Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

SKKN thiết kế mô hình động bằng phần mềm powerpoint trong dạy học, bài nguyên lý làm việc của động cơ đốt trong – công nghệ 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.07 MB, 21 trang )

MỤC LỤC
1.
1.1.
1.2.
2.
2.1.

Phần mở đầu
Lý do chọn đề tài, sáng kiến, giải pháp
Phạm vi áp dụng của đề tài, sáng kiến, giải pháp
Phần nội dung
Thực trạng của vấn đề mà đề tài, sáng kiến, giải pháp cần

Trang 2
Trang 2
Trang 4
Trang 5
Trang 5

2.2.
2.2.1

giải quyết
Các giải pháp
Tiến trình thực hiện thiết kế mô hình động trên phần mềm

Trang 6
Trang 6

.
2.2.2



powerpoint
Trình chiếu mô hình trong quá trình lên lớp

Trang 15

.
2.2.3

Kết quả thực nghiệm

Trang 17

Phần kết luận
Ý nghĩa, phạm vi áp dụng của đề tài, sáng kiến, giải pháp
Những kiến nghị, đề xuất
Tài liệu tham khảo
Nhận xét của HĐKH trường THPT Ngô Quyền
Nhận xét của HĐKH Sở GD – ĐT Quảng Bình

Trang 17
Trang 17
Trang 18
Trang 19
Trang 20
Trang 20

.
3.
3.1.

3.2.

1


1. Phần Mở đầu

1.1. Lý do chọn đề tài, sáng kiến, giải pháp
- Lý do chọn đề tài
Trong trường phổ thông, môn Công nghệ nhằm trang bị cho học sinh
những kiến thức cơ bản về những ứng dụng của khoa học kỹ thuật trong sản
xuất và đời sống, nếu công tác giảng dạy và học tập được chú trọng thì môn
Công nghệ có vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo nhưng
trong thực tế ở các trường phổ thông môn học này vẫn được xem là một trong
những môn phụ. Lý do chủ yếu dẫn đến tình trạng này là môn Công nghệ không
được đưa vào tham gia thi tốt nghiệp THPT hàng năm, và cũng không được các
cấp lãnh đạo quan tâm đúng mực. Mặt khác, một phần là do chính quá trình dạy
học mà phương pháp dạy học của giáo viên là một nguyên nhân quan trọng. Đổi
mới phương pháp dạy học là nhiệm vụ chung của giáo dục và tất nhiên cũng là
một trong những nhiệm vụ cấp bách của dạy học Công nghệ phổ thông, trong đó
có môn Công nghệ 11.
Theo quan điểm dạy học truyền thống có thể thấy rằng phương tiện dạy
học là một trong các yếu tố không thể thiếu và tách rời được của một quá trình
sư phạm (nội dung, người dạy và người học, phương pháp, phương tiện). Vậy
phương tiện dạy học cần được huy động đến mức tối đa cho dạy và học theo
nhiều hình thức khác nhau.
Theo quan điểm khoa học giáo dục hiện đại, phương tiện dạy học không
chỉ được sử dụng trong khuôn khổ chật hẹp trước đây với yêu cầu trực quan,
minh hoạ bài giảng, thực hành thí nghiệm bình thường mà chúng còn cần phải
đáp ứng ở mức độ cao hơn, góp phần phát triển tư duy độc lập sáng tạo của

người học. Quan điểm này cũng đòi hỏi phát huy cao độ vai trò chủ thể của
người học trong dạy - học, trong sử dụng đa phương tiện. Đây là quan điểm
chứa đựng nhiều nội dung và ý nghĩa mới, phù hợp với đòi hỏi của giáo dục
trong giai đoạn hiện đại. Khi khoa học và công nghệ đang phát triển như vũ bão
cùng với một sự bùng nỗ công nghệ thông tin đang diễn ra trên phạm vi toàn

