Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

PHỤ ĐẠO HỌC SINH YẾU KÉM MÔN NGỮ VĂN LỚP 6

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (237.64 KB, 17 trang )

PHÒNG GD-ĐT HUYỆN VĨNH TƯỜNG
TRƯỜNG TH- THCS NGUYỄN KIẾN

Tên chuyên đề:
PHỤ ĐẠO HỌC SINH YẾU KÉM MÔN NGỮ VĂN LỚP 6
- Họ và tên: Cao Thị Hạnh
- Địa chỉ tác giả chuyên đề: Trường TH- THCS Nguyễn Kiến
- Điện thoại: 0376579270
- Email:

Tân Cương, tháng 10 năm 2019

1


MỤC LỤC
Nội dung
1.Tác giả chuyên đề .........................................................................
2. Tên chuyên đề ..............................................................................
3.Lĩnh vực áp dụng ..........................................................................
4. Đối tượng ....................................................................................
5. Dự kiến số
tiết ..............................................................................
6.Thực trạng vấn đề: ........................................................................
6.1. Tình hình chất lượng giáo dục của trường THCS Nguyễn Kiến
6.2. Chất lượng giáo dục môn Ngữ Văn ở trường THCS Nguyễn
Kiến
6.3. Biểu hiện yếu kém của học sinh môn Ngữ Văn trường THCS
Nguyễn Kiến
6.4. Nguyên nhân dẫn đến học sinh yếu kém
6.4.1.Về phía học sinh.....................................................................


6.4.2. Về phía giáo viên ..................................................................
6.4.3. Về phía phụ huynh ................................................................
6.4,4. Do chính sách về tổ chức trường lớp chưa hợp lí ................
7. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả phụ đạo học sinh yếu kém
môn Ngữ Văn lớp 6 ở trường TH-THCS Nguyễn Kiến ..................
7.1. Phân loại đối tượng học sinh .....................................................
7.2. Xây dựng môi trường học tập thân thiện cho học sinh ..............
7.3. Giáo dục ý thức học tập cho học sinh ........................................
7.4. Kèm cặp học sinh yếu kém ........................................................
7.5. Xác định kiến thức cơ bản, trọng tâm và ghi nhớ ......................
7.6. Phối hợp chặt chẽ với gia đình, nhà trường và GVCN ..............
7.7. Tăng cường kiểm tra, đánh giá ..................................................
8. Ví dụ minh học:
- Nội dung 1.....................................................................................
- Nội dung 2 .....................................................................................
Phần kết luận ....................................................................................

Trang
3
3
3
3
3
3

4
4
5
5
5

5
5
6
6
6
6
7
7
8
8
10
15

2


CHUYÊN ĐỀ:
PHỤ ĐẠO HỌC SINH YẾU KÉM MÔN NGỮ VĂN LỚP 6.
1.Tác giả chuyên đề:
- Họ và tên: Cao Thị Hạnh
- Chức vụ: Giáo viên
- Đơn vị công tác: Trường TH&THCS Nguyễn Kiến
- Số điện thoại: 0376579270
- Email:
2.Tên chuyên đề:
“Bồi dưỡng học sinh yếu, kém môn Ngữ văn lớp 6, ở trường TH&THCS Nguyễn
Kiến”.
3. Lĩnh vực áp dụng:
Áp dụng phụ đạo học sinh yếu, kém môn Ngữ văn lớp 6
4. Đối tượng: Học sinh lớp 6

5. Dự kiến số tiết: 30 tiết, (thực hiện vào chiều thứ năm hàng tuần).
6. Thực trạng vấn đề:
6.1. Tình hình chất lượng giáo dục của trường TH-THCS Nguyễn Kiến năm
học 2018-2019:
Giỏi: 28 hs (16,57%)
Khá: 82 hs (48,52%)
TB: 57 hs (33,73%)
Yếu: 2 hs (1,18%)
6.2.Chất lượng môn Ngữ văn ở trường TH- THCS Nguyễn Kiến năm học
2018-2019:
Giỏi: 9 hs (22,5%)
Khá:19 hs (47,5%)
TB :12 hs (30%)
* Kết quả khảo sát đầu năm :
Giỏi: 2 hs (5,6 %).
Khá: 5 hs (13,9%).
TB: 19 hs (52,7%).
Yếu: 5 hs (13,9%).
Kém: 5 hs (13,9%).
6.3. Biểu hiện yếu kém của học sinh môn Ngữ văn trường TH-THCS Nguyễn
Kiến:
- Vở viết không đủ nội dung, nhiều em còn ghi chép lẫn lộn môn Ngữ văn với các
môn học khác, chữ viết cẩu thả, nát, trình bày vở không khoa học...
- Qua các bài kiểm tra và tình hình học trên lớp, học sinh yếu kém thường mắc
nhiều lỗi sau:
*Về kiến thức:
+ Đa phần học sinh yếu học trước quên sau, có khi dạy xong một bài
các em chẳng nắm được gì ngay cả tên tác phẩm, tác giả, hoàn cảnh ra đời
của tác phẩm, thể loại, phương thức biểu đạt cũng không nhớ,...
+ Chưa hiểu được nội dung và nghệ thuật của các tác phẩm.

