Tải bản đầy đủ (.docx) (66 trang)

BÁO cáo THỰC TẬP Công ty trách nhiệm hữu hạn dịch vụ và du lịch xâydựng Bảo Yến

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.05 MB, 66 trang )

Mục lục

1


Danh mục bảng biểu
Bảng 1.1:Các tuyến vận tải hành khách công cộng..................................................9
Bảng 1.2: Sản lượng vận tải công ty 2013-2015......................................................19
Bảng 1.3: Tỏng hợp chi phí của doanh nghiệp........................................................20
Bảng 1.4: Chi tiết chi phí của doanh nghiệp 2014-2016.........................................21
Bảng 1.5: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 2013-2015 ..............................22
Bảng 1.6: Trang thiết bị phục vụ công tác BDSC...................................................30
Bảng 1.7: Cơ cấu đoàn phương tiện ........................................................................31
Bảng 1.8: Phân loại phương tiện theo năm sản xuất..............................................32
Bảng 1.9: Phân loại phương tiện theo mác kiểu xe.................................................33
Bảng 1.10: Số lần BDSC đoàn phương tiện.............................................................34
Bảng 1.11: Tần xuất chạy xe của các tuyến xe buýt................................................36
Bảng 2.1: Cơ cấu lao động 2016...............................................................................39
Bảng 2.2: Số lao động và phụ xe trên từng tuyến...................................................40
Bảng 2.3: Cơ cấu lao động phòng tài chính kế toán...............................................43
Bảng 2.4: Cơ cấu lao động cho từng bộ phận..........................................................46
Bảng 2.5: Một số trang thiết bị phục vụ xưởng.......................................................49
Bảng 2.6: Định ngạch BDSC....................................................................................50
Bảng 2.7: Định ngạch sửa chữa lớn xe và tổng thành............................................50
Bảng 2.8: Định mức tiêu hao nhiên lệu trung bình.................................................51
Bảng 2.9: Định ngạch sử dụng lốp (km)..................................................................51
Bảng 2.10: Định ngạch sử dụng ắc quy...................................................................52
Bảng 2.11: Định ngạch sử dụng dầu bôi trơn (lít)...................................................52
Bảng 2.12: Số lượng dầu bôi trơn sử dụng..............................................................52
Bảng 2.13: Đánh giá BDSC phương tiện 2016........................................................64


2


Danh mục hình vẽ
Hình 1.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức.................................................................................12
Hình 1.2: Sơ đồ bố trí mặt bằng công ty..................................................................26
Hình 1.3: Một số hình ảnh về công ty......................................................................32
Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức xưởng và mối quan hệ các bộ phận trong xưởng...........48
Hình 2.2: Quy trình sửa chữa đột xuất phương tiện..............................................58
Hình 2.3: Sơ đồ sửa chữa cụm tổng thành..............................................................60
Hình 2.4: Sơ đồ sửa chữa hư hỏng đột xuất trên tuyến..........................................63

3


Lời mở đầu
Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu đi lại của người dân càng tăng, nhất là những
nơi tập trung đông dân cư như tại địa bàn Hà Nội. Và giao thông đô thị đã trở thành vấn
đề nóng bỏng của cả nước nói chung và Hà Nội nói riêng. Để có thể đáp ứng được nhu
cầu đi lại ngày càng tăng với các mục đích khác nhau của người dân thì vận tải hành
khách công cộng đóng 1 vai trò rất quan trọng đặc biệt đối với các thành phố trong đó xe
buýt là chủ yếu. Trước tình hình đó thì hệ thống vận tải hành khách công cộng bằng xe
buýt trong thành phố ngày càng được quan tâm và đầu tư phát triển. Vận tải hành khách
công cộng góp phần vào sự giao lưu văn hóa, kinh tế, chính trị trong một đô thị tạo điều
kiện để phát triển nền kinh tế trong đô thị cũng như hạn chế được một số lượng lớn
phương tiện giao thông cá nhân góp phần làm giảm ách tắc giao thông, giảm ô nhiễm môi
trường đồng thời tiết kiệm được thời gian, chi phí cho hành khách đi lại. Đồng thời nâng
cao tính văn hóa cộng đồng trong đô thị. Vì vậy, yêu cầu đặt ra đối với người làm công tác
tổ chức vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt là làm sao để đáp ứng đầy đủ các nhu
cầu đi lại khách hàng và nỗ lực không ngừng để nâng cao chất lượng phục vụ hành khách,

đảm bảo các chỉ tiêu kinh tế - xã hội và nâng cao hiệu quả sử dụng phương tiện.
Công ty TNHH du lịch dịch vụ xây dựng Bảo Yến cũng như các doanh nghiệp vận
tải ô tô khác, luôn đổi mới nhằm nâng cao chiến lược phục vụ hành khách và đảm bảo sản
xuất kinh doanh có hiệu quả.Công ty luôn phấn đấu, khắc phục những khó khăn cả về yếu
tố chủ quan lẫn yếu tố khách quan để có thể đạt được kết quả kinh doanh tốt nhất.
Để hiểu rõ hơn về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp kinh
doanh vận tải ô tô một cách đầy đủ và có hệ thống, chúng em đã được Nhà trường tạo cơ
hội để thực tập tại công ty TNHH du lịch dịch vụ xây dựng Bảo Yến. Qua đó chúng em đã
củng cố bổ sung được kiến thức đã học, bước đầu có sự liên hệ kết hợp và vận dụng kiến
thức đã học vào thực tiễn, tìm hiểu các nghiệp vụ tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp.
Dưới đây là bài báo cáo thực tập tốt nghiệp của em.

4


Phần A: Thực tập chung
Chương I: Khái quát chung về Công ty trách nhiệm hữu hạn dịch vụ và du lịch xây
dựng Bảo Yến
1.1 Khái quát chung về Công ty trách nhiệm hữu hạn dịch vụ và du lịch xây dựng
Bảo Yến
1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty trách nhiệm hữu hạn dịch vụ và du
lịch xây dựng Bảo Yến
-

-

-

-


-

Công ty TNHH du lịch dịch vụ xây dựng Bảo Yến được thành lập theo giấy phép
đăng ký kinh doanh số: 0102004804 do Sở Kế hoạch và đầu tư Thành phố Hà Nội
cấp ngày 15 tháng 4 năm 2002.
Công ty có chức năng hoạt động trong lĩnh vực vận tải đường bộ như: vận tải hàng
hoá,vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt, vận tải hành khách liên tỉnh, hợp
đồng, du lịch….và trong một số lĩnh vực khác như: sản xuất, kinh doanh dịch
vụ….
Công ty đi vào hoạt động kinh doanh từ ngày 15 tháng 4 năm 2002, công ty với 7
phương tiện là xe ôtô có trọng tải từ 2,5 đến 3,5 tấn với 12 nhân viên trực tiếp lao
động và tham gia quản lý. Chuyên cung cấp vật liệu xây dựng từ Đông Anh tới
trung tâm Thành phố Hà Nội phục vụ việc xây dựng và phát triển chung của Thủ
đô.
Năm 2004 theo đà phát triển chung của đất nước, đáp ứng nhu cầu đi lại của người
dân, công ty tổ chức và phát triển đội xe tắc xi và cho thuê xe tự lái, xe phục vụ
nhu cầu tham quan du lịch.
Năm 2007 để góp phần cải thiện tình trạng ùn tắc giao thông trên địa bàn Thành
phố Hà Nội, phục vụ tốt hơn nhu cầu đi lại của người dân Thủ đô, công ty đã tham
gia vận hành 3 tuyến xe buýt:
1

Tuyến 57: Đi vào khai thác từ 13/04/2007 với điểm đầu Khu đô thị Mỹ
Đình II – Điểm cuối Bến xe Hà Đông

2

Tuyến 58: Đi vào khai thác từ 14/02/2007 với điểm đầu Yên Phụ - điểm
cuối siêu thị Mê linh Plaza


3

Tuyến 59: Đi vào khai thác từ 07/10/2007 với điểm đầu Thị trấn Đông Anh
- điểm cuối Trường đại học Nông nghiệp I.

