Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

SKKN một số giải pháp hỗ trợ giúp học sinh lớp 12 chọn nghề phù hợp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (88.42 KB, 15 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRÀ VINH
Đơn vị : trường THPT NGUYỄN ĐÁNG
=====================

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

Đề tài: Một số giải pháp hỗ trợ giúp học sinh lớp 12 chọn nghề phù hợp.

Đề tài thuộc lĩnh vực chuyên môn : Quản lý
Họ và tên người thực hiện : Nguyễn Ngọc Minh
Chức vụ : Phó Hiệu trưởng.
Sinh hoạt tổ chuyên môn : Văn phòng.

Càng Long, tháng5 /2019


ĐƠN VỊ: trường THPT Nguyễn Đáng

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Huyện Càng Long

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

PHIẾU NHẬN XÉT, XẾP LOẠI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Tên đề tài

: Một số giải pháp hỗ trợ giúp học sinh lớp 12 chọn nghề phù hợp.

Thời gian thực hiện: tháng 8/2009 tháng 4/2019.
Tác giả


Chức vụ

: Nguyễn Ngọc Minh
: Phó Hiệu trưởng.

Bộ phận công tác : Tổ Văn phòng

TỔ CHUYÊN MÔN

HỘI ĐỒNG KHGD TRƯỜNG

Nhận xét:

Nhận xét:

…………………………………………

…………………………………………

…………………………………………

…………………………………………

…………………………………………

…………………………………………

…………………………………………

…………………………………………


…………………………………………

…………………………………………

…………………………………………

…………………………………………

…………………………………………

…………………………………………

…………………………………………

…………………………………………

…………………………………………

…………………………………………

…………………………………………

…………………………………………

…………………………………………

…………………………………………

…………………………………………


…………………………………………

Xếp loại ………..

Xếp loại :………..
Ngày…..tháng…..năm…….
Tổ trưởng

Ngày…..tháng…..năm…….
Hiệu trưởng


BÁO CÁO TÓM TẮT
Sáng kiến ( hoặc áp dụng sáng kiến ) cải tiến…..
1. Người thực hiện:
- Họ và tên: Nguyễn Ngọc Minh.
- Năm sinh: 28-02-1963
- Đơn vị công tác : trường THPT NGUYỄN ĐÁNG.
- Chức vụ hiện tại: Phó Hiệu trưởng
- Trình độ chuyên môn: ĐHSP
2. Tên sáng kiến: Một số giải pháp hỗ trợ giúp học sinh lớp 12 chọn nghề phù
hợp.
3. Nội dung sáng kiến: đánh giá bước đầu thực tế công tác tư vấn hướng nghiệp
chọn nghề của học sinh lớp cuối cấp 12, đề xuất một số giải pháp hỗ trợ giúp học
sinh có nhận thức đúng đắn hơn trong việc chọn nghề tương lai.
4. Thời gian thực hiện sáng kiến: tháng 8/20017 tháng 4/2019.
5. Phạm vi áp dụng: Bước đầu thực hiện so sánh hiệu quả công tác tư vấn hướng
nghiệp chọn nghề cho học sinh lớp cuối cấp học THPT tại đơn vị.
6. Hiệu quả: ( nêu tóm tắt )

Trên cơ sở khoa học giáo dục hướng nghiệp dạy nghề, giúp học sinh và gia đình
nhận thức đúng đắn năng lực, khả năng, điều kiện, nhu cầu lao động để có quyết
định chọn nghề phù hợp trong tương lai (dù Đại học –Cao đẳng hay Trung cấp
nghề) tránh lãng phí, bở ngở, thất vọng khi ra trường góp phần giải quyết bài toán
nhu cầu nguồn lực lao động cho tương lai phát triển của đất nước.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

