Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Chuyên đề tình trạng dinh dưỡng của trẻ em dưới 5 tuổi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (515.01 KB, 18 trang )

LỜI CẢM ƠN!
Chăm sóc sức khỏe cộng đồng (CSSKCĐ) là một trong những nhiệm vụ
quan trọng chiến lược để phát triển kinh tế xã hội của Đảng, nhà nước ta nói
chung và các ngành y tế nói riêng mà tuyến y tế cơ sở được coi là trọng tâm để
thực hiện nhiệm vụ này. Với chương trình đào tạo nhân lực y tế hướng tới cộng
đồng, trường đại học y Thái Bình ngoài giảng dạy lý thuyết và thực hành tại
trường, tại bệnh viện, tổ chức đi thực tế tại cộng đồng là rất cần thiết và không
thể thiếu trong chương trình đào tạo đối với sinh viên, đặc biệt là sinh viên khoa
YHDP.
Nhà trường hằng năm và định kỳ kết hợp với sở y tế Thái Bình và chính
quyền địa phương tổ chức cho sinh viên những đợt thực tế tại cộng đồng giúp
cho sinh viên có được những bài học kinh nghiệm thực tiễn là vốn kiến thức cơ
bản cho người bác sĩ y khoa sau tốt nghiệp ra trường áp dụng sức khỏe tại cộng
đồng, tại địa phương nơi công tác. Trong thời gian đi thực tế tại xã Vũ Lễ nhóm
sinh viên chúng em đã học tập và hoàn thành được các mục tiêu do nhà trường
đề ra.
Để có được những kết quả đó chúng em đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình
từ phía các thầy cô và địa phương. Chúng em xin chân thành cảm ơn các thầy cô
trong khoa y tế công cộng. Chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ths.Tạ
Thúy Loan đã dẫn dắt chúng em hoàn thành tốt nhất bài báo cáo này.
Chúng em xin chân thành cảm ơn ủy ban nhân dân và trạm y tế, nhân dân xã
Vũ Lễ đã tạo điều kiện giúp đỡ chúng em hoàn thành quá trình thực tế tại địa
phương.
Trong quá trình hoàn thành báo cáo chúng em còn nhiều thiếu sót rất mong
được sự góp ý thêm của thầy cô giáo và các bạn để bài báo cáo được hoàn thiện
hơn.
Cuối cùng chúng em xin chúc các thầy cô và các bạn vui khỏe và thành đạt.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!

1



PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
Tình trạng dinh dưỡng của trẻ em dưới 5 tuổi là một vấn đề y tế công cộng
nổi cộm, đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Theo báo cáo của UNICEF
(Quỹ nhi đồng của liên hiệp quốc), trên thế giới hiện nay có khoảng 146 triệu trẻ
em dưới 5 tuổi được xem là thiếu cân, phần lớn tập trung ở châu Á, châu Phi, và
châu Mĩ La Tinh. Tình trạng dinh dưỡng kém ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển
thể chất và tinh thần của trẻ và có liên quan đến nhiều bệnh khác đặc biệt là các
bệnh nhiễm khuẩn và các bệnh mãn tính.
Không chỉ vậy theo tổ chức nông lương của liên hiệp quốc (FAO) và chương
trình lương thực thế giới công bố số người bị đói trên thế giới vẫn đang ở mức
cao cho dù chúng ta đã giảm số người bị đói dưới một tỉ. Tổng giám đốc FAO
J.Dicus cho rằng, cứ 6 giây lại có 1 trẻ bị chết vì những vấn đề liên quan đến
dinh dưỡng. Như vậy nạn đói vẫn đang thực sự là thảm họa lớn nhất của toàn
cầu, cùng với nó là sự gia tăng nhanh chóng của số trẻ SDD.
Theo viện Dinh Dưỡng quốc gia Việt Nam NIN đã báo cáo kết quả nghiên
cứu khoa học cho biết toàn quốc năm 2009-2010 tại 63 tỉnh/thành phố có hơn
50.000 trẻ từ 2 đến 5 tuổi trong đó tỉ lệ trẻ SDD thể nhẹ cân còn ở mức 19,62%,
tỉ lệ SDD thấp còi là 29,05%. Ngoài ra theo thống kê cho thấy mức độ SDD ở
trẻ em Việt Nam hiện nay rất cao với tỉ lệ 31,9% tương đương cứ 3 trẻ thì có 1
trẻ bị thấp còi.
Tỉnh Thái Bình theo điều tra năm 2006 số dân toàn tỉnh là 1850 triệu người,
với cơ cấu ngành chủ yếu là nông nghiệp. Tình hình SDD trẻ em luôn là vấn đề
được các cấp, các nghành trong toàn tỉnh quan tâm. Hiện nay tỷ lệ SDD của trẻ
em tại tỉnh là 29,3%, tập trung chủ yếu ở vùng nông thôn và những vùng kinh tế
còn kém phát triển. Riêng tại xã Vũ Lễ - Kiến Xương - Thái Bình: toàn xã có
432 trẻ dưới 5 tuổi trong đó tỉ lệ SDD chiếm 19,2% (theo thống kê năm 2010).
Tỉ lệ này ít hơn so với tỉ lệ SDD chung của toàn tỉnh, song nó vẫn là một con số
đáng lo ngại và cần chú ý tới.
Chính vì vậy chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài ‘‘Tình trạng dinh

