Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

BÁO CÁO THỰC TẬP TRUYỀN THÔNG MÔI TRƯỜNG: XÂY DỰNG KẾ HOẠCH VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH TẬP HUẤN NÂNG CAO NHẬN THỨC CHO NGƯỜI DÂN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG LÀNG NGHỀ TẠI XÃ TÂN TRIỀU, HUYỆN THANH TRÌ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.12 MB, 19 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA MÔI TRƯỜNG
---***---

BÁO CÁO
THỰC TẬP TRUYỀN THÔNG MÔI TRƯỜNG

Họ và tên: Đặng Thị Kim Thoa
Lớp: DH4QM2
Mã số sv:1411100870
Giảng viên hướng dẫn: Bùi Thị Thu Trang

Hà Nội, 30/5/2017


TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA MÔI TRƯỜNG
---***---

ĐỀ CƯƠNG
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH
TẬP HUẤN NÂNG CAO NHẬN THỨC CHO NGƯỜI DÂN BẢO VỆ MÔI
TRƯỜNG LÀNG NGHỀ TẠI XÃ TÂN TRIỀU, HUYỆN THANH TRÌ,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Hà Nội,30/5/2017


UBND
BVMT
TN&MT


KTXH
VSMT
DTM

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
: Ủy ban nhân dân
: Bảo vệ môi trường
: Tài nguyên và môi trường
: Kinh tế xã hội
: Vệ sinh môi trường
: Đánh giá tác động môi trường

3


MỤC LỤC
1.PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH..........................................................................................5
2. PHÂN TÍCH ĐỐI TƯỢNG.......................................................................................6
3. MỤC TIÊU................................................................................................................7
4. KẾ HOẠCH, NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH, NỘI DUNG BÀI GIẢNG................8
4.1. Kế hoạch tổ chức tập huấn...................................................................................8
4.2. Nội dung chương trình tập huấn..........................................................................9
4.3. Nội dung bài giảng............................................................................................10
5. KINH PHÍ................................................................................................................ 10
5.1. Nguồn kinh phí..................................................................................................10
5.2. Cơ sở lập dự toán kinh phí.................................................................................10
5.3. Tổng kinh phí thực hiện.....................................................................................11
PHỤ LỤC.................................................................................................................... 12
Phụ lục 1: Dự toán kinh phí......................................................................................12
Phụ lục 2:Chuyên đề.................................................................................................14

TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................19

1.PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH

4


Trong những năm gần đây, chính sách phát triển kinh tế - xã hội và định hướng
công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn của Đảng và nhà nước ta đã tạo động lực cho
sự phát triển mạnh mẽ của các làng nghề. Do tính chất linh hoạt trong sản xuất, quy
mô sản xuất nhỏ, sản phẩm đa dạng luôn thay đổi theo nhu cầu thị trường, các làng
nghề đang là một bộ phận quan trọng cấu thành nền kinh tế và luôn được chú trọng
trong các định hướng phát triển kinh tế - xã hội của nước ta.
Làng Triều Khúc – Tân Triều – Thanh Trì – Hà Nội là một làng nghề đã được
hình thành và phát triển lâu đời. Triều Khúc nổi tiếng với nghề dệt từ thế kỷ thứ 18.
Làng phát triển nhiều ngành nghề thủ công như sản xuất như thêu may, dệt nhuộm,
kim hoàn…. Ngày nay, Tân Triều đã phát triển thêm nhiều nghề mới đáp ứng nhu cầu
tiêu dùng của thị trường. Sản phẩm của làng nghề Tân Triều đã được xuất khẩu sang
các nước như: Lào, Thái Lan, Trung Quốc,… Nghề nhựa bắt đầu được truyền tay nhau
làm từ 1960. Hiện nay, làng Triều Khúc có gần 3000 hộ dân, trong đó có 70% số hộ
dân làm nghề thu gom rác thải. Với khoảng 200 hộ làm nghề tái chế nhựa, thu hút
khoảng 1000 lao động nhưng chủ yếu là cơ sở xay xát phế liệu. Chỉ một số hộ đầu tư
sản xuất sản phẩm nhựa.
Là một làng có ví trí giao thông khá thuận lợi, từ nhiều năm nay thôn Triều Khúc
– huyện Thanh Trì – Hà Nội nổi tiếng vì có nghề buôn bán phế liệu. Tuy nhiên sự nổi
tiếng ấy cũng đi liền với một thực trạng rất nhức nhối đó là tình trạng ô nhiễm ngày
một trầm trọng. Nguyên nhân chính là từ việc kinh doanh phế liệu, dệt nhuộm, thu
mua lông gà lông vịt... và đặc biệt là tái chế nhựa.
Tại làng nghề Triều Khúc nổi tiếng với các nghề truyền thống như dệt, se tơ, sợi,
thu gom phế liệu, nghề lông vũ… Nhiều năm trở lại đây, Triều Khúc còn có thêm một