2


cầu, cũng như nền kinh tế - xã hội đang có những chuyển biến rất mạnh mẽ theo
hướng hiện đại văn minh. Quan điểm đã được nhiều nhà khoa học nghiên cứu,
phát triển.
Sử dụng dụng cụ, ứng dụng các phần mềm là mục tiêu chủ yếu nhất và là
mục tiêu cuối cùng của toàn bộ công tác đa phương tiện. Vì rằng, "Đa phương
tiện nghiên cứu chế tạo tốt bao nhiêu nữa cũng không thể phát huy hiệu quả, nếu
không qua các quá trình sư phạm". Tuy đa phương tiện có vị trí và tác dụng hết
sức quan trọng nhưng người dạy vẫn mãi mãi là người làm chủ thiết bị, người tổ
chức lớp học và sử dụng chúng.
Dạy học nói chung, dạy học bộ môn Công nghệ nói riêng, nó là một trong
những bộ môn có tính thực tiễn, thiên về dạy nghề, thực hành nhiều hơn. Trong
quá trình học tập học sinh cần tư duy, tưởng tượng, liên hệ thực tế để nắm được
nội dung bài học. Trong các phần học có phần động cơ đốt trong là một trong
những phần giúp học sinh hiểu và vận dụng thực tế khá nhiều. Tuy nhiên đây
cũng là phần học đòi hỏi học sinh cần tư duy, biết vận dụng kiến thức thực tế
vào bài để hiểu và phân biệt được các loại máy, chi tiết máy… mà trong quá
trình hoạt động thực tế các em chưa có cơ hội tiếp xúc được nhiều, nên phần nào
gây ra khó khăn cho các em trong quá trình lĩnh hội kiến thức trên lớp. Thực tế
khi lên lớp giáo viên thường yêu cầu các em phải biết cách nhận biết, nhận dạng
các chi tiết máy để trả lời các câu hỏi mà giáo viên đặt ra trong mỗi bài học.
Những yêu cầu trên đôi khi các em rất lúng túng, gặp khó khăn khi phải kể tên

các chi tiết máy trong động cơ đốt trong, ứng dụng của động cơ đốt trong… đây
là điểm yếu thường gặp đối với đối tượng học sinh THPT. Vì thế việc chủ động
của người giáo viên phải hướng dẫn chỉ bảo các em nắm bắt kiến thức thực tế
chu đáo, cụ thể những yêu cầu như trên trong từng tiết dạy, bằng cách liên hệ
thực tế nhiều hơn, khi lên lớp giáo viên cần chú trọng dụng cụ trực quan, xây
dựng các mô hình động để trình chiếu qua màn hình ti vi hoặc máy chiếu
projector bằng các phần mềm dạy học, trong đó có phần mềm powerpoint, vì
đây là môn học mang tính thực tế cao.

3


Theo chương trình Công nghệ hiện nay việc phân bố thực hành môn học
còn ít thời gian, thời gian thực hành chỉ bằng một tiết học nên chỉ đủ cho giáo
viên làm mẫu, học sinh quan sát và tự làm ở nhà không có sự theo dõi, uốn nắn,
nhắc nhở của giáo viên, nếu có thì thời gian ngắn giáo viên chỉ kịp hướng dẫn
qua cho một số em học sinh. Vì vậy học sinh chưa phát huy được khả năng sáng
tạo, tính tích cực, tìm tòi của mình, dẫn đến tính tư duy môn học chưa cao, vận
dụng từ lý thuyết đến thực tiễn còn hạn chế, điều đó đã ảnh hưởng không nhỏ
đến chất lượng bộ môn cũng như thời lượng lên lớp của giáo viên. Vì vậy cần
phải xây dựng quy trình dạy học có vận dụng các kỹ thuật dạy học vào từng tiết
nhằm nâng cao chất lượng từng giờ lên lớp.
Môn Công nghệ 11 có nội dung gồm 3 phần là Vẽ kỹ thuật, Chế tạo cơ khí
và Động cơ đốt trong. Trong đó, phần Động cơ đốt trong nhằm trang bị cho học
sinh kiến thức cơ bản về cấu tạo và nguyên lý làm việc của động cơ đốt trong;
cấu tạo và nguyên lý làm việc của các cơ cấu và hệ thống trong động cơ đốt
trong và một số máy móc, thiết bị sử dụng động cơ đốt trong làm nguồn động
lực. Đây là một trong những nội dung khó đối với giáo viên khi giảng dạy và đối
với học sinh trong quá trình tiếp cận kiến thức. Một trong những đặc điểm nỗi
bật của nội dung kiến thức phần động cơ đốt trong là vừa có tính cụ thể vừa có

