Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Đề khảo sát chất lượng đầu năm 2018 2019 ngữ văn 12 trường thuận thành 1 bắc ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (328.8 KB, 6 trang )

SỞ GD – ĐT BẮC NINH
TRƯỜNG THPT THUẬN THÀNH SỐ 1

ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM
NĂM HỌC 2018 - 2019
Môn: Ngữ văn 12
Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao đề)

PHẦN I: ĐỌC – HIỂU (3.0 Điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Xin đừng vội nghĩ cứ có học vấn, bằng cấp cao là nghiễm nhiên trở thành người có văn hoá. Trình độ tri
thức văn hoá cũng mới chỉ là tiền đề. Nếu sự rèn luyện nhân cách kém thì tiềm năng hiểu biết đó sẽ tạo nên thói
hợm hĩnh, khinh đời; phong cách sống càng xấu đi, càng giảm tính chất văn hoá. Trong thực tế, ta thấy không
hiếm những người có học mà phong cách sống lại rất trái ngược. Họ mở miệng là văng tục, nói câu nào cũng đều
có kèm từ không đẹp. Mặt vênh vênh váo váo, coi khinh hết thảy mọi người. Trò chuyện với ai thì bao giờ cũng
hiếu thắng, nói lấy được, nhưng khi gặp khó khăn thì chùn bước, thoái thác trách nhiệm. Trong lúc đó, có người
học hành chưa nhiều, chưa có học hàm, học vị gì nhưng khiêm tốn, lịch sự, biết điều trong giao tiếp, khéo léo và
khôn ngoan trong cách ứng xử trước mọi tình huống của cuộc sống. Rõ ràng là chất văn hoá trong phong cách
sống phụ thuộc nhiều vào ý thức tu dưỡng tính nết, học tập trường đời và kết quả của giáo dục gia đình.
Tất nhiên, tác động của trình độ học vấn đến sự nâng cao phong cách văn hoá của một người rất lớn.
Cách suy nghĩ, cách giải quyết mâu thuẫn, sự ước mơ, kì vọng và sự trau dồi lí tưởng có liên quan mật thiết đến
tiềm năng hiếu biết. Đa số những người có học vấn cao thường có phong cách sống đẹp. Không thể phủ nhận
thực tế đó, chỉ có điều cần nhớ là trình độ học vấn và phong cách sống văn hoá không phải lúc nào cũng đi đôi
với nhau.
(Trích “Học vấn và văn hoá” — Trường Giang)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích?
Câu 2. Theo tác giả, trình độ học vấn có tác động như thế nào đến phong cách văn hoá của một người?
Câu 3. Đọc đoạn trích, anh/ chị hiểu yếu tố cốt lõi làm nên cốt cách văn hóa của một con người là gì?
Câu 4. Theo anh/ chị, quan điểm của tác giả có phù hợp với cuộc sống hiện nay không? Vì sao?
PHẦN II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1 (2.0 điểm)


Anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về ý kiến được nêu trong đoạn trích
phần Đọc hiểu: Rõ ràng là chất văn hoá trong phong cách sống phụ thuộc nhiều vào ý thức tu dưỡng tính nết, học
tập trường đời và kết quả của giáo dục gia đình.
Câu 2 (5.0 điểm)
Sự tương phản giữa ánh sáng và bóng tối thể hiện qua hai truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam (Ngữ
văn 11, Tập 1) và Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân (Ngữ văn 11, Tập 1).

..........................Hết ........................
Thí sinh không được sử dụng tài liệu, giám thị coi thi không giải thích gì thêm.


