Tải bản đầy đủ (.doc) (157 trang)

Giải pháp và phương pháp luận giám sát Tòa nhà hỗn hợp Đài truyển hình 37 tầng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.28 MB, 157 trang )

GIẢI PHÁP VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN TỔNG QUÁT
DO NHÀ THẦU ĐỀ XUẤT ĐỂ THỰC HIỆN DỊCH VỤ TƯ VẤN
MỤC LỤC
A. GIẢI PHÁP VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN
I. HIỂU BIẾT CỦA NHÀ THẦU VỀ MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU CỦA GÓI THẦU
I.1. GIỚI THIỆU VỀ DỰ ÁN
I.2. GIỚI THIỆU VỀ GÓI THẦU
I.3. MỤC ĐÍCH TUYỂN CHỌN NHÀ THẦU TƯ VẤN
I.4. YÊU CẦU CỦA GÓI THẦU
II. NỘI DUNG CHÍNH CỦA CÔNG TÁC GIÁM SÁT
II.1. YÊU CẦU CHUNG ĐỐI VỚI TƯ VẤN GIÁM SÁT
II.2. GIÁM SÁT CHẤT LƯỢNG
II.3. GIÁM SÁT KHỐI LƯỢNG
II.4. GIÁM SÁT TIẾN ĐỘ
II.5. GIÁM SÁT AN TOÀN LAO ĐỘNG VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG
III. GIẢI PHÁP KỸ THUẬT, BIỆN PHÁP GIÁM SÁT THI CÔNG CÔNG TRÌNH
III.1. PHẦN XÂY DỰNG:
1. Nguyên tắc chung
2. Quản lý chất lượng chung đối với các nhà thầu thi công xây dựng các
hạng mục công trình thuộc gói thầu:
3. Kiểm tra hồ sơ thiết kế:
4. Kiểm tra biện pháp thi công của nhà thầu
5. Kiểm tra thiết bị và điều kiện thi công
6. Giám sát chất lượng thi công trên công trường công trình xây dựng
6.1. Tư vấn giám sát chất lượng công tác trắc địa công trình.
6.2. Tư vấn giám sát chất lượng vật liệu xây dựng
6.3. Giám sát các trạm trộn bê tông, phòng thí nghiệm
6.4. Giám sát phần móng
6.4.1. Giám sát kỹ thuật công tác đào đất
6.4.3. Giám sát thi công ép cọc
6.4.4 Giám sát thi công cọc khoan nhồi


6.4.4. Giám sát nén tĩnh cọc
6.4.5. Giám sát thi công phần đài, giằng móng, tầng hầm
6.5. Giám sát phần thân
6.6. Giám sát phần hoàn thiện:
6.6.1. Những vấn đề chung
6.6.2. Giám sát công tác trát
6.6.3. Giám sát công tác sơn
6.6.4. Giám sát công tác ốp tường
6.6.5. Giám sát công tác lát nền
6.6.6. Giám sát công tác lắp dựng cửa gỗ, cửa kính


6.6.7. Giám sát công tác lắp đặt hệ thống đổ rác
III.2. PHẦN GIÁM SÁT THI CÔNG CUNG CẤP LẮP ĐẶT THIẾT BI
1. Giám sát thi công cung cấp lắp đặt thiết bị.
2. Giám sát thi công lắp đặt thang máy.
III.3. PHẦN GIÁM SÁT LẮP ĐẶT CÁC HẠNG MỤC CƠ ĐIỆN
1. Các yêu cầu để tiến hành nghiệm thu:
2. Quy trình giám sát công tác chuẩn bị của Nhà thầu:
3. Quy trình nghiệm thu vật tư, thiết bị đầu vào:
4. Quy trình giám sát đặt cáp phần chôn ngầm:
5. Quy trình TVGS thi công và nghiệm thu lắp đặt hệ thống chống sét
6. Quy trình TVGS thi công và nghiệm thu lắp đặt hệ thống cấp thoát nước
6.1. Hệ thống ống cấp nước ngầm
6.2. Quy trình lắp đặt ống, thiết bị hệ thống cấp, thoát nước, PCCC trong công
trình
6.3. Quy trình lắp đặt trạm bơm nước (Bơm cấp nước, bơm nước thải, bơm chữa
cháy, bơm hóa chất)
7. Quy trình TVGS thi công và nghiệm thu lắp đặt hệ thống điện tử, thông tin liên
lạc

B. SÁNG KIẾN CẢI TIẾN
I. SÁNG KIẾN VÀ ĐÓNG GÓP MANG LẠI LỢI ÍCH CHO CHỦ ĐẦU TƯ
II. BIỆN PHÁP ÁP DỤNG ĐỂ QUẢN LÝ GIÁM SÁT, ĐẨY NHANH TIẾN ĐỘ
C. KẾ HOẠCH CÔNG TÁC:
I. TIẾN ĐỘ CÔNG TÁC DỰ KIẾN:
II. CÁC QUY TRÌNH KIỂM SOÁT LIÊN QUAN HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT
LƯỢNG
III. QUY TRÌNH QUẢN LÝ TẠI CÔNG TRƯỜNG
III.1. QUY TRÌNH QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG
III.2. QUY TRÌNH GIÁM SÁT TIẾN ĐỘ
III.3. QUY TRÌNH GIÁM SÁT KHỐI LƯỢNG
III.4. QUY TRÌNH GIÁM SÁT AN TOÀN LAO ĐỘNG, MÔI TRƯỜNG
III.5. QUY TRÌNH NGHIỆM THU VẬT TƯ, THIẾT BI ĐẦU VÀO
III.6. QUY TRÌNH GIÁM SÁT LẤY MẪU THÍ NGHIỆM
III.7. QUY TRÌNH QUẢN LÝ HỒ SƠ, TÀI LIỆU
III.8. DANH MỤC MỘT SỐ TIÊU CHUẨN GIÁM SÁT THI CÔNG VÀ
NGHIỆM THU
D. TỔ CHỨC VÀ NHÂN SỰ
I. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
II. TỔ CHỨC NHÂN SỰ
A. GIẢI PHÁP VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN:
I. HIỂU BIẾT CỦA NHÀ THẦU VỀ MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU CỦA GÓI THẦU:
I.1. GIỚI THIỆU VỀ DỰ ÁN:
a) Dự án:


- Tên dự án: Toà nhà hỗn hợp Đài phát thanh và Truyền hình Hà Nội
- Chủ đầu tư : Công ty CP đầu tư xây dựng và thương mại Phú Thịnh.
- Nguồn vốn: Vốn tự có, vốn vay và huy động hợp pháp khác
- Cấp công trình : Công trình dân dụng cấp I

b) Địa điểm xây dựng
Phường Hà Cầu, quận Hà Đông, TP Hà Nội
c) Quy mô xây dựng: - Đầu tư xây dựng 01 toà chung cư cao 37 tầng + 01 tầng hầm
+ 1 tầng kỹ thuật.
- Diện tích đất nghiên cứu
: 4.180 m2;
Trong đó:
- Diện tích xây dựng khối đế
: 2.281 m2;
- Mật độ xây dựng khối đế
: 54,6 %;
- Diện tích xây dựng khối cao tầng
: 1.941,5 m2;
- Mật độ xây dựng cao tầng
: 46,4 %;
- Diện tích sàn tầng hầm (01 tầng)
: 3.3614,8 m2;
- Tổng diện tích sàn xây dựng nổi (Tầng 1 đến Tầng KT mái) : 71.288,8 m2;
- Tầng cao công trình
: 05 và 36 tầng.
- Diện tích để xe
: 7.944 m2.
- Tổng số căn hộ
: 532 căn hộ.
- Dân số dự kiến
: 1.369 người
- Tầng hầm (cốt - 4.050):
Diện tích tầng hầm: 3.614,8 m2
Khu vực này vừa là khu trông giữ xe, vừa là nơi bố trí các thiết bị kỹ thuật như kỹ
thuật điện, nước, hộp kỹ thuật thang máy…Thang máy được bố trí xuống tầng hầm, đồng

thời từ tầng hầm có thể dùng thang bộ để đi lên sảnh tầng 1.
- Tầng 1:
Bố trí lối vào khu vực văn phòng tiếp giáp đường chính hướng đi khu đô thị Văn Phú;
lối vào chung cư, nhóm nhà trẻ được bố trí độc lập không chồng chéo. Lối vào được tiếp
xúc trực tiếp với cụm thang giao thông chiều đứng thông qua không gian đệm. Bố tri
thường trực, văn thư, tiếp đón và khu phụ trợ ngay khu vực cỏc sảnh ra vào. Khối căn hộ
bố trí khu vực sinh hoạt cộng đồng và liên hệ trực tiếp với bộ phận hành chính quản lý tòa
nhà.
Diện tích sàn xây dựng tầng 1: 2.200,6 m2; Bao gồm:
- Diện tích khu nhà trẻ, mẫu giáo: Khoảng 499,5 m2;
- Diện tích DVTM: Khoảng 1.028 m2;
- Ngoài ra còn có chức năng phụ trợ, hệ thống giao thông và kỹ thuật toà nhà …
- Tầng 2 đến 5:
Tầng 2:


Là khu vực dịch vụ, văn phòng kết hợp nhà trẻ mẫu giáo và để xe. Khu vực sảnh tầng
được bố trí tiếp giáp các cụm thang giao thông chiều đứng, kết hợp phòng quản lý và các
khu phụ trợ kỹ thuật. Phần diện tích còn lại là không gian lớn được ngăn chia linh hoạt theo
nhu cầu sử dụng. Trục giao thông lên khối văn phòng và căn hộ được tách biệt hoàn toàn.
Diện tích sàn xây dựng tầng 2, 3: 2.281 m2; Bao gồm:
- Diện tích khu nhà trẻ, mẫu giáo: Khoảng 608 m2;
- Diện tích khu vực văn phòng : Khoảng 673 m2;
- Diện tích khu vực để xe: Khoảng 682 m2;
- Ngoài ra còn có chức năng phụ trợ, hệ thống giao thông và kỹ thuật toà nhà …
Tầng 3 - 4:
Là khu vực dịch vụ để xe. Khu vực sảnh tầng được bố trí tiếp giáp các cụm thang giao
thông chiều đứng, kết hợp phòng quản lý và các khu phụ trợ kỹ thuật. Phần diện tích còn
lại là không gian lớn được ngăn chia linh hoạt theo nhu cầu sử dụng. Trục giao thông lên
khối văn phòng và căn hộ được tách biệt hoàn toàn.