NGƯỜI BÁO CÁO


PHẦN I : MỞ ĐẦU

Lý do chọn đề tài:
Giáo dục hướng nghiệp là một bộ phận của nội dung giáo dục phổ
thông toàn diện được xác định trong Luật giáo dục. Trong chiến lược phát
triển giáo dục và chủ trương đổi mới chương trình giáo dục phổ thông hiện
nay cũng nhấn mạnh đến yêu cầu tăng cường giáo dục hướng nghiệp nhằm
góp phần tích cực và có hiệu quả vào việc phân luồng cho học sinh cung
ứng nguồn nhân lực phù hợp với năng lực bản thân và nhu cầu xã hội.
Qua nhiều năm trực tiếp làm công tác hướng nghiệp định hướng cho
học sinh lớp cuối cấp bậc THPT chọn nghề nghiệp, dù là tiếp tục theo học
tại các trường ĐH-CĐ hay TCCN chuẩn bị hành trang bước vào đời sống
cộng đồng, ở các em đều xuất hiện những quan niệm sai lầm khi chọn nghề
Phần lớn là do Cha mẹ và bản thân học sinh chưa tự khám phá bản thân:
trong mỗi người chúng ta, từng cá nhân đều có sở đoản, sở trường riêng, nó
còn tiềm ẩn đến một giai đoạn nào đó mới bộc phát khả năng nổi trội về một
lĩnh vực mà lúc trẻ mình chưa nhận thấy. Thường họ chọn nghề theo xu
hướng “thời thượng” chọn những ngành HOT, không tiên lượng được nhu
cầu lao động xã hội cũng như khả năng bản thân, truyền thống nghề nghiệp
và điều kiện kinh tế gia đình … để giúp học sinh có thể theo đuổi đến cùng

với nghề đã chọn.
Xuất phát từ thực tế đó Tôi quyết định chọn đề tài: “Một số giải pháp hỗ trợ
giúp học sinh lớp 12 chọn nghề phù hợp”, nhằm định hướng tư vấn thêm cho
học sinh 12 rộng đường quyết định nghề tương lai của mình.


2.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU :
Để thực hiện đề tài này tôi đã chọn và tổng hợp kết quả các phương pháp
như sau:
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết .
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm .
- Phương pháp điều tra.
Phạm vi nghiên cứu là đối tượng là học sinh lớp 12 sắp tốt nghiệp THPT,
chọn nghề thi vào các trường ĐH-CĐ,TCCN

PHẦN II : NỘI DUNG
1. CƠ SỞ LÝ LUẬN :
-Điều 27 Luật Giáo dục năm 2005 đã xác định rất roàng mục tiêu của giáo
dục phổ thông như sau :
Giáo dục THPT (Trung học phổ thông ) nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển
những kết quả của giáo dục trung học cơ sở, hoàn thiện học vấn phổ thông và có
những hiểu biết thông thường về kỹ thuật và hướng nghiệp có điều kiện phát huy
năng lực cá nhân để lựa chọn hướng phát triển, tiếp tục học đại học, cao đẳng,
trung cấp học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động.
-Định hướng nghề nghiệp là việc thông tin cho học sinh về đặc điểm hoạt
động và yêu cầu phát triển của các nghề trong xã hội, đặc biệt là các nghề các nơi
đang cần rất nhiều lao động trẻ có văn hóa, về những yêu cầu tâm sinh lý của mỗi
nghề, về tình hình phân công và yêu cầu điều chinhrlao động ở cộng đồng dân
cư, về hệ thống trường lớp đào tạo nghề của Nhà nước, tập thể và tư nhân.
Định hướng nghề gồm : Giáo dục nghề nghiệp và tuyên truyền nghề nghiệp.

-Tư vấn nghề nghiệp cho học sinh:
Tư vấn nghề nghiệp là hệ thống những biện pháp tâm lý- giáo dục nhằm đánh giá
toàn bộ năng lực thể chất và trí tuệ của thanh thiếu niên, đối chiếu các năng lực


đó với những yêu cầu do nghề nghiệp đặt ra đối với người lao động, có cân nhắc
đên nhu cầu nhân lực địa phương và xã hội, loại bỏ những trường hợp may rủi,
thiếu chín chắn trong khi chọn nghề.

