Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

SKKN VOCABULARY IN ACTION học từ vựng qua hành động

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (781.33 KB, 24 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

TÊN ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

VOCABULARY IN ACTION
(Học từ vựng qua hành động)

Quảng Bình, tháng 01 năm 2019

1


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

TÊN ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

VOCABULARY IN ACTION
(Học từ vựng qua hành động)

Họ và tên: Nguyễn Thị Ái Nhân
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THPT Lê Hồng Phong

Quảng Bình, tháng 01 năm 2019

2


VOCABULARY IN ACTION


(Học từ vựng qua hành động)

1. PHẦN MỞ ĐẦU
1.1 . Lý do chọn đề tài:

Ngày nay để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội và hội nhập toàn cầu thì việc
sử dụng tiếng Anh trong giao tiếp đóng một vai trò hết sức quan trọng. Hiện nay tiếng
Anh là ngôn ngữ quốc tế và là công cụ giao tiếp, trao đổi, giao lưu văn hóa, thương
mại.
Biết và sử dụng thành thạo tiếng Anh đã trở thành một yêu cầu về chất lượng nguồn
nhân lực của thời đại mới. Tiếng Anh cũng đã trở thành một trong các môn học cơ bản
mà học sinh cần phải học trong chương trình phổ thông.
Việc dạy học tiếng Anh trong trường phổ thông đã có những thay đổi lớn về nội
dung cũng như phương pháp giảng dạy để phù hợp với mục tiêu và yêu cầu đặt ra cho
bộ môn này trong chương trình cải cách. Quan điểm cơ bản nhất về phương pháp mới
là làm sao phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học và tạo điều
kiện tối ưu cho người học rèn luyện phát triển khả năng ngôn ngữ vào mục đích giao
tiếp chứ không phải chỉ cung cấp kiến thức một cách thuần túy.
Mục đích nghiên cứu của đề tài là nhằm tìm hiểu những khó khăn, trở ngại trong
việc học từ vựng tiếng Anh của học sinh lớp 10, tìm hiểu những phương pháp dạy học
mới để từ đó xác định các cách để nâng cao việc hình thành và phát triển kỹ năng giao
tiếp bằng tiếng Anh cho học sinh, cụ thể là giúp học sinh lớp 10 có thể học từ vựng
tiếng Anh một cách hiệu quả nhất. Làm sao để học sinh không chỉ nhớ từ vựng mà còn
biết cách sử dụng từ vựng đó trong các hoàn cảnh khác nhau, biết cách tạo ra những
cuộc giao tiếp bằng tiếng Anh trong những môi trường khác nhau. Làm sao để các em
có thể giao tiếp được như người bản xứ với vốn từ phong phú… đó là câu hỏi mà tôi
luôn trăn trở. Chính vì những lý do trên mà tôi chọn đề tài giúp các em học từ vựng qua
3



hành động ( Vocabulary in action).
1.2. Điểm mới của đề tài nghiên cứu :
Đề tài nghiên cứu giúp giáo viên cập nhật xu hướng đào tạo hiện đại, dạy học bằng
trải nghiệm, thông qua các hoạt động, trò chơi để học từ vựng có trong bài khoá giúp
học sinh không chỉ nhớ từ nhanh hơn, lâu hơn mà còn hiểu rộng hơn chủ đề văn hoá, xã
hội mà bài học đề cập tới. Cao hơn thế, thông qua các hoạt động mới mẻ này, học sinh
được rèn luyện thêm nhiều kỹ năng sống khác như kỹ năng tự tìm kiếm thông tin, kỹ
năng tự học, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng thuyết trình, khả năng phản xạ nhanh
trong các tình huống…
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: học sinh lớp 10 Trường THPT Lê Hồng Phong xã Quảng Hòa,
Thị xã Ba Đồn.
- Phạm vi nghiên cứu : Đề tài tập trung nghiên cứu và ứng dụng các phương pháp dạy
học tích cực và hướng tới rèn luyện năng lực trong việc dạy học từ vựng môn tiếng Anh
lớp10.
Phương pháp nghiên cứu: chọn một phương pháp dạy từ vựng mới (áp dụng ngữ cảnh
thực trong giờ học từ vựng tiếng Anh), nghiên cứu, phân tích, áp dụng phương pháp đó
và sau đó quan sát sự tiến bộ của học sinh, đánh giá sự thay đổi chất lượng học tập
thông qua các bài kiểm tra để kiểm tra mức độ nhớ từ mới của học sinh, từ đó rút ra đề
xuất kiến nghị.
2. NỘI DUNG

2.1. Thực trạng vấn đề
Việc học môn tiếng Anh hiện nay tại trường phổ thông trung học đang được thực
hiện chủ yếu theo phương pháp truyền thống, học sinh ít hào hứng học tập dẫn đến kết
quả học tập chưa cao, học sinh mới chỉ dừng lại ở mức độ học thuộc từ mới và mẫu
câu, sử dụng lặp lại không có sáng tạo và lúng túng khi phải áp dụng vào tình huống cụ
thể giống như trong đời thực. Các phương pháp sư phạm đã có cải tiến hơn so với trước
đây, tuy nhiên nó được đưa ra giống nhau cho hầu như tất cả các bài học: phương pháp
làm việc cặp đôi, điền từ vào chỗ trống, quyết định câu đúng, câu sai, … khiến cho việc

