Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

Câu hỏi thực hành bào chế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (54.64 KB, 9 trang )

Thuốc nhỏ mắt kẽm sulfat 0.5%
Câu 1: Nêu vai trò các thành phần trong công thức
-

Kẽm sulfat dược dụng: hoạt chất
Acid boric đẳng trương: chất đẳng trương
Nipagin M 20%: chất bảo quản
NaOH và HCL: chất điều chỉnh PH
Nước cất: dung môi hòa tan

Câu 2: Trình bày ngắn gọn quy trình pha chế thuốc nhỏ mắt kẽm
sulfat
-

Xử lý chai đựng thuốc nhỏ mắt
Xử lý dụng cụ pha chế
Cân đong nguyên liệu
Hòa tan chất phụ với khoảng 90% lượng nước
Để nguội hoàn toàn, hòa tan kẽm sulfat
Đo PH dung dịch
Bổ sung nước cất vừa đủ thể tích
Lọc trong
Lọc vô khuẩn
Đóng chai 10ml. Dán nhãn thành phẩm có chữ :”THUỐC TRA
MẮT”

Câu 3: Trình báy yêu cầu chất lượng thuốc nhỏ mắt kẽm sulfat
-

Hàm lượng: Kẽm sulfat đạt 95% đến 105% so với hàm lượng ghi
trên nhãn


PH: 4,5 – 5,5
Vô khuẩn
Tính chất: dung dịch trong suốt, không màu
Độ trong: trong suốt, không có các tiểu phân quan sát được bằng
mắt thường


-

Thử vô khuẩn, kích thước tiểu phân, định tính, định lượng (DĐVN
IV)
Giới hạn cho phép thể tích: +10%

Câu 4: Tính chất và tác dụng dược lý của kẽm sulfat dược dụng
-

Bột kết tinh trắng, không màu, không mùi
Dễ thăng hoa khi để ngoài k khí khô
Rất tan trong nước, dễ tan trong Glycerin, không tan trong ethanol
96%
Bền trong môi trường hơi acid. Trong môi trường kiềm tạo tủa
KOH

Tác dụng dược lý: kháng viêm, kháng khuẩn, có phổ rộng và ít gây
độc tại chỗ. Chữa các bệnh kết mạc cấp, mãn tính, dị ứng, đau mắt hột,
mắt đỏ, rửa mắt với nồng độ 0.25% - 0.5%
Câu 5: Nêu tính chất, vai trò, chất thay thế acid boric trong thuốc
nhỏ mắt kẽm sulfat
-


Tính chất: bột kết tinh màu trắng. Ít tan trong nước lạnh, tan trong
nước nóng
Vai trò: chất đẳng trương hóa
Chất thay thế: NaCl

Câu 6: Nêu tính chất, vai trò, chất thay thế Nipagin M
- Tính chất: khó tan trong nước lạnh, tan nhiều hơn trong nước nóng.
Dễ tan trong cồn, kháng khuẩn tốt hơn kháng nấm, hoạt tính tối đa
ở PH < 6
- Tỉ lệ dùng : 0,05% - 0,1%
- Vai trò: chất bảo quản
- Chất thay thế: hỗn hợp Nipagin M + Nipagin P; Clobutanol ngậm
nước


Câu 7: Định nghĩa độ hạ băng điểm, trị số Sprowls
Độ hạ băng điểm: là trị số được đo bằng máy đo độ hạ băng điểm,
phương pháp đo độ thẩm thấu dựa theo nguyên lý đo điểm đóng băng
của chất dịch, phụ thuộc vào số phân tử chất tan có trong dung dịch đó
Trị số Sprowls: là số ml nước được them vào 1g hoạt chất để tạo 1 dung
dịch đẳng tru
------------

SIRO IODOTANIC
Câu 1. Nêu vai trò các tp trong cthức và cdụng của chế phẩm
-

Iod và tannin: phản ứng với nhau tạo hoạt chất Iodotanic.
Đường Saccarose: tạo độ ngọt, nhớt và tỉ trọng cho siro.
Nước cất: dung môi hòa tan các chất.

Công dụng: thuốc bổ, dùng khi cơ thể suy nhược, trẻ em lao hạch

Câu 2. Quy trình điều chế
-

Xử lý dụng cụ.
Cân đong nguyên liệu.
Hòa tan Tannin, 1/5 đường với nước cất vào bình cầu đáy bằng.
Cho iod vào bình.
Đậy kín = bông không thấm nước.
Đun cách thủy 60 độ C, vừa đun vừa lắc cho phản ứng xảy ra hoàn
toàn, thử = giấy tẩm hồ tinh bột (xanh tím > vàng nâu> không màu)
Hòa tan lượng đường còn lại.
Lọc nóng
Làm nguội, xác định thể tích
Đo tỉ trọng siro = picnomet
Đóng chai, dán nhãn thành phẩm


Câu 3. Trong quy trình điều chế, tại sao phải hòa tan 1/5 lượng
đường
-

Thêm 1/5 lượng đường để tạo cho dd 1 độ nhớt nhất định để hạn chế
Iod thăng hoa. Tuy nhiên, không cho hết đường vì dd sẽ quá nhớt,
làm chậm quà trình tiếp xúc và phản ứng Iod và Tannin.

