Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

CHUYÊN đề bồi DƯỠNG học SINH GIỎI môn LỊCH sử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.14 MB, 31 trang )

1


MỤC LỤC
Phần

Nội dung

Trang

A

Phần mở đầu

3

I

Lý do chọn chuyên đề

3

1

Cơ sở lý luận

3

2

Cơ sở thực tiễn



4

II

Mục đích của chuyên đề

4

III

Bản chất làm rõ trong chuyên đề

4

IV

Đối tượng của chuyên đề

5

V

Phương pháp viết chuyên đề

6

VI

Giới hạn của chuyên đề


6

VII

Phạm vi và kế hoạch của chuyên đề

6

B

Phần nội dung

7

I

Nội dung lý luận có liên quan đến chuyên đề

7

II

Thực trạng dạy và học môn lịch sử ở trường THCS

7

III

Giải pháp đã thực hiện


8

IV

Kết quả thực hiện

27

C

Kết luận và kiến nghị

29

A. PHẦN MỞ ĐẦU.
I. LÝ DO CHỌN CHUYÊN ĐỀ
1. CƠ SỞ LÝ LUẬN.

2


Robert A Heinlein nói: “Một thế hệ ngoảnh mặt lại với lịch sử là một thế hệ
không có quá khứ và cũng không có tương lai”
Như vậy môn lịch sử là môn học có một vị trí quan trọng đối với cuộc sống
của chúng ta. Do đó trong trường phổ thông cơ sở môn lịch sử là một trong những
môn quan trọng trong việc giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức cho học sinh. Dạy
và học Lịch sử trong nhà trường THCS bản chất là dạy cho học sinh lòng yêu nước,
niềm tự hào của dân tộc ngay từ thời niên thiếu; phải truyền được ngọn lửa yêu
nước cho các em làm hành trang vào đời qua những dữ kiện, kiến thức lịch sử trong

khung chương trình, điều này là rất cần thiết và phải trở thành nền tảng bắt buộc
đối với mỗi công dân của bất cứ quốc gia nào. Học Sử là để hun đúc tinh thần yêu
nước và lòng tự hào dân tộc, giúp cho thế hệ trẻ hiểu được cội nguồn dân tộc, biết
được quá khứ của tổ tiên, từ đó biết kế thừa và phát huy những tinh hoa của tổ tiên
trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày nay. Vì vậy để làm sống dậy quá
khứ của lịch sử, mỗi bài dạy ở trên lớp ngoài việc cung cấp đầy đủ những kiến thức
cơ bản cần phải sử dụng một cách hợp lý, khéo léo cácphương pháp, phương tiện
c¸c vµ đồ dùng dạy học mới tái hiện được sự việc đã qua.
Trong quá trình giảng dạy môn lịch sử, tôi đã đúc rút được nhiều kinh nghiệm
để có thể giúp các em học sinh học tốt hơn về môn lịch sử. Để thúc đẩy quá trình
nhận thức và nâng cao trình độ nhận thức của học sinh, trang bị cho các em được
những năng lực cần thiết của một học sinh giỏi môn lịch sử thì việc phát hiện và
bồi dưỡng là việc rất quan trọng. Vì vậy thông qua chuyên đề “ bồi dưỡng học sinh
giỏi” này sẽ giúp tôi có thêm cơ hội để trao đổi với các đồng nghiệp trong công tác
bồi dưỡng học sinh giỏi.
2. CƠ SỞ THỰC TIỄN.
Trong hệ thống các môn học ở trường THCS trong đó có môn lịch sử cũng có
vai trò quan trọng, trong việc giáo dục, giáo dưỡng học sinh lòng yêu quê hương

3


đất nước, lòng tự hào dân tộc…là hành trang quan trọng trước khi các em rời mái
trường THCS.
Thầy cô giáo bộ môn đều nhiệt tình tích cực, trong cải tiến phương pháp, luôn
học tập trao đổi kinh nghiệm chuyên môn, thông qua thao giảng, sử dụng công
nghệ thông tin… góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn lịch sử.
Dạy học Lịch sử là dạy những gì đã xảy ra trong quá khứ, mỗi bài học đều có
rất nhiều sự kiện và khái niệm Lịch sử học sinh phải nhớ và hiểu. Trong thực tế
hiện nay, còn nhiều học sinh học tập một cách thụ động, chỉ đơn thuần là nhớ kiến

thức một cách máy móc mà chưa rèn luyện kỹ năng tư duy. Học sinh chỉ học bài
nào biết bài đấy, nhớ các kiến thức Lịch sử một cách rời rạc và rất nhanh quên.
Ngoài ra, do quan niệm sai lệch về vị trí, chức năng của môn Lịch sử trong đời
sống xã hội. Một số học sinh và phụ huynh có thái độ xem thường bộ môn lịch sử,
coi đó là môn học phụ, môn học thuộc lòng, không cần đầu tư công sức nhiều, học
sinh ít đọc và ít trả lời trước các câu hỏi trong SGK do đó sự hợp tác trong quá
trình dạy học giữa thầy và trò là không cao, dẫn đến hậu quả học sinh không nắm
đựơc những sự kiện Lịch sử cơ bản, nhớ sai, nhầm lẫn kiến thức Lịch sử là hiện
tượng khá phổ biến trong thực tế ở nhiều trường.
Thực trạng dạy học môn lịch sử ở trường THCS như trên nên giáo viên khó
phát hiện và lựa chọn được đối tượng học sinh có năng khiếu để bồi dưỡng. Giáo
viên không có hứng thú để đầu tư bồi dưỡng. Qua nhiều năm giảng dạy Lịch sử,
bản thân tôi luôn trăn trở để tìm ra những phương pháp giúp học sinh hứng thú học
tập bộ môn hơn và đạt kết quả cao hơn trong các kì thi chon học sinh giỏi .
II. MỤC ĐÍCH CỦA CHUYÊN ĐỀ.
- Giúp HS dễ nhớ: Khi làm bài học sinh gặp các câu hỏi các em sẽ hiểu câu hỏi
đó thuộc dạng bài tập nào, từ đó sẽ giúp các em hiểu đề bài hơn và làm bài tốt hơn