4


học trở nên nhàm chán, học từ vựng thì lâu nhớ nhưng quên thì rất nhanh. Bài học
thường có khối lượng từ mới nhiều khiến cho việc học trở nên nặng nề, học sinh ngại
học. Việc tìm hiểu văn hoá của đất nước nói tiếng Anh gần như không được khai thác
triệt để khiến cho học sinh không được mở rộng hiểu biết về văn hoá xã hội và hội nhập
toàn cầu, không rèn luyện được các năng lực cần thiết cho công dân thế kỷ 21.
Vì thế, việc học từ vựng tiếng Anh thông qua hành động (Vocabulary in action) như
các trò chơi mô phỏng, các câu đố, đóng kịch, quay phim…sẽ là một giải pháp hữu ích
giúp cho học sinh không chỉ học từ vựng tốt hơn mà còn phát triển được nhiều năng lực
cần thiết, đáp ứng yêu cầu đổi mới trong nhà trường, phát huy tính tích cực chủ động
của học sinh và tạo hứng thú cho học sinh trong quá trình học tập môn tiếng Anh.
2.2. Nội dung và giải pháp thực hiện
2.2.1. Cơ sở lí luận của vấn đề.
Mục đích của việc học một ngoại ngữ là gì:
Theo PGS.TS Bùi Hiền, sử dụng ngoại ngữ có hai mục đích chính. Thứ nhất, để
nắm bắt thông tin về mọi mặt của đời sống xã hội từ phía nước ngoài có lợi cho cộng
đồng dân tộc mình. Đây được xem là mục đích hướng nội. Thứ hai, ngoại ngữ dùng để
chuyển tải thông tin về mọi mặt đời sống xã hội từ trong nước đến với các đối tác nước
ngoài. Đây là mục đích hướng ngoại. Từ mục đích thực dụng ngoại ngữ nêu trên giữ vai
trò chính trong việc lựa chọn các nội dung và phương pháp để xây dựng những chương
trình dạy – học ngoại ngữ phù hợp cho từng mục đích để nhanh chóng đạt được chất
lượng và hiệu quả dạy – học tối đa.
( Trích bài phát biểu của PGS.TS Bùi Hiền tại hội thảo chuyên đề với chủ đề “Giáo học
pháp ngoại ngữ” Khoa Quốc tế - Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN).
Như vậy, học một ngoại ngữ là phải sử dụng được ngôn ngữ đó một cách phù hợp
trong từng hoàn cảnh khác nhau. Học một ngoại ngữ được hiểu là không chỉ học chữ
viết của ngôn ngữ đó, mà còn học cách biểu đạt ngôn ngữ đó qua giọng nói và qua hành
vi (phi ngôn từ) bao gồm học cả văn hoá của quốc gia đó. Đó chính là học cách giao

tiếp bằng ngôn ngữ đó như một công dân của quốc gia đó. Như vậy chúng ta thấy học
tiếng Anh mà chỉ học từ ngữ thôi là chưa đủ. Học sinh cần được học cả bối cảnh sử
5


dụng từng câu chữ, học cả nền văn hoá của nước Anh và những quốc gia sử dụng tiếng
Anh, học cách giao tiếp bằng tiếng Anh. Và phương pháp dạy học nào là phù hợp ở giai
đoạn này là một câu hỏi lớn dành cho các giáo viên dạy tiếng Anh nói riêng và các giáo
viên dạy ngoại ngữ nói chung ở các trường phổ thông tại Việt nam.
Vai trò của Giao tiếp trong cuộc sống, vai trò của giao tiếp trong việc học ngoại
ngữ. Tầm quan trọng của các yếu tố trong giao tiếp:
Theo như nghiên cứu của cựu giáo sư tâm lý học của trường đại học UCLA tên là
Albert Mehrabian, người tìm ra quy luật 7-38-55, mối tương quan giữa các yếu tố trong
giao tiếp được thể hiện như sau:
Quy luật này nói rằng 55% quá trình giao tiếp không liên quan đến việc sử dụng từ
ngữ, mà liên quan đến ngôn ngữ cơ thể, vẻ mặt khi nói chuyện; 38% liên quan đến ngữ
điệu, chẳng hạn âm lượng, giọng nói, sự diễn cảm trong cách diễn đạt… và chỉ có 7% liên
quan đến ngôn từ.
Điều này cho thấy cách học và dạy học truyền thống là sử dụng từ ngữ như một
phương tiện chủ yếu (học qua sách giáo khoa, sử dụng bảng , phấn) là không đầy đủ, nhất
là với bộ ngôn ngoại ngữ, một môn học gắn liền với giao tiếp. Nó chỉ đảm bảo được 7%
của quá trình giao tiếp mà thôi. Việc dạy và học ngoại ngữ đã có thay đổi khi đưa việc
nghe băng đĩa và thực hành đóng vai vào chương trình học cũng đã cải thiện đáng kể chất
lượng học tập. Nhưng dựa vào nội dung của quy luật 7-38-55 thì chúng ta thấy vẫn còn
55% quá trình giao tiếp vẫn chưa được khai thác hết nếu chúng ta chỉ dừng lại ở đây. Và
tôi đã trăn trở đi tìm kiếm cách thức để có thể tối ưu hoá 55% còn lại này.
Tầm quan trọng của yếu tố phi ngôn từ trong giao tiếp:
Giao tiếp phi ngôn từ là giao tiếp bằng các tín hiệu không phải là ngôn ngữ mà bằng
sự chuyển động của thân thể, của cơ mặt, trang phục, điệu bộ, giọng nói (ngôn ngữ cơ
thể), bài trí không gian, âm nhạc, màu sắc, vật thể, khoảng cách ( ngôn ngữ môi trường)