dưỡng của trẻ em dưới 5 tuổi tại xã Vũ Lễ - Kiến Xương - Thái bình’’ nhằm mục
tiêu sau: Nhận xét về tình trạng dinh dưỡng của trẻ em dưới 5 tuổi tại xã Vũ Lễ Kiến Xương - Thái Bình.
2


PHẦN II: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Địa bàn nghiên cứu
Vũ Lễ nằm giáp với Thái Bình, cách trung tâm y tế huyện, bệnh viên đa
khoa huyện khoảng 10km về phía bắc. Dân số 6371 người, 1563 hộ gia đình.
Trục đường chính liên xã dài 2,5km phân chia làm 5 thôn, 7 xóm. Đường liên
xóm đã được bê tông hóa, đi lại thuận tiện. Nông nghiệp là chủ yếu, tổng diện
tích đất nông nghiệp là 2,5km2. Cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm chủ yếu là
ở xóm 1 và chợ. Đặc biệt là trong một số những năm trước xã đã có một số ca
dương tính với phẩy khuẩn tả.
Xã có nhiều hộ gia đình khá giả, cuộc sống của người dân hầu hết là ổn định,
bên cạnh đó cũng có một số hộ gia đình nghèo. Trong xã có chợ là trung tâm
giao lưu buôn bán với nhiều mặt hàng nông sản phong phú,các hộ gia đình giết
mổ gia súc…không chỉ trong xã mà còn nhiều xã lân cận khác.
Xã có hệ thống truyền thanh, thông tin tốt và thường xuyên tuyên truyền cho
mọi người dân về các kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm. Các cán bộ y tế và
các cán bộ có chuyên môn khác hướng dẫn cách bảo quản chế biến lương thực,
hợp vệ sinh tới mọi người dân.
Địa phương có đội ngũ cán bộ, cộng tác viên dinh dưỡng được tập huấn có
trình độ, trẻ khỏe nhanh nhẹn. Có hệ thống truyền thanh các bài viết về phòng
chống SDD của trạm, có trang thiết bị dụng cụ. Có kinh phí hỗ trợ buổi thực
hành dinh dưỡng, ngày vi chất dinh dưỡng 01/06, 01/12. Công tác phòng chống
SDD trẻ em được đưa vào tiêu chí phấn đấu thi đua của các cơ sở thôn.
2.2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Trẻ em từ 24 đến 60 tháng tuổi tại xã Vũ Lễ - Kiến

Xương - Thái Bình.
- Thiết kế nghiên cứu: Điều tra theo phương pháp dịch tễ học quan sát mô tả
cắt ngang.
Cách chọn mẫu: Cỡ mẫu: n = 241 (xin số liệu tại trạm y tế xã Vũ Lễ qua
đợt khám sức khỏe định kỳ).

3


2.3. Thời gian ngiên cứu: Từ ngày 31-10-2011 đến 03-11-2011.
2.4. Xử lý số liệu
Các thông tin thu thập được xử lý theo phương pháp thống kê y học.
2.5. Công cụ đánh giá
Cân đồng hồ điện tử (cân CK, cân lòng máng), thước đo, thước dây, thước
đo chiều cao đứng, bảng và các biểu mẫu, (cách đo chiều cao: trẻ bỏ dép, đứng
quay mặt về phía đồng hồ, 2 tay buông thõng, bỏ bớt quần áo).
2.6. Các chỉ tiêu đánh giá
-Phân loại thực trạng SDD của trẻ em dựa vào tiêu chuẩn cân nặng/tuổi:
SDD độ I: CN/T từ dưới -2SD đến -3SD
SDD độ II:CN/T từ -3SD đến -4SD
SDD độ III:CN/T dưới -4SD
-Ý nghĩa: Đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ em từ 24 đến 60 tháng tuổi
tại thời điểm khám và theo dõi tình trạng dinh dưỡng của trẻ em qua các tháng.

