Tải bản đầy đủ (.doc) (39 trang)

skkn một số giải pháp nâng cao hiệu quả phụ đạo học sinh yếu kém môn ngữ văn lớp 12 ở trường THPT vinh xuân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (245.45 KB, 39 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong xu thế khoa học – kĩ thuật phát triển như vũ bão, xã hội biến đổi
không ngừng theo dòng chảy của thời gian. Con người hiện tại và trong tương
lai phải là những con người có trình độ nhận thức, năng động, sáng tạo để thích
ứng với những đổi thay của xã hội, thời đại. Với yêu cầu đó giáo dục đóng vai
trò hết sức quan trọng để đào tạo ra những con người có trình độ, năng lực theo
kịp xu thế của thời đại, vì vậy Nghị quyết TW 2 khóa VIII đã chỉ rõ “Giáo dục
– đào tạo là quốc sách hàng đầu, là nhân tố phát triển kinh tế - xã hội, là cơ sở
để thực hiện công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước”.
Chính vì thế mà trong những năm qua bộ giáo dục – đào tạo đã quán triệt
chặt chẽ về qui chế đánh giá, xếp loại học lực của học sinh và quá trình thực
hiện cuộc vận động hai không với bốn nội dung: “Nói không với bệnh thành
tích trong giáo dục và tiêu cực trong thi cử, nói không với vi phạm đạo đức nhà
giáo và học sinh không đạt chuẩn lên lớp” do bộ giáo dục – đào tạo chỉ đạo đã
đem lại sự đánh giá thực chất về chất lượng của học sinh. Theo đó, số lượng học
sinh yếu kém có chiều hướng tăng cao hơn so với những năm trước đây. Đây là
thực trạng mà chúng ta phải chấp nhận và cần tìm ra những giải pháp phù hợp
để cải thiện trên tinh thần không chạy theo những thành tích nhưng phải nâng
cao chất lượng thực của học sinh. Đây không những là trách nhiệm của các nhà
quản lí mà còn là trách nhiệm của toàn thể đội ngũ giáo viên.
Với trường THPT Vinh Xuân một trong những mục tiêu quan trọng hàng
đầu là nâng cao chất lượng học tập của học sinh, giảm tỷ lệ học sinh yếu kém
trên tinh thần đánh giá thực chất năng lực của các em. Xuất phát từ những khó
khăn thực tế của nhà trường mà trong những năm qua tỷ lệ học sinh yếu kém
vẫn còn cao.
Đặc biệt với môn Ngữ văn, một môn được coi là “không ưa thích”,
“không thịnh hành” nên học sinh còn xem nhẹ, coi thường, học mang tính chất
đối phó với thầy cô trên lớp nhất là học sinh khối 12. Điều này ảnh hưởng
không nhỏ đến tỷ lệ học sinh yếu kém của nhà trường.
-1-




Vì những lí do trên bản thân tôi chọn đề tài: “Một số giải pháp nâng cao
hiệu quả phụ đạo học sinh yếu kém môn Ngữ văn lớp 12 ở trường THPT
Vinh Xuân”.
2. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu và đưa ra một số giải pháp giảm tỷ lệ học sinh yếu kém môn Ngữ
văn lớp 12 ở trường THPT Vinh xuân.
3. Đối tượng nghiên cứu
Tỷ lệ học sinh yếu kém môn Ngữ văn khối 12 ở trường THPT Vinh Xuân.
4. Phương pháp nghiên cứu
Xuất phát từ thực tế giảng dạy các giờ Ngữ văn lớp 12 ở trường trung học
phổ thông Vinh Xuân.
Qua nghiên cứu một số tài liệu tham khảo về phương pháp giảm tỷ lệ học
sinh yếu kém môn Ngữ văn bản thân tôi đã tiến hành phân tích, tổng hợp, khái
quát nhằm đưa ra một số giải pháp giảm tỷ lệ học sinh yếu kém môn Ngữ văn
khối 12 ở trường THPT Vinh Xuân.

-2-


PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
THỰC TRẠNG VỀ TỶ LỆ HỌC SINH YẾU KÉM
MÔN NGỮ VĂN LỚP 12 Ở TRƯỜNG THPT VINH XUÂN
Trong những năm qua ban giám hiệu cùng toàn thể đội ngũ cán bộ giáo
viên của nhà trường đã có nhiều nỗ lực để nâng cao chất lượng học tập của học
sinh. Với sự cố gắng đó chúng tôi đã đạt được một số kết quả nhất định: tỷ lệ
học sinh khá, giỏi tăng lên; học sinh đạt các giải cao trong kì thi học sinh giỏi
cấp tỉnh; học sinh đỗ vào các trường đại học, cao đẳng cũng tăng lên. Bên cạnh

đó vẫn còn một bộ phận không nhỏ học sinh có kết quả học lực yếu, kém trong
số những học sinh đó phần lớn là do yếu kém môn Ngữ văn đặc biệt là học sinh
khối 12. Đó là một thực trạng đáng buồn đối với nhà trường nói chung và giáo
viên giảng dạy môn Ngữ văn nói riêng.
Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy môn Ngữ văn lớp 12 lại là tổ trưởng
chuyên môn bản thân tôi thật sự trăn trở và suy nghĩ phải làm thế nào để khắc
phục tình trạng này. Vì vậy, để tìm ra giải pháp phù hợp tôi đã tìm hiểu và nắm
bắt thực trạng cụ thể về tỷ lệ học sinh yếu kém môn Ngữ văn khối 12 ở nhà
trường trong những năm qua cụ thể như sau:
Năm học 2011-2012 tỷ lệ học sinh yếu, kém khối 12 là 17,5%
Năm học 2012-2013 tỷ lệ học sinh yếu, kém khối 12 là 13,6%
Học kì I năm học 2013-2014 tỷ lệ học sinh yếu, kém khối 12 là 26,5%

