Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

DẠY kỹ NĂNG làm văn – một số giải pháp quan trọng giúp học sinh lớp 12 thi đại học đạt kết quả cao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.6 MB, 17 trang )

“DẠY KỸ NĂNG LÀM VĂN –MỘT GIẢI PHÁP QUAN TRỌNG
GIÚP HỌC SINH LỚP 12 THI ĐẠI HỌC ĐẠT KẾT QUẢ CAO.”
- Người viết: Nguyễn Văn Lự
- Giáo viên Ngữ văn, trường THPT Vĩnh Yên, TP Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc
- Đối tượng học sinh bồi dưỡng: lớp 12.
- Số tiết bồi dưỡng phần kỹ năng làm văn: 24 trong 80 ca
A. ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO THAM LUẬN

Báo cáo tham luận gồm bốn phần:
I.
Vài nét về công tác ôn thi đại học, cao đẳng (ÔTĐH,CĐ) Ngữ văn Lớp 12.
II.
Những giải pháp giúp học sinh lớp 12 ÔTĐH, CĐ môn Ngữ văn hiệu quả.
III. Những kết quả triển khai chuyên đề tại trường THPT Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc.
IV. Một vài kiến nghị.
B. NỘI DUNG
I. VÀI NÉT VỀ CÔNG TÁC ÔN THI ĐẠI HỌC MÔN NGỮ VĂN LỚP 12.

1. Phương pháp dạy kỹ năng làm văn chưa được quan tâm đúng mức
- Hiện nay, phương pháp dạy Ngữ văn ở trường phổ thông, phần lớn các thầy, cô
giáo tập trung giảng bình tác phẩm, đoạn trích theo cách áp đặt cảm nhận của mình hoặc
theo tài liệu giảng dạy của Bộ Giáo dục và Đào tạo (Bộ GDĐT). Chúng ta ít chú trọng
dạy học sinh (HS) hình thành các kĩ năng khám phá, tìm hiểu và cảm nhận chủ động
theo năng lực và mục đích đọc văn của người học. Học sinh hiểu theo kiến giải của thầy,
theo tài liệu nên dễ quên, không để lại trong tâm tưởng những rung cảm hay ấn tượng từ
hình tượng văn học trong tác phẩm. Giờ học văn và viết văn trở nên nhàm chán và nặng
nề trong tâm trí học trò là câu chuyện không ai muốn nhắc lại.
- Trong phân môn Làm văn, giáo viên bộ môn quan tâm dạy lý thuyết kiểu bài, ra đề
học sinh làm. Các giờ thực hành, luyện tập kỹ năng viết đoạn, phân tích đề, lập dàn bài,
nhất là giờ trả bài chưa được thực hành nghiêm túc và hiệu quả. Học sinh làm theo, viết
theo những gì đã học, đã có trong tài liệu mà chưa dám bày tỏ hiểu biết mới theo chủ


quan. Không dám sáng tạo, không dám phát hiện nên có thể tạo ra lối nghị luận thiên về
học thuộc, sao chép và nhất nhất theo thầy dạy.
- Từ năm 2010, việc Bộ GDĐT thay đổi căn bản đề Ngữ văn Đại học, Cao đẳng (ĐH,
CĐ) gồm ba câu, trong đó, nghị luận xã hội (NLXH) chiếm 30 % điểm bài và nghị luận
văn học (NLVH) chiếm 70% điểm bài, theo cấu trúc ngày một thoát li văn mẫu học
thuộc, học tủ, học đối phó, thoát dần lối học đọc chép.
- Làm văn nghị luận văn học và nghị luận xã hội theo một số đề bài nhất định, dùng
những đề có sẵn, những ý kiến có sẵn làm cho tư duy nghị luận gò bó, xáo mòn, thiếu
tranh luận, phản bác hay nêu ý riêng. Những vấn đề mới, kiến giải mới gắn với thực tế,
gần gũi với trình độ học trò, đôi khi trái ngược với cách hiểu trong đáp án, vẫn chưa
được thầy cô chấp nhận. Một số giám khảo, do nhiều nguyên nhân, không đánh giá đúng
và khách quan bài làm của thí sinh theo đề bài mở. Cũng còn không ít giáo viên xem nhẹ
câu chữ và kỹ năng viết nghị luận của thí sinh, quan trọng hóa độ dài của bài mà không
1


coi trọng kiến giải và văn phong đã dẫn đến tệ trạng học sinh viết càng dài càng tốt. Bài
nghị luận xã hội cũng chấm qua loa, chỉ quan tâm đến các ý, chưa xem xét nhận thức và
tình cảm, thái độ của học sinh bàn luận.
- Việc ra đề, tổ chức viết bài, chữa bài, trả bài và rút kinh nghiệm chưa làm tốt vẫn
còn phổ biến trong dạy làm văn. Khâu cuối cùng của quá trình rèn dạy kỹ năng giúp điều
chỉnh hành vi bày tỏ nhận biết của học sinh về vấn đề nghị luận thông qua sử dụng ngôn
ngữ và diễn đạt cần phải làm chu đáo hơn.
- Phần trau dồi ngôn từ, mở rộng vốn từ trong nói và viết qua những giờ tiếng Việt
cũng còn nhiều hạn chế, góp phần làm giờ học văn và bài viết văn kém hấp dẫn và hiệu
quả.
2. Dạy ôn thi Ngữ văn ĐH, CĐ như thế nào đạt hiệu quả.
- Thực tế nước ta vẫn rất khó tìm cơ hội việc làm các ngành Khoa học xã hội; học
sinh không hào hứng học và viết văn; công việc ôn thi Ngữ văn ĐH, CĐ gặp không ít
khó khăn.

