Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

HACK não với 10 câu VDC PHẦN DI TRUYỀN và BIẾN dị IN ĐÍNH kèm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (214.33 KB, 2 trang )

Thầy THỊNH NAM ( />
SUPER-PLUS: LUYỆN THI NÂNG CAO THPT QUỐC GIA
MÔN: SINH HỌC
Lưu ý: Học nâng cao cùng thầy THỊNH NAM tại website: Hoc24h.vn
NỘI DUNG: HACK NÃO VỚI 10 CÂU VẬN DỤNG CAO DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ
Lưu ý: Đề sẽ được chữa trực tuyến qua live trên face thầy THỊNH NAM

LUYỆN THI
NÂNG CAO

Thời gian: 21h30, tối thứ 4 – Ngày: 13/11/2019
Câu 1: Có bao nhiêu phát biểu đúng, trong các phát biểu sau khi nói về nguyên phân?
I. Tế bào mẹ ban đầu có 2n NST đơn nghĩa là sẽ có 4n cromatit và gồm có 2n tâm động.
II. Ở kì đầu tế bào có 4n NST hay 2n NST kép gồm 4n cromatit với 2n tâm động.
III. Ở kì sau mỗi tế bào chỉ còn lại 2n NST nhưng 4n cromatit với 2n tâm động.
IV. Khi 2 con đã hình thành thì mỗi tế bào chỉ có 2n cromatit như tế bào mẹ ban đầu.
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 1.
Câu 2: Khi nói về NST ở sinh vật nhân chuẩn, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Mỗi loài có một bộ NST đặc trưng về số lượng, hình thái và cấu trúc.
II. NST được cấu tạo bởi 2 thành phần chính là: Prôtêin histôn và ADN.
III. Trong tế bào xôma của cơ thể lưỡng bội, NST tồn tại thành từng cặp nên được gọi là bộ 2n.
IV. Số lượng NST nhiều hay ít là tiêu chí quan trọng phản ánh mức độ tiến hoá của loài.
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 3: Một loài có bộ NST lưỡng bội kí hiệu là AaBb. Nếu tế bào của loài tham gia giảm phân mà cặp NST Aa
không phân li ở giảm phân 1, bộ NST trong các giao tử có thể là


A. AaB, AAB, aab, B, b.
B. Aab và b hoặc AAB và B.
C. AAB, B hoặc AaB, b.
D. AaB và b hoặc Aab và B.
Câu 4: Ở một loài lưỡng bội, xét cặp alen D và d. Alen D có số nucleotit loại A là 270; alen d có số nucleotit
loại A là 540. Người ta thấy có một tế bào có tổng số nucleotit loại T có trong alen D và d là 1080. Từ kết quả
trên người ta rút ra các kết luận về kiểu gen của tế bào trên:
I. Kiểu gen của tế bào có thể được tạo ra bằng hình thức nguyên phân.
II. Kiểu gen của tế bào có thể được tạo ra bằng lai xa kết hợp với đa bội hóa.
III. Kiểu gen của tế bào có thể được hình thành do đột biến tự đa bội lẻ.
IV. Kiểu gen của tế bào có thể được hình thành do đột biến tự đa bội chẵn.
Số kết luận có nội dung đúng là:
A. 3.
B. 4.
C. 1.
D. 2.
Câu 5: Khi nói về quá trình phiên mã và dịch mã thì có bao nhiêu nhận định sau đây là
đúng?
I. Trong quá trình dịch mã, nhiều ribôxôm cùng trượt trên một mARN sẽ tổng hợp được nhiều loại polipeptit
khác nhau trong một thời gian ngắn, làm tăng hiệu suất tông hợp prôtêin.
II. Trong quá trình dịch mã, các côđon và anticôđon cũng kết hợp với nhau theo nguyên tắc bổ sung là A - U, G,
X.
III. Ở sinh vật nhân thực, quá trình phiên mã có thể xảy ra trong hoặc ngoài nhân tế bào còn quá trình dịch mã
xảy ra ở tế bào chất.
IV. ADN chỉ tham gia trực tiếp vào quá trình phiên mã mà không tham gia vào quá trình dịch mã.
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 6: Cho các đặc điểm về quá trình nhân đôi ADN:

I. Thực hiện theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo toàn.
Dạy học không chỉ là đổ đầy một bình nước mà là thắp sáng những ước mơ !