-3-


CHƯƠNG 2
MỘT SỐ NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN TỶ LỆ HỌC SINH YẾU KÉM
MÔN NGỮ VĂN LỚP 12 Ở TRƯỜNG THPT VINH XUÂN
Từ thực trạng của vấn đề bản thân tôi nghĩ rằng nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ
học sinh yếu, kém môn Ngữ văn khối 12 có rất nhiều nhưng ở đây tôi chỉ đưa ra
một số nguyên nhân chủ yếu nhất:
2.1. Về phía học sinh
2.1.1. Ý thức học tập chưa tốt
Do các em chưa nhận thức được Ngữ văn là môn học làm cơ sở để hỗ trợ
cho nhiều môn học khác và bồi đắp nhân cách tâm hồn cho con người nên còn
xem nhẹ, coi thường và nghĩ rằng đó là môn học không quan trọng, không cần
đầu tư nhiều thời gian vì nó là môn học không khó chỉ cần học thuộc bài và đọc
một số tài liệu tham khảo là đủ.
Các em không mấy hứng thú với môn Ngữ văn vì đây là môn học không có

nhiều khả năng lựa chọn ngành nghề để thi vào các trường đại học, cao đẳng
sau này.
Các em là học sinh khối 12 ý thức học lệch thể hiện rất rõ, đa số các em
đều chọn thi vào khối A,B mà rất ít em chọn khối C, D. Vì vậy, các em chỉ học
môn Ngữ văn một cách qua loa đối phó với giáo viên trên lớp còn ở nhà không
có sự đầu tư thích đáng về thời gian.
Ở nhà các em không chuẩn bị bài tốt, không đọc trước văn bản, đến lớp
không chú ý nghe giáo viên giảng bài, không ghi bài đầy đủ nên không tiếp thu
được kiến thức bài mới.
Một số em bị hỏng kiến thức từ những lớp dưới, có năng lực học tập yếu,
kém nên càng tỏ ra chán nản trong việc học tập, đến lớp không nắm bắt được
nội dung bài mới, ngày càng lơ là bỏ bê việc học dẫn đến yếu, kém trong các kì
thi…
2.1.2. Phương pháp học tập không phù hợp

-4-


Đa số học sinh đều nghĩ rằng học Văn không khó, không cần phải tư duy
như những môn khoa học tự nhiên khác nên các em chọn cách học thuộc bài
một cách máy móc như “học vẹt” học xong chẳng nhớ được gì, chẳng biết nội
dung tác phẩm đó bàn đến vấn đề gì nên không có khả năng phân tích và cảm
thụ tốt văn bản, không nắm chắc được phương pháp làm bài cho từng dạng bài
cụ thể.
Một số học sinh lười biến, chán học nên không chuẩn bị tốt tâm thế cho giờ
học Ngữ văn vì vậy khả năng tiếp thu bài không tốt dẫn đến hậu quả không hiểu
bài và yếu kém môn Ngữ văn.
Một số em còn hạn chế năng khiếu phân tích, cảm thụ, diễn đạt lưu loát
cũng như nói viết đúng chuẩn…
2.2. Về phía giáo viên

2.2.1. Phương pháp giảng dạy chưa phù hợp
Đa số giáo viên của tổ Ngữ văn trong nhà trường đều được đào tạo đạt
chuẩn và trên chuẩn, tận tụy với công việc, quan tâm đến học sinh nhưng nhiều
khi phương pháp dạy chưa phù hợp với từng đối tượng học sinh điều đó cũng
làm tăng lên tỷ lệ học sinh yếu, kém của bộ môn.
Môn Ngữ văn là một môn học gồm ba phân môn: Đọc văn, Làm văn,
Tiếng Việt. Mỗi phân môn đều có một phương pháp giảng dạy riêng, mỗi bài
mỗi thể loại văn bản cũng đòi hỏi một phương pháp riêng nên việc lựa chọn
phương pháp phù hợp là một điều rất khó. Người giáo viên đứng lớp có khi vẫn
còn lúng túng chưa biết lựa chọn phương pháp tối ưu, có khi phương pháp phù
hợp với lớp này nhưng lại không phù hợp với lớp khác.
Do điều kiện khách quan và chủ quan của nhà trường nên một số tiết học
chưa sử dụng đồ dùng dạy học, phương pháp trực quan còn hạn chế đều đó
cũng ảnh hưởng đến chất lượng giờ dạy.
2.2.2. Tổ chức tiết dạy chưa hứng thú và lôi cuốn học sinh
Một số giáo viên chưa thật sự tâm huyết với nghề nên chưa có sự chuẩn bị
bài tốt, chưa có sự đầu tư thích đáng cho tiết dạy, chưa nắm được giá trị sâu sắc

-5-


của tác phẩm văn học. Do vậy, chưa khơi gợi được hứng thú và cảm xúc cho
học sinh trong các tiết dạy.
Giáo viên chưa phân loại các đối tượng học sinh giỏi, khá, trung bình, yếu,
kém mà tiết dạy chỉ tiến hành chung chung vì vậy học sinh yếu, kém không theo
kịp nội dung bài mới ảnh hưởng đến chất lượng giờ dạy.
Một số giáo viên còn thiếu kinh nghiệm nên việc tổ chức tiết dạy còn cứng
nhắc, mang tính hình thức chưa có sự linh động để vận dụng phương pháp phù
hợp với từng tiết dạy, bài dạy, từng đối tượng học sinh. Đa số đều áp dụng một
phương pháp giống nhau cho mọi đối tượng học sinh vì vậy mà chất lượng giờ

