Tải bản đầy đủ (.doc) (46 trang)

CHUYÊN đề bồi DƯỠNG học SINH GIỎI môn TIẾNG ANH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (333.95 KB, 46 trang )

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện chuyên đê này, tôi đã được sự quan tâm, tạo điêu kiện và
giúp đỡ nhiệt tình của các bạn đồng nghiệp và các em học sinh trường THCS Vĩnh Yên –
Thành phố Vĩnh Yên - Tỉnh Vĩnh Phúc.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, và các đồng nghiệp đang công tác tại
trường THCS Vĩnh Yên – Thành phố Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc đã giúp tôi thực hiện đê tài này.
Đặc biệt, tôi cũng xin cảm ơn các đồng chí tổ Ngoại ngữ, các em học sinh khối 9 và
các em học sinh trường THCS Vĩnh Yên đã hợp tác, giúp đỡ tôi hoàn thành chuyên đê này.
Xin trân trọng cảm ơn!

1


TÓM TẮT ĐỀ TÀI

Là giáo viên đang trực tiếp giảng dạy bộ môn Tiếng Anh tại trường THCS Vĩnh Yên,
Tôi luôn băn khoăn, trăn trở khi hướng dẫn học sinh trong các giờ học kỹ năng viết. Tôi đã
tìm tòi, nghiên cứu các loại tài liệu và rút ra các nguyên tăc vê cách viết thư trong Tiếng Anh
lớp 9 để hướng dẫn cho học sinh của mình. Tôi đã tiến hành đê tài này trong năm học 2012 2013. Tôi đã áp dụng các bài tập cho học sinh làm sau đó cho học sinh thảo luận đưa ra ý
kiến vê từng trường hợp sau đó tôi tổng hợp và chỉ ra các nguyên tăc cho học sinh. Sau một
thời gian tôi đã giúp học sinh của mình hoàn thiện hơn khả năng viết thư. Đặc biệt các em đã
biết cách vận dụng vào cuộc sống hàng ngày . Kết quả học tập của các em đã được cải thiện.
Số học sinh giỏi tăng lên và số học sinh trung bình giảm rõ rệt.

2


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN………………………………………………….……..………….....................1
TÓM TẮT ĐỀ TÀI…………………………………………….….........…..…........................2
MỤC LỤC…………………………………………………........……….……........................3


DANH SÁCH BẢNG BIỂU………………………………….…........……….........................4
CHỮ VIẾT TẮT ……………………………………………………………….......................5
PHẦN THỨ NHẤT: MỞ ĐẦU
1. Lý do viết đê tài……………………………………………………....…………….............6
1.1. Lý do khách quan………….………………………………....………….…...........6
1.2. Lý do chủ quan.............................................................…...………..………..........7
2. Mục đích nghiên cứu………………….…………………………...………………. ...........7
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu……………...…………………......……….……...........7
4. Phương pháp, kế hoạch và thời gian nghiên cứu….………..........…............……...............7
4.1. Phương pháp nghiên cứu…………………….........……....……………… ...........8
4.2. Thời gian nghiên cứu………………………........……………..…………. ...........8
4.3. Kế hoạch nghiên cứu……………..………….........………………………. ..........8
5. Khả năng ứng dụng thực tế……………………………….........….……………...…..........8
6. Hiệu quả …………………………………………….......………..………….……..............8
PHẦN THỨ HAI: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
CHƯƠNG 1:
Thực trạng của việc giảng dạy và học Tiếng Anh tại trường THCS Vĩnh Yên.
1. Học sinh…………………….......……………...........................……………............8
2. Giáo viên…………………….......………………………………....…………..........9
CHƯƠNG 2: Nội dung chính và tiến trình nghiên cứu
A. Giai đoạn 1: Làm bài tập ...............……………....……………...…………….….10
B. Giai đoạn 2: Làm việc theo nhóm…….....………………...........………….…...…10
C. Giai đoạn 3: Rút ra các qui tăc….....……………………...........………………… 11
D. Giai đoạn 4: Bài tập củng cố ...…………………..…........……....…………….… 35
E. Kinh nghiệm giúp học sinh làm bài viết thư bằng Tiếng Anh………....……….....40
1. Chuẩn bị bài tập .....................................…....……...…….......……….…... 41
2. Trên lớp………………………………………………...…...……….…......41
3. Tự học .............................………………………….………..…………….. 42
4. Phân tích kết quả…………...…………………………………………...…. 42
PHẦN THỨ BA: KẾT LUẬN

1. Kết luận……………………......…………………........……………………...……...........44
2. Ưu điểm và hạn chế của sáng kiến kinh nghiệm……............………………...……..........44
3. Một số kiến nghị……………………………………….......………………...……. ..........45
TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………….……..………….……………...........46

3


DANH SÁCH CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 1: Kết quả trước khi tiến hành nghiên cứu
Bảng 2: Kết quả thu được sau khi tiến hành nghiên cứu giai đoạn 1.
Bảng 3: Kết quả thu được sau khi nghiên cứu giai đoạn 2.
Bảng 4: Kết quả thu được sau khi tiến hành nghiên cứu giai đoạn 3.
Bảng 5: Kết quả thu được sau khi tiến hành nghiên cứu giai đoạn 4.

4


CHỮ VIẾT TẮT
Số
TT
1
2
3
4
5
6
7


Chữ viết tắt
THCS
HSG
SGK
NXB
GD
TB

Diễn giải

Ghi chú

Trung học cơ sở
Học sinh giỏi
Sách giáo khoa
Nhà xuất bản
Giáo dục
Trung bình

5


PHẦN THỨ NHẤT: MỞ ĐẦU
1. Lý do viết đề tài
1.1. Lý do khách quan
Tiếng Anh là ngôn ngữ phổ biến nhất thế giới, là một môn học quan trọng trong nhà
trường. Thấy được tầm quan trọng của ngôn ngữ này trong giao tiếp quốc tế cũng như trong
việc phát triển hội nhập quốc tế nên ngành giáo dục Việt Nam chọn Tiếng Anh là môn học
giữ vai trò chủ đạo. Tiếng Anh không những cần thiết cho thương mại, du lịch, văn hóa, kĩ
thuật ….. mà còn là công cụ giao tiếp phổ biến nhất hiện nay. Vì vậy mỗi học sinh khi còn