2.PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN.
2.1Tìm hiểu thực tế:
2.1.1 Thực trạng xu hướng chọn nghề của học sinh lớp 12 những năm
gần đây :
2.1.1.1 Xu hướng đại học hóa của gia đình.
Phát huy truyền thống cần cù, hiếu học của dân tộc hầu hết các gia đình
Việt nam ngày nay đều vượt khó đầu tư vào giáo dục với mong mỏi tương lai thế
hệ sau sẽ tốt đẹp sáng lạng hơn. Truyền thống tốt đẹp đó đáng trân trọng và phát
huy nhân rộng. Tuy nhiên có nhiều Cha mẹ học sinh quên rằng năng lực học tập
tư chất ở mỗi người không ai giống ai, còn mang nặng suy nghĩ, ”trọng thầy
khinh thợ ” nên bằng mọi giá con mình phải học đại học
2.1.1.2. Xu hướng chọn những ngành HOT.
Những năm gần đây với sự phát triển của kinh tế - xã hội cùng với việc
bùng nổ thông tin học sinh có xu hướng chọn nghề đổ xô vào các ngành Y
Dược, Kinh tế- Tài chính ngân hàng, Công nghệ...Do đó điều đương nhiên là
điểm chuẩn để xét vào học các ngành này luôn cao hơn và áp đảo so với các
ngành kỹ thuật,cơ khí , khoa học ứng dụng...
Điển hình điểm tuyển sinh ĐH năm 2010 :
- Đại học Y Dược tpHCM : Bs đa khoa 23,5 điểm.
-Đại học Y Dược Cần thơ : Bs đa khoa 22,0 điểm
-Đại học kinh tế tpHCM : 19 điểm(khối A) /ĐH CT : kinh tế nông nghiệp

điểm tuyển = 14đ, kinh tế ngoại thương = 17đ


- Công nghệ sinh học (ĐH KHTN tpHCM ) 17đ( A), 21đ(B ) /ĐH CT 17
(A), 16(B).
-Trong khi đó điểm tuyển vào các ngành kỹ thuật (ĐHNL,ĐHCT) A:13 ,
B: 15.Vốn rất cần nhiều lao động có tay nghề cao phục vụ cho sự nghiệp hiện
đại hóa công nghiệp hóa cho đất nước công nghiệp ở mốc ngưỡng thời gian
năm 2020.
Nếu thí sinh không được tư vấn kỹ càng, thấu hiểu về năng lực bản
thân năng, sở trường sở đoản của mình mà chạy theo xu hướng chung thì rất dễ
thất vọng.
2.1.1.3. Xu hướng thoát ly khỏi nông thôn.
Hiện tại có nhiều thanh niên học sinh muốn học thành đạt để thoát khỏi
đời sống cực khổ ở nông thôn, nên có xu hướng chọn nghề tập trung vào các
ngành nghề dịch vụ xa lánh các ngành kỹ thuật ứng dụng vốn rất cần nguồn
nhân lực qua đào tạo có trình độ chuyên môn cao để làm chuyển biến một có
hiệu quả bộ mặt kinh tế xã hội địa phương, mặc dù có nhiều tỉnh thành có chính
sách ”trãi thảm đỏ” ưu đãi thu hút nhân tài mà vẫn thiếu người nhất là người của
địa phương đó đã thành đạt. Vấn đề này cần có cơ chế khuyến khích thu hút, chế
độ đãi ngộ thiết thực hơn từ các nhà hoạch định chính sách ở tầm vĩ mô.
2.2 Nguyên nhân :
2.2.1. Học sinh và gia đình :
Bản thân học sinh chưa thật sự hiểu biết hết khả năng tiềm ẩn của
mình có phù hợp với nghề sẽ chọn trước bước đường sự nghiệp thênh thang phía
trước mà chỉ chọn theo cảm tính theo xu hướng xã hội.
Cha mẹ học sinh còn mang nặng tư tưởng ”đại học” không đánh giá
đúng mực năng lực học tập của con em, mà phải vào đại học bằng mọi giá,
miễn con mình vào được đại học ngành nào cũng được để ” nở mặt” bằng chị
bằng em với bà con xóm giềng, nên tốt nghiệp ra trường lâm vào cảnh thất

nghiệp. Cũng do tâm lý trọng thầy khinh thợ nặng tư tưởng bảo thủ chủ quan và
không tiên lượng được xu thế phát triển của kinh tế xã hội chuẩn bị nguồn nhân
lực cho đất nước bước vào giai đoạn phát triển thành nước công nghiệp trung