Qua thời gian ngắn hoạt động bằng nỗ lực, cố gắng của ban lãnh đạo công ty cũng
như toàn thể CBCV công ty. Công ty đã tạo được sự tin tưởng của hành khách đi xe buýt,
5


Sở giao thông vận tải Hà Nội cũng như Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội. Chính vì vậy
công ty đã được giao nhiệm vụ vận chuyển hành khách công cộng bằng xe buýt trên các
tuyến:
1

Tuyến 60 đi vào khai thác vào ngày 03/02/2008 có Điểm đầu Bến xe Nam
Thăng Long - điểm cuối Bến xe Nước Ngầm.

2

Tuyến 76 đi vào khai thác vào tháng 06/2011 có Điểm đầu Bến xe Sơn Tây điểm cuối Bến xe Trung Hà

3

Ngày 01/ 11/2012 công ty triển khai hoạt động của tuyến xe buýt tuyến số
61 có điểm đầu là Vân Hà - điểm cuối Bệnh viện đa khoa Mê Linh.

4


Tuyến 65. Đi vào hoạt động từ 29/10/2013 với điểm đầu Thụy Lâm (Đông
Anh ) – điểm cuối Trung Mầu ( Gia Lâm )

Ngoài ra Công ty còn đầu tư phát triển thêm lĩnh vực Vận tải hành khách theo
tuyến cố định. Thời gian hoạt động kể từ ngày 28/11/2008 với 04 tuyến xe khách chất
lượng cao và 1 đội xe chuyên phục vụ nhu cầu tham quan nghỉ mát của người dân thủ đô
và địa bàn lân cận.
1. Tuyến xe chất lượng cao Mỹ Đình (Hà Nội) – Bến xe Tuyên Quang
2. Tuyến xe chất lượng cao Mỹ Đình (Hà Nội) – Hàm Yên
3. Tuyến xe chất lượng cao Mỹ Đình ( Hà Nội) – Na Hang
4. Tuyến xe chất lượng cao Mỹ Đình ( Hà Nội) – Chiêm Hoá
Với mục tiêu phát triển không ngừng, Công ty TNHH Du lịch Dịch vụ Xây dựng
Bảo Yến tiếp tục đầu tư phát triển thêm lĩnh vực vận tải hợp đồng đưa đón nhân viên sam
sung, cụ thể :
1. Ngày 01.8.2015 Công ty đưa vào hoạt động 03 tuyến xe đưa đón công nhân Sam Sung:
- Tuyến Vĩnh Yên – SEVT.
- Tuyến Nỉ - SEV.
- Tuyến Hiệp Hòa – SEV.

2. Ngày 20.2.2016, Công ty đưa vào hoạt động tuyến xe đưa đón nhân viên Sam
Sung tuyến Phú Lương - SEVT.
3. Ngày 11.4.2016, Công ty đưa vào hoạt động tuyến xe đưa đón nhân viên Sam
Sung tuyến Đại Từ - SEVT.

6


4. Ngày 11.6.2016 Công ty đưa vào hoạt động tuyến xe đưa đón nhân viên Sam
Sung tuyến Việt Yên - SEVT.
1.1.2 Thông tin chung về Công ty trách nhiệm hữu hạn du lịch và dịch vụ xây dựng

Bảo Yến
- Tên: Công ty TNHH du lịch và dịch vụ xây dựng Bảo Yến
- Tên thường gọi: Công ty Bảo Yến hay Bảo Yến Bus
- Địa chỉ: Khu Cầu Lớn, xã Nam Hồng, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.
- Điện thoại: 0439580104.
- Giám đốc: Nguyễn Anh Tuấn.
- Thành lập: 15/4/2002.
- Với chiến lược đầu tư phát triển đúng đắn, Công ty TNHH Du lịch Dịch vụ Xây
dựng Bảo Yến đến nay đã khẳng định mình là một doanh nghiệp vận tải có thương
hiệu và được các Sở ban ngành và nhân dân ghi nhận. Qua đó, cuộc sống CBCNV
trong Công ty từng bước được cải thiện, các chế độ BHXH, BHYT, nghỉ mát hàng
năm…luôn được tham gia, thực hiện đầy đủ đúng theo Luật lao động hiện hành.
- Ghi nhận những thành tích đạt được của Công ty, nhiều năm qua UBND huyện
Đông Anh đã trao tặng nhiều giấy khen cho lãnh đạo Công ty, cụ thể:
- + Chủ tịch UBND huyện Đông Anh trao tặng giấy khen cho Giám đốc Công ty đã
có thành tích xuất sắc trong hoạt động sản xuất kinh doanh – đóng góp vào sự phát
triển kinh tế - xã hội của huyện năm 2011 và năm 2012.
- Với sự nỗ lực, cố gắng vượt bậc của Ban Giám đốc cùng toàn thể CNV Công ty,
qua hơn mười năm phát triển và trưởng thành, từ chỗ chỉ có 07 phương tiện với 12
CBCNV đến nay Công ty đã có gần 300 đầu phương tiện từ 45 đến 47 chỗ ngồi,
với một tập thể Lãnh đạo vững mạnh ( hơn 20 kỹ sư chuyên ngành Giao thông vận
tải và cử nhân kinh tế ) cùng đội ngũ lái xe giàu kinh nghiệm, có phẩm chất đạo
đức tốt và đội ngũ nhân viên phục vụ được tuyển chọn kỹ càng và đã qua các lớp
huấn luyện nghiệp vụ dành cho nhân viên phục vụ trên xe. Công ty luôn quán triệt,
giáo dục ý thức phục vụ của nhân viên Công ty, coi hành khách là người thân với
phương châm phục vụ “ than thiện, văn minh, văn hóa, an toàn, tiện lợi ”. Do đó,
chất lượng phục vụ hành khách ngày càng được nâng cao.
- Cùng với đó, hiện nay Công ty đã giải quyết việc làm ổn định cho gần 800 lao
động, đáp ứng tốt nhu cầu đi lại của nhân dân, giảm thiểu ùn tắc giao thông, tai nạn
trên địa bàn thành phố Hà Nội và một số tỉnh lân cân.

- Song song với việc phát triển về kinh tế, Lãnh đạo Công ty luôn quan tâm đến các
quyền lợi hợp pháp của người lao động. Vì vậy, ngày 05 tháng 10 năm 2011 tổ
chức Công đoàn Công ty được thành lập giúp cân đối lợi ích của người sử dụng lao

7


-

động và người lao động, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp.
Tiếp đến, Ngày 18/10/2012, Huyện đoàn huyện Đông Anh ban hành quyết định số:
81/QĐ-ĐTN về việc thành lập Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh Công ty
TNHH Du lịch Dịch vụ Xây dựng Bảo Yến. Ngày 19/11/2012. Huyện ủy Đông
Anh đã ban hành Quyết định 1848/QĐ-HU về việc thành lập chi bộ Công ty
TNHH Du lịch Dịch vụ Xây dựng Bảo Yến.