* Ngôn ngữ cơ thể ( Body language):
Những kí hiệu phi ngôn từ như cử chỉ, nét mặt, tư thế điệu bộ.. là phương tiện hết
6


sức quan trọng trong giao tiếp của con người. Chúng được gọi chung là ngôn ngữ cơ
thể.
Có các loại ngôn ngữ cơ thể như sau:
- Những biểu tượng: Đó là một hình thức ngôn ngữ dấu hiệu, thay thế hoàn toàn những
thông điệp bằng lời nói, hay còn gọi là yếu tố phi ngôn từ. Ví dụ : giơ ngón tay trỏ và
ngón tay giữa tạo hình chữ V, ngửa lòng bàn tay ra ngoài, các ngón tay còn lại khum
vào một cách tự nhiên được hiểu là ký hiểu của “thắng lợi” ( Victory).
- Những minh hoạ: Ví dụ: vẫy tay khi muốn ai đó tới gần chỗ mình, xua tay thể hiện sự
từ chối.
- Những biểu cảm: gật đầu kèm theo mỉm cười có thể hiểu là đồng tình với thông điệp
phát ra; lắc đầu kèm theo mặt đỏ gay gắt, tay nắm chặt kiểu nắm đấm được hiểu là sự
phản đối, không đồng tình hoặc đôi khi là sự phản ứng dữ dội của người nhận thông
điệp, bĩu môi thể hiện thái độ khinh thường, chê bai, nhướn mắt, há hốc miệng thể hiện
sự ngạc nhiên…
- Những điều chỉnh: là những động tác phi ngôn từ được dùng khi chúng ta muốn điều
chỉnh tác động của lời nói. Ví dụ: nghiêng đầu, gật gù, mắt nhìn vào người nói biểu
hiện sự khuyến khích “ nói tiếp đi”; động tác phẩy tay được hiểu là “ thôi đừng nói
nữa”…
- Sự đi đứng, thế ngồi: Ví dụ: đi nhanh, gần như chạy thể hiện sự vội vàng, gấp gáp; đi
chậm chạp, vừa đi vừa ngắm nghía xung quanh, vừa hát thể hiện sự bình thản. Ngồi bó
gối, mắt nhìn ưu tư thể hiện sự lo âu, suy nghĩ…
- Hành vi đụng chạm: là hành vi phi ngôn từ khá phổ biến của con người như bắt tay, vỗ
vai, ôm hôn.. Cách bắt tay cũng thể hiện tính cách của con người hoặc thể hiện mối
quan hệ giữa hai người.

- Trang phục, trang điểm, đồ trang sức: người ta cũng đánh giá nhau khi mới tiếp xúc
thông qua trang phục, Người ta phán đoán về tâm lý, tính cách con người thông qua
những thông tin này: người cẩn thận hay người tuỳ tiện, người cầu kỳ hay người giản
dị,…
* Ngôn ngữ môi trường ( Environmental language):
Môi trường là không gian, địa điểm, thời gian, ánh sáng, nhiệt độ, âm nhạc...là bối
cảnh trong đó diễn ra quá trình giao tiếp. Nó thể hiện đặc điểm phong tục tập quán, văn
7


hoá, xã hội của các dân tộc, các quốc gia và địa phương khác nhau. Một lễ hội của
người Pháp được tổ chức trong một không gian khác với người Anh, khác với người
Mỹ. Một lễ cưới ở Hà nội được tổ chức khác với Sài gòn hay Quảng Bình…
Như vậy chúng ta hoàn toàn có thể dựa trên những đặc điểm nêu trên về quá trình
giao tiếp phi ngôn từ để thiết kế bài học từ vựng thông qua hành động. Hay nói một
cách khác là áp dụng những đặc điểm của giao tiếp phi ngôn từ vào trong việc dạy từ
vựng của môn tiếng Anh thông qua hành động.
Những đặc điểm tâm- sinh lý của học sinh trung học phổ thông
Thời kỳ tuổi học sinh trung học phổ thông là thời kỳ phát triển phức tạp hoá các
chức năng của não (phân tích, tổng hợp), có ý thức về việc học, biết quan sát có mục
đích, có khả năng tư duy trừu tượng và tư duy lý luận, có nhu cầu giao tiếp rất cao,
tham gia vào nhiều nhóm giao tiếp khác nhau. Tuổi này cũng có nhu cầu tìm tòi khám
phá, thích thể hiện “văn hoá nhóm” qua thị hiếu, trang phục, phong cách giao tiếp…
Bối cảnh giao lưu quốc tế hiện nay: Lối sống hiện đại khởi sự từ Mỹ thông qua báo
chí, phim ảnh, thông tin trên mạng… đang ngập tràn khắp nơi trên thế giới và ở Việt
Nam các em không hề có khó khăn gì để truy cập các thông tin đó. Việc đọc sách giấy
dần đang được chuyển thành xem video, xem youtube, đọc tin tức trên các trang mạng.
Phương pháp tiếp thu các kiến thức cũng đã thay đổi. Phương pháp giảng bài truyền
thống bằng bảng và phấn viết dường như không đủ để các em tiếp nhận thông tin. Nhịp
sống hiện đại khiến các em cần một phương pháp năng động hơn, trực quan hơn và

nhiều trải nghiệm hơn để tiếp thu kiến thức được nhanh hơn và nhiều hơn.
Ở Việt Nam tại một số thành phố và tỉnh thành, nhà trường đã có trang bị máy chiếu
cho các lớp học, giúp học sinh được tiếp cận với công nghệ mới, học trên các slide bài
giảng được thiết kế với nhiều màu sắc, nhiều minh hoạ hơn. Việc đổi mới phương pháp
dạy học, đổi mới cách sử dụng các giáo cụ trực quan hiện đại và cho phép học sinh trải
nghiệm là điều tất yếu, nhất là với bộ môn ngoại ngữ.
Trong bối cảnh như vậy, việc lên lớp dạy học bộ môn ngoại ngữ theo phong cách
truyền thống sẽ không theo kịp với suy nghĩ và nhu cầu của học sinh thời nay. Việc phải
hiện đại hoá và cải tiến phương pháp dạy học môn ngoại ngữ nói chung và môn tiếng
8