Câu 4. Nêu các phương pháp điều chế siro thuốc và trường hợp áp
dụng. Siro iodotanic được điều chế = phương pháp nào?
-


Hòa tan đường và dd dược chất (quy mô nhỏ, nồng độ đường tối đa
là 64%)
Hòa tan hoạt chất vào siro đơn (quy mô nhỏ và công nghiệp, phối
hợp với dịch chiếc đậm đặc hoặc cao cô đặc)
Siro Iodotanic áp dụng phương pháp hòa tan đường vào dd dược
chất

Câu 5. Dấu hiệu nhận biết điểm kết thúc của phản ứng tạo iodotanic
(giải thích) và các lưu ý khi thực hiện
Ta nhận biết Iod dư bằng giấy tẩm hồ tinh bột, nếu dd còn Iod thì
thử trên giấy tâm hồ tinh bột sẽ cho màu xanh tím
- Ta thử đến khi giấy tẩm hồ tinh bột không có màu Iod (màu vàng
nhạt của Iodotanic) hoặc khi 2 vết liên tiếp không có sự thay đổi
màu. Thời điểm đó Iod đã hết và phản ứng xảy ra hoàn toàn
- Lưu ý khi thực hiện:
Nhiệt độ, thời gian đun khác nhau, bông mở đậy bình không đủ kín
sẽ ảnh hưởng đến độ hòa tan iod nên vết chấm trên giấy tẩm hồ tinh
bột sẽ khác nhau
-

Câu 6. Trình bày yêu cầu chất lượng của chế phầm siro iodtanic
-

Hàm lượng: nồng độ đường 64% (kl/kl)


Tính chất: chất lỏng màu nâu đỏ, sánh, có vị ngọt đặc trưng của siro,
mùi dễ chịu, siro phải trong (dạng dd), không có mùi lạ, bọt khí
hoặc có sự biến chất trong quá trình bảo quản

- Tỷ trọng: 1.30 g/ml
- Nồng độ hoạt chất, pH, độ nhiễm khuẩn và các chỉ tiêu khác (DĐVN
IV)
- Giới hạn cho phép thể tích: +6% đến +10% tùy thể tích đóng gói.
-

---------

CỒN QUẾ
Câu 1: Nêu nguồn gốc, thành phần hóa học và công dụng của vỏ quế
Nguồn gốc: tên khoa học Cinnamomum cassia họ Lauraceae. Trồng lâu
đời ở các tỉnh Quảng Nam, Yên Bái, Thanh Hóa, thu hái vào mùa thu
hay hạ, dùng vỏ thân, ủ cho khô hẳn ở bóng râm thoáng gió
Thành phần hóa học: tinh dầu Aldehyd cinnamic
Công dụng: chữa cảm lạnh, tiêu chảy, đau bụng, nôn mửa
Câu 2: Trình bày yêu cầu chất lượng cồn quế
Cảm quan: chất lỏng màu nâu, mùi thơm quế, vị hơi ngọt
• Tỷ trọng: 0.87 – 0.98g/ml
• Hàm lượng ethanol: 80%
• Hệ số vẫn đục (số ml nước thêm vào 10 ml cồn thuốc để xuất hiện
tủa đục) : 5-6
• Cắn sau khi bay hơi: 1,5 – 2%
• Định tính, định lượng: quy định DĐVN IV
Câu 3: Trình bày các giai đoạn của quá trình ngấm kiệt
- Chuẩn bị dược liệu
- Làm ẩm
- Nạp dược liệu




Cho dung môi
- Ngâm lạnh 24-48h
- Rút dịch chiết
- Kết thúc ngấm kiệt
Câu 4: Đề nghị dung môi điều chế cồn quế, giải thích? Nêu các pp
điều chế cồn quế và lượng dung môi cần dung
-

Dùng ethanol 80%. Vì mục đích ta cần chiết tinh dầu quế, mà
tinh dầu k tan trong nước, nhưng tan trong ethanol 70 – 90%
- Có 3 phương pháp
+ Pp ngâm lạnh: dung môi 12- 15 lần dược liệu
+ Pp ngấm kiệt: dung môi 6- 7 lần dược liệu
+ Pp hòa tan: dung môi = ¼ dược liệu
-

Câu 5: Trình bày quy trình điều chế cồn quế theo pp ngâm lạnh
-

Chia nhỏ dược liệu
Thêm khoảng ¾ lượng dung môi
Đậy kín, để ở nhiệt độ thường 3-10 ngày, thỉnh thoảng khuấy
trộn
Gạn lọc thu dịch chiết, rửa và ép bã
Gộp các dích chiết, bổ sung ethanol vừa đủ
Để lắng 1-3 ngày, gạn dịch trong
Đóng chai, dán nhãn theo quy định

Câu 6: Định nghĩa bột nửa mịn, giải thích lý do chọn bột nửa mịn
trong pp ngấm kiệt