4


- Giúp HS hiểu được bản chất của các câu hỏi lich sử: Hệ thống hoá kiến thức
giúp học sinh so sánh, đánh giá, lý giải vấn đề …nhờ vậy mà hiểu được Lịch sử,
phát triển tư duy logich trong nhận thức Lịch sử, giúp học sinh hiểu bài, nắm được
kiến thức cơ bản và ghi nhớ lâu hơn giúp các em học tập và khả năng làm bài tốt
hơn.
Mục đích của tôi viết chuyên đề này, nhằm góp phần nâng cao chất lượng
giảng dạy bộ môn Lịch sử nói chung, tạo sự hứng thú học tập bộ môn Lịch sử của
học sinh trong đội tuyển giúp các em nắm chắc kiến thức và kĩ năng làm bài.
III. BẢN CHẤT LÀM RÕ TRONG CHUYÊN ĐỀ

Trong chuyên đề Bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử, tôi muốn làm rõ
những vấn đề cơ bản sau:
- Khả năng phân tích đề thi của học sinh giỏi.
- Học sinh giỏi, phải biết hệ thống hóa các nội dung lịch sử bằng những sơ đồ
nhánh, biểu đồ thống kê theo từng sự kiện, mốc thời gian. Từ đó, ta mới có thể dễ dàng
ghi nhớ nội dung và dữ liệu của môn học. Bởi môn lịch sử là một môn khoa học.
- Kĩ năng làm bài và trình bày bài viết.
IV. ĐỐI TƯỢNG CỦA CHUYÊN ĐỀ
Đối tượng của chuyên đề: Học sinh trường THCS Hội Hợp( Cụ thể là học sinh
khối lớp 9).
V. PHƯƠNG PHÁP VIẾT CHUYÊN ĐỀ
Trong quá trình dạy học Lịch sử không có một phương pháp nào được coi là
vạn năng, mỗi phương pháp có thể được sử dụng hiệu quả với từng mục đích khác
nhau. Một tiết học Lịch sử giáo viên không thể chỉ dạy bằng duy nhất một phương
pháp và phải có sự kết hợp của rất nhiều các phương pháp và nhiều dạng bài tập.
- Phương pháp viết chuyên đề: + Các tài liệu, thông tin tham khảo.

5


+ Các tài liệu dạy học : SGK, sách giáo viên
Lịch sử.
- Phương pháp Kiểm tra đánh giá học sinh trên kết quả các bài kiểm tra để từ
đó có điều chỉnh và bổ sung hợp lí.
- Trao đổi rút kinh nghiệm qua từng dạng bài tập lịch sử thông qua dự giờ.
VI. GIỚI HẠN CỦA CHUYÊN ĐỀ
Chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi Lịch sử được nghiên cứu giới hạn tại
trường trung học cơ sở Hội Hợp- thành phố Vĩnh Yên - Tỉnh Vĩnh Phúc.
VII. PHẠM VI VÀ KẾ HOẠCH CỦA CHUYÊN ĐỀ.
- Phạm vi: chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi của tôi được viết trong quá trình

bồi dưỡng học sinh giỏi.
- Kế hoạch: + Bắt đầu nghiên cứu từ đầu năm học 2011-2012
+ Vận dụng trong quá trình bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi
môn Lịch sử ở trường THCS Hội Hợp.
B. PHẦN NỘI DUNG

I. NỘI DUNG LÝ LUẬN CÓ LIÊN QUAN ĐẾN CHUYÊN ĐỀ
Môn Lịch sử nói riêng và các môn học thuộc lĩnh vực khoa học xã hội khác
nói chung thường xuyên được tiếp xúc với kiến thức lí thuyết nhiều nên để lĩnh hội
kiến thức đòi hỏi mỗi người học phải ghi chép thường xuyên. Đối với những người
có phương pháp ghi chép bằng những kí hiệu, bằng những cách hiểu biết của mình
thì ít gặp phải khó khăn trở ngại, nhưng đối với mỗi học sinh, đặc biệt là các em
học sinh giỏi lớp 9 việc ghi chép của các em gặp rất nhiều khó khăn vì trong suy
nghĩ của các em cần phải ghi tỉ mỉ những lời nói, lời giảng của cô giáo, như thế
việc lĩnh hội những kiến thức mới được đầy đủ.
Trong thực tế có những học sinh khi thầy cô giáo giảng bài chỉ cắm cúi ghi