Diện tích sàn xây dựng tầng 2, 3: 2.281 m2/1 tầng; Bao gồm:
- Diện tích khu vực để xe: Khoảng 2.007 m2/1 tầng;
- Ngoài ra còn có chức năng phụ trợ, hệ thống giao thông và kỹ thuật toà nhà …
Tầng 5: Diện tích sàn xây dựng khoảng 1.979 m2; Bao gồm:
- Diện tích khu vực sinh hoạt cộng đồng kết hợp lánh nạn: Khoảng 558 m 2;
- Còn lại là diện tích khu dịch vụ thương mại và chức năng phụ trợ, hệ thống giao
thông và kỹ thuật toà nhà …
- Tầng 6 (Tầng kỹ thuật):
Nằm trên khối dịch vụ, văn phòng, là nơi tập trung các đầu mối hệ thống kỹ thuật
chính của tòa nhà …
Đồng thời cũng được bố trí cụ thể các không gian chức năng như sau:
Diện tích sàn xây dựng tầng 6: 1.941,5 m2; Bao gồm:
- Chức năng kỹ thuật, văn phòng và dịch vụ khác…
- Tầng 7 đến 36 ( bố trí các căn hộ để bán):
Các tầng điển hình từ tầng 7 đến 34,có mặt bằng hình chữ H, có diện tích sàn các tầng
tương đối lớn nên mặt bằng được chia thành 02 lõi thang và cụm giao thông chiều đứng đối
xứng nhau; Tại các lõi thang, bố trí hệ thống kỹ thuật tòa nhà (Cấp điện, cấp nước, PCCC
… ), thang máy, thang bộ, thang băng ca, đặc biệt bố trí được các thang thoát hiểm tiếp xúc
trực tiếp với bên ngoài.
- Loại căn hộ có diện tích 61,2 - 64 m2 được bố trí ở mức tiện nghi vừa phải. Cơ cấu
bao gồm:


+ 01 phòng khách không gian mở
+ 02 phòng ngủ
+ 01 bếp kết hợp phòng ăn.
+ 02 khu WC.
+ Các logia để thông thoáng, phơi quần áo.
- Loại căn hộ có diện tích 81, 83.3, 84.9 và 98,7 m2, được bố trí ở mức trung bình
khá. Cơ cấu bao gồm:

+ 01 phòng khách không gian mở
+ 03 phòng ngủ
+ 01 bếp kết hợp phòng ăn.
+ 02 khu WC chung.
+ Các logia để thông thoáng, phơi quần áo.
- Ngoài ra còn bố trí 2 căn hộ Penthouse trên tầng 35 và 36. Bao gồm 02 căn hộ có
tổng diện tích: 393,3 m2/2 tầng và 385,2m2/2tầng.
- Tầng kỹ thuật mái, mái:
- Tầng kỹ thuật mái: có diện tích khoảng 223,2 m2. Bao gồm 03 thang bộ, đảm bảo
thoát nạn trong trường hợp xảy ra sự cố;
- Mái công trình:bao gồm các mái bê tông trang trí
I.2. GIỚI THIỆU VỀ GÓI THẦU:
- Tên gói thầu: Giám sát thi công và giám sát thí nghiệm (GS01/PTTH).
- Hình thức đấu thầu: Chỉ định thầu
- Tiến độ dự kiến: Theo tiến độ thực hiện gói thầu số (tạm tính theo tiến độ thi công
xây lắp là 720 ngày)
- Hình thức hợp đồng: Trọn gói.
I.3. MỤC ĐÍCH TUYỂN CHỌN NHÀ THẦU TƯ VẤN:
Chủ đầu tư lựa chọn nhà thầu tư vấn có đủ năng lực, kinh nghiệm thực hiện công
tác giám sát thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị thuộc gói thầu Giám sát thi công và giám
sát thí nghiệm..
I.4. YÊU CẦU CỦA GÓI THẦU:
I.4.1. Phạm vi công việc đối với nhà thầu tư vấn:
* Cung cấp dịch vụ Tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình, giám sát thí nghiệm
và lắp đặt thiết bị cho gói thầu :” Giám sát thi công và giám sát thí nghiệm”.
- Bao gồm khu vực dịch vụ, văn phòng kết hợp nhà trẻ ,mẫu giáo, các căn hộ chung cư
a. Phần giám sát thi công xây dựng:


+ Phần móng;

+ Phần kết cấu thân;
+ Phần hoàn thiện;
+ Phần điện trong ngoài nhà, điện thoại, mạng LAN, truyền hình, CCTV;
+ Phần chống sét;
+ Phần cấp thoát nước trong ngoài nhà;
+ Hạ tầng kỹ thuật;
b. Phần giám sát lắp đặt thiết bị:
+ Trạm biến áp;
+ Hệ thống điều hòa không khí;
+ Hệ thống điện;
+ Hệ thống cấp thoát nước;
+ Hệ thống điện nhẹ;
c. Thời điểm dự kiến thực hiện giám sát: Từ khi khởi công xây dựng công trình.
d. Tiến độ xây dựng dự kiến: 720 ngày.
I.4.2. Thời gian chuyên gia bắt đầu thực hiện dịch vụ tư vấn: Ngay sau khi hợp đồng được
ký kết.
II. NỘI DUNG CHÍNH CỦA CÔNG TÁC GIÁM SÁT
II.1. YÊU CẦU CHUNG ĐỐI VỚI TƯ VẤN GIÁM SÁT
Nhà thầu tư vấn giám sát cử các giám sát viên có đầy đủ tư cách pháp nhân để thực
hiện việc giám sát
Thực hiện ngay từ khi khởi công công trình.
Thường xuyên, liên tục trong quá trình thi công xây dựng.
Căn cứ vào TK được duyệt, quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng được áp dụng. Các
hồ sơ tài liệu liên quan khác.
Trung thực, khách quan, không vụ lợi.
II.2. GIÁM SÁT CHẤT LƯỢNG
1. Kiểm tra các điều kiện khởi công công trình xây dựng theo quy định tại điều 107 của
Luật Xây dựng:
1.1. CĐT cùng NT TK bàn giao mặt bằng xây dựng cho NT thi công xây dựng công trình,
có thể bàn giao toàn bộ hoặc từng phần theo tiến độ xây dựng do CĐT và NT thi công xây

dựng công trình thoả thuận.Với sự tham gia chứng kiến của KS TVGS.
1.2. Kiểm tra, xem xét và cho ý kiến về hồ sơ do CĐT cung cấp bao gồm:
1.2.1. Bản vẽ thi công của hạng mục công trình, công trình đã được phê duyệt. Bản vẽ bắt
buộc phải có dấu “BẢN VẼ ĐÃ PHÊ DUYỆT”của CĐT theo quy định. Trong trường hợp
toàn bộ bản vẽ chưa được CĐT triển khai phê duyệt xong mà chỉ có từng phần thì các
phần này cũng buộc phải được đóng dấu phê duyệt theo quy định.
1.2.2 Có biện pháp thi công, biện pháp để đảm bảo an toàn, vệ sinh môi trường trong
quá trình thi công xây dựng do NT thi công xây dựng công trình lập và được CĐT phê
duyệt hoặc trong hồ sơ trúng thầu.


2. Kiểm tra sự phù hợp năng lực của NT thi công xây dựng công trình với hồ sơ dự
thầu và hợp đồng xây dựng. Bao gồm:
2.1. Kiểm tra về nhân lực, thiết bị thi công của NT thi công xây dựng công trình đưa vào
công trường:
2.1.1. Kiểm tra nhân lực của NT theo đúng hồ sơ trúng thầu đã phê duyệt, tất cả các
trường hợp khác với hồ sơ trúng thầu đều phải được CĐT đồng ý bằng văn bản.
2.1.2. Thiết bị thi công của NT phải có tên trong danh sách thiết bị đưa vào công trình theo
hồ sơ trúng thầu được phê duyệt, tất cả các trường hợp khác với hồ sơ trúng thầu đều phải
được CĐT đồng ý bằng văn bản.
2.2. Kiểm tra hệ thống quản lý chất lượng của NT thi công xây dựng công trình.
2.2.1. Hệ thống quản lý chất lượng của NT phải được thể hiện trong hồ sơ trúng thầu, nếu
trong hồ sơ trúng thầu không có hoặc thiếu thì kiến nghị CĐT yêu cầu NT xây dựng cung
cấp.
2.2.2. Trường hợp hệ thống quản lý chất lượng của NT không đúng như trong hồ sơ trúng
thầu thì kiến nghị CĐT yêu cầu NT thực hiện đúng như trong hồ sơ trúng thầu, nếu NT có
thay đổi thì phải có văn bản đề nghị và được CĐT chấp thuận bằng văn bản.
2.3. Kiểm tra giấy phép sử dụng các máy móc, thiết bị, vật tư có yêu cầu an toàn phục vụ
thi công xây dựng công trình.
Các máy móc thiết bị đưa vào công trình phải có các tài liệu sau: Lý lịch máy, giấy chứng

nhận kiểm định an toàn đối với các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn do cơ quan
có thẩm quyền cấp.
2.4. Kiểm tra phòng thí nghiệm và các cơ sở sản xuất vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây
dựng phục vụ thi công xây dựng công trình.
2.4.1. NT phải đệ trình phương án sử dụng các phòng thí nghiệm hợp chuẩn, như trong hồ
sơ trúng thầu, có chứng chỉ cấp nhà nước (dấu LAS)
2.4.2. Các cơ sở sản xuất vật tư vật liệu dự định cung cấp cho công trình theo cam kết của
NT trong hồ sơ trúng thầu ,phải có giấy phép, có các giấy chứng nhận đảm bảo chất lượng.
3. Kiểm tra và giám sát chất lượng vật tư, vật liệu và thiết bị lắp đặt vào công trình do
NT thi công xây dựng công trình cung cấp theo yêu cầu của thiết kế và hồ sơ mời thầu
và hợp đông xây dựng
3.1. Trước khi đưa vật tư vật liệu vào công trường, NT trình danh mục vật tư vật liệu theo
TK đã được CĐT phê duyệt và kiểm soát NT đưa đúng những vật tư vật liệu đó vào công
trường.
3.2. Kiểm tra giấy chứng nhận chất lượng của nhà sản xuất trước khi đưa vật tư thiết bị vào
công trình, kết quả thí nghiệm của các phòng thí nghiệm hợp chuẩn của các tổ chức được
cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận đối với vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây
dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình.
3.3. Khi nghi ngờ các kết quả kiểm tra chất lượng vật liệu, thiết bị lắp đặt vào công trình
do NT cung cấp thì KS TVGS kiến nghị CĐT thực hiện kiểm tra trực tiếp vật tư, vật liệu
và thiết bị lắp đặt vào công trình, bởi một phòng thí nghiệm hợp chuẩn do CĐT chỉ định
và KS TVGS chấp nhận.
3.4. Các kết quả kiểm tra và số lượng vật tư vật liệu đưa vào công trình từng thời điểm