Nhà giáo Ngữ văn của các trường THPT vẫn mạnh ai nấy dạy theo chủ nghĩa kinh
nghiệm. Những đơn vị có đông học sinh thi Văn ĐH, CĐ (huyện Vĩnh Tường, Lập
Thạch, Xuân Hòa...); các lớp ôn thi cũng chưa thống nhất được chương trình và trọng
tâm kiến thức. Việc bố trí thêm giờ cho các môn thi ĐH, CĐ, tăng thời gian học ôn có
thể mang lại những kết quả đáng kể. Tuy nhiên, vấn đề phương pháp học và làm bài
vẫn là vấn đề mấu chốt quyết định điểm của bài thi văn. Học thêm và học nhiều nhưng
việc học sinh viết bài thường xuyên lại chưa được chú trọng nên chất lượng bài làm
thấp, nhất là các đối tượng HS không thuộc trường trọng điểm có đầu vào cao...
- Nội dung ôn thi trọng tâm trong các bài học chính khóa và đọc thêm không thay
đổi. Đến 2014, đề bài vẫn xoay quanh chừng ấy tác phẩm, chừng ấy tác giả văn học.
Sự đổi mới hoàn toàn của đề thi năm 2013 đặt ra vấn đề có tính sống còn. Không có sự
lặp lại đề thi và không thể dùng văn mẫu làm bài. Đề thi ĐH, CĐ đòi hỏi người thi
hiểu và bày tỏ sự cảm thụ của mình về vấn đề đặt ra. Nếu không hiểu tác phẩm và
không chắc về kỹ năng, thí sinh không thể làm bài nhưng hiểu tác phẩm mà kỹ năng
yếu làm bài chắc chắn kém hiệu quả..
- Thực tế một số Trường THPT phân công giáo viên dạy từ lớp 10 đến hết lớp 12,
phải ba năm sau họ mới có dịp dạy ôn thi ĐH, CĐ (trừ các thầy cô giáo có lớp ở
ngoài), thành thử, những bài học kinh nghiệm không thể được thực thi. Mặt khác, văn
chương chưa dễ thống nhất được ngay cách hiểu và cũng chưa nhất trí được ngay cách
dạy. Những khó khăn và tồn tại như thế làm công việc dạy ôn thi ĐH, CĐ Ngữ văn
càng nan giải.
Trong ba năm gần đây, tôi đã thay đổi cách dạy ôn thi ĐH, CĐ và bước đầu thấy
hiệu quả. Bên cạnh việc trang bị tri thức đọc hiểu văn bản văn học, tác giả văn học,
đảm bảo những kiến thức cơ bản cần thiết, tôi dành nhiều thời gian ôn tập, thực hành
kỹ năng làm văn cho học sinh. Trong tham luận này tôi xin trao đổi thêm ý tưởng
“DẠY KỸ NĂNG LÀM VĂN – MỘT GIẢI PHÁP QUAN TRỌNG GIÚP HỌC SINH LỚP 12 THI
ĐẠI HỌC ĐẠT KẾT QUẢ CAO”.

2



II. NHỮNG GIẢI PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 12 ÔN THI MÔN NGỮ VĂN HIỆU
QUẢ

1.Chủ động trong kế hoạch dạy kỹ năng làm văn.
- Theo phân công chuyên môn, tôi chủ động lập Kế hoạch ôn tập từ năm lớp10 đến
lớp 12. Theo các trọng tâm kiến thức:
+ Lớp 10, 11 dành khoảng 30 % số giờ học chuyên đề dạy lý thuyết và kỹ năng
tiếng Việt, làm văn.
+ Lớp 12 khoảng 30% số giờ học chuyên đề dạy lý thuyết và kỹ năng làm văn.
Nôi dung bài học được thực hiện đầy đủ các giờ làm văn, viết bài nghiêm túc trên
lớp, chấm bài cẩn thận, trả bài có nhận xét tới từng học sinh, yêu cầu sửa lỗi ở nhà và
khuyến khích học sinh viết lại bài theo dàn ý bài chữa.
- Lớp 12 được đầu tư 3 ca ôn thi một tuần, tổng số 80 ca (mỗi ca = 2,5 tiết học). Tôi
dành 24 ca ôn kỹ năng làm văn, 45 ca ôn tác phẩm, 4 ca giới thiệu bài khái quát văn
học sử, 2 ca lý luận văn học, 2 ca giới thiệu cấu trúc đề thi và giới hạn kiến thức.
Trong số 24 ca kỹ năng chia ra: NLXH: 10; NLVH: 10; chữa bài: 4 ca; trong đó phần
kỹ năng làm bài: 11 ca. ( Tổng hợp chương trình: Phụ lục 6).
Kiến thức về tác phẩm, tác giả đã được học theo chuyên đề nên tôi chú ý những vấn
đề cơ bản mới nhất, không giảng lại tác phẩm. (Kế hoạch chuyên đề: Phụ lục 7)
2. Nội dung giảng dạy phần Kỹ năng (24 ca x 2,5 tiết = 60 tiết)
(Tất cả các nội dung trình bày dưới đây tôi đã soạn thành giáo án chuyên đề theo
kế hoạch, được nhà trường ký duyệt ).
a. Ôn tập các kỹ năng nhận thức đề.
- Ôn tập các thao tác nhận thức đề bài: Đọc thật kỹ đề bài, gạch chân từ ngữ quan
trọng, phân tích ngữ pháp nhận định (ngữ liệu); xác lập 3 yêu cầu ( thao tác NL, nội
dung NL, kiến thức sử dụng)
- Giờ trả bài, chép đề và yêu cầu HS thực hiện công việc này nghiêm chỉnh, chỉ ra
những thiếu sót và nhầm lẫn của các học trò.
b. Ôn tập các kỹ năng tìm ý, lập dàn ý.

- Xây dựng những câu hỏi tìm ý (Vấn đề này là gì, cái gì, ai? Vấn đề đúng hay
chưa, tại sao, có thể hiểu thế nào, ...)
- Hướng dẫn HS cách ghép vào từng đề bài, nhất thiết phải đặt các câu hỏi tìm ý
và tìm ý nào chính, ý trọng tâm để dành thời gian và tri thức cho ý đó. Yêu cầu HS
nhất thiết làm dàn ý sơ lược rồi hãy viết.
c. Ôn tập các kỹ năng hành văn, lập luận, dùng từ, tạo dựng câu...
- Ôn tập các kỹ năng viết câu, dùng từ hợp phong cách, đúng nghĩa, đúng chính
tả. (mỗi lỗi chính tả, dùng từ, các em sẽ được viết lại 200 lần và tôi nhân đôi nếu
không viết). Các kỹ năng dựng đoạn theo từng cách trình bày được dạy lồng ghép khi
viết bài giúp HS hiểu và lựa chọn. Các lớp từ và loại từ bình giá, từ dùng liên kết
cũng theo cách vừa học bài vừa luyện tập nhận biết để vận dụng.
- Trong bài kiểm tra viết, tôi cố gắng sửa những lỗi phát hiện và khi trả bài phân tích
HS để cả lớp nhận biết cùng tránh.

