Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

Thực hiện chính sách đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh hà nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (621.13 KB, 82 trang )

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN VIẾT TIẾN HOÀN

THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH
ĐÀO TẠO NGHỀ NÔNG NGHIỆP CHO LAO ĐỘNG
NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG

HÀ NỘI, năm 2019

1


VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN VIẾT TIẾN HOÀN

THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH
ĐÀO TẠO NGHỀ NÔNG NGHIỆP CHO LAO ĐỘNG
NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ NAM

Ngành: Chính sách công
Mã số: 8 34 04 02

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. NGUYỄN TRỌNG XUÂN


HÀ NỘI, năm 2019

2


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, những kết
quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan.
Tác giả luận văn

Nguyễn Viết Tiến Hoàn

3


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ...................................................................................................................................................................................... 4
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THỰC HIỆN
CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN ........... 7
1.1. Cơ sở lý luận............................................................................................................................................................... 7
1.2. Cơ cở thực tiễn ..................................................................................................................................................... 11
1.3. Khái quát tình hình đào tạo nghề tại Việt Nam ................................................................ 13
1.4. Kinh nghiệm thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động nông
thôn ở một số địa phương ..................................................................................................................................... 19
Chương 2. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO
NGHỀ NÔNG NGHIỆP CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH HÀ NAM TRONG NHỮNG NĂM QUA ..................................................... 35
2.1. Khái quát đặc điểm tỉnh Hà Nam. .................................................................................................... 35
2.2. Hệ thống đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn tỉnh Hà
Nam .............................................................................................................................................................................................. 37

2.3. Thực trạng đào tạo và thực hiện chính sách đào tạo nghề nông nghiệp
cho lao động nông thôn tỉnh Hà Nam ..................................................................................................... 40
2.4. Đánh giá thực trạng thực hiện chính sách đào tạo nghề nông nghiệp
cho lao động nông thôn tỉnh Hà Nam. .................................................................................................... 52
Chương 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN
CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO NGHỀ NÔNG NGHIỆP CHO LAO ĐỘNG
NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ NAM ................................................................ 57
3.1. Một số vấn đề đặt ra. .............................................................................. 58
3.2. Định hướng và giải pháp ........................................................................................................................... 59
3.3. Một số kiến nghị................................................................................................................................................. 67
KẾT LUẬN ........................................................................................................................................................................... 72
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

4


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Diễn giải nội dung

HTX

Hợp tác xã

LĐTBXH

Lao động, Thương binh - Xã hội

LĐNT


Lao động nông thôn

NN&PTNT

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

ODA

Hỗ trợ phát triển chính thức

UBND

Ủy ban nhân dân

TTKN

Trung tâm Khuyến nông

2


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1. Số lượng cơ sở dạy nghề theo loại hình đào tạo ................................................ 13
Bảng 1.2. Số lượng và cơ cấu tuyển sinh học nghề theo cấp trình độ (giai
đoạn 2012-2017) ............................................................................................................................................................... 15
Bảng 2.1. Phân bổ số lớp, học viên và kinh phí các lớp đào tạo nghề cho
lao động nông thôn ......................................................................................................................................................... 41
Bảng 2.2. Phân loại đối tượng học viên (2012-2018) .............................................................. 42
Bảng 2.3. Kết quả học tập giai đoạn 2012-2018 ............................................................................ 44

Bảng 2.4. Tổ chức việc làm sau khóa học (2012-2018) ........................................................ 45
Bảng 2.5. Tổng hợp kết quả đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông
thôn (giai đoạn 2010-2018)................................................................................................................................... 46