học THCS cần phải có một trình độ Tiếng Anh nhất định để chuẩn bị cho các kì thi và sau khi
tốt nghiệp ít nhất các em phải có khả năng giao tiếp, đọc và viết một số văn bản thường gặp.
Để làm được việc này chúng ta không ngừng đổi mới phương pháp dạy học cũng như
chương trình học để đạt kết quả thực chất cho môn Tiếng Anh nói chung và rèn được một số
kỹ năng cơ bản cho học sinh.
Khi học một ngoại ngữ, kỹ năng viết được xem như một trong những kỹ năng quan
trọng mà người học cần phải năm vững nếu họ thực sự muốn thành công trong giao tiếp. Học
Tiếng Anh không phải là một ngoại lệ, đặc biệt trong thời kỳ mở cửa hội nhập kinh tế quốc
tế, khi hầu hết các nguồn thông tin được viết bằng Tiếng Anh thì đòi hỏi kỹ năng viết của
ngôn ngữ này ngày càng cao. Viết là một kỹ năng mà mọi người dù làm bất cứ nghê nghiệp
nào cũng có nhu cầu sử dụng hàng ngày. Là học sinh các em đã, đang và sẽ gặp rất nhiêu
dạng bài viết để hoàn thiện quá trình học của mình. Tuy nhiên theo David Nunan: “Xét trong
tất cả các kỹ năng, việc viết một bài viết mạch lạc, trôi chảy và gợi mở chính là điêu khó nhất
trong việc học ngôn ngữ” (In terms of skills, producing a coherent, fluent and extended piece
of writing is probably the most difficult thing there is to do in language)
1.2. Lý do chủ quan
Đối với các em lớp 9, tuy đã được học qua 3 năm Tiếng Anh ở các lớp học trước, nhưng
các kỹ năng vận dụng ngôn ngữ của các em vẫn còn chưa đạt hiệu quả cao.
Trong chương trình môn Tiếng Anh bậc THCS, hoạt động dạy của giáo viên cũng được chia
theo từng mức độ lớp học khác nhau. Ở lớp 6 và lớp 7, các kỹ năng giao tiếp như nghe, nói,
đọc, viết được dạy theo hình thức lồng ghép trong từng tiết học. Còn ở lớp 8 và lớp 9 các kỹ
năng nói trên được dạy theo từng kỹ năng riêng biệt trong mỗi tiết học. Đây là 4 kỹ năng cơ
bản quan trọng trong việc học ngoại ngữ. Tuy nhiên, theo tôi, kỹ năng viết là kỹ năng quan
trọng nhất trong bốn kỹ năng. Nó giúp chúng ta đánh giá được kết quả của quá trình học của
học sinh bởi vì viết là một kỹ năng sản sinh (productive skill) nên ngoài việc học sinh cần
phải trình bày được thông tin chính của chủ đê, học sinh còn phải sử dụng ngôn từ, cấu trúc
câu, ngữ liệu một cách chính xác đúng với ngữ pháp và văn phong. Khi đọc một bài viết
người đọc sẽ chú ý đến các vấn đê nêu trên.
Trong quá trình giảng dạy tiếng Anh ở trường THCS chúng tôi, tôi nhận thấy viết thư là
một hình thức tương đối phổ biến và là một nội dung được xây dựng theo nguyên tăc đồng

tâm xuyên suốt nội dung chương trình cấp học. Tuy nhiên các em học sinh vẫn vận dụng

6


chưa tốt kỹ năng viết thư – một trong những loại hình rất phổ biến và cần thiết trong cuộc
sống hàng ngày.
Xuất phát từ thực trạng trên tôi chọn đê tài “Rèn luyện kỹ năng viết thư trong tiếng
Anh cho học sinh lớp 9” cho chuyên đê của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
Mục tiêu cao nhất của Giáo dục là giáo dục và đào tạo học sinh trở thành những con
người phát triển toàn diện. Môn ngoại ngữ ở THCS góp phần quan trọng trong việc hình
thành nhân cách học sinh đó là lòng yêu nước, yêu nhân loại, có ý thức trau rồi kiến thức,
tiếp cận với khoa học kỹ thuật công nghệ cao đáp ứng được yêu cầu thực tế cuộc sống.
Môn ngoại ngữ mang săc thái riêng khác biệt với môn học khác. Nó không chỉ dạy
kiến thức ngôn ngữ mà còn bao gồm cả kiến thức xã hội sâu săc, phong tục, tập quán, lối
sống văn hoá của nhân loại được thông qua ngôn ngữ, qua hệ thống từ vựng. Nghiên cứu để
tìm ra những phương pháp hay và có hiệu quả giúp học sinh làm bài tập hiệu quả từ đó giúp
các em ham học và thích học Tiếng Anh hơn.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đê tài này được nghiên cứu trên đối tượng học sinh lớp 9C, 9A trường THCS Vĩnh
Yên.Đây là hai lớp cơ bản tương đương vê trình độ, đa số các em ngoan, có ý thức học tập
tốt. Kết quả khảo sát sơ bộ môn tiếng Anh 2 lớp.
Lớp 9A: 70% khá giỏi
25% trung bình
5 % yếu
Lớp 9D: 65% khá giỏi
25% trung bình
10% yếu
Dựa trên những kinh nghiệm giảng dạy môn tiếng Anh bậc trung học cơ sở và một số

tài liệu khác nhau tôi đã thu thập thông tin nội dung vê đê tài của mình để viết chuyên đê này
4. Phương pháp và thời gian nghiên cứu
4.1. Phương pháp nghiên cứu
- Với chuyên đê này tôi đã áp dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
+ Sử dụng các loại bài tập
+ Quan sát học sinh làm bài
+ Tổ chức thảo luận
+ Kiểm tra và đối chiếu kết quả học tập của học sinh.
+ Thảo luận với giáo viên và tham khảo SGK
Sau mỗi đơn vị bài học có kiểm tra đánh giá rút kinh nghiệm vê những hình thức thực
hiện ở từng tiết học, phân tích ưu điểm sau đó duy trì ưu điểm bổ sung và cải tiến những tồn
tại để tiếp tục thử nghiệm ở những bài học tiếp theo
Qua nhiêu đơn vị bài học mà tôi đã lựa chọn và tìm ra những hình thức hay nhất đúc
rút thành kinh nghiệm.
4.2 Thời gian nghiên cứu:

7


- Đê tài này đã đươc tiến hành trong 8 tháng từ tháng 09 năm 2012 đến tháng 04 năm
2013
4.3 Kế hoạch nghiên cứu:
* Giai đoạn 1: Từ tháng 09 đến tháng 11 năm 2012
Làm bài tập
* Giai đoạn 2: Từ tháng 12 năm 2012 đến tháng 2 năm 2013
Thảo luận nhóm.
* Giai đoạn 3: Từ tháng 2 năm 2013 đến tháng 3 năm 2013
Rút ra các qui tăc.
* Giai đoạn 4: tháng 4 năm 20013
Làm bài tập củng cố

5. Khả năng phát triển, ứng dụng thực tế
Với đê tài này chúng ta có thể ứng dụng vào thực tế giảng dạy Tiếng Anh cho học sinh
ở các trường THCS, HSG và ôn thi THPT Chuyên Vĩnh Phúc.
6. Hiệu quả
Học sinh đã có hứng thú học môn tiếng Anh hơn. Các em học sinh tự tin hơn khi gặp
các dạng bài viết thư.
PHẦN THỨ HAI : GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
CHƯƠNG 1
THỰC TRẠNG CỦA VIỆC GIẢNG DẠY VÀ HỌC TIẾNG ANH
TẠI TRƯỜNG THCS VĨNH YÊN
1. Học sinh
Hiện nay các em học sinh đã được làm quen với Tiếng Anh từ khi các em còn học tiểu
học nhưng kiến thức của các em còn nhiêu hạn chế và chưa đồng đêu vê trình độ, các em
chưa xác định phương pháp học hiệu quả.Vì thực tế là khi còn học tiểu học các em chưa
được chú trọng đến học Tiếng Anh. Kiến thức và kỹ năng viết còn hạn chế. Bằng phương
pháp kiểm tra đánh giá 80 học sinh của 2 lớp 9A và 9D tôi đã thu được kết quả sau:
Bảng 1 - Kết quả trước khi tiến hành nghiên cứu

LỚP
9A
9D

Khá/giỏi (%)
TS
%
28
70
26
65


TB (%)
TS
10
10

%
25
25

Yếu (%)
TS
%
2
5
4
10

8


Với kết quả trên ta thấy kết quả của học sinh còn nhiêu bất cập. Tỉ lệ học sinh trung
bình và yếu còn cao. Vì vậy đòi hỏi giáo viên phải tìm biện pháp khăc phục, giúp các em
nâng cao được kết quả học tập của mình.
2. Giáo viên
Sau 14 năm đứng lớp, là một giáo viên, tôi luôn trăn trở vê kết quả học tập của học
sinh, vì vậy mà tôi luôn cố găng nghiên cứu tài liệu, trao đổi với đồng nghiệp để tìm ra
phương pháp giúp học sinh nâng cao chất lượng. Bên cạnh đó, tôi còn thường xuyên trao đổi
với các em để hướng dẫn các em cách học, xác định rõ nguyên nhân dẫn đến kết quả học tập
của các em còn thấp, giúp các em tìm ra phương pháp học cho riêng mình, nâng cao kết quả
học tập bằng cách:

- Tiến hành tìm tòi các hình thức rèn luyện cho phù hợp với từng loại bài, từng kiểu
bài.
Ví dụ:
- Làm các loại bài tập
- Tổ chức các cặp, nhóm học tập
Dù thực hiện ở bất kỳ phương pháp nào cũng đảm bảo nguyên tăc học sinh là trung
tâm còn giáo viên chỉ đóng vai trò hướng dẫn. Giáo viên phải luôn tạo ra môi trường luyện
tập cho học sinh đồng thời hướng dẫn các em cách luyện tập, củng cố và bổ sung bài tập một
cách thường xuyên.

9


CHƯƠNG 2
NỘI DUNG CHÍNH VÀ TIẾN TRÌNH NGHIÊN CỨU
Quá trình dạy để giúp học sinh làm tốt loại bài viết thư tôi đã chia ra 3 giai đoạn: Pre-,
while- and Post-.
Trong phần Pre- có 4 giai đoạn cơ bản:
Giai đoạn 1: Giới thiệu yêu cầu
Giai đoạn 2: Thực hành luyện tập
Giai đoạn 3: Kiểm tra
Giai đoạn 4: Củng cố và rút ra các qui tăc
Quá trình nghiên cứu được chia làm 4 giai đoạn, tôi đã áp dụng các phương pháp dưới đây để
hướng dẫn cho học sinh.
A. Giai đoạn 1: Tôi sử dụng các bài tập có liên quan vê viết thư cho học sinh tự làm
và có hướng dẫn.
+ Mục đích: Rèn luyện kỹ năng làm bài và phát huy khả năng tư duy, suy luận của học
sinh.
+ Cách làm: Giáo viên chuẩn bị yêu cầu
Bước 1: Để học sinh tự làm và đưa ra kết quả

Bước 2: Kiểm tra đánh giá kết quả ban đầu
* Với việc để học sinh tự làm bài và cho thảo luận, tôi đã quan sát thấy học sinh tích
cực hơn trong học tập, nhiêu học sinh đã mạnh dạn thể hiện quan điểm của mình.
- Bằng hình thức cho học sinh làm bài, giáo viên cần chú ý lựa chọn bài tập phù hợp
và sát với .
- Cách làm bài tập theo các bước sau:
+ Làm bài có kiểm soát (controlled practice).
+ Làm bài tự do (Free practice)
Bằng phương pháp kiểm tra tôi đã cho học sinh làm bài kiểm tra và thu được kết quả
sau:
Bảng 2 - Kết quả thu được sau khi nghiên cứu giai đoạn 1
Khá/giỏi (%)
TB (%)
Yếu (%)
LỚP
TS
%
TS
%
TS
%
9A
29
72,5
9
22,5
2
5
9D
27

67,5
10
25
4
10
Sau giai đoạn 1 thông qua hình thức cho học sinh làm bài tập và tự đưa ra đáp án tôi
đã thu được kết quả như bảng thống kê trên. Kết quả của các em đã cho thấy đã có sự tiến bộ
nhưng chưa cao. Số lượng học sinh khá, giỏi đã tăng lên trong khi đó số lượng học sinh TB
đã giảm nhưng không đáng kể .
B. Giai đoạn 2: Thảo luận nhóm
Tôi đã tổ chức cho học sinh làm việc theo nhóm để tự các em thảo luận và chữa lỗi
trong bài của bạn mình.

