Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

MỘT số vấn đề CHUNG về kỹ THUẬT dạy học TÍCH cực

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.09 MB, 34 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẢNG BÌNH

TÀI LIỆU
BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN
GIÁO VIÊN GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN

CHUYÊN ĐỀ

KỸ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC

Quảng Bình, 2017
1


MỤC LỤC

I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KỸ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC....... 2
1. Kỹ thuật dạy học là gì?.......................................................................2
2. Một số kỹ thuật dạy học tích cực........................................................3
II. MỘT SỐ KỸ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC VẬN DỤNG TRONG
DẠY HỌC GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN...................................................5
1. Kỹ thuật động não (Brainstorming)....................................................5
2. Kỹ thuật chia nhóm.............................................................................8
3. Kỹ thuật giao nhiệm vụ.....................................................................12
4. Kỹ thuật đặt câu hỏi..........................................................................13
5. Kỹ thuật “đọc tích cực”.....................................................................17
6. Kỹ thuật phân tích phim Video.........................................................18
7. Sơ đồ tư duy......................................................................................18
8. Kỹ thuật đặt vấn đề tranh luận..........................................................25
9. Kỹ thuật đóng vai..............................................................................28
10. Kỹ thuật XYZ..................................................................................33


11. Kỹ thuật “bể cá”..............................................................................33

2


NỘI DUNG
I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KỸ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC
1. Kỹ thuật dạy học là gì?
Để hiểu rõ thế nào là kỹ thuật dạy học chúng ta cần làm rõ các khái
niệm quan điểm dạy học, phương pháp dạy học (PPDH) và kỹ thuật dạy học
(KTDH). Quan điểm dạy học (QĐDH) là những định hướng tổng thể cho các
hành động phương pháp, trong đó có sự kết hợp giữa các nguyên tắc dạy học,
những cơ sở lí thuyết của lí luận dạy học, những điều kiện dạy học và tổ chức
cũng như những định hướng về vai trò của GV và HV trong quá trình dạy
học. QĐDH là những định hướng mang tính chiến lược, cương lĩnh, là mô
hình lí thuyết của PPDH.
Các khái niệm:
PPDH: là những hình thức, cách thức hành động của GV (GV) và HV
(HV) nhằm thực hiện những mục tiêu dạy học xác định, phù hợp với những
nội dung và điều kiện dạy học cụ thể. PPDH cụ thể quy định những mô hình
hành động của GV và HV.
KTDH: là những biện pháp, cách thức hành động của GV và HV trong
các tình huống hành động nhỏ nhằm thực hiện và điều khiển quá trình dạy
học. Các kỹ thuật dạy học là những đơn vị nhỏ nhất của phương pháp dạy
học. Có những kỹ thuật dạy học chung, có những kỹ thuật đặc thù của từng
phương pháp dạy học, ví dụ kỹ thuật đặt câu hỏi trong đàm thoại. Các KTDH
chưa phải là các PPDH độc lập mà là những thành phần của PPDH. Ví dụ,
trong phương pháp thảo luận nhóm có các kỹ thuật dạy học như: kỹ thuật chia
nhóm, kỹ thuật khăn trải bàn, kỹ thuật phòng tranh, kỹ thuật các mảnh
ghép, ...

Ngày nay người ta chú trọng phát triển và sử dụng các kỹ thuật dạy học
phát huy tính tích cực, sáng tạo của người học như “động não”, “tia chớp”,
“bể cá”, XYZ, Bản đồ tư duy... Các kỹ thuật dạy học tích cực là những kỹ
thuật dạy học có ý nghĩa đặc biệt trong việc phát huy sự tham gia tích cực của
3


HV vào quá trình dạy học, kích thích tư duy, sự sáng tạo và sự cộng tác làm
việc của HV.
Tóm lại, QĐDH là khái niệm rộng, định hướng cho việc lựa chọn các
PPDH cụ thể. Các PPDH là khái niệm hẹp hơn, đưa ra mô hình hành động.
KTDH là khái niệm nhỏ nhất, thực hiện các tình huống hành động.
2. Một số kỹ thuật dạy học tích cực
1. Kỹ thuật "động não" (Brainstorming)
2. Kỹ thuật XYZ
3. Kỹ thuật "bể cá"
4. Kỹ thuật "ổ bi"
5. Tranh luận ủng hộ – phản đối
6. Thông tin phản hồi trong quá trình dạy học
7. Kỹ thuật tia chớp
8. Kỹ thuật "3 lần 3"
9. Lược đồ tư duy
10. Kỹ thuật "Khăn trải bàn"
11. Kỹ thuật "Các mảnh ghép"
12. Kỹ thuật KWL - KWLH
13. Kỹ thuật chia sẻ nhóm đôi (Think-Pair-Share)
14. Kỹ thuật Kipling (5W1H)
15. Kỹ thuật chia nhóm
16. Kỹ thuật giao nhiệm vụ
17. Kỹ thuật đặt câu hỏi