3


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sau hơn 30 năm thực hiện đường đối đổi mới, dưới sự lãnh đạo của
Đảng, nông nghiệp, nông dân, nông thôn nước ta đã đạt được thành tựu khá
toàn diện và to lớn. Nông nghiệp tiếp tục phát triển với tốc độ khá cao theo
hướng sản xuất hàng hoá, nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả; đảm
bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia; một số mặt hàng xuất khẩu chiếm
vị thế cao trên thị trường thế giới. Kinh tế nông thôn chuyển dịch theo hướng
tăng công nghiệp, dịch vụ, ngành nghề; các hình thức tổ chức sản xuất tiếp tục
đổi mới. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được tăng cường; bộ mặt nhiều vùng
nông thôn thay đổi. Đời sống vật chất và tinh thần của dân cư ở hầu hết các
vùng nông thôn ngày càng được cải thiện. Xóa đói, giảm nghèo đạt kết quả to
lớn. Hệ thống chính trị ở nông thôn được củng cố và tăng cường. Dân chủ cơ
sở được phát huy. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Vị
thế chính trị của giai cấp nông dân ngày càng được nâng cao.
Tuy nhiên, những thành tựu đạt được chưa tương xứng với tiềm năng,
lợi thế và chưa đồng đều giữa các vùng. Nông nghiệp phát triển còn kém bền
vững, tốc độ tăng trưởng có xu hướng giảm dần, sức cạnh tranh thấp, chưa
phát huy tốt nguồn lực cho phát triển sản xuất; nghiên cứu, chuyển giao khoa
học - công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực còn hạn chế. Việc chuyển dịch cơ
cấu kinh tế và đổi mới cách thức sản xuất trong nông nghiệp còn chậm, phổ
biến vẫn là sản xuất nhỏ phân tán; năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng nhiều
mặt hàng thấp. Công nghiệp, dịch vụ và ngành nghề phát triển chậm, chưa

thúc đẩy mạnh mẽ chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động ở nông thôn. Các
hình thức tổ chức sản xuất chậm đổi mới, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển
mạnh sản xuất hàng hoá. Nông nghiệp và nông thôn phát triển thiếu quy

1


hoạch, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội còn yếu kém, môi trường ngày càng ô
nhiễm; năng lực thích ứng, đối phó với thiên tai còn nhiều hạn chế. Đời sống
vật chất và tinh thần của người dân nông thôn còn thấp, tỉ lệ hộ nghèo cao,
nhất là vùng đồng bào dân tộc, vùng sâu, vùng xa; chênh lệch giàu, nghèo
giữa nông thôn và thành thị, giữa các vùng còn lớn, phát sinh nhiều vấn đề xã
hội bức xúc.
Những hạn chế, yếu kém trên có nguyên nhân khách quan và chủ quan.
Nhận thức về vị trí, vai trò của nông nghiệp, nông dân, nông thôn còn bất cập
so với thực tiễn; chưa hình thành một cách có hệ thống các quan điểm lý luận
về phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn; cơ chế, chính sách phát triển
các lĩnh vực này thiếu đồng bộ, thiếu tính đột phá; một số chủ trương, chính
sách không hợp lý, thiếu tính khả thi nhưng chậm được điều chỉnh, bổ sung
kịp thời. Đầu tư từ ngân sách nhà nước và các thành phần kinh tế vào nông
nghiệp, nông dân, nông thôn còn thấp, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển. Tổ
chức chỉ đạo thực hiện và công tác quản lý nhà nước còn nhiều bất cập, yếu
kém; vai trò của các cấp uỷ, chính quyền và các đoàn thể quần chúng trong
việc triển khai các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về nông
nghiệp, nông dân, nông thôn ở nhiều nơi còn hạn chế.
Xuất phát từ cơ sở lý luận và thực hiện trên, em chọn đề tài luận văn:
Thực hiện chính sách đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn
trên địa bàn tỉnh Hà Nam, với hy vọng góp một phần giải quyết những bất
cập, hạn chế trong xây dựng chính sách đào tạo nghề nông nghiệp cho lao
động nông thôn để từ đó nâng cao thu nhập và ổn định đời sống của người

nông dân, góp phần xây dựng nông thôn mới phát triển bền vững.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đề tài
Đào tạo nghề cho lao động nông thôn là một lĩnh vực còn mới, nhất là
đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn, tuy vậy lĩnh vực đào tạo
2


