Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

Khai thác nguồn lực tài chính từ tài sản công ở việt nam (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (479.91 KB, 24 trang )

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Tài sản công (TSC) là nguồn lực nội sinh của đất nước, là yếu tố cơ
bản của quá trình sản xuất và quản lý xã hội, là nguồn lực tài chính quan
trọng để phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh.
Những năm gần đây, hệ thống các văn bản pháp luật về quản lý, sử
dụng TSC ở Việt Nam đã từng bước được xây dựng và hoàn thiện để quản
lý tất cả các loại TSC. Chế độ quản lý, sử dụng TSC đã từng bước gắn kết
giữa việc bảo vệ nguồn lực và khai thác nguồn lực TSC. Việc khai thác
nguồn lực tài chính từ TSC đã đạt được những kết quả quan trọng, song
vẫn còn nhiều hạn chế cả về cơ chế, chính sách và công tác tổ chức thực
hiện; nguồn lực khai thác được chưa tương xứng với quy mô của TSC và
yêu cầu huy động nguồn lực của quốc gia. Tình trạng phân tán, bỏ sót, thất
thoát, lãng phí nguồn lực diễn ra ở nhiều nơi, nhiều lĩnh vực. Trong bối
cảnh hội nhập quốc tế, thực hiện lộ trình cắt giảm thuế quan theo các Hiệp
định FTA, việc tăng cường khai thác bền vững, chủ động, có hiệu quả
nguồn lực tài chính từ TSC có ý nghĩa quan trọng trong quá trình tái cơ
cấu NSNN, bảo đảm an ninh tài chính quốc gia. Nghị quyết số 39-NQ/TW
ngày 15/01/2019 của Bộ Chính trị đã xác định việc nâng cao hiệu quả
quản lý, khai thác các nguồn lực (trong đó có nguồn lực từ TSC) là yêu
cầu cấp bách trong tình hình hiện nay để khắc phục các tồn tại, yếu kém
của nền kinh tế, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Vì vậy, việc
bổ sung, làm rõ về mặt lý luận và thực tiễn nhằm tìm kiếm các giải pháp
tăng cường khai thác nguồn lực tài chính từ TSC tại Việt Nam trong thời
gian tới đang được đặt ra như là một trong những giải pháp có tính đột
phá, góp phần vào việc nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực tài chính
quốc gia. Đây là lý do NCS lựa chọn đề tài nghiên cứu cho luận án này.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu để đề xuất những giải pháp khoa
học và khả thi nhằm tăng cường khai thác nguồn lực tài chính từ TSC.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: Xây dựng khung lý thuyết về khai thác


nguồn lực tài chính từ TSC; khảo sát kinh nghiệm quốc tế để rút ra những
bài học kinh nghiệm có thể vận dụng vào điều kiện thực tế của Việt Nam;
phân tích, đánh giá thực trạng và đề xuất những giải pháp, kiến nghị nhằm
tăng cường khai thác nguồn lực tài chính từ TSC ở Việt Nam.
1


2.3. Câu hỏi nghiên cứu: (i) Nguồn lực tài chính từ TSC là gì? Khái
niệm, hình thức, công cụ, nội dung quá trình khai thác nguồn lực tài chính
từ TSC? Tiêu chí đánh giá, những nhân tố ảnh hưởng tới việc khai thác
nguồn lực tài chính từ TSC? (ii) Kinh nghiệm quốc tế có thể vận dụng vào
điều kiện cụ thể của Việt Nam? (iii) Thành công, hạn chế và nguyên nhân
của những hạn chế trong khai thác nguồn lực tài chính từ TSC ở Việt
Nam? (iv) Khả năng, giải pháp tăng cường khai thác nguồn lực tài chính
từ TSC ở Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn 2035?
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu lý luận và thực tiễn về khai
thác nguồn lực tài chính từ TSC.
3.2. Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu việc khai thác nguồn lực tài
chính từ 4 nhóm TSC trên phạm vi cả nước có tính chất đại diện trong giai
đoạn 2009 - 2018; dự báo nguồn thu, giải pháp: Đến năm 2025, tầm nhìn
2035.
4. Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng kết hợp các phương pháp để đạt được mục tiêu và
nhiệm vụ nghiên cứu gồm: Nghiên cứu tổng quan tài liệu; tổng hợp, phân
tổ, phân tích, so sánh; thống kê mô tả và phân tích định tính; chuyên gia.
Nguồn số liệu được sử dụng là nguồn dữ liệu thứ cấp.
5. Những đóng góp mới của luận án
5.1. Đóng góp về lý luận: Xây dựng và luận giải rõ khái niệm về TSC,
nguồn lực tài chính từ TSC và khai thác nguồn lực tài chính từ TSC; xây

dựng hệ thống tiêu chí đánh giá việc khai thác nguồn lực tài chính từ TSC
gồm các tiêu chí định tính, tiêu chí định lượng để vừa đánh giá về kết quả
khai thác vừa đánh giá về quá trình khai thác nguồn lực tài chính từ TSC.
5.2. Đóng góp về thực tiễn:
- Trên cơ sở kinh nghiệm của một số quốc gia và vùng lãnh thổ về khai
thác nguồn lực tài chính từ TSC, luận án rút ra các bài học cho Việt Nam,
làm cơ sở tham khảo để hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về khai
thác nguồn lực tài chính từ TSC.
- Đánh giá, nhận diện một cách đầy đủ, khách quan, khoa học về những
thành công, những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong khai
thác nguồn lực tài chính từ TSC ở Việt Nam.
- Xây dựng hệ thống các quan điểm, giải pháp, kiến nghị nhằm tăng
cường khai thác nguồn lực tài chính từ TSC ở Việt Nam.
6. Kết cấu của luận án
2


Luận án gồm: mở đầu, 4 chương, kết luận, kiến nghị, danh mục công
trình khoa học của tác giả đã công bố, tài liệu tham khảo và phụ lục.
Chương 1
TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
KHAI THÁC NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH TỪ TÀI SẢN CÔNG
1.1. Tình hình nghiên cứu ở trong nước
- Các nghiên cứu liên quan đến khai thác nguồn lực tài chính từ TSC
khu vực hành chính sự nghiệp (HCSN).
- Các nghiên cứu liên quan đến khai thác nguồn lực tài chính từ tài sản
kết cấu hạ tầng.
- Các nghiên cứu liên quan đến khai thác nguồn lực tài chính từ tài sản
được xác lập quyền sở hữu thuộc về nhà nước.
- Các nghiên cứu về khai thác nguồn lực tài chính từ đất đai.

1.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
1.3. Những điểm đã đạt được của các công trình nghiên cứu
TSC là nguồn lực tài chính có thể khai thác được để phát triển kinh tế xã hội. Việc khai thác đem lại nguồn lực tài chính quan trọng cho đất nước
nhưng cũng tiềm ẩn nguy cơ thất thoát và rủi ro rất lớn.
Việc khai thác nguồn lực tài chính từ TSC phải tuân thủ những nguyên
tắc nhất định, trong đó, công khai, minh bạch luôn được nhấn mạnh trong
khai thác nguồn lực tài chính từ TSC.
Việc khai thác nguồn lực tài chính từ TSC được thực hiện thông qua
nhiều hình thức và công cụ khác nhau: (i) Đối với TSC khu vực HCSN có
hình thức: sử dụng TSC để liên doanh, liên kết, cho thuê; bán, chuyển
nhượng, thanh lý; bố trí lại bất động sản công tại các vị trí thuận lợi; (ii)
Đối với tài sản kết cấu hạ tầng có hình thức: chuyển nhượng, cho thuê
quyền khai thác; bán, chuyển nhượng, thanh lý; phí, lệ phí; (iii) Đối với tài
sản được xác lập quyền sở hữu thuộc về nhà nước có hình thức: nộp tiền,
ngoại tệ vào NSNN; bán, chuyển nhượng, thanh lý tài sản; (iv) Đối với đất
đai có hình thức: giao đất, cho thuê đất; sử dụng giá trị quyền sử dụng đất
để góp vốn, thanh toán các nghĩa vụ tài chính của Nhà nước; thuế, phí, lệ
phí; (v) Các công cụ được sử dụng để khai thác nguồn lực tài chính từ
TSC gồm: định giá, chỉ định, đấu giá.
1.4. Khoảng trống của các công trình nghiên cứu - định hướng
nghiên cứu của luận án
Chưa có một khung lý thuyết tương đối đầy đủ về khai thác nguồn lực
tài chính từ TSC. Các công trình mới nghiên cứu về một số hình thức,
3