trong ngày được ghi trong nhật ký công trình.
4. Kiểm tra, nghiệm thu và giám sát trong quá trình thi công xây dựng.
4.1. Kiểm tra biện pháp thi công của NT thi công xây dựng công trình so với hồ sơ dự
thầu đã được CĐT chấp thuận.
4.1.1. KS TVGS kiểm tra và xem xét tất cả các biện pháp thi công chi tiết trong hồ sơ

trúng thầu. Các biện pháp thi công này NT xây dựng công trình phải có tính toán, đảm bảo
an toàn cho người, thiết bị và cấu kiện xây dựng trong thi công và phải tự chịu trách nhiệm
về kết quả tính toán đó.
4.1.2. Đối với các biện pháp thi công được CĐT chấp thuận là biện pháp đặc biệt thì phải
có TK riêng. KS TVGS có trách nhiệm giám sát thi công và xác nhận khối lượng đúng
theo biện pháp được duyệt.
4.2. Kiểm tra và giám sát thường xuyên có hệ thống quá trình NT thi công xây dựng công
trình triển khai các công việc tại hiện trường. Kết quả kiểm tra phải được ghi nhật ký công
trình hoặc biên bản kiểm tra theo quy định.
4.2.1. Việc giám sát thường xuyên, liên tục, có hệ thống, được hiểu có nghĩa như sau:
Theo đúng quy trình nghiệm thu, tiến độ thi công được duyệt, KS TVGS sẽ có mặt tại
hiện trường, để kiểm tra và nghiệm thu công việc xây dựng hoàn thành sau khi có phiếu
yêu cầu nghiệm thu của Nhà thầu. Việc kiểm tra nghiệm thu và ghi chép nhật ký công
trình diễn ra theo một quy trình nhất định, tuần tự, không thay đổi trong suốt quá trình
xây dựng công trình. Được gọi là thường xuyên, liên tục, có hệ thống.
4.2.2. CĐT yêu cầu NT thi công xây dựng công trình lập sổ Nhật ký thi công xây dựng
công trình.
Nhật ký thi công xây dựng công trình dùng để mô tả tình hình công việc và ghi chép các
thông tin trao đổi giữa chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng, nhà thầu thiết kế xây dựng
công trình và các bên có liên quan khác. Nhà thầu thi công xây dựng có nhiệm vụ lập sổ
nhật ký thi công xây dựng công trình. Sổ này phải được đánh số trang, đóng dấu giáp lai
của nhà thầu thi công xây dựng và có xác nhận của chủ đầu tư. Sổ nhật ký thi công công
trình có thể được lập cho từng hạng mục công trình hoặc công trình xây dựng. Việc ghi
chép các thông tin trao đổi phải được thực hiện thường xuyên.
4.2.3. Nội dung ghi chép các thông tin trong sổ nhật ký thi công xây dựng công trình:
a) Danh sách cán bộ kỹ thuật của các bên trực tiếp tham gia xây dựng công trình (chức
danh và nhiệm vụ của từng người): thi công xây dựng, giám sát thi công xây dựng, giám
sát tác giả thiết kế.
b) Diễn biến tình hình thi công hàng ngày trên công trường; mô tả chi tiết các sự cố, hư
hỏng và các vi phạm, sai khác trong quá trình thi công trên công trường.

c) Các kiến nghị và những ý kiến chỉ đạo giải quyết các vấn đề phát sinh của các bên có
liên quan.
4.3. Xác nhận bản vẽ hoàn công:
4.3.1. Bản vẽ hoàn công là bản vẽ bộ phận công trình, công trình xây dựng hoàn thành,
trong đó thể hiện kích thước thực tế so với kích thước TK, được lập trên cơ sở bản vẽ thi
công đã được phê duyệt. Mọi sửa đổi so với TK được duyệt phải được thể hiện trên bản vẽ
hoàn công.


4.3.2. Các sửa đổi có ảnh hưởng tới kết cấu, quy mô công trình trong quá trình thi công
đều phải có ý kiến của TK, trong trường hợp sửa đổi TK không làm thay đổi lớn đến TK
tổng thể công trình, người chịu trách nhiệm TK (chủ trì TK, chủ nhiệm đồ án TK) ghi
trong nhật ký công trình (hoặc phiếu sử lý TK), những sửa đổi bổ sung này nhất thiết phải
có ý kiến đồng ý của CĐT, là cơ sở để NT lập bản vẽ hoàn công, phần sửa đổi bổ sung này
được vẽ riêng thành một bản kèm theo ngay sau bản hoàn công theo bản vẽ thi công (có
ghi chú vẽ từ nhật ký hoặc phiếu sử lý TK), chi tiết sửa đổi trong bản vẽ thi công được
khoanh lại và chỉ dẫn xem ở bản chi tiết nếu trong bản vẽ thi công không thể hiện được
(bản vẽ chi tiết này mang số của bản vẽ thi công mà nó thể hiện chi tiết nhưng đánh thêm
dấu (*) ở sau số bản vẽ).
4.3.3. NT thi công xây dựng công trình có trách nhiệm lập bản vẽ hoàn công xây
dựng công trình.Trong bản vẽ hoàn công phải ghi rõ họ tên, chữ ký của người lập bản vẽ
hoàn công. Người đại diện theo pháp luật của NT thi công xây dựng công trình phải ký tên
và đóng dấu. Bản vẽ hoàn công là cơ sở để thực hiện bảo hành và bảo trì công trình.
4.3.4. Bản vẽ hoàn công được KS TVGS ký tên xác nhận.
4.4. Tổ chức nghiệm thu công trình xây dựng theo quy định của Nghị định
46/2015/NĐ-CP ngày 12/05/2015 của Chính phủ.
4.4.1. Hệ thống tiêu chuẩn xây dựng áp dụng cho công tác nghiệm thu:
a) Hệ thống tiêu chuẩn Việt Nam, bao gồm quy chuẩn xây dựng và tiêu chuẩn xây dựng.
Tiêu chuẩn quốc tế, nước ngoài, thuộc các tiêu chuẩn của một số nước được phép áp dụng
tại Việt Nam.

b) Các tiêu chuẩn sau đây bắt buộc phải áp dụng (tùy từng công trình mà quy định áp
dụng cho phù hợp):
- Điều kiện khí hậu.
- Điều kiện địa chất thủy văn, khí tượng thủy văn. Phân vùng động đất.
- Phòng chống cháy nổ. Bảo vệ môi trường, an toàn lao động
4.4.2. NT thi công xây dựng phải tự tổ chức nghiệm thu các công việc xây dựng, đặc biệt
là các công việc, bộ phận bị che khuất; bộ phận công trình; các hạng mục công trình và
công trình, trước khi yêu cầu CĐT nghiệm thu. Các bộ phận bị che khuất của công trình
phải được nghiệm thu và vẽ bản vẽ hoàn công trước khi tiến hành các công việc tiếp theo.
- Đối với một số công việc nhất định nghiệm thu nhưng chưa thi công ngay hoặc đối với
một số vị trí có tính đặc thù, thì trước khi thi công tiếp theo phải tổ chức nghiệm thu lại.
- Đối với công việc, giai đoạn thi công xây dựng sau khi nghiệm thu được chuyển NT
khác thực hiện tiếp thì phải được NT thực hiện giai đoạn tiếp theo cùng tham gia nghiệm
thu và ký xác nhận.
4.4.3. NT phải lập “Phiếu nghiệm thu nội bộ” hoặc “Biên bản nghiệm thu nội bộ” của nhà
thầu. Hình thức phiếu nghiệm thu này được trình lên CĐT phê duyệt trước khi ban hành.
Phiếu nghiệm thu của NT buộc phải có các thành phần trực tiếp tham gia nghiệm thu sau
đây:
- Kỹ sư phụ trách kỹ thuật thi công trực tiếp,
- Tổ trưởng Công nhân trực tiếp thi công,
- Đại diện bộ phận kỹ thuật của Ban Chỉ huy công trường.


- Đại diện kỹ thuật của NT thi công xây dựng công trình (cấp Công ty).
- Ngoài ra có thể sử dụng mẫu biên bản tùy thuộc vào yêu cầu của chủ Đầu tư và các bên
liên quan
4.4.4. Sau khi nghiệm thu nội bộ đạt yêu cầu, NT thi công xây dựng lập “Phiếu yêu cầu
nghiệm thu” gửi CĐT. Mẫu phiếu yêu cầu nghiệm thu này được trình lên CĐT phê duyệt
trước khi ban hành.
4.4.5. Nghiệm thu công việc xây dựng: (Theo Nghị định số Nghị định 46/2015/NĐ-CP

ngày 12/05/2015 của Chính phủ)
4.4.5.1. Các căn cứ để nghiệm thu công việc xây dựng: (Các căn cứ này khi nghiệm thu
được ghi rõ trong biên bản nghiệm thu)
a) Phiếu yêu cầu nghiệm thu của NT thi công xây dựng, số … ngày…/…/….
b) Bản vẽ thi công đã được phê duyệt số … (ví dụ KC-10 hoặc KT-09 …) và những thay
đổi TK số … đã được CĐT chấp thuận.
c) Quy chuẩn, Tiêu chuẩn được áp dụng: Trong biên bản cần ghi rõ tiêu chuẩn nghiệm
thu là tiêu chuẩn Việt Nam, (trừ các trường hợp đặc biệt có áp dụng tiêu chuẩn nước ngoài
thì ghi rõ tiêu chuẩn nước nào).
d) Tài liệu chỉ dẫn kỹ thuật kèm theo hợp đồng xây dựng (nếu có). Ví dụ như quy cách và
chủng loại vật tư vật liệu sử dụng cho công việc này (Trần thạch cao …)
đ) Các kết quả kiểm tra, thí nghiệm chất lượng vật liệu, thiết bị có liên quan đến đối tượng
nghiệm thu, được thực hiện trong quá trình xây dựng.
e) Nhật ký thi công xây dựng công trình và các văn bản khác có liên quan đến đối tượng
nghiệm thu.
g) Biên bản (hoặc Phiếu) nghiệm thu nội bộ công việc xây dựng của NT thi công xây dựng.
h) Bản sơ họa hoàn công cấu kiện, công việc (áp dụng cho phần khuất lấp)
4.4.5.2. Nội dung và trình tự nghiệm thu:
a) Kiểm tra đối tượng nghiệm thu tại hiện trường: Công việc xây dựng, thiết bị lắp đặt
tĩnh tại hiện trường.
b) Kiểm tra các kết quả thử nghiệm, đo lường mà NT thi công xây dựng phải thực hiện
để xác định chất lượng và khối lượng của vật liệu, cấu kiện xây dựng, thiết bị lắp đặt vào
công trình.
c) Đánh giá sự phù hợp của công việc xây dựng và việc lắp đặt thiết bị so với TK, tiêu
chuẩn xây dựng và tài liệu chỉ dẫn kỹ thuật.
d) Kết luận: Chấp thuận (hay không chấp thuận) nghiệm thu, đồng ý cho triển khai các
công việc tiếp theo.
e) Các yêu cầu sửa chữa hoặc các yêu cầu khác (nếu có)
4.4.5.3. Thành phần nghiệm thu: Bắt buộc có những thành phần sau:
a) Đại diện Chủ Đầu Tư (kỹ thuật viên theo dõi hạng mục)