3


+ Chưa xác định rõ được ngôi kể, sắp xếp các sự việc không theo
trình tự hợp lí...
* Về kỹ năng:
+ Kĩ năng đọc, viết: Tình trạng “chưa đọc thông, viết thạo” (đọc chưa
thạo, đọc ngọng, vừa đọc vừa đánh vần...), không biết đọc diễn cảm...
+ Về chính tả: vở viết và bài kiểm tra còn sai chính tả nhiều (lỗi khi
phân biệt l và n; d,r và gi; x và s; ch với tr ...)
+ Về kĩ năng diễn đạt: các em còn yếu về việc nhận diện từ, câu, chưa
biết vận dụng từ câu trong khi nói và viết, cấu trúc văn bản chưa mạch lạc,
chưa rõ ràng (trong một bài văn không biết tách phần mở bài, thân bài và kết
luận)
* Về hứng thú học tập trên lớp: uể oải, không tập trung chú ý, không quan
tâm việc học...
6.4. Nguyên nhân dẫn đến học sinh yếu kém:
6.4.1: Về phía học sinh:
- Học sinh lười học: Qua quá trình giảng dạy, nhận thấy rằng các em học sinh yếu
đa số là những học sinh cá biệt, trong lớp không chú ý chuyên tâm vào việc học, về
nhà thì không xem bài, không chuẩn bị bài, không làm bài tập, cứ đến giờ học thì
cắp sách đến trường.
- Cách tư duy của học sinh: Môn ngữ văn được xem là một môn học cần
nhiều yếu tố để học tốt như: cách tư duy tinh tế, sự tỉ mỉ, cảm nhận từ xúc
cảm của từng cá nhân nên một số em với lối tư duy sơ sài, lười nhác nên
không cảm nhận được cái hay cái đẹp của ngôn ngữ cũng như văn chương. Từ
đó, một số em dần mất đi hứng thú học và dẫn đến tình trạng yếu kém.
- Học sinh bị hổng kiến thức từ lớp dưới: Đây là một điều không thể phủ nhận với
chương trình học tập hiện nay.
- Có nhiều học sinh lớp 6 đã đến tuổi dậy thì, sớm bước vào thế giới tình cảm khác

giới, yêu đương sớm. Do đó làm cho các em ngày càng xa rời việc học tập. Phần
lớn những học sinh như vậy đều bị giảm kết quả học tập, nếu không ngăn chặn kịp
thời thì dần dần các em sẽ trở thành học sinh yếu kém.
- Hiện nay trước sự phát triển như vũ bão của khoa học kĩ thuật, đặc biệt là công
nghệ thông tin, các trò chơi trên mạng internet rất đa dạng đã lôi cuốn các em học
sinh dẫn đến tình trạng học sinh sao nhãng việc học, bỏ học vì ham mê game
online ngày càng phổ biến, những học sinh như vậy đều dẫn đến kết quả học tập
yếu kém.
- Các tệ nạn xã hội (nhất là ma túy học đường) ngày càng nhiều và mức độ nguy
hiểm cho học sinh ngày càng rõ rệt đã làm cho nhiều học sinh sa ngã, khó có thể
vực dậy trong học tập cũng như trong cuộc sống, đây cũng là nguyên nhân dẫn đến
một số học sinh bỏ học vì học quá yếu, không muốn đến trường.
6.4.2: Về phía giáo viên:
- Tốc độ giảng dạy kiến thức mới và luyện tập còn nhanh khiến cho học sinh yếu
không theo kịp.
- Một số giáo viên chưa thật sự chịu khó, tâm huyết với nghề, chưa kịp thời phát
hiện và chưa thật sự giúp đỡ các em thoát khỏi yếu kém; chưa gần gũi, tìm hiểu
hoàn cảnh để động viên, hoặc khuyến khích các em khi các em có chút tiến bộ
4


trong học tập như là khen thưởng các em. Từ đó các em cam chịu, dần dần chấp
nhận với sự yếu kém của chính mình và nhụt chí không tự vươn lên...
- Bề dày kinh nghiệm của một số giáo viên của trường chưa cao, việc dự giờ thăm
lớp còn hạn chế do bị động về thời gian.
- Lập kế hoạch bồi dưỡng, thiết kế nội dung, phương pháp dạy học phù hợp.
- Trong quá trình thiết kế bài học cũng như khi lên lớp, giáo viên bố trí nội dung và
sử dụng các phương pháp dạy học phù hợp với mức độ nhận thức của các em. Giáo
án cần chi tiết, thiết kế tăng cường các câu hỏi gợi mở, câu hỏi dễ để học sinh có
thể dễ dàng trả lời câu hỏi. Tăng cường các bài tập đơn giản để tạo điều kiện cho

các em được tham gia trình bày trước lớp, từng bước giúp các em tìm được hứng
thú học tập.
- Thực tế cho thấy, mấy năm gần đây chương trình giáo dục ở bậc Tiểu học không
kiểm tra, đánh giá và cho điểm thường xuyên mà chỉ nhận xét mang tính khích lệ.
Ngoài ra giáo viên còn không được giao bài tập cho học sinh về nhà, chính vì vậy
mà các em không có sự cố gắng trong học tập. Nhưng khi lên cấp hai các em phải
kiểm tra đánh giá thường xuyên và định kì nên chưa quen với cách học ở cấp 2
6.4.3: Về phía phụ huynh :
- Nhiều phụ huynh thiếu quan tâm đến việc học tập ở nhà của con em, phó mặc
mọi việc cho nhà trường và thầy cô theo kiểu “Trăm sự nhờ thầy cô giáo”.
- Gia đình học sinh gặp nhiều khó khăn về kinh tế nên bố mẹ mải đi làm ăn, không
có thời gian quan tâm việc học của con.
- Đời sống tình cảm của phụ huynh (Bố mẹ hay cãi vã nhau , li thân, li hôn...) cũng
ảnh hưởng rất lớn tới việc học của trẻ, thường là ảnh hưởng tiêu cực, trẻ dễ chán
nản, tự ti, buồn bã .Từ đó khiến trẻ không chú tâm vào học tập, dần dần sa sút,
không theo kịp bạn bè, từ đó lại làm tăng thêm sự chán nản học của trẻ. Hậu quả ắt
dẫn đến sự yếu kém trong học tập của các em.
6.4.4: Do chính sách về tổ chức trường lớp chưa hợp lí:
Trường TH&THCS Nguyễn Kiến hiện nay, khối THCS bị dồn lớp chỉ còn
04 lớp học, mỗi khối chỉ còn 01 lớp. Do đó số học sinh ở mỗi lớp khá đông (từ 3945 học sinh). Điều khó khăn ở đây là mỗi lớp học có lẫn đủ cả học sinh: Giỏi, Khá,
Trung bình, Yếu, Kém. Do đó gây khó khăn cho giáo viên khi soạn giáo án và vận
dụng các phương pháp dạy học tích cực lên lớp. Giáo viên không thể phân loại học
sinh để sử dụng các phương pháp dạy học cho phù hợp. Do đó, nếu sử dụng
phương pháp đối với học sinh Giỏi, Khá thì học sinh Trung bình, Yếu, Kém sẽ
không theo kịp, dần dần các em sẽ hổng kiến thức vầ dẫn đến yếu, kém hơn. Nếu
sử dụng nội dung và phương pháp phù hợp với học sinh yếu, kém thì sẽ gây nhàm
chán, mất hứng thú học tập cho số học sinh khá giỏi trong lớp.
Hơn nữa, số học sinh như vậy làm cho giáo viên càng khó quan tâm cặn kẽ tới
các học sinh yếu kém trong giờ học. Muốn quan tâm các em học sinh này, giáo
viên lại phải bố trí lịch riêng, gây khó khăn cho việc thực hiện phụ đạo học sinh

