Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

CHUYÊN đề bồi DƯỠNG học SINH GIỎI địa lỹ HƯỚNG dẫn học SINH lựa CHỌN vẽ BIỂU đồ THÍCH hợp NHẤT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.49 KB, 27 trang )

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI
( HƯỚNG DẪN HỌC SINH LỰA CHỌN VẼ BIỂU ĐỒ THÍCH HỢP NHẤT )

Người thực hiện chuyên đề : Trần Minh Thanh
Chức vụ :

Giáo viên

Đơn vị công tác: Trường THCS Triệu Đề -Lập Thạch –Vĩnh Phúc
Phần I: Đối tượng học sinh bồi dưỡng, số tiết dự kiến bồi dưỡng
-Đối tượng học sinh bồi dưỡng: Học sinh lớp 9
-Số tiết bồi dưỡng: Kết hợp với hướng dẫn vẽ và nhận xét biểu đồ khoảng 13 tiết
( Chỉ tính riêng phần kĩ năng nhận dạng, vẽ và nhận xét biểu đồ )
Phần II: Hệ thống kiến thức sử dụng chuyên đề.
- Nắm được khái niệm biểu đồ.
- Nắm được vai trò của biểu đồ trong cấu trúc chương trình môn Địa lí.
- HS nắm được các lọai biểu đồ, hình dạng đặc trưng và ưu thế trong cách thể hiện
biểu đồ.
- Lựa chọn các biểu đồ phù hợp theo yêu cầu của bài ra.
- Biết cách thể hiện biểu đồ đã lựa chọn.
I. Khái niệm biểu đồ:
-Biểu đồ là một hình vẽ cho phép mô tả một cách dễ dàng động thái phát triển của
một hiện tượng ( như quá trình phát triển công nghiệp qua các năm...) mối tương
quan về độ lớn giữa các đối tượng ( như so sánh sản lượng lương thực giữa các
vùng ...) hoặc cơ cấu thành phần của một tổng thể ( ví dụ như cơ cấu ngành của nền
kinh tế)
-Các loại biểu đồ rất phong phú và đa dạng. Mỗi loại biểu đồ lại được dùng để biểu
hiện nhiều mục đích khác nhau.Vì vậy, khi vẽ biểu đồ, việc đầu tiên là đọc kĩ đề bài
để tìm hiểu mục đích định thể hiện trên biểu đồ ( thể hiện động thái phát triển ,so
sánh tương quan độ lớn hay thể hiện cơ cấu ). Sau đó căn cứ vào mục đích đã được
xác định để lựa chọn loại biểu đồ thích hợp nhất .



1


II. Vai trò, tác dụng của biểu đồ:
Biểu đồ có vai trò vô cùng to lớn trong việc học tập và nghiên cứu môn địa lí nói
chung và môn địa lí kinh tế - xã hội nói riêng.
- Việc hướng dẫn cho học sinh có các kĩ năng với biểu đồ theo hướng khai thác
nguồn tri thức địa lí có tác dụng hình thành các khái niệm địa lí.
- Về khía cạnh phương diện trực quan truyền thống các biểu đồ bao giờ cũng có ý
nghĩa trong việc thành lập các kĩ năng, kĩ xảo, nắm vững các đặc điểm của từng
loại biểu đồ, biết cách khai thác nguồn tri thức địa lí trong quá trình học tập và
nghiên cứu.
- Thường xuyên làm việc với biểu đồ, có tác dụng củng cố, giúp học sinh khắc sâu
kiến thức rèn luyện thói quen chính xác, khoa học, thẩm mĩ.
- Những kiến thức, kĩ năng sử dụng biểu đồ không chỉ có tác dụng trong việc lĩnh
hội các tri thức địa lí mà còn có tác dụng phát huy rộng rãi trong hoạt động kinh tế,
quản lí xã hội và trong đời sống.
- Trong thời đại tin học được ứng dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực của cuộc sống
thì việc rèn luyện cho học sinh nắm vững kĩ năng làm việc với biểu đồ có ý nghĩa
thực tiễn rất lớn.
Trong giới hạn của vấn đề tôi chỉ xin đề cập tới một số vai trò và tác dụng
của biểu đồ để học sinh lựa chọn vẽ biểu đồ hợp lí nhất với yêu cầu của đề bài đưa
ra .
III.Các loại biểu đồ:
Các loại biểu đồ dất đa dạng. Các em có thể thấy sự đa dạng này trên rất
nhiều các báo, ví dụ như báo kinh tế Việt Nam, các biểu đồ trong sách giáo khoa …
Nói chung việc phân loại bài tập địa lí khá phức tạp đòi hỏi giáo viên và học sinh
cần nắm vững: đặc điểm, hình dạng đặc trưng của biểu đồ, ưu thế khi thể hiện, số
liệu, các bước thực hiện khi vẽ để phù hợp với yêu cầu của đề ra.