b) KS TVGS, hoặc người giám sát thi công xây dựng của Tổng thầu đối với hình thức
Tổng thầu.
c) Người phụ trách kỹ thuật thi công trực tiếp của NT thi công xây dựng công trình (Kỹ sư
thi công)
d) Phần khuất của công trình chịu lực quan trọng thì CĐT có thể yêu cầu NTTK cùng


tham gia nghiệm thu.
4.4.5.4. Trong trường hợp Tổng thầu, KS TVGS tham dự để kiểm tra công tác nghiệm thu
công việc của Tổng thầu đối với NT phụ.
4.4.6 Nghiệm thu bộ phận công trình xây dựng, giai đoạn thi công xây dựng, chạy thử liên
động có tải: Trước khi nghiệm thu giai đoạn, hạng mục công trình xây dựng, phải kiểm tra
hồ sơ nghiệm thu và lập biên bản kiểm tra hồ sơ nghiệm thu.
4.4.6.1. Phân chia giai đoạn thi công xây dựng có thể như sau (Các công trình, hạng mục
công trình có thêm các phần kết cấu phức tạp độc lập thì việc phân chia cụ thể do KS
TVGS ấn định và được CĐT chấp thuận):

3

Bộ phận công trình, Giai
đoạn thi công
Nền, móng (phần khuất dưới
cốt nền)
Kết cấu chịu lực thân nhà
(phần từ cốt nền tới mái)
Trang trí, hoàn thiện kiến trúc

4

Hệ thống kỹ thuật


5

Chế tạo, lắp đặt thiết bị

6
7
8

Chạy thử đơn động không tải
Chạy thử liên động không tải
Chạy thử liên động có tải

9

Thu lôi, chống sét

STT
1
2

Các công việc xây dựng chính
Làm đất, Xử lý nền móng, Móng cọc, Đài móng, Móng nhà,
Chống thấm dưới mặt đất, Nền nhà, …
Cột, dầm, sàn, tường bao che, vách ngăn,…
Mặt nền; Mặt sàn nhà; mặt mái; Chống thấm, cách nhiệt, tạo
dáng kiến trúc, trát, hoàn thiện trong, ngoài nhà, cửa,…
Cấp nước, thoát nước, sưởi ấm; Điện công trình; Kiến trúc
thông minh ; Thông gió và điều hoà không khí, ....
Chế tạo từng thiết bị, lắp đặt tĩnh từng thiết bị.

Chạy thử đơn động từng thiết bị.
Chạy thử liên động không tải từng cụm thiết bị.
Chạy thử liên động có tải từng cụm thiết bị, từng dây chuyền
sản xuất.
Hệ thống thu sét, tiếp địa.

4.4.6.2. Căn cứ nghiệm thu bộ phận công trình xây dựng, giai đoạn thi công xây dựng:
a) Phiếu yêu cầu nghiệm thu của NT thi công xây dựng, số … ngày…/…/….
b) Bản vẽ thi công đã được phê duyệt số …(ví dụ KC-10 hoặc KT-09 …) và những thay
đổi TK số …đã được CĐT chấp thuận.
c) Quy chuẩn, Tiêu chuẩn được áp dụng: Trong biên bản cần ghi rõ tiêu chuẩn nghiệm
thu là tiêu chuẩn Việt Nam, (trừ các trường hợp đặc biệt có áp dụng tiêu chuẩn nước ngoài
thì ghi rõ tiêu chuẩn nước nào)..
d) Tài liệu chỉ dẫn kỹ thuật kèm theo hợp đồng xây dựng (nếu có). Ví dụ như quy cách và
chủng loại vật tư vật liệu sử dụng cho công việc này (Trần thạch cao …)
đ) Các kết quả kiểm tra, thí nghiệm chất lượng vật liệu, thiết bị có liên quan đến đối tượng
nghiệm thu, được thực hiện trong quá trình xây dựng.
e) Nhật ký thi công xây dựng công trình và các văn bản khác có liên quan đến đối tượng
nghiệm thu. g) Biên bản (hoặc Phiếu) nghiệm thu nội bộ công việc xây dựng của NT thi
công xây dựng công trình. h) Biên bản nghiệm thu các công việc xây dựng thuộc bộ phận
công trình xây dựng, giai đoạn thi công xây dựng được nghiệm thu.
k) Bản vẽ hoàn công bộ phận công trình xây dựng.
m) Công tác chuẩn bị các công việc để triển khai giai đoạn thi công xây dựng tiếp theo.
4.4.6.3. Nội dung và trình tự nghiệm thu:
a) Kiểm tra đối tượng nghiệm thu tại hiện trường: Bộ phận công trình xây dựng, giai đoạn
thi công xây dựng, thiết bị chạy thử đơn động và liên động không tải tại hiện trường.


b) Kiểm tra các kết quả thử nghiệm, đo lường do NT thi công xây dựng đã thực hiện.
c) Kiểm tra bản vẽ hoàn công bộ phận công trình xây dựng

d) Kết luận: Chấp thuận (hay không Chấp thuận) nghiệm thu, đồng ý cho triển khai các
công việc tiếp theo.
e) Các yêu cầu sửa chữa hoặc các yêu cầu khác (nếu có)
4.4.6.4. Thành phần trực tiếp nghiệm thu
a) Trưởng Phó đoàn phụ trách
Hoặc người phụ trách bộ phận giám sát thi công xây dựng của Tổng thầu trong trường hợp
nghiệm thu bộ phận công trình, giai đoạn thi công xây dựng do NT phụ thực hiện.
b) Người phụ trách thi công trực tiếp của NT thi công xây dựng công trình (Chủ nhiệm
công trình)
c) Phần khuất của công trình chịu lực quan trọng thì CĐT có thể yêu cầu NT TK
cùng tham gia nghiệm thu.
4.4.6.5. Trong trường hợp Tổng thầu, Trưởng đoàn KS TVGS tham dự để kiểm tra công
tác nghiệm thu công việc của Tổng thầu với các NT phụ.
4.4.7. Nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng đưa vào sử dụng
(Theo 46/2015/NĐ-CP ngày 12/05/2015 của Chính phủ).
Trước khi nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng đưa vào sử
dụng, phải kiểm tra hồ sơ nghiệm thu và lập biên bản kiểm tra hồ sơ nghiệm thu.
4.4.7.1. Căn cứ nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng đưa vào
sử dụng:
a) Phiếu yêu cầu nghiệm thu của NT thi công xây dựng, số … ngày…/…/….
b) Bản vẽ thi công đã được phê duyệt số theo quyết định số … và những thay đổi TK số
… đã được CĐT chấp thuận.
c) Quy chuẩn, Tiêu chuẩn được áp dụng: Trong biên bản cần ghi rõ tiêu chuẩn nghiệm
thu là tiêu chuẩn Việt Nam, (trừ các trường hợp đặc biệt có áp dụng tiêu chuẩn nước ngoài
thì ghi rõ tiêu chuẩn nước nào).
d) Tài liệu chỉ dẫn kỹ thuật kèm theo hợp đồng xây dựng.
đ) Các kết quả kiểm tra, thí nghiệm chất lượng vật liệu, thiết bị có liên quan đến đối tượng
nghiệm thu, được thực hiện trong quá trình xây dựng.
e) Nhật ký thi công xây dựng công trình và các văn bản khác có liên quan đến đối tượng
nghiệm thu.

g) Biên bản nghiệm thu các bộ phận công trình xây dựng, giai đoạn thi công xây dựng đã
được nghiệm thu.
k) Bản vẽ hoàn công công trình xây dựng.
m) Văn bản chấp thuận của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về phòng chống cháy
nổ; an toàn môi trường; an toàn vận hành theo quy định.
4.4.7.2. Nội dung và trình tự nghiệm thu:
a) Kiểm tra hiện trường hạng mục công trình, công trình xây dựng.
b) Kiểm tra các kết quả thử nghiệm, vận hành đồng bộ hệ thống máy móc thiết bị công
nghệ. c) Kiểm tra bản vẽ hoàn công bộ phận công trình xây dựng
d) Kiểm tra các Văn bản chấp thuận của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về


phòng chống cháy nổ; an toàn môi trường; an toàn vận hành.
e) Kiểm tra quy trình vận hành và quy trình bảo trì công trình xây dựng.
g) Chấp thuận nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình hoặc công trình xây dựng để
đưa vào sử dụng.
h) Yêu cầu sửa chữa, hoàn thiện bổ sung và các ý kiến khác (nếu có)
Các bên trực tiếp tham gia nghiệm thu chịu trách nhiệm trước pháp luật nhà nước về
quyết định nghiệm thu này.
4.4.7.3. Thành phần trực tiếp nghiệm thu
4.4.7.3.1. Phía CĐT"
a) Người đại diện theo pháp luật của CĐT
b) Người phụ trách bộ phận giám sát thi công xây dựng của CĐT (Trưởng ban quản lý dự
án Trưởng / Phó phòng hoặc tương đương)
c) Giám đốc hoặc Phó Giám đốc công ty
d) Trưởng đoàn KS TVGS .
4.4.7.3.2. Phía NT thi công xây dựng công trình:
a) Người đại diện theo pháp luật của NT thi công xây dựng công trình (Người ký hợp
đồng thi công xây dựng công trình với CĐT)
b) Người phụ trách thi công trực tiếp công trình xây dựng (Chủ nhiệm công trình)

4.4.7.3.3. Phía NT TK xây dựng công trình:
a) Người đại diện theo pháp luật của NT TK xây dựng công trình (Người ký hợp đồng
TK xây dựng công trình với CĐT)
b) Người phụ trách trực tiếp với đồ án TK công trình xây dựng (Chủ nhiệm TK xây dựng
công trình)
4.5. Tập hợp, kiểm tra tài liệu phục vụ nghiệm thu công việc xây dựng, bộ phận công
trình, giai đoạn thi công xây dựng, nghiệm thu thiết bị, nghiệm thu hoàn thành từng hạng
mục công trình xây dựng và hoàn thành công trình xây dựng.
4.5.1. Tài liệu phục vụ nghiệm thu bộ phận công trình như nêu trong căn cứ nghiệm thu bộ
phận công trình.
4.5.2. Tài liệu phục vụ nghiệm thu giai đoạn thi công xây dựng công trình như nêu
trong căn cứ nghiệm thu giai đoạn thi công xây dựng công trình.
4.6. Phát hiện sai sót, bất hợp lý về TK để điều chỉnh hoặc yêu cầu CĐT đề nghị TK điều
chỉnh.
Trong quá trình giám sát thi công xây dựng công trình, nếu NT thi công hoặc KS TVGS
phát hiện trong TK có vấn đề cần điều chỉnh theo cách nghĩ chủ quan của mình, thì đề
nghị CĐT có ý kiến với cơ quan TK để cho ý kiến điều chỉnh nếu cơ quan TK thấy yêu cầu
đó là đúng.
4.7. Đề nghị CĐT tổ chức kiểm định lại chất lượng bộ phận công trình, hạng mục công
trình và công trình xây dựng khi có nghi ngờ về chất lượng. Trong quá trình xây dựng, tất
cả các khâu đều đã có các quy trình và kết quả kiểm định chất lượng vật tư vật liệu đầu
vào, nhưng nếu KS TVGS thấy nghi ngờ chứng chỉ chất lượng nào của NT cung cấp, thì
đề nghị CĐT yêu cầu NT kiểm định lại dưới sự chứng kiến của KS TVGS tại một phòng
thí nghiệm hợp chuẩn do CĐT chỉ định, KS TVGS chấp thuận.