4


PHẦN III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Nghiên cứu về đối tượng nghiên cứu

Bảng 1: Tỷ lệ phần trăm đối tượng nghiên cứu theo nhóm tuổi và giới tính
Nhóm tuổi

Nam

24-36 tháng tuổi
37-48 tháng tuổi
49-60 tháng tuổi
Tổng

n
41
40
36
117

Nữ
%
35
34,2
30,8
48,5

n
36
38
50
124

36


Chung
%
29
30,6
40,4
51,5

n
77
78
86
241

%
32
32,4
35,6
100

35.6

35
34
33
32

32

32.4


31
30
24-36 tháng

37-48 tháng

49-60 tháng

Biểu đồ 1: Tỷ lệ phần trăm đối tượng nghiên cứu theo nhóm tuổi..
Nhận xét: Qua kết quả bảng 1 và biểu đồ 1 cho thấy tổng số trẻ được
nghiên cứu là 241 trẻ trong đó có 117 trẻ trai chiếm 48,5% và 124 trẻ nữ chiếm
51,5%. Trong tổng số 241 trẻ, nhóm trẻ có độ tuổi tử 49-60 tháng chiếm tỷ lệ
nhiều nhất trong nhóm tuổi tử 24-60 tháng mà ta nghiên cứu (86 trẻ chiếm
35,6%).

3.2. Tình trạng dinh dưỡng tại xã Vũ Lễ
5


Bảng 2: Tỷ lệ phần trăm trẻ SDD và bình thường từ 24-60 tháng tuổi
Nhóm tuổi
24-36 tháng
37-48 tháng
49-60 tháng
Tổng

Bình thường
n
%

58
75,3
61
78,2
68
79,1
187
77,6

Suy dinh dưỡng
n
%
19
24,7
17
22,8
18
20,9
54
22,4

Tổng số
trẻ
77
78
86
241

Biểu đồ 2: Phần trăm trẻ SDD và bình thường trong độ tuổi từ
24-60 tháng tại xã Vũ Lễ.

.
Nhận xét: Qua kết quả bảng 2 và biểu đồ 2 ta thấy trong 241 trẻ được
nghiên cứu thì có 187 trẻ bình thường, 54 trẻ SDD chiếm tỷ lệ 22,4%. Trong số
đó nhóm tuổi có tỷ lệ trẻ SDD cao nhất là từ 24-36 tháng tuổi, có 19 trẻ SDD
trong tổng số 77 trẻ, chiếm tỷ lệ 24,7%. Tỷ lệ này tương đối thấp so với tỷ lệ trẻ
SDD trong cả nước (31,9%), chứng tỏ quá trình chăm sóc và kiến thức của các
bà mẹ tại xã đã được nâng cao. Nhưng xã cũng cần quan tâm nhiều hơn tới dinh
dưỡng cho trẻ để tỷ lệ trẻ SDD ngày càng giảm.

3.3. Bảng và biểu đồ tỷ lệ SDD CN/T theo nhóm tuổi và giới tính

6


Bảng 3: Tỷ lệ SDD CN/T theo nhóm tuổi và giới tính
Nhóm
tuổi
24-36
37-48
49-60
Tổng

Nam (n=117)
Số trẻ
theo Số trẻ Tỷ lệ
nhóm SDD
%
tuổi
41
7

17,1
40
9
22,5
36
8
22,2
117
24
20,5

Nữ (n=124)
Số trẻ
theo Số trẻ Tỷ lệ
nhóm SDD
%
tuổi
36
12
33
38
8
21,1
50
10
20,0
124
30
24,2


Chung (n=241)
Số trẻ
theo Số trẻ Tỷ lệ
nhóm SDD
%
tuổi
77
19
24,8
78
17
21,8
86
18
20,9
241
54
22,4

Biểu đồ 3: Sự chênh lệch về tỷ lệ trẻ SDD giữa các nhóm tuổi từ 24-60 tháng
Nhận xét: Qua kết quả bảng 3 và biểu đồ 3 cho thấy trong 241 trẻ điều tra
thì có 54 trẻ SDD trong đó có 24 trẻ nam và 30 trẻ nữ. Nhóm tuổi từ 24-36 tháng
chiếm tỷ lệ phần trăm số trẻ SDD cao nhất với 24,8%, trong đó tỷ lệ trẻ SDD ở
nữ cao hơn ở nam (nam là 17,1%, nữ là 33%). Tỷ lệ trẻ SDD giảm dần theo các
nhóm tuổi từ 24-60 tháng. Như vậy mặc dù tỷ lệ trẻ SDD tại xã Vũ Lễ thấp so
với cả nước nhưng xã cũng cần đặc biệt quan tâm tới nhóm tuổi từ 24-36 tháng,
để tỷ lệ trẻ SDD ở độ tuổi này ngày một giảm.
3.4. Tỷ lệ phần trăm trẻ SDD thể nhẹ cân chia theo mức độ
Bảng 4: Tỷ lệ phần trăm trẻ SDD thể nhẹ cân chia theo mức độ.