10


- Mục đích: Giúp học sinh tự tìm ra các qui tăc, đồng thời giúp các em nâng cao vốn
từ và khả năng tư duy, kỹ năng làm việc theo nhóm.
- Thực hiện.
Bước 1: Đưa ra yêu cầu.
Bước 2: Hướng dẫn cách thảo luận.
Bước 3: Tổ chức thảo luận giữa các nhóm.
Bảng 3: Kết quả thu được sau khi nghiên cứu giai đoạn 2
LỚP
9A
9D

Khá/giỏi (%)
TS
%

32
80
30
75

TB (%)
TS
6
7

%
15
17,5

Yếu (%)
TS
%
1
2,5
3
7,5

* Với kết quả trên, ta thấy học sinh đã có được kết quả tốt hơn khi làm việc theo
nhóm. Kết quả bài kiểm tra của các em khá tốt. Số học sinh giỏi cũng đã tăng lên và số học
sinh yếu giảm xuống.
C. Giai đoạn 3: Hướng dẫn học sinh các qui tắc về viết thư trong Tiếng Anh.
Sau khi tiến hành 2 giai đoạn đầu tôi thấy kết quả bài viết của học sinh có nhiêu tiến
bộ. Tôi đã trao đổi với học sinh để hiểu thêm vê tâm lí, tinh thần, thái độ của các em sau khi
đã được học qua 2 giai đoạn theo phương pháp thử nghiệm. Tôi cũng đã cùng đồng nghiệp
thảo luận và tiến hành hướng dẫn cho học sinh.

* Mục đích: Giúp học sinh rút ra các qui tăc vê “viết thư trong Tiếng Anh” để các em
nhớ theo hệ thống logic và dễ vận dụng.
* Cách tiến hành: Sử dụng các hình thức bài viết để giải thích và phân tích.
* Qui tắc về “ viết thư trong Tiếng Anh”
I.
Thời lượng của nội dung viết thư trong chương trình Tiếng Anh THCS
1. Thời lượng nội dung viết thư theo thiết kế của SGK
- Lớp 6: Unit 7, Unit 15.
- Lớp 7: Unit 2 (invitation card); Unit 3; Unit 7; Unit 10.
- Lớp 8: Unit 5; Unit 6; Unit 8; Unit 9; Unit 12; Unit 14.
- Lớp 9: Unit 1; Unit 4; Unit 6; Unit 8.
Với thời lượng như trên, chúng ta có thể thấy viết thư chiếm một phần đáng kể trong
tổng chương trình Tiếng Anh THCS. Nội dung này được xây dựng theo nguyên tăc đồng tâm
từ dễ đến khó. Trong chương trình Tiếng Anh lớp 6 các em học sinh chỉ làm quen với những
lá thư được viết sẵn để thực hiện các bài tập vê ngôn ngữ. Ở lớp 7, các em vẫn tiếp tục làm
quen với những lá thư mẫu và đã băt đầu hoàn thiện một số dạng thư như thư mời sinh nhật,
thư thân mật gửi bạn bè, người thân. Lên đến lớp 8 các em sẽ tìm hiểu vê bố cục của một lá
thư, dựa vào gợi ý để viết thư cho người thân, thư cảm ơn, bưu thiếp. Chương trình Tiếng

11


Anh lớp 9 yêu cầu học sinh thực hiện cả hai loại viết thư: thư thân mật và thư trang trọng trên
cơ sở có gợi ý. Như vậy trong chương trình Tiếng Anh THCS tất cả các yêu cầu vê viết thư
đêu được thiết kế có gợi ý và định hướng.
2. Thời lượng nội dung viết thư khi bồi dưỡng HSG.
Yêu cầu vê mức độ viết thư đối với HSG khác với học sinh đại trà cả vê thể loại thư
và mức độ ngôn ngữ được sử dụng khi viết thư. Các em học sinh giỏi cần được trang bị kiến
thức của hầu hết các thể loại thư thông dụng của cả hai hình thức: thư thân mật (informal
letters) và thư trang trọng (formal letters) đồng thười các em phải có sự lựa chọn vê ngôn ngữ

cũng như cách hành văn chuẩn xác hơn rất nhiêu so với yêu cầu của chuẩn kiến thức kỹ
năng. Chính vì vậy thời lượng để thực hiện chuyên đê này nên là từ 15 đến 18 tiết học tùy
thuộc vào năng lực thực tế của học sinh.
II. Nội dung bồi dưỡng
1. Hướng dẫn chung
Thư là một phần rất phổ biến và quan trọng trong đời sống giao tiếp của hầu hết tất cả
mọi người trong xã hội. Thư có 2 dạng chính: thư thân mật (informal letters) và thư trang
trọng (formal letters).Tuy nhiên cấu trúc của một bức thư cho dù là thư thân mật (informal
letters) và thư trang trọng (formal letters) đêu được chia thành các phần cơ bản như sau:
Tiêu đê: Phần tiêu đê của một bức thư thường bao gồm địa
chỉ: tên đường, tên thành phố, tên bang, quốc gia và ngày
1. Heading
tháng. Phần này đặt ở trên cùng của trang giấy đầu tiên, gần
với lê bên phải
Địa chỉ bên trong (Thông thường chỉ dùng trong thư công
việc mà không sử dụng trong thư thân mật.)
2. Inside address
tên và địa chỉ của người nhận thư thương mại sẽ được đặt ở
phía bên trái của tờ giấy, nằm dưới phần tiêu đê
Lời chào: Lời chào gửi đến người nhận trong thư thân mật, cá
3. Salutation
nhân thường được viết ở bên tay trái, nằm dưới phần tiêu đê
khoảng 1,5 cm và cách lê khoảng 3cm.
4. Body
Phần thân của bức thư
5. Complimentary close
Phần kết thúc, tán tụng
6. Signature
Phần chữ ký
Trong công việc, một bức thư viết đúng cách, chặt chẽ và chỉn chu luôn được đón nhận

và tạo ấn tượng tốt với người đọc. Cách trình bày một bức thư Tiếng Anh theo phong cách
hiện đại khá đơn giản. Mặc dù lối viết thư của người Anh và người Mỹ có đôi chút khác biệt
và mỗi người lại có cách hành văn riêng nhưng những lá thư trong Tiếng Anh vẫn tuân thủ
theo một số quy tăc nhất định. Trong khuôn khổ của chuyên đê này, tôi tập chung đi sâu vào
hai dạng thư được phân chia thành các loại cụ thể như sau:
- Thư thân mật (informal letters)

