hành ủ phân để tiêu diệt trứng giun sán.
- Dùng sản phẩm của Anova để phòng trị bệnh:
NOVA-LEVASOL: liều 1g/ 5-6 kg thể trọng, dùng một liều duy
nhất.
+ Trộn vào thức ăn hoặc một ít nước cho uống.
+ Gà con 2 tháng xổ một lần, gà lớn 6 tháng xổ một lần.
Bệnh hô hấp mãn tính
Bệnh hô hấp mãn tính
1. Nguyên nhân:
Do vi khuẩn Mycoplasma gallisepticum gây nên.
2. Phương thức truyền lây:
- Bênh chủ yếu lây lan qua đường hô hấp, qua phôi từ những gà bố
mẹ bị bệnh. Sự lây nhiễm từ đàn này qua đàn khác do tiếp xúc
hoặc do không khí, thức ăn, nước uống, dụng cụ chăn nuôi, người
chăn nuôi mang mầm bệnh…
- Bệnh phát triển mạnh khi điều kiện ngoại cảnh bất lợi, nhiễm
ghép với các loại bệnh khác như: E.coli, Salmonella hoặc
Gumboro.
3. Triệu chứng:
- Thời gian ủ bệnh từ 6-12 ngày.
- Tỷ lệ chết khoảng 30%.

+ Ở gà con: Khi mới nhiễm bệnh gà thường biểu hiện dịch chảy ra
ở mũi, mắt, lúc đầu dịch trong và sau đó đặc và nhày trắng. Gà
con ho, thở khó và khò khè về sáng và ban đêm, ăn ít, chậm lớn.
Nếu ghép với E.coli thì gà sốt cao, rất khó thở và tỷ lệ chết lên tới
30%.
+ Ở gà lớn: Tăng trọng chậm, kém ăn, thở khò khè, hắt hơi, một
số con chảy nước mũi.
+ Đối với gà đẻ: những ngày đầu giảm ăn, mất cân, giảm đẻ trứng.
Sau đó chảy nước mắt, nước mũi, hắc hơi, sưng mặt, viêm kết
mạc mắt, thở khò khè, trứng đổi màu, xù xì. Nếu ghép với E.coli
thì trứng méo mó và vỏ trứng có vệt đỏ lấm tấm.
Gà bệnh bị viêm mắt
tiết dịch
Gà bị sưng mặt
4. Bệnh tích:
- Mặt sưng, thủy thủng, viêm mắt, phù đầu.
- Khi bệnh cấp tính: Xoang mũi viêm và lồi lên, khí quản tích
nhiều dịch viêm keo nhày màu trắng hơi vàng, màng túi khí màu
trắng đục, viêm phổi.
- Khi bệnh trong giai đoại mãn tính: Màng túi khí dày đục trắng bã
đậu. Nếu có kế phát với E. coli thì thấy màng bao quanh tim và
màng bao phúc mạc đều tăng sinh trắng đục hoặc viêm dính vào
tim, gan, ruột. Phôi chết trước khi nở và túi khí phôi có những chất
dịch nhày như bã đậu màu trắng.
Viêm màng bao tim và
màng bụng.
Viêm màng bao phúc mạc
5. Phòng bệnh:
- Chọn đàn gà không bị nhiễm Mycoplasma. Chuồng trại phải
thông thoáng tránh tích tụ các khí độc như NH3, H2S…Nuôi với

mật độ vừa phải không nhốt quá đông.
- Cung cấp thức ăn đầy đủ dinh dưỡng, nước uống sạch sẽ không
nhiễm mầm bệnh, tạo điều kiện ngoại cảnh tối ưu cho gia cầm
tránh stress.
- Định kỳ mỗi tuần vệ sinh sát trùng chuồng trại.
- Diệt các mầm bệnh có trong trứng do cơ thể mẹ truyền sang bằng
cách nhúng trứng vào dung dịch có kháng sinh hoặc thuốc sát
trùng để thuốc ngấm qua vỏ trứng diệt vi khuẩn.
- Thường xuyên bổ sung vào trong thức ăn, nước uống gia cầm
các sản phẩm cung cấp dinh dưỡng, vitamin, khoáng để tăng
cường sức kháng bệnh, chống stress…
BỆNH VIÊM PHẾ QUẢN
BỆNH VIÊM PHẾ QUẢN
TRUYỀN NHIỄM
TRUYỀN NHIỄM

1. Nguyên nhân:
Gây ra bởi virus thuộc họ Coronaviridae.
2. Phương thức truyền lây:
- Mọi lứa tuổi của gà đều mắc bệnh nhưng bệnh thường nặng hơn
trên gà con.
- Lây lan chủ yếu qua đường hô hấp, tiêu hóa, phân, dụng cụ chăn
nuôi đã nhiễm mầm bệnh.

×