dạy chưa cao làm tăng thêm tỷ lệ học sinh yếu, kém.
Do chương trình sách Ngữ văn lớp 12 được biên soạn hầu hết các bài dạy
đều có dung lượng kiến thức rất lớn mà tiết dạy chỉ có 45 phút. Một số giáo
viên chưa biết cách chắt lọc và chốt lại cho học sinh những nội dung trọng tâm
cơ bản, bài dạy còn dàn trải khiến học sinh khó nắm bắt kiến thức không biết
đâu là trọng tâm điều đó cũng làm tăng tỷ lệ học sinh yếu, kém…
2.2.3. Một số nguyên nhân khác
Trường THPT Vinh Xuân là một trường nằm ở vùng sâu vùng xa nên đa số
phụ huynh đều có hoàn cảnh khó khăn, trình độ nhận thức của phụ huynh còn
hạn chế nên chỉ tạo điều kiện cho con em đến trường mà chưa có biện pháp theo
dõi quá trình học, chưa giúp con học ở nhà, chưa kiểm tra thời gian học hành
của con nên dẫn đến chất lượng học tập chưa cao.
Xã hội phát triển nên ngày càng có nhiều phương tiện giải trí hấp dẫn hơn
khiến học sinh ít hứng thú với việc tiếp cận sách vở đặc biệt là đọc tác phẩm
văn học để phục vụ tốt cho việc học tập môn Ngữ văn trong nhà trường.
Do xu thế chọn ngành nghề nên học sinh khối 12 không hứng thú với môn
Ngữ văn vì đa số các em chỉ thi khối A, B mà không thi khối C, D vì vậy thái
độ học lệch rất rõ. Điều đó làm cho tiết dạy Ngữ văn kém hiệu quả.
Do chương trình sách giáo khoa Ngữ văn hiện nay hay nhưng rất khó với
phần lớn học sinh. Chương trình Ngữ văn ở nhà trường phổ thông nói chung và
lớp 12 nói riêng lượng kiến thức còn nặng so với tiết phân phối chương trình
-6-


điều này cũng gây ức chế tâm lí về thời gian đối với giáo viên và học sinh. Mặt
khác các em còn học nhiều môn, nhiều buổi nên cũng ảnh hưởng đến chất lượng
môn Ngữ văn…

-7-



CHƯƠNG 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ PHỤ ĐẠO
MÔN NGỮ VĂN LỚP 12 Ở TRƯỜNG THPT VINH XUÂN
3.1. Đối với học sinh
3.1.1. Qúa trình chuẩn bị bài
Chuẩn bị bài trước khi lên lớp là một việc làm hết sức quan trọng đối với
học sinh đặc biệt là học sinh yếu, kém, vì như vậy sẽ giúp các em tiếp cận bài
mới tốt hơn. Đối với môn Ngữ văn việc soạn bài trước khi đến lớp gồm các
bước sau:
Đọc kĩ tác phẩm, nội dung bài học để bước đầu cảm thụ, hiểu được tác
phẩm, sơ bộ nắm được chủ đề, kết cấu, trạng thái cảm xúc, cốt truyện, tính cách
của các nhân vật đối với tiết Đọc văn và nắm được nội dung bài học đối với tiết
Làm văn, Tiếng Việt.
Đối với phân môn Đọc văn sau khi đọc tác phẩm phải nắm được tiểu sử
của tác giả, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm. Vì tác phẩm văn học là thế giới nội
tâm của nhà văn thể hiện tư tưởng, thái độ, tình cảm của nhà văn đối với cuộc
sống. Nếu không nắm bắt được tiểu sử, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm thì không
hiểu đúng, đánh giá đúng tác phẩm.
Đối với phân môn Làm văn và Tiếng Việt thì phải nắm được những nội
dung, kiến thức cơ bản, phương pháp làm bài mà bài học cung cấp.
Phải soạn bài mới theo định hướng của giáo viên, theo những câu hỏi và
gợi ý ở sách giáo khoa.
Là những học sinh yếu, kém nếu nội dung nào chưa rõ khi soạn bài cần
phải hỏi thêm bạn bè hoặc thầy cô không được bỏ qua nội dung đó nếu bỏ qua
thì sẽ bị hỏng kiến thức lên lớp khó tiếp thu bài mới.
3.1.2. Qúa trình lên lớp
Phải lắng nghe giáo viên giảng bài, ghi chép đầy đủ nội dung bài học để có
cơ hội nắm bắt được nhiều kiến thức.


-8-


Cố gắng phát biểu xây dựng bài nhất là những câu hỏi dễ mang tính tái
hiện kiến thức phù hợp với năng lực của mình là những học sinh yếu kém để
phát huy vai trò tích cực chủ động của bản thân.
Vì mình là đối tượng học sinh yếu kém nên nội dung nào chưa hiểu thì
phải lập tức hỏi giáo viên, bạn bè để kiến thức không bị hỏng hoặc có thể trao
đổi với giáo viên sau tiết dạy.
Kết thúc tiết học phải nắm được những kiến thức trọng tâm, cơ bản của bài
học.
3.1.3. Nâng cao thái độ, ý thức đối với môn Ngữ văn
Là học sinh lớp 12 dù đã xác định chọn khối thi và bắt đầu có xu hướng
học lệch nhưng các em phải thấy được tầm quan trọng của môn Ngữ văn không
chỉ là học kiến thức mà còn học làm người vì vậy mỗi học sinh phải thật sự yêu
thích môn Ngữ văn không được xem nhẹ.
Mỗi học sinh nhất là học sinh yếu, kém phải chịu khó đọc nhiều sách báo
để nâng cao năng lực đọc văn, cảm thụ văn bản và khả năng nói viết lưu loát, rõ
ràng, đúng chuẩn.
Phải tích cực tìm hiểu, tham khảo các tài liệu liên quan đến môn Ngữ văn,
tham gia các hoạt động ngoại khóa do tổ chuyên môn tổ chức để nâng cao hứng
thú và niềm yêu thích đối với môn Ngữ văn.
3.2. Đối với giáo viên
3.2.1. Qúa trình soạn bài
Soạn bài dạy là một khâu rất quan trọng để thiết lập giáo án trước khi lên
lớp góp phần vào sự thành công của tiết dạy và phải đảm bảo các yêu cầu sau:
Bài dạy phải tinh gọn, có hệ thống. Tính hệ thống biểu hiện như sau:
Cách đánh dấu theo cấp độ từ lớn đến nhỏ ví dụ: I, 1, a, dấu gạch ngang (-),
dấu cộng (+), dấu chấm (.)…
Các ý trong cùng một cấp độ phải có quan hệ đẳng lập với nhau, các ý ở

cấp độ lớn nhỏ phải theo quan hệ chính phụ.
Mỗi bài soạn giáo viên phải định hình phương hướng triển khai bài giảng
gồm: xác định trọng tâm, thiết kế hệ thống ý, hoạt động của thầy và trò.
-9-


Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc tìm kiếm tư liệu, ứng dụng phần
mền powpoint để soạn bài mà mình cho là cần thiết và thật sự có hiệu quả.
Xác định rõ, chính xác, đầy đủ các luận điểm, luận cứ về nội dung và nghệ
thuật phù hợp với nội dung bài dạy, tiết dạy.
Soạn bài là khâu rất quan trọng góp phần nâng cao chất lượng các giờ dạy
nhất là với môn Ngữ văn vì vậy người giáo viên đứng lớp phải chuẩn bị tốt
khâu này phải quan tâm đến đối tượng học sinh yếu, kém.
3.2.2. Qúa trình lên lớp
3.2.2.1. Phải áp dụng đổi mới phương pháp dạy học
Vận dụng kết hợp các phương pháp dạy học không được xem nhẹ bất kì
một phương pháp nào điều quan trọng là biết vận dụng phương pháp đó một
cách thích hợp, có hiệu quả như phương pháp giảng bình, phát vấn, gợi mở…
Tránh việc vận dụng mang tính hình thức một số phương pháp như thảo luận
nhóm, phát vấn…
Phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh yêu cầu học sinh
làm việc nhiều hơn như đọc sách giáo khoa, trả lời câu hỏi của giáo viên, thảo
luận nhóm khi cần thiết…
Hạn chế việc đọc chép, chiếu chép.
Giáo viên tránh viết nhiều trên bảng, hạn chế cho học sinh ghi lại sách giáo
khoa trong vở.
Giáo viên phải rèn luyện cho học sinh bốn kĩ năng trong một tiết dạy:
nghe, nói, đọc, viết.
3.2.2.2. Phải tạo được sự hấp dẫn hứng thú cho học sinh trong mỗi tiết
dạy

Giáo viên phải có một cái nhìn toàn diện, sâu sắc và chính xác về tác phẩm
hoặc nội dung bài học đối với phân môn Tiếng Việt, Làm văn trên cơ sở đó gợi
cho học sinh khám phá tác phẩm, bài học đúng hướng, đúng cách.
Phải lồng ghép một số câu chuyện, bài thơ, câu thơ vào tiết dạy để tránh sự
nhàm chán và tạo sự sinh động, hấp dẫn cho tiết dạy.

- 10 -


Giáo viên phải nắm bắt được tâm lý của học sinh yếu kém vì kiến thức bị
hỏng không theo kịp bài mới nên ngày càng chán nản, buông thả. Giáo viên cần
có thái độ nhẹ nhàn, không gò bó, áp đặt, tạo tình huống gợi mở. Đồng thời ưu
tiên các bài tập dễ, câu hỏi dễ cho các em học sinh yếu kém làm hoặc trả lời,
giáo viên nhắc lại kiến thức tạo điều kiện thuận lợi cho các em trả lời được câu
hỏi. Đặc biệt khi trả lời đúng phải tuyên dương trước lớp nhằm kích thích ngọn
lửa học tập trong lòng các em và đẩy mạnh tư tưởng phấn đấu nhất là các em
yếu, kém.
Trong giờ học trên lớp giáo viên thường xuyên cho thi đua giữa các tổ, các
nhóm với nhau để các em khá giỏi kèm các em yếu, kém. Giáo viên có sự đánh
giá, khen thưởng những em tiến bộ qua từng tuần, tháng, học kì và cả năm để
khích lệ tinh thần học tập của các em.
Giáo viên luôn tạo cho tiết học một không khí vui vẻ, thoải mái, sôi nổi tạo
hứng thú cho học sinh tiếp thu bài. Phải dành một lượng thời gian thích hợp để
hướng dẫn, kèm cặp thêm cho những học sinh yếu kém.
Trước khi tiến hành dạy bài mới giáo viên kiểm tra lại kiến thức cũ chú ý
đến các em yếu kém về kiến thức đã được hướng dẫn ở tiết trước để nhận xét,
tuyên dương nhằm gây được hưng phấn cho các em khi bước vào tiết học mới.
Trong từng tiết dạy giáo viên phải chuẩn bị các đồ dùng dạy học trực quan
như tranh ảnh, đĩa CD… và hệ thống câu hỏi gợi mở sinh động, dễ hiểu cho
từng đối tượng học sinh để lôi cuốn các em vào tiết dạy của mình.