số ngành nghề khác với nhiều mặt hàng được xuất khẩu sang các nước. Hiện tại, làng
nghề này thu hút khoảng 265 hộ và 1550 lao động tham gia, mang lại doanh thu
khoảng 18,904 tỷ đồng trên 1 năm. Nhưng điều đáng báo động hiện nay là sự ô nhiễm
môi trường do các cơ sở sản xuất ở đây gây ra. Các xưởng tái chế nhựa thủ công máy
móc lạc hậu, thiết bị xử lý khói thải, nước thải còn thiếu. Cùng với đó, nhiều hộ sản
xuất trong làng nghề đã thu mua các loại phế thải, rác, lông gà, lông vịt, lông ngan...
để tái chế, nên đây còn là một nơi chứa rác khổng lồ. Do sự phát triển bừa bãi, thiếu
quy hoạch của các hộ sản xuất nên làng Triều Khúc ngày càng ô nhiễm trầm trọng.

5


Hoạt động sản xuất, thu mua và tái chế nhựa ngày càng thu hút nhiều hộ gia đình
trong khu vực. Mặc dù việc quản lý chất thải cũng như bảo vệ môi trường khu vực đã
được cán bộ chính quyền địa phương quan tâm nhưng ý thức của người dân cũng như
điều kiện áp dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất và xử lý nước thải còn hạn chế. Do
đó, môi trường trong tương lại có thể bị ô nhiễm nghiêm trọng, nên việc bảo vệ môi
trường nói chung và môi trường nước nói riêng là vấn đề đang cần được quan tâm.
Do đó việc truyền thông, hướng dẫn người dân xử lý chất thải trong sản xuất tái
chế nhựa là hết sức cần thiết. Dựa vào thực tế đó và theo công văn chỉ đạo của UBND
xã Tân Triều, huyện Thanh Trì thành phố Hà Nội chúng tôi đề xuất tổ chức lớp tập
huấn :”Nâng cao nhận thức và hướng dẫn cho người dân xử lý chất thải trong sản
xuất tái chế nhựa tại xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội”.
2. PHÂN TÍCH ĐỐI TƯỢNG
- Đối tượng truyền thông:
+ Hội Nông dân
+ Hội Liên hiệp phụ nữ
+ Các cán bộ làm tại phòng môi trường tại Triều Khúc
Các tổ chức chính trị xã hội liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động sản
xuất tái chế nhựa.

- Trình độ nhận thức: không có điều kiện và thường xuyên tiếp nhận các kiến
thức chuyên môn về xử lý chất thải trong quá trình sản xuất, tái chế nhựa.
- Dân tộc: Kinh
- Tỷ lệ nam/ nữ: 50/50.

3. MỤC TIÊU
Sau khóa học, học viên được nâng cao kiến thức, kỹ năng xử lý chất thải trong
sản xuất tái chế nhựa, vận dụng tốt chính sách, pháp luật ngành môi trường. Đồng thời
nâng cao nhận thức, tự giác trong bảo vệ môi trường, cụ thể như sau:
- Về kiến thức:
+ Nắm được vấn đề tổng quan hiện trạng môi trường làng nghề Triều Khúc và sự
cần thiết phải bảo vệ môi trường làng nghề.