nghề cũng được một số cơ quan, đơn vị và cá nhân quan tâm nghiên cứu và
triển khai như:
- Báo cáo công tác dạy nghề Việt Nam năm 2011 của Viện Nghiên cứu
khoa học dạy nghề (thuộc Tổng cục dạy nghề - Bộ LĐTB-XH) đã nêu khái
quát được hiện trạng và đưa ra các giải pháp chung cho công tác đào tạo nghề
tại Việt Nam, tuy nhiên về lĩnh vực đào tạo nghề nông nghiệp thì mới sơ bộ
đề cập đến kết quả mà chưa đề cập đến nguyên nhân cũng như phân tích các
nghiên cứu có liên quan.
- Báo cáo tổng quan về đào tạo nghề Việt Nam năm 2012 của Tổng cục
dạy nghề - Bộ LĐTBXH được trình bày tại hội nghề khu vực về đào tạo nghề
tại Việt Nam cũng chỉ nêu tổng quát của đào tạo nghề nói chung và các giải
pháp xây dựng đội ngũ giáo viên dạy nghề, cơ sở dạy nghề và cơ chế tài chính
cho công tác đào tạo nghề mà chưa đề cập đến phương thức thức đào tạo nghề
cho lao động nông thôn.
- Tác giả Nguyễn Tiến Dũng, nguyên Tổng Cục trưởng Tổng cục dạy
nghề, Bộ LĐTBXH, với bài viết: “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn trong
thời kỳ hôi nhập quốc tế” đăng trên website của Bộ LĐTBXH. Tác giả đã nêu
ra một số kết quả bước đầu trong công tác đào tạo nghề cho lao động ở nước
ta và đề cập đến một số hướng giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đào tạo
nghề cho lao động. Những giải pháp mà tác giả đưa ra còn mang tính khái
quát và chung chung. Bài viết có tính tham khảo cho những nghiên cứu về
đào tạo nghề cho lao động nông thôn của từng địa phương cụ thể.
- Nghiên cứu của tác giả Lã Thanh Tùng về đề tài "Những giải pháp cơ

bản về phát triển đào tạo nghề ở tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2012-2020" tập
trung nghiên cứu về đào tạo nghề cho lao động ở tỉnh Ninh Bình và cũng có
đề cập đến đào tạo nghề cho lao động nông thôn và nghề nông nghiệp, tuy
nhiên nội dung đề cập đến đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn

3


còn nhiều hạn chế, chỉ nêu kết quả triển khai chứ chưa nghiên cứu và đề xuất
được giải pháp cho đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn.
- Tác giả Trần Thành Nam cứu về đề tài "Đào tạo nghề cho lao động
nông thôn tỉnh Hà Tĩnh" tập trung đào tạo các nghề phù hợp với các đối tượng
chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, hộ nghèo, người tàn tật,
người bị thu hồi đất canh tác; lao động thuộc diện hộ cận nghèo và các đối
tượng lao động nông thôn khác ở khu vực nông thôn Hà Tĩnh, chưa chú trọng
đến đào tạo nghề nông nghiệp cho toàn bộ các hộ nông dân trong toàn tỉnh.
- Một trong những nghiên cứu mới gần đây nhất là của tác giả Võ
Thanh Tùng (năm 2018) nghiên cứu đề tài về "Thực hiện chính sách đào tạo
nghệ cho lao động nông thôn từ thực tiễn tỉnh Quảng Nam". Đề tài đánh giá
thực trạng việc thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại
tỉnh Quảng Nam một cách toàn diện, đề xuất các giải pháp hợp lý, sát thực để
hoàn thiện chính sách, nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách đào tạo nghề
cho lao động nông thôn trong thời gian tới. Tuy nhiên đề tài cũng chỉ nghiên
cứ về đào tạo nghề cho lao động nông thôn nói chung, chưa nghiên cứu
chuyên sâu về đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn nói riêng.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Phân tích, đánh giá thực trạng công tác đào tạo nghề nông nghiệp cho
lao động nông thôn tại tỉnh Hà Nam. Trên cơ sở đó đề xuất giải pháp hiệu quả
cho công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại tỉnh Hà Nam trong thời

gian tới.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về thực hiện đào tạo nghề nông nghiệp cho
lao động nông thôn.