4.8. Phối hợp với các bên liên quan giải quyết những vướng mắc, phát sinh trong thi công
xây dựng công trình.
Nguyên tắc về việc phối hợp các bên trong giải quyết những vấn đề vướng mắc, phát sinh
trong quá trình thi công xây dựng là: CĐT chủ trì tổ chức giải quyết, các đơn vị tham gia

xây dựng công trình đưa ra ý kiến của mình, sau đó trên cơ sở ý kiến của các bên liên quan
CĐT là người đưa ra quyết định cuối cùng.
II.3. GIÁM SÁT KHỐI LƯỢNG
1. Khối lượng theo hồ sơ TK:
1.1. Khối lượng theo dự toán TK: Thông thường các công trình xây dựng đều có thực tế
TK được phê duyệt bởi CĐT, các công trình đấu thầu đều có dự toán dự thầu được phê
duyệt bởi CĐT, do vậy khối lượng theo TK là các khối lượng nêu trên.
1.2. Khối lượng do TK tính thừa, thiếu: Đối với khối lượng do TK tính thừa hoặc thiếu, thì
nguyên tắc xác nhận khối lượng như sau:
- Nhà thầu phải thi công theo đúng biện pháp thi công được Chủ đầu tư phê duyệt.
- Khối lượng TK tính thừa so với bản vẽ thi công thì xác nhận khối lượng thi công đúng
theo thực tế thi công.
- Khối lượng TK tính thiếu thì xác nhận khối lượng thi công đúng theo dự toán thi
công, phần khối lượng do TK tính thiếu được NT đề nghị lên KS TVGS xác nhận riêng,
Việc thanh toán khối lượng này sẽ do CĐT quyết định (CĐT sẽ căn cứ vào hợp đồng thi
công xây dựng với NT để làm căn cứ thanh toán sau khi có xác nhận của cơ quan TK về
việc tính thiếu trên). bằng văn bản (có thiết kế kèm theo) trình Chủ Đầu Tư, Chủ Đầu Tư
sẽ cùng TVGS kiểm tra và xác nhận. Chủ đầu tư sẽ căn cứ vào đó để làm thủ tục thanh
toán.
- Nếu khối lượng phát sinh do phát sinh công việc thì nhà thầu phải làm tờ trình Chủ đầu
tư chấp nhận công việc phát sinh, sau đó tính dự toán cho phần công việc phát sinh trình
Chủ đầu tư duyệt.
2. Khối lượng phát sinh so với hồ sơ TK:
2.1. Khối lượng phát sinh tăng: Với khối lượng phát sinh tăng phải có TK bản vẽ thi công
bổ sung đã phê duyệt bởi CĐT. KS TVGS xác nhận khối lượng phát sinh tăng trên cơ sở
TK bản vẽ thi công bổ sung được phê duyệt.
2.2. Khối lượng phát sinh giảm: Cũng tương tự như khối lượng phát sinh tăng, khối
lượng phát sinh giảm được xác nhận sau khi được TK đồng ý và CĐT phê duyệt.
2.3. Các khối lượng phát sinh do nhà thầu tự ý thay đổi biện pháp thi công đã được Chủ
đầu tư phê duyệt đều không được chấp thuận.

3. Khối lượng sửa đổi so với hồ sơ TK.
3.1. Các sửa đổi do TK: Các sửa đổi do TK đối với công trình làm thay đổi khối lượng
tính toán ban đầu được tính toán xác nhận của các bên liên quan và phê duyệt của chủ đầu
tư.
3.2.CĐT có quyền thay đổi về chủng loại vật tư, vật liệu so với thiết kế ban đầu.
4. Khối lượng thi công khác của các biện pháp thi công đặc biệt:
4.1. Khối lượng thi công lán trại, văn phòng công trường: Đối với các công trình CĐT yêu
cầu NT thi công lập dự toán chi phí lán trại tạm và nhà ở và điều hành thi công trên công


trường, sau khi có TK các công trình trên do NT lập, CĐT sẽ phải phê duyệt TK và dự
toán này, KS TVGS chỉ xác nhận khối lượng thi công sau khi có phê duyệt bởi CĐT.
4.2. Khối lượng của các biện pháp thi công đặc biệt: Biện pháp thi công đặc biệt là biện
pháp khác với các biện pháp thông thường đã được tính đến trong định mức xây dựng cơ
bản, do vậy để được coi là biện pháp thi công đặc biệt NT cần có thỏa thuận trước với
CĐT trước khi lập biện pháp này, nếu được đồng ý NT TK và lập dự toán cho biện pháp
đó và trình để CĐT phê duyệt trước khi yêu cầu KS TVGS xác nhận khối lượng. KS
TVGS chỉ xác nhận khối lượng khi có văn bản chính thức phê duyệt của CĐT.
4.3. Các khối lượng thuộc trực tiếp phí khác và phục vụ thi công trên công trường
KS TVGS không xác nhận khối lượng.
II.4. GIÁM SÁT TIẾN ĐỘ
a) KS TVGS theo dõi tiến độ thi công xây dựng công trình căn cứ tiến độ thi công chi tiết
do NT lập và đã được CĐT phê duyệt. Trường hợp xét thấy tổng tiến độ của dự án bị kéo
dài thì kiến nghị CĐT báo cáo người quyết định đầu tư để quyết định việc điều chỉnh tổng
tiến độ của dự án.
b) KS TVGS thường xuyên cảnh báo NT và báo cáo với CĐT về tiến độ thi công xây
dựng công trình. Trong bất kỳ nguyên nhân nào dẫn đến chậm tiến độ thi công, KS TVGS
cũng phải báo cáo với CĐT để CĐT giải quyết và có quyết định cụ thể, (điều chỉnh tiến độ
nếu CĐT thấy cần thiết).
II.5. GIÁM SÁT AN TOÀN LAO ĐỘNG VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG

1. Trong bất kỳ tình huống nào, NT thi công xây dựng cũng phải chịu trách nhiệm hoàn
toàn về an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình.
2. KS TVGS thường xuyên cảnh báo NT và báo cáo với CĐT về những vấn đề có nguy cơ
mất an toàn lao động trên công trường:
a) Kiểm tra biện pháp đảm bảo an toàn chung của NT áp dụng cho toàn công trình.
b) Kiểm tra các tài liệu an toàn về máy móc thiết bị thi công tham gia xây dựng công trình,
các tài liệu kiểm định chứng minh sự an toàn của các thiết bị.
c) Đối với Người lao động:
- Kiểm tra tài liệu (sổ học an toàn) cho người lao động theo nghề phù hợp đối với tất cả
công nhân tham gia xây dựng công trình.
- Kiểm tra trang thiết bị bảo hộ lao động cho công nhân trước khi khởi công và trong suốt
quá trình thi công xây dựng công trình.
d) Kiểm tra hệ thống an toàn phòng chống cháy nổ, hệ thống cảnh báo an toàn lao động
của NT trong phạm vi toàn công trường.
e) Trong bất kỳ tình huống nào, NT thi công xây dựng cũng phải chịu trách nhiệm hoàn
toàn về vệ sinh môi trường trong thi công xây dựng công trình.
f) KS TVGS thường xuyên cảnh báo NT và báo cáo với CĐT về những vấn đề có nguy cơ
ảnh hưởng tới vệ sinh môi trường trên công trường và khu vực xung quanh công trường.
- Kiểm tra biện pháp đảm bảo vệ sinh môi trường trong quá trình thi công xây dựng bao
gồm môi trường nước, môi trường không khí, chất thải rắn, tiếng ồn và các yêu cầu khác
về vệ sinh môi trường.
III. GIẢI PHÁP KỸ THUẬT, BIỆN PHÁP GIÁM SÁT THI CÔNG CÔNG TRÌNH


III.1. PHẦN XÂY DỰNG:
1. Nguyên tắc chung
- Giám sát chất lượng là loại trừ những sai phạm kỹ thuật, công trình xây dựng đạt chất
lượng thiết kế, phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật được phép áp dụng.
- Đơn vị tư vấn sẽ phải theo dõi thường xuyên, liên tục, có hệ thống tại hiện trường để
quản lý khối lượng, chất lượng, tiến độ các công tác xây dựng, theo bản vẽ thiết kế kỹ