18. Kỹ thuật phòng tranh
19. Kỹ thuật công đoạn
4


20. Kỹ thuật “Trình bày một phút”
21. Kỹ thuật “Chúng em biết 3”
22. Kỹ thuật “Hỏi và trả lời”
23. Kỹ thuật “Hỏi Chuyên gia”
24. Kỹ thuật “Hoàn tất một nhiệm vụ”
25. Kỹ thuật “Viết tích cực”
26. Kỹ thuật “Đọc tích cực” (Đọc hợp tác)
27. Kỹ thuật “Nói cách khác”
28. Kỹ thuật phân tích phim Video
29. Kỹ thuật tóm tắt nội dung tài liệu theo nhóm
II. MỘT SỐ KỸ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC VẬN DỤNG TRONG
DẠY HỌC GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN
1. Kỹ thuật động não (Brainstorming)
Đây là kỹ thuật kích thích người học suy nghĩ bằng cách thu thập ý kiến
khác nhau về một vấn đề nào đó mà không tiến hành đánh giá, trao đổi hay
bình luận ý kiến đó. Kỹ thuật này cho phép làm xuất hiện một cách nhanh
chóng một số ý kiến về một đề tài chung, là một phương pháp đặc sắc dùng
để phát triển nhiều giải pháp sáng tạo cho một vấn đề. Phương pháp này hoạt
động bằng cách nêu các ý tưởng tập trung trên vấn đề, từ đó rút ra rất nhiều
giải pháp căn bản cho nó.
Các ý niệm/hình ảnh về vấn đề trước hết được nêu ra một cách rất
phóng khoáng và ngẫu nhiên theo dòng suy nghĩ càng nhiều, càng đủ càng tốt.
Các ý kiến có thể rất rộng và sâu cũng như không giới hạn bởi các khía cạnh
nhỏ nhặt nhất của vấn đề mà những người tham gia nghĩ tới.
Tuy tự do phát biểu, nhưng có nhiều ý kiến cùng hướng về một phía

nhất định, tạo khả năng hình thành nên một ý kiến chung. Sau cùng các ý kiến

5


sẽ được phân nhóm và đánh giá. Kỹ thuật động não có thể thực hiện vào đầu
tiết học, hoặc bắt đầu một vấn đề, một nội dung giữa bài học.
Kỹ thuật này được được tiến hành theo các bước:
- Nêu tên đề tài/chủ đề/vấn đề (có thể gắn với phương tiện trực quan)
và đưa câu hỏi kích thích suy nghĩ của người học.
- Yêu cầu cả lớp động não. Ghi ý kiến của mình bằng thẻ vào giấy nhỏ
ghim lên bảng, hoặc từng người một trình bày ngắn gọn trước lớp ý kiến của
mình. Không nhận xét, đánh giá các ý kiến đó.
- Sau khi không còn ý kiến nữa, có thể nhóm các ý kiến lại và đánh giá
khái quát về công dụng và tính khả thi.
- Trong quá trình thu thập ý kiến, không được phê bình hay nhận xét,
cần xác định rõ: Không có câu trả lời nào là sai.
Một số ví dụ minh họa trong môn Văn:
Ví dụ 1: Hướng dẫn học viên (HV) đọc hiểu văn bản Tỏ lòng (Thuật
Hoài) Phạm Ngũ Lão (Ngữ văn lớp 10, tập 1)
- Trong phần hướng dẫn HV tìm hiểu chung về tác giả và văn bản
(trong phần tiểu dẫn)
GV yêu cầu HV làm việc theo cặp, trả lời các câu hỏi sau:
Dựa vào những hiểu biết về tác giả, hãy cho biết hoàn cảnh ra đời của
bài thơ Tỏ lòng?
Hoàn cảnh đó ảnh hưởng như thế nào đến giọng điệu bài thơ?
- Gọi một số cặp trình bày, GV ghi ý kiến lên bảng, nhận xét, chốt lại
và thuyết giảng: Đất nước đứng nạn ngoại xâm, trước tình hình đó, vua Trần
mở hội nghị Bình Than để bàn kế hoạch đánh giặc. Phạm Ngũ Lão cùng một
số tướng được cử lên biên ải phía Bắc để trấn giữ đất nước. Phạm Ngũ Lão đã