6


+ Biết được tác hại, ảnh hưởng của chất thải, nước thải trong quá trình sản xuất
tái chế nhựa nếu không có biện pháp xử lý thích hợp.
+ Biết được lợi ích của chất thải khi đã được xử lý
+ Nắm được kỹ thuật xử lý chất thải khi tái chế nhựa
- Về kỹ năng:
+ Biết thực hiện các thủ tục hành chính trong quản lý môi trường
+ Kiểm soát, phát hiện các trường hợp vi phạm môi trường( xả trực tiếp rác thải,
nước thải ra môi trường không qua xử lý)
+ Xây dựng một kế hoạch giáo dục, tuyên truyền kiến thức, pháp luật bảo vệ môi
trường
- Về thái độ:
+ Có nhận thức đúng đắn về việc bảo vệ môi trường xung quanh làng nghề.
+ Có thái độ tích cực trong thực hiện xử lý chất thải khi sản xuất tái chế nhựa,
cùng nhau góp phần bảo vệ môi trường.

+ Góp phần truyền thông cùng nhau nâng cao nhận thức cộng đồng bảo vệ môi
trường làng nghề.

4. KẾ HOẠCH, NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH, NỘI DUNG BÀI GIẢNG
4.1. Kế hoạch tổ chức tập huấn
- Thời gian tổ chức: ngày 6/5/2017 và ngày 7/5/2017
+Buổi sáng: từ 7h30 đến 11h30
+ Buổi chiều: từ 13h30 đến 17h30
- Số lượng người tham gia: 4 lớp, 50 người/lớp.
- Địa điểm tổ chức: UBND xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, Thành phố Hà Nội

STT

Đối tượng

Thời gian tổ

Số lượng

Địa điểm tổ

chức

học viên

chức

7



Đối tượng 1

Lớp 1: chủ tịch,

Sáng thứ 7 ngày

50

Hội

trường

phó chủ tịch, các 6/5/2017

UBND xã Tân

cán bộ làm môi

Triều

trường tại xã
Đối tượng 2

Lớp 1:Hội Phụ nữ

Chiều

thứ

7


50

ngày 6/5/2017

Hội

trường

UBND xã Tân
Triều

Lớp 2:Hội Nông
dân

Sáng chủ nhật

50

ngày 7/5/2017

Hội

trường

UBND xã Tân
Triều

Lớp 3:đại diện


Chiều chủ nhật

50

Hội

trường

những công nhân ngày 7/5/2017

UBND xã Tân

trực tiếp tham gia

Triều

sản xuất tái chế
nhựa
Tổng :150 người

8


4.2. Nội dung chương trình tập huấn

Stt

Thời gian

Nội dung


Đơn vị thực hiện

1

7h30 đến 8h

Phát tài liệu, ổn định chỗ

Phòng TNMT phối hợp

ngồi

với hội nông dân, hội phụ
nữ

2

8h đến 8h15

Tuyên bố lý do.giới thiệu

Phòng TNMT

đại biểu
3

8h15 đến 9h30

Chuyên đề 1


Giảng viên trường đại học
TN&MT Hà Nội

4

9h30 đến 9h45

Nghỉ giải lao, uống nước

Phòng TNMT phối hợp
với hội nông dân, hội phụ
nữ

5

9h45 đến 10h45

Chuyên đề 2

Giảng viên trường đại học
TN&MT Hà Nội

6

10h45 đến 11h15

Chuyên đề 3: hỏi, giải đáp

Giảng viên trường đại học

TN&MT Hà Nội

7

11h15 đến 11h30

Bế mạc, kết thúc buổi
huấn luyện

9

Phòng TNMT


4.3. Nội dung bài giảng
4.3.1. Chuyên đề 1: tổng quan vấn đề ô nhiễm môi trường tại làng nghề.
- Giảng viên: thạc sĩ Bùi Thị Thu Trang, giảng viên khoa Môi trường, trường đại
học TN&MT Hà Nội
- Nội dung chuyên đề: tổng quan, hiện trạng và nguyên nhân gây ô nhiễm môi
trường làng nghề
4.3.2.Chuyên đề 2: lợi ích của việc xử lý nước thải, chất thải trong việc sản xuất
và tái chế nhựa và Luật bảo vệ môi trường
-Giảng viên: thạc sĩ Bùi Thị Thu Trang, giảng viên khoa Môi trường, trường đại
học TN&MT Hà Nội
- Nội dung chuyên đề:
+phân tích tác hại ô nhiễm và đưa ra lợi ích của việc xử lý chất thải
+ đưa ra một số luật BVMT
4.3.3. Chuyên đề 3:hỏi đáp thắc mắc
-Giảng viên: thạc sĩ Bùi Thị Thu Trang, giảng viên khoa Môi trường, trường đại
học TN&MT Hà Nội và phòng TNMT