3.2.3. Tiến hành dạy phụ đạo cho học sinh
Dạy phụ đạo là giải pháp quan trọng, thiết thực nhất để nâng cao hiệu quả,
giảm tỷ lệ học sinh yếu kém. Với môn Ngữ văn muốn dạy phụ đạo có hiệu quả
thì phải tiến hành theo các bước sau:
3.2.3.1. Xác định đối tượng
Chúng ta khi làm việc gì cũng hướng đến đối tượng cụ thể với những mục
đích nhất định, đối tượng của giáo viên không ai khác chính là học sinh nhưng
đối tượng mà tôi hướng đến đặc biệt hơn bởi đó là những học sinh yếu kém

- 11 -


khối 12. Đây là những học sinh tiếp thu bài chậm, ý thức học tập kém, ham
chơi, hỏng kiến thức nên nội dung công việc lại càng khó khăn hơn.
Sau khi xác định đối tượng phải có sự phân loại học sinh thành các loại:
giỏi, khá, trung bình, yếu, kém và chú ý nhiều hơn đến học sinh yếu kém. Phải
tìm hiểu nguyên nhân xem do đâu mà các em yếu, kém để có phương pháp dạy
phụ đạo thích hợp giúp các em tiến bộ.
3.2.3.2 Xây dựng giáo án phụ đạo
Xây dựng giáo án phụ đạo cho một bài dạy, tiết dạy cụ thể là thể hiện mối
tương tác giữa giáo viên và học sinh, giữa học sinh và học sinh giúp học sinh
đạt được mục tiêu bài học. Để tiến hành một tiết dạy trên lớp nói chung người
giáo viên phải chuẩn bị đầy đủ giáo án cả về nội dung và phương pháp để
hướng dẫn học sinh tiếp cận kiến thức theo mục đích, yêu cầu của từng bài học.
Với đối tượng học sinh yếu kém thì việc xây dựng giáo án phụ đạo như thế nào
để phù hợp với học lực của các em mà vẫn đảm bảo nội dung cơ bản của bài
học thì quả là một vấn đề cần được quan tâm.
Theo tôi để tiến hành dạy phụ đạo một tiết Ngữ văn đạt hiệu quả tốt trước
hết cần xây dựng một giáo án dựa trên chuẩn kiến thức, kĩ năng, có sự tích hợp
giữa các phân môn khác nhau. Nghĩa là phải xác định trọng tâm sau đó lựa chọn

phương pháp phù hợp, cơ sở để lựa chọn phương pháp là phải chú ý vào mục
tiêu bài học, đặc trưng của từng phân môn, trình độ, kinh nghiệm và tâm lí của
người học, điều kiện của nhà trường…Một giáo án hay, hợp lí là điều kiện đầu
tiên để tiến hành dạy phụ đạo đạt kết quả tốt.
3.2.3.3 Tiến hành dạy phụ đạo theo giáo án đã xây dựng
Ở trường THPT Vinh Xuân tiết dạy phụ đạo khối 12 được tổ chức dưới
hình thức tăng thêm tiết trong buổi học chính khóa nên để tiến hành dạy phụ
đạo tôi thực hiện theo cách thức sau:
Thứ nhất phân tiết phụ đạo thành hai phân môn: Đọc văn, Làm văn còn
phân môn Tiếng Việt chỉ nhắc nhỡ thêm mà không tiến hành phụ đạo vì trong
các kì thi hầu như không có câu hỏi dành cho phân môn này.
Thứ hai tiến hành dạy:
- 12 -


Với phân môn Đọc văn ngoài ôn tập những kiến thức cơ bản cần lồng ghép
và tích hợp kiến thức làm văn giúp các em có kĩ năng làm tốt dạng văn nghị
luận xã hội và nghị luận văn học.
* Ví dụ: khi dạy tác phẩm : “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh
Châu giáo án trên lớp được thiết kế như sau:

- 13 -


Tiết 70: Đọc văn
Ngày soạn:…./…../….
Ngày dạy: …./…./….
CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA
Nguyễn Minh Châu
I. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS

* Kiến thức trọng tâm
- Hiểu được quan niệm của nhà văn về mối quan hệ giữa cuộc đời và nghệ
thuật, về cách nhìn đời và nhìn người trong cuộc sống
- Những chiêm nghiệm sâu sắc của nhà văn về cuộc đời và nghệ thuật: phải
nhìn nhận cuộc sống và con người một cách đa diện; nghệ thuật chân chính luôn
phải gắn chặt với cuộc sống và con người.
* Kĩ năng: giúp HS rèn kĩ năng nhận thức; có tư duy phê phán, sáng tạo;
kĩ năng đọc hiểu truyện ngắn hiện đại
* Nhận thức: biết phê phán nghệ thuật xa rời cuộc sống…
II. PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP
1. Phương tiện: GV: SGK, SGV,Giáo án, tài liệu chuẩn KTKN, , phiếu học
tập
HS: Học bài cũ , chuẩn bị bài mới
2. Phương pháp: phát vấn- đàm thoại, thảo luận nhóm, hoàn tất nhiệm vụ
III.Tiến trình lên lớp
1. Ổn định
2. Kiểm tra bài cũ, bài soạn
Kiểm tra bài cũ: - Nhân vật trong tác phẩm của Nguyễn Thi có đặc điểm
gì? Đặc điểm đó thể hiện như thế nào qua hình tượng nhân vật Việt – Chiến
trong truyện ngắn: “Những đứa con trong gia đình” ?
- Bài mới: - Sau 1975, đất nước thoát khỏi chiến tranh bước vào giai
đoạn xây dựng, phát triển. Nhiều nhà văn trăn trở, tìm tòi hướng đi mới cho
văn học trong tình hình mới : khám phá đời sống ở phương diện đời thường
- 14 -


trên bình diện đạo đức thế sự. Một trong những cây bút tiên phong trong sự tìm
tòi, khám phá là Nguyễn Minh Châu. Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu một tác
phẩm tiêu biểu của ông thuộc khuynh hướng này : Chiếc thuyền ngoài xa.
HOẠT ĐỘNG


NỘI DUNG CẦN ĐẠT

CỦA GV VÀ HS
Hoạt động 1:Tìm I. Giới thiệu chung
hiểu về tác giả
TT1: trình bày những

1.Tác giả

kiến thức chung về - Nguyễn Minh Châu(1930-1989)
Nguyễn Minh Châu - Trước 1975: ngòi bút sử thi có thiên hướng
và sự nghiệp sáng tác trữ tình lãng mạn
của ông.