4


- Nghiên cứu thực trạng công tác đào tạo nghề nông nghiệp cho lao
động nông thôn tại tỉnh Hà Nam.
- Trình bày những mặt được và hạn chế trong công tác đào tạo nghề
nông nghiệp cho lao động nông thôn tại tỉnh Hà Nam.
- Đề xuất giải pháp tăng cường hiệu quả công tác đào tạo nghề nông
nghiệp cho lao động nông thôn tại tỉnh Hà Nam.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu việc thực hiện chính sách đào tạo nghề nông nghiệp cho
lao động nông thôn do tỉnh Hà Nam thực hiện.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Địa bàn nghiên cứu: nghiên cứu này được thực hiện tại TTKN tỉnh Hà
Nam và một số đơn vị liên quan của tỉnh Hà Nam thực hiện công tác đào tạo
nghề cho lao động nông thôn.
- Thời gian nghiên cứu: từ năm 2012 đến 2018.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Luận văn được triển khai dựa trên phương pháp luận duy vật biện
chứng và duy vật lịch sử, phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh; chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật
của Nhà nước về chính sách đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông
thôn.

5.2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập, tổng hợp và xử lý thông tin: Phương pháp này
được thực hiện bằng cách tổng hợp số liệu qua báo cáo tình hình thực hiện
chính sách đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn tại Hà Nam.

5


- Phương pháp phân tích: Áp dụng phương pháp này để phân tích các
yếu tố ảnh hưởng trong việc thực hiện chính sách đào tạo nghề nông nghiệp
cho lao động nông thôn tại tỉnh Hà Nam.
- Phương pháp chuyên gia: Phương pháp này được thực hiện bằng việc
xin ý kiến các chuyên gia là các lãnh đạo, nguyên lãnh đạo các đơn vị, cơ
quan quản lý nhà nước ngành NN&PTNT tại tỉnh Hà Nam trong việc thực
hiện chính sách đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
6.1. Ý nghĩa lý luận
Làm rõ hơn những vấn đề lý luận cơ bản về thực hiện chính sách đào
tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Hà Nam.
6.2. Ý nghĩa thực hiện
Kết quả nghiên cứu của luận văn có giá trị tham khảo cho các đơn vị,
cá nhân liên quan trong quá trình hoàn thiện và thực hiện chính sách đào tạo
nghề cho lao động nông thôn, nhất là các cơ sở đào tạo nghề nông nghiệp cho
lao động nông thôn.
Luận văn cũng có thể sử dụng như một tài liệu tham khảo trong công
tác giảng dạy và nghiên cứu chính sách về đào tạo nghề và đào tạo nghề nông
nghiệp cho lao động nông thôn.
7. Kết cấu của luận văn
Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn về thực hiện chính sách đào tạo
nghề cho lao động nông thôn.

Chương 2. Thực trạng thực hiện chính sách đào tạo nghề nông nghiệp
cho lao động nông thôn tại tỉnh Hà Nam trong những năm qua.
Chương 3. Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách đào tạo
nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn tại tỉnh Hà Nam.

6


Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH
ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Khái niệm chính sách
Theo Từ điển bách khoa Việt Nam “Chính sách là những chuẩn tắc cụ
thể để thực hiện đường lối, nhiệm vụ. Chính sách được thực hiện trong một
thời gian nhất định, trên những lĩnh vực cụ thể nào đó. Bản chất, nội dung và
phương hướng của chính sách tùy thuộc vào tính chất của đường lối, nhiệm
vụ chính trị, kinh tế, văn hóa…”
Theo tác giải Vũ Cao Đàm thì “chính sách là một tập hợp biện pháp
được thể chế hóa, mà một chủ thể quyền lực, hoặc chủ thể quản lý đưa ra,
trong đó tạo sự ưu đãi một hoặc một số nhóm xã hội, kích thích vào động cơ
hoạt động của họ nhằm thực hiện một mục tiêu ưu tiên nào đó trong chiến
lược phát triển của một hệ thống xã hội”.
1.1.2. Khái niệm chính sách công
Theo một số học giả trong và ngoài nước, chính sách công được hiểu
như sau:
- Chính sách công bao gồm các hoạt động thực tế do Chính phủ tiến
hành (Peter Aucoin, 1971). Chính sách công là một tập hợp các quyết định có
liên quan lẫn nhau của một nhà chính trị hay một nhóm các nhà chính trị gắn
liền với việc lựa chọn các mục tiêu và các giải pháp để đạt các mục tiêu đó