công cụ và quy trình khai thác đối với một số loại TSC cụ thể với vị trí là
một khâu trong quy trình quản lý TSC.
Thiếu một hệ thống tiêu chí đánh giá việc khai thác nguồn lực tài chính
từ TSC và định danh các nhân tố ảnh hưởng tới việc khai thác nguồn lực

tài chính từ TSC.
Thực trạng TSC và khai thác nguồn lực tài chính từ một số loại TSC cụ
thể ở nước ta được đánh giá hầu hết là trước Hiến pháp 2013. Đến nay, bối
cảnh, thực trạng và yêu cầu quản lý TSC đã có nhiều thay đổi. Vì vậy, các
phân tích, đánh giá ở những công trình trước đây đã không còn phù hợp.
Những định hướng, giải pháp được đề xuất ở hầu hết các công trình
nghiên cứu trước đây hướng đến năm 2020. Tuy nhiên, mục tiêu quản lý,
nội dung khai thác nguồn lực tài chính từ TSC từ năm 2018 đã có nhiều
thay đổi. Vì vậy, cần có những dự báo, định hướng và giải pháp mới cho
những năm tiếp theo.
1.5. Kết luận Chương 1
Thời gian vừa qua đã có một số công trình nghiên cứu về quản lý TSC
và khai thác nguồn lực tài chính từ TSC theo các khía cạnh và phạm vi
khác nhau. Mặc dù, các công trình chủ yếu nghiên cứu về quản lý TSC
nhưng một số kết quả nghiên cứu về quản lý tài chính, xử lý TSC đã góp
phần quan trọng vào việc từng bước hình thành khung lý thuyết về việc
khai thác nguồn lực tài chính từ TSC, phân tích, đánh giá thực trạng khai
thác nguồn lực tài chính từ một số loại TSC cụ thể. Tuy nhiên, chưa có
công trình nào hệ thống hóa đầy đủ lý luận về khai thác nguồn lực tài
chính từ TSC, đặc biệt là làm rõ khái niệm, nguyên tắc, nội dung quy trình
khai thác và hệ thống tiêu chí đánh giá việc khai thác nguồn lực tài chính
từ TSC. Đồng thời, cũng chưa có công trình nào đánh giá một cách tổng
quát, toàn diện và cập nhật thực trạng khai thác nguồn lực tài chính từ
TSC ở Việt Nam thời gian vừa qua, cũng như đề xuất các giải pháp, kiến
nghị tăng cường quản lý, khai thác nguồn lực tài chính từ TSC ở Việt Nam
giai đoạn 2020 - 2025, tầm nhìn 2035.
Khoảng trống của các công trình nghiên cứu được khái quát tại Chương
này là cơ sở để xác định phạm vi, nhiệm vụ nghiên cứu của luận án và nội
dung nghiên cứu tại các chương tiếp theo, đồng thời là cơ sở để minh
chứng luận án của tác giả không trùng lặp với các công trình đã có.

4


Chương 2
LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ
KHAI THÁC NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH TỪ TÀI SẢN CÔNG
2.1. Một số vấn đề cơ bản về tài sản công
2.1.1. Khái niệm tài sản công
Tài sản công là những tài sản thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại
diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý, bao gồm tài nguyên thiên nhiên và
tài sản do nhà nước đầu tư, xác lập quyền sở hữu thuộc về nhà nước.
2.1.2. Đặc điểm tài sản công
TSC có giá trị lớn trong tài sản của mỗi quốc gia; phong phú về chủng
loại, đa dạng về nguồn gốc, mục đích sử dụng; tổ chức, cá nhân được giao
quản lý, sử dụng TSC không phải là người có quyền sở hữu tài sản.
2.1.3. Phân loại tài sản công
2.1.4. Vai trò của tài sản công trong đời sống kinh tế - xã hội
- Tài sản công là yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất xã hội.
- Tài sản công là nguồn vốn tiềm năng cho đầu tư phát triển.
- Tài sản công góp phần duy trì, cải thiện, nâng cao đời sống xã hội.
2.2. Nguồn lực tài chính và nguồn lực tài chính từ tài sản công
Trên cơ sở các quan niệm về nguồn lực, nguồn lực tài chính, NCS đưa
ra khái niệm về nguồn lực tài chính từ TSC như sau:
Nguồn lực tài chính từ tài sản công là tổng hợp các khả năng có thể
khai thác được từ tài sản công nhằm tạo lập các quỹ tiền tệ để phát triển
kinh tế - xã hội.
2.3. Khai thác nguồn lực tài chính từ tài sản công
2.3.1. Khái niệm khai thác nguồn lực tài chính từ tài sản công
Khai thác nguồn lực tài chính từ tài sản công là quá trình sử dụng các
hình thức, công cụ nhằm thu được giá trị từ tài sản công thông qua các

quan hệ kinh tế giữa các chủ thể sở hữu và chủ thể quản lý, sử dụng tài
sản công để tạo lập các quỹ tiền tệ cho nhà nước.
2.3.2. Đặc điểm khai thác nguồn lực tài chính từ tài sản công
2.3.3. Vai trò của khai thác nguồn lực tài chính từ tài sản công
trong nền kinh tế thị trường
- Khai thác nguồn lực tài chính từ TSC là biện pháp bảo đảm nguồn thu
quan trọng cho ngân sách nhà nước.
5


- Khai thác nguồn lực tài chính từ TSC góp phần huy động các nguồn
lực để thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội.
- Khai thác nguồn lực tài chính từ TSC góp phần nâng cao hiệu quả
quản lý, sử dụng TSC.
- Khai thác nguồn lực tài chính từ TSC góp phần phát triển đồng bộ các
thị trường và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường.
2.3.4. Nguyên tắc khai thác nguồn lực tài chính từ tài sản công
- Mỗi TSC đều phải giao cho một chủ thể cụ thể để thực hiện việc khai
thác nguồn lực tài chính.
- Việc khai thác nguồn lực tài chính từ TSC phải bảo đảm tính khoa
học, hợp lý, hiệu quả.
- Việc khai thác nguồn lực tài chính từ TSC phải bảo đảm tính công
khai, minh bạch, theo cơ chế thị trường.
- Mọi hành vi vi phạm phải được phát hiện kịp thời, xử lý nghiêm minh
theo đúng quy định của pháp luật.
2.3.5. Hình thức khai thác nguồn lực tài chính từ tài sản công
Các hình thức khai thác nguồn lực tài chính từ TSC gồm: Giao quyền
sử dụng TSC; cấp quyền khai thác TSC; cho thuê TSC; chuyển nhượng,
cho thuê quyền khai thác TSC; sử dụng TSC để góp vốn, liên doanh, liên
kết; sử dụng TSC để thanh toán các nghĩa vụ của nhà nước; bán, thanh lý

TSC; thuế, phí, lệ phí liên quan đến TSC.
2.3.6. Công cụ khai thác nguồn lực tài chính từ tài sản công
Các công cụ khai thác nguồn lực tài chính từ TSC chủ yếu gồm: Định
giá, đấu giá, đấu thầu, niêm yết giá, chỉ định, giao kế hoạch và đặt hàng.
2.3.7. Nội dung quá trình khai thác nguồn lực tài chính từ tài sản công
- Tạo lập chính sách, pháp luật cho việc khai thác nguồn lực tài chính
từ TSC.
- Tổ chức thực hiện khai thác nguồn lực tài chính từ TSC.
2.3.8. Tiêu chí đánh giá việc khai thác nguồn lực tài chính từ tài sản công
- Nhóm tiêu chí định tính: Tiêu chí hiệu lực; tiêu chí phù hợp; tiêu chí
bền vững; tiêu chí mức độ đa dạng các hình thức và công cụ khai thác; tiêu
chí sự chuyển dịch mục đích, công năng sử dụng của TSC.
- Nhóm tiêu chí định lượng: Tiêu chí hiệu quả; tiêu chí quy mô nguồn thu
từ khai thác TSC; tiêu chí mức độ hoàn thành kế hoạch khai thác nguồn
lực tài chính từ TSC; tiêu chí tăng trưởng quy mô nguồn tài chính từ TSC.
6