12


+ Personal letters
+ Letters of thanks
- Thư trang trọng (formal letters)
+ Complaint letters
+ Letters of inquiry
+ Formal invitation letters
2. Thư thân mật (informal letters)
2.1. Các phần của một lá thư thân mật
Một lá thư thân mật là một bức thư được viết theo phong cách cá nhân. Có thể là thư viết cho
người thân hoặc bạn bè, hoặc cho những người khác thuộc mối quan hệ riêng. Thậm chí cũng
có thể là với các đối tác kinh doanh nhằm giải quyết các vấn đê một cách cá nhân và thân
thiện. Một lá thư như vậy sẽ gồm các phần như sau:

Heading: Phần tiêu đê của một bức thư thường bao gồm địa chỉ: tên đường, tên thành
phố, tên bang, quốc gia và ngày tháng. Phần này đặt ở trên cùng của trang giấy đầu tiên,
gần với lê bên phải

Opening (Salutation): Lời chào gửi đến người nhận trong thư thân mật, cá nhân
thường được viết ở bên tay trái, nằm dưới phần tiêu đê khoảng 1,5 cm và cách lê khoảng
3cm. Dạng câu chào "My dear" được người Mỹ đánh giá là trang trọng hơn "Dear". Vì

vậy, khi viết thư cho một người phụ nữ chúng ta mới chỉ quen biết sơ sơ ta nên dùng "My
Dear Mrs. Lan". Còn nếu định viết cho một người thân thiết hơn thì nên viết: "Dear Mrs.
Lan ". Tuy nhiên cần lưu ý, người Anh thì lại cho rằng "My dear Mrs. Lan" sẽ được dùng
để viết cho một người bạn thân thiết còn "Dear Mrs. Lan" là dành cho bức thư gửi tới một
người chỉ mới quen biết và hiểu rất ít vê họ. Chính vì vậy khi viết thư người viết hãy xác
định rõ văn hóa, phong tục của đối tượng nhận thư để chọn lựa câu chào phù hợp. Phần
câu chào trong thư thân mật, cá nhân có thể được theo sau bởi dấu hai chấm hoặc dấu phẩy.
Ví dụ:
Dear Tom,
Dear Ms Smithers,

Text / Body / Content
Đưa ra lý do của việc viết thư. Nếu viết thư cho một người chưa thân quen lăm thì có thể
tự giới thiệu ngăn gọn vê bản thân mình ở đoạn này. Nên băt đầu lá thư với một số thông tin
nói chung. Dựa trên nội dung của các thư người viết đã nhận được từ bạn bè, người thân của
mình và cảm ơn hoặc xin lỗi vì thực tế mình đã không trả lời lá thư cuối cùng sớm hơn. Một
số ví dụ sau có thể được sử dụng để mở đầu cho phần nội dung (Phần này thông thường là
một đoạn ngăn từ hai đến ba câu):
+ Thank you for your letter. It was nice to hear from you.
+ Your last letter was a real surprise. It was so nice of you to remember about...
+ Thanks a lot for the information you've sent me in your last letter.
+ I've just received your letter. I'm so happy to hear that...

13


+ I'm sorry I haven't answered earlier but I was really busy with my school.
+ I'm sorry I haven't written for so long but...
Đưa ra những thông tin mà người viết muốn trao đổi. Đây là thư thân mật nên người
viết hoàn toàn có thể sử dụng cách viết tăt, sử dụng những từ nối mang tính khẩu ngữ như

well, by the way, anyway, so…vv. Người viết cũng có thể sử dụng những cụm từ thuộc văn
nói hoặc câu hỏi trong những lá thư thân mật: You know that I had this exam, right? You
think he will be able to come to the party?
Kết thúc của phần nội dung lá thư nên bằng các cách diễn đạt sau:
+ Looking forward to hearing from you soon.
+ Well, that's all for now. Will talk to you soon.
+ Give my regards to your Mummy.
+ I hope we will be able to arrange a get-together.
+ Do write back as I'm waiting for the news from you.

Closing / End: Phần kết thúc, tán tụng nằm ngay dưới phần thân của bức thư, cách
khoảng 2, 3 dòng. Chỉ có từ đầu tiên của câu tán tụng là cần được viết hoa còn lại chúng ta
viết như bình thường. Dấu phẩy thường được đặt ở cuối phần kết thúc, tán tụng. Người viết
có thể sử dụng rất đa dạng các cụm từ dựa theo sự thân thiết, tình hữu nghị giữa người gửi
thư và nhận thư.
+ Best wishes,
+ Love,
+ Regards,
+ Yours sincerely,
+ Yours very sincerely,
+ Yours cordially,
+ Yours faithfully,
+ Yours gratefully,
+ Yours affectionately,
+ Very affectionately yours,
Chú ý "Yours" có thể đứng ở đầu hoặc cuối của phần kết thúc, tán tụng nhưng không được
viết tăt hoặc bỏ sót.

Signature: Phần chữ ký được viết bên dưới phần kết thúc, tán tụng nằm gần với lê trái
của khổ giấy.

Trong phần chữ ký của thư thân mật, một người phụ nữ đã kết hôn có thể ghi phần tên của họ
đơn giản là "Mai Huong" không cần thiết phải ghi là "Mrs. Mai Huong".Ví dụ:
+ Yours very truly,
+ Mai Huong
Ngoài ra, trường hợp một người phụ nữ chưa kết hôn thì có thể chỉ viết tên của họ không cần
phải thêm Miss, nếu thêm thì nên được đặt trong dấu ngoặc tròn.Ví dụ:

14


+ Yours sincerely,
+ Vuong Lan / (Miss) Vuong Lan
Đó là phần viết tên, còn phần ký tên hãy lưu ý luôn tự ký tên và dùng mực viết, hạn chế sử
dụng phần cài đặt chữ ký sẵn. Dưới đây là một ví dụ vê bức thư thân mật.

2.2. Thư cảm ơn
Trong Tiếng Anh, thư cảm ơn được chia làm nhiều loại, tuy nhiên trong phạm vi
chuyên đề áp dụng cho học sinh lớp 9 thì thư cảm ơn sau khi nhận được quà sẽ được
đưa vào để phù hợp với mức độ và đối tượng áp dụng. Về mặt hình thức, thư cảm ơn
cũng không khác biệt so với thư thân mật. Chỉ lưu ý về nội dung của lá thư như sau:
Đoạn văn đầu tiênThank you very much for the _________, it really was
phần cảm ơn
just what I wanted!
I wanted to take the time to write my thanks and I will
call you soon, to thank you in person .
Những đoạn văn ở phần thân Every time I use / wear the _________ I will think of you
của bức thưand your thoughtfulness.
(phần sử dụng món quà) The color of the _________ seems to suit me, so much so
that I have already received some compliments when
wearing it.