7


Mức độ
SDD độ I
SDD độ II
Tổng

Nam
n
19
3
22

Nữ
%
86,4
13,6
40,7

n
28
4
32

Chung
%
87,5
12,5
59,3


n
47
7
54

%
87
13
22,4

Biểu đồ 4: Tỷ lệ SDD (CN/T) theo mức độ tại xã Vũ Lễ.
Nhận xét: Qua kết quả của bảng 4 và biểu đồ 4 cho thấy tỷ lệ trẻ SDD thể
nhẹ cân là 54 trẻ chiếm 22,4%, trong đó trẻ nam chiếm 40,7%, trẻ nữ chiếm
59,3%. Hầu hết trẻ đều ở tình trạng SDD độ I và độ II, không có trẻ em SDD độ
III. Trong số 54 trẻ từ độ tuổi từ 24-60 tháng thì tỷ lệ trẻ SDD độ I chiếm tỷ lệ
cao hơn so với tỷ lệ trẻ SDD độ II, và số trẻ nữ bị SDD cao hơn trẻ nam. Như
vậy kiến thức của bà mẹ đã được nâng cao, địa phương đã quan tâm nhiều tới
công tác chăm sóc trẻ dưới 5 tuổi. Tuy nhiên cần củng cố nhiều kiến thức hơn
nữa cho các bà mẹ để tỷ lệ này ngày một giảm.

8


3.5. Bảng 5: Tỷ lệ % mắc các bệnh khác của trẻ SDD <5 tuổi tại xã Vũ LễKiến Xương-Thái Bình
STT
1
2
3
4

5
6
7
8
Tổng

Bệnh khác
Phổi
Ỉa chảy
Tim
Tiết niệu
Giun
Mắt
Da
Phục hồi chức năng

N
10
15
1
0
4
2
0
0
32

Tỷ lệ %
12.5
18.8

1.2
0
5.0
2.5
0
0
40.0

Nhận xét: Qua bảng số liệu ta thấy trong số trẻ SDD thì có 40% trẻ mắc các
bệnh khác như phổi, tiêu chảy… Trong số các bệnh đó tỷ lệ trẻ mắc bệnh tiêu
chảy chiếm tỷ lệ cao nhất. Do đó ta có thể thấy trẻ SDD kết hợp với tình trạng
tiêu chảy càng làm cho mức độ bệnh ngày càng nặng thêm. Do đó các bà mẹ cần
phải theo dõi và chăm sóc trẻ thật tốt để có thể phát hiện bệnh và điều trị sớm.

9


PHẦN IV: KẾT LUẬN – KHUYẾN NGHỊ
Kết luận
Tổng số trẻ SDD trong nhóm tuổi từ 24-60 tháng tại xã Vũ Lễ-Kiến
Xương-Thái Bình là 54 trẻ trong đó có 22 trẻ nam và 32 trẻ nữ. Như vậy trẻ
SDD tại xã theo điều tra chiếm 22,4% tổng số trẻ dưới 5 tuổi.
- Số trẻ SDD độ I có 70 trẻ chiếm 87% so với tổng số trẻ bị SDD trong đó
có 19 nam và 28 nữ.
- Số trẻ SDD độ II có 10 trẻ chiếm 13% so với tổng số trẻ bị SDD trong đó
có 3 nam và 4 nữ.
- Trong số trẻ SDD thì có 40% trẻ mắc các bệnh khác.Số trẻ bị ỉa chảy
chiếm tỷ lệ cao nhất trong các bệnh gặp ở trẻ SDD dưới 5 tuổi tại xã Vũ Lễ với
18,8%.


Khuyến nghị
- Cán bộ y tế cần tổ chức các cuộc nghiên cứu, tư vấn cho các bà mẹ có con
dưới 5 tuổi về cách phòng chống SDD để nâng cao kiến thức cho các bà mẹ.
Quan tâm nhiều tới dinh dưỡng cho trẻ, bổ sung những thức ăn hợp lý
trong bữa ăn của trẻ.
- Nâng cao công tác phòng chống SDD ở trẻ em, phát hiện và điều trị sớm.
Phát bài TT-GDSK về tầm quan trọng của dinh dưỡng với trẻ dưới 5 tuổi
trên loa đài thường xuyên.
- Hàng tháng trạm y tế xã cần tổ chức đánh giá sức khỏe, khám, đo chiều
cao cho trẻ dưới 5 tuổi.