Anh nói riêng trở thành một nhu cầu cấp bách.
Dạy học theo định hướng hình thành và phát triển năng lực người học
Theo những nghiên cứu gần đây về phương pháp giáo dục, các nhà nghiên cứu cho
thấy trong quá khứ, việc dạy học tập trung vào việc người học lĩnh hội nội dung kiến
thức từ hệ thống chương trình, sách giáo khoa, dựa trên kinh nghiệm truyền đạt của
giáo viên. Kết quả được thể hiện ở chỗ người học trả lời được câu hỏi đã biết được cái
gì mà ít chú ý tới việc vận dụng kiến thức đó vào thực tiễn. Người học tiếp thu được
càng nhiều kiến thức càng tốt, ít quan tâm tới việc tạo ra các sản phẩm từ những điều đã
học được. Ngày nay, tri thức thay đổi và bị lạc hậu nhanh chóng; do đó việc rèn luyện
phương pháp học tập theo hướng tiếp cận năng lực ngày càng có ý nghĩa quan trọng
trong việc chuẩn bị cho học sinh có khả năng học tập suốt cuộc đời. Từ đó, với các
phương pháp dạy học theo định hướng này sẽ giúp học sinh không chỉ có được những
kiến thức cần thiết mà quan trọng hơn là có được những năng lực cần thiết: năng lực
chuyên môn, năng lực phương pháp, năng lực xã hội và năng lực cá nhân. Những năng
lực này không tách rời nhau mà có mối quan hệ chặt chẽ để tạo nên năng lực hành động
cho mỗi học sinh. Nội dung học tập cần được xây dựng thành các hoạt động, các chủ
đề, nhiệm vụ đa dạng gắn với thực tiễn. Học sinh sẽ được học thông qua các hoạt động
trải nghiệm, giải quyết những vấn đề thực tiễn. Theo phương pháp này, việc đánh giá

kết quả học tập không chỉ là điểm số qua mỗi bài kiểm tra trên giấy, mà còn là đánh giá
các năng lực nêu trên của từng học sinh. Việc học tiếng Anh, cụ thể là học từ vựng tiếng
Anh sẽ không chỉ dừng lại ở việc thuộc từ vựng, biết cách đặt câu với từ đó, biết đọc từ
đó và nói một câu, mà học sinh sẽ cần phải biết cách sử dụng từ vựng đó trong từng
hoàn cảnh khác nhau, từng thời gian khác nhau, sử dụng từ vựng đó với các biểu cảm
khác nhau, áp dụng cho từng tính cách người sử dụng khác nhau, mục đích giao tiếp
khác nhau... Học sinh cần phải biết cách “sống” như người bản xứ khi sử dụng từ vựng
đó.
Theo phương pháp này, phương pháp dạy học của giáo viên cần được đổi mới và thể
hiện như sau:
- Dạy học thông qua tổ chức liên tiếp các hoạt động học tập thông qua đó học sinh tự
9


khám phá những điều chưa biết chứ không phải thụ động tiếp thu những tri thức được
sắp đặt sẵn. Như vậy, giáo viên là người tổ chức và chỉ đạo học sinh tiến hành các hoạt
động học tập như nhớ lại kiến thức cũ, phát hiện kiến thức mới, vận dụng sáng tạo kiến
thức đã biết vào các tình huống học tập hoăc tình huống thực tiễn.
- Giáo viên chú trọng rèn luyện cho học sinh những phương pháp để họ biết cách đọc
sách giáo khoa và các tài liệu học tập, biết cách tự tìm lại những kiến thức đã có, biết
cách suy luận để tìm tòi và phát hiện kiến thức mới…. Giáo viên cần rèn luyện cho học
sinh các thao tác tư duy như phân tích, tổng hợp, đặc biệt hoá, khái quát hoá…để dần
hình thành và phát triển tiềm năng sáng tạo của học sinh.
- Tăng cường học tập theo nhóm để phát triển kỹ năng thảo luận theo đó học sinh vừa
phát huy khả năng tự lực một cách độc lập vừa biết cách hợp tác chặt chẽ với nhau
trong quá trình phát hiện và tìm tòi cái mới.
- Giáo viên nên chú trọng đánh giá kết quả học tập theo mục tiêu bài học trong suốt tiến
trình dạy học thông qua hệ thống câu hỏi, bài tập. Chú trọng phát triển kỹ năng tự đánh
giá và đánh giá lẫn nhau của học sinh với nhiều hình thức theo đáp án mẫu, theo hướng
dẫn hoặc tự xác định tiêu chí để có thể phê phán, tìm được nguyên nhân và nêu cách

sửa chữa các sai sót.
Như vậy, các hoạt động học tập của học sinh bao gồm hoạt động khám phá vấn đề,
hoạt động luyện tập và hoạt động ứng dụng thực hành (ứng dụng những điều đã học để
phát hiện và giải quyết những vấn đề có thực trong đời sống) sẽ được thực hiện với sự
hỗ trợ của thiết bị dạy học có sẵn tại nhà trường, đồ dùng học tập và công cụ khác,
trong thời đại công nghệ hiện đại, việc áp dụng công nghệ tin học và hệ thống tự động
hoá của kĩ thuật số sẽ làm phong phú thêm việc dạy và học.
- Trên thế giới, đã có nhiều quốc gia áp dụng khung năng lực chung cho việc dạy và
học tại trường phổ thông.
- Ở Việt Nam, vấn đề dạy học theo tiếp cận năng lực sớm được đưa vào nguyên lý giáo
dục trong nhà trường. Bộ Giáo dục và đào tạo đã xác định các năng lực chung được tất
cả các môn học và hoạt động giáo dục góp phần hình thành, phát triển là: năng lực tự
chủ học tập, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo,
những năng chuyên môn được hình thành và phát triển thông qua các môn học như
10


ngôn ngữ, toán, năng lực tìm hiểu tự nhiên và xã hội, năng lực công nghệ, tin học, thẩm
mĩ, năng lực thể chất.
- Ở Quảng Bình và ở trường PTTH Lê Hồng Phong, cụ thể với môn học tiếng Anh cho
lớp 10, chúng tôi ngoài việc dạy học theo đúng nội dung yêu cầu của bộ Giáo dục và
đào tạo, luôn tìm kiếm những nội dung và phương pháp mới để có thể nâng cao các
năng lực nêu trên cho học sinh của trường.
Với những lý thuyết trên, tôi xin vận dụng vào việc dạy từ vựng thông qua hoạt
động cho một số bài học tiếng Anh dành cho học sinh lớp 10.
2.2.2. Nội dung, giải pháp và cách thức thực hiện
Nội dung nghiên cứu và giải pháp
 Chuyển ngôn ngữ âm thanh thành ngôn ngữ cơ thể trong các tình huống thực

tế trong cuộc sống

TÌNH HUỐNG 1:

Hình ảnh trạm xe buýt
Từ vựng cần
Đa

số

học

ghi nhớ “Bus”
sinh học từ vựng bằng cách nhìn vào từ

mới, lặp đi lặp lại từ và viết nhiều lần vào trong giấy nháp. Điều này có thể giúp học
sinh nhớ được từ vựng trong một thời gian ngắn và nếu như học sinh không sử dụng thì
sẽ nhanh chóng quên.
Để nhớ được từ vựng học sinh cần sử dụng và thực hành từ vựng trong cuộc sống
hàng ngày và biến chúng trở thành ngôn ngữ của chính học sinh
Lấy ví dụ tại một trạm xe buýt. Học sinh ghi nhớ từ vựng qua hình ảnh và nói “Bus
stop” (trạm xe buýt) và không dùng ngôn ngữ mẹ đẻ và tiếp tục nói: “The bus is at the
bus stop” (xe buýt đang ở trạm xe buýt) hay “The bus is coming” (xe buýt đang đến).
Qua ví dụ trên cho thấy học sinh không chỉ học chỉ cụm từ “Bus stop” mà còn
dùng từ cụm từ trên kết hợp với câu nhằm mục đích diễn tả hình ảnh xe buýt đang ở
trạm xe và xe buýt đang đến.
11


The students get on the bus (học sinh lên xe buýt)
Miệng sẽ nói câu nói trên và kèm với hành động chân bước lên và tưởng tượng
phía trước là xe buýt. Và xung quanh học sinh là bus stop (trạm xe buýt), streets

(đường).
Khi học sinh làm hành động bước lên xe buýt và mọi quan cảnh học sinh đang
đứng là đang ở trên xe buýt. Miệng học sinh sẽ nói: passengers (hành khách), driver (tài
xế), seats (ghế)…
Trong tình huống này học sinh có thể thu được một lượng từ vựng liên quan đến
cùng 1 chủ đề và đúng trong ngữ cảnh đó.
Học sinh có thể tiếp tục tình huống thực tế khác như sau:
I get off the bus (xuống xe buýt). Now I am at a hotel (Tôi đang ở một khách sạn).
I can see a security, a doorman. Học sinh có thể làm hành động của một người đàn ông
đứng tại cửa của khách sạn, đóng và mở cửa và nói: doorman.
Sau đó học sinh đang ở trong không gian của một sảnh của khách sạn. Mọi thứ
xung quanh trước mắt và học sinh có thể nói cái vật thể mình có thể thấy được và gọi
tên tiếng Anh.
Qua các hành động trên học sinh có thể ghi nhớ từ vựng qua hình ảnh thực tế hoặc
trong trí tưởng tượng của mình. Điều quan trọng là học sinh phải luôn nói tiếng Anh và
liên tưởng đến vật thể mình đang muốn nói tới và không chuyển sang ngôn ngữ mẹ đẻ.
TÌNH HUỐNG 2:
Mục đích của bài học là học sinh có thể học được các vật dụng trong nhà và có thể
miêu tả các phòng trong một ngôi nhà.

12


Việc ghi nhớ từ vựng sẽ hiệu quả nếu như học sinh đang ở ngay tại ngôi nhà và có
thể đặt tên các vật dụng mình có thể thấy. Bước đầu học sinh có thể chỉ vào vật dụng và
đặt tên. Tình huống trên chỉ hiệu quả khi học sinh đang đứng trước người thật vật thật.
Một số trung tâm Anh ngữ gần đây đã áp dụng phương pháp trên bằng cách thiết kế các
phòng học theo chủ đề như Traffic (giao thông), Hotel (khách sạn), Restaurant (nhà
hàng), Airport (sân bay). Với thiết kế trên học sinh có cảm giác mình đang thực sự đang
ở đó và cảm thấy thoải mái.


Bên cạnh đó học sinh có thể dùng chính ngôn ngữ cơ thể để diễn đạt từ vựng mình

đang nói tới. Ví dụ: I open the door (Tôi mở cửa). Now, I am in the living room. I am
sitting on the sofa (Tôi đang ngồi ở trên ghế sofa). Và hành động của học sinh khi nói
đế ghế sofa là sẽ ngồi xuống với tư thế như đang ngồi ghế sofa.

Khi soạn giáo án cho từng bài học, tôi sẽ thực hiện theo quy trình sau:
-

Lựa chọn một số từ vựng của bài để thiết kế các hoạt động học tập có các hành động.
13


Thường các hoạt động này được thực hiện vào đầu giờ hoặc khi bắt đầu một bài mới,
-

một nội dung mới.
Lựa chọn loại hình hành động phù hợp: thuyết trình, trò chơi, câu đố, thẻ ghi từ, điền

-

vào ô chữ…
Thực hiện bài giảng
Các phương pháp được sử dụng trong một tiết học sẽ không lặp lại 2 lần nhằm tránh sự
nhàm chán của học sinh.
Để phát huy năng lực tìm kiếm thông tin, tự học và làm việc nhóm, tôi có thể cho học
sinh tự lập nhóm tìm kiếm thông tin về chủ đề sắp học, làm thành bài thuyết trình (bằng
tiếng Anh hoặc tiếng Việt tuỳ khả năng của các em. Bài thuyết trình cũng có thể được
trình bằng dưới dạng văn nói, hoặc slide trình chiếu, hình vẽ hoặc video clip tìm thấy

trên mạng internet hoặc tự sản xuất.
Các dạng câu đố hoặc trò chơi đơn giản cũng được tôi nghiên cứu áp dụng nhằm tăng
sự hào hứng trong học tập của học sinh.
TÌNH HUỐNG 3 : Áp dụng cho một bài học của chương trình lớp 10 – sách giáo
khoa mới
Bài học Unit 3 – Music
Từ vựng cần học :
fan
contest

pop
clip

Idol
talent

1- Chuẩn bị trước khi lên lớp :