6


vào trong vở của mình, về nhà mở vở ra học mặc dù ghi được rất nhiều nhưng đọc
mãi mà vẫn không hiểu kiến thức hoặc có hiểu được thì kiến thức không thành hệ
thống.Do đó khi làm bài thi các em sẽ không đạt được kết quả tốt. Vậy làm thế nào
để các em học sinh nắm bắt kiến thức được dễ dàng thuận tiện hơn và có khả năng
viết tốt hơn?
Với suy nghĩ ấy tôi luôn tìm hiểu các phương pháp dạy học tích cực sao cho
hiệu quả . “Muốn học sinh học tích cực thì giáo viên cũng phải có những phương
pháp dạy học tích cực”, tôi đã dần đưa học sinh của mình học tập theo hướng tích
cực bằng cách vận dụng linh hoạt các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực. Thay
vì học sinh học theo lối học vẹt tôi cung cấp cho các em các dạng bài tập để các em

có khả năng thực hành, phân tích đề và hiểu được với dạng bài này thì các em phải
làm gì. Vì vậy khi dự các kì thi học sinh sẽ có kĩ năng làm bài tốt hơn.
II. THỰC TRẠNG DẠY VÀ HỌC MÔN LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG TRUNG
HỌC CƠ SỞ.
1. Về phía giáo viên:
Vẫn còn một số ít giáo viên chưa thực sự thay đổi hoàn toàn phương pháp dạy
học cho phù hợp với từng tiết dạy, chưa tích cực hóa hoạt động của học sinh tạo
điều kiện cho các em suy nghĩ, chiếm lĩnh và nắm vững kiến thức như vẫn còn sử
dụng phương pháp dạy học “ Thầy nói, trò nghe”, “ thầy đọc, trò chép”. Do đó
nhiều học sinh chưa nắm vững kiến thức mà chỉ học thuộc lòng một cách máy móc,
trả lời câu hỏi chỉ nhìn vào SGK hoàn toàn …….
Đa số giáo viên chưa nêu câu hỏi nhận thức đầu giờ học tức là sau khi kiểm tra bài
cũ giáo viên vào bài luôn mà không giới thiệu bài qua việc nêu câu hỏi nhận thức,
điều này làm giảm bớt sự tập trung, chú ý bài của học sinh ngay từ hoạt động đầu
tiên.
2. Về phía học sinh:

7


Học sinh thường trả lời câu hỏi giáo viên đặt ra thông qua việc nhìn SGK và
nhắc lại, chưa có sự độc lập tự duy. Một số học sinh còn đọc nguyên bản SGK để
trả lời câu hỏi.
Học sinh còn lười học và chưa có sự say mê môn học, một số bộ phận học sinh
không chuẩn bị bài ở nhà, không làm bài tập đầy đủ, trên lớp các em thiếu tập trung
suy nghĩ. Cho nên việc ghi nhớ các sự kiện, nhân vật, hiện tượng Lịch sử … còn yếu.
Học sinh chỉ có trả lời được những câu hỏi dễ, đơn giản( như trình bày), còn
một số câu hỏi tổng hợp, phân tích, giải thích, so sánh ….. thì học sinh còn rất lúng
túng khi trả lời hoặc trả lời thì mang tính chất chung chung ……..
III. GIẢI PHÁP ĐÃ THỰC HIỆN

1. Đối tượng học sinh giỏi: Học sinh lớp 9( số lượng tiết 140)
1.1. Yêu cầu đối với một học sinh giỏi
- Phải biết hệ thống hóa các nội dung lịch sử bằng những sơ đồ nhánh, biểu đồ
thống kê theo từng sự kiện, mốc thời gian. Từ đó, ta mới có thể dễ dàng ghi nhớ nội
dung và dữ liệu của môn học. Bởi môn lịch sử là một môn khoa học.
- Phải có niềm đam mê và yêu thích môn lịch sử.
- Phải chuẩn bị bài trước ở nhà.
- Phải nắm vững kiến thức cơ bản, khái quát nội dung chương trình.
- Rèn kĩ năng phân tích đề, kỹ năng viết bài và trình bày bài làm.
1.2 Cách chọn học sinh giỏi
Từ năm học 2011- 2012 tôi mới chính thức tham gia vào công tác bồi dưỡng
học sinh giỏi. bằng thực tiễn của mình tôi đã chọn học sinh giỏi như sau:
- Cuối năm học những em say mê môn học lịch sử và tự nguyện tham gia vào
đội tuyển tôi đều ghi tên các em.

8


- Trong quá trình giảng dạy đội tuyển tôi quan sát các em học và kết quả các
bài kiểm tra cho mỗi chuyên đề, tôi sẽ loại dần các em chưa đủ khả năng để tập
trung cho các em tốt hơn.
- Theo cảm quan của tôi và thực tế những em học khá Toán, Ngữ văn, Tiếng
Anh khi học Lịch sử có tư duy rất tốt.
2. Hệ thống kiến thức sử dụng trong chuyên đề.
Việc xây dựng chương trình trong giảng dạy học sinh giỏi là rất cần thiết. Tôi
xây dựng chương trình kế hoạch bồi dưỡng theo tiến trình phát triển của lịch sử
gồm 2 phần:
2.1 . PHẦN LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY
- Liên Xô và các nước Đông Âu sau chiến tranh thế giới thứ hai.
- Các nước Á, Phi, Mĩ La- tinh từ 1945 đến nay.