PHẦN V: TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2.
3.
4.

‘‘Kế hoạch chăm sóc cho bà mẹ nuôi con bú xã Vũ Lễ”.
‘‘Kế hoạch CSSKSS-DSKHHGĐ xã Vũ Lễ’’.
‘‘Phòng chống SDD trẻ em’’ của trường ĐH y Hà Nội.
‘‘Chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em” của trường ĐH y Thái Bình.

10


BÀI 1:
CÔNG TÁC TT-GDSK VỀ ĐIỀU TRỊ, CHĂM SÓC TRẺ SDD
Kính thưa bà con thân mến!
Như bà con đã biết số trẻ SDD tại xã ta còn ở mức cao, song các bà mẹ chưa
hiểu được cách chăm sóc con, còn cho trẻ ăn kiêng khi bị bệnh. Số trẻ mắc bệnh

viêm phổi, ỉa chảy còn cao, kinh phí chưa đáp ứng được đầy đủ kịp thời, hoạt
động của ban CSSK trẻ em chưa được thường xuyên những điều đó tác động rất
lớn đến chương trình phòng chống SDD của xã nhà (Vũ Lễ). Chính vì thế thách
thức đặt ra là phải nâng cao kiến thức cho các bà mẹ có con dưới năm tuổi. Sau
đây tôi xin trình bày đại cương về SDD để giúp các bà mẹ có hiểu biết thêm về
tình trạng này.
1. Khái niệm về SDD
SDD là tình trạng cơ thể không được cung cấp đầy đủ năng lượng và chất
đạm cũng như các yếu tố vi lượng khác để đảm bảo cho cơ thể phát triển. Đây là
tình trạng bệnh lý hay gặp ở trẻ nhỏ dưới 3 tuổi.
2. Nguyên nhân dẫn đến SDD ở trẻ em
- Do dinh dưỡng: Nuôi trẻ không đúng cách, không đúng phương pháp khi mẹ
thiếu hoặc mất sữa, cho trẻ ăn bổ sung không đúng cả về số lượng và chất lượng,
nguyên nhân quan trọng nhất hay gặp nhất là do bà mẹ thiếu kiến thức về DD
hoặc không có thời gian chăm sóc con cái: ăn bột quá sớm, cho ăn uống không
đúng, cai sữa sớm…
- Do ốm đau kéo dài: Trẻ mắc các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp, tiêu hóa
nhiều lần, biến chứng sau các bệnh viêm phổi, sởi, lỵ…
Cấp tính: Sởi, lỵ, ho gà, viêm phổi…
Mãn tính: Tiêu chảy, lao, sốt rét…
- Do thể trạng dị tật: Trẻ đẻ non, suy dinh dưỡng bào thai, các dị tật sứt môi hở
hàm ếch, tim bẩm sinh.
- Do điều kiện kinh tế xã hội: SDD là một bệnh của nghèo nàn và lạc hậu có
liên quan đến kinh tế, văn hóa, dân trí. Đây là mô hình bệnh tật đặc trưng của
các nước đang phát triển.
- Các yếu tố thuận lợi: Trẻ đẻ sinh đôi, sinh ba.
11


Trẻ đẻ non, yếu.

Trẻ mắc các dị tật bẩm sinh.
Yếu tố gia đình.
3. Phân loại
- SDD độ I (nhẹ): Cân nặng còn 70-80%.
Lớp mỡ dưới da bụng mỏng.
Có thể rối loạn tiêu hóa.
- SDD độ II (vừa): Cân nặng còn 60-70%.
Lớp mỡ dưới da bụng mỏng.
Rối loạn tiêu hóa từng đợt.
- SDD độ III (nặng) Cân nặng còn dưới 60%.
Lớp mỡ dưới da mất hẳn.
Rối loạn tiêu hóa mức độ nặng.
4. Triệu chứng
4.1 SDD sớm:
-Qua biểu đồ tăng trưởng thấy đường biểu diễn cân nặng
nằm ngang hoặc đi xuống.
-Chán ăn hay nôn, chớ, tiêu chảy.
-Mệt mỏi hay quấy khóc.
-Cơ thể gầy, trẻ dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn.
4.2. SDD nặng:
-SDD thể teo đét: -Cân nặng còn dưới 60%.
-Gầy đét da bọc xương.
-Cơ nhẽo nhỏ vòng cánh tay dưới 12cm.
-Rối loạn tiêu hóa thường xuyên.
-Thiếu máu thiếu các loại vitamin.
-Hay mắc các bệnh nhiễm khuẩn.
-SDD thể phù:
-Cân nặng còn 60-80%.
-Phù dinh dưỡng: phù ngoại vi, phù trắng.
-Các mảng sắc tố trên da: ở nách, bẹn, mông.