yếu, kém.
7. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả phụ đạo học sinh yếu, kém môn Ngữ
văn lớp 6 ở trường TH&THCS Nguyễn Kiến:
7.1. Phân loại đối tượng học sinh:
5


- Qua theo dõi, quan sát, khảo sát chất lượng, kiểm tra vở ghi ... giáo viên phân loại
học sinh, chọn ra những em yếu, kém để có biện pháp giáo dục phù hợp.
- Ngay từ đầu năm, giáo viên phải lập danh sách học sinh yếu kém bộ môn
mình, qua phần kiểm tra khảo sát đầu năm hoặc ở năm học trước để nắm rõ
các đối tượng học sinh, lập danh sách học sinh yếu kém và chú ý quan tâm
đặc biệt đến những học sinh này.Trong mỗi tiết học như thường xuyên gọi các
em đó lên trả lời, khen ngợi khi các em trả lời đúng…
- Khối THCS của trường Th&THCS Nguyễn kiến cần xóa bỏ tình trạng dồn lớp,
mỗi khối lớp học cần được tách thành 02 lớp, trong đó 01 lớp gồm những học sinh
khá, giỏi; lớp còn lại là những học sinh trung bình, yếu, kém. Có như vậy giáo viên
mới dễ quản lí học sinh, dễ áp dụng các phương pháp dạy học tích cực, phù hợp
với nhận thức của từng đối tượng học sinh.
7.2. Xây dựng môi trường học tập thân thiện cho học sinh:
- Sự thân thiện của giáo viên là điều kiện cần để những biện pháp đạt hiệu quả cao.
Thông qua cử chỉ, lời nói, ánh mắt, nụ cười… giáo viên tạo sự gần gũi, tự tin cho
học sinh.
- Nhiều học sinh có hoàn cảnh khó khăn nhưng không dám nói ra. Khi đó giáo viên
cần gần gũi như người mẹ, người chị, người thân của các em, tạo cảm giác an toàn
nơi học sinh để các em có thể bày tỏ những khó khăn trong học tập, trong cuộc
sống của bản thân mình. Khi biết những khó khăn của các em đang gặp phải, giáo
viên kịp thời động viên, có thể phối hợp các lực lượng, các tổ chức để giúp đỡ, tạo
điều kiện tốt nhất cho học sinh vươn lên.
- Giáo viên luôn tạo cho bầu không khí lớp học thoải mái, nhẹ nhàng, không mắng

hoặc dùng lời thiếu tôn trọng với các em, đừng để cho học sinh cảm thấy sợ giáo
viên mà hãy làm cho học sinh thương yêu và tôn trọng mình. Đối với học sinh yếu
kém, giáo viên phải thật sự kiên nhẫn, tâm huyết với nghề thì mới đạt được kết quả
tích cực.
- Bên cạnh đó, giáo viên phải là người đem lại cho các em những phản hồi tích
cực. Những tiến bộ của học sinh yếu kém, dù nhỏ nhưng cũng cần được động viên
kịp thời. Giáo viên có thể động viên sự tiến bộ của các em qua điểm số, qua lời
khen...thay vì chê bai, mắng mỏ hoặc phạt trừ điểm...Nếu các em làm bài chưa
đúng cũng không nên chê bai, thay vào đó có thể dùng các từ như “Em làm bài
chưa tốt, cần cố gắng hơn nữa”, hoặc “Lần này em làm chưa được, cô tin nếu em
cố gắng thì lần sau em sẽ làm được”...
7.3. Giáo dục ý thức học tập cho học sinh:
- Giáo viên phải giáo dục ý thức học tập của học sinh, tạo cho học sinh sự hứng thú
trong học tập, từ đó sẽ giúp cho học sinh có ý thức vươn lên. Trong mỗi tiết dạy,
giáo viên nên liên hệ nhiều kiến thức vào thực tế để học sinh thấy được ứng dụng
và tầm quan trọng của môn học trong thực tiễn. Từ đây, các em sẽ ham thích và say
mê khám phá tìm tòi trong việc chiếm lĩnh tri thức.
- Bên cạnh đó, giáo viên phải tìm hiểu từng đối tượng học sinh về hoàn cảnh gia
đình và nề nếp sinh hoạt, khuyên nhủ học sinh về thái độ học tập, tổ chức các trò
chơi có lồng ghép việc giáo dục học sinh về ý thức học tập tốt và ý thức vươn lên
trong học tập, làm cho học sinh thấy tầm quan trọng của việc học. Đồng thời, giáo
viên phối hợp với gia đình giáo dục ý thức học tập của học sinh. Do hiện nay, có
6


một số phụ huynh luôn gò ép việc học của con em mình, sự áp đặt và quá tải sẽ dẫn
đến chất lượng không cao. Bản thân giáo viên cần phân tích để các bậc phụ huynh
thể hiện sự quan tâm đúng mức. Nhận được sự quan tâm của gia đình, thầy cô sẽ
tạo động lực cho các em ý chí phấn đấu vươn lên.
7.4. Kèm cặp học sinh yếu kém:

- Phân công cho học sinh khá, giỏi thường xuyên giúp đỡ các bạn yếu, kém về cách
học tập, về phương pháp vận dụng kiến thức.
- Ngoài ra, giáo viên tổ chức phụ đạo cho những học sinh yếu khi các biện pháp
giúp đỡ trên lớp chưa mang lại hiệu quả cao. Có thể tổ chức phụ đạo 01 buổi trong
một tuần hoặc nhiều hơn. Tuy nhiên, việc tổ chức phụ đạo có thể kết hợp với hình
thức vui chơi nhằm lôi cuốn các em đến lớp đều đặn và tránh sự quá tải, nặng nề.
7.5. Xác định kiến thức cơ bản, trọng tâm và cách ghi nhớ:
- Xác định rõ kiến thức trọng tâm, kiến thức nền (những kiến thức cơ bản, có nắm
được những kiến thức này mới giải quyết được những câu hỏi và bài tập) trong tiết
dạy cần cung cấp, truyền đạt cho học sinh.
- Đối với học sinh yếu kém không nên mở rộng, chỉ dạy phần trọng tâm, cơ bản,
theo chuẩn kiến thức kĩ năng, hoặc làm bài tập nhiều lần và nâng dần mức độ của
bài tập sau khi các em đã nhuần nhuyễn dạng bài tập đó.
- Nhắc lại kiến thức kiến thức cơ bản, công thức cần nhớ ở cấp THCS mà các em
đã hỏng, cho bài tập lý thuyết khắc sâu để học sinh nhớ lâu.
Ví dụ:Theo quan điểm tích hợp, giáo viên cần phải làm cho học sinh thấy
được mối quan hệ chặt chẽ giữa kiến thức của 3 phân môn: Văn -Tiếng Việt -Tập
làm văn. Song đối với mỗi phần giáo viên phải đưa ra những tồn tại mà học sinh
yếu kém hay mắc phải để từ đó khắc phục sửa chữa.
7.6. Phối hợp chặt chẽ với gia đình, nhà trường và GVCN
- Thông báo cho Ban giám hiệu, giáo viên chủ nhiệm về tình hình học tập chung
của học sinh, nhất là những học sinh chưa chịu khó, chưa tích cực đề xuất các hình
thức khen thưởng , kỉ luật kịp thời.
- Phối hợp với gia đình để nâng cao chất lượng dạy - học: có thể trao đổi với phụ
huynh qua buổi họp phụ huynh, hoặc đến gặp gỡ với gia đình, trao đổi qua điện
thoại, thư, … để gia đình đôn đốc nhắc nhở, kiểm tra học sinh giúp học sinh chăm
chỉ tích cực hơn nhằm nâng cao chất lượng học tập bộ môn.
- Có thể đề nghị nhà trường tổ chức họp phụ huynh từng lớp hoặc theo đối tượng
học sinh (Trung bình, Yếu) để thông báo với gia đinh, bàn với gia đình những biện
pháp nâng cao chất lương học tập.

7.7. Tăng cường kiểm tra, đánh giá:
- Kiểm tra vở ghi: Kiểm tra chữ viết, kiểm tra nội dung ghi chép có đầy đủ không
(nhắc nhở về cách ghi chép).
- Kiểm tra SGK, sách tham khảo, vở nháp của học sinh. Học sinh nào chưa có,
chưa đúng yêu cầu thì nhắc nhở bổ sung để kiểm tra lại. Nên giới thiệu một số sách
tham khảo cho học sinh sưu tầm để học tập.
- Kiểm tra miệng: cần tiến hành thường xuyên trong các tiết học. Kiểm tra miệng
có thể là tác giả, bài văn; kiểm tra viết có thể cho học sinh viết nội dung nghệ thuật
của tác phẩm truyện, bài thơ,......
7


-Kiểm tra 15 phút, 1 tiết, học kì...cần chú ý ra đề phù hợp với đối tượng học sinh
yếu kém, các câu hỏi đòi hỏi kiểm tra mức độ nhận biết và thông hiểu là chú yếu.
Khi chấm bài cần chữa bài chi tiết, nhận xét và đánh giá mang tính khuyến khích
động viên các em.
8. Lên kế hoạch thực hiện:
Buổi
1
2
3
4
5
6
7
8

Nội dung
Luyện ôn về các văn bản dân gian đã học
Ôn tập kiến thức Tiếng Việt phần từ loại và cụm từ

Ôn những kiến thức chung về kiểu bài tự sự.
Rèn kỹ năng làm bài văn tự sự
Chữa lỗi dùng từ,diễn đạt, chính tả.
Ôn tập Tiếng Việt: Các phép tu từ
Ôn tập văn miêu tả
Rèn kỹ năng làm bài văn miêu tả

9. Ví dụ minh họa
NỘI DUNG 1: LUYỆN ÔN VỀ CÁC VĂN BẢN DÂN GIAN ĐÃ
HỌC
Bài tập 1:
- GV: Em hãy kể tên các truyền thuyết, truyện cổ tích mà em đã
học và đọc thêm?
- HS trả lời:
- Các truyền thuyết đã học và đọc thêm:
+ Con Rồng cháu Tiên
+ Bánh chưng ,bánh giầy
+ Thánh Gióng.
+Sơn Tinh,Thủy Tinh
+ Sự tích Hồ Gươm.
- Các truyện cổ tích:
+ Sọ Dừa
+ Thạch Sanh.
+ Em bé thông minh.
+ Cây bút thần.
+ Ông lão đánh cá và con cá vàng.
- GV: Hướng dẫn cách đọc, Sau đó gọi học sinh đọc. Nhận xét cách
đọc và uốn nắn cách đọc cho các em.
- GV: Em hãy kể lại truyện con Rồng cháu Tiên?
-> Nhận xét, biểu dương các em kể chuyện tốt.

