Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Xây dựng và triển khai đào tạo trực tuyến học phần hình học sơ cấp cho sinh viên sư phạm ngành toán

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (297.37 KB, 7 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

NGUYỄN DANH NAM

XÂY DỰNG VÀ TRIỂN KHAI ĐÀO TẠO
TRỰC TUYẾN HỌC PHẦN HÌNH HỌC SƠ CẤP
CHO SINH VIÊN SƢ PHẠM NGÀNH TOÁN

Chuyên ngành: Lý luận và PPDH bộ môn Toán
Mã số: 60.14.10

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Đào Thái Lai

MỤC LỤC
THÁI NGUYÊN - 2007


Trang
Trang phụ bìa
Mục lục

1

Danh mục các từ viết tắt

3

Mở đầu…………………….………………………..……………………………………..……….............



4

I. Lý do chọn đề tài…..………………………………………..………………….……………..........

4

II. Giả thuyết khoa học………………………………………………………………….……..........

6

III. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu……………………….……………..………….........

6

IV. Phương pháp nghiên cứu……………………………………….…………………..……........

6

V. Cấu trúc của luận văn………………………………………….……………….…………..........

7

Chƣơng 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn………………………………………..….……........

8

1.1. Tổng quan về E-Learning………………………………………………………........

8


1.1.1. Khái niệm về đào tạo trực tuyến…………………………….………....

8

1.1.2. Tình hình phát triển và ứng dụng E-Learning trên thế giới

10

1.1.3. Định nghĩa một khoá học trực tuyến………..…………..…………..

13

1.1.4. Các thành phần của E-Learning………………….….……………..…..

21

1.1.5. Các chuẩn E-Learning…………………………………………………….........................

24

1.2. Thực trạng dạy học hình học sơ cấp tại trường sư phạm………….…

28

1.2.1. Kết quả nghiên cứu…………………………………………………..……..

28

1.2.2. Một số giải pháp………………………………………..…………….……...


31

1.3. Vấn đề đổi mới PPDH ở trường ĐHSP……………………………………….

33

1.3.1. Cơ sở khoa học của việc đổi mới PPDH ở đại học……………..

33

1.3.2. Một số đề xuất cho việc triển khai đổi mới PPDH
ở trường ĐHSP………………………………………………………………..

36


Chƣơng 2. Xây dựng và triển khai đào tạo trực tuyến học phần
hình học sơ cấp ở trƣờng ĐHSP……………………………..…………… ...
2.1. Các công cụ xây dựng và triển khai đào tạo tuyến…..………………….

39
39

2.1.1. E-Learning XHTML Editor ……………………………………………......

39

2.1.2. Hệ thống thông tin quản lý học tập trực tuyến Moodle……….


45

2.1.3. Phần mềm hỗ trợ Macromedia Captivate……………………………...

62

2.2. Xây dựng bài giảng điện tử cho hệ thống E-Learning…….…….………

64

2.2.1. Quy trình xây dựng một bài giảng điện tử…………………….…..….

64

2.2.2. Các tiêu chí xây dựng một courseware cho E-Learning…….….

71

2.2.3. Xây dựng gói SCORM học phần hình học sơ cấp.……….……….

73

2.3. Một số thuận lợi của môi trường học tập trực tuyến………....……………

76

2.3.1. Dạy học chương trình hoá………………………………………………..…...

76


2.3.2. Khuyến khích dạy học phân hoá…………………………………………...............
83
2.3.3. Rèn luyện kỹ năng tự học…………………………………………………....

84

2.3.4. Rèn luyện kỹ năng tổ chức NCKH cho SV………………………….

87

2.3.5. Hướng tới seminar ở lớp học………………………………………………

88

2.3.6. Dạy học không giáp mặt - xu hướng cần phát triển trong
xã hội học tập hiện đại……………………………………………………….

89

2.4. Triển khai đào tạo trực tuyến………………………………………………………

92

2.4. Hướng phát triển của luận văn…………………………………………………….

93

Chƣơng 3. Thử nghiệm sƣ phạm…………………………………………..………………...