2


Tuy nhiên, để đáp ứng yêu cầu rèn luyện của học sinh vẽ biểu đồ bằng tay, thì giới
hạn của một số biểu đồ sau:
+ Biểu đồ cột
+ Biểu đồ đường ( đồ thị )
+Biểu đồ kết hợp cột và đường
+ Biểu đồ hình tròn ( biểu đồ bánh )
+ Biểu đồ miền
+ Biểu đồ hình vuông
Mỗi loại bài tập có thể được chia ra các dạng nhỏ hơn, trong đó có các biểu đồ
phức tạp. Biểu đồ là loại bài tập rất phổ biến và đa dạng. Vì vậy giáo viên phải
hướng dẫn để học sinh thấy được cùng một bảng số liệu có thể vẽ được nhiều biểu
đồ khác nhau.
IV : Tính ưu thế thể hiện của các dạng biểu đồ :
1. Biểu đồ hình cột ( hoặc thanh ngang )
-Biểu đồ hình cột ( hoặc thanh ngang ) có thể được sử dụng để biểu hiện động thái
phát triển, so sánh tương quan về độ lớn giữa các đối tượng hoặc thể hiện cơ cấu
thành phần của một tổng thể .Tuy nhiên, loại biểu đồ này thường được dùng để thể
hiện sự khác biệt, sự thay đổi về qui mô số lượng của một hoặc nhiều đối tượng.
Thí dụ : Vẽ biểu đồ so sánh dân số, diện tích …của một số tỉnh (vùng, nước ). Hoặc
vẽ biểu đồ so sánh sản lượng
(điện, than, lúa …) của một địa phương qua một số năm
* Biểu đồ cột có nhiều loại:
- Biểu đồ cột đơn:
+ Biểu đồ cột đơn,mỗi cột dùng để thể hiện sự khác biệt về qui mô số lượng của
một đại lượng nào đó ( Ví dụ : dân số mỗi năm, diện tích gieo trồng lúa của từng
năm hay của từng vùng ...) các biểu đồ cột đơn thể hiện các đại lượng khác nhau có

thể đặt cạnh nhau

3


Ví dụ : diện tích gieo trồng cây công nghiệp lâu năm và cây công nghiệp
hàng năm. Khi đó ta có biểu đồ đơn gộp nhóm .
- Biểu đồ cột chồng cũng có hai cách chồng :
+ Chồng nối tiếp: ví dụ : sản lượng thủy sản khai thác chồng tiếp sản lượng thủy
sản nuôi trồng ; số dân thành thị chồng tiếp số dân nông thôn. Như vậy ,cột có
chiều cao phản ánh tổng sản lượng thủy sản, tổng dân số năm đó.
+ Chồng từ gốc tọa độ : Ví dụ cột tỉ suất sinh, chống lên đó là cột tỉ suất tử vong .
Phần chênh lệch thể hiện tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên
. Biểu đồ cột chồng có thể vẽ theo đại lượng tuyệt đối :Khi đó, ta có thể quan
sát được cả qui mô, cơ cấu ( nếu vẽ theo biểu đồ cột chồng liên tiếp ). Nếu chuỗi số
liệu theo thời gian thì ta quan sát được động thái của hiện tượng theo thời gian còn
chuỗi số liệu theo không gian ( Vùng ,tỉnh ...) thì ta quan sát được sự biến đổi của
hiện tượng trên không gian.
. Biểu đồ cột chồng còn vẽ được theo đại lượng tương đối: Khi đó sẽ quan sát
được cơ cấu và sự thay đổi cơ cấu theo thời gian hoặc theo không gian...
. Biểu đồ thanh ngang: là một dạng đặc biệt của biểu đồ cột, khi ta quay trục giá
trị( hàm số ) thành trục ngang, còn trục định loại (đối số) là trục đứng. Ta cũng gặp
các biểu đồ thanh ngang đơn và thanh ngang chồng như đối với biểu đồ cột.
.Tháp tuổi là một dạng đặc biệt khác của biểu đồ thanh ngang, thực ra ở đây có hai
biểu đồ thanh ngang được vẽ đối nhau qua trục tung ( Trục thể hiện nhóm tuổi ) để
thể hiện cả cơ cấu tuổi và giới tính của dân số nam và dân số nữ.
2. Biểu đồ đường (đồ thị ,đường biểu diễn )
- Đồ thị hay còn gọi là đường biểu diễn hoặc biểu đồ dạng đường ,là dạng biểu đồ
dùng để thể hiện tiến trình phát triển, sự biến thiên của các đối tượng qua thời gian .
Đồ thị không thể dùng để thể hiện sự thay đổi cơ cấu của hiện tượng .Các mốc thời

gian thường là các thời điểm xác định, ví dụ tháng, năm...Vì vậy nếu chuỗi số liệu
thể hiện sự biến động theo không gian hay theo các thời kì ( chứ không phải là các
thời điểm )thì ta không dùng đồ thị ,mà dùng các dạng biểu đồ khác, chẳng hạn như
4