2.3.9. Nhân tố ảnh hưởng tới khai thác nguồn lực tài chính từ tài sản công
2.4. Kinh nghiệm quốc tế về khai thác nguồn lực tài chính từ tài sản công
2.4.1. Kinh nghiệm về khai thác nguồn lực tài chính từ tài sản công
của một số quốc gia và vùng lãnh thổ
2.4.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
Bài học kinh nghiệm trong khai thác nguồn lực tài chính từ TSC khu
vực HCSN, tài sản kết cấu hạ tầng, tài sản được xác lập quyền sở hữu
thuộc về nhà nước, đất đai; bài học về mô hình quản lý TSC.
2.5. Kết luận Chương 2
Với mục tiêu nghiên cứu lý luận và kinh nghiệm quốc tế về khai thác
nguồn lực tài chính từ TSC, Chương 2 đã tập trung giải quyết các vấn đề
cơ bản sau:

Hệ thống hóa các quan niệm về TSC, cách phân loại, đặc điểm, vai
trò của TSC trong đời sống kinh tế - xã hội, đưa ra khái niệm về TSC ở
Việt Nam để sử dụng trong luận án.
Nghiên cứu lý luận về khai thác nguồn lực tài chính từ TSC; trong đó,
trên cơ sở quan niệm về nguồn lực, nguồn lực tài chính đã đưa ra khái
niệm về nguồn lực tài chính từ TSC và khai thác nguồn lực tài chính từ
TSC; hệ thống hóa đặc điểm, vai trò, nhân tố ảnh hưởng tới khai thác
nguồn lực tài chính từ TSC, các hình thức và công cụ khai thác nguồn lực
tài chính từ TSC. Đáng chú ý, tác giả đã xây dựng nội dung quá trình khai
thác và hệ thống các tiêu chí đánh giá việc khai thác nguồn lực tài chính từ
TSC (gồm 5 tiêu chí định tính và 4 tiêu chí định lượng). Các tiêu chí này
vừa phản ánh kết quả khai thác nguồn lực tài chính từ TSC vừa phản ánh
quá trình thực hiện khai thác gắn với công tác quản lý TSC của Nhà nước.
Khái quát kinh nghiệm của một số quốc gia và vùng lãnh thổ về khai
thác nguồn lực tài chính từ TSC khu vực HCSN, tài sản kết cấu hạ tầng,
tài sản được xác lập quyền sở hữu thuộc về nhà nước, đất đai và mô hình
quản lý TSC. Từ đó, rút ra những bài học kinh nghiệm vận dụng cho phù
hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam.
Những nội dung trên là cơ sở để phân tích, đánh giá thực trạng, chỉ ra
những mặt được, những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong
khai thác nguồn lực tài chính từ TSC ở Việt Nam; đưa ra các giải pháp,
kiến nghị nhằm tăng cường khai thác nguồn lực tài chính từ TSC ở Việt
Nam trong các chương tiếp theo.
7


Chương 3
THỰC TRẠNG KHAI THÁC NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH
TỪ TÀI SẢN CÔNG Ở VIỆT NAM
3.1. Khái quát bộ máy quản lý tài sản công và trách nhiệm của các cơ

quan trong khai thác nguồn lực tài chính từ tài sản công
Cơ quan quản lý TSC ở Việt Nam được tổ chức theo mô hình ngang,
gồm: Cục QLCS thuộc Bộ Tài chính; Cơ quan QLCS tại các bộ, cơ quan
trung ương (thường được giao cho Cục/Vụ/Ban Kế hoạch - Tài chính); Sở
Tài chính; Phòng Tài chính - Kế hoạch cấp huyện. Bên cạnh cơ quan quản
lý TSC, còn có sự tham gia của nhiều cơ quan, đơn vị khác với những
nhiệm vụ cụ thể như: Cơ quan tài nguyên và môi trường, cơ quan xây
dựng, cơ quan tư pháp, cơ quan thuế, cơ quan KBNN, cơ quan, tổ chức,
đơn vị được giao quản lý, sử dụng TSC....
3.2. Thực trạng khai thác nguồn lực tài chính từ tài sản công khu vực
hành chính sự nghiệp
* Quy mô TSC khu vực HCSN: Tổng giá trị TSC khu vực HCSN trong
CSDL quốc gia về TSC là 1.214.630 tỷ đồng; trong đó: quyền sử dụng
đất: 774.085 tỷ đồng, nhà: 307.731 tỷ đồng, ô tô: 25.501 tỷ đồng, tài sản
khác: 107.313 tỷ đồng.
Biểu 3.1. Cơ cấu TSC khu vực HCSN theo số lượng và nguyên giá

8


Bảng 3.1. Quy mô tài sản công khu vực hành chính sự nghiệp
giai đoạn 2009 - 2018 (ĐVT: tỷ đồng)
Loại
TS
Đất
Nhà
Ô tô
TS
khác
Tổng

cộng

2009

2010

2011

2012

2013

2014

2015

2016

2017

2018

680.
042
158.
527
14.6
06
21.9
11


687.
883
174.
436
16.1
77
27.6
27

694.
890
194.
693
17.2
72
38.5
32

699.
450
213.
860
19.1
72
44.7
42

707.
132

234.
618
21.2
93
52.6
82

724.
549
256.
876
21.9
85
68.6
07

731.
141
272.
628
22.9
64
76.1
94

737.
779
296.
944
24.1

97
87.4
79

765.
244
303.
541
25.3
83
106.
348

774.
085
307.
731
25.5
01
107.
313

875.
086

906.
123

945.
387


977.
224

1.015
.725

1.072
.017

1.102
.927

1.146
.399

1.200
.516

1.214
.630

Bảng 3.2. Tăng trưởng quy mô tài sản công khu vực hành chính sự nghiệp
giai đoạn 2009 - 2018 (ĐVT: %)
Loại
TS

2009

2010


2011

2012

2013

2014

2015

2016

2017

2018

1. Đất

100,0

101,2

101,0

100,7

101,1

102,5


100,9

100,9

103,7

101,2

Nhà

100,0

110,0

111,6

109,8

109,7

109,5

106,1

108,9

102,2

101,4


Ô tô

100,0

110,8

106,8

111,0

111,1

103,2

104,5

105,4

104,9

100,5

TS
khác

100,0

139,5


116,1

117,7

130,2

111,1

114,8

121,6

100,9

Tổng
cộng

100,0

104,3

103,4

103,9

105,5

102,9

103,9


104,7

101,2

103,5

Nguồn: CSDL quốc gia về TSC

9


* Tổ chức thực hiện sắp xếp lại, xử lý nhà, đất thuộc sở hữu nhà nước:
Tính đến tháng 12/2018, Bộ Tài chính và UBND cấp tỉnh đã phê duyệt
phương án xử lý đối với 123.785 cơ sở nhà đất. Số tiền thu được do bán
nhà, chuyển nhượng quyền sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất giai
đoạn 2007 - 2018 là 70.000 tỷ đồng, bình quân khoảng 5.833 tỷ đồng/năm.
* Tổ chức thực hiện khai thác quỹ nhà, đất của đơn vị sự nghiệp công
lập: Theo CSDL quốc gia về TSC, các đơn vị sự nghiệp công lập hiện
đang quản lý 308.507 tài sản (chiếm 64% tổng số lượng), với tổng nguyên
giá là: 948.560 tỷ đồng (chiếm 75% tổng giá trị). Số tiền thu được từ sử
dụng TSC vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết là
nguồn thu đáng kể của các đơn vị sự nghiệp, đặc biệt là các đơn vị sự
nghiệp thuộc lĩnh vực giáo dục đào tạo, y tế, thể thao, kinh tế...
* Tình hình khai thác nguồn thu từ xử lý TSC khu vực HCSN: Tổng số
tài sản có giá trị lớn được xử lý theo các hình thức thu hồi, điều chuyển,
bán, thanh lý giai đoạn 2009 - 2018 là: 51.263 tài sản, với tổng nguyên giá
là: 132.212 tỷ đồng, tổng giá trị còn lại là: 40.545 tỷ đồng. Trong đó, thực
hiện bán, thanh lý là: 25.780 tài sản, với tổng nguyên giá là: 82.160 tỷ
đồng, tổng giá trị còn lại là: 32.152 tỷ đồng. Số tiền thu được từ bán, thanh