- Mĩ, Nhật Bản, Tây Âu từ năm 1945 đến nay.
- Quan hệ quốc tế từ năm 1945 đến nay.
- Cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật từ năm 1945 đến nay.
2.2. PHẦN LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NĂM 1919- 2000
- Việt Nam trong những năm 1919- 1930
- Việt Nam trong những năm 1930- 1945
- Việt Nam trong những năm 1945- 1954
- Việt nam trong những năm 1954-1975
- Việt Nam trong những năm 1975- 2000
3. Hệ thống các dạng bài tập đặc trưng của chuyên đề

9


3.1. Dạng đề trình bày
3.2. Dạng đề phân tích
3.3. Dạng đề chứng minh
3.4. Dạng đề so sánh
S3.5. Một số dạng bài tập khác.
4. Hệ thống các phương pháp cơ bản, đặc trưng để giải các dạng bài tập
trong chuyên đề.
4.1 Dạng đề trình bày
a. Khái niệm : Trình bày là tái hiện những vấn đề, những sự kiện, hiện tượng
lịch sử đúng như nó đã từng diễn ra.
Tức là ta trả lời câu hỏi sự kiện đó diễn ra như thế nào? Đây là loại bài phổ
biến nhất thường gặp sau các bài học và trong bài học lịch sử thường trình bày khái
quát hoặc là tóm tắt chứ không có điều kiện để trình bày chi tiết vì bản thân bài sử
trong sách giáo khoa được học đã là tóm tắt rồi. Còn hiện thực lịch sử nó rất phong
phú, đa dạng, đa chiều và chi tiết đến từng ngày giờ.
b. Các dạng trình bày thường gặp.

Vì đây là loại bài phổ biến nên cũng có các dạng phong phú. Ví dụ trình bày
về các sự kiện lịch sử. Sự kiện đó có thể là một trận đánh, một cuộc cách mạng,
một cuộc cải cách hay một giai đoạn lịch sử hoặc trình bày một vấn đề lịch sử nào
đó.
Thông thường khi trình bày một sự kiện lịch sử, chúng ta trình bày những nội
dung sau:
- Trình bày hoàn cảnh lịch sử.

10


Một nguyên tắc khi trình bày một sự kiện lịch sử không thể tách rời hoàn cảnh
lịch sử, vì hoàn cảnh lịch sử sẽ quyết định nội dung của sự kiện. Sự kiện lịch sử
không còn ý nghĩa nếu mà ta đặt ngoài bối cảnh xuất hiện của nó.
Phần này ta trình bày những nét chính, những nét khái quát về tình hình trong
nước và tình hình thế giới tác động đến sự kiện đó.
- Trình bày diễn biến: phải tuân thủ nguyên tắc biên niên (tức là sự kiện nào có
trước thì nói trước, sự kiện nào có sau thì nói sau) vì mỗi chuỗi sự kiện bao giờ
cũng có mối liên quan, chặt chẽ với nhau. Ngoài ra ta còn đảm bảo tính hệ thống và
tính chính xác.
- Trình bày kết quả và ý nghĩa. Thường ta nêu ra những con số cụ thể hay
những nội dung chính của ý nghĩa. Và trong khi trình bày ý nghĩa, ta phải kết hợp
phân tích, đánh giá để thể hiện rõ lập trường của mình về vấn đề đó.
c. Một số lưu ý khi làm bài tập dạng trình bày:
- Trình bày phải lựa chọn những sự kiện tiêu biểu, mức độ khái quát đến đâu
thì phải tùy thuộc vào yêu cầu cụ thể của đề và thời gian làm bài.
- Người trình bày phải thể hiện quan điểm của mình ở mức độ nhất định. Vì
thế khi trình bày, thường kết hợp phân tích và đánh giá. Phần này quyết định độ sâu
của bài làm. Nhiều người cho rằng thể loại bài trình bày này không thể hiện sự
phân hóa học sinh, nhưng thật ra không hẳn là như vậy vì một bài làm trình bày tốt

là bài làm chọn được những sự kiện tiêu biểu và có thể hiện được đánh giá của
mình vào bài làm. Điều đó cho thấy học sinh đó không chỉ dừng lại ở việc biết lịch
sử mà còn ở mức độ là hiểu lịch sử.
- Thực tế có một số đề dùng từ “trình bày”, có đề không nói từ này nhưng thực
chất vẫn là trình bày một vấn đề lịch sử.
Ví dụ : Sự thành lập nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa?

11


d. Bài tập cụ thể.
ĐỀ BÀI : Trình bày quá trình giai cấp công nhân Việt Nam vươn lên từ đấu
tranh tự phát đến đấu tranh tự giác.
Hướng dẫn làm bài
- Xác định giai cấp công nhân ra đời từ bao giờ và có đặc điểm gì?
- Thời gian họ vươn lên từ đấu tranh tự phát lên tự giác là trong khoản thời
gian nào? Và đến mốc nào là công nhân hoàn thành quá trình này? Lưu ý là ta cũng
chọn những sự kiện tiêu biểu nào của phong trào công nhân để đưa vào bài làm.
* Sự hình thành giai cấp công nhân Việt Nam
- Do tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp đã
dẫn đến sự phân hóa trong xã hội Việt Nam và giai cấp công nhân ra đời.
- Đặc điểm của giai cấp công nhân:
Có đặc điểm chung của giai cấp công nhân quốc tế như đại diện cho lực lượng
sản xuất tiến bộ nhất trong xã hội, sống tập trung, có ý thức tổ chức kĩ luật và tinh
thần cách mạng triệt để.
Đặc điểm riêng:
+ Chịu 3 tầng áp bức của đế quốc, phong kiến và tư sản nên nguyện vọng của
họ phù hợp với nguyện vọng quần chúng, lợi ích của học phù hợp với lợi ích dân
tộc.
+ Họ có nguồn gốc từ nông dân nên họ dễ dàng thực hiện liên minh côngnông.

+ Trong thành phần, không có công nhân quý tộc, thuần nhất về ngôn ngữ giúp
họ đoàn kết trong đấu tranh.