thuật thi công đã được phê duyệt, quy chuẩn và tiêu chuẩn xây dựng được áp dụng.
2. Quản lý chất lượng chung đối với các nhà thầu thi công xây dựng các hạng mục
công trình thuộc gói thầu:
Đoàn TVGS tiến hành các công việc sau đây trên công trường:
- Tổ chức, phổ biến nghị định 46/2015/NĐ-CP của chính phủ về quản lý chất lượng công
trình xây dựng với các nhà thầu;
- Kiểm tra, đánh giá hệ thống tự đảm bảo chất lượng nội bộ của nhà thầu trước khi thực
hiên công tác thi công xây dựng trên công trường.
- Hướng dẫn nhà thầu triển khai thực hiện nghị định 46/2015/NĐ-CP áp dụng đối với công
tác quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình;
- Hướng dẫn nhà thầu lập hồ sơ pháp lý và tài liệu quản lý chất lượng xây dựng công
trình theo danh mục nêu tại phụ lục 2 của quy trình này.
- Hướng dẫn nhà thầu lập và thống nhất cùng chủ đầu tư các vấn đề sau:
+ Danh mục các công việc xây dựng, các giai đoạn thi công xây dựng của công trình căn
cứ theo hồ sơ thiết kế, hồ sơ dự thầu và hợp đồng thi công.
+ Các mẫu biên bản: Nghiệm thu công việc xây dựng, nghiệm thu bộ phận công trình xây
dựng, giai đoạn thi công xây dựng; Nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình xây dựng
và nghiệm thu hoàn thành công xây dựng.
+ Tập hợp, kiểm tra tài liệu phục vụ nghiệm thu công việc xây dựng, bộ phận công trình,
giai đoạn thi công xây dựng, nghiệm thu thiết bị, nghiệm thu hoàn thành từng hạng mục
công trình xây dựng và hoàn thành công trình xây dựng.
+ Tổ chức kiểm định lại chất lượng bộ phận công trình, hạng mục công trình và công trình
xây dựng khi có nghi ngờ về chất lượng.
+ Chủ trì, phối hợp với các bên liên quan giải quyết các vướng mắc, phát sinh trong thi
công xây dựng công trình.
3. Kiểm tra hồ sơ thiết kế:
- Các bộ phận TVGS cùng nhà thầu kiểm tra sự đầy đủ và đồng bộ của hồ sơ, bản vẽ thiết
kế. Nếu phát hiện thiếu (thừa) báo cáo cho ban QLDA biết để xử lý kịp thời.
- Xem xét các đề xuất của nhà thầu về sự thay đổi thiết kế cho phù hợp với thực tế thi công,
nếu thấy hợp lý sẽ xác nhận vào đề suất của nhà thầu để chuyển tới ban QLDA và tư vấn

thiết kế giải quyết.
- Các thủ tục thay đổi thiết kế phải tuân theo quy định về quản lý xây dựng cơ bản của nhà
nước.
4. Giám sát biện pháp thi công của nhà thầu :
- Trước khi triển khai thi công nhà thầu phải lập biện pháp thi công trình Chủ đầu tư và
TVGS kiểm tra sửa đổi trình chủ đầu tư phê duyệt.


- Cán bộ TVGS kiểm tra và đưa ra ý kiến về sự phù hợp của “biện pháp thi công”đối với
việc đảm bảo chất lượng và tiến độ thi công của công việc đó, giai đoạn đó, hạng mục đó.
- Cán bộ TVGS theo dõi, nhắc nhở và giám sát nhà thầu trong khi thi công phải thực

hiện đúng biện pháp thi công đã được chu đầu tư phê duyệt.
* Ghi chú:
Nhà thầu chỉ được phép thi công sau khi biện pháp thi công do nhà thầu lập ra được chủ
đầu tư phê duyệt. Trong khi thi công nhà thầu phải tuân thủ đúng biện pháp thi công đã
được chủ đầu tư phê duyệt.
- Kiểm tra bản tiến độ thi công và bản kế hoạch tổ chức thi công của nhà thầu.
- Trước khi triển khai công tác thi công trên công trường, đoàn TVGS xem xét và đưa ra
tính khả thi, về sự phù hợp hay không phù hợp của bản tiến độ thi công và bản kế hoạch tổ
chức thi công chi tiết cho các giai đoạn, các bộ phận các hạng mục và cho toàn công trình
do nhà thầu lập và đệ trình so với hợp đồng và tổng tiến độ của dự án để nhà thầu báo cáo
chủ đầu tư phê duyệt.
- Trong quá trình giám sát, đoàn TVGS thường xuyên đối chiếu kế hoạch, tiến độ chi tiết
đã được phê duyệt, kiểm tra sự điều chỉnh kế hoạch (nếu cần) để đảm bảo tiến độ thi công
công trình.
* Ghi chú
Nhà thầu phải chấp hành nghiêm chỉ tổng tiến độ thi công đã được chủ đầu tư phê duyệt.
Trong khi thi công nhà thầu không được tự động điều chỉnh tổng tiến độ thi công đã được
chủ đầu tư phê duyệt; Khi phát hiện ra tiến độ thi công bị chậm thì nhà thầu phải có kế

hoạch làm tăng ca, tăng thiết bị nhân lực vật lực để làm bù tiến độ đã bị chậm đó;
Tiến độ thi công chi tiết phải phù hợp và không làm ảnh hưởng đến tổng tiến độ thi công
đã được chủ đầu tư phê duyệt.
5. Kiểm tra thiết bị và điều kiện thi công:
- Để kiểm soát được chất lượng thi công, các cán bộ TVGS yêu cầu nhà thầu suất trình các
lý lịch của thiết bị được dùng để thi công, đặc tính kỹ thuật của từng thiết bị nhất là đối với
thiết bị đo lường, thí nghiệm, thiết bị trong công nghệ sản xuất bê tông. Đồng thời trong
khi thi công phải kiểm tra công tác kiểm định an toàn đối với các thiết bị nâng, vận chuyển
như cẩu, tời, vận thăng...
- Công tác chuẩn bị mặt bằng thi công, kho, sân bãi để tập kết vật liệu, lắp dựng thiết bị
phục vụ thi công của nhà thầu cũng cần được TVGS kiểm tra xem xét và góp ý.
- Cán bộ TVGS cần thường xuyên nhắc nhở các nhà thầu về vấn đề an toàn lao động .
- Khi phát hiện có sự vi phạm an toàn lao động dẫn đến nguy hiểm cho người, thiết bị
và công trình TVGS có quyền ra quyết định ngừng thi công.
* Ghi chú:
Nhà thầu phải chấp hành nghiêm chỉnh chế độ kiểm định an toàn và đăng kiểm cho các
thiết bị nâng, thiết bị chịu áp lực, thiết bị đo, thiết bị điện khi đưa vào sử dụng để thi
công trên công trường;
Tất cả các thiết bị nâng, thiết bị chịu áp lực, thiết bị đo, thiêt bị điện phải có đủ hồ sơ kỹ


thuật, giấy phép đăng kiểm, tem kiểm định (đối với các thiết bị đo, thí nghiệm) kiểm định
an toàn đối với thiết bị nâng;
Nhà thầu phải có bộ phận quản lý an toàn lao động trên công trường. Phải ban hành
quy chế nội quy an toàn lao động trên công trường;
Tất cả cán bộ công nhân viên của nhà thầu tham gia lao động trên công trường phải
được học luật lao động đúng theo quy quy định của nhà nứơc quy định và phải có thẻ.
6. Giám sát chất lượng thi công trên công trường công trình xây dựng:
6.1. Tư vấn giám sát chất lượng công tác trắc địa công trình.
- Kiểm tra chứng chỉ kiểm định các thiết bị trắc đạc công trình của nhà thầu; Kiểm tra công

tác định vị mặt bằng công trình;
- Kiểm tra công tác chuyển cao độ thẳng đứng;
- Phát hiện những thiếu sót của nhà thầu trong công tác trắc địa công trình, định vị kết cấu.
* Ghi chú
+ Nhà thầu phải có ít nhất 01 máy toàn đạc điện tử cùng một số thiêt bị đo đạc thông
thường khác thi mới đáp ứng được nhu cầu về tiến độ và chất lượng
+ Nhà thầu phải có một tổ trắc đạt tối thiểu là 02 người có trình độ chuyên môn.
+ Nhà thầu phải lập hệ thống mốc lưới khống chế toạ độ công trình, cao độ công trình.
Hệ thống mốc lưới khống chế này phải đáp ứng nhu cầu độ chính xác của thiêt kế và tiêu
chuẩn, phải dễ tìm, dễ quan sát và phải ổn định để có thể sử dụng được trong suốt quá
trình thi công công trình.
+ Nhà thầu phải lập sổ theo dõi công tác trắc đạc
+ Cán bộ trắc đạc của nhà thầu phải đo đạc định vị, vị trí mặt bằng và kết cấu trước
khi giao cho các đội thi công. Sau khi thi công xong, phải lập bản vẽ hoàn công và tự đo
đạc kiểm tra lại để nghiệm thu nội bộ trước khi yêu cầu TVGS nghiệm thu.
+ Trong khi nghiệm thu nhà thầu phải chuẩn bị đủ máy móc, phương tiện để phục vụ cho
công tác kiểm tra nghiệm thu của TVGS. Mọi sai sót phát hiện ra trên công trường nhà
thầu phải sửa chữa ngay cho đúng thiết kế mới chuyển sang thi công công việc tiếp theo.
6.2. Tư vấn giám sát chất lượng vật liệu xây dựng:
- Phát hiện sớm những thiếu sót trong hồ sơ bản vẽ về vật liệu và chi tiết cấu kiện. Cùng
kỹ thuật nhà thầu giải quyết những vướng mắc trong quá trình chuẩn bị vật liệu, bê tông
và các vật liệu xây dựng khác đưa và công trình.
- Kiểm tra các chứng chỉ chất lượng các loại vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng chế sẵn
tại công trường do nhà thầu thi công xây dựng thực hiện và đệ trình. Cụ thể là: đá dăm,
cát, xi măng, phụ gia, nước thi công, gạch ngói, gạch ốp lát, sắt tròn, thép ứng suất trước,
thép tấm, thép hình, các loại vật liệu đặc chủng dùng cho kéo căng, chống thấm, gạch ốp
lát, hoàn thiện, các loại vật liệu trang trí, các trang thiết bị nội ngoại thất,vật liệu làm cốt
pha đà giáo, sàn công tác vv...
- Kiểm tra chứng chỉ thiết bị thí nghiệm, thiết bị chế tạo bê tông các trạm trộn, kho chứa
vật liệu hiện trường, phương thức vận chuyển bảo quản vật liệu, tuỳ mức độ vi phạm ảnh

hưởng tới chất lượng có thể nhắc nhở và lập biên bản.
- Loại bỏ tất cả các loại vật liệu kém phẩm chất, không hợp chuẩn ra khỏi công trường.
- Xem xét đánh giá sự phù hợp của các biện pháp thi công bê tông khối lớn, bê tông