-Chi lúc đầu màu tím sau chuyển sang nâu bong vẩy.
-SDD thể trung gian-Cân nặng còn 60%.
-Phù hai chân.
-Không có các mảng sắc tố.
12


5. Tiến triển và biến chứng
-Trẻ SDD nhẹ, phát hiện sớm, điều trị kịp thời trẻ phục hồi sau 4-6 tuần.
-SDD nặng tiên lượng xấu, trẻ dễ tử vong vì các biến chứng:
Rối loạn nước điện giải.
Nhiễm khuẩn.
Hạ đường huyết.
Hạ thân nhiệt.
6.Đề xuất phương pháp:
6.1 SDD nhẹ và vừa:
-Điều chỉnh chế độ ăn: Tăng cường bú mẹ.
Ăn sam đủ thành phần dinh dưỡng.
-Kiểm tra và điều trị các bệnh nhiễm khuẩn.
-Theo dõi cân nặng.
6.2 SDD nặng:
*Chế độ ăn: Đảm bảo sữa mẹ
Trẻ cai sữa cho ăn sữa bò
Ngày thứ 1,2 ăn sữa nguyên pha loãng 1/2×150ml×8-10 bữa
Ngày thứ 3,4 ăn sữa nguyên pha loãng 2/3×150ml×7-8 bữa
Từ ngày thứ 5 trở đi ăn sữa nguyên toàn phần×150ml
Đến cuối tuần thứ 2 khi trẻ hết tiêu chảy cho ăn chế độ hợp với
lứa tuổi
Cho ăn đủ chất dinh dưỡng.
Thức ăn nấu nhừ.

Ăn nhiều bữa trong ngày.
*Bù nước và điện giải:
- Uống dd ORS 50-100ml/kg/4-6h, sau khám và đánh giá lại:
Nếu nặng phải truyền tĩnh mạch phác đồ C điều trị tiêu chảy mất nước.
Nếu đỡ cho uống theo phác đồ A điều trị tiêu chảy mất nước.
- Uống thêm nước hia quả.
*Giữ ấm đề phòng hạ nhiệt độ:
Cho trẻ nằm phòng riêng sạch ấm, nhiệt độ từ 20-28, tránh lây chéo
Mẹ bế trẻ, nằm với trẻ.
Ủ ấm.
*Chống hạ đường huyết:
Không để trẻ đói.
13


Cho trẻ uống sữa chia đều các bữa, chia đều ngày và đêm.
*Điều trị bổ sung:
Vệ sinh da: Tắm bằng nước ấm, bôi dd xanh methylen vào các vết chợt
mảng sắc tố.
Vệ sinh răng miệng sau mỗi lần ăn uống,bằng glycerinborat 1%.
Vệ sinh thức ăn.
Xoa bóp, thể dục liệu pháp.
*Dùng thuốc:
Truyền dịch, đạm, máu (nếu có).
Kháng sinh phù hợp nhiễm khuẩn.
Vitamin và các loại muối khoáng:
Vitamin A
Trẻ <1 tuổi
Trẻ >1 tuổi
Ngày 1

100000đv
200000đv
Ngày 2
100000đv
200000đv
Sau 2 tuần
100000đv
200000đv
Các loại vitamin nhóm B, PP, D, C, viên sắt…
*Theo dõi
Mạch nhiệt độ, huyết áp, nhịp thở mức độ nặng 3h/lần.
Phù các bộ phận trên cơ thể.
Cân nặng, vòng cánh tay.
7. Lời khuyên
Trên là một số thông tin khái quát về tình trạng SDD ở trẻ em, để trẻ khỏe mạnh,
phát triển bình thường như lứa tuổi của chúng, không mắc các bệnh nhiễm
khuẩn, việc làm có ý nghĩa và có hiệu quả nhất là nâng cao kiến thức ở chính
các bà mẹ. Mỗi bà mẹ hãy học cách chăm sóc trẻ tốt, hãy xây dựng một chế độ
ăn đầy đủ dinh dưỡng, có thể bước đầu là khó khăn nhưng nó sẽ trở thành thói
quen tốt nếu như ngay từ bây giờ chúng ta tìm hiểu và thực hiện các biện pháp
phòng tránh để trẻ được phát triển toàn diện cả về thể chất và tinh thần.