12


+ Họ ra đời trước giai cấp tư sản Việt Nam và ngay từ khi mới ra đời họ mang
trong mình truyền thống đấu tranh bất khuất của dân tộc và sớm chịu ảnh hưởng
của tư tưởng cách mạng vô sản nên có khả năng gương cao ngọn cờ cách mạng.
* Quá trình công nhân vươn lên từ tự phát đến tự giác
- Từ năm 1919 đến 1925
+ Năm 1920, công nhân Sài Gòn lập ra công hội bí mật do Tôn Đức Thắng
đứng đầu.
+ Năm 1922, công nhân Bắc Kì đấu tranh đòi chủ cho nghĩa ngày chủ nhật có
lương. Tiếp đó là cuộc bãi công ở các nhà máy dệt, rượu, xay xát Nam Định, Hải
Phòng, Hà Nội.
+ Tháng 8-1925, Công nhân Ba Son bãi công nhằm ngăn chặn tàu Pháp chở
lính sang đàn áp phong trào của công nhân Trung Quốc đã đánh dấu bước chuyển
từ từ phát sang tự giác.
* Nhận xét : Phong trào công nhân thời kì này diễn ra còn lẻ tẻ, chịu ảnh
hưởng từ bên ngoài, nặng đấu tranh về kinh tế, còn mang tính tự phát, giai cấp công
nhân chưa trở thành một lực lượng chính trị độc lập.
- Từ năm 1926 đến 1929
+ 1926-1927, bùng nổ nhiều cuộc đấu tranh của công nhân, tiêu biểu như cuộc
bãi công của 1000 công nhân nhà máy sợi Nam Định, 500 công nhân đồn điền cao
su Cam Tiên, cuộc đấu tranh của công nhân đồn điền cà phê Rayna…
+ 1928-1929, toàn quốc có 40 cuộc đấu tranh từ Bắc vào Nam, lớn nhất là ở
nhà máy xi măng Hải Phòng, nhà máy sợ Nam Định, nhà máy diêm Bến Thủy, nhà
máy Ba Son, đồn điền Phú Riềng.


13


* Nhận xét : Phong trào công nhân thời kì này có sự phát triển về số lượng và
chất lượng. Phong trào phát triển vượt ra ngoài phạm vi một xưởng bắt đầu liên kết
được với nhiều địa phương. Tại nhiều nhà máy xí nghiệp có sự lãnh đạo đấu tranh
của các tổ chức Thanh Niên và Tân Việt, khẩu hiệu đấu tranh đã kết hợp mục tiêu
kinh tế với mục tiêu chính trị. Giai cấp công nhân trở thành một lực lượng chính trị
độc lập.
Sự phát triển của phong trào công nhân và phong trào yêu nước đặt ra nhu cầu
phải có một chính Đảng cách mạng đứng ra lãnh đạo. Đó cũng là nguyên nhân dẫn
đến sự tan vỡ của hai tổ chức Thanh Niên Cách mạng Đảng và Tân Việt Cách mạng
Đảng, dẫn tới sự ra đời của ba tổ chức cộng sản cuối 1929. Cuối cùng 3 tổ chức này
đã được hợp nhất thành Đảng cộng sản Việt Nam vào năm 1930.
* Kết luận
Với sự ra đời của Đảng, giai cấp công nhân đã có bộ tham mưu lãnh đạo, có
cương lĩnh cách mạng cụ thể, với ý nghĩa đó, giai cấp công nhân đã hoàn thiện quá
trình từ tự phát lên tự giác, bước lên vũ đài lịch sử đảm nhận lịch sử vẻ vang của
giai cấp mình.
4.2. Dạng đề phân tích
a. Khái niệm :
Phân tích là dùng toàn bộ hiểu biết của mình để khám phá bản chất sự kiện
đó, để đánh giá tác động của nó đến lịch sử, khi phân tích phải dùng lý lẽ, luận
điểm chắc chắn, khoa học để suy xét.
Dạng phân tích thì yêu cầu sẽ cao hơn dạng trình bày, đòi hỏi học sinh không
chỉ biết sự kiện mà còn phải hiểu sự kiện đó. Biết vận dụng các kỹ năng để phân
tích. Vì vậy, khi phân tích nó thường đi liền với trình bày và so sánh.
b.Các dạng phân tích thường gặp

14



Phân tích nguyên nhân bùng nổ, nguyên nhân thành công, thất bại.
Ví dụ : Phân tích những nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống
Pháp (1945-1954).
Phân tích ý nghĩa lịch sử.
Ví dụ : Phân tích ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng cộng sản Việt Nam.
Phân tích một vấn đề lịch sử.
Ví dụ : Phân tích vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với cách mạng Việt Nam
(1911-1930).
c. Một số vấn đề lưu ý khi làm bài phân tích.
+ Nắm chắc bản chất của sự kiện lịch sử hay vấn đề lịch sử, mối liên hệ giữa
các sự kiện lịch sử đó.
+ Phân tích theo đúng yêu cầu của đề bài, tránh lan man.
+ Phải có quan điểm lịch sử đúng đắn, khoa học, tránh xuyên tạc, bóp méo sự
thật lịch sử.
+ Khi phân tích phải tìm ra các luận điểm, luận cứ rõ ràng, mạch lạc, logich.
Phân tích thường đi liền với chứng minh để có tính thuyết phục cao.
d. Bài tập cụ thể
ĐỀ BÀI: Phân tích một cống hiến to lớn nhất của Nguyễn Ái Quốc từ năm
năm 1911 đến năm 1930
Hướng dẫn làm bài
Phân tích đề:
+ Dạng đề là phân tích.

15


+ Nội dung: Cống hiến to lớn nhất trong quá trình hoạt động của Nguyễn Ái
Quốc..