3


d. Ôn tập các kỹ năng lập luận theo kiểu bài NLXH, NLVH.
- Mỗi kiểu bài NLXH, NLVH có những đặc điểm riêng, tạm gọi là dạng bài. Bài
phân tích đoạn thơ, đoạn văn khác bài phân tích cả bài thơ, cả tác phẩm văn xuôi; bài
cảm nhận văn học khác bài bày tỏ ý kiến văn học; bài phân tích khác bình luận văn
chương. Mỗi bài có cách tiếp cận và kiến giải theo những thao tác lập luận chủ yếu
so sánh, phân tích, bình luận, phản bác hay thuyết minh...
- Từng bước, thầy cô giáo giúp HS phân biệt sự khác nhau đó nhằm chọn được
những kỹ năng trình bày phù hợp giải quyết vấn đề đặt ra. Khi nào cần giảng giải, khi
nào phân tích, bình luận...Điều quan trọng là HS chọn cách dùng ngôn ngữ linh hoạt
trong khi bàn giảng vấn đề sao cho thuyết phục.
e. Ôn tập cách viết mở bài, kết bài. (Kỹ năng viết mở bài, kết bài: phụ lục 9)
- Ôn tập cách viết mở bài, kết bài đã học qua việc xây dựng các thiết kế mẫu cho đối
tượng HS trung bình. Các em chỉ cần thuộc, khi viết bài, chỉ cần thay đổi chủ thể là

xong phần mở bài.
- Mở bài sáng tạo dựa trên hai ý cơ bản (ý giới thiệu khái quát, ý nêu vấn đề NL) để
thiết kế theo các dạng nêu trực tiếp, gián tiêp, tương liên, phản luận.... Mở bài ngắn
gọn và trúng ý tạo sự hấp dẫn theo công thức có nhiều ích lợi.
3. Hướng dẫn học sinh làm bài theo công thức (khung) dàn bài mẫu cho từng
kiểu bài
(Dàn bài mẫu: phụ lục 10)
a. Kiểu bài tái hiện kiến thức ( câu 2 điểm)
- Ôn tập các dạng câu hỏi tái hiện kiến thức: tác giả, nhan đề, chi tiết và văn học sử
- Hướng dẫn cách tìm chi tiết, tìm ý nghĩa chi tiết và làm thế nào diễn đạt ý hiểu đó.

Thống kê các dạng câu hỏi tái hiện, học sinh cần nhớ:
+ Câu hỏi về tác giả và sự nghiệp sáng tác, phong cách nghệ thuật (Cần học kỹ 5 tác
gia trong chương trình văn học 11 & 12 là: Nguyễn Tuân, Xuân Diệu, Hồ Chí Minh,
Tố Hữu Nam Cao).
+ Hoàn cảnh sáng tác.
+ Kiến thức văn học sử, đặc điểm nội dung, nghệ thuật...
+ Nội dung và nghệ thuật của tác phẩm, đoạn trích.
+ Chi tiết, hình ảnh, ý nghĩa chi tiết văn xuôi
+ Phong cách nghệ thuật, quan điểm sáng tác của tác giả.
+ Ý nghĩa nhan đề, tình huống truyện.
Đây là câu lí thuyết: Cần làm chính xác, rõ ràng những kiến thức trong sách giáo
khoa. Tuy nhiên, không đơn giản chỉ có vậy, thí sinh cần trình bày cả cách hiểu, cảm
nhận của mình về một vấn đề.
b. Kiểu bài NLXH gồm 3 dạng cơ bản:
- Nghị luận về tư tưởng đạo lí.
- Nghị luận về về hiện tượng đời sống.
- Nghị luận về vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học.
Phần nghị luận xã hội xoay quanh các chủ đề tư tưởng- đạo lý và những hiện
tượng trong đời sống. Lưu ý các kiểu đề có nội dung : quan niệm về sống đẹp; sống

có trách nhiệm; tình yêu Tổ quốc; tình yêu thương con người, giữ gìn bản sắc văn
hoá dân tộc,… các hiện tượng đời sống như nghiện Internet; sống vô cảm; bạo lực
giữa các đối tượng học sinh với học sinh; lối sống buông thả,…, các vấn đề xã hội
4


trong văn học như lẽ sống, lòng tốt, đạo làm người,... Phần NLXH tuy thao tác giải
thích rất quan trọng, nhưng cảm thấy từ ngữ đó có thể nêu được khái niệm mà không
thể nào giải thích được thì nên nêu nội dung chung, tránh giải thích sai. Bởi vì khi đã
giải thích sai, thì mọi việc lập luận hoặc mô tả sau đó đều đi sai hướng.
Các dạng đề bài NLXH nên quy chiếu về dạng bài cơ bản: vấn đề tư tưởng (nhận
thức, lý tưởng, quan điểm nhìn nhận, thái độ...); vấn đề đạo lí (đạo đức, tình người,
quan hệ con người với nhau, cách xử sự...) ; hiện tượng đời sống thuộc lĩnh vực
nào... Mỗi dạng bài cần chỉ ra cách nhận biết và phân tích, bình luận.
c. Kiểu bài NLVH
- Kiểu bài về bài thơ, đoạn thơ (nêu cảm nhận, phân tích, bình luận...)
- Kiểu bài về về tác phẩm văn xuôi, về nhân vật, về nhận định ...(nêu cảm nhận,
phân tích, bình luận...)
- Kiểu bài về so sánh văn học, nhóm tác phẩm, một tác phẩm...(nêu cảm nhận,
phân tích, bình luận, nêu ý kiến,...)
Đây là câu có số điểm nhiều nhất, nhưng rất nhiều học sinh thường chỉ tập trung
vào chương trình 12 và bỏ hẳn chương trình 11, hoặc chỉ học văn xuôi và hoàn toàn
bỏ phần thơ. Những HS có năng khiếu cảm thụ văn học và có kỹ thuật hành văn tốt,
cần học thuộc những tư liệu văn học, nắm vững các chi tiết, hình ảnh để giải quyết
trên cơ sở biết khái quát và tổng hợp vấn đề.
Các dạng đề bài NLVH nên quy chiếu về dạng bài cơ bản. Bài NLVH về thơ cần
chú trọng ngôn ngữ, các biện pháp nghệ thuật để làm rõ ý thơ, chủ đề... Bàn về nhân
vật văn xuôi chú ý đến chi tiết, cử chỉ, hành động để thấy những vẻ đẹp của nhân
vật...
Chúng tôi soạn những gợi ý và đưa ra dàn ý mẫu như những công thức. Học sinh sau