bình vào năm 2020 đang rất cần nhiều lao động có tay nghề cao đã qua đào tạo
nên từ chối cơ hội vào các trường trung cấp chuyên nghiệp, trường đào tạo nghề
sau đó học liên thông lên đại học chấp nhận đi vòng vừa đở mất thời gian vừa tiết
kiệm ngân sách gia đình lại vừa sức học của con em lại có được việc làm có thu
nhập
2.2.2. Công tác hướng nghiệp chậm đổi mới
Từ lâu công tác hướng nghiệp cho học sinh chỉ chú trọng vào lớp cuối cấp,
thông tin nghèo nàn, chậm đổi mới cho phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội.
Các hoạt động hướng nghiệp chưa động bộ, nhất là biện pháp TEST tâm lý chọn
nghề cho tương lai, đối tượng học sinh là chủ thể của hoạt động này, đa số chưa
thực sự chủ động tích cực cân nhắc soi rọi lại năng lực bản thân, bày tỏ chính
kiến nguyện vọng mà để xem bạn bè, người thân .... quyết định hộ.
Thực tế này cho thấy công tác hướng nghiệp cần có sự đổi mới sâu rộng
nhất là các hoạt động tham quan tư vấn tại các trường đa ngành đa nghề để giúp
các em có cái nhìn đầy đủ hơn, đúng đắn hơn về nghề mà ý nguyện dự kiến sẽ
theo đuổi. Có vậy học sinh sẽ ít bị lở nhịp chọn nhầm do hiểu lệch.
3. Một số biện pháp hỗ trợ giúp học sinh chọn nghề :
3.1.

Nâng cao nhận thức cho đội ngũ những người làm công tác

hướng nghiệp, cha mẹ, học sinh và các lực lượng giáo dục khác
Cần làm cho các cấp quản lý quán triệt chủ trương của Đảng và Nhà nước
về nhiệm vụ giáo dục kỹ thuật-hướng nghiệp - dạy nghề đã được khẳng định
trong Luật Giáo dục.

-Đối với đội ngũ giáo viên và cán bộ phụ trách trực tiếp thực hiện các nội
dung hướng nghiệp cần làm cho họ nhận thức đúng đắn bản chất của hoạt động
này, các nội dung hướng nghiệp, các yêu cầu cần phải đạt được và cách tổ chức
các con đường hướng nghiệp một cách phù hợp với thực tế tránh miễn cưỡng
gượng ép làm cho có hoặc không đủ sức thu hút thuyết phục với đối tượng học
sinh.


Và cũng cần làm rõ trách nhiệm giáo dục hướng nghiệp không chỉ là
nhiệm vụ của bộ phận hướng nghiệp mà là trách nhiệm chung của cả hội đồng
nhà trường và thực hiện xuyên suốt theo kiểu ”mưa dần thấm lâu”, để cùng nhau
tác dộng đến nhận thức học sinh.
-Đối với cha mẹ và bản thân học sinh :
Cha mẹ học sinh và bản thân học sinh là người quyết định sau cùng trong
việc lựa chọn nghề, vì vậy nhận thức của học sinh có ảnh hưởng rất lớn đến kết
quả của quá trình hướng nghiệp. Thông qua nhiều kênh thông tin từ công tác
hướng nghiệp trong trường THPT, các trường ĐH-CĐ đến các phương tiện
thông tin đại chúng... trách nhiệm của Ban hướng nghiệp nhà trường THPT cần
giúp cho học sinh nhận thức đúng đắn ý nghĩa của việc hướng nghiệp tư vấn
chọn nghề đối với sự thành đạt nghề nghiệp của con em họ sau này. Điều này rất
khó trong điều kiện cơ chế thị trường hiện nay, khi mà nhận thức không ít người
còn lệch lạc, không có sự hiểu biết sâu sắc về nghề nghiệp, không thể dự đoán
nhu cầu nguồn nhân lực trong tương lai, hoặc ra trường phải vào được biên chế
Nhà nước hoặc còn mang nặng tư tưởng đại học trong nhận thức của nhiều bậc
phụ huynh...không thể tư vấn giúp được cho con em mình trong quá trình chon
nghề và tất yếu sẽ dẫn đến tình trạng ”thất nghiệp, thừa thầy thiếu thợ”.
Vì thế trong giáo dục tư vấn chọn nghề, nhà trường cần làm cho học sinh
nhận thức đúng đắn cũng như đánh giá chính xác năng lực, năng khiếu của mình
mà chọn nghề phù hợp với bản thân mình nhất theo phương châm ”tiên chọn
nghề, hậu chọn trường ” có sự phân luồng hợp lý tránh chọn vào những trường