tính trừu tượng. Để khắc phục khó khăn cho học sinh trong quá trình học tập,
nghiên cứu những nội dung có tính trừu tượng thì giáo viên cần tăng cường sử
dụng phương tiện trực quan và việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học
môn học ở trường phổ thông đang là một biện pháp hữu hiệu. Do đó tôi đã chọn
đề tài: “Thiết kế mô hình động bằng phần mềm powerpoint trong dạy học, bài
nguyên lý làm việc của Động cơ đốt trong – Công nghệ 11”
1.2. Phạm vi áp dụng của đề tài, sáng kiến, giải pháp
- Phạm vi áp dụng của đề tài: Đề tài áp dụng cho đối tượng học sinh khối
11, bài nguyên lí làm việc của động cơ đốt trong - Bộ môn Công nghệ.
- Sáng kiến

4


+ “Thiết kế mô hình động bằng phần mềm powerpoint trong dạy học, bài
nguyên lý làm việc của Động cơ đốt trong – Công nghệ 11”.
+ Nêu rõ tầm quan trọng của việc ứng dụng CNTT, sử dụng mô hình động
vào hỗ trợ bài dạy nhằm nâng cao chất lượng trong từng tiết dạy.
+ Đổi mới phương pháp dạy học nhằm thu hút đối tượng học sinh đam mê
với bộ môn Công nghệ.
- Giải pháp
+ Giáo viên phải nghiên cứu kỷ phần mềm powerpoint để ứng dụng có
hiệu quả vào việc thiết kế bài dạy.
+ Nghiên cứu kỷ phần nguyên lí làm việc của động cơ đốt trong 4 kỳ, bài
nguyên lí làm việc của động cơ đốt trong và một số tài liệu liên quan để nắm
chắc kiến thức bài trong quá trình thiết kế.
+ Tìm hiểu đối tượng học sinh để vận dụng đề tài vào thực tế sao cho đạt
hiệu quả cao nhất.
+ Nêu ra trình tự khi thiết kế và cách trình chiếu trên lớp.
2. Phần Nội dung

2.1. Thực trạng của nội dung phần nghiên cứu
- Thực trạng: Trong quá trình giảng dạy, khi tiếp xúc với học sinh, đặc
biệt là đối tượng học sinh có kiến thức đầu vào thấp, nhận thức bài trực tiếp
trên lớp của các em còn yếu. Bên cạch đó giáo viên lên lớp đôi lúc chưa thật
sự khai thác triệt để công cụ dạy học hiện có, dẫn đến học sinh thụ động
trong quá trình tiếp thu bài trên lớp. Nhận thức được tình hình đó cá nhân tôi
nhận thấy hầu hết các em còn yếu về kiến thức thực tiễn, tính tư duy bài học
còn chưa cao, vì vậy cần phải đổi mới cách truyền đạt nội dung bài học sao
cho phù hợp, dùng các mô hình động để mô phỏng giúp các em dể hiểu, dể
vận dụng vào thực tiễn.
- Để có số liệu cụ thể nhằm so sánh kết quả và hướng đi của đề tài tài, tôi
đã làm phép thử cho chính đối tượng giảng dạy của mình, bằng cách sử dụng bài

5


kiểm tra 15 phút để thu thập thông tin về mức độ hiểu bài của đối tượng học sinh
khảo sát, đảm bảo đối tượng đầu vào có kết quả học tập, sỉ số tương đương
nhau. Từ đó để khi xây dựng và triển khai đề tài, tác giả có phép so sánh chính
xác giữa lớp có thực nghiệm phương pháp ứng dụng mô hình vào giảng dạy và
lớp không ứng dụng mô hình khi dạy thực tế trên lớp. Cụ thể kết quả khảo sát
bài 15 phút trước khi xây dựng mô hình như sau:
TT Lớp
1
2
3
4

Sỉ


Giỏi

Khá

TB

Yếu

Ghi

số SL TL% SL TL% SL TL% SL TL% chú
11A3 37
0
0.0
20 54.1
12
32.4
5
13.5
11A4 39
0
0.0
15 38.5
18
46.2
6
15.3
11A6 39
0
0.0