khi phân tích đề bài chắc chắn, phác thảo dàn bài trong giấy nháp, tìm ý điền dần vào
khoảng trống, tiến hành viết bài đảm bảo nội dung và thời gian.
4. Luyện tập viết bài theo yêu cầu ngắn gọn, đủ ý và hấp dẫn.
- Ôn tập các thao tác nghị luận phân tích, giải thích, so sánh, bình luận, phản bác,
thuyết minh.
- Cách viết văn linh hoạt, hiệu quả. Thực hành nhiều trên lớp viết câu, dùng từ viết
đoạn.
Những vấn đề nêu trên, có thể không mới. Vấn đề có giá trị nhất là chúng ta làm
như thế nào. Mỗi nội dung tôi đều soạn giáo án và theo từng đối tượng điều chỉnh
phù hợp. Học sinh viết nhanh, hiểu nhanh tôi chữa ngay trên bài. Học sinh viết chậm,
tôi làm mẫu và hướng dẫn cụ thể hơn. Có khi phải làm nhiều lần viết mẫu, đọc mẫu,
thậm chí, cần hướng dẫn HS so sánh với bài văn trong tài liệu để đối chiếu, rút ra bài
học. Hiểu vấn đề rồi nhưng làm thế nào diễn đạt được sự hiểu ấy? Tôi thường cố
gắng soạn đề mới hoặc tham khảo đồng nghiệp đặt ra những câu hỏi dễ hiểu và lạ
giúp HS có những nhìn nhận đa dạng và thực chất vấn đề về tác phẩm. Các giá trị
của hình tượng, của chi tiết nghệ thuật cần hiểu đúng chuẩn kiến thức kỹ năng. Mỗi
thầy cô giảng dạy có thể lí giải khác nhau, đề thi có thể hỏi khác đề đã có nhưng kiến
thức cơ bản không thay đổi. Tôi chủ động giúp HS hiểu bản chất vấn đề rồi diễn đạt
ngắn gọn, đủ ý và chính xác. Yêu cầu HS không viết dài, kể lể lan man.
Tất nhiên, đề bài chưa thấy bao giờ, nhưng học sinh không bị lúng túng, hoang
mang, lần lượt làm hết cả ba câu. Nắm thật tốt kỹ năng, hoàn thành bài thi, đúng và
5


trúng hướng đề yêu cầu tin rằng thí sinh đó đã có nửa số điểm mỗi câu (khoảng 5
điểm cả bài). Nếu viết giỏi hơn, điểm tăng lên. Năm 2013, lớp 12A6 khối C, em
Nguyễn Thu Trang (không phải HS giỏi văn) thi ĐH đạt 7,5, CĐ đạt 7,5; em Nguyễn
Vân Anh, Lê thị Thúy Mai thi ĐH 7,5...Nhiều em đạt điểm 5,5 - 6,5.
Nhiều kỹ năng cần thiết khác, trước và trong khi làm bài, thầy cô nên trang bị cho
HS như tâm thế, cách chọn đề, cách huy động tri thức, cách viết ngắn, cách chọn và

đưa dẫn chứng trong NLXH và NLVH, phân chia thời gian hợp lí...
Sự thành thục kỹ năng làm văn và chủ động xử lí đề thi Ngữ văn thật sự quan
trọng không kém kiến thức hiểu biết về tác phẩm và xã hội. Tôi đã rất vui khi hết giờ
thi, nhận được tin của học trò “em làm xong cả 3 câu nhưng không biết có đúng
không”. Tôi muốn học trò đề nào cũng làm được, cứ theo cách thầy dạy, tự tin, bình
tĩnh, nỗ lực và sáng tạo, thành công sẽ đến.
5. Lập bảng tổng hợp theo dõi đề thi ĐH, CĐ các năm của Bộ Giáo dục và
Đào tạo
Tôi sưu tầm đề thi các năm gần đây của Bộ nhằm theo dõi và đi sâu hơn các trọng
tâm ôn tập về kiến thức và kỹ năng.( Tổng hợp đề thi các năm: phụ lục 8)
III. NHỮNG KẾT QUẢ TRIỂN KHAI CHUYÊN ĐỀ TẠI NHÀ TRƯỜNG

1. Năm học 2011-2012, nhóm học sinh tôi dạy phụ đạo 9 em 12 A6 của trường, có 1
học sinh đạt 8,5 điểm, số còn lại đạt từ 5,5 điểm trở lên, không có điểm dưới 5.
2. Năm học 2012-2013, lớp 12 A6, khối C, do tôi phụ trách, điểm bình quân đạt
5,87. Một số học sinh nắm vững cách làm bài, các kỹ năng làm văn nên điểm bài thi cao
hơn điểm tổng kết môn cuối năm. Các em tự tin và chủ động làm bài hiệu quả. (Phụ lục
5).
3. Năm 2013-2014, lớp 12 A7, khối D, tôi cùng dạy ghép, điểm thi Khảo sát theo đề
của Sở lần 1 và 2 điểm bình quân đạt yêu cầu (Phụ lục 4)
IV. NHỮNG KIẾN NGHỊ