- GV: Yêu cầu các em nhắc lại các niệm về truyền thuyết,truyện cổ
tích, truyện ngụ ngôn, truyện cười?
Bài tập 2: Một số câu hỏi trắc nghiệm:
Câu 1: Truyền thuyết thể hiện điều gì của nhân dân ta?
8


kể.

A. Thể hiện những nhận xét, đánh giá về sự kiện, nhân vật lịch sử đ ược

B. Thể hiện những điều tưởng tượng độc đáo của nhân dân ta.
C. Thể hiện sự giải thích về những truyền thống của dân tộc Việt Nam.
D. Thể hiện cái nhìn của nhân dân ta về các sự việc trong đ ời s ống.
Câu 2: Truyện"Con Rồng Cháu Tiên" thuộc thể loại gì?
A. Nghị luận
B. Truyền thuyết
C. Tự sư
D. Miêu tả
Câu 3: Truyện "Con Rồng Cháu Tiên" thuộc:
A. Những câu chuyện truyền thuyết đầu thời đại Hùng Vương.
B. Những câu chuyện truyền thuyết thời đại Hùng Vương.
C. Những câu chuyện cổ đầu thời đại Lê Sơ.
D. Những câu chuyện cổ thời đại Lê Sơ.
Câu 4: Lạc Long Quân và Âu Cơ thuộc dòng dõi như thế nào?
A. Lạc Long Quân: con Thần Nông, thuộc gióng tiên; Âu C ơ: con th ần
biển, thuộc nòi rồng.
B. Lạc Long Quân: con Thần Nông – tầng lớp nông dân; Âu C ơ: con th ần
biển – tầng lớp ngư dân.
C. Lạc Long Quân: con thần biển, thuộc gióng tiên; Âu C ơ: con Th ần

Nông, thuộc nòi rồng.
D. Lạc Long Quân: con thần Long Nữ, thuộc nòi rồng; Âu Cơ: con Th ần
Nông, thuộc giống tiên.
Câu 5: Âu Cơ sinh ra trăm người con như thế nào?
A. Cao to, vạm vỡ.
B. Khỏe mạnh, đẹp đẽ, lớn nhanh như thổi.
C. Khôi ngô, tuấn tú.
D. Tất cả đều đúng.
Câu 6: Hai người chia con như thế nào?
A. 50 con xuống biển, 50 con lên non.
B. 100 con theo Long Quân xuống biển, Âu Cơ ở lại một mình.
C. 75 con theo Long Quân xuống biển, 25 con theo Âu C ơ lên non.
D. 100 con cùng ở lại với Âu Cơ.
Câu 7: Vì sao hai người không thể chung sống cùng nhau?
A. Vì hai người không còn yêu nhau.
B. Vì Lạc Long Quân nhớ mẹ, nhớ nhà.
C. Vì Âu Cơ sinh con kỳ lạ nên Lạc Long Quân sợ hãi.
D. Vì Lạc Long Quân vốn quen sống dưới biển, không thể ở cạn hoài
được.
Câu 8: Người con trai trưởng theo Âu Cơ lên ngôi vua và lấy hiệu là:
A. Lê Hoàng
B. Hùng Vương
C. Lê Lợi
D. Hào Hùng
Câu 9: Ý nghĩa văn bản "Con Rồng Cháu Tiên":
A. Ca ngợi truyền thống yêu nước, yêu thương con người của dân tộc ta.
B. Truyện kể ca ngợi nguồn gốc cao quý và ý nguy ện đoàn kết gắn bó
của của dân tộc ta.
9



ta.

C. Ca ngợi truyền thống đoàn kết, bền vững và thống nh ất của dân t ộc

D. Truyện ca ngợi ý chí, sức mạnh phi thường của nhân dân ta th ời đ ại
Hùng Vương.
Câu 10: Yếu tố tưởng tượng kì ảo là gì?
A. Là những yếu tố có thật nhưng có chút hư cấu.
B. Là những yếu tố kì lạ, có thật trong cuộc sống.
C. Là những yếu tố không có thật, mang tính chất hoang đường.
D. Là những yếu tố không có thật nhưng lại có lý.
Câu 11: Truyền thuyết "Con Rồng Cháu Tiên" gồm những nhân vật nào?
A. Lạc Long Quân, Âu Cơ và những đứa con.
B. Lạc Long Quân, Âu Cơ, thần Long Nữ.
C. Lạc Long Quân, Âu Cơ, thần Long Nữ và Thần Nông.
D. Lạc Long Quân và Âu Cơ.
Câu 12: Truyền thuyết "Con Rồng Cháu Tiên" muốn nói lên điều gì?
A. Tất cả những con người Việt Nam đều là anh em một nhà, đều cùng
một mẹ sinh ra.
B. Tất cả những con người Việt Nam đều là những người xa lạ, mỗi
người một phương, không ai quen ai.
C. Tất cả những con người Việt Nam đều thuộc những dân tộc khác
nhau, cùng sống trên một đất nước.
D. Tất cả những con người Việt Nam đều là con cháu c ủa thân Long N ữ,
của Thần Nông.
Câu 13: Truyền thuyết là gì?
A. Những câu truyện hoang đường.
B. Câu chuyện với những yếu tố hoang đường nhưng có liên quan đến
các sự kiện, nhận vật lịch sử của một dân tộc .