ĐÁP ÁN
Phần

Câu

I

Nội dung

Điểm

ĐỌC HIỂU

3.0

1

Đoạn văn trên sử dụng phương thức biểu đạt chính: Nghị luận


0,5

2

Theo tác giả, trình độ học vấn có tác động đến phong cách văn hoá

1,0

của mỗi con người:
-

Tiềm năng hiểu biết, vốn tri thức sâu rộng là cơ sở hình thành

lối suy nghĩ, cách ứng xử, cách giải quyết mâu thuẫn, khát vọng và lí
tưởng sống của một con người.
- Trên thực tế, đa số những người có học vấn cao thường có
phong cách sống đẹp.
3

Đọc đoạn trích, có thể thấy yếu tố cốt lõi làm nên cốt cách văn

0,5

hoá của một con người là:
-Sự giáo dục của gia đình, nhà trường.
-Đặc biệt là ý thức tu dưỡng đạo đức, hoàn thiện nhân cách và
không ngừng học tập từ thực tế đời sống của mỗi cá nhân.
4

HS trình bày theo quan điểm cá nhân rõ ràng, thuyết phục dưới hình


1,0

thức một đoạn văn ngắn, không mắc lỗi diễn đạt.
II
1

LÀM VĂN

7.0

Bày tỏ suy nghĩ về ý kiến: Rõ ràng là chất văn hoá trong phong cách sống

2,0

phụ thuộc nhiều vào ý thức tu dưỡng tính nết, học tập trường đời và kết quả
của giáo dục gia đình.
a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận 200 chữ
Có đủ các phần mở đoạn, phát triển đoạn, kết đoạn. Mở đoạn nêu
được vấn đề, phát triển đoạn triển khai được vấn đề, kết đoạn kết luận
được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Rõ ràng là chất văn hoá trong

0,25


phong cách sống phụ thuộc nhiều vào ý thức tu dưỡng tính nết, học tập
trường đời và kết quả của giáo dục gia đình.
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các


1,25

thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; rút ra biện
pháp khắc phục hiện tượng.
*Câu mở đoạn: Dẫn ý liên quan để nêu vấn đề cần nghị luận: Rõ ràng
là chất văn hoá trong phong cách sống phụ thuộc nhiều vào ý thức tu dưỡng
tính nết, học tập trường đời và kết quả của giáo dục gia đình.
* Các câu phát triển đoạn:
- Giải thích: Văn hoá là toàn bộ giá trị vật chất và tinh thần mà con

1,0

người sáng tạo ra.Phong cách sống là những nét điển hình, được lặp đi
lặp lại và định hình thành phong cách, thói quen trong đời sống cá
nhân, nhóm xã hội, dân tộc, hay là cả một nền văn hóa. Ý cả câu: Con
người có văn hoá là nhờ sự kết hợp của ba yếu tố: tự thân rèn luyện,
từng trải trong đời và sự giáo dục của gia đình.
- Bàn luận:
+ “Ý thức tu dưỡng tính nết” là yếu tố quan trọng nhất để hình
thành phong cách sống văn hóa.
+ Trường đời là môi trường thực tế tôi luyện con người.
+ Gia đình là cái nôi hình thành văn hoá trong phong cách sống
mỗi người. Nhờ có gia đình, mỗi người không những được nuôi
dưỡng mà còn được dạy dỗ về tình thương, cách ứng xử trong quan
hệ
Ba yếu tố trên có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau, hình
thành nên chất văn hoá trong phong cách sống của mỗi người.( dẫn chứng
thực tế)
-Phê phán những người tuy có trình độ học vấn nhưng văn hoá sống
thấp, nhất là trong ứng xử giao tiếp, trong nhận thức và hành động.

* Câu kết đoạn: Rút ra bài học nhận thức và hành động cho bản thân:

0,25

Ý thức được văn hoá của con người rất quan trọng. Bản thân không
ngừng học tập và tu dưỡng để có lối sống đẹp.
d. Sáng tạo

0,25

Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về
vấn đề nghị luận.
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu
Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.

0,25


2

Sự tương phản giữa ánh sáng và bóng tối thể hiện qua hai truyện ngắn
“Hai đứa trẻ” của Thạch Lam và “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân

5,0

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận
Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được
vấn đề.