1.Đối với cơ quan quản lí:
- Tổ chức Hội thảo cấp Sở thường xuyên, mỗi năm nên chọn một chủ điểm, một
nội dung.
- Các đơn vị nhà trường chủ động tổ chức hội thảo cấp trường, nhóm trường.
- Có chế độ đãi ngộ thù lao cho cá nhân nghiên cứu, sáng kiến kinh nghiệm thỏa
đáng.
2.Đối với nhà giáo tham gia ôn thi Đại học, Cao đẳng
- Chủ động lập kế hoạch, vận dụng linh hoạt các nghiên cứu, trao đổi kinh

nghiệm sau Hội thảo.
- Tăng cường trao đổi và học tập kinh nghiệm ôn thi ĐH, CĐ của đồng nghiệp.
Vĩnh Yên, ngày 03 tháng 03 năm 2014
Người viết

Nguyễn Văn Lự
6


7


Phụ lục 6: TỔNG HỢP KẾ HOẠCH ÔN THI ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG LỚP 12 A7
NĂM 2013-2014 - NGỮ VĂN KHỐI D
I. CẤU TRÚC THEO PHÂN MÔN ( 80 ca)
Stt
Bài
Bài
Giới thiệu
Phần kỹ năng
Phần Lý Phần tác Văn nước Giới hạn Kiểm tra
Kháiquát tổng kết cấu trúc đề
Làm văn
luận văn phẩm VH
ngoài
kiến thức và chữa
VH sử
chương
ĐH
học

thiĐH
bài
NLX
NLVH
H
1
4
3
1
10
10
2
45
x
1
4
II .CẤU TRÚC THEO CHƯƠNG TRÌNH LỚP 11( Tên bài và số ca dạy).
St Khái Hai
Chữ
Hạnh Chí
Đời Nam Vội Xuân Đây
t quát đứa người. phúc. Phèo thừa Cao vàng Diệu thôn.
trẻ
.
.
.
1
2
2
1

1
2
1
1
1
1
1

St
t

Chiều Thơ
xuân duyên

1

1

Đây
mùa
thu..

Tống
biệt
hành
1

Nhớ
đồng


Giải
đi
sớm
x

Một
thời.
.

Vĩnh
biệt
cửu..
1

Hầu
trời
x

Tiến
g mẹ
đẻ..

Tràn Tương
g

giang
1
x

Vi

hành
x

II .CẤU TRÚC THEO CHƯƠNG TRÌNH LỚP 12 ( Tên bài và số ca dạy)
St Khái TNĐ Tác Tây Việt Tố
Đất Sóng Đàn Ngườ Nguyễ
t quát
L
gia Tiến Bắc Hữu Nướ
ghit i lái .. n Tuân
HC
c
a ..
M
NKĐ
1
2
1
1
2
2
1
2
1
2
2
1
St
t
1


Nhữn
g
đứa ..
2

Rừng
xànu
2

Chiếc
thuyền.
.
1

Một
Nguyễ
người.. n Đình
Chiểu..
0,5
x

Mấy Thôn
ý
g
nghĩ.. điêp..
x
x

Nghệ

thuật
băm..
x

NKT
T

Tinh
thần
TD..
x

Chiều
tối

Lai
Tân

Tổng số
ca
80

Từ ấy

1

x

Cha
con

nghĩa..
x

Tổng
số ca
16

Ai
đã..

Nhì
n
về..

Hồn
Trươn
g

VChồn
g
APhủ

Vợ
nhặt

2

x

1


2

2

Đất Dọn Tiếng Bác Bên Nhữn Bắt Mùa Tổng
nước về hát..Đò ơi
kia g ngày sấu.. lá số ca
NĐT làng
lèn
sông.. đầu..
rụng
0,5
1
0,5
x
x
0,5
29
8


Ghi chú: Tác phẩm không in nghiêng đọc thêm. Dấu (x) dạy tích hợp với bài khác.
Phụ lục 8: TỔNG HỢP ĐỀ THI ĐH, CĐ MÔN NGỮ VĂN KHỐI C.D TỪ NĂM 2009 ĐẾN 2013
Câu NLVH– ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG
STT

Lớp

1

2
3
4
5
6
7
8
9
10
11

11

Tên tác phẩm
Khái quát VH
(TK XX- 45)
Hai đứa trẻ
Chữ người tử tù
Hạnh phúc của một
Chí Phèo
Đời thừa
Tác gia Nam Cao
Hầu trời
Vội vàng
Tác gia Xuân Diệu
Đây thôn Vĩ Dạ

12

Tràng giang


13
14
15
16
17

Tương tư
Nhât kí trong tù
Chiều tối
Lai Tân
Từ ấy

STT
1
2
3
4
5

Lớp

Tên tác phẩm
Khái quát VH
(1945 - 75)
Tuyên ngôn ĐL
Tác gia HCM
Tây Tiến
Việt Bắc




2009






2010






2011


C


3aD
3aC



2012





3bC



3aD


3b C
3bD

3b C





CĐb

3aC



2013


3aD

3aC


2009



C

3bD
3bD

3aD



3b C



2010






2011







2012






2013




D
C
C
3aC
D
9


6
7
8
9
10
11
12
13

14
15
16
17
18
19
20
21
22

12

Tố Hữu
Tiếng hát con tàu
Đất nước-NKĐ
Sóng
Đàn ghi ta Lor ca
Con đường trở ...
Người lái đò SĐà
Tác gia Nguyễn Tuân
Ai đã đặt tên...
Nhìn về vốn VH...
Hồn Trương Ba...
Vợ chông APhủ
Vợ nhặt
Những đứa con...
Rừng Xà nu
Một người Hà Nội
Chiếc thuyền...


3bD
3aC

CĐa

CĐa
CĐa

3aD
3bC

D

3bC

2.C
2.D

3a C

D

3aD

CĐa

3a C


3aD


CĐb

3bC
3bD

Câu NLXH – ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG
STT

Năm 2009

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

Khối C

Người đánh mất niềm
tin... mất nhiều thứ quý
giá hơn

Thói đạo đức giả....