1.1.3 Ngành nghề kinh doanh và đặc điểm sản xuất kinh doanh vận tải của Công ty
TNHH du lịch và dịch vụ xây dựng Bảo Yến
- Ngành nghề kinh doanh : Công ty TNHH du lịch dịch vụ xây dựng Bảo Yến được
thành lập theo giấy phép đăng ký kinh doanh số: 0102004804 do Sở Kế hoạch và
đầu tư Thành phố Hà Nội cấp ngày 15 tháng 4 năm 2002.
Công ty được cấp phép kinh doanh các ngành nghề chính :
+ Vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt
+ Vận tải hành khách liên tỉnh, hợp đồng, du lịch
+ Vận tải hàng hóa
- Đặc điểm sản xuất kinh doanh dịch vụ vận tải của công ty
Hiện nay công ty đang khai các tuyến sau:
+ Vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt:
Bảng 1.1:Các tuyến vận tải hành khách công cộng

STT

Số hiệu

Tên tuyến

1

57

Đông Ngạc – KĐT Phú Nghĩa

2

58

Yên Phụ – BVĐK Mê Linh

3

59

TT Đông Anh – ĐH Nông Nghiệp Hà Nội

4

60A

KCN Pháp Vân ( Hiệp Tứ) – BX Nam Thăng Long


5

60B

BX Nước Ngầm – BV Nhiệt Đới TW cs2

6

61

Vân Hà (Đông Anh) – Nam Thăng Long

7

65

Thụy Lâm (Đông Anh) – Trung Mầu ( Gia Lâm)

8

76

BX Sơn Tây – BX Trung Hà

8


+ Vận tải tuyến cố định
Tuyến xe chất lượng cao Mỹ Đình (Hà Nội) – Bến xe Tuyên Quang
Tuyến xe chất lượng cao Mỹ Đình (Hà Nội) – Hàm Yên

Tuyến xe chất lượng cao Mỹ Đình ( Hà Nội) – Na Hang
Tuyến xe chất lượng cao Mỹ Đình ( Hà Nội) – Chiêm Hoá
1.1.4 Chức năng, nhiệm vụ
- Chức năng:
+ Trực tiếp tổ chức hoạt động kinh doanh theo các ngành nghề đăng kí kinh doanh
của TCT và theo sự uỷ quyền của tổng giám đốc.
+ Kinh doanh vận tải hành khách: Liên tỉnh theo tuyến cố định; xe bus nội đô, thuê
xe hợp đồng.
+ Vận tải phục vụ cho các hoạt động kinh tế, chính trị, văn hoá và xã hội theo yêu cầu.
- Nhiệm vụ:
+ Tiếp tục nâng cao chất lượng về phương tiện trong lĩnh vực VTHKCC bằng xe
buýt, phát triển thêm một số tuyến buýt theo chủ trương mở rộng vùng phục vụ của
UBND thành phố.
+ Phát triển thêm tuyến xe Hợp đồng đưa đón công nhân Sam Sung.
+ Phát triển thêm các tuyến xe tuyến cố định.
1.2 Tìm hiểu cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý của doanh nghiệp
1.2.1 Mối quan hệ của doanh nghiệp đối với cơ quan quản lý Nhà nước
Công ty TNHH du lịch và dịch vụ xây dựng Bảo Yến hiện chịu sự quản lý của
UBND thành phố Hà Nội, đại diện là Sở Giao thông vận tải Hà Nội.
Công ty hiện nay đang hoạt động theo hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn tuân
thủ theo đúng luật doanh nghiệp do Nhà nước quy định. Điều hành công ty do giám đốc
điều hành
Trong vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt mối quan hệ giữa công ty với
nhà nước là quan hệ Nhà thầu và chủ thầu. Nhà nước là chủ thầu tổ chức và đưa ra các
yêu cầu về dịch vụ vận tải công cộng. Còn doanh nghiệp là nhà thầu đáp ứng tối đa các
yêu cầu về dịch vụ hành khách công cộng bằng xe buýt của Nhà nước
Trong kinh doanh vận tải tuyến cố định và thuê xe hợp đồng, doanh nghiệp là một
chủ thể hoạt động trong môi trường kinh doanh vận tải do Nhà nước quản lý, còn Nhà
9



nước có chức năng quản lý, giúp đỡ tạo điều kiện cho công ty hoạt động trong lĩnh vực
vận tải
Công ty thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ, trách nhiệm, quyền hạn đối với Nhà nước
theo luật quy định đồng thời hưởng quyền lợi theo luật quy định
1.2.2 Cơ cấu tổ chức
-

Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty tuân thủ một số nguyên tắc như sau:
+ Hiệu quả: Phân định rõ ranh giới chức năng nhiệm vụ và gia tăng hợp tác giữa
các bộ phận và cá nhân, tránh chồng chéo trong tổ chức và điều hành.
+ Gọn nhẹ: Đảm bảo việc điều hành trực tuyến của các cấp lãnh đạo; giảm thiểu
các cấp quản lý trung gian.
+ Tập trung: Theo nguyên tắc quản lý một thủ trưởng. Cấp trưởng chịu toàn bộ đối
với kết quả hoạt động của bộ phận phụ trách.

Ban giám đốc
Sơ đồ cơ cấu tổ chức;

Phòng TCHC

Phòng KHĐĐ Phòng TCKT Phòng GSDV
Chi nhánh Tuyên Quang
KH-ĐĐ

Ban ATGT Bộ phận PCCC ATVS LĐ

Số lượng:
Xưởng sửa chữa


Bộ phận kiểm tra phương tiện

Hình 1.1: sơ đồ cơ cấu tổ chức
10

Tuyến 57

Tuyến 58 Tuyến 59 Tuyến 60 Tuyến 61 Tuyến 65

Tuyến 75


1. Ban giám đốc bao gồm: Giám đốc và 02 Phó giám đốc ( 01 phó Giám đốc phụ trách kinh
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.

doanh trong toàn Công ty, 01 phó Giám đốc phụ trách tài chính Công ty ).
Phòng Tổ chức hành chính: 05 người ( 01 trưởng phòng, 04 nhân viên )
Phòng tài chính kế toán: 09 người ( 01 trưởng phòng, 08 nhân viên).
Phòng Kế hoạch điều độ: 23 người ( 01 trưởng phòng, 01 phó phòng, 21 nhân viên ).
Phòng Giám sát dịch vụ: 08 người ( 01 Trưởng phòng, 01 phó phòng, 06 nhân viên ).
Xưởng sửa chữa: 29 người ( 01 xưởng trưởng, 01 xưởng phó. 27 nhân viên ).
Ban an toàn giao thông: 10 người ( 01 Trưởng ban, 02 phó ban, 07 ủy viên ).
Ban an toàn vệ sinh lao động: 07 người ( 01 Trưởng ban, 01 phó ban, 05 thành viên ).

Bộ phận phòng cháy chữa cháy: 57 người ( 01 trưởng ban, 01 phó ban, 03 ủy viên, 01 đội
trưởng, 03 đội phó, 48 đội viên ).
( Phân công nhiệm vụ : Nằm trong quy chế tổ chức và hoạt động của Ban giám đốc
và các phòng ban giúp việc ).
* Bộ phận điều hành hoạt động vận tải.
Cơ cấu: 01 trưởng phòng, 01 phó phòng, 21 nhân viên.
Số lượng: 23 người.
Tên gọi: Phòng Kế hoạch – Điều Độ
Trình độ: 09 đại học; 04 trung cấp; 10 PTTH.
*Bộ phận theo dõi các điều kiện an toàn giao thông ( Ban an toàn giao thông ): 01
trưởng ban, 02 phó ban, 07 ủy viên .
1.2.3 Chức năng nhiệm vụ các bộ phận:
a. Ban giám đốc:
Giám đốc: Nguyễn Anh Tuấn
Là người đại diện trước pháp luật của Công ty và là người điều hành cao nhất của
Công ty. Giám đốc chịu trách nhiệm mọi mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
theo pháp luật, điều lệ công ty, nghị quyết ĐHCĐ, định hướng HĐQT.
Phó giám đốc: Phạm Quang Cường và Lê Ngọc Toán (01 phó Giám đốc phụ trách
kinh doanh trong toàn Công ty, 01 phó Giám đốc phụ trách tài chính Công ty ).
b. Các phòng ban chức năng
 Phòng tổ chức hành chính

Do trưởng phòng Nguyễn Khoa Trường và phó phòng Lê Thị Xuân điều hành

11


+ Thực hiện công tác tuyển dụng nhận sự đảm bảo chất lượng theo yêu cầu, chiến
lược của công ty:
+ Đánh giá, phân tích tình hình chất lượng, số lương đội ngũ CNV lập các báo cáo