- Nội dung chuyên đề: hỏi đáp thực tiễn những vấn đề bức xúc, thắc mắc còn tồn
tại ở địa phương.
(nội dung chi tiết trong tài liệu, phụ lục đính kèm)
5. KINH PHÍ
5.1. Nguồn kinh phí
Do ngân sách nhà nước cấp, được bố trí trong nguồn kinh phí sự nghiệp môi
trường của huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
5.2. Cơ sở lập dự toán kinh phí
- Thông tư 139/2010/TT-BTC ngày 21/9/2010 của Bộ Tài chính quy định về lập
dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước dành cho công tác đào tạo,
bồi dưỡng cán bộ, công chức nhà nước.
- Thông tư 123/2009/TT-BTC quy định nội dung chi, mức chi xây dựng chương
trình khung và biên soạn chương trình, giáo trình các ngành đào tạo Đại học, Cao
đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp.
- Thông tư 97/2010/TT-BTC ngày 6/7/2010 của Bộ Tài Chính quy định về chế độ
công tác phí, chế độ chi tổ chức các cuộc hội nghị đối với cơ quan nhà nước và đơn vị
sự nghiệp công lập.
10


- Thông tư liên tịch 14/2007/TTLT-BTC-BTP ngày 7/5/2007 quy định về việc
lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước đảm bảo cho
công tác phổ biến giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật cho người dân tại cơ
sở.
- Thông tư liên tịch 44/2007/TTLT-BTC-BKHCN ngày 7/5/2007 Hướng dẫn định
mức xây dựng và phân bổ dự toán kinh phí đối với các đề tài, dự án khoa học và công
nghệ sử dụng ngân sách nhà nước.
- Thông tư 45/2010/TTLT-BTC-BTNMT ngày 30/3/2010 về Hướng dẫn quản lý
kinh phí sự nghiệp môi trường.
5.3. Tổng kinh phí thực hiện

Ghi bằng số: 26,700,000
Ghi bằng chữ: hai mươi sáu triệu bảy trăm đồng
(nội dung chi tiết xem phụ lục 1 đính kèm)

PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Dự toán kinh phí
STT

Nội dung thực hiện

I

Xây

dựng

đề

II
1

cương
Biên soạn tài liệu
Chuyên đề 1: tổng

Đơn vị tính
Đề cương

1,200,000


Chuyên đề

1,500,000

quan, hiện trạng và
nguyên

nhân

Đơn giá

ô

nhiễm môi trường
làng nghề
11

Số

Thành tiền

lượng
1

1,200,000

1

4,000,000
1,500,000


Ghi
chú


2

Chuyên đề 2: lợi

Chuyên đề

2,500,000

1

2,500,000

Buổi

300,000

4

2,400,000
1,200,000

Buổi

300,000


4

1,200,000

IV
1

luật BVMT
Tổ chức lớp học
Thuê
hội

Ngày

500,000

2

17,700,000
1,000,000

2

trường(tạm tính)
Thuê thiết bị giảng

Ngày

300,000


2

600,000

ích của việc xử lý
chất thải và một số
III
1

luật BVMT
Giảng dạy
Chuyên đề 1: tổng
quan vấn đề môi
trường

tại

địa

phương: hiện trạng,
nguyên nhân gây ô
nhiễm môi trường
2

làng nghề
Chuyên đề 2: lợi
ích của việc xử lý
chất thải và một số

dạy(máy chiếu), âm

thanh, ánh sáng...
( tạm tính)
3

Pano lớp học(tạm

Cái

500,000

1

500,000

4

tính)
Hỗ trợ tiền ăn cho

Người

50.000

200

10,000,00

5
6


học viên
Nước uống
Photo tài liệu tập
huấn

(quyển

Người/ngày
Quyển

3,000
15,000

200
200

0
600,000
3,000,000

Bộ

10,000

200

2,000,000

2


1,400,000
600,000

x

7

người)
Văn phòng phẩm

V
1

Chi phí khác
Thuê xe đưa đón

Chuyến

300,000

12


giảng viên và mang
máy chiếu, thiết bị
trợ giảng (từ trường
đh Tài nguyên và
môi trường HN đến