15


The _________ looks beautiful in my living room /
kitchen / bedroom and is a lovely reminder of your kind
generosity.
The _________ will be a great help when ____
Đoạn văn kết thúc

Thank you, once again, for your lovely gift and kind
thoughts
Tuy nhiên những bức thư thân mật không nhất thiết phải tuân thủ hoàn toàn theo phần bố cục
và nội dung mẫu như trên. Có rất nhiêu cách thức khác nhau để biểu đạt.
Những chú ý khi viết một lá thư cảm ơn.
Truyên đạt ý định của bạn ngay từ đầu. Sử dụng hình thức mở đầu hợp lý. Ví dụ
"Dear Bob," cho một người bạn, hoặc "Dear Ms. Cathcart," nếu người nhận là
người quản lý hoặc ông chủ của bạn. Nếu người nhận là một bác sĩ, giáo sư, quan
chức chính phủ hoặc thành viên dịch vụ quân sự mà bạn không biết rõ, đưa ra tên
đầy đủ của họ, ví dụ như "Dear Doctor Barnes," hoặc "Dear Corporal Smith,"
Sử dụng vốn từ của riêng mình để nói tại sao lại viết thư này. Thường được băt
đầu với "I would like to thank you for...", hơn là chỉ duy nhất một cụm từ “Thank
you”. Một số ví dụ vê cách cảm ơn:
+ "Thank you very much for helping me out when I needed help. You probably
helped more than you think you did. Thank you."
+ "You made my day when I opened your gift/card. What a fun gift. Thank you for
making my day."
+ "You made me feel like a special person when I opened your gift. I knew that you
spent time, effort, and energy to make sure it was awesome. Thank you."
+ "Thank you for the much-needed _________. I was relieved when I opened your

gift and knew I wouldn't have to worry about it anymore. Thanks."
+ "Perfect is the word that comes to mind when I try to describe your gift. I don't
think I could have given myself anything better. Thanks for knowing me well."
+ "You showed me your generosity by giving me money with my card. Thank you
so much."
+ "You have given me encouragement and hope in a difficult time. I am grateful for
your support. Thanks for being there for me."
Giải thích kế hoạch sử dụng món quà tặng, bạn đã thích món quà đó như thế nào,
nó có ý nghĩa như thế nào đối với bạn. Nếu quà tặng là một số tiên, nên cho người
tặng biết mình sẽ làm gì với số tiên đó, đồng thời cũng đừng quên giải thích mình
đánh giá cao sự giúp đỡ hoặc món quà đó.
Truyên đạt cảm xúc của mình khi nhận được món quà này: "I had a
wonderful ..." "I’m happy with …”.

16


-

Kết thúc lá thư bằng cách nhăc đến việc bạn muốn gặp hoặc nhận được hồi đáp
của người đó sớm. Đối với người thân và bạn bè, bạn cũng có thể nói cho họ biết
bạn cảm thấy tiếc nuối nếu lần ghé thăm trước ngăn.
210 Tran Quang Khai St., Hoan Kiem Dist.,
Hanoi
April 13, 2009.

Dear Mai Lan,
Thank you very much for the dress, it really was just what I wanted for Christmas!
I wanted to take the time to write my thanks and I will call you soon, to thank you in
person .

Every time I wear the dress I will think of you and your thoughtfulness.
The color of the dress seems to suit me so much so that I have already received
some compliments when wearing it.
The dress will be a great help when going out with friends.
Thank you, once again, for your lovely Christmas gift and your kind thoughts.
Happy New Year!
Kind regards,
Nguyen Thu Ha.
3. Thư trang trọng (Formal letters)

3.1. Các phần của một lá thư trang trọng.
Heading: Phần tiêu đê của một bức thư thường bao gồm địa chỉ: tên đường, tên thành phố,
tên bang, quốc gia. Phần này đặt ở trên cùng của trang giấy đầu tiên, gần với lê bên phải.
Ngày tháng có thể đặt ở lê phải hoặc trái.
Inside address
tên và địa chỉ của người nhận thư thương mại sẽ được đặt ở phía bên trái của tờ giấy, nằm
dưới phần tiêu đê
Salutation
Body
Complimentary close
Signature
3.1 . Những nguyên tắc khi viết thư trang trọng (Formal letters).
Khi viết thư trang trọng bằng Tiếng Anh như: thư thương mại (business letters), thư xin việc
(application letters), thư phàn nàn (complaint letters), thư đê nghị, yêu cầu (inquiry letters) ta

17


chú ý tuân thủ một số quy tăc sau:
- Không viết tăt: Phải viết đầy đủ I am; I will; I do not; I cannot; I have seen…

không được viết I’m; I’ll; I can’t; I’ve seen…
- Không dùng từ thông tục, tiếng lóng, từ thân mật: wanna; kid; mate…
- Không dùng động từ “want” cho ngôi thứ nhất (nên dùng would like), không
dùng động từ “Should” cho ngôi thứ hai, dùng “may” hoặc “could” thay cho
“can”, dùng “would” thay cho “will”.
- Luôn giữ thái độ lịch sự, dùng từ “ please” khi muốn yêu cầu hoặc đê nghị.
- Hạn chế, thậm chí tuyệt đối không dùng câu có dấu chấm than (!).
- Cuối thư dùng:
+ Regards; Best regards: Hai cách này thông dụng trong nhiêu tình huống.
+ Sincerely yours : dùng trong thư khiếu nại, thư mời, thư xin việc vì có nghĩa
là “chân thành”
+ Faithfully yours : dùng trong thư trả lời của các nhà dịch vụ cung cấp cho
khách hàng vì nó mang nghĩa “trung thành”.
+ Đầu thư dùng Dear Sir/ Madam (Không biết danh tính người nhận), thì phần
kết dùng Faithfully yours hoặc Yours faithfully .
+ Đầu thư dùng Dear Mr. X/ Ms. Y (biết danh tính người nhận), thì phần kết
dùng Sincerely yours hoặc Yours sincerely
3.2. Thư phàn nàn (Complaint letters).
- Vê mặt hình thức, thư phàn nàn tuân thủ theo hình thức của thư trang trọng (formal letters).
Thông thường nội dung của thư phàn nàn gồm các phần sau:
1. Background: Đưa ra tình huống. Ví dụ
 I am writing to inform you that the goods we ordered from your company have not




been supplied correctly.
I attended your exhibition Sound Systems 2014 at the Fortune Hotel (22-25 January)
and found it informative and interesting. Unfortunately, my enjoyment of the event
was spoiled by a number of organisational problems.