Biết tự hào... nhưng biết
xấu hổ còn quan trọng
hơn

Kẻ cơ hội nôn nóng tạo

ra thành tích, người chân
chính ... nên thành tựu

Khối D

Xin cho cháu biết chấp
nhận thi rớt....

Thói vô trách nhiệm

Đừng cố trở thành nổi
tiếng ...mà trước hết là
người có ích.

Ngưỡng mộ thần tượng là
nét đẹp văn hóa, mê muội
... là thảm họa

Thói ích kỷ...thì sự chia
sẻ trở thành lạc lõng

Nghề nghiệp ko làm nên
sự cao quý...mà chính
con người...

Khối


Mối quan hệ tài và đức


Năm 2013
Không ca tụng trí tuệ mà
ca tụng sự khôn khéo...
biết thủ thế giữ mình, gỡ
được tình thế khó khăn.
Người Việt Nam ... Tính
thụ động... đi theo con
đường vẽ sẵn.
Khi có lỗi, người tử tế
thì sẵn sàng nhận lỗi, kẻ
ti tiện chỉ tìm cách đổ lỗi.

10


11


Phụ lục 9: KỸ NĂNG VIẾT MỞ BÀI, KẾT BÀI
PHẦN I. VIẾT MỞ BÀI
1.Trong phần đặt vấn đề cần đạt 2 yêu cầu:
- Nêu được vấn đề ngắn gọn nhất, hấp dẫn và gây hứng thú cho người đọc, người nghe.
- Nêu lên hướng giải quyết, phạm vi giải quyết vấn đề, tầm quan trọng, ý nghĩa của vấn đề
để chuẩn bị tư tưởng cho người đọc theo dõi phần nội dung.
Mục đích của mở bài là giới thiệu về vấn đề mà ḿình sẽ viết, thực chất là trả lời câu hỏi: Ở bài
viết này, ḿình định viết về điều gì?
2. Cấu trúc của một mở bài
Cấu trúc của một mở bài gồm 2 nội dung chính và 1 nội dung phụ :
Ý chính :
+ Dẫn dắt vấn đề: Nêu một vài vấn đề liên quan đến vấn đề cần bàn, chuẩn bị tư tưởng dẫn người

đọc, người nghe vào vấn đề bàn luận hay tình huống có vấn đề đặt ra ở đề bài.
+ Nêu vấn đề: Nêu vấn đề một cách ngắn gọn, nêu đúng vấn đề đặt ra trong đề bài và phải nêu
một cách khái quát. Vấn đề mà mở bài nêu ra chính là vấn đề mà nội dung bài viết đề cập tới.
Vấn đề này được nêu ra ở dạng khái quát, nêu một cách ngắn gọn và gây được sự chú ý của
người đọc. Mở bài có nhiệm vụ thông báo chính xác, rơ ràng, đầy đủ vấn đề, dẫn dắt sao cho việc
tiếp cận đề tài được tự nhiên nhất.
Ý phụ: (có thể lồng ghép vào ý chính)
+ Nêu giới hạn vấn đề: nêu được phạm vi bàn luận trong khuôn khổ nào (1đề tài, 1 tác phẩm hay
nhiều tác phẩm...)
+ Nêu nhận định về tầm quan trọng của vấn đề, ý nghĩa của vấn đề đối với cuộc sống, xã hội,
dòng văn học ; với trước đó và đương thời... (phần này không nhất thiết phải có, tuỳ thuộc vào
từng vấn đề cụ thể).
3. Một số mẫu mở bài ứng dụng từ thực tế
a. Đặt vấn đề (mở bài) trực tiếp
+ Mở thẳng vấn đề :
- Dẫn dắt ngắn gọn bằng câu văn liên quan trực tiếp tới vấn đề
- Nêu rõ vấn đề định bàn luận là gì.
- Nêu giới hạn vấn đề.
+ Mở trực tiếp có thêm phần dẫn dắt (thời gian, không gian và hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm).
- Dẫn dắt bằng cách nêu bối cảnh làm vấn đề xuất hiện như : thời gian, không gian, địa điểm xảy
ra sự kiện gì liên quan đến tác phẩm/vấn đề ; Xuất xứ của tác phẩm văn học.
- Nêu rõ vấn đề định bàn luận là gì.
- Nêu giới hạn vấn đề.
b. Đặt vấn đề (mở bài) với Nghị luận văn học theo cách gián tiếp
Giới thiệu từ vấn đề liên quan, dẫn dắt đến nội dung nêu vấn đề hoặc ấn tượng. Cách này dành
cho HS khá giỏi biết làm chủ kiến thức.
4.Tóm tắt một số công thức viết mở bài :
Cách 1: Dẫn theo nhận định của đề bài
Đoạn dẫn + nêu vấn đề + giới hạn vấn đề + nhận định về tầm quan trọng của vấn đề, ý
nghĩa

Cách 2: Dẫn theo tư liệu tác giả
Nêu tên tác giả + vị trí tác giả trong nền văn học hoặc phong cách + đề tài tiêu biểu, tác
phẩm tiêu biểu + nêu vấn đề
Cách 3: Đoạn dẫn theo lối so sánh (hai vấn đề tương tự).
12