2


xã Tân Triều)
(tạm tính)
Chi phí khác: bút,

Lớp

200,000

4

800,000

giấy A4,A0,...(tạm
tính)
Tổng cộng(mục I + mục II + mục III + mục IV + mục V) :26,700,000
Số tiền viết bằng chữ: hai mươi sáu triệu bảy trăm đồng
Người lập
Đặng Thị Kim Thoa
Phụ lục 2:Chuyên đề
Chuyên đề 1: Tổng quan các vấn đề bức xúc môi trường làng nghề
1.1. Hiện trạng
Bắt đầu đi từ UBND xã Tân Triều, đi về hướng nào cũng có gia đình làm nhựa.
Ngoài việc thu gom các loại chai, vỏ, can nhựa phế liệu, họ còn thu gom cả rác thải y
tế nguy hại từ nhiều bệnh viện lớn, phòng khám trên địa bàn Hà Nội về tái chế. Nhựa
phế thải có ở khắp nơi, do không có bãi tập kết phế liệu nên mỗi khi đi mua nhựa phế
thải về để trong nhà không đủ. Họ để hết ở ngoài đường, chặn lối đi, tình trạng tắc
đường thường xuyên xảy ra. Nhựa chất cao bằng mái nhà, tuy kinh tế có phát triển
nhưng người dân luôn phải sống chung với rác. Từng túi nhựa thải bị ủ lâu ngày, lẫn
trong đó là đủ thứ tạp chất, dịch, thực phẩm bẩn, nên khi trời mưa, nước cứ thế rỉ ra và

bốc mùi hôi tanh nồng nặc. Đặc biệt là chai dầu nhớt, dây chuyền dịch, bơm tiêm, chai
lọ y tế. Thu gom tốn nhiều công lao động và việc tập kết nguyên liệu trước khi đi vào
xử lý chiếm nhiều diện tích, nguyên liệu chưa qua xử lý chứa nhiều chất thải gây mùi
hôi khó chịu, tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường không khí và môi trường đất
cao.

13


Theo thống kê, các hộ sản xuất ở làng Triều Khúc thải ra môi trường khoảng 710 tấn phế thải và hàng vạn mét khối nước thải/ngày mà không có hệ thống lọc nước
thải hay xử lý rác thải.
Các hộ sản xuất kinh doanh đa số hoạt động ngay trong nhà nên rác sản xuất
thường lẫn cả rác sinh hoạt. Lượng rác sỉ than mỗi ngày của làng rất lớn. Vì các cơ sở
ở đây chủ yếu dùng than tổ ong cho việc sản xuất. Đối với những hộ tái chế nhựa,
nước thải chứa một lượng lớn các chất tẩy rửa và những hạt nhựa nhỏ lơ lửng ở trong
nước, khi thải ra các cống, rãnh trong làng làm ùn tắc và ảnh hưởng đến nguồn nước
sinh hoạt. Hoạt động sản xuất, thu mua và tái chế nhựa ngày càng thu hút nhiều hộ gia
đình trong khu vực. Mặc dù việc quản lý chất thải cũng như bảo vệ môi trường khu
vực đã được cán bộ chính quyền địa phương quan tâm nhưng ý thưc của người dân
cũng như điều kiện áp dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất và xử lý nước thải còn
hạn chế. Do đó, môi trường trong tương lai có thể bị ô nhiễm nghiêm trọng, nên việc
bảo vệ môi trường nói chung và môi trường nước nói riêng là vấn đề đang cần được
quan tâm.