1


Thầy THỊNH NAM ( />
II. ADN poolimeraza tổng hợp mạch mới theo chiều 5'-3'.
III. Từ 1 ADN mẹ tạo ra 2 ADN con giống nhau và giống mẹ.
IV. Có sự tham gia của enzim nối ligaza.
Số đặc điểm đúng khi nói về sự giống nhau giữa sinh vật nhân sơ và thực vật là:
A. 1.
B. 2.
C. 4.
D. 3.
Câu 7: Cho biết trong quá trình giảm phân của cơ thể đực có một số tế bào có cặp NST mang cặp gen Bb không
phân ly trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường, ở cơ thể cái có một số tế bào có cặp NST mang
cặp gen Dd không phân ly trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường. Thực hiện phép lai: (P)
♂AaBbDd × ♀AabbDd. Có bao nhiêu phát biểu đúng trong các phát biểu sau:
I. hợp tử đột biến có thể có kiểu gen là AaBbbDdd
II. Số loại hợp tử tối đa có thể tạo ra 96
III. Tỷ lệ loại hợp tử mang đột biến lệch bội 66/84
IV. Tỷ lệ loại hợp tử lưõng bội là 18/96
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 8: Có 4 tế bào sinh tinh có kiểu gen AB//abDdEe giảm phân hình thành giao tử và không xảy ra hiện
tượng trao đổi chéo, tỷ lệ các loại giao tử có thể được tạo ra là
I. 6 : 6 : 1 : 1.

II. 2 : 2 : 1 : 1 : 1 : 1.
III. 2 : 2 : 1 : 1.
IV. 3 : 3 : 1 : 1.
A. 2.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 9: Giả sử trên một đoạn của phân tử ADN vi khuẩn, xét 5 gen I, II, III, IV, V được phân bố ở 5 vị trí,
a Gen I
b Gen II c Gen III d Gen IV e Gen V g
trong đó các gen II, III, IV và V cùng thuộc một operon. Các điểm a, b, c, d, e, g là các điểm trên nhiễm sắc
thể. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Nếu gen I nhân đôi 5 lần thì gen V cũng nhân đôi 5 lần.
II. Nếu gen III phiên mã 10 lần thì gen V cũng phiên mã 10 lần.
III. Nếu bị mất 1 cặp nuclêôtit ở vị trí c thì sẽ làm thay đổi cấu trúc của 3 gen.
IV. Nếu có tác nhân 5BU tác động vào quá trình nhân đôi của gen IV thì sau 1 lần nhân đôi sẽ phát sinh gen
đột biến.
A. 2.
B. 1.
C. 3.
D. 4.
Câu 10: Khi nói về đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể làm mất cân bằng gen trong hệ gen của tế bào.
II. Tất cả các đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể đều làm thay đổi số lượng gen trên nhiễm sắc thể.
III. Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể có thể không làm thay đổi hàm lượng ADN trong nhân tế bào.
IV. Tất cả các đột biến chuyển đoạn nhiễm sắc thể đều làm thay đổi độ dài của ADN.
A. 1.
B. 3.
C. 2.
D. 4.

Câu 11: Khi nói về đột biến gen, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Đột biến điểm có thể không làm thay đổi số lượng nucleotit mỗi loại của gen.
II. Nếu đột biến không làm thay đổi chiều dài của gen thì cũng không làm thay đổi tổng số axit amin của
chuỗi polipeptit.
III. Nếu đột biến điểm làm tăng chiều dài của gen thì chứng tỏ sẽ làm tăng liên kết hidro của gen.
IV. Đột biến mất một cặp nucleotit có thể không làm thay đổi cấu trúc của chuỗi polipeptit
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
**Câu đặc biệt: Một cơ thể có kiểu gen AB/ab giảm phân hình thành giao tử, trong quá trình đó một số tế bào
không phân li trong giảm phân II. Số loại giao tử tối đa mà cơ thể đó có thể tạo ra là
A. 9.
B. 10.
C. 11.
D. 7.
Dạy học không chỉ là đổ đầy một bình nước mà là thắp sáng những ước mơ !

2



×