+ Phạm vi của đề: Quá trình hoạt động của nguyễn Ái Quốc từ năm 1911 đến
năm 1930
+ Tìm ra những nguyên nhân (ý lớn) rồi sau đó phân tích. Và trong khi phân
tích ta đưa ra dẫn chứng cụ thể để chứng minh.
- Cống hiến to lớn nhất trong quá trình hoạt động của Nguyễn Ái Quốc đó là
đến với chủ nghĩa Mác- Lênin, tìm ra con đường cứu nước đúng đắn- con đường
cách mạng vô sản.
Sau một thời gian bôn ba ở hải ngoại, Người vừa khảo sát thực tiễn cách
mạng các nước vừa đi tìm đường cứu nước cho dân tộc Việt Nam. Đến tháng 7 năm
1920, Nguyễn Ái Quốc đọc sơ thảo Luận Cương của Lê-nin về vấn đề dân tộc và
thuộc địa. Đến đây Người đã tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt
Nam, đó là con đường cách mạng vô sản. Người quyết tâm đưa cách mạng Việt
nam đi theo con đường này. Người khẳng định: “ Muốn cứu nước, muốn giải phóng
dân tộc, không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản”
Từ việc tìm ra con đường cứu nước đúng đắn và xác định cách mạng Việt nam
phải đi theo con đường cách mạng vô sản để rồi Nguyễn Ái Quốc tiếp tục hoạt
động truyền bá con đường này vào Việt Nam, trên cơ sở đó chuẩn bị về tư tưởng
chính trị và tổ chức cho sự thành lập Đảng để lãnh đạo Cách mạng Việt Nam đi
đúng quỹ đạo của cuộc cách mạng vô sản.
Như vậy, việc tìm ra con đường cách mạng đúng đắn có tác dụng quyết định
đối với thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Chính vì thế đây là cống hiến to lớn
nhất của Nguyễn Ái Quốc đối với dân tộc Việt Vam trong quá trình hoạt động cứu
nước của mình.

16


4.3. Dạng đề chứng minh
a. Khái niệm :
Chứng minh là làm sáng tỏ một vấn đề đã được khẳng định từ trước, phải

chứng minh nó là đúng, là có thật hoặc ngược lại.
Dạng đề này yêu cầu người viết không chỉ có kiến thức lịch sử phong phú về
vấn đề đó mà phải có khả năng lập luận chặc chẽ, logich thì bài làm mới có tính
thuyết phục.
b. Các dạng chứng minh
Chứng minh một nhận định trong một văn bản để khẳng định vấn đề đó.
Ví dụ : Đường lối của cuộc kháng chiến là toàn dân, toàn diện, trường kì kháng
chiến, tự lực cách sinh và tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế. Chứng minh rằng đường
lối đó là đúng
Chứng minh phản đề.
Ví dụ : Có ý kiến cho rằng cách mạng tháng Tám 1945 thành công là vì nó
diễn ra trong một thời cơ bỏ ngỏ. Ý kiến của em như thế nào hãy chứng minh.
c. Một số vấn đề lưu ý khi làm bài dạng chứng minh.
- Khi muốn chứng minh một vấn đề nào đó phải tìm được lý lẽ xác đáng, chia
thành các ý rõ ràng, đặc biệt là lựa chọn sự kiện để chứng minh. Dẫn chứng càng
phong phú, tiêu biểu, xác thực thì bài làm càng có tính thuyết phục cao.
- Khi chứng minh phải kết hợp với phân tích khái quát để làm rõ vấn đề.
d. Bài tập cụ thể
ĐỀ BÀI: Chứng minh phong trào 1930-1931 là phong trào có quy mô rộng
lớn, quyết liệt và có tính chất triệt để.

17


Hướng dẫn làm bài
Phân tích đề
+ Phạm vi đề: Phong trào cách mạng 1930-1931 với đỉnh cao là Xô viết Ngệ
Tĩnh.
+ Nội dung: để nêu 3 ý lớn
- Phong trào có qui mô rộng lớn:

Phong trào diễn ra trong suốt từ 1930 đến cuối 1931 trên phạm vi toàn quốc,
bao trùm khắp ba miền (Bắc-Trung-Nam).
Phong trào đã thu hút sự tham gia đông đảo của quần chúng trong đó chủ yếu
là nông dân và công nhân.
Công nhân: Hàng trăm cuộc đấu tranh lớn nhỏ trong hai năm: bãi công của
3000 công nhân đồn điền Phú Riềng; 4000 công nhân nhà máy sợi Nam Định.
Riêng tháng 5 có 16 cuộc đấu tranh của công nhân diễn ra.
Nông dân: Có hàng trăm cuộc biểu tình của nông dân, tiêu biểu là 8000 nông
dân huyện Hưng Yên (Ngệ An) ngày 12-9-1930.
- Phong trào có hình thức đấu tranh quyết liệt.
Quần chúng đã sử dụng những hình thức đấu tranh từ thấp lên cao: mít tinh,
biểu tình, bãi công đến phá đồn điền nhà lao, bao vây huyện đường kết hợp biểu
tình thị uy với hoạt động nữa vũ trang, thành lập các đội tự vệ đỏ để bảo vệ quần
chúng đấu tranh buộc bọn thống trị phải chấp nhận những yêu sách của mình.
Trong phong trào này đã xuất hiện một hình thức sơ khai của khởi nghĩa từng
phần, dùng bạo lực để làm tan rã bộ máy chính quyền kẻ thù và thiết lập chính
quyền cách mạng.
- Phong trào có tính cách mạng triệt để:

18


Nó nhằm trúng hai kẻ thù chủ yếu của cách mạng là đế quốc và phong kiến,
thực hiện khẩu hiệu “độc lập dân tộc” “ruộng đất dân cày”.
Trong phong trào này quần chúng thể hiện quyết tâm đánh đến cùng, ở một số
nơi như Nghệ An, Hà Tĩnh, dưới sức mạnh đấu tranh của quần chúng, hệ thống
chính quyền địch bị tan rã từng mảng, chính quyền cách mạng được thành lập dưới
hình thức các Xô viết. Đó là chính quyền nhà nước cách mạng lần đầu tiên xuất
hiện ở nước ta.
Kết luận:

+ Phong trào 1930-1931 là phong trào có quy mô rộng lớn, quyết liệt và có
tính chất triệt để. Nó đánh dấu bước phát triển nhảy vọt về chất so với phong trào
yêu nước trước đó.
Sở dĩ như vậy, là do lần đầu tiên phong trào được đặt dưới sự lãnh đạo của
Đảng. Qua đó khẳng định sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng và quyền lãnh đạo của
giai cấp công nhân. Phong trào 1930-1931 đã để lại nhiều bài học kinh nghiệm quí
báu. Vì vậy nó có ý nghĩa như cuộc tập dược đầu tiên cho Tổng khởi nghĩa tháng
Tám 1945.
4.4 Dạng đề so sánh
a. Khái niệm: So sánh là phân tích sự giống nhau và khác nhau giữa hai hay
nhiều sự kiện hoặc hiện tượng lịch sử.
Dạng đề này, đòi hỏi người viết phải có tư duy khái quát, tổng hợp, biết liên
hệ giữa các sự kiện lịch sử hay cao hơn là phải thấy quy luật phát triển của lịch sử.
Thể loại so sánh này cũng rất phong phú, có thể so sánh chủ trương đường lối
trong các thời kì khác nhau, so sánh giữa các cuộc cách mạng hoặc là so sánh hoạt
động của các nhân vật lịch sử.

19


b. Một số lưu ý khi làm dạng đề so sánh
- Khi so sánh các sự kiện lịch sử phải xuất phát từ hoàn cảnh lịch sử cụ thể. Từ
hoàn cảnh khác nhau dẫn đến sự khác nhau giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử.
- Tìm ra tiêu chí để so sánh.
- Khi so sánh cần rút ra những đánh giá, nhận xét hoặc rút ra những bài học để
thấy ý nghĩa của vấn đề.
c. Bài tập cụ thể
Đề bài: So sánh những điểm chủ yếu trong nội dung Cương lĩnh chính trị
đầu tiên và Luận cương chính trị ? Qua đó cho thấy sự đúng đắn của văn kiện
trước và sự hạn chế của văn kiện sau?

Hướng dẫn làm bài:
- Phân tích đề
+Phạm vi đề: So sánh nội dung của Cương lĩnh và Luận cương
+ Nội dung : 5 nội dung
* So sánh
Nội dung

Cương lĩnh

Luận cương

Đường lối của cách

Cách mạng dân tộc dân

Cách mạng tư sản dân

mạng Việt Nam

chủ nhân dân và cách

quyền và cách mạng

mạng XHCN

XHCN

Chống đế quốc, chống

Đánh đổ phong kiến, đánh


phong kiến.

đổ đế quốc.

Nhiệm vụ

Lực lượng cách

Công- nông liên lạc với trí Công- nông

mạng.

thức, tiểu tư sản, trung

20


nông.
Vai trò lãnh đạo của

Là nhân tố quyết định mọi

Là nhân tố quyết định mọi

Đảng

thắng lợi của các mạng

thắng lợi của các mạng


Việt Nam

Việt Nam

Là một bộ phận của cách

Quan hệ mật thiết với

mạng thế giới.

cách mạng thế giới.

Vị trí

* Nhận xét
- Tính đúng đắn của Cương lĩnh:
+ Kết hợp và dương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và CNXH kết hợp đúng đắn
vấn đề giai cấp trong đó độc lập dân tộc là tư tưởng chủ yếu.
+ Đoàn kết dân tộc rộng rãi để đánh đuổi kẻ thù.
- Hạn chế của Luận cương:
+ Đặt nhiệm vụ chống phong kiến lên trên việc chống đế quốc
+ Không thấy khả năng cách mạng của các giai cấp trong xã hội Việt Nam.
4.5 Một số dạng bài tập khác
* Hệ thống kiến thức lịch sử
a. Khái niệm:
Nhằm nêu một số kiến thức cơ bản nhất để qua đó phác họa bức tranh chung
về một thời kỳ, một sự kiện lịch sử. Song đây không phải là liệt kê kiến thức đơn
thuần mà yêu cầu học sinh biết lựa chọn một số sự kiện chủ yếu, tiêu biểu, được hệ
thống hóa để làm toát lên một chủ đề nhất định.

b. Một số lưu ý khi làm dạng đề này:

21


Khi lập bảng hệ thống hóa kiến thức, học sinh phải đọc kỹ đề, hiểu rõ vấn đề
được đặt ra để lựa chọn những kiến thức phù hợp. Lập bảng hệ thống hóa kiến thức
cần phải chia ra các cột, nội dung mỗi cột là một đề mục các cột hợp thành hệ
thống, giải quyết chủ đề được đặt ra. Một số học sinh không được hướng dẫn kỹ
thường viết thành bài tự luận.
c. Bài tập cụ thể
Đề bài: Hãy hoàn thành bảng thống kê sau về quá trình khủng hoảng và tan rã
của chế độ XHCN ở Liên Xô và các nước Đông Âu.
Thời gian

Nội dung sự kiện lịch sử

3-1985

Gooc- ba- chốp lên nắm quyền lãnh đạo Đảng Cộng sản Liên
Xô và đề ra đường lối đổi mới

Cuối năm 1989

Chế độ XHCN đã bị sụp đổ ở hầu hết các nước Đông Âu.