14


(một số hình ảnh minh họa xả rác bừa bãi, vứt xuống mương, ao hồ)

15



1.2. Nguyên nhân
- Mật độ dân cư ở khu vực này tập trung khá đông đúc nên xảy ra tình trạng thiếu
mặt bằng  san lấp một số sông ngòi trên khu vực. Số lượng ao hồ ngày càng hạn
hẹp, khả năng chịu tải thì có hạn do đó, nước thải tràn, đọng cả vào các khu dân cư
sinh sống.
- Áp lực từ dân số lên môi trường là rất lớn: khai thác tài nguyên một cách triệt
để, tình trạng vứt rác bừa bãi, không đúng nơi quy định hường xuyên xảy ra.
- Ý thức của người dân trong việc bảo vệ và cải thiện môi trường chưa cao.
- Nước thải từ các hoạt động sinh hoạt hay sản xuất đều được đổ thải trực tiếp ra
ngoài môi trường mà không thông qua biện pháp xử lý nào.
- Quy mô nhỏ, máy móc lạc hậu cũng là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường tại
đây.
Chuyên đề 2: bảo vệ môi trường làng nghề, một số giải pháp
Trong thực tế, thì ô nhiễm làng nghề có tác hại rất lớn đến sức khỏe cộng đồng
dân cư, đặc biệt là người dân sống và làm việc ngay tại làng nghề. Tuy nhiên đối với
mỗi nhóm làng nghề lại có nguy cơ ô nhiễm môi trường đặc trưng nên sự ảnh hưởng
đến sức khỏe của người dân khác nhau. Ô nhiễm môi trường đã gây ảnh hưởng tới
sinh hoạt và sức khỏe của nhiều hộ gia đình. Hệ lụy của việc môi trường sống không
đảm bảo là nguyên nhân tác động chủ yếu làm nhiều năm qua số người mắc bệnh ngày
càng tăng như các loại bệnh về hệ hô hấp như ho, hen, viêm phế quản; các bệnh ngoài
da, bệnh tiêu hóa,... Đặc biệt còn có chiều hướng gia tăng về những trường hợp mắc
các bệnh nguy hiểm như ung thư gan, ung thư dạ dày. Ô nhiễm môi trường làng nghề
còn làm tăng chi phí khám, chữa bệnh, làm giảm năng suất lao động, mất ngày công
lao động do nghỉ ốm và chết non. Người lao động cũng như người dân tại chính làng
nghề khi sức khỏe bị suy giảm, sẽ dẫn tới giảm năng suất lao động dẫn đến kinh tế xã
hội cũng từ đó mà đi xuống. Hơn nữa, với bề dày văn hóa và lịch sử tạo điều kiện
thuận lợi cho việc phát triển du lịch, thu hút khác thăm quan nhưng do tình trạng rác
thải, nước mặt ô nhiễm có mùi có màu gây mất cảnh quan, số lượng du khách giảm

đáng kể. Gây thiệt hại về du lịch và nền kinh tế của địa phương.

16


- Từ những tồn tại trên đưa ra kiến nghị :

Bảo vệ môi trường làng nghề không chỉ cải thiện môi trường sống, sinh hoạt cho
chính người dân địa phương mà còn cải thiện về mặt KTXH. Vì thế giảng viên sẽ đưa
ra một số giải pháp BVMT làng nghề để tất cả mọi người cùng áp dụng (bao gồm cả
cán bộ địa phương trở đi) một cách có hiệu quả như sau:
- Nâng cao năng lực cán bộ quản lý môi trường: thiết lập hệ thống quản lý môi
trường của xã mang tính chuyên trách thay vì kiêm nghiệm như hiện nay, bổ sung
nguồn cán bộ môi trường tạo cơ hội việc làm cho khối sinh viên ngành môi trường.
Các cơ quan, ban ngành cũng cần phối hợp chặt chẽ với nhau trong quá trình hoạt
động để hài hòa giữa các mục tiêu kinh tế, xã hội và môi trường. Trưởng thôn và cán
bộ lãnh đạo thôn thực hiện chức năng quản lý nhà nước về vệ sinh môi trường trên địa
bàn. Ở cấp thôn phải phân công cán bộ phụ trách kiêm nhiệm để theo dõi về vệ sinh
môi trường, giúp trưởng thôn trong việc quản lý vệ sinh môi trường trên địa bàn. Tăng
cường mạnh mẽ công tác quản lý môi trường làng nghề :
+ Đẩy mạnh hoạt động giám sát môi trường làng nghề thông qua các cam kết về
BVMT, báo cáo ĐTM và thực hiện kiểm kê nguồn thải.
+ Thanh tra, kiểm tra liên tục, xử lý vi phạm đối với các cơ sở sản xuất tại làng
nghề mà chưa được công nhận.
+ Nghiên cứu, đề ra những chế tài chặt chẽ hơn trong việc thực thi quy chế
VSMT, đối với những trường hợp cố tình không nộp phí BVMT theo quy định thì phải
dùng những biện pháp xử lý theo đúng pháp luật (có thể ngừng cung cấp điện hoặc xử
phạt hành chính... tùy theo mức độ vi phạm).
+ Cử cán bộ kỹ thuật môi trường về hướng dẫn, hỗ trợ các hộ dân lắp đặt hệ
thống xử lý nước thải (bể lọc; lắp đặt đường ống thải sinh hoạt riêng, sản xuất riêng;