biểu đồ cột. Có thể vẽ các đồ thị thể hiện các quá trình kinh tế-xã hội đo bằng cùng
một đại lượng trên cùng một trục Y(Ví dụ diện tích gieo trồng các loại cây khác
nhau, giá trị sản lượng của các ngành khác nhau....). Trong trường hợp vẽ hai đồ thị
về hai quá trình kinh tế -xã hội đo bằng các đại lượng khác nhau, thì có thể làm
theo hai cách:
+Dùng hai trục đứng (Y và Y’) mỗi đồ thị ứng với một trục. Tuy nhiên cần thận
trọng khi lựa chọn thang của từng trục đứng .
+ Dùng cùng một trục Y. Tuy nhiên ,khi đó phải chuyển về đại lượng tương đối ,tùy
theo đặc điểm của chuỗi số liệu và nhất là yêu cầu phân tích số liệu .
Chẳng hạn, lấy năm gốc bằng 100% ,các năm còn lại so với năm gốc. Cũng có thể
lấy năm trước bằng 100% , và năm sau so với năm liền trước đó.Trong trường hợp
phải vẽ ba đường biểu diễn trở lên, thì chỉ có một cách là chuyển các đại lượng
tuyệt đối thành đại lượng tương đối.
Khi vẽ biểu đồ đường, chú ý chọn chiều cao và chiều rộng của các trục sao cho
biểu diễn đảm bảo tính mĩ thuật, dễ đọc, nhất là ở những chỗ các đường biểu diễn
khá sít nhau. Cần đặc biệt chú ý vẽ các đường biểu diễn theo đúng các kí hiệu chú
giải đã thiết kế trước. Có thể ghi chú ở cuối mỗi đường.
3. Biểu đồ kết hợp cột và đường :
-Đây là dạng biểu đồ kết hợp giữa biểu đồ cột và đường biểu diễn. Do phải biểu
hiện các đối tượng có đơn vị khác nhau. Loại biểu đồ này rất phổ biến ,thông
thường dùng hai trục đứng cho hai chuỗi số liệu thể hiện hai đối tượng khác nhau.
Ngay trong địa lí tự nhiên, học sinh đã gặp biểu đồ khí hậu,trong đó biểu đồ cột thể
hiện lượng mưa theo tháng, còn đường biểu diễn biến trình nhiệt độ năm. Ta có thể
gặp dạng biểu đồ này trong địa lí kinh tế -xã hội, chẳng hạn như thể hiện biến động

của diện tích và năng suất
( hay sản lượng )của một loại cây nào đó ...
-Về nguyên tắc, ta có thể sử dụng biểu đồ kết hợp cột và đường để thể hiện hai đối
tượng hay quá trình mà có thể nhiều hơn. Chẳng hạn, trên cùng một hệ trục tọa độ
5


có thể biểu diễn cả diện tích gieo trồng và năng suất của hai loại cây theo cùng một
thước đo( Ví dụ diện tích và năng suất lúa từng vụ) .Tuy nhiên, điều này không phổ
biến lắm vì có thể làm ảnh hưởng đến tính trực quan của biểu đồ. Do trên biểu đồ
có đường biểu diễn, nên trên trục ngang cần chú ý độ dài của các vạch chia phải
tương ứng tỉ lệ với các khoảng thời gian. Chú ý lựa chọn thang của hai trục giá trị Y
và Y’cho thích hợp, đảm bảo biểu đồ dễ đọc và đẹp. Các đối tượng được thể hiện
trong biểu đồ kết hợp thường có quan hệ nhất định với nhau vì vậy khi chọn tỉ lệ
cho mỗi đối tượng cần chú ý làm sao cho biểu đồ cột và đường biểu diễn không
tách rời xa nhau thành hai khối riêng biệt.
4. Biểu đồ hình tròn :
-Biểu đồ hình tròn dùng để thể hiện qui mô( ứng với kích thước biểu đồ ) và cơ cấu
( khi các thành phần cộng lại bằng 100%)của hiện tượng cần trình bày trực quan.
Khi vẽ biểu đồ cơ cấu người ta thường sử dụng biểu đồ hình tròn hơn cả .
-Lưu ý : Nếu như trong đầu bài có số liệu là những số tự nhiên và có số năm trong
đầu bài hoặc là 2 năm hoặc là 4 năm và cấu trúc của số liệu trong đầu bài của một
năm phải là 2 thành phần khác nhau. Khi đầu bài hỏi “Hãy vẽ biểu đồ thích hợp
nhất quy mô, cơ cấu của các thành phần” thì ở dạng bài này cũng phải vẽ biểu đồ
hình tròn giống như dạng nói ở phần trên nhưng có khác là mỗi năm phải vẽ 2 vòng
tròn có bán kính khác nhau và 2 năm phải vẽ 4 vòng tròn. Trong trường hợp này thì
không nên vẽ 4 vòng tròn mà nên gộp lại thành 2 cặp vòng tròn và khi vẽ thì cắt đi
mỗi vòng tròn 1 nửa và 2 nửa úp vào nhau thành dạng biểu đồ bát úp (lưu ý mỗi
nửa vòng tròn còn lại phải tương ứng với 100%) và làm chú giải thích hợp.
5. Biểu đồ miền :

- Ta hãy hình dung biểu đồ miền như là một trường hợp đặc biệt của biểu đồ cột,
khi mà bề ngang của các cột bị thu nhỏ lại, chỉ còn như là các đường thẳng đứng và
khi đó các cột được nối lại với nhau. Và như vậy, ứng với các biểu đồ cột đơn, cột
chồng liên tiếp hay cột chồng từ gốc tọa độ, ta cũng có các biểu đồ miền khác nhau.
Vì các cột nối với nhau, nên cũng cần tuân theo qui tắc khi vẽ biểu đồ đường là
6