- Trang phục (nếu có) giống như một ca sĩ nhạc pop, chỉ định một học sinh trong lớp
đóng vai này. Một cây đàn ghi ta thật hoặc cắt dán bằng bìa, tô màu.
- Đơn giản nhất có thể dùng tranh phô tô phóng to bức tranh trong sách giáo khoa, cắt
rời ca sĩ và những người khác. Việc này có thể yêu cầu học sinh làm trước khi tới lớp.
- Phô tô ảnh và in trên bìa khoảng 3 ca sĩ nhạc pop có tên tuổi sau đó cắt hình từng
người riêng.
- Tìm hiểu về một ban nhạc Pop nổi tiếng. Tìm một vài bài hát của họ (tìm kiếm nhanh
trên google). Đồng thời yêu cầu học sinh tìm hiểu về nhạc Pop, các ban nhạc pop, các
ca sĩ nhạc pop và các bài hát liên quan mà học sinh quan tâm hoặc yêu thích. Tìm hiểu
14



về album “My world” của Justin Bieber. Có thể cho học sinh làm việc theo nhóm trước
ở nhà.
Yêu cầu học sinh chuẩn bị bài thuyết trình (bằng tiếng Anh hoặc tiếng Việt tuỳ khả
năng của học sinh) về ban nhạc mà nhóm mình yêu thích nhất.
Cố gắng tạo phòng học thành 1 rạp hát, nơi có cuộc thi âm nhạc.
In hoặc viết to các từ mới lên bìa.
- Chuẩn bị các câu hỏi :
Hỏi chung cả lớp : Theo bạn, anh ấy (ca sĩ) tên là gì? Bạn có thường đi nghe anh ấy hát
không? Bạn có yêu quý anh ấy không? Có nhiều người yêu quý anh ấy không? Vậy
những người yêu quý anh ấy được gọi là gì bạn có biết không? (FAN). Theo bạn người
được nhiều FAN hâm mộ, yêu quý được gọi là gì? (IDOL) (STAR). Hôm nay có ai
cùng biểu diễn với anh ấy không ? họ là ai ? Tại sao họ cùng hát với anh ấy ở đây
(CONTEST). Các cuộc thi thường được tổ chức để tìm kiếm gì?(TALENT)
Hỏi học sinh đóng vai ca sĩ (yêu cầu 1 học sinh khác đóng vai người dẫn chương trình
(MC) hỏi ca sĩ: hôm nay anh sẽ hát bài gì? đó có phải là một sáng tác mới của anh
không ? Anh có nghĩ rằng anh sẽ là người chiến thắng hôm nay không ?
2- Diễn biến trên lớp
- Yêu cầu các nhóm thuyết trình bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh (tuỳ theo khả năng của
học sinh) về ban nhạc pop mà họ yêu thích. Mỗi nhóm trình bày trong 2 phút.
- Giáo viên giả định lớp học là nhà hát và hôm nay có cuộc thi. Giáo viên chỉ định một
học sinh đóng vai MC. Yêu cầu MC giới thiệu ca sĩ (đã được giáo viên chỉ định từ
trước, ăn mặc giống hoặc gần giống như trong ảnh của sách giáo khoa, với cây đàn
bằng giấy), khán giả là các bạn trong lớp.
- Giáo viên hỏi học sinh cả lớp những câu hỏi đã chuẩn bị trước dành cho cả lớp. Vừa
hỏi vừa dẫn dắt vào những từ mới của bài. Khi giải thích từ FAN, giáo viên có thể cho
phép học sinh thể hiện bằng hành động như hét tên ca sĩ, thể hiện những hành động
bằng tay hoặc ngôn ngữ cử chỉ khác thể hiện sự mến mộ với ca sĩ. Khi học sinh đã hiểu
từ FAN, giáo viên có thể gắn từ FAN (bằng bìa) lên ngực một bạn khán giả, sau đó gắn
từ IDOL lên ngực ca sĩ.
- Chỉ định 2 bạn khác đóng vai 2 ca sĩ khác cùng lên bục giảng cùng cố hát (giả vờ hát)

to hơn và có những động tác lôi kéo khán giả về phía mình. Giáo viên sẽ hỏi cả lớp để
tìm ra từ CONTEST và từ TALENT
- Để bạn học sinh đang đóng vai MC phỏng vấn 1 ca sĩ nổi tiếng nhất. Ca sĩ của Album
15


My world. Giáo viên để học sinh tự nghĩ ra câu hỏi, chỉ gợi ý khi thật cần thiết. Câu hỏi
chuẩn bị sẵn của giáo viên chỉ dùng để phòng xa.
- Cuối cùng, giáo viên sẽ cho học sinh xem một “CLIP” về ban nhạc “My World” trên
máy tính.
- Màn kịch kết thúc. Giáo viên gọi hỏi một vài học sinh về định nghĩa những từ mới
vừa được học thông qua vở kịch do các bạn diễn.
Áp dụng vào thiết kế bài giảng theo sách giáo khoa lớp 10 môn tiếng Anh đang
được giảng dạy tại trường THPT Lê Hồng Phong
Ví dụ 1: Unit 1: A day in the life off ( Reading)
- Lựa chọn chủ đề thuyết trình: nói về thói quen hằng ngày ( Talk about daily routine)
- Lựa chọn từ vựng : Have breakfast, lunch, drink tea, have dinner, working, alarm,
contented, chat, get ready.
- Lựa chọn hành động :
+ Tự tìm kiếm thông tin, làm việc nhóm, thuyết trình bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh,
thiết kế slide trình bày cho chủ đề thuyết trình
+ Trò chơi đoán chữ dựa vào ngôn ngữ cơ thể của một bạn trong lớp ( bạn đọc một từ
cô giáo đưa cho sau đó phải thể hiện từ đó bằng hình thể.)
+ Điền vào ô chữ .
Điền vào ô chữ theo hàng ngang
1
2
3
4 ( có 2 từ )