sáng tác bài thơ trong hoàn cảnh đó. Hoàn cảnh đó đã để lại dấu ấn trong

6


giọng điệu hào hùng, cảm hứng yêu nước và hào khí đời Trần qua bài thơ "Tỏ
lòng".
Ví dụ 2: Hướng dẫn HV đọc hiểu văn bản Mùa thu câu cá (Thu điếu)
của Nguyễn Khuyến (Ngữ văn lớp 11, tập 1) GV có thể đặt câu hỏi để kích
thích khởi động HV học bài mới như sau:
- Kể tên các bài thơ hoặc đọc vài câu thơ viết về mùa thu mà các em
biết?
HV có thể kể tên các bài thơ về mùa thu như: Sang thu của Hữu Thỉnh,
Tiếng thu của Lưu Trọng Lư hoặc đọc một vài câu thơ trong truyện Kiều có
hình ảnh mùa thu...
- GV hỏi tiếp: Các em có nhận xét gì về hình ảnh mùa thu trong các bài
thơ trên?
GV gọi một số HV trả lời, GV tập hợp các ý kiến, đưa ra lời nhận xét
chung và giới thiệu cho HV học bài mới về chủ đề mùa thu mà hình ảnh mùa
thu được tác giả sáng tạo với vẻ đẹp riêng của mùa thu đồng bằng Bắc Bộ.
- Khi dạy xong bài thơ GV đặt câu hỏi cho cả lớp, HV ghi câu trả lời
vào giấy (câu hỏi này kích thích sự sáng tạo, suy nghĩ của HV)
Em hãy cho biết cách gieo vần trong bài thơ có gì đặc biệt? cách gieo
vần ấy cho ta cảm nhận về cảnh thu, tình thu như thế nào?
GV cho HV nộp câu trả lời và khuyến khích HV trình bày suy nghĩ của
mình tại lớp, cả lớp có thể thảo luận và GV chốt lại vấn đề: Cách sử dụng vần
“eo” rất khéo léo, tài tình tạo được nhưng hình ảnh đẹp và đặc trưng của mùa
thu vùng đồng bằng Bắc Bộ, đồng thời diễn tả được những nét u uẩn, khó giãi
bày trong tâm trạng nhà thơ.
Ví dụ 3: Hướng dẫn HV tìm hiểu truyện Chiếc thuyền ngoài xa của

Nguyễn Minh Châu (Ngữ văn 12, tập 2)
Trong phần đọc hiểu văn bản, GV hướng dẫn HV đọc, tóm tắt tác
phẩm, bố cục văn bản xong,
7


- GV đưa ra yêu cầu: Qua việc tóm tắt tác phẩm, các em cho biết truyện
có mấy tình huống? đó là những tình huống nào?
HV trả lời nhiều ý kiến khác nhau có thể là 2, 3, 4. Dựa trên sự trả lời
của HV, GV chốt lại ý kiến hợp lý nhất trong câu chuyện này là 3 tình huống.
GV gợi ý giúp HV suy nghĩ và nêu 3 tình huống, GV chốt các tình
huống:
+ Người nghệ sĩ choáng ngợp trước vẻ đẹp tuyệt đỉnh của khung cảnh
thiên nhiên của vùng trời nước mênh mông.
+ Người nghệ sĩ kinh ngạc khi chứng kiến người đàn ông đánh vợ dã
man trên bờ biển.
+ Ngạc nhiên trước cảnh người đàn bà nhất quyết không chịu bỏ chồng,
nghệ sĩ nhiếp ảnh đã thay đổi quan điểm về đối tượng nghệ thuật.
2. Kỹ thuật chia nhóm
Có rất nhiều cách để thành lập nhóm theo các tiêu chí khác nhau, không
nên áp dụng một tiêu chí duy nhất trong cả năm học. Bảng sau đây trình bày 10
cách theo các tiêu chí khác nhau:
: ưu điểm
Tiêu chí

: nhược điểm

Cách thực hiện - Ưu, nhược điểm

1. Các nhóm 


Đối với HV thì đây là cách dễ chịu nhất để thành lập

gồm

nhóm, đảm bảo công việc thành công nhanh nhất.

những

người

tự

nguyện,
chung
quan tâm

mối



Dễ tạo ra sự tách biệt giữa các nhóm trong lớp, vì vậy
cách tạo lập nhóm như thế này không nên là khả năng duy
nhất.

8


2. Các nhóm


Bằng cách đếm số, phát thẻ, gắp thăm, sắp xếp theo màu

ngẫu nhiên

sắc,....


Các nhóm luôn luôn mới sẽ đảm bảo là tất cả các HV đều
có thể học tập chung nhóm với tất cả các HV khác.



Nguy cơ có trục trặc sẽ tăng cao. HV phải sớm làm quen
với việc đó để thấy rằng cách lập nhóm như vậy là bình
thường.

3. Nhóm ghép

Xé nhỏ một bức tranh hoặc các tờ tài liệu cần xử lý. HV

hình

được phát các mẩu xé nhỏ, những HV ghép thành bức tranh
hoặc tờ tài liệu đó sẽ tạo thành nhóm.


Cách tạo lập nhóm kiểu vui chơi, không gây ra sự đối
địch.




Cần một ít chi phí để chuẩn bị và cần nhiều thời gian hơn
để tạo lập nhóm.

4. Các nhóm

Ví dụ tất cả những HV cùng sinh ra trong mùa đông, mùa

với những đặc

xuân, mùa hè hoặc mùa thu sẽ tạo thành nhóm

điểm chung



Tạo lập nhóm một cách độc đáo, tạo ra niềm vui và HV có
thể biết nhau rõ hơn.



Cách làm này mất đi tính độc đáo nếu được sử dụng
thường xuyên.

5. Các nhóm

Các nhóm được duy trì trong một số tuần hoặc một số

cố định trong


tháng. Các nhóm này thậm chí có thể được đặt tên riêng.

một thời gian
dài



Cách làm này đã được chứng tỏ tốt trong những nhóm
học tập có nhiều vấn đề.
9




Sau khi đã quen nhau một thời gian dài thì việc lập các
nhóm mới sẽ khó khăn.