khoảng cách của các vạch trên trục ngang phải tương ứng với khoảng cách giữa các
mốc thời gian.
6. Biểu đồ hình vuông :
- Loại biểu đồ này không có gì đặc biệt. Chú ý chọn kích thước các ô vuông cho
vừa phải trên tờ giấy .Sau khi tính phần trăm của từng thành phần, thì vẽ lần lượt
hết thành phần thứ nhất rồi đến thành phần thứ hai …Nếu các thành phần thuộc
một số nhóm khác nhau, thì nên thể hiện các thành phần thuộc cùng nhóm cạnh
nhau.
- Cần thiết kế chú giải, chú ý các thành phần nào chiếm tỉ trọng nhỏ (ít ô vuông )
thì dùng nét kẻ đậm hay kẻ màu, kẻ ô chéo …, còn thành phần chiếm tỉ trọng lớn
( nhiều ô vuông ) thì dùng nét trải thưa hay chấm ,gạch chữ thập …nhưng phải đảm
bảo tính thẩm mĩ.
-Biểu đồ này cũng có thể dùng để thể hiện cơ cấu, nhưng nói chung kiểu biểu đồ
này ít dùng, vì khi vẽ tốn thời gian, tốn diện tích thể hiện, khả năng truyền tải thông
tin có hạn ( ví dụ : thể hiện phần lẻ không uyển chuyển bằng biểu đồ tròn)
Phần III: Hệ thồng phân loại ,dấu hiệu nhận biết đặc trưng
-Để giúp các em học sinh thuận lợi nhất trong quá trình làm bài thi đối với phần
kiến thức kĩ năng của các đề thi môn Địa lí, tôi xin được trao đổi những “bí quyết”
để học sinh nhận dạng tốt và làm tốt phần kĩ năng bài thi môn Địa lí như sau:
*Lựa chọn biểu đồ thích hợp nhất
Câu hỏi trong các bài tập thực hành về kĩ năng biểu đồ thường có 3 phần: Lời dẫn
(đặt vấn đề); Bảng số liệu thống kê; Lời kết (yêu cầu cần làm)

I. Căn cứ vào lời dẫn (đặt vấn đề):
*Trong câu hỏi thường có 3 dạng sau:
1.Dạng lời dẫn có chỉ định:

7


Ví dụ: “Từ bảng số liệu, hãy vẽ biểu đồ hình tròn thể hiện cơ cấu sử dụng …
năm...”. Như vậy, ta có thể xác định ngay được biểu đồ cần thể hiện.
2.Dạng lời dẫn kín:
Ví dụ: “Cho bảng số liệu sau... Hãy vẽ biểu đồ thích hợp nhất.... thể hiện…. và cho
nhận xét)”. Như vậy, bảng số liệu không đưa ra một gợi ý nào, muốn xác định được
biểu đồ cần vẽ, ta chuyển xuống nghiên cứu các thành phần sau của câu hỏi. Với
dạng bài tập có lời dẫn kín thì bao giờ ở phần cuối “trong câu kết” cũng gợi ý cho
chúng ta nên vẽ biểu đồ gì.
3.Dạng lời dẫn mở:
Ví dụ: “Cho bảng số liệu... Hãy vẽ biểu đồ sản lượng công nghiệp nước ta phân
theo các vùng kinh tế năm...”. Như vậy, trong câu hỏi đã có gợi ý ngầm là vẽ một
loại biểu đồ nhất định. Với dạng “lời dẫn mở” cần chú ý vào một số từ gợi mở
trong câu hỏi. Ví dụ:
+ Khi vẽ biểu đồ đường biểu diễn: Thường có những từ gợi mở đi kèm như “tăng
trưởng”, “biến động”, “phát triển”, “qua các năm từ... đến...”. Ví dụ: Tốc độ tăng
dân số của nước ta qua các năm...; Tình hình biến động về sản lượng lương thực...;
Tốc độ phát triển của nền kinh tế.... v.v.
+ Khi vẽ biểu đồ hình cột: Thường có các từ gợi mở như: ”Khối lượng”, “Sản
lượng”, “Diện tích” từ năm... đến năm...”, hay “Qua các thời kỳ...”. Ví dụ: Khối
lượng hàng hoá vận chuyển...; Sản lượng lương thực của …; Diện tích trồng cây
công nghiệp...
+ Khi vẽ biểu đồ cơ cấu: Thường có các từ gợi mở “Cơ cấu”, “Phân theo”, “Trong
đó”, “Bao gồm”, “Chia ra”, “Chia theo...”. Ví dụ: Giá trị ngành sản lượng công

nghiệp phân theo...; Hàng hoá vận chuyển theo loại đường...; Cơ cấu tổng giá trị
xuất - nhập khẩu...
II. Căn cứ vào trong bảng số liệu thống kê:

8


Việc nghiên cứu đặc điểm của bảng số liệu để chọn vẽ biểu đồ thích hợp, cần
lưu ý:
- Nếu bảng số liệu đưa ra dãy số liệu: Tỉ lệ (%), hay giá trị tuyệt đối phát triển theo
một chuỗi thời gian (có ít nhất là từ 4 thời điểm trở lên). Nên chọn vẽ biểu đồ
đường biểu diễn.
- Nếu có dãy số liệu tuyệt đối về qui mô, khối lượng của một (hay nhiều) đối tượng
biến động theo một số thời điểm (hay theo các thời kỳ). Nên chọn biểu đồ hình cột
đơn.
- Trong trường hợp có 2 đối tượng với 2 đại lượng khác nhau, nhưng có mối quan
hệ hữu cơ. Ví dụ: diện tích (ha), năng suất (tạ/ha) của một vùng nào đó theo chuỗi
thời gian. Chọn biểu đồ kết hợp.
- Nếu bảng số liệu có từ 3 đối tượng trở lên với các đại lượng khác nhau (tấn, mét,
ha...) diễn biến theo thời gian. Chọn biểu đồ chỉ số.
- Trong trường hợp bảng số liệu trình bày theo dạng phân ra từng thành phần. Ví
dụ: tổng số, chia ra: nông - lâm – ngư; công nghiệp – xây dựng; dịch vụ. Với bảng
số liệu này ta chọn biểu đồ cơ cấu, có thể là hình tròn; cột chồng; hay biểu đồ miền.
Cần lưu ý:
▪ Nếu vẽ biểu đồ hình tròn: Điều kiện là số liệu các thành phần khi tính toán phải
bằng 100% tổng.
▪ Nếu vẽ biểu đồ cột chồng: Khi một tổng thể có quá nhiều thành phần, nếu vẽ biểu
đồ hình tròn thì các góc cạnh hình quạt sẽ quá hẹp, trường hợp này nên chuyển
sang vẽ biểu đồ cột chồng (theo đại lượng tương đối (%) cho dễ thể hiện.
▪ Nếu vẽ biểu đồ miền: Khi trên bảng số liệu, các đối tượng trải qua từ 4 thời điểm