định kỳ, đột xuất theo yêu cầu cụ thể của Ban Giám đốc.
+ Tổ chưc việc quản lý nhân sự toàn công ty:
+ Tổ chức thực hiện việc đào tạo trong công ty.
+ Xây dựng chính sách thăng tiến và thay thế nhân sự.
+ Lập ngân sách nhân sự
+Hoạch định nguồn nhân lực nhằm phục vụ tốt cho sản xuất kinh doanh và chiến
lược của công ty.
 Phòng kế hoạch điều độ

Do trưởng phòng Nguyễn Trọng Cường và phó phòng Nguyễn Mạnh Thắng điều
hành
+ Xây dựng, lập kế hoạch, đảm bảo việc hoạt động của các tuyến xe buýt của công
ty.
+ Điều hành hoạt động của tất cả các tuyến xe buýt của công ty để đảm bảo kế
hoạch sản xuất đã đề ra,
+ Giám sát, kiểm tra bộ phận thu ngân trong việc thực hiện lệnh sản xuất hàng
ngày, hàng tháng..
+ Cân đối, đối chiếu với Trung tâm quản lý và điều hành giao thông đô thị về việc
thực hiện chuyến, lượt của tất cả các tuyến xe buýt do đơn vị quản lý.
+ Kiểm tra, nghiệm thu việc thực hiện chuyến, lượt của tất xả các tuyến xe buýt
của đơn vị.
+ Điều động nhân viên lái xe, bán vé và vấn đề vận hành của xe trên các tuyến
thuộc quyền quản lý của công ty.
+ Quản lý sát sao, chủ động nắm bắt và xử lý những phát sinh trên tuyến.
+ Tổng kết các báo cáo của bộ phận điều hành đầu tuyến và tổ trưởng , tổ phó các
tuyến về những phát sinh trên tuyến trong tuần.
 Phòng kế toán – tài chính

Do trưởng phòng Lê Ngọc Toán và phó phòng Trần Thị Phương Lan điều hành
12



+ Lập kế hoạch thu, chi tài chính hàng năm của Công ty tham mưu cho Giám
đốc..
+ Chủ trì thực hiện nhiệm vụ thu và chi, kiểm tra việc chi tiêu các khoản tiền vốn,
sử dụng vật tư, theo dõi đối chiếu công nợ.
+ Xây dựng kế hoạch quản lý, khai thác và phát triển vốn Công ty, chủ trì tham
mưu trong việc tạo nguồn vốn, quản lý, phân bổ, điều chuyển vốn và hoàn trả vốn
vay, lãi vay trong toàn Công ty;
+ Tham mưu giúp Giám đốc phân bổ chỉ tiêu kế hoạch tài chính cho các đơn vị
trực thuộc;
+ Trực tiếp thực hiện các chế độ, chính sách tài chính, kế toán, thống kê, công tác
quản lý thu chi tài chính của cơ quan Văn phòng Công ty
+ Chủ trì làm việc với các cơ quan thuế, kiểm toán, thanh tra tài chính
 Phòng giám sát dịch vụ
Do trưởng phòng Đỗ Minh Tuấn điều hành
+ Tham mưu cho giám đốc phương án, kế hoạch kiểm tra các tuyến xe buýt của
công ty.
+ Tham mưu cho giám đốc công ty thường xuyên tổ chức bồi dưỡng , hướng dẫn
cho CBCNV trong công ty ôn luyện nghiệp vụ, chuyên môn để đáp ứng phục vụ
tốt trong việc SXKD của công ty.
+ Giám sát theo dõi việc thực hiện nghiệp vụ, kỹ thuật theo chuyên mục được giao.
+ Tham gia chỉ đạo SXKD trong toàn công ty.
 Phòng quản lý giám sát hoạt động

+ Xây dựng, lập kế hoạch, đảm bảo việc hoạt động của các tuyến xe buýt, tuyến cố
định của công ty.
+ Giám sát việc hoạt động của tất cả các tuyến xe buýt, tuyến cố định, xe đưa đún
cụng nhõn của công ty đảm bảo đỳng quy định của phỏp luật.
+ Tham mưu công tác quản lý và sử dụng thiết bị kỹ thuật, ứng dụng khoa học

công nghệ vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong toàn công ty.
 Xưởng bảo dưỡng sủa chữa

13


+ Kiểm tra, phát hiện kịp thời tình trạng kỹ thuật của tất cả các phương tiện trong
công ty.
+ Bảo dưỡng định kỳ tất cả các phương tiện.
+ Lập phương án sửa chữa, đại tu những sự cố lớn của phương tiện.
+ Lập báo cáo những loại vật tư, thiết bị cho những kỳ sửa chữa bảo dưỡng tiếp
theo.
+ Lập báo cáo, bổ sung các loại dụng cụ sửa chữa, bảo hộ lao động
 Chi nhánh Tuyên Quang

+ Thực hiện phát triển các ngành nghề kinh doanh đã được cấp phép trên địa bàn
hoạt động;
+ Tổ chức hạch toán kinh tế theo nguyên tắc hạch toán phụ thuộc;
+ Xây dựng và hoàn thiện bộ máy quản lý theo qui mô định hướng của hội đồng tư
vấn và chỉ đạo của Giám đốc;
+ Thực hiện chế độ báo cáo tài chính định kỳ về trụ sở chính theo qui định của
Công ty;
+ Thực hiện việc báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, kết quả tăng trưởng và
chiến lược phát triển của Chi nhánh hàng năm;
+ Soạn thảo những văn bản pháp qui phục vụ cho các mặt hoạt động của Chi nhánh
dựa trên những văn bản pháp qui của Công ty;
+ Thực hiện việc báo cáo với các Cơ quan quản lý nhà nước tại địa phương theo
qui định;
+ Phối hợp với các phòng ban của công ty trong việc khai thác khách hàng cũng
như việc điều động nhân viên.

1.3 Cơ chế quản lý nguồn thu của công ty
Chế độ kế toán mà doanh nghiệp áp dụng theo quyết định số 15/2006 QĐ – BTC
ban hành ngày 20/3/2006. Và từ năm 2016 công ty đang triển khai áp dụng chế độ kế toán
theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC.
Các nguồn thu: Nguồn thu của công ty là từ hoạt động vận tải hành khách công
cộng bằng xe buýt theo tuyến cố định, vận tải hành khách liên tỉnh, ngoài ra công ty còn
có nguồn thu khác từ việc kinh doanh nhà hàng. Các loại chi phí chủ yếu:
- Chi phí tiền lương lái xe, nhân viên bán vé
14


Các khoản trích theo lương: BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ (24% lương cơ
bản của người lao động)
- Chi phí nhiên liệu: Căn cứ định mức tiêu hao nhiên liệu, khi xây dựng đơn giá
áp dụng đơn giá nhiên liệu tại thời điểm tính. Tất cả các xe hoạt động của công
ty đều đổ nhiên liệu tại Xí nghiệp.
- Chi phí ăn ca: theo chi phí thực tế (hiện nay công ty tính chi phí ăn ca là 20000
đồng/người/ca)
- Chi phí dầu nhờn: Tính theo định ngạch thay dầu nhờn và định mức tiêu hao
của từng loại dầu nhờn tương ứng với từng nhóm xe và đơn giá từng loại dầu
nhờn tại thời điểm tính.
- Săm lốp, ắc quy: Tính theo định ngạch thay thế theo định mức và số lượng
theo quy định của nhà sản xuất tương ứng với từng nhóm xe và đơn giá từng
loại tại thời điểm tính.
- Bảo hiểm phương tiện, bảo hiểm trách nhiệm dân sự: theo quy định
- Khấu hao cơ bản: Căn cứ quyết định số 5406/QĐ-UBND ngày 05/09/2013 của
UBND TP. Hà Nội về việc phê duyệt điều chỉnh đơn giá chi phí khấu hao cho
VTHKCC bằng xe buýt đặt hàng 2014 của Tổng công ty Vận tải Hà Nội.
- Chi phí bảo dưỡng thường xuyên: Tính trên cơ sở định ngạch bảo dưỡng cấp I,
II, định mức sử dụng một số vật tư phụ, vật tư chính quy định cho bảo dưỡng

cấp I, II và đơn giá mua từng loại vật tư, phụ tùng tại thời điểm tính. Định mức
giờ công làm việc và đơn giá nhân công tương ứng với phần việc của từng
nhóm xe quy định trong bảo dưỡng cấp I, II.
- Chi phí sửa chữa lớn: theo chi phí thực tế.
- Chi phí quản lý: theo chi phí thực tế.
- Chi phí khác: theo chi phí thực tế.
Các khoản phí sử dụng đường bộ, lệ phí bế bãi, bảo hiểm hành khách được xác
định theo số phát sinh thực tế.
Trong các khoản chi thì cơ cấu khoản chi về nhiên liệu chiếm tỷ trọng cao nhất.
Cơ chế quản lý chi phí: Công ty quản lý chi phí sản xuất kinh doanh vận tải bằng
hình thức xây dựng định mức các khoản mục chi phí và có thay đổi điều chỉnh để phù hợp
với điều kiện sản xuất kinh doanh
-