C. Lịch sử dân tộc, đất nước phản ánh chân thức trong các câu chuy ện
về một hay nhiều nhân vật lịch sử.
D. Cuộc sống hiện thực được kể lại một cách nghệ thuật .
Câu 14: Đặc điểm chủ yếu của truyền thuyết để phân biệt với thần thoại là
gì?
A. Nhân vật là thần thánh hoặc là người.
B. Nhân vật và hành động của nhân vật không có màu sắc thần thánh .
C. Gắn liền với các sự kiện nhân vật lịch sử.
D.Truyện không có yếu tố hoang đường, kì lạ.
Bài tập 2.
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: “...Bấy giờ có giặc Ân đến xâm phạm bờ
cõi nước ta. Thế giặc mạnh, nhà vua lo sợ, bèn sai sứ giả đi khắp nơi rao tìm
người tài giỏi cứu nước. Đứa bé nghe tiếng rao, bỗng dưng cất tiếng nói: “Mẹ
ra mời sứ giả vào đây”. Sứ giả vào, đứa bé bảo: “Ông về tâu với vua sắm cho
ta một con ngựa sắt, một cái roi sắt, và một tấm áo giáp sắt, ta sẽ phá tan lũ
10


giặc này”. Sứ giả vừa kinh ngạc, vừa mừng rỡ, vôi vàng về tâu vua. Nhà vua
truyền cho thợ ngày đêm làm gấp những vật chú bé dặn.”
(Thánh
Gióng)
1. Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt chính nào?
A. Miêu tả.
B. Tự sự.
C. Biểu cảm.
D. Nghị luận.
2. Đoạn văn trên nhằm mục đích gì?
A. Tả cảnh nhà của Gióng.
B. Kể về người và việc.

C.Nêu cảm nghĩ của Thánh Gióng.
D. Bàn về tình cảnh đất nước ta lúc đó.
3. Trong đoạn văn trên có bao nhiêu từ láy?
A. Một từ.
B. Hai từ.
C. Ba từ.
D. Bốn từ.
4. Trong các từ sau từ nào là từ mượn?
A. Ngày đêm.
B. Bấy giờ.
C. Làm.
D. Sứ giả.
- Gọi HS lên bảng trình bày từng bài.
- Gọi HS nhận xét- sửa chữa.
- GV nhận xét- sửa chữa, cho điểm (nếu học sinh làm tốt)
NỘI DUNG 3: ÔN TẬP NHỮNG KIẾN THỨC VỀ VĂN TỰ SỰ
Bài tập 1 : Đọc các đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
Đoạn 1: Vua và đình thần chị thằng bé là thông minh lỗi lạc. Nh ưng vua
vẫn còn muốn thử một lần nữa. Qua hôm sau, khi hai cha con ăn c ơm ở công
quán, bỗng có sứ nhà vua mang tới một con chim sẻ, với lệnh bắt h ọ ph ải
dọn thành ba cỗ thức ăn. Em bé nhờ cha lấy cho mình một cái kim may, r ồi
đưa cho sứ giả, bảo:
- Ông cầm lấy cái này về tâu đức vua xin rèn cho tôi thành m ột con dao đ ể s ẻ
thịt chim.
Vua nghe nói, từ đó mới phục hẳn.
(Em bé thông minh).
Đoạn 2: “Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng
lớn lắm. Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường
tráng. Đôi càng tôi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần
và nhọn hoắt. Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi

co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. Nh ững ngọn cỏ gãy r ạp, y nh ư
có nhát dao vừa lia qua. Đôi cánh tôi, trước kia ngắn hủn hoẳn, bây giờ thành
cái áo dài kín đến tận chấm đuôi. Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành
phạch giòn giã”.
(Trích: Dế Mèn phiêu lưu kí).
11


GV: Hai đoạn văn được trên được kể theo ngôi nào? Dựa vào dấu hiệu
nào để nhận biết điều đó?
- Cho HS thảo luận theo nhóm và nhận xét.
GV chốt:
+Đoạn 1: Kể theo ngôi thứ ba
Dấu hiệu nhận biết: người kể giấu mình, không biết ai kể.
+Đoạn 2: Kể theo ngôi thứ nhất
Người kể hiện diện và xưng là “tôi”
GV: Trong hai ngôi kể trên, ngôi kể nào có thể kể tự do, không bị h ạn ch ế,
còn ngôi nào chỉ được kể những gì mình biết và đã trải qua?
- Cho HS thảo luận theo nhóm và nhận xét.
GV chốt: Trong hai ngôi kể trên, ngôi kể thứ ba cho phép
người kể chuyện được tự do hơn. Ngôi kể thứ nhất “tôi” chỉ kể
được những gì “tôi” biết, thấy mà thôi.
Bài tập 2:
a. Em hãy tóm tắt các sự việc trong truyện “Ông lão đánh cá và
con cá vàng” và cho biết các sự việc trong truyện được kể theo
thứ tự nào?
* Cho HS thảo luận và nhận xét.
* GV chốt: +Các sự việc chính trong truyện “Ông lão đánh cá và
con cá vàng”:
- Giới thiệu ông lão đánh cá

- Ông lão bắt được cá vàng, thả cá, cá hứa.
- Năm lần ra biển gặp cá vàng và kết quả mỗi lần.
+Bài văn kể theo thứ tự tự nhiên: Việc xảy ra trước
kể trước, việc xảy ra sau kể sau.
b. Đọc bài sau:
Cái tin thằng Ngỗ bị chó cắn rách cả bắp chân, được băng
bó ở trạm y tế xã đến chiều nay đã truyền đi khắp xóm.
Số là trưa nay, khi xóm làng đang yên tĩnh, thì vang lên
tiếng kêu thất thanh, mỗi lúc một rõ: “Chó dại! Chó dại! Cứu tôi
với! Nhiều người nghe, nhận ra tiếng thằng Ngỗ, nên chẳng ai
chạy ra ứng cứu. Bởi dân trong xóm đã một lần mắc lừa thằng
Ngỗ.
Ngỗ mồ côi cha mẹ từ sớm, hiện sống với bà ngoại, một
người quanh năm ốm yếu, nhà lại nghèo. Thiếu sự rèn cặp của
bố mẹ, Ngỗ đi học bữa được bữa cái, rồi cuối cùng bỏ học luôn,
suốt ngày lêu lổng. Người trong xóm không ai muốn cho con
cái mình chơi với Ngỗ. Một hôm, chẳng biết buồn tình thế nào,
đang giữa trưa yên ắng, Ngỗ ta vun một đống tướng vừa cỏ,
vừa rạ ở đầu làng, rồi đốt lên, gió từ cánh đồng làm cho lửa
cháy rùng rùng. Thằng Ngỗ vừ chạy vừa la: “Cháy! Cháy! Cứu
với!”. Nhiều người tưởng thật chạy ra, có người xách cả xô
nước, cầm câu liêm. Ngỗ thấy đánh lừa được nhiều người, cười
12