19-8-1991

Một số nhà lãnh đạo Đảng và Nhà nước Liên Xô đã tiến hành
đảo chính, nhằm lật đổ tổng thống Gooc- ba- chốp


21-12-1991

Những người lãnh đạo 11 nước cộng hòa trong Liên bang Xô
Viết đã kí kết hiệp định giải tán Liên bang Xô Viết.

25-12- 1991

Lá cờ trên nóc điện Crem-li bị hạ xuống, đánh dấu sự chấm dứt
của chế độ XHCN ở Liên Xô sau 74 năm tồn tại

*Bài tập điền vào lược đồ
- Dạng bài tập này sẽ cho chúng ta một lược đồ trống và yêu cầu điền địa
danh, nơi xảy ra các trận dánh, những sự kiện lịch sử hoặc thể hiện diễn biến trên
lược đồ bằng các kí hiệu
- Bài tập cụ thể: Dựa vào lược đồ có địa danh cho trước hãy sử dụng các kí
hiệu để nêu diễn biến của Chiến cuộc Đông- Xuân 1953- 1954 ?

22


- Hướng dẫn làm bài
- Khi phân tích phương hướng chiến lược của quân đội ta trong Đông - Xuân
1953-1954, học sinh dựa vào lược đồ trình bày các hướng tấn công của ta trên
chiến trường Đông Dương lúc này bằng các kí hiệu cho sẵn và qua đó nêu nhận
xét về phương hướng chiến lược của ta để đối phó với kế hoạch Nava. Sau khi trình

23



bày sự kiện bằng lược đồ, học sinh sẽ nhận định và rút ra được kết luận về sự độc
đáo, sáng tạo trong cách đánh giặc của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến
chống Pháp. Với cách làm này sẽ giúp học sinh khắc sâu kiến thức cơ bản, hiểu rõ
bản chất của vấn đề, đồng thời học sinh có thể tự khai thác những kiến thức lịch sử
tiềm tàng qua quan sát trên lược đồ.
5. Các dạng bài tập tự giải
Câu 1: Hội nghị Ianta (2/1945) diễn ra trong hoàn cảnh nào? Hội nghị đã có
những quyết định quan trọng nào?
Câu 2: Liên Hợp Quốc: Hoàn cảnh ra đời, mục đích, nguyên tắc hoạt động và
vai trò của Liên hợp quốc.
Câu 3: Trình bày những thành tựu chủ yếu trong công cuộc xây dựng CNXH
của Liên Xô từ năm 1945 đến giữa những năm 70. Những thành tựu đó có ý nghĩa
gì?.
Câu 4: Sự thành lập nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa và ý nghĩa của sự
thành lập nhà nước này đối với Trung Quốc, thế giới và đối với Việt Nam ?
Câu 5: Qúa trình thành lập, mục tiêu, nguyên tắc và sự phát triển của Hiệp hội
các nước Đông Nam Á (ASEAN). Cơ hội và thách thức của Việt Nam khi gia nhập
tổ chức này?
Câu 6: Những biến đổi của các nước Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ
hai?
Câu 7: Trình bày các giai đoạn phát triển và thắng lợi của phong trào giải
phóng dân tộc ở Châu Phi từ năm 1945 đến nay ?
Câu 8: Tại sao nói Cu Ba là hòn đảo anh hùng ?

24


Câu 9: Sự phát triển “thần kỳ” của nền kinh tế Nhật Bản sau chiến tranh thế
giới thứ hai như thế nào? Những nguyên nhân của sự phát triển đó?.
Câu 10: Trình bày các xu thế phát triển của thế giới sau chiến tranh lạnh chấm

dứt. Liên hệ đến công cuộc đổi mới của đất nước ta?
Câu 11: Trình bày nguồn gốc, đặc điểm, thành tựu và tác động của Cách mạng
khoa học- kĩ thuật nửa sau thế kỉ XX ?
Câu 12: Cuộc khai thác lần thứ hai của thực dân Pháp ở Việt Nam làm cho xã
hội Việt Nam biến đổi như thế nào? Phân tích khả năng cách mạng của từng tầng
lớp giai cấp xã hội Việt Nam từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất ?
Câu 13: Trình bày những hoạt động yêu nước của Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc từ
1919 đến năm 1925 ?
Câu 14: Sự ra đời của ba tổ chức Cộng sản trong năm 1929: Hoàn cảnh ra đời,
quá trình hình thành và ý nghĩa lịch sử ?
Câu 15: Trình bày nguyên nhân, diễn biến, ý nghĩa lịch sử của Khởi nghĩa Bắc
Sơn, Khởi nghĩa Nam Kì ?
Câu 16: Trình bày hoàn cảnh, nội dung và ý nghĩa lịch sử của hội nghị TW
Đảng lần thứ VIII (5/1941).
Câu 17: Mặt Trận Việt Minh được thành lập như thế nào? Mặt Trận Việt Minh
có những đóng góp gì đối với thắng lợi của cuộc cách mạng tháng Tám 1945?.
Câu 18: Phân tích, nguyên nhân thành công và những bài học kinh nghiệm
của cách mạng tháng Tám 1945 ?
Câu 19: Tình hình nước ta trong những năm đầu tiên sau cách mạng tháng
Tám như thế nào? Đảng và nhân dân ta đã từng bước thoạt khỏi những khó khăn đó
như thế nào để bảo vệ thành quả cách mạng tháng Tám?

25


×