14


BÀI 2: TT-GDSK VỀ PHÒNG BỆNH CHO TRẺ SDD DƯỚI 5 TUỔI
Thưa bà con thân mến! Theo thống kê tại xã vừa qua cho thấy (năm 2010) tỷ
lệ SDD ở xã chiếm 19% trong tổng số trẻ dưới 5 tuổi, đây là một tỷ lệ rất đáng
lo ngại và có thể tiếp tục tăng trong tương lai nếu như chúng ta không có cách
khắc phục. Vì thế ngay từ bây giờ chúng ta phải có biện pháp phòng chống cho

trẻ em dưới 5 tuổi tại xã để vấn đề SDD trẻ em không còn là mối lo cho mỗi gia
đinh nữa. Để có được những kiến thức đầy đủ nhất về cách phòng chống SDD ở
trẻ, các bà mẹ hãy cùng nhau lắng nghe, tìm hiểu và thực hành các biện pháp
sau:
1. Cho trẻ bị tiêu chảy ra viện khi:
- Trẻ hết tiêu chảy.
- Hết phù.
- Hết nhiễm khuẩn.
- Tăng cân.
- Mẹ biết cách nuôi dưỡng trẻ.
2. Phòng bệnh SDD ở trẻ dưới 5 tuổi:
Cho trẻ có 1 chế độ ăn đầy dủ dinh dưỡng đảm bảo cung cấp đầy đủ protid.
lipid, glucid, muối khoáng và các vi chất… đặc biệt là protid.
* Điều đầu tiên trong phòng SDD cho trẻ là ta phải biết cách nhận biết trẻ
SDD: trẻ SDD là trẻ có tầm vóc thấp bé hơn trẻ bình thường, dễ mắc bệnh, kém
linh hoạt, kết quả học tập cũng bị ảnh hưởng do thiếu các vi chất có liên quan
đến sự phát triển của trí não như sắt và iot.
Cần phải biết cách tính chiều cao và cân nặng: dễ dàng nhất là dựa vào cân
nặng, chiều cao của trẻ so với tháng tuổi:
- Trẻ SDD về cân nặng khi số cân của trẻ ít hơn 20% so với chuẩn
trung bình.
- Trẻ SDD về chiều cao khi chiều cao của trẻ ít hơn 10% so với
chuẩn trung bình.
* Can thiệp sớm (sau khi đã có những dấu hiệu nhận biết)
Đối với trẻ SDD việc hồi phục đòi hỏi 1 khoảng thời gian dài. Riêng chiều cao
có thể trẻ sẽ không thể trở về chuẩn bình thường nhưng chúng ta luôn đề ra và
15


mong muốn điều trị tích cực nhất. Vì vậy can thiệp sớm ngay từ khi trẻ có 1

trong những biểu hiện rối loạn về dinh dưỡng là điều quan trọng, các biểu hiện
này bao gồm:
 Biếng ăn.
 Kém linh hoạt.
 Chậm phát triển hoặc đứng cân liên tục trong 2-3 tháng.
 Chậm phát triển chiều cao hoặc không phát triển chiều cao.liên
tục trong 2-3 tháng
 Rối loạn giấc ngủ (ngủ trằn trọc, trẻ quấy khóc).
 Rụng tóc vùng chẩm.
 Chậm mọc răng.
 Da xanh dần, cơ nhão dần.
 Chậm biết đi.
 Thường xuyên mắc các bệnh lý nhiễm trùng.
Để phát hiện sớm những biểu hiện này, cha mẹ cần:
 Theo dõi sát chế độ ăn của trẻ: xem trẻ có ăn hết xuất và đủ bữa
không?
 Quan sát da, cơ, răng, tóc của trẻ xem có thay đổi như trên đã
trình bày không?
 Quan sát sự phát triển vận động của trẻ có bình thường không (lật,
ngồi, đi … có đúng lứa tuổi không )
 Thường xuyên đưa trẻ đến cơ quan y tế để cân đo chiều cao mỗi
tháng 1 lần, điều này giúp phát triển nhanh chóng tình trạng chậm
tăng cân, chiều cao của trẻ.
 Xem trẻ thường xuyên mắc các bệnh lý nhiễm khuẩn không?
Việc điều trị đúng nguyên nhân và tích cực ngay từ đầu sẽ giúp trẻ hồi phục
nhanh, bắt kịp và tăng trưởng với các trẻ cùng lứa tuổi.
* Theo các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng, ngoài công tác vận động phụ
huynh cải thiện chất lượng dinh dưỡng trong mỗi bữa ăn thì việc bổ sung sữa
tươi vào khẩu phần ăn sẽ giúp trẻ tăng chiều cao, tăng cân nặng…Sữa tươi còn