có điểm tuyển sinh quá cao,vượt tầm .Lực lượng giáo dục hướng nghiệp chọn
nghề cho học sinh lớp 12 cũng cần thẳn thắn mạnh dạn phân tích tư vấn thật kỹ
và đưa ra ý kiến giúp học sinh nên chọn nghề nào trường nào để thi:
Ví dụ như đối với những học sinh nằm trong top ten thật sự xuất sắc nên
chọn Y-Dược, Kiến trúc, Quản trị kinh doanh ...ở các trường đại học nổi tiếng
đại học vùng, còn ngược lại các học sinh có năng lực tầm trung bình khá nên
chọn các trường có điểm tuyển không quá cao. Nếu học sinh cần tư vấn đi học
các trường TCCN, nghề nên chỉ bảo cho các em hãy chọn các trường tại tp Hồ


Chí Minh, các trường nghề Trung ương nơi đó có đầy đủ điều kiện học tập hơn
và khi ra trường được các nhà tuyển dụng tin tưởng hơn có việc làm ngay đở thất
nghiệp tốn công tốn của.
- Nên nghĩ kỹ không phải tất cả đều vào ĐH và không phải không vào
được đại học là tắt đường , còn nhiều con đường liên thông từ trung cấp nghề,
Cao đảng để lên ĐH nhiều khi đi vòng lại nhanh hơn đi thẳng.
Tại trường THPT Nguyễn Đáng nhận thức được điều này, nhiều năm nay
một mặt thông qua hoạt động của giáo viên hướng nghiệp dạy nghề , giáo viên
chủ nhiệm lớp thường xuyên tư vấn định hướng nghề nghiệp cho học sinh của
lớp và là cầu nối thông tin cho phụ huynh học sinh biết nắm bắt đầy đủ về năng
lực khả năng phát triển tương lai của học sinh, tư vấn giúp cho học sinh và gia
đình có quyết định hợp lý nhất.
- Đối với chính quyền địa phương và các lực lượng trong toàn xã hội:
Tham mưu cho cấp ủy và chính quyền địa phương để họ giữ vai trò chủ trì có
trách nhiệm huy động các lực lượng xã hội giúp đở các điều kiện để triển khai
công tác hướng nghiệp cũng như kế hoạch sử dụng lao động trong tương lai.
Thường xuyên giữ mối quan hệ chặt chẽ với các cơ sở sản xuất để học sinh có
thể đến tham quan thực tập .
3.2.Xây dựng đội ngũ làm công tác hướng nghiệp:
Để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về giáo dục hướng nghiệp trong thời gian tới,

chúng ta rất cần có một đội ngũ giáo viên có phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ
chuyên môn sâu, có năng lực sư phạm đặc biệt vai trò tư vấn tâm lý vững vàng
giải quyết tốt các tình huống phức tạp mà thực tế phát sinh. Đội ngũ giáo viên
hướng nghiệp cần có tính chuyên trách hơn là kiêm nhiệm như hiện tại.
3.3.Cải tiến nội dung và hình thức hướng nghiệp :
- Cần làm thay đổi nhận thức chọn nghề của học sinh qua các hoạt động
ngoại khóa tham quan nhiều loại hình cơ sở sản xuất, nhiều trường đào tạo đa
ngành đa nghề. Cũng như tổ chức cho học sinh lớp 11 tham gia các Hội chợ tư
vấn tuyển sinh hàng năm không đợi đến lớp 12.