17 43.5
16
41.2
6
15.3
11A7 37
0
0.0
18 48.6
14
37.9
5
13.5
- Đây là kết quả thực của đối tượng học sinh khi mà giáo viên chưa tăng

cường ứng dụng công nghệ thông tin vào việc thiết kế bài giảng, chưa đưa nhiều
mô hình động, thí nghiệm ảo vào từng tiết dạy nhằm giúp các em dể hiểu, dể
tiếp thu bài sau khi giáo viên trình bày hoặc giới thiệu qua hình ảnh...Từ những
vướng mắc đó tôi đã quyết định tìm hiểu các phần mềm phục vụ công tác giảng
dạy để thiết kế các mô hình động, phục vụ trình chiếu trong quá trình lên lớp,
nhằm giúp các em học sinh dể hiểu, dể tiếp thu và vận dụng. Dưới đây là giải
pháp ứng dụng phần mềm powerpoint vào việc đáp ứng được yêu cầu đổi mới
ngày càng cao của ngành đề ra.
2.2. Các giải pháp
Chương trình Công nghệ 11 có rất nhiều tiết dạy có thể ứng dụng hiệu quả
phần mềm powerpoint vào việc thiết kế thí nghiệm ảo, giúp các em học sinh dể
hiểu, dể vận dụng sau khi học xong lí thuyết. Ở đây tôi đi sâu vào việc ứng dụng
phần mềm powerpoint để thiết kế mô hình động trong bài “Nguyên lí làm việc
của động cơ đốt trong” nhằm đưa ra các giải pháp, cách thiết kế mô hình sinh
động, dể hiểu, thu hút đối tượng học sinh, qua đó góp phần đổi mới phương

pháp dạy học phát huy tính tích cực chủ động của học sinh.

6


2.2.1 Tiến trình thực hiện thiết kế mô hình động trên phần mềm
powerpoint
a. Mô hình sau khi đã thiết kế hoàn thiện
Giáo viên thiết kế mô hình động thể hiện nguyên lí làm việc của động cơ
đốt trong 4 kỳ, tạo hiệu ứng thể hiện chu trình làm việc của động cơ 4 kỳ (nạp nén - nổ - xả) để phục vụ trình chiếu cho học sinh hình dung nguyên lí từng kỳ,
từng giai đoạn của quá trình hoạt động của động cơ.

b. Trình tự xây dựng mô hình như sau:
Bước 1: Vẽ mô hình:
- Vào insert => shapes để chọn, vẽ khung mô hình và các chi tiết máy,
như hình hoàn thiện trên.

7


Bước 2: Tạo các hiệu ứng thể hiện quá trình làm việc của động cơ
Kỳ 1 (nạp)
- Tạo hiệu ứng trục khuỷu quay: Vào slide chứa hình ảnh, trên thanh công
cụ chọn animations (hiệu ứng), click chuột vào biểu tượng trục khuỷu, chọn
wipe, đặt chế độ on click (click chuột để thực hiện hiệu ứng).

Wipe

On clik


- Tạo hiệu ứng cho nhóm pít tông và thanh truyền: Chọn nhóm pit tông và
thanh truyền, kích vào add animations => chọn more motions paths => chọn

8


down nhấn ok, click chuột theo vị trí mũi tên, đặt chế độ after previous (thực
hiện hiệu ứng ngay sau hiệu ứng trước.

- Tạo hiệu ứng xupap nạp: Chọn nhóm biểu tượng xupap nạp, click vào
add animations => chọn more motions paths => chọn down và nhấn ok, đặt chế
độ after previous (thực hiện hiệu ứng ngay sau hiệu ứng trước) ở vị trí hướng
dẫn như hình dưới.

9


- Tạo hiệu ứng không khí vào buồng đốt: chọn biểu đường không khí vào,
click vào add animations, chọn more entrance effects, chọn cirle rồi nhấn ok, đặt
chế độ with previous theo mũi tên hướng dẫn.

+ Tạo hiệu ứng không khí xuất hiện trong buồng đốt: Click chuột vào biểu
tượng, chọn add animations, chọn appear, sau đó chọn chế độ with previous theo
mũi tên hướng dẫn.

10


+ Tạo biến mất của đường dẫn không khí vào: Chọn biểu tượng không khí
vào, click vào add animations, chọn more exit effects, chọn disappear, nhấn ok,

sau đó đặt chế độ after previous theo mũi tên hướng dẫn.