khanh khách rồi bỏ chạy. Mọi người tức giận lắm. Có người nói
với bà lão: “Bà phải đe cháu bà, cứ thế này rồi thì không hay
đâu!”. Bà ngoại đã khóc nhiều lần với cháu mà Ngỗ vẫn chứng
nào tật ấy. Sự việc hôm nay chỉ là hậu quả của việc làm trước
đây của Ngỗ mà thôi. Người trong xóm còn lo, chuyện chó dại

cắn đâu chỉ băng bó mà xong, còn phải tiêm nhiều mũi vắc-xin
mới yên được. Liệu thằng bé có rút được bài học không?
GV: Thứ tự các sự việc trong bài văn diễn ra như thế nào?
Bài văn được kể theo thứ tự nào?
* Cho HS thảo luận và nhận xét.
GV chốt:
+ Các sự việc:
- Ngỗ mồ côi cha mẹ, không có người kèm cặp.
- Ngỗ trở nên lêu lổng, hư hỏng, bị mọi người xa lánh.
- Ngỗ tìm cách trêu chọc, đánh lừa mọi người làm họ mất lòng
tin.
- Khi Ngỗ bị chó dại cắn thật, kêu cứu thì không ai đến cứu.
- Ngỗ phải băng bó, tiêm thuốc phòng dại’
+ Bài văn kể theo thứ tự: kể từ hậu quả rồi kể ngược lên
kể nguyên nhân kể theo hồi tưởng.
Bài tập 3: Ví dụ minh họa: Rèn kỹ năng viết đoạn văn
tự sự
Tiết 1:
+ GV: Hãy viết một đoạn văn kể về một việc làm tốt mà em đã
làm?.(Đoạn văn khoảng 10 đến 12 câu).
+ GV: Hướng dẫn học sinh trả lời các câu hỏi:
- Đoạn văn kể theo ngôi thứ mấy?
- Xác định đoạn văn mà cô yêu cầu viết thuộc phần nào
của bài văn?
- Em làm việc tốt với ai?
- Sự việc diễn ra ở đâu? Diễn ra như thế nào?Trong
không gian, thời gian nào?
- Sự việc đó đã tạo nên kết quả như thế nào? ỷ nghĩa
của việc làm đó?
Tiết 2: Cho học sinh thực hành viết đoạn văn.

Tiết 3: Nhận xét ,sửa chữa, rèn kỹ năng dùng từ,diễn đạt cho
học sinh.
GV: Cho một đề bài khác về nhà các em làm.
NỘI DUNG 4. RÈN KĨ NĂNG LÀM BÀI VĂN TỰ SỰ
Bài tập 1. Cho các đoạn văn sau:
1. Hùng Vương thứ mười tám, có một người con gái tên là Mị
Nương, người đep như hoa, tính nết hiền dịu. Vua cha yêu
13


thương nàng hết mực, muốn kén cho con một người chồng
thật xứng đáng.
2. Một hôm có hai chàng trai đến cầu hôn. Một người ở vùng núi
Tản Viên có tài lạ (...). Người ta gọi chàng là Sơn Tinh. Một
người ở miền biển, tài năng cũng không kém (...). Người ta gọi
chàng là Thủy Tinh. (...), cả hai đều xứng đáng làm rể vua
Hùng.
3. Thủy Tinh đến sau, không lấy được vợ, đùng đùng nổi giận,
đem quân đuổi theo đòi cướp Mị Nương. Thần hô mưa gọi gió,
làm thành dông bão, rung chuyển cả đất trời, dâng nước sông
lên cuồn cuộn đánh Sơn Tinh. Nước ngập ruộng đồng, nước
ngập nhà cửa, nước dâng lên lưng đồi, sườn núi, thành Phong
Châu như nổi lềnh bềnh trên một biển nước.
Câu hỏi: Hãy cho biết mỗi đoạn văn biểu đạt ý chính nào?
Gạch dưới câu biểu đạt ý chính.
- Cho HS thảo luận theo nhóm và trình bày:
Đoạn 1: Vua Hùng kén rể
Đoạn 2: Hai thần đến cầu hôn
Đoạn 3: Thủy Tinh dâng nước đánh Sơn Tinh.
- HS nhận xét, đóng góp ý kiến

- GV chốt ý:
+ Mỗi đoạn văn thường có một ý chính, diễn đạt thành một câu
+ Các câu khác diễn đạt các ý phụ làm sáng tỏ ý chính.
Bài tập 2: Kể một câu chuyện em thích bằng lời văn của em.
GV: Cần hướng dẫn
1. Tìm hiểu đề: Đề bài nêu ra những yêu cầu nào?
- Yêu cầu: chuyện em thích bằng lời văn của em.
- Cụ thể: Tự do lựa chọn chuyện mình thích
2.
3.
-

Lập ý:
Xác định nội dung sẽ viết trong bài
Chọn nhân vật, sự việc, diễn biến, ý nghĩa truyện.
Lập dàn ý: Truyện Thánh Gióng
a. Mở bài: giới thiệu truyện và nhân vật Thánh Gióng.
b. Thân bài: Diễn biến các sự việc( kể 8 sự việc)
Sự ra đời của Thánh Gióng
Thánh Gióng biết nói và nhận trách nhiệm đánh giặc.
Thánh Gióng lớn nhanh như thổi
Thánh Gióng vươn vai trở thành tráng sĩ.
Thánh Gióng đánh tan giặc
Thánh Gióng lên núi cởi bỏ áo giáp, bay về trời.
Vua lập đền thờ, phong danh hiệu
Dấu hiệu còn lại về Thánh Gióng.
c. Kết bài: Cảm nghĩ về truyện.
14



4. Viết bài:
- GV: Cho học sinh viết từng phần
- GV nhận xét cách viết, chửa sữa các lỗi trong bài của
các em.
NỘI DUNG 5. CHỮA LỖI DIỄN ĐẠT, CHÍNH TẢ, DÙNG TỪ.
Bài tập 1. Lựa chọn từ thích hợp ở cột A điền vào câu ở cột
B để tạo thành câu đúng.
A
B
a. quyên góp
1. Người lính già
b. kiên cường
rất...........dũng cảm.
c. bàng quang
2. Bạn Nam rất...........với công
d. tràn ngập
việc của lớp.
e. sẵn sàng
3. Lớp em đã...........nhiều sách
g. nhiệt tình.
vở và đồ dùng học tập giúp
h. hoàn thành.
các bạn HS miền Trung bị bão
i. tuỳ tiện.
lũ.
k. tuỳ ý
4. Bố tôi.........nhận nhiệm vụ
trước khi lên đường.
5. Thành phố HCM............cờ
hoa trong ngày chiến thắng.