Trường THPT Nguyễn Đáng đã tổ chức đưa học sinh lớp 12 tham quan tìm
hiểu trường ĐH-CĐ qua các năm :
Năm 2007-2008,2008-2009 đưa hơn 350 hs tham quan Đại học Cần Thơ
Năm 2009-2010 đưa 185 hs tham quan tìm hiểu Đại học Nông Lâm tp
HCM.
Năm 2010-2011 đưa 120 hs dự Hội chợ tư vấn mùa thi tại Đại học Cần Thơ.
Và 500 hs dự tại Đại học Trà vinh...
Qua tham quan tìm hiểu đã giúp cho học sinh phần nào hiểu đúng hơn về
mình để đưa ra quyết định chọn trường thi cho tương lai một cách khả thi nhất,
điều này thể hiện rõ qua hiệu quả đạt được bằng số lượt học sinh đỗ vào các
trường hàng năm .
- Làm đa dạng hóa các hình thức tổ chức dạy hướng nghiệp, ứng dụng Công
nghệ thông tin hỗ trợ tốt hơn cho các bài hướng nghiệp cần minh họa trực quan
hoặc quan sát ghi nhận đánh giá khắc phục tình trạng ”dạy chay” ở môn học
chưa thu hút được sự hợp tác của chủ thể .
-Tăng cường thêm cơ sở vật chất, trang thiết bị cũng như việc sử dụng phát
huy có hiệu quả những thiết bị có được tránh giữ kỷ để suốt trong kho chứa.
- Tăng cường trách nhiệm trực tiếp của hiệu trưởng về giáo dục hướng
nghiệp , tư vấn chọn nghề cho học sinh nhất là học sinh lớp cuối cấp.


PHẦN III : HIỆU QUẢ ĐẠT ĐƯỢC.
Nhờ sự chỉ đạo sâu sắc của lãnh đạo Sở Giáo dục và đào tạo Trà Vinh,
trực tiếp là Phòng Giáo dục chuyên nghiệp, trường THPT Nguyễn Đáng không
ngừng tiếp cận với các phương pháp tư vấn tuyển sinh, thực hiện tại nội bộ
trường bằng nhiều hình thức: tư vấn qua thông tin mạng, sử dụng email lớp,
GVCN, Ban lãnh đạo trường cử 01 làm chuyên trách,kiểm tra đôn đốc công tác
giáo dục hướng nghiệp cũng như kịp thời cập nhật thông tin và định kỳ thực hiện
kế hoạch tổ chức đưa học sinh đi tham quan thực tế ở các trường đa ngành đa
nghề, xem và được nghe nhà trường trả lời trực tiếp các thắc mắc của học sinh.


Qua đó bản thân học sinh và gia đình có điệu kiện nhận thức đúng đắn
việc chọn nghề ,chọn trường thi giúp các em có quyết định phù hợp, nên hàng
năm trường THPT Nguyễn Đáng luôn có số học sinh đỗ vào các trường đại học
cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp khá cao ( số liệu nắm qua kết quả điểm đỗ )
Năm 2009-2010 : đỗ vào Y dược Cần thơ = 06, Kiến trúc tp HCM =01,
ĐHCT các ngành nghề kỹ thuật khoa học ứng dụng trên 40 em, riêng CĐKT tài
chính Vĩnh Long đỗ 38 em.(lớp 12T1) ...Hơn trăm em do điều kiện kinh tế gia
đình đã chọn con đường vào các trường CĐ,TCCN: như CĐXD miền Tây, CĐ
Vạn Xuân tpHCM (02 hs ), CĐ điện lực tpHCM, CĐ Nguyễn Tất Thành...
Theo thống kế chưa đầy đủ hàng năm trường THPT Nguyễn Đáng có tỉ lệ
bình quân đỗ vào đại học cao đẳng hơn 15 % khoảng 65/ 550 hs TN và trên trăm
học sinh theo học các lớp trung cấp nghề.
PHẦN IV : KẾT LUẬN.
Do điều kiện kinh tế xã hội phát triển, nhu cầu lao động có tay nghề qua
đào tạo ngày càng lớn, ngành nghề càng đa dạng và phong phú đòi hỏi công tác
hướng nghiệp chọn nghề cho học sinh lớp cuối cấp ở bậc học THPT có sự đổi
mới từ hình thức đến nội dung hoạt động nhằm đáp ứng tốt định hướng giáo dục
nghề cho học sinh rộng đường suy nghĩ trước khi đi đến quyết định chọn nghề