Suggested sentences:
1.1. The …. goes off at 4:30
1.2. We are… with what we do
1.3. We … about our work
1.4. It takes me 45 minute to…
Answers
A L A R M
C O N T E N T E D
C H A T
16


G E T

R E A D Y

Các từ còn lại (have breakfast, have dinner, lunch, drink tea, have dinner, working,
get ready) dùng trò chơi sử dụng ngôn ngữ cơ thể diễn tả lại từ vựng đó. Cô giáo gọi
từng học sinh lên bảng hoặc để học sinh tự xung phong. Mỗi bạn bốc thăm một tờ giấy
trên đó có ghi một từ. Học sinh phải dử dụng ngôn ngữ cơ thể để các bạn trong lớp
đoán được từ đó là gì. Nếu khó quá cô giáo có thể gợi ý.
Ví dụ 2: Unit 3 – People’s background ( Reading)
- Lựa chọn chủ đề : Nói về Marie Curie (Talk about Marie Curie)
- Lựa chọn từ vựng : Các từ vựng được lựa chọn từ bài đọc hiểu. To be born, General
education, Local school, Scientific training, Brilliant, Mature, Career, Impossible,
Interrupted, Realize dream, Work hard, Get married, Work together, University
professor, To be awarded, Nobel prize
- Lựa chọn hành động:
+ Thi đua nhóm. Lớp được chia thành 4 nhóm, cùng tham gia vào trò chơi có ghi điểm
phân chía các đội nhất nhì.

+ Trò chơi xem tranh đoán từ. thi đua lấy tinh thần đồng đội. Từng đội cử đại diện chọn
thẻ bài, nhìn hình ảnh và đoán từ ghi ở mặt sau. Người trả lới đúng được ghi một điểm
và được quyền chỉ định người tiếp theo ở đội khác, nếu đoán sai bị trừ 1 điểm.
Mặt trên của thẻ bài

Mặt dưới của thẻ bài

To Be born

General education

17


Local school

Scientific training

Brilliant

Mature

Career

Impossible

Interrupted

Realize dream


18


Work hard

Get married

Work together

University professor

To be awarded

Nobel prize

Sau khi khám phá các từ mới thông qua họat động này, học sinh có thể đã hiểu những
nội dung chính của bài đọc hiểu.
Giáo viên giải thích cho học sinh về cụm từ “People’s back ground”
Ví dụ 3: Unit 3 – People’s background ( Speaking)
19


Tiếp tục bài tập Speaking
Học sinh làm bài theo nhóm. Các nhóm chọn cho mình một nhân vật nổi tiếng sau đó
diễn kịch một bạn đóng vai nhân vật đó, một bạn đóng vai phóng viên phỏng vấn nhân
vật đó, đặt các câu hỏi để nhân vật đó nói về bản thân mình. Học sinh có thể dùng điện
thoại di động quay lại clip phỏng vấn này và cùng nhau xem lại trên lớp, rút kinh
nghiệm cho những nhóm làm tốt hoặc còn cần phải cố gắng. Cô giáo cùng các bạn góp
ý về từ ngữ sử dụng đồng thời góp ý cho các nhóm cả về cử chỉ ngôn từ như vẻ mặt,
giọng nói, các cử chỉ động tác của tay chân…

Trên đây là một vài ví dụ về việc áp dụng phương pháp học từ vựng thông qua hành
động sau đó áp dụng vào các tình huống giao tiếp thực tế. Cách học như vậy giúp học
sinh vừa học được từ mới vừa phát triển được nhiều kỹ năng như kỹ năng tìm kiếm
thông tin, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng đạt câu hỏi, kỹ năng phỏng vấn…. Học sinh
tham gia vào bài học trong công tác chuẩn bị bài còn trước cả khi bài học bắt đầu. Học
sinh rất hứng thú với hình ảnh, với trò chơi có thi đua, với trải nghiệm làm phóng viên.
3. KẾT QUẢ THỰC HIỆN
3.1. Tình hình hoạt động lớp học trước khi tiến hành sáng kiến
Thực tế giảng dạy trong năm học 2018 -2019 kiểm tra kỹ năng học từ vựng của học
sinh lớp 10A2, 10A6 đầu học kỳ. Các em học từ dưới dạng ghi nhớ. Học nhanh quên.
Học từ vựng một cách rời rạc. Học sinh chỉ học thuộc từ vựng, sử dụng trong việc viết
lại thành câu.
Kêt quả kiểm tra kiến thức trước khi áp dụng phương pháp mới:
Lớp
10A
2
10A
6

SS
45

Yếu, kém(%)
33,3

Trung bình(%)
53,4

Khá(%)
13,3


Giỏi(%)
0

45

55,6

42,2

2.2

0

3.2 Kết quả đã đạt được của việc áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
- Lớp thực nghiệm: 10A2
- lớp đối chứng 10A6
- Sau khi thực nghiệm, chúng tôi nhận thấy một sự thay đổi lớn trong cách tiếp cận tác
20


phẩm của học sinh:
+ Không khí lớp học rất sôi nổi.
+ Học sinh hứng thú với tiết học.
- Kêt quả sau khi đã áp dụng phương pháp mới:
Lớp
10A
2
10A
6