3. chế độ
after
previous
2.
disappear

1. more
exit
effects

- Kỳ 2 (nén)
+ Tạo hiệu ứng cho nhóm pit tông, thanh truyền chuyển động đi lên để
nén không khí: Tạo hiệu ứng cho nhóm pít tông và thanh truyền: Chọn nhóm pit
tông và thanh truyền, kích vào add animations => chọn more motions paths =>
chọn Up, nhấn ok, kích chuột mũi tên, chọn chế độ after previous, kết thúc.

11


+ Tạo hiệu ứng phun nhiên liệu: Click vào biểu phun nhiên liệu, chọn
appear như hình vẽ, sau đó click chuột vào mũi tên hướng dẫn, chọn chế độ
afterprevious.

Kỳ 3 (cháy giãn nở)
+ Tạo hiệu ứng nhiên liệu cháy: Chọn biểu tượng hỗn hợp khí cháy, chọn
add animations, chọn more emphasis effects, chọn fill color. Sau đó click chuột
phải ở hiệu ứng vừa tạo, chọn fill color chọn màu đỏ.


12


+ Tạo hiệu ứng cho pít tông đi xuống do khí thể đẩy: => Tạo hiệu ứng cho
nhóm pít tông và thanh truyền: Chọn nhóm pit tông và thanh truyền, click vào
add animations => chọn more motions paths => chọn down, nhấn ok; nhấn
chuột vào vị trí mũi tên đặt chế độ after previous (thực hiện hiệu ứng ngay sau
hiệu ứng trước).

Kỳ 4 (Xả)
+ Tạo hiệu ứng cho nhóm pit tông, thanh truyền chuyển động đi lên để xả
khí cháy ra ngoài: Chọn nhóm pit tông và thanh truyền, click vào add

13


animations => chọn more motions paths => chọn Up, nhấn ok, sau đó click
chuột vào vị trí mũi tên, đặt chế độ after previous.

+ Tạo hiệu ứng mở xupap xả: Chọn nhóm biểu tượng xupap xả, click vào
add animations => chọn more motions paths => chọn down và nhấn ok, click
chuột theo vị trí mũi tên, đặt chế độ after previous (thực hiện hiệu ứng ngay sau
hiệu ứng trước).

+ Tạo hiệu ứng đường dẫn không khí ra: chọn biểu đường không khí ra,
click vào add animations, chọn more entrance effects, chọn cirle và nhấn ok, sau
đó click chuột theo vị trí mũi tên và đặt chế độ with previous.

14



+ Tạo hiệu ứng biến mất của biểu tượng khí cháy và đường dẫn khi xả:
Chọn nhóm biểu tượng khí cháy và đường dẫn, kích vào add animations,
chọn more exit effects, chọn disappear và nhấn ok, click chuột vào vị trí mũi tên,
đặt chế độ after previous.

2.2.2. Trình chiếu mô hình trong quá trình lên lớp
a. Trình chiếu mô hình

15


Giáo viên giới thiệu cấu tạo của các chi tiết trên mô hình nguyên lí làm
việc của động cơ đốt trong, bằng cách trình chiếu mô hình động như đã thiết kế
ở phần đầu. Học sinh quan sát mô hình động, nhận diện được cấu tạo của các chi
tiết ở mô hình động cơ đốt trong.
Mô hình cấu tạo gồm: Xi lanh, nắp xi lanh, pit tông, trục khuỷu, thanh
truyền, xupap nạp, xả… đối với phần này học sinh đã được học ở bài trước, ở
đây giáo viên yêu cầu học sinh nhận diện các chi tiết thông qua mô hình.
Nhờ mô hình động mà giáo viên có thể giải quyết được các câu hỏi thông
qua hình ảnh động, học sinh dể hiểu và trả lời được các câu hỏi mà giáo viên
đưa ra. Từ đó sẽ phát huy được tính tích cực, chủ động của từng học sinh trong
quá trình tiếp thu bài trên lớp và kiến thức các em nắm được khắc sâu hơn, dể
liên hệ, vận dụng hơn.