lý TSC khu vực HCSN (không tính tiền bán, chuyển nhượng nhà, đất) giai
đoạn 2014 - 2018 là 14.193 tỷ đồng, bình quân 1.419,3 tỷ đồng/năm
nhưng không ổn định qua các năm (2009: 1.078 tỷ đồng; 2010: 1.246 tỷ
đồng; 2011: 1.254 tỷ đồng; 2012: 1.321 tỷ đồng; 2013: 1.456 tỷ đồng;
2014: 1.568 tỷ đồng; 2015: 993 tỷ đồng; 2016: 2.079 tỷ đồng; 2017: 2.085
tỷ đồng; 2018: 1.113 tỷ đồng).
3.3. Thực trạng khai thác nguồn lực tài chính từ tài sản kết cấu hạ tầng
* Tài sản hạ tầng giao thông đường bộ: Theo kê khai, tài sản hạ tầng
đường bộ gồm có 39.962 tuyến đường; trong đó: Trung ương có 173
tuyến; địa phương có 39.789. Tổng số tài sản đã đăng nhập thông tin vào
CSDL là 7.344 tài sản, với tổng nguyên giá 1.831 nghìn tỷ đồng, giá trị
còn lại 1.767 nghìn tỷ đồng. Tổng chiều dài các tuyến đường đã đăng nhập
vào CSDL là 88.725 km/tổng số 309.832 km (đạt 28,6%). Việc khai thác
tài sản kết cấu hạ tầng đường bộ do Nhà nước đầu tư, quản lý được giao
cho các Cục Đường bộ khu vực, Sở GTVT, UBND cấp huyện quản lý.
Nguồn thu từ khai thác tài sản thực hiện thông qua việc thu phí bảo trì
đường bộ là chủ yếu. Ngoài ra, năm 2013, Nhà nước thực hiện thí điểm
10


việc bán đấu giá quyền thu phí cho doanh nghiệp, với số tiền thu được là:
2.400 tỷ đồng/5 năm, bình quân 480 tỷ đồng/năm.
* Tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia: Mạng lưới đường sắt
quốc gia Việt Nam có tổng chiều dài 3.143km, bao gồm 3 loại khổ đường:
khổ đường 1.000 mm (85%), khổ đường 1.435 mm (6%), khổ đường lồng
1.000 mm & 1.435 mm (9%). Nguồn thu được từ khai thác tài sản hạ tầng
đường sắt hiện nay chủ yếu là tiền cho thuê cơ sở hạ tầng đường sắt và
tiền bán tài sản, vật tư thu hồi thuộc kết cấu hạ tầng đường sắt.
Bảng 3.4. Tổng hợp số thu từ tài sản hạ tầng đường sắt (ĐVT: tỷ đồng)
TT


Nội dung

2014

2015

2016

2017

2018

Cộng

1

Tiền cho thuê kết cấu hạ tầng
đường sắt

10,021

10,643

17,220

20,517

15,275


73,676

2

Tiền bán tài sản, vật tư thu hồi
thuộc kết cấu hạ tầng đường sắt

17,195

18,282

74,777

34,345

54,203

198,802

Tổng cộng

27,216

28,925

91,997

54,862

69,478


272,478

Nguồn: Cục QLCS, KBNN
* Tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa: Cả nước có 45 tuyến
đường thủy nội địa quốc gia với tổng chiều dài hơn 7.075km (miền Bắc:
17 tuyến, miền Nam: 18 tuyến, miền Trung: 10 tuyến), 12.539 cột báo
hiệu, 18.458 biển báo hiệu và 3.070 phao báo hiệu. Việc khai thác tài sản
hạ tầng đường thủy nội địa hiện nay đều do các cơ quan nhà nước thực
hiện. Nguồn thu chủ yếu được thực hiện thông qua việc thu phí, lệ phí.
* Tài sản kết cấu hạ tầng hàng không: Việt Nam hiện có 22 Cảng hàng
không (CHK), sân bay (gồm 03 CHK quốc tế và 19 CHK nội địa) với tổng
nguyên giá là 41.410 tỷ đồng. Nguồn thu được từ khai thác tài sản hạ tầng
hàng không hiện nay được tổng hợp vào doanh thu của các doanh nghiệp.
Các doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ tài chính với Nhà nước theo quy
định của pháp luật. Các tài sản hạ tầng hàng không chưa thực hiện giao
vốn cho doanh nghiệp chưa phát sinh nguồn thu do đang trong quá trình
kiểm kê, xác định giá trị để giao cho Cục Hàng không Việt Nam thuộc Bộ
GTVT quản lý.
* Tài sản kết cấu hạ tầng cảng biển: Việt Nam hiện có 43 cảng biển (gồm
14 cảng biển loại I và IA, 18 cảng biển loại II và 13 cảng dầu khí ngoài khơi
là cảng biển loại III). Tổng số bến cảng là 251 bến cảng với 87.549,6m dài
11


cầu cảng với tổng công suất thiết kế khoảng 500 - 550 triệu tấn/năm. Nguồn
thu được từ khai thác tài sản hạ tầng hàng hải hiện nay được tổng hợp vào
doanh thu của các doanh nghiệp (đối với các cảng đã thực hiện cổ phần hóa).
Các doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ tài chính với Nhà nước theo quy định
của pháp luật. Tiền cho thuê cơ sở hạ tầng bến cảng, cầu cảng phát sinh năm

2016: 0,05 tỷ đồng, năm 2018: 2,526 tỷ đồng.
* Tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi: Cả nước có 904 hệ thống các công
trình thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp, cấp nước cho các ngành sản
xuất khác có quy mô từ 200 ha trở lên; 6.681 hồ chứa thủy lợi; 10.076 đập
dâng; 13.347 trạm bơm; 254.815 km kênh mương; khoảng 5.500 cống
tưới, tiêu lớn… Việc khai thác nguồn thu hiện nay chủ yếu là thủy lợi phí.
3.4. Thực trạng khai thác nguồn lực tài chính từ tài sản được xác
lập quyền sở hữu thuộc về nhà nước
Giai đoạn 2011-2013: Theo báo cáo của 58 địa phương, tổng giá trị tài
sản đã được xác lập quyền sở hữu của nhà nước là 2.315,41 tỷ đồng; số
tiền thu được từ việc bán tài sản đã nộp vào NSNN: 1.301.58 tỷ đồng, bình
quân: 433,86 tỷ đồng/năm. Theo báo cáo của 35 Bộ, ngành trung ương,
tổng giá trị tài sản đã được xác lập quyền sở hữu của nhà nước là 103,68 tỷ
đồng; số tiền nộp NSNN từ việc bán tài sản: 62,24 tỷ đồng, bình quân:
20,75 tỷ đồng/năm. Giai đoạn 2014 - 2018 xem Bảng 3.6.
Bảng 3.6. Nguồn thu từ tài sản tịch thu sung quỹ nhà nước
Đơn vị tính: tỷ đồng
TT

Nội dung thu

1

Tài sản tịch thu lĩnh vực hải quan

2

Tài sản tịch thu lĩnh vực thuế

3

4

2014

2015

2016

2017

2018

96,485

106,483

92,509

47,754

30,202

-

-

0,023

1,227


7,208

Tài sản tịch thu theo quyết định
của Tòa án, cơ quan thi hành án

161,163

192,267

237,838

130,264

161,960

Tài sản tịch thu khác

284,664

289,260

279,835

364,101

424,002

542,312

588,010


610,205

543,346

623,372

Tổng cộng

Nguồn: Cục QLCS, KBNN
3.5. Thực trạng khai thác nguồn lực tài chính từ đất đai
Tính đến ngày 31/12/2015, tổng diện tích các loại đất của cả nước là
33.129 nghìn ha; trong đó, nhóm đất nông nghiệp là 26.792 nghìn ha
(chiếm 80,87%), nhóm đất phi nông nghiệp là 4.049 nghìn ha (chiếm
12,22%), đất chưa sử dụng là 2.288 nghìn ha (chiếm 6,91%).
12


Bảng 3.8. Kết quả thu ngân sách nhà nước
từ đất đai giai đoạn 2009 - 2018
Đơn vị tính: tỷ đồng
T
T

Chỉ tiêu

2009

2010


2011

2012

2013

2014

2015

2016

2017

2018

Thuế sử dụng đất
nông nghiệp
Thuế nhà, đất/Thuế
sử dụng đất phi
nông nghiệp
Thuế chuyển quyền
sử dụng đất