6. Nhóm có
HV khá, giỏi
để hỗ trợ HV

yếu

Những HV khá giỏi trong lớp cùng luyện tập với các HV
yếu hơn và đảm nhận trách nhiệm của người hướng dẫn.



Ngoài việc mất nhiều thời gian thì chỉ có ít nhược điểm,
trừ phi những HV giỏi hướng dẫn sai.


7. Phân chia
theo năng lực
học tập khác

nhau

Những HV yếu hơn sẽ xử lý các bài tập cơ bản, những HV
đặc biệt giỏi sẽ nhận được thêm những bài tập bổ sung.



Cách làm này dẫn đến kết quả là nhóm học tập cảm thấy
bị chia thành những HV thông minh và những HV kém.

8. Phân chia
theo các dạng
học tập

Tất cả đều được lợi. Những HV giỏi đảm nhận trách
nhiệm, những HV yếu được giúp đỡ.

HV có thể tự xác định mục đích của mình. Ví dụ ai bị
điểm kém trong môn toán thì có thể tập trung vào một số ít
bài tập.

Được áp dụng thường xuyên khi học tập theo tình huống.
Những HV thích học tập với hình ảnh, âm thanh hoặc biểu
tượng sẽ nhận được những bài tập tương ứng.



HV sẽ biết các em thuộc dạng học tập như thế nào?



HV chỉ học những gì mình thích và bỏ qua những nội
dung khác

9. Nhóm với
các bài tập
khác nhau

Ví dụ, trong khuôn khổ một dự án, một số HV sẽ khảo sát
một xí nghiệp, một số khác khảo sát một cơ sở chăm sóc
xã hội…


Tạo điều kiện học tập theo kinh nghiệm đối với những gì
đặc biệt quan tâm.
10




Thường chỉ có thể được áp dụng trong khuôn khổ một dự
án lớn.

10. Phân chia 
HV nam và
nữ


Có thể thích hợp nếu học về những chủ đề đặc trưng cho
con trai và con gái, ví dụ trong giảng dạy về tình dục, chủ
đề lựa chọn nghề nghiệp,...



Nếu bị lạm dụng sẽ dẫn đến mất bình đẳng nam nữ.

Việc chia nhóm nên tiến hành từ đầu năm học, chia lớp thành một số
nhóm (từ 4-6 thành viên), nên đặt tên ổn định cho các nhóm và thành viên
trong nhóm suốt năm, nhưng để HV có trình độ khác nhau đều có thể tham
gia học tập tích cực (đặc biệt HV có lực học yếu) các thành viên nhóm có thể
linh hoạt hình thành nhóm mới dựa trên yêu cầu của các mức độ chuẩn kiến
thức kỹ năng khác nhau.

Ví dụ cụ thể về cách lập nhóm:
Bảng 1: Chia nhóm cố định từ đầu năm
Tên nhóm

Sông

Sông

Sông

Gianh

Nhật Lệ


Giỏi

Hoa Lan

Hoa Lan

Hoa Lan

Hoa Lan

Hoa Lan

Khá

Hoa Cúc

Hoa Cúc

Hoa Cúc

Hoa Cúc

Hoa Cúc

Trung Bình

Hoa Đào

Hoa Đào


Hoa Đào

Hoa Đào

Hoa Đào

Yếu

Hoa Mai

Hoa Mai

Hoa Mai

Hoa Mai

Hoa Mai

Lực học

11

Kiến

Sông Ròn

Giang

Sông
Long Đại



Bảng 2. Nhóm có thể thành lập linh hoạt

Hoa Lan
Tên nhóm

Hoa Cúc

Hoa Đào

Hoa Mai

(gồm HV có gồm HV có gồm HV có gồm HV có
tên hoa Lan tên hoa Cúc tên hoa Đào tên hoa Mai
trong
nhóm)

Lực học

các trong

các trong

nhóm)

Giỏi

Khá


các trong

nhóm)
Trung Bình

các

nhóm)
Yếu

3. Kỹ thuật giao nhiệm vụ
- Giao nhiệm vụ phải cụ thể, rõ ràng
- Nhiệm vụ giao cho cá nhân/nhóm nào?
- Nội dung nhiệm vụ là gì?
- Địa điểm thực hiện nhiệm vụ ở đâu?
- Thời gian thực hiện nhiệm vụ là bao nhiêu?
- Nguồn tư liệu để thực hiện nhiệm vụ là gì?
- Sản phẩm cuối cùng cần có là gì?
- Cách thức trình bày/đánh giá sản phẩm như thế nào?
Lưu ý: Nhiệm vụ phải phù hợp với mục tiêu hoạt động, trình độ HV, thời
gian, không gian hoạt động và cơ sở vật chất, trang thiết bị.
Chúng ta có thể so sánh sự khác biệt về kỹ thuật giao nhiệm vụ của các
phương pháp dạy học truyền thống và phương pháp dạy học tích cực qua các
ví dụ sau:
Ví dụ 1: Dạy Lịch Sử lớp 11, chương trình cơ bản, bài: NHẬT BẢN.
Theo phương pháp dạy học truyền thống, khi dạy mục 2: Cuộc Duy
Tân Minh Trị: GV giao nhiệm vụ: Em hãy trình bày nội dung cơ bản của cuộc
Duy Tân Minh Trị?
12