Mô hình thể hiện nguyên lý làm việc của động cơ đốt trong

b. Nguyên lý hoạt động của động cơ đốt trong 4 kỳ

16



- Giáo viên trình chiếu mô hình thể hiện nguyên lý hoạt động của động cơ
đốt trong, học sinh quan sát mô hình.
- Giáo viên nêu các câu hỏi:
1) Khi nào thì xupap nạp mở? khi xupap nạp mở trong xi lanh diễn ra quá
trình gì?
2) Khi nào thì xupap thải mở? khi xupap thải mở trong xi lanh diễn ra quá
trình gì?
3) Em hãy quan sát, trình bày nguyên lí hoạt động của động cơ đốt trong.
Những câu hỏi đó chắc chắn học sinh sẽ dể dàng đưa ra đáp án cho những
câu hỏi trên của giáo viên, bởi vì thông qua cách trình diễn, tạo hiệu ứng động,
học sinh dể nhìn thấy đáp án trong các ý hỏi của giáo viên. Đó là cách giúp học
sinh hứng thú với môn học và tư duy môn học cao hơn.
2.2.3. Kết quả sau khi thực nghiệm
Sau khi thực hiện đổi mới phương pháp dạy học đối với bài nguyên lí làm
của động cơ đốt trong, Công nghệ 11, tôi thấy các em đã có chiều hướng tích
cực học tập, hứng thú với bộ môn học hơn trước. Các em chịu khó tư duy, trả lời
được các câu hỏi mà giáo viên đưa ra. Qua thực nghiệm tôi đã khảo sát học sinh
thông qua bài kiểm tra kết quả thu được từ phía học sinh như sau:
Kết quả hai lớp khi chưa thực nghiệm ứng dụng mô hình vào bài dạy:
TT Lớp
1
2

Giỏi

Khá

số SL TL% SL

11A3 37
0
0.0
20
11A4 39
0
0.0
15
Kết quả hai lớp còn lại khi

TT Lớp
1
2

Sỉ

Sỉ

Giỏi

TL%
54.1
38.5
đã ứng

Khá

TB

Yếu


Ghi

SL TL% SL TL% chú
12
32.4
5
13.5
18
46.2
6
15.3
dụng mô hình vào bài dạy:
TB

Yếu

Ghi

số SL TL% SL TL% SL TL% SL TL% chú
11A6 39
6
15.4 19 48.7
14
35.9
0
0.0
11A7 37
5
13.6 21 56.7

11
29.7
0
0.0
Nhìn vào bảng kết quả khảo sát của đối tượng học sinh, cho thấy hai lớp

không có ứng dụng mô hình vào giảng dạy cho kết quả học tập khá thấp, đặc

17


biệt là tỉ lệ học sinh có điểm trung bình và yếu chiếm tỉ lệ trên 40%, không có
học sinh giỏi. Hai lớp có ứng dụng mô hình vào giảng dạy kết quả tăng lên rõ,
cụ thể không còn số học sinh bị điểm yếu, số học sinh giỏi chiếm 15%. Qua
bảng so sánh trên ta thấy việc ứng dụng mô hình động vào bài dạy phần nào đã
đưa lại hiệu quả, tác động trực tiếp đến việc nhận thức kiến thức trên lớp của
học sinh, các em chịu khó nghiên cứu, hứng thú học tập hơn trước.
3. Phần kết luận
3.1. Ý nghĩa của đề tài, sáng kiến, giải pháp
Qua thực hiện đề tài đổi mới phương pháp dạy học với nhằm tăng cường
ứng dụng có hiệu quả CNTT vào từng tiết dạy tôi rút ra bài học sau:
- Việc thực hiện quy trình lên lớp gồm đầy đủ các bước, giáo viên tăng
cường khai thác các kênh hình... đã đưa lại hiệu quả rõ rệt trong quá trình giảng
dạy thông qua các số liệu so sánh ở bảng thu thập thông tin. Cũng qua đó đã
khơi dậy sự hứng thú học tập của học sinh, các em đã có chiều hướng tích cực
hơn đối với việc học tập bộ môn Công nghệ.
- Học sinh chịu khó tìm tòi, tư duy kiến thức mới thông qua mô phỏng mô
hình sinh động, đó là điểm mới của đề tài mà tôi đã thực hiện. Những đặc điểm
của mô hình thật được mô phỏng qua kênh hình, kích thích sự tìm tòi học hỏi từ
phía các em.