- Đầu thập niên 80 (XX): chuyển sang cảm
hứng thế sự với những vấn đề đạo đức – triết lí
nhân sinh
=> Là nhà văn đi tiên phong – "người mở
đường tinh anh và tài năng” (Nguyên Ngọc)
nhất của VH VN trong thời kì đổi mới.
- TP chính: sgk

TT2: Giới thiệu xuất

2. Tác phẩm

xứ - hoàn cảnh sáng

2.1. Xuất xứ - hoàn cảnh sáng tác


tác?

- “Chiếc thuyền ngoài xa” sáng tác tháng 8
năm 1983.
- In trong tập truyện ngắn cùng tên (1987).

TP tiêu biểu cho xu
hướng chung của vh => Tác phẩm thể hiện phong cách của tác giả:
VN thời kỳ đổi mới: Tự sự- triết lí, ngôn ngữ dung dị đời thường.
hướng nội, khai thác
sâu sắc số phận cá
nhân và thân phận
- 15 -

Ghi
chú


con người trong cuộc
sống đời thường

TT3: Tóm tắt?
TT4: Chia bố cục?

2.2. Tóm tắt
2.3. Bố cục
- Đoạn 1: Từ đầu …. đến “Chiếc thuyền lưới
vó đã biến mất”: Hai phát hiện của người
nghệ sĩ nhiếp ảnh.

- Đoạn 2: Tiếp theo......giữa phá: Câu chuyện
của người đàn bà hàng chài.
- Đoạn 3: Phần còn lại: Tấm ảnh được chọn
trong bộ lịch năm ấy.
II. Đọc-hiểu văn bản

Hoạt động 2: HD đọc

1. Hai phát hiện của người nghệ sĩ:

hiểu

1.1. Phát hiện thứ nhất - một cảnh đắt

TT1: Học sinh đọc lại trời cho
tác phẩm – gv dẫn + "mũi thuyền in một nét mơ hồ lòe nhòe vào
lược phần sau

bầu sương mù trắng như sữa ..."

TT2: gv tổ chức cho +" vài bóng người ngồi im phăng phắc như
HS làm việc theo tượng trên chiếc mui khum khum..."
nhóm (trên phiếu)

+ "từ đường nét đến ánh sáng đều hài hòa và

* Nhóm 1: - Phát hiện đẹp"
thứ nhất của người  Một bức tranh đẹp "toàn bích"
nghệ sĩ nhiếp ảnh * Tâm trạng người nghệ sĩ:
trong buổi sáng mờ


+ "bối rối",

sương là gì ?

+ " trái tim như có cái gì bóp thắt vào"

+ Cái đẹp tuyệt đỉnh

+ "khám phá thấy chân lí của sự toàn

của ngoại cảnh được thiện – khoảnh khắc trong ngần của tâm hồn"
- 16 -


tác giả miêu tả như => Choáng ngợp, hạnh phúc <=> tâm hồn
thế nào?

như được thanh lọc → đó là niềm hạnh phúc

+ Cảm xúc của người của khám phá và sáng tạo
nghệ sĩ trước vẻ đẹp
ấy?

1.2. Phát hiện thứ hai – bức tranh cuộc
sống

+ Qua đây, em có Từ chiếc thuyền bước ra
nhận xét gì về tác


+ Một người đàn bà: "thô kệch", "rỗ mặt",

động của cái đẹp, của "mệt mỏi" nghệ thuật đối với đời

+ Lão đàn ông: "mái tóc tổ quạ", " hai con

sống tinh thần con mắt độc dữ" ...
người?

+ Cảnh tượng tàn nhẫn:

- Niềm hạnh phúc của . lão đàn ông dùng thắt lưng quật tới tấp vào
người nghệ sĩ chính là lưng vợ - nguyền rủa vợ..
cái hạnh phúc của . người phụ nữ vẫn "cam chịu nhẫn nhục"...
khám phá và sáng tạo, . thằng bé con: đánh cha vì thương mẹ -> bị
của sự cảm nhận cái bố giáng cho hai cái tát…
đẹp

tuyệt

điệu.=> <=> Một bi kịch gia đình khủng khiếp, ghê sợ,

Anh đã bắt gặp cái tận nhức nhối
thiện, tận mĩ, thấy tâm * Thái độ của người nghệ sĩ:
hồn mình như được

+ “Chết lặng”, “kinh ngạc đến mức cứ đứng

gột rửa, trở nên thật há mồm ra mà nhìn”
trong trẻo, tinh khôi


+ “vứt chiếc máy ảnh xuống đất, chạy nhào

bởi cái đẹp hài hòa, tới”
lãng mạn của cuộc đời

 Nghịch lý:
- Cảnh chiếc thuyền ngư phủ đẹp như mơ ><

* Nhóm 2:

gia đình thuyền chài

- Người nghệ sĩ đã - Bức ảnh nghệ thuật hoàn hảo >< Bức tranh
phát hiện được điều gì

cuộc sống

khi thuyền cập bến?

+ Êm đềm, phẳng lặng, đẹp đẽ >< dữ dội, tàn

- Trước cuộc sống đầy bạo.
- 17 -


nghịch lý đó, tâm + Cái đẹp là đạo đức >< cảnh tượng vô đạo
trạng của Phùng ra đức
sao? Vì sao anh lại + Chân lí của sự toàn thiện >< Sự tồn tại của
kinh ngạc khi chứng cái ác, cái xấu.

kiến cảnh tượng trên?
Phùng cay đắng nhận
thấy những cái ngang
trái, xấu xa,nó như
thứ thuốc rửa quái
đản làm những thức
phim huyền diệu kia
bỗng hiện hình thật
khủng khiếp, ghê sợ.
HS làm việc trong 4
phút => trình bày
TT3: Qua hai phát à Cuộc đời không đơn giản xuôi chiều mà
hiện của người nghệ sĩ chứa đựng nhiều nghịch lí; không thể đánh giá
nhiếp ảnh, nhà văn con người, cuộc sống ở dáng vẻ bên ngoài =>
muốn người đọc nhận phải đi sâu tìm hiểu, phát hiện bản chất bên
thức điều gì về cuộc trong.
đời ?
- Cuộc đời không đơn
giản,

xuôi

chiều,

không phải bao giờ
cũng đẹp, cũng là
nghệ thuật, mà chứa
đựng nhiều nghịch lí,
mâu thuẫn giữa cái
đẹp - xấu, thiện – ác.