16


cung cấp năng lượng, đạm, sắt…giúp trẻ phát triển toàn diện về thể lực và trí
tuệ.
* Muốn phòng chống SDD trẻ em cần có sự hiểu biết, chủ động và thay
đổi thực hành của mỗi gia đình. Do đó chương trình phóng chống SDD lấy gia
đình làm đối tượng thực hiện công tác chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ em. Muốn
vậy mọi người cần phải hưởng ứng và thực hiện 8 nội dung sau:
1. Chăm sóc ăn uống cho phụ nữ có thai để đạt mức tăng cân 10-12 cân
trong thời gian có thai, khám thai ít nhất 3 lần, tiêm đủ 2 mũi tiêm phòng uốn
ván.
2. Cho trẻ bú sớm trong nửa giờ đầu sau sinh, bú hoàn toàn bằng sữa mẹ
trong 4 tháng đầu và liên tục cho bú đến tháng thứ 24.
3. Cho trẻ ăn bổ sung từ tháng thứ 5. Tô màu đĩa bột, tăng thêm chất béo,
ăn nhiều bữa.
4. Thực hiện phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng: Phụ nữ có thai uống
thuốc Fe/Acid Folic hàng ngày. Trẻ em từ 6-36 tháng uống vitamin A liều cao 2
lần một năm. Phòng chống các bệnh nhiễm khuẩn (tiêu chảy, sởi…) thực hiện
tiêm phòng đầy đủ, nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ hợp lý khi trẻ bị bệnh.
5. Phát triển ô dinh dưỡng trong hệ sinh thái VAC để có thêm thực phẩm cải
thiện bữa ăn cho gia đình. Chú ý nuôi gà vịt để lấy trứng, trồng các loại rau
xanh.
6. Phấn đấu bữa ăn nào cũng có 4 món cân đối, ngoài cơm cần có đủ 3 món
nữa: Rau quả (cung cấp vitamin chất khoáng và chất xơ)
Đậu phụ, vừng lạc, cá, thịt, trứng (cung cấp chất đạm chất béo)
Cung cấp nước và các chất dinh dưỡng bổ sung.
7. Thực hiện vệ sinh môi trường dùng nguồn nước sạch, tẩy giun định kỳ,
rửa tay…Đảm bảo vệ sinh thực phẩm để thức ăn không là nguồn gây bệnh.
8. Thực hiện gia đình hạnh phúc có nếp sống văn hóa, năng động, sáng tạo,

lành mạnh.

17


MỘT SỐ MẪU ĐƠN PHỤC HỒI TRẺ SDD TẠI NHÀ
1. Trẻ dưới 6 tháng tuổi:
Bú sữa mẹ theo nhu cầu của trẻ, chú ý chăm sóc dinh dưỡng cho bà mẹ để
mẹ có đủ sữa nuôi con. Trường hợp mẹ không đủ sữa mà phải dùng các sản
phẩm thay thế sữa mẹ thì phải có chỉ định của bác sĩ.
2. Trẻ từ 6-12 tháng:
Cho trẻ ăn cháo xay trộn sữa như trên nhưng tăng thêm lượng thịt gạo và rau
củ, trường hợp trẻ không thích ăn cháo trộn sữa thì dùng sữa cao năng lượng pha
với nước sôi theo hướng dẫn mỗi ngày uống 500ml và cho ăn bột hoặc cháo xay
3-4 bữa/ngày, trẻ ăn ít có thể tăng số bữa lên, dùng nước giá đậu xanh để làm
lỏng thức ăn: 10g giá đậu xanh/10g bột.
3. Trẻ 13-24 tháng:
6h: 150-200ml sữa cao năng
9h: Cháo thịt+rau: 200ml (một bát ăn cơm)
Gạo tẻ: 30g (một nắm tay)
Thịt nạc: 50g (hoặc cá, cua, tôm, trứng)
Dầu: 10ml (2 thìa cà phê)
Rau xanh: 20g (2 thìa cà phê)
12h: Sữa 200ml
14h: Chuối tiêu một quả hoặc đu đủ một miếng
17h: Cháo thịt (cá, tôm, trứng)+rau+dầu
Nếu trẻ đang bú mẹ vẫn phải tiếp tục cho bú và thời gian cho bú kéo dài từ
18-24 tháng. Khi cai sữa cần cho trẻ ăn thêm sữa bò hoặc sữa đậu nành
4. Trẻ từ 25-36 tháng:
7h: Sữa cao năng lượng 200ml

11h: Cơm nát+thịt (cá, trứng, tôm)+canh rau
Cơm: 2 lưng bát(70g gạo), thịt: 50g (hoặc trứng một quả), rau: 100g, dầu: 5g
14h: Cháo+Thịt+Rau+Dầu: 200ml
Gạo tẻ: 30g (1 nắm tay), thịt nạc: 50g (hoặc cá, tôm, cua: 50g, trứng 1 quả).

18



×