6. Chúng ta hãy
..............những công việc được
cô giao cho.
7. Chúng ta không thể đi
lại..........
8. Việc đó làm thế
nào............bạn
Đáp án:
1- b; 2- g; 3- a; 4- e; 5- d; 6- h; 7- i; 8- k.
Bài tập 2: Điền tr/ ch, s/ x, r/ d/ gi, l/ n vào chỗ trống:
-…ái cây, …ờ đợi, ...uyển chỗ, …ải qua, …ôi chảy, ...ơ trụi,
nói ...uyện, chương ...ình, …ẻ tre.
- …ấp ngửa, sản…uất, …ơ sài, bổ …ung, …ung kích, …ua
đuổi, cái …ẻng, …uất hiện, chim…áo, ...âu bọ.
- …ũ rượi, …ắc rối, …ảm giá, giáo …ục, rung …inh, rùng …
ợn, …ang sơn, rau …iếp, …ao kéo, …ao kèo, …áo mác.
- …ạc hậu, nói …iều, gian …an, …ết na, …ương thiện, ruộng
…ương, …ỗ chỗ, lén …út, bếp …úc, …ỡ làng.
Đáp án:

15


- Trái cây, chờ đợi, chuyển chỗ, trải qua, trôi chảy, trơ trụi, nói chuyện,
chương trình, chẻ tre.
- Sấp ngửa, sản xuất, sơ sài, bổ sung, xung kích, xua đuổi, cái xẻng, xuất
hiện, chim sáo, sâu bọ.
- Rũ rượi, rắc rối, giảm giá, giáo dục, rung rinh, rùng rợn, giang sơn, rau
diếp, dao kéo, giao kèo, giáo mác.
- Lạc hậu, nói liều, gian nan, nết na, lương thiện, ruộng nương, lỗ chỗ, lén lút,

bếp núc, lỡ làng.
Bài tập 3:Trong các câu sau những từ nào dùng không đúng:
a.Ngày mai, chúng sẽ đi thăm quanViện bảo tàng của tỉnh.
- Ông họa sĩ già nhấp nháy bộ ria mép quen thuộc.
- HS nhận xét, đóng góp ý kiến
- GV chốt: Từ dùng không đúng, nguyên nhân mắc lỗi là do lẫn lộn
các từ gần âm
a. Thăm quan
b. Nhấp nháy
Sửa lại: Thay từ “thăm quan” bằng từ “tham quan”
Thay từ “nhấp nháy” bằng từ “mấp máy”
a. Ngày mai, chúng em sẽ đi tham quan Viện bảo tàng của
tỉnh
b. Ông họa sĩ già mấp máy bộ ria mép quen thuộc.
10. Kết quả- bài học kinh nghiệm:
Sau khi áp dụng những bồi dưỡng học sinh yếu kém bước đầu tôi nhận thấy các
em đã có sự tiến bộ , tự tin hơn trong học tập cụ thể:
Tổng
số
học
sinh

Khối
6: 36

Giỏi

Khá

Trung bình


Yếu

Kém

TS

%

TS

%

TS

%

TS

%

TS

%

4

11,1%

7


19,4%

21

58,3%

2

5,6%

2

5,6%

11. Đề xuất kiến nghị: Đề nghị các cấp lãnh đạo có chế độ hỗ trợ cho giáo viên
phụ đạo học sinh yếu kém.
12: Kết luận:
Để khắc phục tình trạng học sinh yếu kém, ta vừa phải cố gắng nâng cao hiệu
quả giảng dạy ở trên lớp vừa phải tăng cường phụ đạo, giúp đỡ riêng các học sinh
học yếu theo thời khóa biểu của nhà trường. Lý do là vì trong các lớp đồng loạt, dù
giáo viên có cố gắng giảng dạy sát đối tượng đến đâu đi nữa thì việc truyền thụ

16


kiến thức và luyện tập cũng cần phải được tiến hành theo trình độ chung của cả
lớp.
Giáo viên phải là người chịu khó, kiên trì, không nản lòng trước sự chậm tiến
của học sinh, phải biết phát hiện ra sự tiến bộ của các em cho dù là rất nhỏ để kịp

thời động viên khuyến khích tạo niềm tin cho các em cầu tiến.
Nói tóm lại, kết quả tiến bộ của học sinh phụ thuộc chủ yếu vào sự nhi ệt
huyết của người giáo viên. Vì vậy, mỗi người giáo viên chúng ta c ần c ố g ắng
hết mình để giáo dục các em trở thành những con người có ích cho xã hội.
Trên đây là chuyên đề bồi dưỡng học sinh yếu kém Ngữ Văn 6, do th ời gian
nghiên cứu không được nhiều chắc c hắn không tránh khỏi những thiếu xót,
hạn chế. Rất mong các đồng chí đồng nghiệp đóng góp thêm ý kiến đ ể
chuyên đề được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn.
Dyệt của Ban giám hiệu
Phó hiệu trưởng

Tân Cương, ngày 15 tháng 10 năm 2019
Tác gi ả chuyên đ ề
(Kí, ghi rõ h ọ tên)

Lê Công Hưng

Cao Thị Hạnh

17



×