Sau đó gọi HV trả lời.
Theo phương pháp dạy học tích cực: GV cho HV quan sát bức tranh về
nhân vật Thiên Hoàng Minh Trị (1852-1912) và hỏi: Nhân vật này có liên
quan đến sự kiện nào ở Nhật Bản cuối thế kỷ XIX?
HV suy nghĩ, thảo luận và trả lời.
Sau đó GV dẫn dắt vào vấn đề, yêu cầu HV đọc đoạn tư liệu trong sách
giáo khoa (SGK) trang 5-6, điền các thông tin vào phiếu học tập về nội dung
chính của cuộc Duy Tân Minh Trị năm 1868.
Từ đó rút ra được ý nghĩa nổi bật của cuộc Duy Tân Minh Trị.
Ví dụ 2: Dạy Lịch sử lớp 12, chương trình cơ bản, bài: CÁC NƯỚC
ĐÔNG NAM Á VÀ ẤN ĐỘ.
Theo phương pháp dạy học truyền thống, khi dạy mục 3: Sự ra đời và
phát triển của tổ chức ASEAN: GV giao nhiệm vụ: Em hãy trình bày hoàn
cảnh ra đời của tổ chức ASEAN?
Sau đó gọi HV trả lời.
Theo phương pháp dạy học tích cực: GV cho HV quan sát bức tranh về
biểu tượng của tổ chức ASEAN, hỏi: Đây là biểu tượng của tổ chức nào? Hãy
trình bày những hiểu biết của em về tổ chức này?
GV yêu cầu HV đọc tài liệu trang 31-32 sách giáo khoa, lập bảng thống
kê các mốc thời gian về sự ra đời và phát triển của tổ chức ASEAN.
HV suy nghĩ, thảo luận và trả lời.
Từ đó rút ra cơ hội và thách thức của Việt Nam khi gia nhập tổ chức
ASEAN.
4. Kỹ thuật đặt câu hỏi
Sử dụng câu hỏi có hiệu quả đem lại sự hiểu biết lẫn nhau giữa HV GV và HV - HV. Kỹ năng đặt câu hỏi càng tốt thì mức độ tham gia của HV
càng nhiều; HV sẽ học tập tích cực hơn.
13



a. Mục đích sử dụng câu hỏi trong dạy học
- Kích thích, dẫn dắt HV suy nghĩ, khám phá tri thức mới, tạo điều kiện
cho HV tham gia vào quá trình dạy học
- Kiểm tra, đánh giá kiến thức, kỹ năng (KT, KN) của HV và sự quan
tâm, hứng thú của các em đối với nội dung học tập
- Thu thập, mở rộng thông tin, kiến thức
Khi đặt câu hỏi cần đảm bảo các yêu cầu sau:
- Câu hỏi phải liên quan đến việc thực hiện mục tiêu bài học
- Ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu
- Đúng lúc, đúng chỗ
- Phù hợp với trình độ HV
- Kích thích suy nghĩ của HV
- Phù hợp với thời gian thực tế
- Sắp xếp thep trình tự từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp.
- Không hỏi nhiều vấn đề cùng một lúc
b. Kỹ năng hình thành năng lực đặt câu hỏi nhận thức
Câu hỏi biết: Câu hỏi yêu cầu HV nhắc lại một kiến thức đã biết (tái
hiện). Ví dụ: “Nêu cấu tạo của nguyên tử về phương diện điện”, “Nêu định
nghĩa điện trường”...
Câu hỏi hiểu: Câu hỏi yêu cầu HV diễn đạt lại bằng ngôn từ của mình
những kiến thức đã học, chứng tỏ đã hiểu. Ví dụ: “Hãy trình bày thuyết
electron và giải thích sự nhiễm điện của các vật”, hay: “Giải thích sự nhiễm
điện do hưởng ứng?”…
Câu hỏi vận dụng thấp: Câu hỏi yêu cầu HV áp dụng kiến thức đã học
vào một tình huống mới, khác bài học. Ví dụ: “Áp dụng công thức của định
luật Cu Lông để tính lực tương tác giữa 2 điện tích đặt cách nhau một khoảng
14