I am a shareholder of Sunshine Bank and I am very concerned regarding recent

newspaper reports on the financial situation of the bank. Your company is listed as
the auditor in the latest annual report of the bank, so I am writing to you to ask for an
explanation of the following issues.
 I am writing to inform you of my dissatisfaction with the food and drinks at the
'European Restaurant' on 18 January this year.
2. Problem - cause and effect
Cause: Nguyên nhân. Ví dụ

18




On 30 December 2013 we placed an order with your firm for 12,000 ultra super long-



life batteries. The consignment arrived yesterday but contained only 1,200 batteries.
Firstly, I had difficulty in registering to attend the event. You set up an on-line
registration facility, but I found the facility totally unworkable.
You sent us an invoice for $10,532, but did not deduct our usual 10% discount.



We have found 16 spelling errors and 2 mis-labelled diagrams in the sample book.




Effect: Hậu quả
 This error put our firm in a difficult position, as we had to make some emergency



purchases to fulfil our commitments to all our customers. This caused us
considerable inconvenience.
Even after spending several wasted hours trying to register in this way, the computer
would not accept my application.
I am therefore returning the invoice to you for correction.



This large number of errors is unacceptable to our customers, and we are therefore



unable to sell these books.
3. Solution: Giải pháp
 I am writing to ask you to please make up the shortfall immediately and to
ensure that such errors do not happen again.
 Could I please ask you to look into these matters.
 Please send us a corrected invoice for $9,479
 I enclose a copy of the book with the errors highlighted. Please re-print the
book and send it to us by next Friday.
4. Warning (optional): Cảnh báo
 Otherwise, we may have to look elsewhere for our supplies.
 I'm afraid that if these conditions are not met, we may be forced to take legal
action.
 If the outstanding fees are not paid by Wednesday, 15 January 2014, you will

incur a 10% late payment fee.
5. Closing
 I look forward to receiving your explanation of these matters.
 I look forward to receiving your payment.
 I look forward to hearing from you shortly

- Có thể đưa ra một hình thức tổng thể cho loại thư này như sau:
Greeting
receipant

Dear Sir, / Dear Madam,
Dear Sir or Madam,

19


Dear Mr. Last Name,
Dear Ms Last Name,
Explainig
reason

I am writing in order to complain aboutI am writing to complain about

Firstly, in the first place
First of all
Introducing
My first complaint is
the
The first problem is
complaint:

The first thing I would like to draw your attention to is
My first concern is
Secondly, in the second place
Introducing Not only …….but also
further
Moreover/In addition to this
complaints: Supplementary to this
…….was also unacceptable
I propose that you replace the item I therefore suggest that I be given a full
refund
Demanding
I would be grateful if my money was refunded
action:
I would be appreciative if you could give me a full money back
I would be thankful if you could give me a full refund
I look forward to hearing from you/ I look forward to receiving a full refund
I look forward to receiving a replacement/ your explanation
- Chú ý giọng điệu trong thư phàn nàn, khiếu nại không được phép nặng nê hoặc mang tính
xúc phạm, vì điêu này sẽ làm phiên người đọc và không khuyến khích họ giải quyết vấn đê.
Ngoài ra, không nên hỏi những câu hỏi như "Why can’t you get it right?”
- Các phần nội dung cần có đủ chi tiết để người nhận không phải viết lại yêu cầu nhiêu hơn
nữa.
- Không nên có thái độ đe dọa ngay trong lần đầu tiên viết thư phàn nàn khiếu nại, trừ khi
tình hình quá nghiêm trọng. Ví dụ vê một lá thư phàn nàn:

Endings

Fortune Goods
317 Orchard Road
Singapore

7 January 2014
Attn: Mr David Choi
Sales Manager
Everlong Batteries
171 Choi Hung Road
Hung Hom
Hong Kong
Dear Mr Choi

20


Re. Order No. 768197
I am writing to inform you that the goods we ordered from your company have not been
supplied correctly.
On 31 December 2013 we placed an order with your firm for 12,000 ultra super longlife batteries. The consignment arrived yesterday but contained only 1,200 batteries.
This error put our firm in a difficult position, as we had to make some emergency
purchases to fulfil our commitments to all our customers. This caused us considerable
inconvenience.
I am writing to ask you to please make up the shortfall immediately and to ensure that such
errors do not happen again. Otherwise, we may have to look elsewhere for our supplies.
I look forward to hearing from you by return.
Yours sincerely
J. Wong
J. Wong
Purchasing Officer
3.3. Thư yêu cầu thông tin ( letters of inquiry).
Thư yêu cầu diễn tả những gì người viết muốn và lý do tại sao . Các yêu cầu càng bất
thường, lý do càng cần phải thuyết phục .
* Nội dung

- Đoạn 1 (First Paragraph)
+ Người viết thư đưa ra yêu cầu.
+ Có thể sử dụng các cách diễn đạt sau:
Please send me... (for things that the organisation offers to send)
I would be grateful if you could tell me... (for things that are not normally offered)
I am writing to enquire whether... (to see if something is possible)
I would especially like to know... ( + a more detailed request)
Could you also... ( + an additional enquiry or request)
- Đoạn 2 (Second Paragraph)
Đoạn này người viết đưa ra lý do của yêu cầu, chi tiết hóa các yêu cầu. Thông thường có hai
lý do:
+ Người viết thư đã từng liên hệ với người nhận trước đây và lần này lại tiếp tục đưa
ra yêu cầu.

21


+ Người viết thư chưa từng liên hệ với người nhận trước đây, người viết mới chỉ nghe
nói vê thông tin. Trong trường hợp này, người viết thư nên nói rõ mình đã lấy thông tin từ
đâu (từ quảng cáo, phương tiện truyên thông...)
I saw your advert in the HK Daily on Friday, 3 January 2014.
Your company was recommended to me by Ms. Elsie Wong of Far Eastern Logistics.
- Đoạn cuối (Final Paragraph)
Trong đoạn này người viết cần thể hiện thái độ lịch sự. Mức độ lịch sự phụ thuộc vào mức độ
khó khăn yêu cầu. Một số cách diễn đath có thể tham khảo:
 Thanks. (For a very informal and normal enquiry or request)


I look forward to hearing from you.