trở lên (trường hợp này không nên vẽ hình tròn).
III.Căn cứ vào lời kết của câu hỏi:
Có nhiều trường hợp, nội dung lời kết của câu hỏi chính là gợi ý cho vẽ một loại
biểu đồ cụ thể nào đó. Ví dụ: “Cho bảng số liệu sau… Anh (chị) hãy vẽ biểu đồ
thích hợp... Nhận xét về sự chuyển dịch cơ cấu… và giải thích nguyên nhân của sự
9


chuyển dịch đó”. Như vậy, trong lời kết của câu hỏi đã ngầm cho ta biết nên chọn
loại biểu đồ (thuộc nhóm biểu đồ cơ cấu) là thích hợp.

Phần IV: Hệ thống các phương pháp đặc trưng để giải các dạng bài tập trong
chuyên đề.
-Phương pháp nhận dạng trực tiếp.
-Phương pháp so sánh, đối chiếu.
-Phương pháp phân tích bảng số liệu.
- Phương pháp xử lí bảng số liệu.
Phần V: Hệ thống các ví dụ và bài tập cụ thể.
I. Căn cứ vào lời dẫn (đặt vấn đề).
Ví dụ 1: Vẽ biểu đồ cột đơn
(Bài tập 2 SGK - T99)
Dựa vào bảng số liệu sau:

Các tỉnh,

Đà

Quảng

Quảng


Bình

Phú

Khánh

Ninh

Bình

thành phố

Nẵng

Nam

Ngãi

Định

Yên

Hoà

Thuận

Thuận

Diện tích


0,8

5,6

1,3

4,1

2,7

6,0

1,5

1,9

(nghìn ha)
a, Hãy vẽ biểu đồ cột thể hiện diện tích nuôi trồng thuỷ sản ở các tỉnh, thành
phố của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ năm 2002.
10


b, Qua biểu đồ em hãy rút ra nhận xét.
* Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện các bước như sau:
a. Vẽ biểu đồ: cột dạng đứng hoặc thanh ngang
- Bước 1: Học sinh nghiên cứu bảng 18.1 ( Đơn vị, số liệu) chọn tỉ lệ thích
hợp: 1cm tương ứng bằng 1 nghìn ha
- Bước 2: Vẽ hệ trục tọa độ:
+ Trục tung thể hiện diện tích nuôi trồng ( nghìn ha)

+ Trục hoành thể hiện các tỉnh, thành phố.
- Bước 3:
+ Tiến hành vẽ theo số liệu đã cho của từng tỉnh theo đúng trật tự đã cho
trong bảng số liệu.
+ Mỗi cột ứng với diện tích của một tỉnh.
+ Dùng kí hiệu riêng để phân biệt các tỉnh.
- Bước 4: Viết tên biểu đồ. Lập bảng chú giải.
b.Nhận xét biểu đồ….
Ví dụ 2: (Bài tập 3 SGK - T69)
Dựa vào bảng số liệu: Giá trị sản xuất công nghiệp ở Trung Du và miền núi
Bắc Bộ

(tỉ đồng)
11


Năm
Tiểu

1995

2000

2002

320,5

541,1

696,2


10657,7

14301,3

vùng
Tây Bắc
Đông Bắc

6179,2

Hãy vẽ biểu đồ hình cột và nhận xét về giá trị sản xuất công nghiệp ở hai
tiểu vùng Đông Bắc và Tây Bắc.
Giáo viên hướng dẫn thực hiện theo các bước:
*Vẽ biểu đồ: Biểu đồ cột ghép
- Bước 1: Học sinh nghiên cứu bảng 18.1 ( Đơn vị, số liệu). Chọn tỉ lệ thích
hợp:

1cm tương ứng bằng 2000 tỉ đồng
- Bước 2: Vẽ hệ trục tọa độ:
+ Trục tung thể hiện đơn vị ( tỉ đồng)
+ Trục hoành thể hiện : năm
- Bước 3: Tiến hành vẽ theo năm: năm 1995 trước sau đó đến năm 2000 và

2002.
Dùng kí hiệu riêng để phân biệt hai tiểu vùng Đông Bắc và Tây Bắc
- Bước 4: Viết tên biểu đồ.Lập bảng chú giải.
*Nhận xét biểu đồ…..
Ví dụ 3: Biểu đồ cột chồng(Bài tập 3 SGK- T116)
12



Căn cứ vào bảng số liệu: Dân số thành thị và dân số nông thôn ở Thành phố
Hồ Chí Minh (nghìn người).
1995

2000

2002

Nông thôn

1174,3

845,4

855,8

Thành thị

3466,1

4380,7

4623,2

Hãy vẽ biểu đồ cột chồng thể hiện tỉ lệ dân số thành thị và nông thôn ở
Thành phố Hồ Chí Minh qua các năm. Nhận xét.
* GV : hướng dẫn vẽ và nhận xét
- Vẽ biểu đồ : +Xử lí số liệu ra %

+Chọn biểu đồ cột chồng
- Nhận xét :…..