- Phát huy được tinh thần làm việc theo nhóm, tập thể từ đó giúp các em
đoàn kết, cộng tác giúp đỡ nhau trong học tập cũng như rèn luyện.
- Đề tài gồm hai phần cơ bản:
+ Thiết kế mô hình động bằng cách ứng dụng phần mêm powerpoint để
soạn thảo các ứng dụng cần có trong bài dạy. Qua phần thiết kế tôi đã trình bày
khá kỷ các bước trong quá trình thiết kế để các thể mô phỏng các hình ảnh động
giúp cho giáo viên ứng dụng CNTT vào giảng dạy ngày càng hiệu quả hơn.
+ Áp dụng mô hình đã được thiết kế vào công tác giảng dạy trên lớp theo
đối tượng học sinh, sau đó tổ chức khảo sát để có kết quả so sánh giữa các lớp
có ứng dụng mô hình với lớp không ứng dụng mô hình khi giảng dạy.

18


3.2. Kiến nghị, đề xuất
- Đối với nhà trường:
+ Cần có kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên cho đội ngũ giáo viên nói
chung, giáo viên Công nghệ nói riêng về trình độ chuyên môn và năng lực sư
phạm, đặc biệt là việc áp dụng các phương pháp dạy học tích cực, kỹ năng ứng
dụng các phần mềm dạy học.
+ Tạo điều kiện cho giáo viên tham gia các lớp bồi dưỡng, học thêm để
nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm.
+ Đầu tư cơ sở vật chất cho dạy học bộ môn Công nghệ.
- Đối với giáo viên:
+ Trong quá trình dạy học cần khai thác tối đa các chức năng hỗ trợ của
phương tiện kỹ thuật, tăng cường ứng dụng CNTT vào từng bài dạy.
+ Thường xuyên, tích cực trong việc đổi mới phương pháp dạy học để tạo
cho mình thói quen hoạt động, tìm tòi mở rộng. Qua đó nâng cao trình độ
chuyên môn, khả năng sử dụng các phương pháp dạy học tích cực…từ đó tạo
hứng thú cho người học, học sinh chú ý, ham học hơn, thì chất lượng, tầm ảnh

hưởng của môn học ngày càng được nâng cao.
+ Tích cực nghiên cứu, thiết kế các mô hình trực quan nói chung và mô
hình động nói riêng để phục vụ bài dạy đạt hiệu quả cao.
- Đối với học sinh:
+ Cần có nhận thức đúng về bộ môn Công nghệ, vì nó là bộ môn áp dụng
nhiều trong thực tế cuộc sống.
+ Tích cực học tập để trau dồi kiến thức cơ bản về bộ môn Công nghệ.

19


TÀI LIỆU THAM KHẢO
TT

Tên tài liệu

Tên tác giả

1

Phần mềm Powerpoint.

2

Bài giảng học phần phương tiện dạy
Lê Huy Hoàng
học;

3


Lý luận về dạy và học tích cực

4
5

Đặng Tuấn Cường

Trần Bá Hoành

Phương pháp dạy học kỹ thuật công Nguyễn Văn Bính - Trần Sinh Thành nghiệp, tập 1 - phần đại cương nhà Nguyễn Văn Khôi
xuất
Sách giáo khoa Công nghệ 11 - NXB Nguyễn Văn Khôi (chủ biên) - Nguyễn
giáo dục - Bộ Giáo dục và Đào tạo Văn Ánh - Nguyễn Trọng Bình - Đặng Văn
2007
Cứ - Nguyễn Trọng Khanh - Trần Hữu Quế

6

Động cơ đốt trong

7

Nguyên lý động cơ đốt trong - Nguyễn Tất Tiến
NXBGD 2000

8

Lý thuyết động cơ điêzen, Nxb Giáo
Lê Viết Lượng
dục 2004


Hoàng Minh Tác

20


NHẬN XÉT CỦA HĐKH TRƯỜNG THPT NGÔ QUYỀN
......................................................................................................................
........... .....................................................................................................................
............ ....................................................................................................................
............. ...................................................................................................................
.............. ..................................................................................................................
............... .................................................................................................................
................
Bố Trạch, ngày……tháng..... năm 2019
CHỦ TỊCH HĐKH

NHẬN XÉT CỦA HĐKH SỞ GD VÀ ĐT QUẢNG BÌNH
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
Quảng Bình, ngày …tháng … năm 2019
CHỦ TỊCH HĐKH

21




×