95


3.1. Mục đích thử nghiệm………………………………………….…….……………........

95

3.2. Nội dung và tổ chức thử nghiệm………………………….…….……..……….....

95

3.3. Đánh giá kết quả thử nghiệm………………………………….………………........

96

Kết luận…………………………………………..……………………………….….……………..…....

100

Tài liệu tham khảo…………………………………………..………………….…………………..

101


MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Từ đầu thập kỷ này, vấn đề sử dụng CNTT & TT để công nghệ hoá quá trình
dạy học, tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh nhằm nâng cao chất lượng
giáo dục đã trở thành một xu thế phát triển mạnh mẽ trên thế giới. Nó góp phần đổi
mới nội dung dạy học, đổi mới PPGD và đổi mới hình thức tổ chức dạy học: “Đẩy
mạnh ứng dụng CNTT trong giáo dục và đào tạo ở tất cả các cấp học, bậc học,
ngành học theo hướng sử dụng CNTT như là một công cụ hỗ trợ đắc lực nhất cho

đổi mới PPGD, học tập ở tất cả các môn học” [28]. Không những thế, khối lượng
tri thức của nhân loại ngày càng tăng; các vấn đề giao lưu, hội nhập quốc tế,…
khiến mỗi chúng ta cần biết tận dụng những thành tựu của khoa học - công nghệ,
đặc biệt là sự ra đời của mạng máy tính toàn cầu (internet) giúp chúng ta biết lựa
chọn các phương pháp học tập phù hợp để theo kịp sự phát triển như vũ bão trong
mọi lĩnh vực của đời sống xã hội: “Phát triển các hình thức đào tạo từ xa phục vụ
nhu cầu học tập của toàn xã hội. Đặc biệt tập trung phát triển mạng máy tính phục
vụ cho giáo dục và đào tạo, kết nối Internet tới tất cả các cơ sở giáo dục và đào
tạo” [29].
Xã hội học tập - đó là mục tiêu của các nền giáo dục trên thế giới. Thành tựu
nổi bật nhất của CNTT & TT trong giáo dục và đào tạo chính là E-Learning. Nó
cung cấp một kho tàng kiến thức khổng lồ của nhân loại và tạo cơ hội học tập cho
nhiều người ở các trình độ khác nhau. Không chỉ dừng lại ở đó, hình thức học tập
dựa vào E-Learning còn góp phần tạo ra sự bình đẳng, dân chủ trong học tập, giúp
thực hiện được khẩu hiệu do tổ chức UNESCO đề ra cho giáo dục - đào tạo ở thế
kỷ 21 là “học ở mọi nơi, học ở mọi lúc, học suốt đời, dạy cho mọi người với mọi
trình độ tiếp thu khác nhau”.
Ở các trường sư phạm, vấn đề kết hợp giữa E-Learning với lớp học truyền
thống là một trong những hướng khai thác rất tốt giúp tăng cường hứng thú học


tập, đáp ứng nhu cầu cá nhân, phát triển đa trí tuệ và khuyến khích học tập kiến tạo
của SV. Hơn nữa, hình thức học tập có sự hỗ trợ của E-Learning còn góp phần rèn
luyện khả năng tự học (tự học là cầu nối giữa học tập và NCKH), học từ xa và học
suốt đời. Để đáp ứng tốt yêu cầu đổi mới của chương trình giáo dục phổ thông, SV
sau khi ra trường phải không ngừng học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên
môn, nghiệp vụ và cách tốt nhất để làm được điều đó là tham gia các khoá đào tạo
từ xa trên mạng, ví dụ như các khoá học bồi dưỡng khả năng ứng dụng CNTT
trong dạy học; vấn đề đổi mới nội dung, PPGD và hình thức kiểm tra, đánh giá ở
trường phổ thông hiện nay hay vấn đề phối kết hợp giữa NCKH và thực nghiệm sư