67

56

72


69

69

61

58

62

63

64

1.20
3

1.36
1

1.5
91

1.1
93

1.4
47

1.4

63

1.4
79

1.4
92

1.5
16

1.5
56

260

35

9

5

5

7

-

-


-

-

4

Lệ phí trước bạ (*)

9.67
0

12.6
11

8.2
45

15.
435

16.
320

16.
560

16.
884

Tiền thuê đất


2.62
6

2.88
9

7.9
37

13.
690

23.
352

26.
668

32.
098

6

Tiền sử dụng đất

37.6
95

49.3

68

44.
202

68.
069

99.6
17

123.
165

146.
616

7

Bán nhà thuộc sở
hữu nhà nước

1.89
3

2.19
6

4.8
08

51.
82
4
2.4
01

13.
59
5
6.4
67
45.
35
7
1.0
37

16.
090

5

11.
81
6
6.1
40
45.
16
7

1.7
37

1.9
54

1.1
26

1.0
15

998

965

TỔNG CỘNG

53.4
14

67.7
67

68.
950

66.
127


67.
977

71.
714

99.8
57

141.
858

168.
970

198.
183

1
2
3

Bảng 3.9. Cơ cấu thu từ đất đai trong tổng thu ngân sách nhà nước
giai đoạn 2009-2018
T
T
1
2
3


Chỉ tiêu
Tổng thu
NSNN (tỷ
đồng)
Tổng thu về
đất (tỷ đồng)
Tỷ trọng

2009

2010

2011

2012

2013

2014

2015

2016

2017

2018

454.
786


604.
570

704.
267

752.
429

851.3
00

898.
741

996.8
70

1.244.
503

1.329
.129

1.422
.700

53.4
14

11,7
4%

67.7
67
11,2
1%

68.
950
9,8
0%

66.
127
8,7
9%

67.97
7
7,99
%

71.
714
7,9
8%

99.85
7

10,02
%

141.8
58
11.40
%

168.
970
12.7
1%

198.1
83
13,93
%

Nguồn: Tổng cục Thuế, Tổng cục Thống kê, Báo cáo quyết toán NSNN

13


3.6. Đánh giá thực trạng khai thác nguồn lực tài chính từ tài sản
công ở Việt Nam
3.6.1. Những kết quả đạt được
- Đã từng bước tạo lập hệ thống chính sách, pháp luật và cơ chế thực
thi chính sách, pháp luật về khai thác nguồn lực tài chính từ TSC.
Khai thác nguồn lực tài chính từ TSC được đặt trong tổng thể công tác
quản lý TSC và xây dựng thể chế kinh tế thị trường.

- Khai thác nguồn lực tài chính từ TSC hướng tới việc bảo đảm tính
bền vững, lâu dài.
- Các hình thức, công cụ khai thác nguồn lực tài chính từ TSC ngày
càng đa dạng, phù hợp với thông lệ quốc tế.
- Mục đích, công năng sử dụng TSC được chuyển dịch theo hướng tích cực.
- Kết quả và hiệu quả khai thác nguồn lực tài chính từ TSC được nâng lên
một bước quan trọng.
3.6.2. Những hạn chế
3.6.2.1. Hệ thống chính sách, pháp luật về khai thác nguồn lực tài
chính từ tài sản công còn phân tán, chưa đầy đủ, thiếu đồng bộ
Luật Quản lý, sử dụng TSC năm 2017 đã giải quyết một phần tình
trạng phân tán, chồng chéo trong hệ thống pháp luật về TSC. Tuy nhiên,
tình trạng phân tán vẫn chưa được khắc phục một cách triệt để do Luật
Quản lý, sử dụng TSC không thay thế, bãi bỏ các quy định về khai thác
nguồn lực tài chính ở các văn bản hiện hành. Điều này dẫn đến có những
nội dung chồng chéo giữa các luật. Một số loại tài sản hoặc lĩnh vực còn
thiếu các quy định điều chỉnh làm cơ sở để tổ chức thực hiện việc khai
thác nguồn lực tài chính.
3.6.2.2. Tổ chức khai thác nguồn lực tài chính từ tài sản công manh
mún, thiếu chuyên nghiệp
Đối với tất cả các loại TSC hiện nay, việc giao, cho thuê, bán, thanh lý
tài sản hầu hết do cơ quan, đơn vị có tài sản hoặc cơ quan được nhà nước
giao nhiệm vụ trực tiếp tổ chức thực hiện. Do việc khai thác nguồn lực tài
chính từ TSC bao gồm nhiều công đoạn với những yêu cầu về chuyên môn
khác nhau, trong khi các đơn vị trực tiếp sử dụng TSC không có đủ nhân
lực với chuyên môn phù hợp nên tính chuyên nghiệp trong khai thác
nguồn lực tài chính từ TSC thấp.
14



3.6.2.3. Công tác tổ chức khai thác nguồn lực tài chính từ tài sản
công còn nhiều vi phạm, gây thất thoát, lãng phí
Những vi phạm chủ yếu bao gồm: Các công ty quản lý, kinh doanh nhà
của địa phương cho thuê nhà thuộc sở hữu nhà nước với giá rẻ, sau đó các
đơn vị được thuê lại cho đơn vị khác thuê lại với giá cao hơn rất nhiều; sử
dụng công cụ khi cho thuê, bán, chuyển nhượng, thanh lý không đúng quy
định; xác định giá TSC để bán, chuyển nhượng, thanh toán cho nhà đầu tư
thực hiện dự án BT thấp hơn giá thị trường... Các vi phạm này gây thất
thoát, lãng phí nguồn lực tài chính từ TSC.
3.6.2.4. Chưa khai thác hết tiềm năng tài chính từ tài sản công phục vụ
phát triển kinh tế - xã hội
Quỹ nhà, đất thuộc sở hữu nhà nước do các cơ quan, tổ chức, đơn vị
quản lý, sử dụng có số lượng và giá trị rất lớn (chiếm 86,87% về số
lượng, 91,82% về nguyên giá) nhưng việc sử dụng còn phân tán, lãng
phí, hiệu suất thấp và chưa được khai thác một cách có hiệu quả. Quỹ đất
chưa sử dụng còn khá lớn (2.288 nghìn ha) và việc đưa vào sử dụng trong
thời gian qua chưa đạt được chỉ tiêu được Quốc hội duyệt (bình quân đạt
91,66%). Diện tích đất đã được Nhà nước giao, cho thuê, cho phép chuyển
mục đích nhưng chưa thực hiện vẫn còn nhiều (109.164 ha).
3.6.2.5. Tính bền vững trong khai thác nguồn lực tài chính từ tài sản
công chưa cao, hạn chế khả năng khai thác ổn định lâu dài
Đối với nguồn thu từ đất, tiền sử dụng đất khi Nhà nước giao đất luôn
chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng thu NSNN từ đất đai (năm 2010: 73%,
năm 2015: 68%, năm 2018: 74%). Đây là khoản thu một lần và Nhà nước
phải chi trả một khoản tiền lớn để thực hiện công tác bồi thường, giải
phóng mặt bằng trước khi giao cho nhà đầu tư. Khoản thu từ tiền thuê đất,
thuế sử dụng đất (những khoản thu có tính chất bền vững, lâu dài) mặc dù
đã có sự tăng trưởng nhưng vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng thu NSNN
từ đất đai (năm 2010: 6,35%, năm 2015: 15,25%, năm 2018: 17,01%).
3.6.2.6. Một số hình thức khai thác nguồn lực tài chính từ tài sản

công thiếu các điều kiện bảo đảm để phát huy hiệu quả
Hình thức BT đã được áp dụng tại Việt Nam từ năm 1998 nhưng đến
tháng 7/2019 vẫn chưa có quy định nào về việc xác định giá trị quỹ đất
làm cơ sở để xác định nguyên tắc ngang giá khi giao hợp đồng. Công tác
định giá TSC để thanh toán cho nhà đầu tư còn nhiều bất cập. Quy định về
15