- 18 -


- Người nghệ sĩ phải
tìm hiểu cuộc đời
trong mối quan hệ đa
chiều
hiện tượng
HĐ3: Củng cố:
- Trong truyện, nghệ
sĩ nhiếp ảnh Phùng đã
có hai phát hiện đối
ngược nhau như thế
nào? Qua đó gợi suy
nghĩ gì?
- Từ đó, em hiểu thế
nào

về

nhan

đề

truyện?
*. Dặn dò
-Nắm vững nội dung vừa học
- Chuẩn bị bài mới :

- Câu chuyện cuộc đời người đàn bà làng chài => ý


nghĩa?
- Giá trị hiện thực và nhân đạo của tác phẩm?
- Đặc sắc Nghệ thuật?

Tiết 71: Đọc văn
Ngày soạn:…./…../….
Ngày dạy: …./…./….
- 19 -


CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA
Nguyễn Minh Châu
I. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS
* Kiến thức trọng tâm
- Hiểu được quan niệm của nhà văn về mối quan hệ giữa cuộc đời và nghệ
thuật, về cách nhìn đời và nhìn người trong cuộc sống
- Những chiêm nghiệm sâu sắc của nhà văn về cuộc đời và nghệ thuật: phải
nhìn nhận cuộc sống và con người một cách đa diện; nghệ thuật chân chính luôn
phải gắn chặt với cuộc sống và con người.
-Thấy được nghệ thuật kết cấu độc đáo, cách triển khai cốt truyện, khắc
hoạ nhân vật của một cây bút viết truyện ngắn có bản lĩnh và tài hoa.
* Kĩ năng: giúp HS rèn kĩ năng nhận thức; có tư duy phê phán, sáng tạo;
kĩ năng đọc hiểu truyện ngắn hiện đại
* Nhận thức: biết phê phán loại nghệ thuật xa rời cuộc sống…
II. PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP
1. Phương tiện: GV: SGK, SGV,Giáo án, tài liệu chuẩn KTKN, , phiếu học tập
HS: Học bài cũ , chuẩn bị bài mới
2. Phương pháp: phát vấn- đàm thoại, thảo luận nhóm, hoàn tất nhiệm vụ
III.Tiến trình lên lớp

1. Ổn định
2. Kiểm tra bài cũ
Kiểm tra bài cũ: Trong truyện, nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng đã có hai phát hiện
đối ngược nhau như thế nào? Qua đó gợi suy nghĩ gì?
3. Bài mới

HOẠT ĐỘNG CỦA

NỘI DUNG CẦN ĐẠT

GV VÀ HS

chú
I.Tìm hiểu chung

Hoạt động 1: HD

Ghi

II. Đọc hiểu
- 20 -


HS tìm hiểu các

2. Câu chuyện của người đàn bà làng chài

nhân vật qua câu
chuyện của người
đàn bà

TT1: Người đàn bà * Người đàn bà có ngoại hình: cao lớn, thô
làng chài xuất hiện ở kệch, rỗ mặt, áo bạc phếch và rách rưới.. -> sự
toà án huyện với bộ vất vả, lam lũ in hằn trên diện mạo
dạng và ước nguyện
như thế nào?
TT2: Tóm lược nội * Câu chuyện cuộc đời bất hạnh, éo le
dung

câu

chuyện

cuộc đời của chị.

+Lúc nhỏ: xấu, rỗ mặt.
+Lớn lên: không ai lấy -> có thai với anh
con trai làng chài -> cuộc sống lênh đênh trên
sóng nước cơ cực ->bị chồng hành hạ, đánh
đập "ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận
nặng" - Nhẫn nhịn cam chịu vì thương con

TT3: Câu chuyện và * Ước nguyện: xin không bỏ chồng vì: "nghề
ước

nguyện

của chài trên biển cần có người đàn ông chèo

người đàn bà giúp chống khi phong ba", vì tình thương đối với
Phùng hiểu ra những các con

gì? (Nhóm 1: về

=> Câu chuyện và ước nguyện của người

người đàn bà; Nhóm đàn bà giúp Phùng hiểu ra nhiều điều: .
2: về người chồng vũ

- Về vẻ đẹp tâm hồn của người đàn bà:

phu; Nhóm 3: về

+ Nhẫn nhục, kín đáo, sâu sắc

chánh

án

Đẩu;

+ thương con rất mực: "Đàn bà ở thuyền phải

Nhóm

4

chính sống cho con chứ không sống cho mình", xin

mình?)

với chồng đưa mình lên bờ mà đánh -> sợ tâm

hồn con bị tổn thương.