phạm với các trường sư phạm.
Đối với SV sư phạm chuyên ngành toán học, vấn đề rèn luyện kỹ năng giải
toán sơ cấp, ứng dụng toán cao cấp để giải toán sơ cấp là yêu cầu cần thiết nhằm
nâng cao và hoàn thiện dần kiến thức chuyên ngành cho người GV toán tương lai.
Để thực hiện được yêu cầu trên, chúng tôi tiến hành xây dựng khóa học trực tuyến
học phần hình học sơ cấp ở mức độ kết hợp đồng thời giữa lớp học truyền thống
với đào tạo trực tuyến nhằm cung cấp cho SV một số kiến thức về môn học mà
trên lớp học không có đủ thời gian để trình bày. Bên cạnh đó, khoá học cũng tạo ra
các diễn đàn học tập để giải đáp các thắc mắc; thảo luận các chủ đề seminar trên
lớp học; đồng thời tiến hành kiểm tra, đánh giá kết quả trên mạng giúp SV hình
thành động cơ và thái độ học tập đúng đắn, kịp thời điều chỉnh cách học, bổ sung
các kiến thức còn thiếu nhằm đạt được kết quả cao trong học tập và nghiên cứu.
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài nghiên cứu:

“Xây dựng và triển khai đào tạo trực tuyến
học phần hình học sơ cấp cho sinh viên sƣ phạm ngành toán”.


II. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Với sự hỗ trợ đắc lực của các phần mềm mã nguồn mở, chúng ta có thể xây
dựng được các website học tập trên mạng một cách dễ dàng mà không cần đến
nhiều kiến thức về ngôn ngữ lập trình mạng. Việc xây dựng khoá học (dựa trên
công nghệ web) trực tuyến học phần hình học sơ cấp ở trường sư phạm sẽ giúp cho
SV có thể tự học trong lúc rảnh rỗi mà không cần đến lớp học thường xuyên. Sự
kết hợp với cách học truyền thống sẽ giúp cho hiệu quả học tập được nâng cao và
tạo cho SV thói quen tra cứu, tìm kiếm các thông tin cần thiết trên mạng. Nếu tính
khả thi của đề tài nghiên cứu được khẳng định, chúng tôi tiến tới có thể thiết kế
thêm các khoá học trực tuyến các học phần khác như PPGD, NVSP,…
III. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
- Tìm hiểu cơ sở lý luận về E-Learning; các vấn đề về tự học, học từ xa, việc

thành lập các trường đại học ảo trên thế giới hiện nay.
- Phân tích chương trình cũng như phương pháp học tập môn hình học sơ
cấp của SV tại các trường sư phạm.
- Phân tích và lựa chọn một số phần mềm hỗ trợ xây dựng khoá học trực
tuyến, tìm hiểu về ngôn ngữ lập trình mạng.
- Xây dựng website đào tạo trực tuyến học phần hình học sơ cấp nhằm cung
cấp kiến thức và rèn luyện một số kỹ năng cần thiết cho SV.
- Triển khai đào tạo thử nghiệm qua trang web đào tạo trực tuyến Việt Nam:
.
IV. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Phương pháp nghiên cứu lý luận.
- Phương pháp điều tra, quan sát: thăm dò ý kiến của SV về nội dung, khung
chương trình môn hình học sơ cấp; về ưu điểm của hình thức kết hợp E-Learning
với lớp học truyền thống.


- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm, lấy ý kiến của các chuyên gia, các
giảng viên giảng dạy lâu năm nội dung hình học sơ cấp tại một số trường sư phạm.
- Nghiên cứu tài liệu về cách sử dụng một số phần mềm toán học, phần mềm
hỗ trợ xây dựng website, phần mềm xây dựng bài giảng điện tử, tạo diễn dàn học
tập… và một số tài liệu về E-Learning trên mạng Internet.
- Phương pháp thử nghiệm sư phạm.
V. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, phần chính của
luận văn gồm 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn.
Chương 2. Xây dựng và triển khai đào tạo trực tuyến học phần hình học sơ
cấp ở trường ĐHSP.
Chương 3. Thử nghiệm sư phạm.




×