-

Bột nửa mịn là bột mà k ít hơn 95% phân tử qua được rây số
355 và k quá 40% qua được rây 180
Dùng bột nửa mịn vì khi dùng bột thô dung môi sẽ k thấm và k
chiết được kiệt hoạt chất, còn bột quá mịn sẽ gây tắc bình ngấm
kiệt

--------


Thuốc nhỏ mắt Cloramphenicol 0,4%
1/ Nêu vai trò các thành phần trong công thức thuốc nhỏ mắt
-

Cloramphenicol: Hoạt chất
Acid boric khan, NatriBorat.10H20: hệ đệm pH
Natri clorid: Chất đẳng trương
Nipagin M: chất bảo quản
Nước cất: dung môi hòa tan

2/ Trình bày ngắn gọn quy trình pha chế thuốc nhỏ mắt
Cloramphenicol 0,4%
-

Xử lí chai thuốc nhỏ mắt
Xử lí dụng cụ pha chế
Cân đong nguyên liệu
Hòa tan chất phụ với 90% lượng nước
Hòa tan Cloramphenicol

Do pH dung dịch
Bổ sung nước cất vừa đủ thể tích
Lọc trong
Lọc vô khuẩn
Đóng chai 10ml, dán nhãn thành phẩm có dòng chữ “ THUỐC
NHỎ MẮT “

3/ Trình bày tính chất, tác dụng dược lý và các yếu tố ảnh hưởng
đến độ tan của Cloramphenicol.
-

Tính chất:
+ Bột kết tinh màu trắng, trắng xám hoặc trắng vàng.
+ Ít tan trong nước ( 1:400 ), dễ tan trong Ethanol 96%
+ Bị phân hủy ở nhiệt độ trên 80 độ C, nồng độ từ 0,4% trở
lên có tác dụng diệt khuẩn, bền trong môi trường hơi acid hoặc


trung tính, độ tan tăng trong môi trường kiềm nhưng dễ bị phân
hủy ở pH>7,5 làm thuốc mất tác dụng. Sử dụng để điều trị một
số bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn
-

Tác dụng dược lí:
Yếu tố ảnh hưởng đến độ tan:

4/ Trình bày yêu cầu chất lượng của thuốc nhỏ mắt Cloramphenicol
0,4%
Hàm lượng: Cloramphenicol phải đạt hàm lượng 99%-110% so
với hàm lượng ghi trên nhãn

- Tính chất: dung dịch trong suốt, không màu
- Vô khuẩn, định tính, định lượng ( DĐVN IV )
- pH: 7,0-7,5
- Giới hạn cho phép thể tích: + 10%\
5/ Nêu tên thành phần, vai trò của hệ đệm trong công thức thuốc
nhỏ mắt chloramphenicol 0,4%
-

-

Tên: Hệ đệm Palitzsch
Thành phần: Acid boric – Natri borat
Vai trò: giữ pH ở khoảng 7,2-7,4 để Cloramphenicol có thể hòa
tan hoàn toàn mà đồng thời giữ cho hoạt chất ổn định trong
dung dịch và không gây kích ứng mắt.

6/ Nêu khoảng pH phù hợp cho thuốc nhỏ mắt chloramphenicol
0,4% ( giải thích ) và đề nghị 3 hệ đệm có thể sử dụng.
-

-

Khoảng pH phù hợp: 7,0-7,5. Vì hoạt chất Cloramphenicol
bền trong môi trường hơi acid và trung tính. Môi trường kiềm
tăng độ tan, nhưng nếu pH > 7,5 sẽ bị phân hủy. Nhưng nếu sử
dụng pH từ 6-7 thì hoạt chất sẽ không tan hết được.
Các hệ đệm có thể sử dụng:
+ Hệ đệm Gifford: Acid boric – Natri carbonat
+ Hệ đệm Acid boric – Natri acetat



+ ( Thiếu 1 hệ đệm )
7/ Hãy trình bày các phương pháp làm tăng độ tan của
Cloramphenicol được sử dụng trong bài thuốc nhỏ mắt
Cloramphenicol 0,4%
-

Chọn hệ đệm có pH phù hợp ( 7-7,5 )
Tăng diện tích tiếp xúc bằng cách nghiền mịn hóa chất
Gia nhiệt đến khoảng 60 độ C cho Cloramphenicol vào và
khuấy đều đến khi dung dịch trong suốt.

8/ Hãy cho biết vai trò và nhược điểm của Nipagin M trong công
thức thuốc nhỏ mắt Cloramphenicol 0,4%, đề nghị 2 chất thay thế
phù hợp ( giải thích )
Vai trò: Chất bảo quản
- Nhược điểm:
+ Khó tan trong nước lạnh
+ Kháng khuẩn tốt hơn kháng nấm
+ Hoạt tính tối đa ở pH<6
+ Chất thay thế: hỗn hợp Nipagin M và Nipagin P ( vì
Nipagin P kháng nấm tốt hơn kháng khuẩn nên làm tăng tác dụng bảo
quản )
-



×