1.4 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh những năm gần đây
1.4.1. Sản lượng vận tải.
Công ty hiện nay đang kinh doanh vận tải trên các mảng vận tải xe buýt, vận tải tuyến
cố định và cho thuê xe du lịch. Đặc biệt trong năm 2016, công ty đã kí kết hợp đồng vận
tải hợp đồng đưa đón công nhân Hà Nội-Khu công nghiệp Bắc Ninh. Đã làm cho tổng số
xe và sản lượng thay đổi khá lớn trong năm 2016 so với 2 năm trước cụ thể:
15


Bảng 1.2: Sản lượng vận tải của công ty trong năm 2014-2016

Chỉ tiêu

Kết quả SXKD

Đơn

vị

Số xe có

Xe

Sản lượng

Lượt

VTHKCC

HK

Sản lượng

Lượt

tuyến CĐ

HK

Sản lượng

Lượt



HK


Sản lượng xe

Lượt

DL

HK

2013
KH

2014
TH

KH

105

2015
TH

KH

105

TH
241

10.585.672


9.880.042

10.431.905

10.324.261

11.816.150

11.702.758

298185

287650

298765

300098

301978

301950

677025

677020

5850

5832


3886

4287

4886

4920

Nguồn Báo cáo của phòng kế hoạch điều độ công ty

16


Nhận xét:
Sản lượng tại tất cả các mảng của doanh nghiệp nhìn chung đều tăng qua các
năm. Đặc biệt trong năm 2015, sản lượng của doanh nghiệp có thêm sản lượng của
vận tải hợp đồng đưa đón công nhân viên. Sản lượng VTHKCC bằng xe buýt, sản
lượng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong sản lượng của toàn doanh nghiệp. Tuy nhiên sản
lượng VTHKCC bằng xe buýt và tuyến cố định chưa đạt được như kế hoạch là do các
tuyến buýt của doanh nghiệp có phạm vi hoạt ngoài vìa hành phố nên nhu cầu của
hành khách chưa cao, ngoài ra các loại hình vận tải như taxi, xe ôm của các doanh
nghiệp hay cá nhân khác cũng làm giảm đáng kể sản lượng của công ty. Sản lượng của
xe hợp đồng giữ ổn định do đây là loại hình mới được doanh nghiệp đưa vào hoạt
động nên chưa có sự phát triển đột phá hay được quảng bá rộng rãi nhiều. Sản lượng
xe du lịch tăng đều và vượt kế hoạch theo các năm do nhu cầu du lịch của hành khách
ngày một tăng cao, đặc biệt là người dân nội thành. Do có nhiều doanh nghiệp cạnh
tranh nên tương lai doanh nghiệp sẽ đưa loại hình vận tải hành khách bằng taxi vào
hoạt động để nâng cao sản lượng của doanh nghiệp đồng thời làm phong phú các loại
hình vận tải của doanh nghiệp và mở rộng quy mô.


1.4.2.Doanh thu, chi phí, lợi nhuận.
Dưới đây là bảng tổng kết chi phí của doanh nghiệp qua các năm:
Bảng 1.3: Tổng hợp chi phí của doanh nghiệp
Năm

2015

2016

Tỷ lệ (%)

Giá vốn hàng bán

213.965.425.452

178.751.364.281

83,54%

Chí phí quản lý DN

16.352.658.742

15.773.654.845

96,46%

Chi phí hoạt động TC

9.092.365.875


12.639.874.652

139,02%

17


Chi phí khác
Tổng chi phí

-

2.365.498.780

239.410.450.069

209.530.397.558

87,52%

Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty TNHH DL&DVXD Bảo Yến
Nhận xét :
Qua bảng số liệu ta thâý tổng chi phí của năm 2016 giảm 12,48% tương ứng
với 29,88 tỷ đồng. Nguyên nhân chủ yếu là do giá vốn hàng bán của sản phẩm vận tải
giảm 16,46 % so với năm 2015 chủ yếu là do yếu tố khách quan giá sang dầu và một
phần do công ty hoàn thiện hơn về công tác quản lý và hạch toán. Sự giảm của tổng
chi phí cũng là do chi phí quản lý doanh nghiệp giảm 3,54% so với năm 2015. Tuy
nhiên chi phí hoạt động tài chính năm 2016 tăng 39, 02% là do chi phí lãi vay tăng
lên. Nhưng tổng chi phí đã giảm đi 12,48% so với năm 2015 có thể thấy công ty đã

tiết kiệm được chi phí trong quá trình kinh doanh vận tải hành khách.
Bảng 1.4: Chi tiết chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2015-2016
TK
64221
64222
64223
64224
64225
64226
64227
64228
64229

Số tiền phát sinh
Năm 2015
Năm 2016

Tên Tài khoản
Chi phí quản lý doanh nghiệp điện nước, điện thoại
Chi phí quản lý doanh nghiệp nước uống
Chi phí quản lý doanh nghiệp tiếp khách, quan hệ
Chi phí quản lý doanh nghiệpCông tác phí
Chi phí quản lý doanh nghiệp Lương nhân viên
Chi phí quản lý doanh nghiệp Dịch vụ thuê ngoài
Chi phí quản lý doanh nghiệp Văn phòng phẩm
Chi phí quản lý doanh nghiệp Bảo hiểm xe văn phòng và xăng
dầu, sửa chữa xe văn phòng
Chi phí quản lý doanh nghiệpChi phí bằng tiền khác
Tổng


224,196,195

159,563,254

103,648,000

85,235,412

3,609,609,459

556,985,745

1,853,426,828

474,589,652

4,959,566,077

2,645,896,525

1,503,506,145

312,563,524

492,318,905

225,123,652

731,211,225


146,500,548

2,875,175,908

652,478,541

16,352,658,74
2

10,517,873,706

Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty TNHH DL&DVXD Bảo Yến
18


Qua bảng số liệu trên ta thấy chi phí quản lý doanh nghiệp được kế toán tập
hợp theo phương pháp “ ghi giảm trực tiếp” sự thay đổi của các định phí.
Tổng chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2016 tăng 5.834.785.036 VNĐ so với
năm 2015 chủ yếu chi phí chi quan hệ, chi bằng tiền khác, chi phí dịch vụ mua ngoài
tăng mạnh trong năm 2016

Công ty hiện nay đang kinh doanh vận tải trên các mảng vận tải xe buýt, vận tải
tuyến cố định và cho thuê xe hợp đồng, ngoài ra còn tham gia hoạt động tài chính. Do
vậy doanh thu mà doanh nghiệp thu được chủ yếu về kinh doanh vận tải cho thuê xe
Bảng 1.5: Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty trong 2014 – 2016
Đơn vị:Đồng
Năm