Ví dụ 4:
Cho bảng số liệu sau đây về diện tích, năng suất, sản lượng lúa nước ta thời
kì 1990 – 2002
Năm

Diện

Năng

Sản lượng

1990

tích (nghìn ha)
6043.0

suất (tạ/ha)
31.8

lúa (nghìn tấn)
19225.1

1993

6559.0

34.8


22836.5

1995

6766.0

36.9

24963.7

1997

7099.7

38.8

27523.9

1998

7363.0

39.6

29145.5

2000

7660.3


42.4

32529.5

2002
7700.0
45.9
34454.4
a) Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tốc độ tăng trưởng về diện tích,
năng suất, sản lượng lúa nước ta thời kì 1990 – 2002.
13


b) Nhận xét và giải thích nguyên nhân sự tăng trưởng đó.
* Trả lời:
a) Vẽ biểu đồ:

- Xử lí bảng số liệu:

Bảng số liệu về diện tích, năng suất, sản lượng lúa nước ta thời kì 1990 –
2002(%)
Năm

Diện tích

Năng suất

Sản lượng
lúa


1990

100

100

100

1993

108.

109.

118.8

1995

5

4

129.8

1997

112.0

116.0


143.2

1998

117.5

122.

161.6

2000

121.

2002

0

8

169.2
123.

126.

179.2

5


8

133.
127.

3

4

144.
3

- Vẽ biểu đồ:( 3 đường bểu diễn )
- Hoàn thiện biểu đồ
b) Nhận xét và giải thích:…
Ví dụ 5:
Cho bảng số liệu sau(Trang 38 SGK 9)
(Số liệu: nghìn ha)
Năm
Các nhóm cây
Tổng số
Cây lương thực
14

1990

2002

9.040,0
6.474,6


12.831,4
8.320,3


Cây công nghiệp
1.199,3
2.337,3
Cây thực phẩm, cây ăn quả, cây khác
1.366,1
2.173,8
a, Từ bảng số liệu hãy vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự thay đổi diện
tích các nhóm cây trồng qua 2 năm.
b, Hãy rút ra nhận xét về sự thay đổi về qui mô và cơ cấu diện tích các
nhóm cây.
Bài làm :
chọn biểu đồ hình tròn có bán kính khác nhau
a, Xử lý số liệu ta được bảng sau

(Đơn vị: % )

Năm
Các nhóm cây
Tổng số
Cây lương thực
Cây công nghiệp
Cây thực phẩm, cây ăn quả, cây khác

1990


2002

100

100

71.6

64.9

13.3

18.2

15.1

16.9

1990

2002

360
258
48
54

360
234
65

61

- Góc ở tâm (Đơn vị: độ)
Năm
Các nhóm cây
Tổng số
Cây lương thực
Cây công nghiệp
Cây thực phẩm, cây ăn quả, cây khác
- Bán kính đường tròn
12831,4
Quy ước R1 = 2cm  R2 = 2 9040,0

=2x1,2= 2,4cm

b.Nhận xét......

15


Ví dụ 6 :
Bài 2 bài thực hành 10 SGK - T38.
Bảng chỉ số tăng trưởng đàn gia súc, gia cầm
( lấy năm 1990 = 100%)

16



m

Gia súc,

199
0

1995

2000

2002

gia cầm
Trâu

100

103,8

101,5

98,6



100

116,7

132,4


130,
4

Lợn

100

133,0

164,7

189,
0

Gia cầm

100

132,3

182,6

217,
2

a, Vẽ biểu đồ thể hiện chỉ số tăng trưởng của đàn gia súc, gia cầm qua các
năm.
b, Từ bảng số liệu và biểu đồ đã vẽ hãy nhận xét và giải thích tại sao đàn gia
cầm, đàn lợn tăng đàn trâu không tăng ?
* Hướng dẫn cách làm;

a, vẽ biểu đồ:
+ Với bảng số liệu trên vẽ biểu đồ đường ( 4 đường xuất phát điểm ở chỉ số
100%)
b. Nhận xét và giải thích…
II. Căn cứ vào trong bảng số liệu thống kê:
* Ví dụ :Bài 16: Thực hành SGK- T60
Cho bảng số liệu sau: Cơ cấu GDP của nước ta thời kì 1991 – 2002 ( %)

17


Năm

1991

1993

1995

1997

1999

2001

2002

Tổng số

100


100

100

100

100

100

100

Nông - Lâm - 40,5

29,9

27,2

25,8

25,4

23,3

23,0

28,9

28,8


32,1

34,5

38,1

38,5

41,2

44,0

42,1

40,1

38,6

38,5

Ngư nghiệp
Công

nghiệp 23,8

xây dựng
Dịch vụ

35,7


a, Vẽ biểu đồ thích hợp thể thiện cơ cấu GDP thời kỳ 1991 - 2002.
b, Nhận xét và giải thích nguyên nhân của sự thay đổi đó.
* Hướng dẫn
a. Vẽ biêu đồ:
- GV: hướng dẫ học sinh với bảng số liệu trên có thể vẽ được các dạng biểu
đồ tròn, cột chồng,ô vuông, miền
-Biểu đồ hợp lí nhất là : biểu đồ miền
b, Nhận xét và giải thích….
III.Căn cứ vào lời kết của câu hỏi:
Ví dụ : Cho bảng số liệu về số dân thành thị, nông thôn nước ta trong thời gian
1990- 2004 theo bảng số liệu dưới đây. Vẽ biểu đồ thể hiện rõ nhất sự thay đổi dân
số thành thị và nông thôn nước ta qua các năm trên. Từ biểu đồ nhận xét sự thay
đổi tỉ lệ dân thành thị qua các năm.
( Đơn vị nghìn người)