r?”, “Tại sao ở cùng một vị trí các vật khác nhau về khối lượng lại chịu lực

hút của Trái đất khác nhau”...
Câu hỏi vận dụng cao: Câu hỏi yêu cầu HV phân tích nguyên nhân hay
kết quả của một hiện tượng (những điều này chưa được cung cấp cho HV
trước đó), yêu cầu HV nhận định, phán đoán về một vấn đề. Ví dụ: “Giải
thích hiện tượng Sấm, Sét trong tự nhiên?”, “Áp dụng các công thức đã học
giải các bài toán nâng cao”...
Các ví dụ
Ví dụ 1
Dạy Vật lí lớp 11, bài 8: ĐIỆN NĂNG CÔNG SUẤT ĐIỆN
Tiết 1.
I. Điện năng tiêu thụ và công suất điện
II. Công suất tỏa nhiệt của dây dẫn khi có dòng điện chạy qua
- Khi dạy mục I. Điện năng tiêu thụ và công suất điện, GV yêu cầu HV:
1. Dựa vào SGK và các kiến thức đã học ở THCS trả lời câu hỏi sau:
- Trình bày kết luận và viết biểu thức điện năng tiêu thụ của một đoạn
mạch điện? (Câu hỏi hiểu)
- Hãy cho biết đơn vị của các đại lượng có mặt trong công thức (8.1)?
(Câu hỏi biết)
- Dụng cụ gì được dùng để đo điện năng tiêu thụ? (Câu hỏi hiểu)
- Mỗi số đo của dụng cụ trên có giá trị là bao nhiêu jun? (Câu hỏi vận
dụng cao)
2. Dựa vào kênh chữ trong SGK hãy:
- Nêu định nghĩa và biểu thức tính công suất điện? (Câu hỏi biết)
- Cho biết đơn vị của các đại lượng trong công thức ? (Câu hỏi biết)

15


- Giải thích ý nghĩa của các số ghi trên 1 bóng đèn 220V- 20W ? (Câu
hỏi hiểu)

- Tính công suất tiêu thụ điện của gia đình trong 1 tháng? (Câu hỏi vận
dụng cao)
Ví dụ 2
Dạy vật lí lớp 11, bài26: Khúc xạ ánh sáng.
Khi dạy mục I. Sự khúc xạ ánh sáng.
GV lần lượt đặt các câu hỏi: Dựa vào thông tin trong bài học và hiểu
biết của bản thân, em hãy cho biết:
- Hiện tượng khúc xạ ánh sáng? (Câu hỏi biết)
- Lấy các ví dụ về hiện tượng khúc xạ ánh sáng trong thực tế ? (Câu hỏi
hiểu)
- Phát biểu định luật khúc xạ ánh sáng và viết biểu thức định luật? (Câu
hỏi biết)
- Làm các thí nghiệm với các góc tới khác nhau để kiểm chứng định
luật? (Câu hỏi vận dụng thấp)
Khi dạy mục II. Chiết suất của môi trường.
1. Chiết suất tỉ đối
2. GV lần lượt đặt các câu hỏi: Dựa vào thông tin trong bài học và hiểu
biết của bản thân, em hãy:
- Nêu khái niệm và viết biểu thức chiết suất tỉ đối? (Câu hỏi biết)
- So sánh góc i và r khi n21> 1 và n21< 1? (Câu hỏi hiểu)
- Vẽ hình với 2 trường hợp trên? (Câu hỏi hiểu)
- Vận dụng giải thích các hiện tượng trong thực tế? (Câu hỏi vận dụng
cao)

16


- Sử dụng công thức 26.4 để làm các bài tập cơ bản ? (Câu hỏi vận
dung thấp)
- Sử dụng công thức 26.4 để làm các bài tập năng cao ? (Câu hỏi vận

dung cao)
5. Kỹ thuật “đọc tích cực”
Kỹ thuật này nhằm giúp HV tăng cường khả năng tự học và giúp GV
tiết kiệm thời gian đối với những bài học/phần đọc có nhiều nội dung nhưng
không quá khó đối với HV.
Cách tiến hành như sau:
- GV nêu câu hỏi/yêu cầu định hướng HV đọc bài/phần đọc.
- HV làm việc cá nhân:
- Đoán trước khi đọc: Để làm việc này, HV cần đọc lướt qua bài
đọc/phần đọc để tìm ra những gợi ý từ hình ảnh, tựa đề, từ/cụm từ quan trọng.
- Đọc và đoán nội dung : HV đọc bài/phần đọc và biết liên tưởng tới
những gì mình đã biết và đoán nội dung khi đọc những từ hay khái niệm mà
các em phải tìm ra.
- Tìm ý chính: HV tìm ra ý chính của bài/phần đọc qua việc tập trung
vào các ý quan trọng theo cách hiểu của mình.
- Tóm tắt ý chính.
- HV chia sẻ kết quả đọc của mình theo nhóm 2, hoặc 4 và giải thích
cho nhau thắc mắc (nếu có), thống nhất với nhau ý chính của bài/phần đọc.
- HV nêu câu hỏi để GV giải đáp (nếu có).
Lưu ý: Một số câu hỏi GV thường dùng để giúp HV tóm tắt ý chính:
- Em có chú ý gì khi đọc ............ ?
- Em nghĩ gì về ................... ?
- Em so sánh A và B như thế nào?
17


- A và B giống và khác nhau như thế nào?
6. Kỹ thuật phân tích phim Video
Phim video có thể là một trong các phương tiện để truyền đạt nội dung
bài học. Thời lượng phim nên ngắn gọn (5-10 phút). GV cần xem trước để