Tìm 1 vấn đề tương tự (đề tài, chủ đề, hình ảnh , tác phẩm...) làm cầu nối so sánh với vấn đề
của đề bài để tạo đoạn dẫn + nêu vấn đề.
Cách 4. Đoạn dẫn theo lối so sánh (hai vấn đề đối lập)
Tìm 1 vấn đề đối lập tạo thế bắc cầu để giới thiệu vấn đề cần bàn + nêu vấn đề
Cách 5:
Đoạn dẫn dựa vào lời đánh giá ấn tượng của một tác giả nào đó.
Lấy 1 đánh giá của một tác giả uy tín có nội dung trùng với vấn đề đã xác định được làm
điểm tựa để phát triển tiếp + nêu vấn đề.
Cách 6:
. Đoạn dẫn dựa vào xuất xứ và những thông tin khác về tác phẩm
Lấy các thông tin liên quan đến vấn đề sau khi chọn lọc các chi tiết quan trọng hấp dẫn bố
trí thành đoạn dẫn + nêu vấn đề.
PHẦN II: PHƯƠNG PHÁP KẾT BÀI
Kết bài rất quan trọng đối với bài văn nghị luận, là phần kết thúc vấn đề đặt ra ở mở bài
và đã giải quyết ở phần thân bài. Tuy nhiên vì nhiêu lí do khác nhau, kết bài thường là phần phần
cuối cùng, gần hết giờ nên làm rất vội.
Giống như phần mở bài, phần này chỉ nêu ý khái quát, không trình bày lan man, dài dòng hoặc
lặp lại sự giảng giải, minh họa, nhận xét một cách chi tiết như ở phần thân bài. Phần kết bài có
nhiệm vụ tổng kết, đánh giá chung vấn đề đã nghị luận. Kết thúc vấn đề hay sẽ tạo được “âm
vang”, “dư ba” cho bài văn.
Các kiểu kết bài:
1-Tổng kết, tóm lược những ý chính đã trình bày ở phần thân bài:
Đây là cách kết bài thông thường nhất vì dễ làm nhất

2. Chiết trung, dung hòa: Đây cũng là kết bài theo cách tổng hợp từ đó rút ra thái độ, tình cảm
không phủ định, không tán thành . (thường dùng cho những luận đề không đúng hẳn mà cũng
không hoàn toàn sai hoặc những luận đề có hai, ba ý kiến đối nghịch nhau nhưng xem ra ý kiến
nào cũng đều có lí của nó, đặc biệt là những vấn đề thuộc quan điểm cá nhân)
3. Phát triển mở rộng thêm vấn đề:
Nêu đánh giá khẳng định và dự báo tiếp theo.
4.Vận dụng vào cuộc sống, rút ra bài học áp dụng: Nêu tổng kết bằng những số liệu hay thành
công của vấn đề trong cuộc sống.
5. Liên tưởng: là cách kết bài thông qua sự liên tưởng, tức là mượn ý kiến của dân gian, của một
danh nhân, một người có uy tín hoặc của sách để làm kết luận
6. Hỗn hợp:
Kết hợp 2, 3 ...kiểu kết bài trên làm thành phần kết thúc vấn đề.
Nhưng dù kết bài theo kiểu nào đi chăng nữa thì cũng nhằm khắc sâu kết luận của người viết để
lại ấn tượng đậm đà cho người đọc và nhằm nhấn mạnh ý nghĩa của vấn đề đã được nghị luận.
Kết bài hay phải vừa đóng lại, chốt lại, phải vừa mở ra, nâng cao.

13


Phụ lục 10: DÀN BÀI MẪU
A. BÀI NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
I . Xây dựng dàn bài nghị luận xã hội về tư tưởng đạo lí.
Xây dựng dàn ý sơ lược 3 phần
a+ Mở bài : Ngắn gọn khoảng 5 câu
- Dẫn luận xuất xứ vấn đề: Nguồn gốc hay hoàn cảnh không gian vấn đề được
nêu lên.
- Nêu vấn đề bàn luận: Vấn đề gì, thuộc lĩnh vực nào của tư tưởng đạo lí.
b+ Thân bài: 3 ý lớn
- Ý 1: Giảng giải các từ ngữ, khái niệm, các vấn đề.
Giải thích ý nghĩa gốc và nghĩa chuyển các từ, các vế và cả câu để thống nhất

nội dung bàn luận.
- Ý 2: Phân tích, bình luận làm rõ các biểu hiện trong từng khía cạnh
chính của vấn đề.
Vấn đề này có những biểu hiện nào là chủ yếu? Thể hiện trong lĩnh vực nào?
Hiểu vấn đề trong mối quan hệ chung và riêng ra sao. Có thể hiểu vấn đề theo
quan điểm nào, tầng lớp giai cấp nào của cuộc sống hiện nay. Tại sao hiểu như
thế? Mối quan hệ giữa các ý như thế nào.
Xem xét vấn đề trên những bình diện đúng/ sai, tốt /xấu, tích cực/ tiêu cực,
đẹp /xấu .. Có thể chỉ ra nguyên nhân, dẫn chứng, cơ sở thực tiễn để minh họa.
Không phân tích cụ thể ví dụ tránh lan man. Khẳng định ý đúng, bác bỏ ý sai,
phê phán hoặc đồng tình..
- Ý 3: Nêu ý nghiã và tác dụng của vấn đề
- Vấn đề bàn luận có quan hệ như thế nào đến nhận thức và tầm hồn tình cảm
của con người, nhất là tuổi trẻ học đường.
- Nêu vài biểu hiện của những tác động đa chiều khái quát, điển hình và toàn
diện của vấn đề.
Không nêu quá nhiều biểu hiện tác động tiêu cực hoặc tích cực, cần cân đối
hài hòa.
c+ Kết bài: ( khoảng 5 câu)
- Tổng kết các nội dung chính đã bàn ở trên ( lược ghi các ý chính)
- Có thể liên hệ suy nghĩ, nhận thức của bản thân trong tình hình cụ thể của
mình.
2 . Xây dựng dàn bài nghị luận xã hội về hiện tượng đời sống
Xây dựng dàn ý sơ lược 3 phần
a+ Mở bài : Ngắn gọn khoảng 5 câu
- Dẫn luận xuất xứ vấn đề: Nguồn gốc hay hoàn cảnh không gian vấn đề được
nêu lên.
- Nêu vấn đề bàn luận: Vấn đề gì, thuộc lĩnh vực nào của hiện tượng đời sống .
b+ Thân bài: 3 ý lớn
- Ý 1: Giảng giải các từ ngữ, khái niệm, các vấn đề.

Giải thích ý nghĩa gốc và nghĩa chuyển các từ, các vế và cả câu để thống nhất
nội dung bàn luận.
- Ý 2: Phân tích, bình luận làm rõ các biểu hiện trong từng khía cạnh
chính của vấn đề.