18


Năm

1990

1993

1995

1997

1999


2000

2001

2004

Tổng số

66016,7

69644,5 71995,5 74306,9 76596,7 77635,4 78685,8 82032,3

Thành thị

12880,3

13961,2 14938,1 16835,4 18081,6 18805,3 19481

Nông thôn

53136,4

55488,9 57057,4 57471,5 58514,7 58830,1 59204,8 60441,1

21591,2

*Hướng dẫn : Xử lý số liệu và vẽ biểu đồ.
Tính tỉ lệ dân cư thành thị (% so với tổng số dân.).
Vẽ biểu đồ miền sử dụng số liệu tương đối.

* Nhận xét :…..
Phần VI: Một số bài tập tự giải
Bài tập 1:
Cho bảng số liệu sau: (%)
Tiêu chí

1995

1998

2000

2002

100,0

103,5

105,6

108,2

Sản lượng lương thực

100,0

117,7

128,6


131,1

Bình quân lương thực theo đầu

100,0

113,8

121,8

121,2

Năm
Dân số

người
a) Vẽ biểu đồ thể hiện tốc độ tăng dân số, sản lượng lương thực và bình quân
lương thực theo đầu người ở Đồng bằng sông Hồng.
b) Nhận xét và giải thích về sự thay đổi của dân số, sản lượng lương thực và
bình quân lương thực theo đầu người ở đồng bằng sông Hồng trong thời kì trên?
Cách giải
a) Vẽ biểu đồ đường :đủ ba đường, chính xác, đẹp, có đầy đủ: tên biểu đồ,
chú thích , đơn vị cho các trục.
b) Nhận xét: dân số, sản lượng lương thực và bình quân lương thực theo đầu
người đều tăng ......
19


Bài tập 2:
(Tài liệu Bồi dưỡng HSG)

Cho bảng số liệu sau:
Năm

Tổng số dân

Tỉ lệ tăng dân số tự nhiên

( triệu người)
199

(%)

72,0

1,65

73,1

1,61

1996

76,6

1,51

1999

79,7


1,32

2002

84,2

1,26

2006

85,7

1,2

5

2009
a. Hãy vẽ biểu đồ thể hiện tình hình phát triển dân số của Việt Nam từ
bảng số liệu đã cho.
b. Nhận xét và giải thích tình hình phát triển dân số của nước ta trong
giai đoạn 1995- 2009.
Cách giải
a. Vẽ biểu đồ: vẽ biểu đồ kết hợp cột và đường

20


- Bước 1: Kẻ hệ toạ độ vuông góc. Hai trục đứng nằm ở hai bên biểu đồ.
Chọn tỉ lệ thích hợp.
+ Trục đứng bên trái thể hiện tổng số dân (1cm = 10 triệu người)

+ Trục đứng bên phải thể hiện tỉ lệ gia tăng tự nhiên (1cm = 0,5%)
+ Trục ngang thể hiện năm (chú ý khoảng cách năm)
- Bước 2: Vẽ biểu đồ theo bảng số liệu đã cho:
+ Vẽ biểu đồ hình cột thể hiện tổng số dân.
+ Vẽ đường biểu diễn thể hiện tỉ lệ gia tăng tự nhiên .
- Bước 3: Hoàn thiện biểu đồ.
+ Ghi số liệu vào biểu đồ.
+ Lập bảng chú giải hoàn thành biểu đồ.
+ Ghi tên biểu đồ.
b: Nhận xét biểu đồ,giải thích…
Bài tập 3:
Cho bảng số liệu về TSS và TST ở nước ta thời kì 1960-2001
(đơn vị %o)
Năm
TSS
TST

1960
46.0
12.0

1965
37.8
6.7

1970
34.6
6.6

1976

39.5
7.5

1979
32.2
7.2

1985
28.4
6.9

1989
31.3
8.4

1993
28.5
6.7

a.Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện TSS và TST và TSGTDS nước ta.
b. Nêu nhận xét.
21

1999
23.6
7.3

2001
19.9
5.6



c. Tính TST tăng TN của từng năm(đơn vị %)
Cách giải
a. Hs vẽ hai đường (một đường thể hiện TSS và một đường thể hiện
TST)Khoảng cách giữa (TSS và TST) là tỉ suất GTDS
b.Tính TSGTDS ta lấy (TSS-TST) : 10
c. Nhận xét...
Bài tập 4:
Dựa vào bảng số liệu dưới đây hãy vẽ và nhận xét biểu đồ sự tăng trưởng
kinh tế nước ta trong thời gian 1976-2005 ( Đơn vị % /năm )
Năm, giai đoạn
GDP
Công nghiệp – Xây
dựng
Nông- Lâm- Ngư
nghiệp

