Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Tối ưu hóa mạng truy nhập vô tuyến hệ thống thông tin di động công nghệ WCDMA tóm tắt luận văn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (208.08 KB, 4 trang )

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
Đề tài: Tối ưu hóa mạng truy nhập vô tuyến hệ thống thông tin di động công nghệ
WCDMA
Tác giả luận văn: Đỗ Trung Anh
Khóa: CH2009
Người hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Văn Khang

NỘI DUNG TÓM TẮT
Luận văn bao gồm 4 chương với nội dung chính như sau:
Chương 1 – Phần mở đầu: Đặt vấn đề và mục đích của đề tài.
Chương 2 – Cơ sở lý thuyết: Hai trong số các vấn đề quan trọng nhất cần xử lí khi
tối ưu mạng 3G là điều khiển công suất và chuyển giao/lựa chọn cell. Các vấn đề
này được trình bày khá chi tiết trong Chương 2. Ngoài ra, chương này còn đề cập
đến các phần mềm và công cụ hỗ trợ tối ưu.
Chương 3 – Các tham số sử dụng trong tối ưu và các vấn đề tối ưu hóa mạng
truy nhập vô tuyến công nghệ WCDMA : Trong Chương 3 trình bày bộ tham số
chất lượng mạng sử dụng trong tối ưu, đồng thời đưa ra quy trình tối ưu và một số
trường hợp tối ưu điển hình.
Chương 4 – Quá trình đo kiểm và phân tích kết quả trước và sau tối ưu mạng
truy nhập vô tuyến tại Nam Định: Phần này trình bày tổng hợp kết quả đo kiểm
trước và sau tối ưu tại Nam Định, nhận xét đánh giá và khuyến nghị.

a. Lý do chọn đề tài
Thông tin di động thế hệ 3 (3G) đang ngày một hoàn thiện và trở nên phổ
biến trên toàn thế giới. Tại Việt Nam, đối mặt với tình hình lưu lượng khai thác
mạng 2G công nghệ GSM đang dần trở nên quá tải, tháng 4/2009, Bộ Thông tin và
Truyền thông đã đồng ý cấp giấy phép xây dựng mạng 3G công nghệ WCDMA cho
4 đơn vị đạt yêu cầu là MOBIFONE, VINAPHONE, VIETTEL và liên doanh
Hanoi Telecom – EVN Telecom. Các nhà mạng trúng tuyển đã gấp rút xây dựng hạ

-1-




tầng mạng 3G trên cơ sở đã có sẵn hạ tầng mạng 2G công nghệ GSM và đã đưa vào
triển khai các dịch vụ 3G theo tiêu chuẩn IMT – 2000 băng tần 1900 – 2200 MHz.
Và cho đến thời điểm hiện tại, dịch vụ 3G đã được các nhà mạng triển khai rộng
khắp với các dịch vụ đa dạng như Video Call, Mobile Internet, các dịch vụ thanh
toán qua thiết bị di động, dịch vụ Video streaming, dịch vụ Mobile TV, dịch vụ
camera giao thông,…
Ngoài bốn đơn vị trên, tại Việt Nam còn 2 nhà mạng nữa đang chính thức
cung cấp dịch vụ thông tin di động là Sfone với công nghệ CDMA 2000 – 1x,
CDMA 2000 – 1x EVDO, GTel với công nghệ GSM.
Các công nghệ Viễn thông phát triển và thay đổi như vũ bão, tại Việt Nam,
mặc dù hạ tầng mạng 3G của các nhà mạng vẫn đang triển khai và chưa hoàn thiện,
10/2010 và 12/2011, cả VNPT và Viettel đều đã tiến hành thử nghiệm để đánh giá
tính năng và công nghệ mạng 4G LTE, bước đầu tìm hiểu và đánh giá nhu cầu của
của khách hàng về công nghệ mới này.
Các nhà mạng được cấp giấy phép cấp triển khai 3G công nghệ WCDMA
đều đã có sẵn hạ tầng mạng thông tin di động 2G công nghệ GSM. Mạng GSM tại
Việt Nam đã phát triển và khai thác dịch vụ trong một thời gian dài ổn định, việc
tiến hành xây dựng triển khai mạng 3G đều được thực hiện trên trên cơ sở hạ tầng
mạng 2G đã có sẵn, do đó việc triển khai mạng 3G gây ra rất nhiều vấn đề về kỹ
thuật cần khắc phục như can nhiễu giữa băng tần 2G và 3G, phân bố lưu lượng tải,
chuyển giao handover trong cùng một hệ thỗng 2G và 3G hoặc giữa hai hệ thống,…
trong đó trọng tâm là các vấn đề xảy ra trong mạng truy nhập vô tuyến. Công việc
tối ưu mạng phải thực hiện liên tục và song song với quá trình lắp đặt triển khai hạ
tầng mạng 3G để đảm bảo chất lượng dịch vụ cho khách hàng.

b. Mục đích nghiên cứu của luận văn, đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Cũng như với phần lớn nhà khai thác GSM khác, khi triển khai 3G, VNPT
cần tận dụng tối đa cơ sở hạ tầng, cấu trúc mạng có sẵn của mạng GSM. Việc tận

dụng như trên mang lại ưu thế về thời gian triển khai, giảm chi phí đầu tư cơ sở hạ
tầng, nhà trạm, …song, nhà khai thác cần hết sức lưu ý để xử lí các vấn đề phát
sinh, đặc biệt là nhiễu.
Một trong những vấn đề sống còn đối với mạng thông tin di động nói chung
và 3G nói riêng là chất lượng, bao gồm cả chất lượng dịch vụ và chất lượng mạng.
Để nâng cao chất lượng chung của toàn hệ thống, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao

-2-


của khách hàng, nhà khai thác phải có các phương án, giải pháp kĩ thuật đúng đắn,
thích hợp. Cùng với qui hoạch mạng, tối ưu hóa mạng vô tuyến là công tác thường
xuyên cần được thực hiện để đáp ứng yêu cầu nói trên.
Xuất phát từ thực tiễn, đề tài “Tối ưu hóa mạng truy nhập vô tuyến hệ thống
thông tin di động công nghệ WCDMA” thực hiện tổng hợp các vấn đề liên quan
đến tối ưu mạng vô tuyến. Ngoài ra, luận văn cũng phân tích một số trường hợp tối
ưu điển hình, hay gặp như cell reselection, chuyển giao, nhiễu pilot… đồng thời đưa
ra được các bước thực hiện tối ưu mạng vô tuyến 3G.
Trên cơ sở phân tich và troubleshoot hiện trạng mạng truy nhập vô tuyến hệ
thống thông tin di động công nghệ WCDMA, đưa ra các kiến nghị tối ưu để cải
thiện chất lượng hệ thống thông tin di động UMTS.

c. Tóm tắt cô đọng nội dung chính và đóng góp của tác giả
Nghiên cứu cơ sở lý thuyết của mạng thông tin di động GSM truyền thống và
mạng thông tin di động 3G công nghệ WCDMA.
Nghiên cứu thực trạng triển khai các hệ thống mạng thông tin di động hỗn
hợp tại Việt Nam của các nhà mạng lâu đời nhất Việt Nam là MOBIFONE và
VINAPHONE.
Phân tích dữ liệu đo thực tế mạng truy nhập vô tuyến của nhà mạng
VINAPHONE tại Nam Định bằng phần mềm phân tích Actix.

Đưa ra các tồn tại thực tế và kiến nghị giải pháp tối ưu mạng truy nhập vô
tuyến. Kết quả so sánh trước và sau tối ưu mạng truy nhập vô tuyến 3G tại Nam
Định của Vinaphone.

d. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở lý thuyết về hệ thống thông tin di động
được học trong quá trình đào tạo của trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, các tài liệu
và nghiên cứu trong và ngoài nước, các kỹ thuật và ứng dụng trong các giải pháp
của các hãng cung cấp thiết bị viễn thông hàng đầu như T-Mobile, Agilent,
Ericsson, Actix... Thông qua việc khảo sát thực tế triển khai tại các mạng 3G của
VNPT là VINAPHONE và MOBIFONE tại Hà Nội, tiến hành nghiên cứu và phân
tích hiện trạng mạng thực tế bằng phần mềm đo TEMS 9.0 của Ericsson và phần

-3-


mềm phân tích logfile Actix, đưa ra các kiến nghị tối ưu hóa mạng truy nhập vô
tuyến thông tin di động công nghệ WCDMA.

e. Kết luận
Nhìn chung sau tối ưu 3G tại Nam Định, hầu hết các chỉ tiêu chất lượng đều
đã được cải thiện tốt hơn. Tuy nhiên chỉ tiêu tỷ lệ thiết lập cuộc gọi thành công vẫn
chưa đạt yêu cầu của VNPT (≥95%).
Đối với Nam Định là nơi đầu tiên thực hiện đo drive test 3G phục vụ cho
công tác tối ưu, do đó số lượng các thông số KPI sử dụng trong quá trình đo mạng
vô tuyến không được đầy đủ, chỉ mang tính chất hết sức cơ bản.
Do đây là đợt tối ưu mang tính chất khắc phục của nhà mạng nên kết quả vẫn
còn một số hạn chế. Thêm vào đó, VINAPHONE vẫn còn có kế hoạch triển khai
mở rộng thêm số lượng NodeB ở Nam Định, do đó công tác tối ưu mạng 3G cần
được lưu tâm hơn. Thông thường mỗi khi triển khai giai đoạn lắp thêm trạm NodeB

tiếp theo, công tác tối ưu được thực hiện ngay song song cùng với quá trình lắp đặt
trạm, đảm bảo cho chất lượng mạng của hệ thống được duy trì.
Đối với mạng thông tin di động nói riêng và mạng di động 3G nói chung,
mỗi khi lắp thêm trạm mới, thay đổi về địa hình, hay các tòa nhà cao tầng mọc
lên,… các tham số vô tuyến của mạng đều bị thay đổi, do đó cần có sự giám sát,
khắc phục và tối ưu mạng thường xuyên, đảm bảo duy trì liên tục và nâng cao chất
lượng mạng – chất lượng dịch vụ.
Qua quá trình nghiên cứu, luận văn đã đề ra được hướng xử lý tối ưu một
cách bài bản. Đồng thời, luận văn phân tích được một số trường hợp tối ưu điển
hình, hay gặp như chuyển giao, nhiễu pilot, khai báo thiếu cell…, đưa ra được các
bước thực hiện tối ưu mạng vô tuyến 3G. Do đó, luận văn có thể là tài liệu tham
khảo hữu ích. Hướng phát triển tiếp theo của luận văn là hoàn chỉnh bộ tham số KPI
cho mạng vô tuyến 3G, cập nhật phương pháp đo đánh giá các chỉ tiêu tương ứng.

-4-



×