2014


2015

2016

Doanh thu

183.402.517.779

255.776.655.108

226.640.156.416

Chi phí

169.173.159.694

239.410.450.069

209.530.397.558

Thuế TNDN

3.557.089.521

4.091.551.260

3.764.146.949

10.671.268.564


12.274.653.779

13.345.611.909

Lợi nhuận sau thuế

Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty TNHH DL&DVXD Bảo Yến
Biểu đồ thể hiện doanh thu chi phí lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp qua
các năm 2014-2016 ( đơn vị tỷ đồng)
Nhận xét:
Qua bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH du lịch và
dịch vụ xây dựng Bảo Yến trong năm 2014 – 2016 doanh thu qua các năm có xu
hướng tăng đặc biệt năm 2015 doanh thu đạt được lớn nhất trong 3 năm là hơn 255 tỷ
đồng. Tuy nhiên, lợi nhuận năm 2016 đạt được cao nhất nguyên nhân là do chi phí
năm 2015 giảm. Tóm lại, từ năm 2013 -2015 công ty đã phát triển làm ăn có lãi lợi
nhuận tăng trưởng đều qua các năm.
Năm 2015 doanh thu tăng hơn 72 tỷ bằng 1,4 lần so với năm 2014

19


Năm 2016 doanh thu công ty giảm hơn 29 tỷ bằng 0,88 lần so với năm 2015.
Và so với 2014 doanh thu tăng hơn 43 tỷ
Năm 2015 chi phí tăng hơn 70 tỷ bằng 1,4 lân so với năm 2014. Năm 2015
doanh thu tăng , chi phí tăng so với năm 2014 tốc độ tăng của doanh thu lớn hơn tốc
độ tăng của chi phí. Do vậy lợi nhuận tăng 1,6 tỷ so với năm 2014.
Năm 2016 chi phí giảm hơn 30 tỷ bằng 0,9 lần so với năm 2015. Mặc dù doanh
thu chi phí 2016 giảm so với 2015. Tốc độ giảm chi pí nhanh hơn tóc độ giảm của
doanh thu nên doanh nghiệp làm ăn có lãi và lợi nhuận năm 2016 vẫn tăng và cao nhất
trong 3 năm. Lợi nhuận công ty tăng 1,1 tỷ so với năm 2015 bằng 1,1, lần.

Tổng doanh thu của công ty từ năm 2015-2016 có sự sụt giảm 11,39% chủ yếu là do
doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm 11,75% và doanh thu từ hoạt động tài
chính giảm 30,37% , mặc dù thu nhập khác tăng lên hơn 924 triệu đồng từ việc thanh
lý tài định và một số hoạt động bất thường trong vận tải hợp đồng nhưng tổng doanh
thu năm 2016 vẫn giảm 1 lượng là 29.136 tỷ đồng so với năm 2015 tương ứng với
11,39%.
Doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ doanh nghiệp bao gồm 3 mảng là
VTHKCC bằng xe buýt, vận tải tuyến cố định liên tỉnh và vận tải hợp đồng. Năm
2016, công ty kinh doanh 7 tuyến buýt trợ giá và 1 tuyến buýt kế cận bến xe Sơn Tâybến xe Trung Hà, doanh thu của VTHKCC bằng xe buýt 7 tuyến trợ giá tăng 6,67% so
với năm 2015. Về vận tải hợp đồng, năm 2016 ghi nhận sự phát triển về vận tải hợp
đồng của doanh nghiệp với công ty Sam Sung. Công ty đã kí hợp đồng vận chuyển
công nhân cho công ty Sam Sum từ khu công nghiệp về các khu lân cận gần Hà Nội.
Từ đó có thể thấy mảng vận tải hành khách tuyến cố định năm 2016 chưa thực sự tăng
trưởng và mảng vận tải xe hợp đồng do đầu tư phương tiện mới dẫn đến doanh thu từ
bán hàng và cung cấp dịch vụ có sự sụt giảm so với năm 2015.
Qua đây cho thấy tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty khá tốt
công ty đang trên dà phát triển lợi nhuận tăng đều qua các năm,
1.5 Điều kiện sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
1.5.1 Điều kiện kinh tế - xã hội
Hà Nội là thành phố lớn nhất Việt Nam về diện tích với 3328,9 km2, đồng thời
cũng là địa phương đứng thứ nhì về dân số với 7379,3 nghìn người (2015). Hiện nay,
thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là đô thị loại đặc biệt của Việt Nam. Hà Nội
20


nằm giữa đồng bằng sông Hồng trù phú, nơi đây đã sớm trở thành một trung tâm
chính trị và tôn giáo ngay từ những buổi đầu của lịch sử Việt Nam; là đầu mối giao
thông quan trọng của Việt Nam, đặc biệt là thuận lợi cho sự phát triển các phương
thức vận tải. Sau đợt mở rộng địa giới hành chính vào tháng 8 năm 2008, Hà Nội hiện
nay gồm 12 quận, 1 thị xã và 17 huyện ngoại thành. Hiện nay, Hà Nội và Thành phố

Hồ Chí Minh là hai trung tâm kinh tế - xã hội đặc biệt quan trọng của Việt Nam.
Năm 2016, năm đầu triển khai nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ
XVI, kế hoạch 5 năm 2016-2020, phát triển khai thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế
- xã hội với khối lượng công việc rất lớn, nhiều khó khăn, thách thức. Bên cạnh đó
bầu cử đại biểu Quốc hội, HĐND các cấp được tổ chức thành công; các chức danh
lãnh đạo, tổ chức bộ máy của các đơn vị được kiện toàn, sắp xếp lại. Với bộ máy được
kiện toàn, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2016 được triển khai thực hiện với tinh
thần đổi mới, sáng tạo, quyết liệt. Kết quả, kinh tế Hà Nội năm 2016 tiếp tục duy trì
mức tăng trưởng khá so cùng kì năm trước tổng sản phẩm trên địa bàn GDP tăng 8,2
%; vốn đầu tư phát triển trên địa bàn tăng 10%; tổng mức lưu chuyển hàng hoá và
doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội tăng 10% ; kim ngạch xuất khẩu tăng 1,3%;... giảm
trê địa bàn
Ước tính năm 2016, tổng sản phẩm trên địa bàn GDP tăng 8,2% so cùng kì
năm trước. Trong đó giá trị tăng thêm ngành nông lâm nghiệp thuỷ sản tăng 2,21%
đóng góp 0,07% vào mức tăng chung của GDP. Giá trị tăng thêm ngành công nghiệp,
xây dựng tăng 9% đóng góp 2,75% vào mức tăng chung. Giá trị tăng thêm ngành dịch
vụ tăng 8,3%, đây là nhóm ngành thế mạnh của Hà Nội, luôn có điểm đóng góp cao
trong mức tăng chung đóng góp 4,67% vào mức tăng chung .Tính chung cả năm 2016,
tổng mức lưu chuyển hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội đạt 2.131 nghìn
tỷ đồng, tăng 10% so năm 2015. rong đó, tổng mức bán lẻ đạt 504 nghìn tỷ đồng, tăng
8,8% . Trong tổng mức lưu chuyển hàng hóa và doanh thu dịch vụ, năm 2016, kinh tế
nhà nước chiếm 28,6% , tăng 7% so cùng kì ; kinh tế ngoài nhà nước chiếm 66,7% ,
tăng 11,5% ; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 4,7% , tăng 8%
Tính chung cả năm 2016, trị giá xuất khẩu đạt 10.613 triệu USD, tăng 1,3% so
năm 2015.Trong đó, xuất khẩu địa phương đạt 8.143 triệu USD, tăng 1,5% . , kim
ngạch nhập khẩu đạt 24.833 triệu USD, bằng 96,6 so cùng kì năm trước.
Năm 2016, khách quốc tế đến Hà Nội đạt 2.800 nghìn lượt khách, tăng 19,9%
so năm 2015; khách nội địa đạt 9.240 nghìn lượt người, tăng 4,3% ; doanh thu khách
sạn, lữ hành đạt 55.105 tỷ đồng, tăng 10,6% .
Khối lượng hàng hóa vận chuyển đạt 578 triệu tấn, tăng 8,4% so cùng kì ; khối

lượng hàng hóa luân chuyển đạt 49.029 triệu tấn.km, tăng 9,8% ; doanh thu đạt 32.121
tỷ đồng, tăng 8,7% . Lượng hành khách vận chuyển 946 triệu hành khách, tăng 8,4%
so cùng kì ; số lượng hành khách luân chuyển đạt 25.995 triệu hànhkhách.km, tăng
21