việc thanh toán cho nhà đầu tư còn chưa hợp lý và chưa ràng buộc trách
nhiệm của nhà đầu tư đối với tiến độ thực hiện dự án BT. Quỹ phát triển
đất không có nguồn để duy trì, phát triển hoạt động ứng vốn.
3.6.2.7. Việc sử dụng công cụ khai thác nguồn lực tài chính từ tài
sản công còn mang tính hành chính
Đối với các trường hợp bán, thanh lý TSC khu vực HCSN (trừ nhà,
đất), tài sản được xác lập quyền sở thuộc về nhà nước, giá bán tài sản đều
do Thủ trưởng đơn vị quyết định. Các thành viên chủ chốt của Hội đồng
xác định giá không có nhiều kinh nghiệm về lĩnh vực này, dẫn đến cảm
tính, áp đặt ý chí chủ quan trong việc định giá. Việc giao đất, cho thuê đất
phần lớn vẫn theo hình thức chỉ định, chưa thực hiện triệt để theo cơ chế
đấu giá. Việc công khai thông tin về đấu giá còn nhiều hạn chế. Phương
thức đấu giá vẫn chủ yếu là đấu giá bằng lời nói hoặc bỏ phiếu kín.
3.6.3. Nguyên nhân của những hạn chế
3.6.3.1. Nguyên nhân khách quan
Thứ nhất, trình độ của nền kinh tế nước ta còn thấp, việc hoàn thiện thể
chế kinh tế thị trường chậm. Qua hơn 30 năm đổi mới, Việt Nam đã đạt
được những thành tựu to lớn và rất quan trọng. Tuy nhiên, thể chế kinh tế
thị trường, chất lượng nguồn nhân lực, kết cấu hạ tầng vẫn là những điểm
nghẽn cản trở sự phát triển.
Thứ hai, một số hình thức khai thác và điều kiện bảo đảm việc khai
thác nguồn lực tài chính từ tài sản công mới được ban hành, chưa phát huy

kết quả trong thực tế.
3.6.3.2. Nguyên nhân chủ quan
Thứ nhất, mô hình quản lý tài sản công còn phân tán, chưa rõ trách
nhiệm, chủ thể quản lý chưa rõ ràng. Nhiều cơ quan, đơn vị cùng thực hiện
những nhiệm vụ như nhau dẫn đến tốn kém về nhân lực, thời gian, kinh
phí, tính chuyên nghiệp trong quản lý tài sản thấp, khả năng điều hòa tài
sản giữa nơi thừa, nơi thiếu của cơ quan quản lý nhà nước khó thực hiện.
Thứ hai, chưa tổng hợp được đầy đủ tài sản công, làm cơ sở xây dựng
kế hoạch, tổ chức khai thác và đánh giá hiệu quả khai thác nguồn lực tài
chính từ TSC. Tổng giá trị TSC theo dõi trong CSDL mới bằng khoảng
98% GDP và bằng khoảng 20% so với quy mô TSC theo thông lệ quốc tế.
Thứ ba, thiếu một kế hoạch tổng thể về quản lý, khai thác nguồn lực tài
chính từ TSC của cả nước và từng bộ, ngành, địa phương.
16


Thứ tư, cơ chế đấu giá TSC còn nhiều bất cập. Luật Đất đai có nhiều
quy định làm cản trở việc đưa đất vào đấu giá; hình thức đấu giá chậm đổi
mới; việc thực thi trách nhiệm của người có tài sản đấu giá chưa nghiêm.
Thứ năm, nguồn nhân lực thực hiện nhiệm vụ quản lý TSC còn mỏng,
năng lực thực hiện nhiệm vụ còn hạn chế, đặc biệt là tại cấp huyện, cấp xã
và cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý, sử dụng TSC.
Thứ sáu, thiếu chế tài đủ mạnh, xử lý một cách triệt để, kiên quyết đối
với các trường hợp sử dụng lãng phí, để thất thoát TSC hoặc không thực
hiện nghĩa vụ tài chính với nhà nước.
Thứ bảy, công tác đánh giá, kiểm tra, thanh tra, giám sát việc quản lý,
sử dụng TSC chưa được thường xuyên, liên tục, đầy đủ, kịp thời.
3.6. Kết luận Chương 3
Với mục tiêu phân tích, đánh giá thực trạng khai thác nguồn lực tài
chính từ TSC thuộc phạm vi nghiên cứu của luận án, Chương 3 đã tập

trung giải quyết các vấn đề cơ bản gồm: Khái quát bộ máy quản lý TSC và
trách nhiệm của các cơ quan trong khai thác TSC; khái quát các quy định
của pháp luật Việt Nam về khai thác nguồn lực tài chính từ TSC và tình
hình TSC và khai thác nguồn lực tài chính từ TSC ở Việt Nam thời gian
vừa qua, tập trung vào giai đoạn 2009-2018; phân tích, đánh giá những
mặt đã đạt được, những hạn chế trong khai thác nguồn lực tài chính từ
TSC; làm rõ nguyên nhân chủ quan, nguyên nhân khách quan của những
hạn chế trong khai thác nguồn lực tài chính từ TSC, trong đó nguyên nhân
chủ quan là chủ yếu. Đây là cơ sở để xây dựng các hệ thống giải pháp,
kiến nghị nhằm tăng cường khai thác nguồn lực tài chính từ TSC ở Việt
Nam đến năm 2025 ở chương tiếp theo.
Chương 4
GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG KHAI THÁC NGUỒN LỰC TÀI
CHÍNH TỪ TÀI SẢN CÔNG Ở VIỆT NAM
4.1. Dự báo, quan điểm khai thác nguồn lực tài chính từ tài sản
công ở Việt Nam
4.1.1. Dự báo khả năng khai thác nguồn lực tài chính từ tài sản
công ở Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn 2035
4.1.1.1. Dự báo khả năng khai thác nguồn lực tài chính từ đất đai
thông qua giao đất, cho thuê đất
17


Bảng 4.2. Dự tính số thu cho NSNN từ khai thác đất ở
T
T

Thời kỳ

Diện tích đất ở

tăng thêm (m2)

DT thu tiền sử
dụng đất (= 40%
DT tăng thêm)
(m2)

1

2020

56.000.000

18.400.000

2

2021 - 2025

230.000.000

92.000.000

Cộng

286.000.000

110.400.000

Giá đất ở

trung bình
(đồng/m2)

Thu tiền sử
dụng đất ước
tính
(tỷ đồng)
138.000

7.500.000

690.000

7.500.000

828.000

Nguồn: Bộ TN&MT, tính toán của tác giả
Bảng 4.3. Dự tính số thu NSNN từ đất SXKD phi nông nghiệp

T
T

Thời kỳ

1

2019-2020

2


Diện tích đất
SXKD phi
nông nghiệp
tăng thêm
(m2)

462.000.000

DT thu tiền
thuê đất
(được tính
bằng 45%
tổng DT tăng
thêm) (m2)

Giá đất đất
SXKD phi
nông nghiệp
trung bình
(đồng/m2)

Tỷ lệ
đơn
giá
thuê
đất
bình
quân


4.500.000

1,0%

207.900.000

2021-2025

2.310.000.000

1.039.500.000

Tổng cộng:

2.772.000.000

1.247.400.000

Tiền
thuê đất
ước tính
(tỷ đồng)

9.356
46.778
4.500.000

1,0%

56.134


Nguồn: Bộ TN&MT, tính toán của tác giả
4.1.1.2. Dự báo khả năng khai thác nguồn lực tài chính từ một số
loại tài sản công khác
Nguồn thu từ sắp xếp lại, xử lý nhà, đất và bán, chuyển nhượng, thanh
lý các tài sản khác (ngoài nhà, đất) khu vực HCSN: Bình quân 7.800 tỷ
đồng/năm.
Nguồn thu từ bán, chuyển nhượng, thanh lý tài sản được xác lập quyền
sở hữu thuộc về nhà nước: Bình quân 600 tỷ đồng/năm.
Nguồn thu từ chuyển nhượng quyền thu phí, cho thuê quyền khai thác
và chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng:
Bình quân 2.000 tỷ đồng/năm.
4.1.2. Quan điểm về khai thác nguồn lực tài chính từ tài sản công
- Nâng cao hiệu quả khai thác nguồn lực tài chính từ TSC là yêu cầu cấp
bách trong tình hình hiện nay để khắc phục những hạn chế, yếu kém của
nền kinh tế, đồng thời thúc đẩy phát triển KT-XH của đất nước.
18