0.25


b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
Sự tương phản giữa ánh sáng và bóng tối thể hiện qua hai truyện ngắn “Hai
đứa trẻ” của Thạch Lam và “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm
Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập
luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau:
1. Vài nét khái quát về tác giả, tác phẩm:
- Thạch Lam và Nguyễn Tuân là hai nhà văn cùng sinh ra trong một thời đại
nhiều biến động, đổi thay. Đây cũng là hai nhà văn xuất sắc của dòng văn học
lãng mạn nói riêng, của nền văn học Việt Nam nói chung.
- Sáng tác của Nguyễn Tuân luôn thể hiện một phong cách nghệ thuật độc
đáo, tài hoa, uyên bác. Những trang viết hay nhất của ông thường tô đậm cái
khác thường, phi thường để gây ấn tượng và cảm xúc mãnh liệt. Tác phẩm chữ
người tử tù là một điển hình.
- Sáng tác của Thạch Lam thường hướng về cuộc sống đời thường với một
niềm cảm thương thấm thía. Nhiều truyện của ông mở ra một thế giới thầm kín
bên trong của con người với biết bao cảm tưởng, cảm giác mơ hồ, mong manh,
tinh tế… và cũng làm đọng lại trong lòng người đọc thật nhiều dư vị. Tác phẩm
Hai đứa trẻ là một minh chứng tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật của Thạch
*Lam.
2. Tác dụng của thủ pháp nghệ thuật tương phản giữa ánh sáng và bóng
tối trong tác phẩm văn học nói chung và trong hai truyện ngắn “Hai đứa
trẻ” của Thạch Lam và “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân nói riêng:
- Sự tương phản giữa ánh sáng và bóng tối là thủ pháp nghệ thuật thường
được sử dụng trong văn học nhằm tạo tình huống truyện, chuyển tải nội dung
tư tưởng, chủ đề của tác phẩm.
- Ánh sáng và bóng tối được sử dụng trong hai truyện ngắn “Hai đứa trẻ” và
“Chữ người tử tù” không chỉ như một nguyên tắc tạo tình huống truyện mà
còn vươn đến ý nghĩa biểu tượng.

3. Nét chung của thủ pháp nghệ thuật tương phản giữa ánh sáng và bóng
tối thể hiện qua hai truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam và “Chữ
người tử tù” của Nguyễn Tuân:
- Cả hai tác giả đều sử dụng ánh sáng và bóng tối như một thủ pháp đối lập
trong xây dựng bối cảnh tác phẩm, nhân vật, các chi tiết nhỏ nhằm biểu đạt
chủ đề của tác phẩm.
- Ánh sáng và bóng tối được sử dụng trong hai tác phẩm vừa mang ý nghĩa
thực, vừa mang nghĩa biểu tượng, giúp người đọc thấy được giá trị tác phẩm.

0.25

0,5

0,25

0,75


4. Nét riêng của thủ pháp nghệ thuật tương phản giữa ánh sáng và bóng
tối thể hiện qua hai truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam và “Chữ
người tử tù” của Nguyễn Tuân:
a. Sự tương phản giữa ánh sáng và bóng tối thể hiện qua truyện ngắn “Hai
đứa trẻ” của Thạch Lam nhằm tô đậm hơn hình ảnh của bóng tối:
- Bóng tối dày đặc, bảo trùm cả phố huyện và được lặp đi lặp lại nhiều lần:
Đường phố và các con ngõ dần dần chứa đầy bóng tối. Tối hết cả con đường
thăm thẳm ra song, con đường qua chợ về nhà, các ngõ con vào làng lại càng
sẫm đen hơn nữa… biểu trưng cho cuộc sống tăm tối, tù đọng, quẩn quanh nơi
phố huyện (Đó cũng là hình ảnh xã hội Việt Nam những năm 1930-1945)
- Ánh sáng ít ỏi, yếu ớt không đủ làm sáng lên không gian phố huyện, ngược
lại làm cho bóng tối them dày đặc:

+Nơi phố huyện: ánh sáng chỉ là những khe sáng, những hột sáng, những
vệt sáng, những quầng sáng leo lét… càng làm nổi bật bóng tối đen đặc nơi
đây. Bóng tối tượng trưng cho cái nghèo, cái khổ, cho số phận mòn mỏi của
những con người nơi đây.
+Ánh sáng đô thị chỉ còn là trong hoài niệm của nhân vật Liên – một Hà
Nọi rực sáng: vừa là quá khứ vừa là mơ ước của hai chị em Liên.
+Ánh sáng con tàu thi qua nhanh: các toa đèn sáng trưng, các cửa kính
sáng… ánh sáng thức tỉnh đời sống tỉnh lẻ như một cầu nối giữa hiện tại và
quá khứ rồi hướng tới tương lai.
 Ánh sáng không chỉ mang nghĩa thực mà còn mang nghĩa biểu tượng,
biểu tượng của ước mơ, của khát khao hạnh phúc và những điều tốt
đẹp trước hiện thực cuộc sống tù đọng, buồn tẻ, tăm tối nơi phố huyện.
Sự tương phản giữa ánh sáng và bóng tối là biêu tượng cho những kiếp
người sống leo lét vô danh trong xã hội tù đọng, bế tắc nhưng vẫn
không nguôi hy vọng về một cuộc sống tốt đẹp hơn.
b. Ánh sáng và bóng tối trong truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn
Tuân vừa đối lập vừa bổ sung, đồng thời có sự chuyển hóa từ bóng tối ra ánh
sáng:
- Cảnh cho chữ trong Chữ người tử tù đã kết tinh tài năng, sáng tạo độc đáo
của Nguyễn Tuân – Đặc biệt là tài năng sử dụng thủ pháp tương phản giữa ánh
sáng và bóng tối.
- Trong không gian nhà ngục tù đọng, tối tăm, bẩn thỉu, nơi cái xấu và cái ác
ngự trị: Một buồng tối chật hẹp, ẩm ướt, tường đầy mạng nhện, đất bừa bãi
phân chuột, phân gián… dưới ánh sáng đỏ rực của một bó đuốc tẩm dầu – ánh
sáng của chân lí, của cái đẹp, một cảnh tượng xưa nay chưa từng có đang diễn
ra: Một nhà tù cổ đeo gong, chân vướng xiềng vẫn ung dung, đĩnh đạc dậm tô
nét chữ trên tấm lụa trắng tinh. Việc quản ngục khúm núm cất những đồng tiền
kẽm đánh dấu ô chữ, viên quản ngục khi được Huấn Cao khai tâm đã nghẹn
ngào xin bái lĩnh.
 Kết quả của sự tương phản giữa ánh sáng và bóng tối là sự chiến thắng

của ánh sáng. Nhà văn đã làm nổi bật hình ảnh của Huấn Cao, tô đậm
sự vươn lên thắng thế của ánh sáng so với bóng tối, cái đẹp so với cái
xấu và cái thiện so với cái ác. Đó là sự tôn vinh cái đẹp, cái thiện đầy
ấn tượng.
5. Đánh Giá chung:
- Thạch Lam thường quan tâm đến những cái bình thường, giản dị, nhỏ bé
trong cuộc sống nên ánh sáng và bóng tối trong tác phẩm của ông không có sự
chuyển biến dữ dội, bất ngờ. Ánh sáng nhỏ bé leo lét như để tô đậm hơn bóng
tối, bóng tối lấn át cả ánh sáng để tô đậm cái tối tăm ngột ngạt của cuộc sống
nơi đây. Qua đó bày tỏ tấm lòng cảm thông của nhà văn với con người, đặc

2,0

0,5


biệt là những số phận của những con người lao động nghèo khổ trong xã hội
cũ.
- Với Nguyễn Tuân, cảm hứng thẩm mĩ của ông thường bắt nguồn từ những
cái đẹp lớn lao, cao cả, bi hùng hoặc mô tả những nhân cách lớn… nên thủ
pháp nghệ thuật cũng xây dựng trên sự đối lập gay gắt. Ánh sáng và bóng tối
được sử dụng nhằm miêu tả những tương phản mạnh mẽ, những chuyển biến
bất ngờ, đột ngột. Đó vừa là một thủ pháp trong xây dựng tình huống truyện,
vừa là sự dẫn dắt đi đến kết thúc của sự chiến thắng ánh sáng đối với bóng tối,
của chân lí, cái đẹp, cái thiên lương với cái xấu, cái ác.
- Sự tương phản ánh sáng và bóng tối đã góp phần tạo nên sự thành công của
hai tác phẩm
d. Chính tả, ngữ pháp
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
e. Sáng tạo

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

0.25

0.25
TỔNG ĐIỂM
--------- Hết ---------

10.0



×