…).
- quy hoạch cụm công nghiệp: có thể xây nhà xưởng tập trung, các công trình xử
lý chất thải, nước thải tập trung và mọi chi phí do các hộ dân sử dụng công trình chi
trả.( biện pháp này sẽ được UBND xã Tân Triều đề xuất với huyện và thành phố mở
rộng dự án). Biện pháp này góp phần xử lý rác tập trung, không bừa bãi, có hiệu quả.

17


Bên cạnh đó, người dân cũng cần nâng cao ý thức chấp hành nghiêm chỉnh các
quy định trong việc sản xuất nhằm tạo ra môi trường sống trong sạch để bảo vệ sức
khỏe cho chính mình.
- Giảng viên phổ biến qua về luật bảo vệ môi trường để người dân có nhận thức

cao hơn việc bảo vệ môi trường. Hệ thống văn bản pháp luật, các quy định liên quan
đến quản lý môi trường làng nghề chưa đầy đủ, người dân không nắm rõ, thậm chí là
không biết. Hiện nay có các văn bản pháp lý về bảo vệ môi trường làng nghề như:
 Điều 70, luật BVMT 2014 quy định về BVMT làng nghề.
 NĐ 19/2015/NĐ-CP quy định chi tiết về việc thi hành một số điều của luật
BVMT.
 NĐ 179/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực BVMT.
 Thông tư 46/2011/BTNTM quy định về BVMT làng nghề.
Chuyên đề 3:giải đáp thắc mắc cho người dân
Tất cả các thắc mắc của người dân sẽ được giảng viên cũng như cán bộ phòng
TNMT giải đápdễ hiểu nhất khi có thể.

18


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Chuyên đề Báo cáo thực trạng môi trường làng nghề tái chế nhựa Triều Khúc
- huyện Thanh Trì năm 2015.
2. Cục Bảo Vệ Môi Trường, 2008, Báo cáo môi trường quốc gia: Môi trường
làng nghề Việt Nam.
3. Đề tài Thực trạng môi trường lao động tại làng Triều Khúc Thanh Trì - Hà
Nội, 2013.
4. Nguyễn Thị Kim Thái, Lương Thị Mai Hương, 2011, Đánh giá thực trạng
quản lý chất thải rắn tại các làng nghề tái chế phế liệu và đề xuất các giải pháp quản
lý, Viện Khoa học và Kỹ thuật Môi trường Trường Đại học Xây dựng.
5. Phạm Thị Thương, 2013, Đồ án Đánh giá hiệu quả của hệ thống xử lý nước
thải làng nghề tái chế nhựa thôn Triều Khúc, xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, Hà Nội.
6. Trang web Diễn Đàn Tài Nguyên Và Môi Trường, chuyên đề: “Giải phóng
làng nghề tái chế gây ô nhiễm ở Triều Khúc”.
7. Trang web Vietnam+, tiêu đề: “Có cụm công nghiệp, Triều Khúc vẫn lo ô
nhiễm”.

19



×