Hs thảo luận trong 3

+ sâu sắc, thấu hiểu lẽ đời -> cảm thông và
- 21 -


phút => trình bày => thấu hiểu sự bế tắc của chồng, nhận phần lỗi về
Gv nhận xét, bỏ sung mình: "giá như tôi đẻ ít đi.." -> bao dung nhân
– chốt vấn đề

hậu, vị tha, giàu đức hi sinh.
+ sống đau khổ nhưng vẫn chắt chiu hạnh
phúc nhỏ nhoi: "Nhìn đàn con được ăn no.Gia
đình cũng có lúc hòa thuận vui vẻ...".
=>Là người phụ nữ có suy nghĩ và hiểu
đời; cao cả, hi sinh cho con cho chồng
- Về người chồng: là thủ phạm gây đau khổ
cho những người thân nhưng là nạn nhân của
cuộc sống khốn khổ
- Về chánh án Đẩu: có lòng tốt, sẵn sàng bảo
vệ công lí nhưng kinh nghiệm sống chưa nhiều
- Về chính mình: đơn giản trong cách nhìn
nhận suy nghĩ

TT4:

Qua


câu => Thông điệp của nhà văn: cuộc sống con

chuyện về cuộc đời người không đơn giản, xuôi chiều => Đừng
chị và cách ứng xử nhìn cuộc đời và con người một cách đơn giản,
của các nhân vật, nhà phiến diện; phải đánh giá sự việc, hiện tượng
văn muốn gửi thông trong mối quan hệ đa diện, nhiều chiều.
điệp gì?

Trước khi là một nghệ sĩ biết rung động trước
cái đẹp, hãy là một con người biết yêu ghét, vui
buồn trước mọi lẽ đời thường tình, biết hành
động để có một cuộc sống đáng với con người.

TT5: Gọi 1 HS đọc

3. Tấm ảnh được chọn trong bộ lịch năm

lại đoạn văn cuối ấy
cùng của truyện.
TT6: Mỗi lần nhìn - ảnh đen trắng nhưng nhìn kỹ thì thấy:
- 22 -


bức ảnh đen trắng,

+ “cái màu hồng của ánh sương mai” => chất

người nghệ sĩ đều thơ, vẻ đẹp lãng mạn của cuộc đời – biểu tượng
thấy những gì?


của nghệ thuật
+

“người đàn bà đang bước ra khỏi tấm

ảnh….” => hiện thân của những lam lũ, khốn
khó  sự thật cuộc đời
=> vẻ đẹp nghệ thuật hài hòa trong vẻ đẹp cuộc
đời
+ TT7: Vậy Nguyễn * Ý nghĩa: nghệ thuật chân chính không thể
Minh

Châu

muốn tách rời, thoát li cuộc sống. Nghệ thuật chính là

phát biểu điều gì về cuộc đời và phải vì cuộc đơì.
mối quan hệ giữa
nghệ thuật và cuộc
đời?
Hoạt động 2: Tổng III. Tổng kết
kết nghệ thuật của
tác phẩm

1. Nghệ thuật
- Tình huống truyện độc đáo, mang tính
nhận thức, có ý nghĩa khám phá, phát hiện về

TT1: Tác giả đã xây chân lí đời sống và nghệ thuật:
dựng được một tình


+ Phùng phát hiện ra sau cảnh đẹp như mơ

huống truyện như thế là những điều ngang trái, nghịch lí
nào?

+ Phùng và Đẩu đã hiểu ra những điều lớn
lao, sâu sắc của cuộc sống con người khi đối
diện – nghe tâm sự của người đàn bà

TT2: Tác giả đã

- Hình ảnh, chi tiết chân thực giàu ý nghĩa

chọn lời kể theo nhân biểu tượng.
vật nào? Từ việc

- Lời văn giản dị, sâu sắc, đa nghĩa.

chọn lựa này, lời kể Giọng văn nhỏ nhẹ, đôn hậu, thấm thía triết lý
của tác giả sẽ có hiệu nhân sinh sâu sắc.
quả gì?

- Tác giả lựa chọn ngôi kể, điểm nhìn
- 23 -


thích hợp →Tạo tính khách quan tự nhiên, chân
thực
TT3: Nhận xét về


- Ngôn ngữ nhân vật: phù hợp với từng

cách xây dựng ngôn đối tượng với những nét tính cách khác nhau.
ngữ của các nhân
vật?
2. Nội dung
TT4:Gía trị nhân đạo

- Giá trị hiện thực : Truyện phản ảnh tình

và hiện thực của tác trạng bạo lực trong gia đình do cuộc sống
phẩm.

nghèo đói cơ cực.
è Chừng nào chưa thoát khỏi đói nghèo,
con người còn phải dối diện với cái xấu và cái
ác.
- Giá trị nhân đạo :
+Trân trọng vẻ đẹp của tình mẫu tử, đức hy
sinh của người phụ nữ.
+ Nỗi lo âu khắc khoải về tình trạng nghèo
cực, tăm tối của con người.
+Đặt ra cấn đề: Làm gì cho con người sống
hạnh phúc? Một cuộc chiến mới đang đợi mọi
người.

HĐ 3. Củng cố
TT1: Mỗi lần nhìn
bức ảnh đen trắng,

người nghệ sĩ đều
thấy những gì? Vậy
Nguyễn Minh Châu
muốn phát biểu điều
gì về mối quan hệ
giữa nghệ thuật và
- 24 -


cuộc đời?
TT2: Giải thích ý
nghĩa nhan đề của tác
phẩm.
*. Dặn dò
* Hướng dẫn học bài
- Hai phát hiện của người nghệ sĩ
- Hình ảnh người đàn bà hàng chài
- Tấm ảnh trong bộ lịch năm ấy. ý nghĩa
- Bài học rút ra của người nghệ sĩ
* Chuẩn bị bài mới
- Đọc kỹ các ngữ liệu 1, 2, 3 ở trang 79, 80
- Tìm hiểu các câu hỏi gợi ý sau mỗi ngữ liệu
- Hàm ý là gì?
- Để nói một câu hàm ý người ta dùng những cách thức gì?
- Khi nào ta cần dùng cách nói hàm ý?

Tiết phụ đạo tôi yêu cầu lượng kiến thức như sau:
CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA
Nguyễn Minh Châu
I. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS

* Kiến thức trọng tâm
- Hiểu được quan niệm của nhà văn về mối quan hệ giữa cuộc đời và nghệ
thuật, về cách nhìn đời và nhìn người trong cuộc sống

- 25 -


×