9,5% ; doanh thu đạt 14.873 tỷ đồng, tăng 8,8% . Dịch vụ hỗ trợ vận tải cảng, bốc xếp,
đại lý vận tải,... đạt 22.394 tỷ đồng, tăng 8,7%
Hà Nội cũng là một trung tâm văn hóa, giáo dục với các nhà hát, bảo tàng, các
làng nghề truyền thống, những cơ quan truyền thông cấp quốc gia và các trường đại
học lớn.
Nằm chếch về phía tây bắc của trung tâm vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng,
Hà Nội có vị trí từ 20°53' đến 21°23' vĩ độ Bắc và 105°44' đến 106°02' kinh độ Đông,
tiếp giáp với các tỉnh Thái Nguyên, Vĩnh Phúc ở phía Bắc, Hà Nam, Hòa Bình phía
Nam, Bắc Giang, Bắc Ninh và Hưng Yên phía Đông, Hòa Bình cùng Phú Thọ phía
Tây. Thành phố Hà Nội có vị trí ở khu vực trung tâm của miền Bắc, bên cạnh con
sông Hồng, giao thông từ Hà Nội đến các tỉnh khác của Việt Nam tương đối thuận
tiện.
Tất cả các tuyến công ty khai thác và phục vụ hành khách đều nằm ở khu vực
phía bắcchủ yếu là khu vực Đồng bằng Sông Hồng và Trung du bắc bộ.
Khu vực mà công ty phục vụ nhu cầu đi lại của hành khách có nền kinh tế khá
phát triển với ngành sản xuất công nghiệp đóng vai trò chủ đạo, do đó dẫn đến thu
nhập của dân cư được nâng cao, đời sống của người dân được cải thiện kéo theo nhu
cầu đi lại và du lịch tăng, đòi hỏi chất lượng dịch vụ ngày càng cao hơn, tiện nghi hơn.
Đây cũng là điều kiện thuận lợi công ty hoạt động, khai thác và cố gắng hoàn thiện
chất lượng phục vụ hơn nữa.
1.5.2 Thị trường vận tải của doanh nghiệp
Tìm hiểu về điều kiện khai thác vận tải trong vùng
 Điều kiện thời tiết khí hậu trong vùng


Khí hậu Hà Nội tiêu biểu cho vùng Bắc Bộ với đặc điểm của khí hậu cận nhiệt
đới ẩm, mùa hè nóng, mưa nhiều và mùa đông lạnh, ít mưa về đầu mùa và có mưa
phùn về nửa cuối mùa.Một đặc điểm rõ nét của khí hậu Hà Nội là sự thay đổi và khác
biệt của hai mùa nóng, lạnh. Mùa nóng kéo dài từ tháng 5 tới tháng 9, kèm theo mưa
nhiều, nhiệt độ trung bình 28,1°C. Từ tháng 11 tới tháng 3 năm sau là mùa đông với
nhiệt độ trung bình 18,6°C.
Nằm về phía bắc của vành đai nhiệt đới, thành phố quanh nǎm tiếp nhận lượng
bức xạ Mặt Trời rất dồi dào và có nhiệt độ cao. Khi nhiệt độ ngoài trời cao thì hiệu
suất làm mát cho động cơ và các cụm máy như ly hợp, hộp số, cầu xe, bộ phận treo…
sẽ bị giảm rất nhiều dẫn đến công suất động cơ, hiệu suất truyền lực của các cụm
giảm, lượng tiêu hao nhiên liệu, dầu mỡ bôi trơn tăng lên và khả năng làm mát giảm.
Nhiệt độ cao làm các chi tiết bằng vật liệu cao su như xăm lốp, bánh tỳ, dây đai nhanh
bị già hóa.
Do chịu ảnh hưởng của biển, Hà Nội có độ ẩm và lượng mưa khá lớn, trung
bình 114 ngày mưa một năm. Độ ẩm cao là một yếu tố làm cho độ mài mòn của các
chi tiết máy tăng lên, đồng thời các chi tiết thiết bị của phương tiện vận tải có độ bền
giảm đi rõ rệt. Độ ẩm cao kết hợp mưa lớn làm lớp sơn bề ngoài của phương tiện
22


chóng phai màu, phương tiện cũ đi nhanh chóng. Như vậy phương tiện cần được sơn
chống ghỉ và sơn lại theo định kỳ. Nhiệt độ và độ ẩm cao khiến ô tô nhanh hỏng hơn,
đòi hỏi công tác BDSC phải được tiến hành một cách thường xuyên.
Tóm lại, điều kiện thời tiết khí hậu ảnh hưởng trực tiếp đến tình trạng kỹ thuật
của phương tiện, lái xe và hành khách trong quá trình vận tải. Do đó cần lựa chọn xe
sao cho phù hợp với điều kiện thời tiết, chọn loại xe với lớp vỏ bề ngoài bền chắc,
giảm tác động của điều kiện thời tiết; về mùa hè xe phải có khả năng thông gió tốt, các
thiết bị trên xe không bị biến dạng bởi nhiệt, nhất là các chi tiết làm bằng cao su.
nhựa…mùa đông thì ấm, đảm bảo thuận tiện cho cả hành khách và lái xe.
 Điều kiện đường xá

Mạng lưới đường giao thông Hà Nội gồm các vành đai và các trục hướng tâm
hình nan quạt còn trong khu nội thành mạng lưới hình bàn cờ là chủ yếu. Mạng lưới
đường hướng tâm được nối trực tiếp với mạng lưới đường chính yếu trong vùng gồm
các đường quốc lộ 1A, quốc lộ 2, quốc lộ 3, quốc lộ 5, quốc lộ 6, 18, quốc lộ 32 và đại
lộ Thăng Long.
Cho đến cuối năm 2011, Hà Nội hiện có 7.365 km đường giao thông, trong đó
20% là trục đường chính, 7 trục hướng tâm và 3 tuyến vành đai.
Hà Nội hiện có năm cây cầu bắc qua sông Hồng, theo thứ tự lần lượt từ hướng
bắc xuống nam: Cầu Thăng Long, Cầu Long Biên, Cầu Chương Dương, Cầu Vĩnh
Tuy, Cầu Thanh Trì, Cầu Nhật Tân. Ngoài ra trong thành phố có các cầu nhỏ bắc qua
các con sông nhỏ nội đô như cầu Giấy, cầu Hòa Mục, cầu Trung Hòa, cầu Cống Mọc,
cầu Kim Ngưu…
Đất dành cho giao thông ở các đô thị lớn, đặc biệt là Hà Nội và TP.HCM, là rất
thấp.Hiện nay khoảng 8% trên đất đô thị, trong khi yêu cầu đất dành cho giao thông
phải đạt từ 24-26%. Diện tích bãi đỗ xe chưa đến 1% (Hà Nội là 0,3%).
Hầu hết các tuyến đường chưa có đường dành riêng cho xe buýt nên gây khó
khăn cho việc lưu thông và sự an toàn của phương tiện và hành khách. Một số tuyến
đường mà tuyến chạy qua như Hồ Tùng Mậu, Phạm Hùng, Khuất Duy Tiến, Nguyễn
Trãi… có phương tiện giao thông qua lại khá đông nên thường xảy ra ách tắc giao
thông, ảnh hưởng đến chất lượng phương tiện và chất lượng phục vụ; tăng thời gian
chuyến xe ảnh hưởng đến năng suất phương tiện.
Bên cạnh đó thì các tuyến liên tỉnh của công ty chủ yếu vận chuyển khách tới
các tỉnh miền núi phía Bắc như Hòa Bình, Lạng Sơn, Yên Bái và cả vận chuyển khách
theo tuyến Bắc Nam. Hầu hết các tuyến đi qua QL1A, QL6, QL2, QL32, QL21B, cầu
Thanh Trì, lối Pháp Vân Cầu Giẽ. Đây là những tuyến đường có mật độ giao thông đi
lại cao nên thường xảy ra tình trạng ách tắc, một số đoạn đường quốc lộ đã xuống cấp,
đồng thời đường núi nên đôi lúc cần phải chú ý an toàn khi lái xe; các tuyến cố định
xuất phát từ 2 bến xe như bến xe Mĩ Đình và bến xe Yên Nghĩa, tạo điều kiện thuận
lợi cho hành khách đi xe có thể thay đổi hành trình chuyến đi dễ dàng
23