chống thấm, bê tông tự đầm (nếu có), vữa không co.
- Kiểm tra sử dụng cấp phối bê tông, vữa theo yêu cầu của thiết kế và tiêu chuẩn phù hợp
với điều kiện thi công của công trình.
- Hướng dẫn nhà thầu thực hiện thống nhất các công tác quản lý chất lượng vật liệu:
- Nhà thầu có tránh nhiệm thông báo kịp thời khi đưa bất kì loại vật liệu, cấu kiện, sản
phẩm chi tiết nào vào công trình kèm theo các chứng chỉ chất lượng, bản hướng dẫn sử
dụng của nơi sản xuất và kết quả thí nghiệm do các phòng thí nghiệm hợp chuẩn thực
hiện, kèm theo bản thống kê khối lượng chủng loại vật liệu đưa vào;
- Nhà thầu có trách nhiệm tổ chức lấy mẫu vật liệu tại hiện trường cùng TVGS. Mẫu phải
lấy theo đúng quy định của thiết kế và quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật có liên quan, các bên
tham gia lấy mẫu phải ký vào biên bản lấy mẫu làm của quy trình này. Mẫu phải được thí
nghiệm lại tại các phòng thí nghiệm hợp chuẩn (Las);
- Trong quá trình thi công các nhà thầu phải cử cán bộ chuyên môn tự kiểm tra chất
lựơng vật liệu sử dụng trứơc khi gửi phiếu yêu cầu nghiệm thu tới TVGS;
- Khi nghiệm thu chất lượng, khối lượng vật liệu nhà thầu phải có đủ tài liệu, chứng chỉ thí
nghiệm phù hợp kết hợp với kiểm tra thực tế sản phẩm xây dựng đã thi công tại công
trình, xem lại nhật ký thi công, biên bản hiện trường (nếu có) trường hợp có nghi vấn về
chất lượng vật liệu TVGS yêu cầu nhà thầu phải tổ chức kiểm định lại theo xác xuất, có
biện pháp khác phục khuyết tật xong mới tiến hành tổ chức nghiệm thu lại;
- Nghiêm cấm nhà thầu đưa vật liệu xây dựng không rõ nguồn gốc xuất xứ, chưa được thí
nghiệm kiểm tra trên mẫu lấy tại hiện trường, chưa được nghiệm thu vào thi công xây dựng
tại công trình;
- Khi TVGS phát hiện hoặc nghi vấn các vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng, thiết bị
và máy móc đưa vào lắp đặt, thiết bị thi công, biện pháp thi công không đảm bảo chất
lượng, khác với hồ sơ thiết kế, hồ sơ đấu thầu hoặc với bản đăng ký cam kết của nhà

thầu thì có quyền tạm ngừng thi công, lập biên bản hiện trường;
- TVGS từ chối nghiệm thu khi nhà thầu đưa vào công trình các vật liệu, chi tiết cấu
kiện không đáp ứng với nhu cầu của hồ sơ thiết kế đã được chủ đầu tư phê duyệt (vật liệu
không rõ nguồn gốc xuất xứ, chưa qua kiểm tra, kiểm định, chất lượng quy cách không
phù hợp mác, phẩm chất yêu cầu);
- Tất cả các kết cấu bê tông cốt thép đủ thời gian quy định của mục 6.5.2 TCVN 44531995 mới được tháo cốt pha đà giáo, khi tháo côt pha xong nhà thầu phải báo cho TVGS
kiêm tra bề mặt để kiêm tra khuyết tật rỗng rỗ, nứt. Nghiêm cấm nhà thầu tự chát vá sửa
chữa trước, nếu vi phạm TVGS sẽ từ chối nghiệm thu chất lượng bê tông. Nhà thầu phải
tiến hành nghiệm thu hoàn thành từng bước, từng công việc theo thứ tự. Nếu vì lý do nào
đó phải thay đổi chủng loại vật liệu, phải có văn bản bổ xung được các bên liên quan ký
chấp thuận theo quy định về quản lý xây dựng cơ bản của Nhà nước;
- Tất cả các vật liệu xây dựng đưa đến công trường sau khi kiểm tra không đạt chất lượng
nhà thầu phải lập biên bản có sự sác nhận của tư vấn giám sát. Trong biên bản phải ghi rõ
chủng loại, số lượng vật tư không đạt yêu cầu, ghi rõ thời gian dự kiến chuyển ra khỏi
công trường. Khi chuyển ra khỏi công trường phải có sự chứng kiến và xác nhận của cán
bộ TVGS hoặc của ban QLDA. Thời hạn chuyển ra khỏi công trường không quá 3 ngày kể


từ khi có kết quả kiểm tra.
6.3. Giám sát các trạm trộn bê tông, phòng thí nghiệm:
- Kiểm tra thời hạn kiểm định chất lượng sử dụng.
- Kiểm tra chứng chỉ thợ vận hành thiết bị, thí nghiệm viên.
- Định kỳ kiểm tra chất lượng vật liệu đầu vào: Xi măng, đá, cát, nước, phụ gia.
- Kiểm tra cấp phối bê tông.
- Giám định quá trình lấy mẫu bêtông và ép mẫu bê tông;
- Định kỳ kiểm tra công tác ban hành số liệu và lưu giữ số liệu.
* Ghi chú: Hàng tháng nhà thầu phải gửi báo cáo số liệu sản xuất và thí nghiệm của các
trạm trộn và phòng thí nghiệm về văn phòng tư vấn giám sát tại hiện trường.
6.4. Giám sát phần móng
- Trong mỗi giai đoạn thi công phần móng nhà thầu phải lập biện pháp tiến độ thi công có

ý kiến chấp nhận của TVGS và được chủ đâu tư phê duyệt. Các bên sẽ phối hợp lựa chọn
biện pháp thi công cho phù hợp với điều kiện địa chất của công trình và địa chất thuỷ văn
của địa điểm xây dựng.
- Khi xây móng trên các đoạn nền đất có tính chất đặc biệt (đất lún ướt,đất đắp, đất chưa
ổn định về cấu trúc, đát vùng dễ trượt lở, đất có hang động cac-tơ..)cũng như móng của
các công trình đặc biệt quan trọng nhà thầu sẽ lập và trình duyệt biện pháp theo dõi sự biến
động của đất nền (chuyển vị đứng - lún - ngang, áp lực nước lỗ rỗng vv..) để điều chỉnh tốc
độ và phương pháp làm móng lúc thi công cũng như để đánh giá độ tin cậy của giải pháp
thiết kế - thi công lúc khai thác công trình.
- Tổ chức tư vấn sẽ kết hợp với chủ đầu tư để lập biện pháp nghiệm thu trung gian và
nghiệm thu cuối cùng theo những tiêu chuẩn đã quy định trước.
- Chủ đầu tư cùng với sự trợ giúp của kỹ sư tư vấn sẽ công bố văn bản chỉ dẫn kỹ thuật
(Technical specification) cho nhà thầu biết để làm căn cứ trong việc đánh giá chất lượng và
nghiệm thu cũng như tính toán giá thành.
- Nội dung bản chỉ dẫn kỹ thuật nói trên phải chỉ ra được những điều quan trọng sau đây:
+ Cơ sở của thiết kế và thi công;
+ Liệt kê nhưng công việc thi công một cách chi tiết và yêu cầu chính trong từng giai đoạn
thi công, lựa chọn thiết bị thích hợp;
+ Lập danh mục, khi cần phải trích dẫn, tất cả những tiêu chuẩn thi công và kiểm tra,
nghiệm thu trong đánh giá khối lượng và chất lượng công tác thi công;
+ Trách nhiệm và quyền hạn của chủ đầu tư, kỹ sư tư vấn giám sát và nhà thầu, cách và
biện pháp sử lý các tranh chấp (kỹ thuật và kinh tế) nếu có xảy ra.
6.4.1.Giám sát thi công cọc khoan nhồi :
- kỹ thuật thi công cọc khoan nhồi là công tác thi công cọc bê tông cốt thép bằng cách sử
dụng gầu ngoặm đào trong dung dịch bentonite. trong quá trình đào, thành vách hố đào
được giữ ổn định bằng dung dịch bentonite. sau khi hoàn tất việc đào, lồng thép được hạ
xuống hố khoan trong dung dịch bentonite, quá trình thổi rửa làm sạch bùn cát đáy hố đào
được thực hiện trước khi đổ bê tông. công tác bê tông thi công theo phưong pháp đổ
bêtông bằng ống “tremie” : khi cao trình bê tông dâng lên, dung dịch bentonite dâng lên sẽ
được thu hồi về để tái sử dụng.



Trình tự giám sát thi công cọc khoan nhồi gồm các bước chủ yếu như sau :
6.4.1.1 giám sát chất lượng vật liệu , vật tư đưa vào công trường :
- Tất cả các vật liệu sử dụng cho công trình sẽ được tvgs yêu cầu kiểm tra đảm bảo đúng
chất lượng yêu cầu, tuân thủ các quy định về kỹ thuật trong hồ sơ mời thầu do chủ đầu tư
quy định. tất cả các vật tư đều có kết quả chứng nhận đảm bảo yêu cầu chất lượng, có hoá
đơn xuất xưởng, đăng ký chất lượng của nhà sản xuất, kết quả thí nghiệm và thoả mãn các
TCVN.
- TVGS sẽ yêu cầu nhà thầu lưu lại văn phòng công trường một bộ đầy đủ các chứng chỉ
xác nhận nguồn gốc, kết quả thí nghiệm, kiểm định đạt yêu cầu để chủ đầu tư và cơ quan
quản lý thanh tra kiểm tra bất cứ lúc nào. trong trường hợp nếu có yêu cầu của chủ đầu tư
trong việc kiểm tra đột xuất chất lượng các chủng loại vật tư có trên công trường, nhà thầu
sẽ tuyệt đối tuân thủ để nhằm mục đích đảm bảo chất lượng tuyệt đối của công trình.
6.4.1.2. giám sát định vị tim cọc
- công tác định vị tim cọc phải tuân thủ theo TCVN 9395:2012 – Tiêu chuẩn thi công và
nghiệm thu cọc khoan nhồi, TCVN 9398-2012 – công tác trắc địa trong xây dựng công
trình và các chỉ dẫn trong hồ sơ thiết kế, cần lưu ý những điểm sau:
- Trước khi định vị lỗ khoan cho từng cọc, nhà thầu phải thiết lập lưới khống chế trắc đạc
cho từng trục. các vị trí tim mốc, cao độ được đặt ở vị trí cố định, ít có phương tiện qua
lại, dễ dàng kiểm tra, phải có biện pháp bảo vệ tim mốc. tvgs sẽ thường xuyên kiểm tra
tính chính xác của các tim mốc này.
- Dựa vào các mốc chỉ giới, mốc khống chế do bên A cung cấp, TVGS , nhà thầu dùng
máy toàn đạc điện tử đo và truyền dẫn cốt từ mốc chuẩn về xây dựng lưới khống chế và
định vị công trình, cũng như cao độ địa hình. các mốc này tvgs yêu cầu nhà thầu bảo quản
chặt chẽ trong suốt quá trình thi công, nó làm cơ sở để triển khai giác móng công trình
cũng như phục vụ công tác kiểm tra trong suốt quá trình thi công.
- Vị trí tim cọc được xác định theo bản vẽ thiết kế được phê duyệt. để xác định tim cọc sẽ
dùng một máy toàn đạc giao hội của hai máy kinh vĩ để xác định tim cọc. trước khi xác
định vị trí tim cọc trên hiện trường phải xác định rõ vị trí toạ độ trên giấy. khi xác định

xong sẽ tiến hành dùng các biện pháp khác kiểm tra lại để tránh sai sót.
-Trước khi tiến hành công tác khoan, mỗi tim cọc sẽ được gửi vào các vị trí a, a1, b, b1
như trên hình vẽ được đánh dấu bằng 4 cọc thép. mục đích của việc dùng các điểm gửi này
là để định vị tim cọc khi hạ ống vách. các điểm này phải được bảo vệ và duy trì đến khi hạ
và kiểm tra xong ống vách.