SS
45

Yếu, kém(%)
11,1

Trung bình(%)
55,5

Khá(%)
26,7

Giỏi(%)
6,7

45

33,3

60,0

6.7

0

Tôi mạnh dạn áp dụng hình thức học nêu trên nhiều hơn trong các tiết học đọc hiểu
(reading) và nói (speaking) thì kết quả rất khả quan. Góp phần đổi mới phương pháp
giảng dạy bộ môn Anh Văn THPT theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động,
sáng tạo của học sinh. Học sinh mạnh dạn hơn khi sử dụng Tiếng Anh. Kết quả bài

kiểm tra kiến thức của các em tăng lên rõ rệt. Các năng lực của học sinh được nâng cao:
khả năng thuyết trình, phân vai làm việc nhóm, tự tìm kiếm thông tin, phản xạ nhanh,
biểu cảm qua ngôn ngữ cơ thể… Các em tự tin hơn khi giao tiếp bằng tiếng Anh, có
nhiều hiều hiều biết hơn về văn hoá, xã hội của các nước nói tiếng Anh.
Đánh giá chung:
- Việc học và nhớ từ vựng của học sinh được cải thiện rõ rệt.
- Học sinh rất hứng thú với bài học.
- Học sinh mạnh dạn, tự tin hơn khi sử dụng Tiếng Anh.
- Học sinh biết cách làm việc nhóm.
- Học sinh cùng cô giáo sáng tạo các giáo cụ trực quan: học sinh tự vẽ tranh, in thẻ bài
để sử dụng cho các bài học trên lớp, thậm chí có thể tự làm các video clip bằng điện
thoại mô tả bài học...
- Học sinh biết cách tự tìm kiếm thông tin, biết tận dụng thông tin trên mạng sẵn có
phục vụ cho bài học.
- Học sinh có thể hiểu bài tại lớp và vận dụng ngôn ngữ trong hoàn cảnh phù hợp.
- Học sinh hiểu biết hơn về văn hóa của các nước nói tiếng Anh trên thế giới.
- Giáo viên trở nên năng động hơn, bắt buộc phải tìm tòi sáng tạo, bắt buộc phải tự trau
dồi các kiến thức không chỉ về ngôn ngữ mà còn về văn hóa của các nước nói tiếng Anh
trên thế giới.
- Các năng lực cá nhân được rèn luyện và phát triển tốt.
21


- Giáo viên phải tự trau dồi việc giảng dậy các kỹ năng sống cho học sinh thông qua
việc học ngoại ngữ.
- Bài giảng theo phương pháp này trở nên phong phú hơn, sinh động hơn.
Khó khăn khi áp dụng phương pháp mới:
- Việc chuẩn bị trước bài giảng mất rất nhiều thời gian.
- Học sinh cũng bị mất nhiều thời gian trong khâu tìm kiếm thông tin.
- Thời gian dành cho một phần của bài học khi áp dụng phương pháp này nhiều (học từ

vựng dài, giáo viên phải quản lý thời gian rất tốt để không bị cháy giáo án).
- Tốn chi phí cho việc chuẩn bị giáo cụ : tiền in ấn tranh vẽ, thuê quần áo biểu diễn,…
Thuận lợi khi áp dụng phương pháp mới:
- Học sinh rất nhiệt tình với phương pháp học mới.
- Nhà trường và tổ bộ môn ủng hộ.
- Đa số học sinh được phỏng vấn cho rằng cách dạy từ vựng mới thú vị và giúp học
sinh không chỉ hiểu từ mới mà còn biết cách tìm kiếm thông tin, cách thuyết trình trước
lớp, nhiều học sinh cho rằng qua cách học này học sinh được làm việc nhóm, và thích
được tiếp tục làm việc nhóm như vậy. Chỉ có một số rất ít thích học theo phương pháp
truyền thống.
4. ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ
4.1. Ý nghĩa của việc nghiên cứu đề tài “học từ vựng qua hành động”
Với đề tài: "Vocabulary in Action" học sinh có thể ghi nhớ từ vựng lâu hơn và sử
dụng Tiếng Anh trong các tình huống gần với cuộc sống. Với phương pháp trên học
sinh có thể tự tin trong giao tiếp hàng ngày vì thế cần được áp dụng rộng rãi hơn đối với
tất cả các lớp học tại trường nói riêng và những học viên học ngôn ngữ Tiếng Anh nói
chung.
4.2 . Đề xuất lên nhà trường:
- Áp dụng phương pháp mới cho diện rộng.
- Thành lập Câu Lạc Bộ tiếng Anh nhằm tạo sân chơi và môi trường cho học sinh phát
triển khả năng của mình về ngoại ngữ.
- Tổ chức các cuộc thi với chủ đề đa dạng trong nhà trường nhằm khuyến khích các em
sáng tạo và tham gia vào các hoạt động nhóm.
- Gửi giáo viên đi tham gia các khoá tập huấn để cập nhật, nâng cao chuyên môn về
22


phương pháp sư phạm.
- Trong khi hoàn cảnh thực tế chưa cho phép các lớp học có thể được trang trí bằng
hình ảnh sinh động về các chủ đề liên quan đến cuộc sống hàng ngày để tạo động lực

thực hành cho học sinh, chúng ta có thể dùng tranh vẽ trên khổ giấy A0, mô tả theo
từng bài học, giáo cụ này có thể sẽ được dùng nhiều lần cho các lớp hoặc cho các bài
học khác nhau.
Trên đây là toàn bộ kết quả nghiên cứu của tôi. Mỗi giáo viên sẽ có cách thức áp dụng
khác nhau khi đi vào bài giảng chi tiết. Tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp để
được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn.

23


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình Giao tiếp sư phạm – Nguyễn Văn Luỹ, Lê Quang Sơn – Nhà xuất bản Đại
học Sư phạm
2. Dạy học theo định hướng hình thành và phát triển năng lực người học ở trường phổ
thông – Lê Đình Trung – Phan Thị Thanh Hội – Nhà xuất bản Đại học Sư phạm

24



×