- Việc khai thác nguồn lực tài chính từ TSC phải được đặt trong tổng
thể công tác quản lý TSC và trong mối tương quan với việc duy trì, phát
triển TSC để bảo đảm vai trò cơ sở vật chất của nền kinh tế, bảo đảm lợi
ích trước mắt cũng như lâu dài.
- Khai thác nguồn lực tài chính từ TSC phải kiên trì nguyên tắc thị
trường có sự điều tiết của Nhà nước, bảo đảm công khai, minh bạch, hiệu
quả và phát triển bền vững.
- Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, đánh giá, giám sát, kiểm tra đối
với việc khai thác nguồn lực tài chính từ TSC, không để xảy ra thất thoát,
lãng phí, cạn kiệt nguồn lực TSC.
4.2. Giải pháp tăng cường khai thác nguồn lực tài chính từ tài sản

công ở Việt Nam
4.2.1. Nhóm giải pháp hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về
khai thác nguồn lực tài chính từ tài sản công
- Hoàn thành việc ban hành các văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn
thi hành Luật Quản lý, sử dụng tài sản công.
- Nghiên cứu định hướng sửa đổi, bổ sung Luật Quản lý, sử dụng TSC
theo hướng xây dựng thành Bộ luật, trình Quốc hội thông qua năm 2026.
- Cụ thể hóa chế độ quản lý, khai thác nguồn lực tài chính đối với từng
loại tài sản kết cấu hạ tầng.
- Sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai năm 2013 để nâng cao hiệu quả, hiệu lực
trong khai thác nguồn lực tài chính từ đất đai, trình Quốc hội năm 2021.
4.2.2. Nhóm giải pháp tổ chức thực hiện khai thác nguồn lực tài
chính từ tài sản công
* Hoàn thiện quy hoạch, kế hoạch quản lý, sử dụng TSC
- Tổ chức lập Kế hoạch quản lý, sử dụng TSC. Kế hoạch quản lý, sử
dụng TSC được lập trong thời hạn 5 năm cùng với kế hoạch phát triển
kinh tế - xã hội và kế hoạch tài chính 5 năm. Kế hoạch quản lý, sử dụng
TSC được lập ở cấp quốc gia và cấp địa phương.
- Hoàn thiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất theo hướng: Quy hoạch
sử dụng đất phải thể hiện được những nội dung cụ thể như mô tả được
thực trạng các nguồn lực đất đai trong cả nước một cách chính xác; thể
hiện được dự báo sự biến động về diện tích đất đai và biến động về nhu
cầu sử dụng đất đai trên cả nước; quy hoạch phải bảo đảm tầm nhìn ít nhất
là 30 năm.
19


* Hoàn thiện các hình thức khai thác nguồn lực tài chính từ TSC
- Thu hẹp các trường hợp người sử dụng đất được phép chuyển mục
đích sử dụng đất. Người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất sử dụng

vào mục đích nào thì chỉ được sử dụng vào mục đích đó. Khi không còn
nhu cầu sử dụng vào mục đích đã được xác định thì phải trả lại đất cho
Nhà nước. Trường hợp việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất là bắt buộc
theo yêu cầu từ phía Nhà nước thì người đang sử dụng đất được Nhà nước
hỗ trợ di dời, tạo lập địa điểm SXKD mới nếu có nhu cầu hoặc được Nhà
nước bồi thường các thiệt hại do việc thu hồi đất đem lại. Các cơ sở nhà,
đất cũ sẽ được đấu giá để giao đất hoặc cho thuê đất theo mục đích sử
dụng mới trên cơ sở quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
- Bãi bỏ hình thức sử dụng TSC để thanh toán cho nhà đầu tư thực hiện
dự án BT. Các dự án đang thực hiện dở dang được rà soát để thanh toán
theo các quy định của pháp luật có liên quan.
- Thu hẹp hình thức cho thuê đất trả tiền một lần khi sử dụng đất vào
mục đích SXKD. Hình thức này chỉ duy trì với các cơ sở xã hội hóa hoạt
động không vì mục tiêu lợi nhuận để bảo đảm sự cam kết lâu dài của các
nhà đầu tư vào lĩnh vực được Nhà nước khuyến khích.
* Hoàn thiện các công cụ khai thác nguồn lực tài chính từ TSC
- Hoàn thiện các quy định và nâng cao năng lực định giá TSC. Bỏ khung
giá đất. Quy định chi tiết hơn các loại giá tại Bảng giá đất. Thí điểm xây
dựng bản đồ giá đất và định giá đất, xây dựng vùng giá trị đất phục vụ
công tác định giá đất. Hoàn thiện các phương pháp xác định giá đất. Xây
dựng và vận hành CSDL về giá, làm cơ sở cho việc lựa chọn mẫu khi xác
định giá tài sản, đối chiếu kết quả định giá. Nâng cao năng lực của đội ngũ
thẩm định viên về giá, phân hạng các doanh nghiệp thẩm định giá.
- Nâng cao hiệu quả đấu giá TSC. Bổ sung quy định cho phép áp dụng
đấu giá quyền sử dụng đất đối với đất chưa thực hiện giải phóng mặt bằng.
Bãi bỏ quy định không phải đấu giá đối với các trường hợp được miễn tiền
thuê đất cho một số năm. Thực hiện nghiêm quy định về việc niêm yết và
thông báo công khai việc đấu giá tài sản.
* Xây dựng, vận hành Hệ thống giao dịch điện tử về TSC
Hệ thống giao dịch điện tử về TSC là hệ thống công nghệ thông tin do

20


Nhà nước tổ chức xây dựng, quản lý vận hành, hướng dẫn sử dụng để thực
hiện việc bán, chuyển nhượng, cho thuê TSC, chuyển nhượng, cho thuê
quyền khai thác TSC và các giao dịch khác về TSC giữa nhà nước và tổ
chức, cá nhân. Phấn đấu đến năm 2025: 40% các giao dịch thông qua hệ
thống; năm 2030: 80% các giao dịch thông qua hệ thống.
* Tăng cường đánh giá, giám sát, kiểm tra và xử lý vi phạm trong
khai thác nguồn lực tài chính TSC
Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá việc khai thác nguồn lực tài chính từ
TSC và tổ chức thực hiện việc đánh giá định kỳ hàng năm. Đưa công tác
giám sát việc quản lý, sử dụng TSC vào thực chất và thường xuyên. Tăng
cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán của Thanh tra Chính phủ,
Thanh tra nhà nước, thanh tra chuyên ngành, Kiểm toán Nhà nước…, đặc
biệt là đối với một số lĩnh vực dễ phát sinh vi phạm như sử dụng TSC vào
mục đích kinh doanh, bán, chuyển nhượng, cho thuê TSC. Xử lý nghiêm
các hành vi vi phạm trong quản lý, sử dụng, khai thác TSC.
4.2.3. Nhóm giải pháp hỗ trợ việc khai thác nguồn lực tài chính từ
tài sản công ở Việt Nam
* Nâng cấp Cơ sở dữ liệu quốc gia về TSC để từng bước tổng hợp
đầy đủ nguồn lực TSC của cả nước
Nâng cấp CSDL quốc gia về TSC để từng bước cập nhật, quản lý, lưu
trữ thông tin của tất cả các loại TSC theo quy định. Thông tin trong CSDL
quốc gia do cơ quan quản lý CSDL cung cấp có giá trị pháp lý như thông
tin trong hồ sơ giấy, có thể sử dụng để thay cho hồ sơ giấy tờ. Phạm vi sử
dụng thông tin lưu giữ trong CSDL cần được mở rộng cho toàn bộ quy
trình quản lý, sử dụng TSC từ khâu hình thành, khai thác, sử dụng đến
khâu xử lý tài sản. Nội dung thông tin trong CSDL phải phản ánh được kết
quả cụ thể trong khai thác nguồn lực đối với từng TSC.