14


Vấn đề này có những biểu hiện nào là chủ yếu? Thể hiện trong lĩnh vực nào?
Hiểu vấn đề trong mối quan hệ chung và riêng ra sao. Có thể hiểu vấn đề theo
quan điểm nào, tầng lớp giai cấp nào của cuộc sống hiện nay. Tại sao hiểu như
thế? Mối quan hệ giữa các ý như thế nào. Những tác động tốt và không tốt, hệ
lụy và ảnh hưởng của vấn đề đến cộng đồng.
Xem xét vấn đề trên những bình diện đúng/ sai, tốt /xấu, tích cực/ tiêu cực,
đẹp /xấu .. Có thể chỉ ra nguyên nhân, dẫn chứng, cơ sở thực tiễn để minh họa.
Không phân tích cụ thể ví dụ tránh lan man. Khẳng định ý đúng, bác bỏ ý sai,
phê phán hoặc đồng tình..
-Ý 3: Nêu ý nghiã và tác dụng của vấn đề
- Vấn đề bàn luận có quan hệ như thế nào đến nhận thức và tầm hồn tình cảm
của con người, nhất là tuổi trẻ học đường.
- Nêu vài biểu hiện của những tác động đa chiều khái quát, điển hình và toàn
diện của vấn đề.
Không nêu quá nhiều biểu hiện tác động tiêu cực hoặc tích cực, cần cân đối
hài hòa.
c+ Kết bài: ( khoảng 5 câu)
- Tổng kết các nội dung chính đã bàn ở trên ( lược ghi các ý chính)
- Có thể liên hệ suy nghĩ, nhận thức của bản thân trong tình hình cụ thể của
mình.
Về dạng bài vấn đề đời sống trong TPVH dựa theo dàn ý trên.
B. BÀI NGHỊ LUẬN VĂN HỌC

1 . Xây dựng dàn bài câu hỏi tái hiện kiến thức
a+ Mở bài : Ngắn gọn khoảng 5 câu
- Dẫn luận xuất xứ vấn đề tác giả, tác phẩm và vị trí TP.
- Nêu vấn đề: Vấn đề gì, chi tiết nghệ thuật hay nội dung nào.
b+ Thân bài: 3 ý lớn
- Ý 1: Ghi chính xác các chi tiết (câu chữ, dấu câu...); hoặc đặc điểm,
nội dung đề hỏi.
- Ý 2: Phân tích, bình luận làm rõ các biểu hiện trong từng khía cạnh
chính của vấn đề. Gắn với nhan đề hay nhân vật, hoàn cảnh để nhận xét ý nghĩa
hoặc đánh giá thành công hạn chế.
-Ý 3: Nêu ý nghiã và tác dụng của vấn đề khi tìm hiểu tác phẩm hay tác
giả...
c+ Kết bài: ( khoảng 5 câu)
- Có thể liên hệ suy nghĩ, cảm xúc của bản thân khi nhận thức vấn đề.
2 . Xây dựng dàn bài nghị luận văn học: tác phẩm thơ
a+ Mở bài : Ngắn gọn khoảng 5 câu
- Dẫn luận xuất xứ vấn đề tác giả, tác phẩm và vị trí TP, nội dung và nghê thuật
khái quát..
- Nêu vấn đề: Vấn đề gì gây ấn tượng nhất đề bài nêu ra. Dựa phần dẫn hay
nhận định của đề.
b+ Thân bài: 3 ý lớn
- Ý 1: Xác lập không gian nghệ thuật, xuất xứ hay vị trí đoạn thơ, bài
thơ.

15


- Ý 2: Phân tích, bình luận làm rõ các biểu hiện trong từng khía cạnh
chính của vấn đề. Tùy gợi ý của đề, chọn cách phân tích, bình luận theo trình tự
từng câu hay theo khổ thơ, ý thơ, theo diễn biến tâm trạng nhân vật trữ tình...

-Ý 3: Nêu nhận xét ý nghĩa hoặc đánh giá thành công hạn chế về nội
dung, nghệ thuật. Nêu ảnh hưởng của tác phẩm trong sự phát triển văn thơ.
c+ Kết bài: ( khoảng 5 câu)
- Tổng kết các ý đã trình bày.
- Có thể liên hệ suy nghĩ, cảm xúc của bản thân khi nhận thức về tác phẩm, về
tác giả.
3 . Xây dựng dàn bài nghị luận văn học: tác phẩm văn xuôi
a+ Mở bài : Ngắn gọn khoảng 5 câu
- Dẫn luận xuất xứ vấn đề tác giả, tác phẩm và vị trí TP, nội dung và nghê thuật
khái quát..
- Nêu vấn đề: Vấn đề gì gây ấn tượng nhất đề bài nêu ra. Dựa phần dẫn hay
nhận định của đề.
b+ Thân bài: 3 ý lớn
- Ý 1: Xác lập không gian nghệ thuật, xuất xứ hay vị trí đoạn trích, nhân
vật, cốt truyện..
- Ý 2: Phân tích, bình luận làm rõ biểu hiện trong từng khía cạnh chính
của vấn đề. Tùy gợi ý của đề, chọn cách phân tích, bình luận theo trình tự từng
nội dung, diễn biến cốt truyện, theo đặc điểm ngoại hình, tính cách, vẻ đẹp, số
phận..., hay nội dung nhận định của đề bài.
-Ý 3: Nêu nhận xét ý nghĩa hoặc đánh giá thành công hạn chế về nội
dung, nghệ thuật. Nêu ảnh hưởng của tác phẩm trong sự phát triển văn học. Giá
trị tư tưởng, phong cách nhà văn..
c+ Kết bài: ( khoảng 5 câu)
- Tổng kết các ý đã trình bày.
- Có thể liên hệ suy nghĩ, cảm xúc của bản thân khi nhận thức về tác phẩm, về
tác giả.
Các dạng đề thường dùng cách nêu yêu cầu qua các từ khóa: bày tỏ,
cảm nhận, phân tích, bình luận, suy nghĩ, nhận xét, ý kiến tranh luận, làm
sáng tỏ...Tất thảy đề hướng về các dạng bài cơ bản trên. Sự khác biệt về
yêu cầu nội dung và cách bàn luận không nhiều ./.


16


17



×