76/80

988

92

1994

1999

2002


2004

2005

0,2

5,1

8,3

8,40

4,8

7,04

7,80

8,20

0,6

3,3

12,6

14,4

7,7


14,5

12,5

13,5

2,0

3,9

6,3

3,9

5,2

5,8

5,20

4,85

Cách giải
-Vẽ biểu đồ.
Dạng cột đơn phân theo các nhóm cột, mỗi năm hoặc giai đoạn vẽ 3 cột thể
hiện GDP, CNXD, NLN. Có thể vẽ thành dạng biểu đồ thanh ngang.
- Nhận xét....
Bài tập 5:
Cho bảng số liệu dưới đây về tỉ lệ tăng tự nhiên của dân số nước ta từ năm 1921
đến năm 2000, hãy vẽ biểu đồ và nhận xét sự gia tăng dân số nước ta trong thời

gian nói trên. (Đơn vị%/năm)
Giai đoạn GTDS

Giai đoạn

GTDS

Giai đoạn

GTDS

Giai đoạn

GTDS

1921/26

1,86

39/43

3,06

60/65

2,93

80/85

2,40


26/31

0,6

43/51

0,6

65/70

3,24

85/90

2,00

31/36

1,33

51/54

1,1

70/76

3,00

90/95


1,70

22


36/39

1,09

54/60

3,93

76/80

2,52

95/2000

1,55

* Cách làm
-Vẽ biểu đồ.
Có thể vẽ các dạng cột, thanh ngang. Không vẽ kiểu đồ thị, do đây là các giá
trị gia tăng dân số trung bình theo các giai đoạn.
- Nhận xét :….
Bài tập 6: cho bảng số liệu đưới đây:
Xuất nhập khẩu phân theo nhóm hàng ( Đơn vị : Triệu rúp-đôla)
1991

XUẤT KHẨU

1995

2086,1

5448,6

Hàng công nghiệp nặng và khoáng sản

697,1

1377,7

Hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp

300,1

1549,8

1088,9

2521,1

2428,0

8155,4

Tư liệu sản xuất


2102,8

6807,2

Hàng tiêu dung

325,2

1348,2

Hàng nông sản
NHẬP KHẨU

1.Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện rõ nhất cơ cấu xuất nhập khẩu phân theo
nhóm hàng ở nước ta năm 1991 và năm 1995.
2.Nhận xét và giải thích tình hình xuất nhập khẩu ở nước ta trong thời gian từ
1991 đến 1995.
Cách làm
1. vẽ biểu đồ :
- Xử lí số liệu
+Qui tổng giá trị xuất khẩu từng năm đều =100% , sau đó tính % giá trị từng
mặt hàng trong tổng số

23


+ Qui tổng giá trị nhập khẩu từng năm đều=100% sau đó tính % giá trị từng
mặt hàng trong tổng số
+ Thiết lập bảng kết quả xử lí số liệu
- Vẽ biểu đồ thích hợp : hình tròn dạng bát úp ( kích thước khác nhau)

Như vậy : qua quá trình giảng dạy thực tế với kinh nghiệm bản thân để giúp
học sinh xác định nhanh dạng biểu đồ cần vẽ bản thân tôi đưa ra bảng khái quát
sau:

xác định dạng một số loại biểu đồ:
TT
1

Dạng biểu

Đề bài yêu cầu thể hiện

đồ

Sự gia tăng của 1 đối trượng địa lí qua
các năm. Nếu ít thời điểm thì vẽ cột,

2

nếu nhiều thời điểm thì vẽ đường.
So sánh các đối tượng địa lí
có cùng đơn vị.

3

4

Mối quan hệ giữa 2 đối tượng địa lí.

Cơ cấu của 1 đối tượng địa lí


Cột đơn,
đường
Cột nhóm
Cột kết hợp
với đường
Tròn, cột
chồng theo

vào 1, 2, 3 thời điểm

giá trị tương
đối (%)

Cơ cấu của 1 đối tượng địa lí
5

qua nhiều thời điểm ≥ 4 thời điểm.
Tốc độ tăng trưởng của các
đối tượng địa lí qua các năm.

6

Miền
Các

đường

biểu


diễn

(đổi ra %,
lấy giá trị
24

Ghi chú

Nên vẽ tròn


năm đầu ứng
với 100%)
2
đường

Tỉ suất sinh, tỉ suât tử và tỉ suất
7

biểu

diễn và có kí

gia tăng tự nhiên của dân số.

hiệu

miền

diện tích thể

hiện Tg.
Cột chồng,
8

Giá trị tổng cộng của các thành phần

miền

theo

qua các năm

giá trị tuyệt
đối.

- Cần lưu ý rằng các loại biểu đồ có thể sử dụng thay thế nhau, tuỳ theo đặc trưng
của các số liệu, yêu cầu của đề ra.Vì vậy khi lựa chọn các dạng biểu đồ thích hợp,
cần hiểu rõ những ưu điểm, hạn chế cũng như khả năng biểu diễn của từng loại
biểu đồ.
- Như vậy chúng ta cần tránh mang định kiến về các loại biểu đồ. Chẳng hạn,
không nhất thiết phải biểu diễn cơ cấu bằng biểu đồ hình tròn, không nhất thiết bác
bỏ khả năng của các loại biểu đồ khác trong việc biểu diễn cơ cấu và cả động thái
của sự biến đổi cơ cấu ....
Phần VII: Ứng dụng vào thực tiến công tác, giảng dạy
1. Quá trình áp dụng của bản thân
Trong những năm qua trên cơ sở đã đúc kết kinh nghiệm chúng tôi đã tiến
hành áp dụng ngay vào bồi dưỡng học sinh giỏi. Qua thực tế học sinh đã bước đầu
biết cách nhận dạng, phân tích để lựa chọn biểu đồ phù hợp. Học sinh đã cảm thấy
hứng thú hơn khi học địa lý và đã có thể chắc chắn hơn với các dạng bài thi HSG.
25



×