gì ? thi trường nào? .....Qua thực tế ở trường THPT nguyễn Đáng để nâng cao
hiệu quả công tác hướng nghiệp chọn nghề cho học sinh lớp 12, chúng ta cần chú
ý các hoạt động sau:
1/ Cần có kế hoạch bồi dưỡng đào tạo nâng tầm chuyên môn hóa đội ngũ
làm nhiệm vụ hướng nghiệp dạy nghề trong trường THPT. Kịp thời đổi mới và
làm mềm hóa công tác tư vấn hướng nghiệp sao cho làm gần gũi thu hút được
đối tượng qua nhiều kênh thông tin: giáo trình của Bộ GD, thông tin tuyển sinh
hàng năm của các trường ĐH-CĐ TCCN, thông tin các trung tâm tuyển dụng lao
động, Hội chợ nghề nghiệp của các công ty lao động...
2/ Tổ chức tham quan thực tế (cho cả học sinh lớp 11như giáo trình hướng
nghiệp lớp 11 của Bộ) cơ sở sản xuất kinh doanh, các trường đào tạo đa ngành đa


nghề cũng như cách tiếp cận thông tin qua các buổi tư vấn tuyển sinh, Hội chợ
tuyển sinh giúp học sinh và gia đình nhận thức đúng hơn về nghề dự định cho
tương lai bởi Ông Bà ta có câu: ”Trăm nghe, không bằng một thấy”.
3/ Ban hướng nghiệp dạy nghề cần tham mưu tốt với Hiệu trưởng, tư vấn
có chiều sâu và phân tích thiệt hơn rõ ràng cho học sinh và cha mẹ học sinh để có
nhận thức đúng đắn trước khi quyết định chọn nghề phù hợp nhất cho bản thân.
Có cơ chế và nêu cao trách nhiệm giáo dục nghề là của toàn thể Hội đồng nhà
trường chớ không phải chỉ của Ban hướng nghiệp dạy nghề.
4/ Hiện thực hóa kết quả chọn nghề và đỗ đạt hàng năm của học sinh lấy
đó làm cơ sở phân luồng hướng nghiệp chọn nghề, nên chăng mạnh dạn tư vấn
cho Top Ten ( 10 % thật sự có năng lực học tập khá, giỏi ) thi vào các trường
danh tiếng. Còn lại nên chọn những trường vừa sức, đặc biệt làm cho cho cha mẹ
học sinh nhận thức rõ khái niệm liên thông đại học từ trung cấp nghề, cao đẳng
cũng là con đường đại học hóa của gia đình miễn là con em mình có ý chí hay
không ./.

MỤC LỤC



PHẦN I : MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài:
2.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
PHẦN II : NỘI DUNG
1.CƠ SỞ LÝ LUẬN :
2.PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN.
2.1Tìm hiểu thực tế:
2.1.1 Thực trạng xu hướng chọn nghề của học sinh lớp 12 những năm gần đây :
2.1.1.1 Xu hướng đại học hóa của gia đình.
2.1.1.2. Xu hướng chọn những ngành HOT.
2.1.1.3. Xu hướng thoát ly khỏi nông thôn.
2.2 Nguyên nhân :
2.2.1. Học sinh và gia đình :
2.2.2. Công tác hướng nghiệp chậm đổi mới.
3.Một số biện pháp hỗ trợ giúp học sinh chọn nghề :
3.1.Nâng cao nhận thức cho đội ngũ những người làm công táchướng nghiệp, cha mẹ,
học sinh và các lực lượng giáo dục khác .
3.2.Xây dựng đội ngũ làm công tác hương nghiệp:
3.3.Cải tiến nội dung và hình thức hướng nghiệp :
PHẦN III : HIỆU QUẢ ĐẠT ĐƯỢC.
PHẦN IV : KẾT LUẬN




×