đảm bảo là phim phù hợp để chiếu cho các em xem.
- Trước khi cho HV xem phim, hãy nêu một số câu hỏi thảo luận, định
hướng nội dung hoặc liệt kê các ý mà các em cần tập trung. Làm như vậy sẽ
giúp các em chú ý tốt hơn.
- HV xem phim
- Sau khi xem phim video, yêu cầu HV làm việc một mình hoặc theo
cặp và trả lời các câu hỏi hoặc viết tóm tắt những ý cơ bản về nội dung phim
đã xem.
- Tránh trường hợp cho HV xem xong đoạn phim GV mới đặt câu hỏi
sẽ làm cho HV mất phương hướng, khó phát hiện ra vấn đề mình cần tìm
hiểu.
7. Sơ đồ tư duy
a. Khái niệm
Sơ đồ tư duy là sơ đồ nhằm trình bày một cách rõ ràng những ý tưởng
mang tính kế hoạch hay kết quả làm việc của cá nhân hay nhóm về một chủ
đề. Lược đồ tư duy có thể được viết trên giấy, trên bản trong, trên bảng hay
thực hiện trên máy tính.
b. Các bước tiến hành
Bước 1:
Vẽ chủ đề ở trung tâm
Bước đầu tiên trong việc tạo ra một sơ đồ tư duy là vẽ chủ đề ở trung
tâm trên một mảnh giấy (đặt nằm ngang).
Quy tắc vẽ chủ đề:
18


- HV cần phải vẽ chủ đề ở trung tâm để từ đó phát triển ra các ý khác.
- HV có thể sử dụng tất cả màu sắc mà các em thích.
- Khi vẽ không nên đóng khung hoặc che chắn mất hình vẽ chủ đề vì
chủ đề cần được làm nổi bật dễ nhớ.

- HV có thể bổ sung từ ngữ vào hình vẽ chủ đề nếu chủ đề không rõ
ràng.
- Một bí quyết vẽ chủ đề là nên vẽ chủ đề to cỡ đường kính khoảng 1,52cm
Bước 2:
Vẽ thêm các tiêu đề phụ vào chủ đề trung tâm.
Quy tắc vẽ tiêu đề phụ:
- GV hướng dẫn HV nên viết Tiêu đề phụ bằng chữ in hoa nằm trên các
nhánh khổ nét lớn, đậm để làm nổi bật.
- Tiêu đề phụ nên được vẽ gắn liền với trung tâm.
- Tiêu đề phụ nên được vẽ theo hướng chéo góc (chứ không nằm
ngang) mục đích tạo không gian rộng để nhiều nhánh phụ khác có thể được vẽ
tỏa ra một cách dễ dàng.
Bước 3:
Trong từng tiêu đề phụ, vẽ thêm các ý chính và các chi tiết hỗ trợ.
Quy tắc vẽ ý chính và chi tiết hỗ trợ.
- Chỉ nên tận dụng các từ khóa và hình ảnh.
- Thường xuyên dùng những biểu tượng, cách viết tắt để tiết kiệm
không gian vẽ và thời gian. Mọi người ai cũng có cách viết tắt riêng cho
những từ thông dụng. GV khuyến khích HV phát huy và sáng tạo thêm nhiều
cách viết tắt cho riêng mình. Dưới đây là một số cách viết tắt phổ biến thường
xuyên sử dụng.
19


- Mỗi từ khóa/hình ảnh được vẽ trên một đoạn gấp khúc riêng trên
nhánh. Trên mỗi khúc nên chỉ có tối đa một từ khóa.Việc này giúp cho nhiều
từ khóa mới và những ý khác được nối thêm vào các từ khóa sẵn có một cách
dễ dàng (bằng cách vẽ nối ra từ một khúc khác).
- Tất cả các nhánh của một ý nên tỏa ra từ một điểm.
- Tất cả các nhánh tỏa ra từ một điểm (thuộc cùng một ý) nên có cùng

một màu.
- Thay đổi màu sắc khi đi từ một ý chính ra đến các ý phụ cụ thể hơn.
Điều quan trọng cần nhớ là sơ đồ tư duy không phải dùng để tóm tắt
một chương sách. Sơ đồ tư duy không chỉ bao hàm những ý chính mà còn
chứa đựng tất cả những chi tiết hỗ trợ quan trọng khác.
Đọc sơ đồ tư duy: Sơ đồ tư duy được phát triển theo hướng đọc từ
trong ra ngoài. Nói cách khác, các ý tưởng được phân tán từ trung tâm. Theo
cách này, có ý tưởng và từ khóa nằm bên trái của sơ đồ tư duy được viết và
đọc từ phải sang trái.
Bước 4:
Ở bước cuối cùng này, hãy để trí tưởng tượng của HV bay bổng. HV có
thể thêm nhiều hình ảnh nhằm giúp các ý quan trọng thêm nổi bật, cũng như
giúp chúng vào trí nhớ của HV tốt hơn.
c. Cấu trúc sơ đồ tư duy
Sơ đồ tư duy có cấu trúc như sau:

20


Viết, vẽ sơ đồ tư duy không giống như cách viết thông thường. Sơ đồ tư
duy không xuất phát từ trái sang phải từ trên xuống dưới theo kiểu truyền
thống.
Thay vào đó, sơ đồ tư duy được vẽ, viết và học theo hướng bắt nguồn
từ trung tâm di chuyển ra phía ngoài và sau đó là theo chiều kim đồng hồ. Do
đó, HV sẽ thấy các từ ngữ nằm bên trái sơ đồ tư duy được đọc từ phải sang
trái (bắt đầu từ phía trong di chuyển ra ngoài). Các mũi tên xung quanh sơ đồ
tư duy bên dưới chỉ ra cách đọc thông tin trong sơ đồ, các số thứ tự cũng là
một cách hướng dẫn khác.
Bốn kết cấu chính I, II, III, IV trong sơ đồ tư duy ở hình vẽ trên được
gọi là phân nhánh chính. Sơ đồ tư duy này có 4 nhánh chính vì nó có 4 tiêu đề

phụ. Số tiêu đề phụ là số nhánh chính. Đồng thời, các nhánh chính của sơ đồ
tư duy được đọc theo chiều kim đồng hồ, bắt nguồn từ nhánh I tới nhánh II,
rồi nhánh II và cuối cùng là nhánh IV. GV hướng dẫn HV tham khảo các mũi
tên màu đen trong hình vẽ.

21


Tuy nhiên, các từ khóa được viết và đọc theo hướng từ trên xuống dưới
trong cùng một nhánh chính. Hướng dẫn HV tham khảo các mũi tên màu
xanh trong hình vẽ.
d. Ứng dụng
Sơ đồ tư duy có thể ứng dụng trong nhiều tình huống khác nhau như:
- Tóm tắt nội dung, ôn tập một chủ đề;
- Trình bày tổng quan một chủ đề;
- Chuẩn bị ý tưởng cho một báo cáo hay buổi nói chuyện, bài giảng;
- Thu thập, sắp xếp các ý tưởng;
- Ghi chép khi nghe bài giảng.
Như vậy, sử dụng các sơ đồ, bảng biểu trong kết hợp hướng dẫn HV
vận dụng sơ đồ tư duy nhằm giúp HV hiểu được vấn đề nội dung bài học, bài
tập đề ra một cách trực quan sinh động hơn, HV nhận thức dễ dàng những
điều tương đối trừu tượng, không được tận mắt chứng kiến.
Các ví dụ
22


Ví dụ 1
Sơ đồ tư duy để trình bày tổng quan chủ đề của bài 33, Địa lí 12,
chương trình cơ bản: VẤN ĐỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ
THEO NGÀNH CỦA ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG.

Cách vẽ 1: (chỉ vẽ sơ lược)

Thế mạnh chính

Hạn chế chính

Vấn đề
chuyển dịch
cơ cấu kinh
tế theo
ngành ở
ĐBSH

Thực trạng

Định hướng

Cách vẽ 2: (Cách này được vẽ cụ thể hơn)

Thực
trạng

Khái quát vùng

Thế mạnh chính

Hạn chế chính

Vấn đề
chuyển dịch

cơ cấu kinh
tế theo
ngành ở
ĐBSH

Thực trạng và
định hướng
chuyển dịch

Ví dụ 2:
Sử dụng bản đồ tư duy trong việc kiểm tra kiến thức cũ:

23

Định
hướng


Bài 31. VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI, DU LỊCH, Địa lí 12,
Chương trinh cơ bản.
GV yêu cầu HV lên bảng hoàn thiện Bản đồ tư duy và trình bày về tài
nguyên du lịch nước ta theo mẫu sau:

Sơ đồ các loại tài nguyên du lịch

Thông tin phản hồi: Sơ đồ các loại tài nguyên du lịch

24



Ví dụ 3: sử dụng bản đồ tư duy vào hình thành kiến thức mới trong
một phần nội dung của bài học.
Bài 21: ĐẶC ĐIỂM NỀN NÔNG NGHIỆP NƯỚC TA. Địa lí 12,
Chương trình cơ bản.
Hình thành bản đồ tư duy trong mục 1.a. Điều kiện tự nhiên và tài
nguyên cho phép nước ta phát triển một nền nông nghiệp nhiệt đới.
- GV cho HV quan sát nội dung mục 1.a.SGK, cùng kiến thức đã học,
yêu cầu HV cho biết điều kiện tự nhiên và tài nguyên ảnh hưởng đến nông
nghiệp bao gồm những nhân tố nào? Các nhân tố đó ảnh hưởng như thế nào
tới nền nông nghiệp nước ta?
HV trả lời và thể hiện bằng bản đồ tư duy.

8. Kỹ thuật đặt vấn đề tranh luận
a. Khái niệm
- Kỹ thuật đặt vấn đề là một kỹ thuật dạy học gây hứng thú, phát huy
tính tích cực của HV trong đó các vấn đề được đặt ra thường nảy sinh từ một
đến hai chiều hướng tư duy đối lập nhau của cùng một vấn đề, một sự vật hiện
25


×