I am looking forward to hearing from you.



Thank you for your assistance.



Thank you very much for your kind assistance.



I appreciate that this is an unusual request, but I would be very grateful for any help

you could provide. I look forward to hearing from you.
Để giúp người đọc có thể thuận tiện khi cần liên lac, người viết nên đưa ra cách liên lạc với
mình, ví dụ như "If you have any questions, please do not hesitate to contact me” .
Dưới đây là một lá thư minh họa vê thể loại này.

Golden Gate Engineering
Prince Square, Prince Street, Kowloon
7 January 2014
ProSkills Training Centre
Jubilee Building
Silver Road
Wan Chai
Dear Sir or Madam,
Enquiry about Quality Control Course

I am writing to enquire whether your company could offer a course on Quality Control for
our managers.

22


I saw your advert in the HK Daily on Friday, 3 January 2014, and the Quality Control
Training Course (Ref.: QC 101 ) mentioned in the advert might be suitable for us. I would
like to know if it is possible for you to offer a 3-month training course starting before or, at
the latest, on Friday, 24 January 2014, for a group of 20. Could you send us some
information about the teaching staff and the possible schedule for this course?
I am looking forward to receiving your reply.

Yours faithfully,
Chapmen Au

Chapmen Au
Managing Director

* Chú ý
Trong một số trường hợp người viết thư có thể thay đổi vị trí của đoạn 1 và đoạn 2. Người
viết có thể trích dẫn nguồn thông tin mà mình nhận được trong đoạn 1và đưa toàn bộ phần
yêu cầu cũng như chi tiết hóa thông tin mình cần vào đoạn 2. Đây chính là cách trong phần
“WRITE” Unit 4: Learning a foreign language (SGK Tiếng Anh 9) đã thực hiện.

25 Le Duan St., District1
Ho Chi Minh City,Viet Nam
April 17th 2003
Dear Sir,
I saw your school advertisement in today’s edition of the Viet Nam News.

I am interested in learning Vietnamese and I would like some information about your school.
I speak a little Vietnamese, but I want to learn to read and write it. Could you please send
details of the courses and fees?

23


I can complete a spoken Vietnamese test if necessary.
I look forward to hearing from you.
Yours faithfully,

John Robinson

3.4. Thư mời trang trọng (The formal invitation letters)
Như chúng ta đã biết thư mời được phân ra thành hai dạng cơ bản là thư trang trọng
và thư không trang trọng. Nếu như phần thư thân mật, không trang trọng khá phóng khoáng
trong cả phần bố cục và nội dung thì thư trang trọng lại yêu cầu người viết phải viết theo
những quy tăc chuẩn đã được đặt ra.
Tuy nhiên phần bố cục, cấu trúc của một bức thư mời trang trọng không quan trọng
bằng phần thẩm mỹ của bức thư đó. Một số dạng thư mời trang trọng như thư mời cưới
thường được viết theo phần mẫu cố định.
Tuy rằng bố cục của rất nhiêu dạng thư mời thường cố định, nhưng đó không phải là
quy định khăt khe, cứng nhăc vì vậy mỗi bức thư mời cũng có thể khác biệt đôi chút vê thẩm
mỹ.
Khi viết một thư mời trang trọng, luôn luôn băt đầu thư bằng một lời chào thích hợp
như Dear Mr., Ms, or Mrs. Sau lời chào đó, sau đó người viết sẽ dùng ngôi thứ nhất “I”
xưng danh của mình , với thái độ trân trọng kính mời người nhận tham dự sự kiện . Ngoài ra
người viết nên đưa ra lý do cho sự kiện này, ngày tháng, địa điểm và thời gian của sự kiện.
Hãy để cho khách biết những gì sẽ được nhận và có gì đáng mong đợi tại sự kiện này. Thậm
chí có thể hướng dẫn người nhận cách việc chấp nhận lời mời tham dự như thế nào.

Bên cạnh đó, có một số điêu người viết nên tránh khi viết thư mời trang trọng đó

là:
- Không nên gửi những bức thư bị in lỗi hoặc chất lượng kém. Thư viết tay được đánh giá
cao hơn thư đánh máy.
- Không sử dụng giấy màu hoặc giấy có in hình hoa hay trang trí phức tạp.
- Không nên viết bằng giấy đơn.
- Không nên sử dụng giấy có bản quá lớn hoặc quá nhỏ hay không phù hợp.

24


- Không nên sử dụng lối viết quá trang trọng cho những vấn đê không quá trang trọng.
- Không nên viết tăt bất kỳ từ nào. Viết tăt tên riêng bằng những chữ cái in hoa có thể được
sử dụng và chấp nhận trong phần thư mời không trang trọng. Tuy nhiên, trong phần thư mời
trang trọng người viết nên tránh sử dụng. Ví dụ:
"H. E. Jones" phải được viết đầy đủ thành "Horatio Etherington Jones."
- Không nên sử dụng ngôi thứ nhất khi trả lời thư mời trang trọng.
- Nếu nhận được thư mời trang trọng sử dụng ngôi thứ ba thì các bạn cũng nên trả lời thư
bằng ngôi thứ ba.
- Không nên sử dụng giấy có in sẵn tên họ và chức danh để viết thư nhận lời hoặc lấy làm
tiếc vì đã từ chối.
- Không nên viết chữ quá cầu kỳ hoặc trang trí quá nhiêu.
- Không nên quá lạm dụng văn phong quá trang trọng cũng như quá khẩu ngữ mà nên sử
dụng chúng một cách linh hoạt.

- Hình thức và nội dung của một thư mời trang trọng như sau:
Company name
Street Name and Number
Postcode and City

Country (State)
MM/DD/YYYY
Company name
Name ad Surname of the receipant
Street Name and Number
Postcode and City
Country (State)
SUBJECT: INVITATION FOR (NAME OF the EVENT)

Dear Mr./Ms. (LASTNAME)
We would like to invite you to attend the (NAME OF the EVENT) located at ( PLACE)
on (DATE) at (TIME). It is our great honor to have you as our guest as we apreciate you
as our (CLIENT/CUSTOMER/PARTNER). We are hoping that we will get the same
support from you.
The event is prepared in the intention to show our acknowledgment to our most important
(CLIENT/CUSTOMER/PARTNER ). Therefore this will be an outstanding opportunity
for us to show appreciation of your business, but it’s the sample time to strenghten our
coopersation.

25


×