* Tổ chức rà soát, kiểm kê, sắp xếp lại, giao quyền quản lý, sử dụng
và xử lý TSC
Thực hiện kiểm kê toàn bộ các tài sản hiện có tại cơ quan, tổ chức, đơn
vị nhằm nắm chắc về số lượng, chất lượng, chủ thể quản lý, sử dụng tài
sản, đồng thời xác định lại giá trị quyền sử dụng đất. Thực hiện di dời các
cơ sở ô nhiễm môi trường, các cơ sở không còn phù hợp với quy hoạch sử
21


dụng đất, quy hoạch xây dựng ra khỏi nội thành, nội thị và các khu dân cư
tập trung. Đẩy mạnh việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho
người sử dụng đất. Thực hiện việc thống kê, phân loại, xác định giá trị tài
sản kết cấu hạ tầng để giao cho từng đối tượng quản lý. Tổ chức rà soát,
phân loại, xử lý toàn bộ các tài sản đã có quyết định xác lập quyền sở hữu
toàn dân.
* Tái cơ cấu mô hình quản lý TSC và nâng cao năng lực khai thác
nguồn lực tài chính từ TSC
- Tái cơ cấu mô hình quản lý TSC theo hướng mở rộng phạm vi các
công việc do cơ quan quản lý TSC các cấp thực hiện theo phương thức tập
trung; mở rộng phạm vi áp dụng các hình thức PPP trong đầu tư phát triển
và quản lý vận hành TSC; thu hẹp dần phạm vi các công việc do đơn vị
được giao quản lý TSC tự thực hiện; đẩy mạnh việc sử dụng các dịch vụ
của thị trường vào công tác quản lý, sử dụng TSC.
- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thực hiện quản lý, khai thác
nguồn lực tài chính từ TSC. Đưa môn nghiệp vụ quản lý TSC vào chương
trình đào tạo ở bậc cao đẳng, đại học và sau đại học tại các cơ sở đào tạo
về kinh tế, tài chính, kế toán. Tăng cường công tác bồi dưỡng chuyên sâu
cho đội ngũ cán bộ làm nhiệm vụ quản lý TSC. Xây dựng các cẩm nang
hướng dẫn việc thực hiện từng loại nghiệp vụ cụ thể.
4.3. Kiến nghị

4.3.1. Kiến nghị đối với Quốc hội
- Giao Chính phủ nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai năm 2013 để
khắc phục những bất cập về chính sách, pháp luật về đất đai, từ đó nâng cao
hiệu quả, hiệu lực trong khai thác nguồn lực tài chính từ đất đai.
- Giao các cơ quan chức năng của Quốc hội tăng cường công tác giám
sát, kiểm toán việc quản lý, khai thác nguồn lực tài chính từ TSC.
4.3.2. Kiến nghị với Chính phủ
- Chỉ đạo các bộ, cơ quan trung ương rà soát để ban hành mới, sửa đổi,
bổ sung theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền để bảo đảm tính
đồng bộ, đầy đủ các văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật
Quản lý, sử dụng TSC.
- Giao Bộ Tài chính nghiên cứu định hướng sửa đổi, bổ sung Luật Quản
lý, sử dụng TSC theo hướng hình thành Bộ luật về quản lý, sử dụng TSC
theo Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 15/01/2019 của Bộ Chính trị.
22


- Chỉ đạo các bộ, cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh triển
khai đầy đủ, nghiêm túc các nội dung của Luật Quản lý, sử dụng TSC và
các văn bản quy định chi tiết thi hành; tăng cường công tác kiểm tra, thanh
tra việc khai thác nguồn lực tài chính TSC.
- Giao Bộ Tài chính chủ trì xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ ban
hành bộ tiêu chí đánh giá việc khai thác nguồn lực tài chính từ TSC. Trên cơ
sở đó, tổ chức đánh giá việc khai thác nguồn lực tài chính từ TSC.
4.4. Kết luận Chương 4
Với mục tiêu đề xuất những giải pháp có cơ sở khoa học và thực tiễn
nhằm tăng cường khai thác nguồn lực tài chính từ TSC ở Việt Nam; trên cơ
sở nghiên cứu lý luận, kinh nghiệm quốc tế và đánh giá thực trạng khai thác
nguồn lực tài chính từ TSC ở Việt Nam giai đoạn 2009-2018, Chương 4 đã
giải quyết các vấn đề cơ bản gồm:

Dự báo nguồn thu từ khai thác nguồn lực tài chính từ TSC khu vực
HCSN, tài sản kết cấu hạ tầng, tài sản được xác lập quyền sở hữu thuộc về
nhà nước, đất đai đến năm 2025. Những dự báo này được thực hiện trên cơ
sở Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được cấp có thẩm quyền phê duyệt,
Báo cáo Việt Nam 2035, thực trạng khai thác nguồn lực tài chính từ TSC ở
Việt Nam thời gian vừa qua.
Trên cơ sở quan điểm, mục tiêu, giải pháp của Đảng về huy động, sử dụng
nguồn lực, về tái cơ cấu NSNN, về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, tác
giả đã xác định 4 quan điểm khai thác nguồn lực tài chính từ TSC và phương
hướng thực hiện các quan điểm đó.
Đề xuất 3 nhóm giải pháp, 2 nhóm kiến nghị nhằm tăng cường khai thác
nguồn lực tài chính từ TSC. Các nhóm giải pháp, kiến nghị này là một chỉnh
thể thống nhất, có mối quan hệ gắn bó mật thiết với nhau, có ý nghĩa, vai
trò, tác dụng nhất định đối với quá trình quản lý, khai thác nguồn lực tài
chính từ TSC ở Việt Nam. Do vậy, cần thực hiện đồng bộ các nhóm giải
pháp, kiến nghị trên nhằm tạo ra sự chuyển biến căn bản, tích cực trong khai
thác nguồn lực tài chính từ TSC.
KẾT LUẬN
TSC có phạm vi rộng và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản của một
quốc gia. TSC là nguồn lực tài chính quan trọng để phát triển kinh tế - xã
hội. Thời gian vừa qua, việc khai thác nguồn lực tài chính từ TSC ở Việt
23


Nam đã đạt được những kết quả quan trọng nhưng cũng bộc lộ những hạn
chế, yếu kém, làm cho nguồn lực chưa được khai thác một cách đầy đủ,
hiệu quả, còn thất thoát, lãng phí. Với mục tiêu nghiên cứu để đề xuất
những giải pháp khoa học và khả thi nhằm tăng cường khai thác nguồn lực
tài chính từ TSC ở Việt Nam, luận án đã tập trung vào giải quyết các vấn
đề cơ bản sau:

Khái quát tình hình nghiên cứu của các tác giả trong nước và nước
ngoài về khai thác nguồn lực tài chính từ TSC; tổng kết những điểm đạt
được của các công trình nghiên cứu, những khoảng trống của các công
trình nghiên cứu đã có.
Nghiên cứu lý luận về khai thác nguồn lực tài chính từ TSC; trong đó,
tác giả đã đưa ra khái niệm về TSC, nguồn lực tài chính từ TSC và khai
thác nguồn lực tài chính từ TSC; hệ thống hóa các đặc điểm, vai trò, nhân
tố ảnh hưởng tới khai thác nguồn lực tài chính từ TSC, các hình thức và
công cụ khai thác nguồn lực tài chính từ TSC. Đáng chú ý, sự thiếu hụt
lớn nhất của các nghiên cứu đã có đã được tác giả lấp đầy bằng việc xây
dựng hệ thống các tiêu chí đánh giá việc khai thác nguồn lực tài chính từ
TSC. Các tiêu chí này không chỉ phản ánh kết quả khai thác nguồn lực tài
chính từ TSC mà còn phản ánh cả quá trình thực hiện khai thác gắn với
công tác quản lý TSC của Nhà nước.
Khái quát kinh nghiệm của một số quốc gia và vùng lãnh thổ về khai
thác nguồn lực tài chính từ TSC, rút ra những bài học kinh nghiệm vận
dụng cho phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam.
Phân tích thực trạng khai thác nguồn lực tài chính từ TSC ở Việt Nam
giai đoạn 2009 - 2018; đánh giá những thành tựu và những hạn chế cũng
như nguyên nhân khách quan, chủ quan của những hạn chế. Việc đánh giá
và xác định nguyên nhân được gắn với hệ thống các tiêu chí đánh giá việc
khai thác nguồn lực tài chính từ TSC
Dự báo khả năng khai thác một số nguồn lực tài chính chủ yếu từ TSC
đến năm 2025, tầm nhìn 2035; xây dựng hệ thống quan điểm, giải pháp,
kiến nghị tăng cường khai thác nguồn lực tài chính từ TSC ở Việt Nam
trong thời gian tới. Các giải pháp, kiến nghị này là một chỉnh thể thống
nhất, có mối quan hệ gắn bó mật thiết với nhau, có ý nghĩa, vai trò, tác dụng
nhất định đối với quá trình quản lý, khai thác nguồn lực tài chính từ TSC ở
Việt Nam./.
24




×