dung sai vị trí cọc đảm bảo những yêu cầu:
- Tâm mỗi cọc so với vị trí của cọc được chỉ ra trong bản vẽ không được lệch lớn hơn 75
mm trên mặt đất theo bất kỳ phương nào.
-

Các cọc phải thực sự thẳng, độ nghiêng cho phép theo phương đứng không quá

1/60. Dung sai chiều sâu hố khoan 10cm.
-

Trong quá trình thi công cọc khoan nhồi thường xuyên kiểm tra các thông số về

kích thước hình học. các thông số kiểm tra và phương pháp kiểm tra như sau:

bảng 1- các thông số cần kiểm tra về lỗ cọc:
Thông số kiểm tra

Phương pháp kiểm tra

Tình trạng lỗ cọc

- Kiểm tra bằng mắt có đèn rọi
- Theo chiều dài cần khoan và mũi khoan


Độ thẳng đứng và độ sâu

- Thước dây
- Quả dọi

Kích thước lỗ

- Theo độ mở của cánh mũi khoan khi mở rộng đáy
- Thả chùy (hình chóp nặng 1 kg)

Độ lắng đáy lỗ

- So sánh độ sâu đo bằng thước dây trước và sau khi
vét, thổi rửa

6.4.1.3. giám sát hạ casing (ống vách):
-

Casing (ống vách) được dùng để bảo vệ thành lỗ khoan ở đầu cọc, tránh lở đất bề

mặt đồng thời là ống dẫn hướng cho suốt quá trình khoan tạo lỗ, ống vách dùng cho cọc
1500mm có đường kính lần lượt là:1600mm, độ dày của ống vách là 10 - 15 mm.


-

Để hạ ống vách đầu tiên khoan lỗ đúng vị trí tim cọc với đường kính lớn hơn đường

kính lý thuyết của cọc 20 cm tới độ sâu tương đương chiều dài của ống vách. trong quá

trình hạ đảm bảo ống vách phải thẳng đứng, tim ống vách trùng tim cọc khoan nhồi. sau đó
hạ ống vách sao cho cao độ đỉnh của ống vách phải cao hơn mặt đất > 30 cm để tránh cho
bùn đất chảy vào hố trong qúa trình thi công, bentonit luôn được duy trì trong hố khoan có
cao độ lớn hơn cao độ đất nền tối thiểu 150 mm trong suốt quá trình khoan và dễ dàng cho
việc thi công đổ bê tông cọc. cao độ chân ống vách đảm bảo sao cho áp lực cột dung dịch
lớn hơn áp lực chủ động của đất nền và hoạt tải thi công bên ngoài.
-

Khi hạ ống vách nên có dưỡng định vị để đảm bảo sai số cho phép. vị trí và độ

thẳng đứng ống vách phải được kiểm tra bằng máy toàn đạc điện tử và được tvgs và kỹ
thuật a nghiệm thu trước khi khoan.
-

Sau khi đổ bê tông cọc xong, ống vách sẽ được rút lên. khi rút ống vách, vận tốc rút

phải phải đảm bảo để bê tông có đủ thời gian choán hết khoảng không phía sau ống vách
mà không bị trộn lẫn với bùn cát.
6.4.1.4. giám sát chất lượng và quá trình xử dụng bentonite

+ Đặc tính của bentonite :
-

Bentonite thực chất là một dạng đất sét mà khi trộn với nước sẽ tạo ra một dung

dịch thixotropic có tác dụng giữ ổn định bề mặt đất trong vài tuần lễ.
-

Bentonite sử dụng thi công cọc khoan nhồi tường vây là loại bentonite ucma do ấn


độ sản xuất và được cung ứng trên thị trường việt nam hoặc tương đương. các thông số kỹ
thuật của bentonite được đính kèm trong phụ lục.
-

Sau khi thi công xong cọc thí nghiệm nén tĩnh, tuỳ thuộc địa chất khu vực thi công

nhà thầu quyết định và kiến nghị sử dụng dung dịch giữ thành hố khoan cung cấp cho công
trình.
-

Khi hố đào đã đầy dung dịch bentonite, áp lực cao hơn áp lực nước ngầm sẽ tạo ra

xu hướng là bentonite thấm vào lớp đất vách hố khoan. thế nhưng nhờ có các hạt đất sét có
trong dung dịch mà sự kết khối tạo nên tức thì khiến cho áp lực bentonite và áp lực nước
cách ly nhau, áp lực bentonite tạo ra một lực ổn định trên thành vách hố khoan.
-

Trong đất sét, độ dày của lớp kết khối rất thấp, nhưng trong lớp đất không kết dính,

nó có thể cao hơn 1-2mm và có tác dụng như một lớp màng ngăn không cho bentonite tiêu
tán vào lòng đất.


-

Khi dòng nước bị cản lại, sự ổn định của vách hố đào được tạo ra chủ yếu bởi hiệu

ứng vòm, góc ma sát trong và một phần bởi áp lực thuỷ tĩnh của dung dịch.
+ Quá trình sử dụng bentonite, thiết bị kiểm tra :
-


Bentonite mới trộn xong sẽ được đo tỉ trọng bằng cân, đo độ nhớt bằng côn thử độ

nhớt, độ ph bằng giấy quỳ và hàm lượng cát bằng thiết bị lọc.
-

Khi hố đào đã đầy dung dịch bentonite, áp lực cao hơn áp lực nước ngầm sẽ tạo ra

xu hướng là bentonite thấm vào lớp đất vách hố khoan. thế nhưng nhờ có các hạt đất sét có
trong dung dịch mà sự kết khối tạo nên tức thì khiến cho áp lực bentonite và áp lực nước
cách ly nhau, áp lực bentonite tạo ra một lực ổn định trên thành vách hố khoan. trong đất
sét, độ dày của lớp kết khối rất thấp, nhưng trong lớp đất không kết dính, nó có thể cao hơn
1-2 mm và có tác dụng như một lớp màng ngăn không cho bentonite tiêu tán vào lòng đất.
khi dòng nước bị cản lại, sự ổn định của vách hố đào được tạo ra chủ yếu bởi hiệu ứng
vòm, góc ma sát trong và một phần bởi áp lực thuỷ tĩnh của dung dịch.
-

Dung dịch bentonite được trộn trên công trường bằng máy trộn tốc độ cao và để

cho hydrate hoá một thời gian trong thùng chứa rồi sau đó mới đưa vào hố đào. dung dịch
bentonite sau khi sử dụng được thu hồi lại, qua máy sàng lọc rồi được bảo quản để sử dụng
lại.
-

Khi đào đất, hố đào được bơm đầy bentonite để bảo đảm áp lực ổn định. khi bơm

dung dịch bentonite vào hố đào sử dụng hệ thống silô hoặc, máy bơm nếu cần thiết.
-

Trong suốt quá trình thi côngtvgs luôn yêu cầu nhà thầu kiểm tra cẩn thận các đặc


tính lý học và hoá học của bentonite để xem có đủ điều kiện phù hợp để được tiếp tục sử
dụng hay không.
-

Khi đã đạt được độ sâu cần thiết, công tác đào kết thúc. dung dịch bentonite lẫn bùn

cát được thay thế bằng bentonite sạch nhằm tránh làm ảnh hưởng tới chất lượng tường chắn
đất. hố đào được làm sạch bằng bơm hút trực tiếp từ đáy hố đào. dung dịch lấy ra từ hố đào
được qua máy sàng cát về bể chứa. quy trình này cứ tiếp tục cho đến khi bentonite hút lên
từ hố đào đáp ứng được các chỉ tiêu kỹ thuật đã đề ra.
-

Trong quá trình tái chế bentonite, hố đào phải giữ cho luôn đầy bentonite, với dung

dịch được tái chế nằm trên trong khi bentonite bẩn được hút ra từ dưới đáy công nhân sẽ
thường xuyên đo kiểm tra hàm lượng cát ở đáy hố.


-

Khi công việc này hoàn thành, có thể hạ lồng thép xuống hố đào. trong khi đổ bê

tông, bentonite được bơm ra từ đầu hố đào và tái chế qua máy sàng rung.
-

Trong phòng thí nghiệm tại công trường phải có các thiết bị bao gồm :
+ 1 cân đo tỷ trọng.
+ 1 cân đo độ nhớt.
+ giấy đo độ ph.

+ 1 bộ đo hàm lượng cát

Bảng 2 - chỉ tiêu tính năng ban đầu của dung dịch bentonite
Tên chỉ tiêu
1. khối lượng riêng
2. độ nhớt

Chỉ tiêu tính năng
1.05  1.15g/cm3
18  45giây

3. hàm lượng cát

< 6%

4. tỷ lệ chất keo

> 95%

5. lượng mất nước
6. độ dày áo sét
7. lực cắt tĩnh

Phương pháp kiểm tra
tỷ trọng kế hoặc bomêkế
phễu 500/700cc

đong cốc

< 30ml/30phút


dụng cụ đo lượng mất nước

1  3mm/30phút

dụng cụ đo lượng mất nước

1phút: 20  30mg/cm2

lực kế cắt tĩnh

10 phút 50  100mg/cm2
8. tính ổn định
9. độ PH

< 0.03g/cm2
79

giấy thử PH

- Kiểm tra dung dịch khoan bằng các thiết bị thích hợp. dung trọng của dung dịch
trộn mới được kiểm tra hàng ngày để biết chất lượng, việc đo lường dung trọng nên đạt tới
độ chính xác 0.005g/ml. các thí nghiệm kiểm tra dung dịch tiến hành theo quy định tại
bảng 2 cho mỗi lô bentonite trộn mới. việc kiểm tra dung trọng, độ nhớt, hàm lượng cát và
độ ph phải được kiểm tra cho từng cọc, hàng ngày và ghi vào biểu nghiệm thu trong phụ
lục c. trước khi đổ bê tông nếu kiểm tra mẫu dung dịch tại độ sâu khoảng 0.5 m từ đáy lên
có khối lượng riêng > 1.25 g/cm3, hàm lượng cát > 6%, độ nhớt > 28 giây thì phải có biện
pháp thổi rửa đáy lỗ khoan để đảm bảo chất lượng cọc.
- Bentonite mới trộn xong sẽ được đo tỉ trọng bằng cân, đo độ nhớt bằng côn thử độ
nhớt, độ ph bằng giấy quỳ và hàm lượng cát bằng thiết bị lọc. công tác kiểm tra là thường

xuyên tại hiên trường giữa các bên để đạt kết quả tôt nhất cho dung dịch.


×