 Điều kiện tổ chức kĩ thuật

Điều kiện tổ chức là nhân tố chủ quan của công ty như: Chế độ chạy xe, cách
bố trí lái phụ xe, chế độ bảo quản phương tiện, bảo dưỡng sửa chữa phương tiện.
Trong doanh nghiệp vận tải công tác tổ chức kỹ thuật là công việc chính và hết sức
quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh
doanh cũng như chất lượng phục vụ hành khách.
- Chế độ lái phụ xe:
Thông thường độ dài ngày làm việc của phương tiện vận tải được xác định
thông qua số ca làm việc trong ngày của lái, phụ xe và độ dài bình quân ngày làm việc
của lái, phụ xe. Với tính chất tổ chức vận tải thì thời gian làm việc giữa các ca trong
nốt và giữa các nốt là khác nhau. Phòng kế hoạch – kinh doanh sẽ tổ chức luân phiên
hoạt động của lái, phụ xe trên các nốt khác nhau. Tuy nhiên, thời gian làm việc này
vẫn đảm bảo theo đúng quy định và đảm bảo sự công bằng cho các lái, phụ xe.
Việc bố trí lao động cho lái xe do bộ phận Điều hành nhân lực của phòng Kế
hoạch kinh doanh trên cơ sở biên chế lao động cho từng tuyến và nhu cầu lao động
phục vụ trên tuyến hàng ngày bố trí sắp xếp lao động đảm bảo ngày công lao động
hợp lý và đảm bảo hoạt động sản xuất tốt nhất.
Hầu hết các xe chạy trong một ngày có một lái một phụ các tuyến này theo quy
định là <500km. Ngoài thời gian làm việc thực tế là thời gian chạy xe trên tuyến thì
còn có các công nhân lái, phụ xe trực để đảm bảo hoạt động vận chuyển liên tục khi
có xe gặp sự cố. Để xác định được lịch trình chạy xe, số xe vận doanh cũng như để
xác định một cách tương đối đầy đủ thời gian làm việc một ngày của lái phụ xe thì căn
cứ quan trọng nhất đó là chính là thời gian biểu chạy xe. Hoạt động điều hành vận
chuyển và làm việc của lái, phụ xe được tổ chức theo thời gian biểu chạy xe.
Thông qua, thời gian biểu chạy xe ta có thể biết được việc tổ chức lao động lái,
phụ xe của công ty. Ứng với mỗi nốt xe có một xe vận doanh, trong một nốt sẽ có 2
ca. Theo định biên của công ty cũng như các xí nghiệp buýt khác sẽ có 1 lái xe và 1

nhân viên bán vé làm việc trong 1 ca/1 phương tiện vận tải. Thời gian biểu chạy xe sẽ
được niêm yết trên mỗi phương tiện vận tải của công ty. Căn cứ vào nhiệm vụ được
giao các công nhân sẽ xác định được nốt làm việc của mình và hoạt động theo đúng
thời gian biểu của nốt.
Hàng ngày, nhân viên bán vé sẽ phải thực hiện việc quyết toán lệnh vé với bộ
phận nghiệm thu, thu ngân đồng thời lấy lệnh, vé mới cho ngày hôm sau. Hoạt động
này do các bộ phận nghiệm thu, thu ngân ở phòng kế hoạch – điều độ thực hiện. Công
nhân lái xe thì thực hiện việc giao nhận phương tiện với nhân viên giao nhận phương
tiện của phòng đào tạo và vật tư kỹ thuật cùng với nhân viên tại bến xe. Hai nhân viên
sẽ giao xe cho lái xe kèm theo một số giấy tờ xác nhận kèm theo, công nhân lái xe có
24


quyền không nhận xe nếu tình trạng kỹ thuật của phương tiện không đảm bảo. Khi hết
ngày hoạt động công nhân lái xe sẽ tiến hành bàn giao phương tiện lại nhân viên của
bến xe sẽ kiểm tra, phân loại phương tiện đồng thời có xác nhận về việc đã nhận xe và
tình trạng kỹ thuật của xe.
- Chế độ chạy xe:
Công ty căn cứ vào số nốt trong một ngày của xe, và giờ xuất bến, đến bến đầu
kia của 1 xe trong một nốt mà ngay từ đâu công ty đã ký kết với bến nơi công ty hoạt
động. Công việc ký kết này phải dựa trên sự thỏa thuận của tất cả các chủ phương tiện
hoạt động để bố trí các nốt cho hợp lý và không làm mất quyền lợi giữa các chủ sở
hửu thường thì ở các bến xe loại một thường bố trí biểu đồ nốt quay vòng. Đối với xe
buýt, công ty căn cứ vào kế hoạch vận chuyển và biểu đồ chạy xe mà Tổng công ty
đưa xuống để phòng điều độ lập kế hoạch vận chuyển, tổ chức chạy xe theo kế hoạch
đã đặt ra. Chế độ chạy xe bao gồm những nội dung sau: Thời gian làm việc một ngày,
độ dài thời gian mỗi lần hoạt động; thời gian làm việc trong tháng. Công ty đã nghiên
cứu tính năng và khả năng làm việc của từng loại phương tiện để đưa ra một chế độ
chạy xe khoa học, hợp lý phát huy những khả năng vốn có của chúng để có được hiệu
quả kinh tế cao nhất. Đối với các tuyến liên tỉnh, công ty cũng xây dựng thời gian biểu

chạy xe sao cho hợp lý, phù hợp với yêu cầu, quy định tại các bến xe.
Để tránh hiện tượng lộn xộn, tranh chấp thì theo quyết định 16/2007QĐBGTVT một xe chỉ được chạy một tuyến cố định tuyến cũng phải theo quy định “ xe
ôtô khách vận chuyển khách từ một bến xe thuộc địa danh này đến một bến xe thuộc
địa danh khác”…hiện tại cũng với các công ty khác công ty mình cũng khó quản lý về
việc các lái xe bỏ nốt trong bến, hiện trạng thiếu bến đỗ cho xe của công ty một bức
xúc trong việc tổ chức quản lý.
- Chế độ bảo quản phương tiện:
Phương tiện của công ty TNHH DL& DVXD Bảo Yến được bảo quản lộ thiên
tại bãi đỗ xe chi phí đầu tư thấp, đơn giản, thuận tiện; tuy nhiên phương tiện chịu tác
động của các yếu tố bên ngoài.
- Chế độ bảo dưỡng sửa chữa phương tiện:
+ Trình độ hoàn thiện và thiết bị sửa chữa: Vật tư kỹ thuật trong xưởng nói
chung còn khá là nghèo nàn công ty thường hay liên hệ trước với các đại lý để khi cần
có thế đến lấy. Các chi phí ở các cấp bảo dưỡng công ty khoán cho lái xe và lái xe lại
khoán cho thợ theo cấp bậc thợ ( trong thời gian mà thợ không có việc làm thì công ty
vẫn trả tiền lương cho công nhân như nhân viên trong công ty).
+ Công tác quản lý kỹ thuật đã dần đi vào nề nếp, các phương tiện xe buýt của
Công ty đã được kiểm tra, bảo dưỡng đúng định kỳ nên đã phát hiện sớm các hư hỏng,
giảm thiểu được chi phí sửa chữa.

25


×