(William Jenkin, 1978).
- Chính sách công bao gồm các hoạt động thực tế do Nhà nước tiến
hành (Peter Aucoin, 1971) mà vấn đề mà chính sách hướng vào giải quyết là
vấn đề công.
7


- Chính sách công là cái mà chính phủ lựa chọn làm hay không làm
(Thomas R. Dye, 1984). Chính sách công là một kết hợp phức tạp những sự
lựa chọn liên quan lẫn nhau, bao gồm cả các quyết định không hành động, do
các cơ quan nhà nước hay các quan chức nhà nước đề ra (William N Dunn,
1922).
- Chính sách công là một quá trình hành động hoặc không hành động
của chính quyền để đáp lại một vấn đề công. Nó được kết hợp với các cách
thức và mục tiêu chính sách đã được chấp thuận một cách chính thức, cũng
như các quy định và thông lệ của các cơ quan chức năng thực hiện những
chương trình (Kraft and Furlong, 2004).
- Chính sách công là kết quả ý chí chính trị của nhà nước được thể hiện
bằng một tập hợp các quyết định có liên quan với nhau, bao hàm trong đó
định hướng mục tiêu và cách thức giải quyết những vấn đề công trong xã hội
(PGS.TS. Nguyễn Hữu Hải).
- Chính sách công là một tập hợp các quyết định có liên quan để lựa
chọn mục tiêu và những giải pháp, công cụ chính sách nhằm giải quyết các
vấn đề chính sách theo mục tiêu tổng thể đã xác định của đảng chính trị cầm
quyền (PGS.TS. Đỗ Phú Hải).
- PGS.TS. Lê Chi Mai cho rằng "Chính sách công có những đặc trưng
cơ bản nhất như: chủ thể ban hành chính sách công là nhà nước; chính sách
công không chỉ là các quyết định (thể hiện trên văn bản) mà còn là những
hành động, hành vi thực tiễn (thực hiện chính sách); chính sách công tập trung
giải quyết những vấn đề đang đặt ra trong đời sống kinh tế - xã hội theo mục

tiêu xác định; chính sách công gồm nhiều quyết định chính sách có liên quan
lẫn nhau".
1.1.3. Khái niệm thực hiện chính sách công
- Khái niệm: Tổ chức thực hiện chính sách là toàn bộ quá trình chuyển
8


hóa các ứng xử của chủ thể thành hiện thực lên đối tượng quản lý nhằm đặt
được mục tiêu định hướng.
- Ý nghĩa thực hiện chính sách công:
+ Là khâu biến ý đồ chính sách thành hiện thực: Từ chủ ý của chủ thể
quản lý được chuyển sang thành hành động cụ thể, tác động đến đối tượng,
nhóm đối tượng được điều chỉnh theo mục tiêu định sẵn.
+ Tổ chức thực hiện chính sách để thực hiện các mục tiêu chính sách,
thực hiện mục tiêu chung: Có nghĩa là tổ chức thi chính sách tác động vào đời
sống xã hội nhằm điều chỉnh, giải quyết một hay nhiều vấn đề nhưng vẫn
không đi ngược lại mục tiêu chung của toàn hệ thống các chính sách khác.
+ Khẳng định tính đúng đắn của chính sách: Một khi chính sách được
triển khai rộng rãi điều đó có nghĩa là chính sách đó là đúng đắn, được cộng
đồng xã hội chấp nhận và ủng hộ.
+ Qua thực hiện chính sách ngày càng làm hoàn thiện hơn hệ thống chính
sách, pháp luật của Nhà nước bởi vì nó cho thấy trong quá trình tổ chức thực
hiện gặp phải những vướng mắc gì, đối tượng nào chưa bao quát đến để có cơ sở
điều chỉnh phù hợp, thậm chí có thể xây dựng, ban hành chính sách mới.
1.1.4. Khái niệm về đào tạo nghề
- Theo Các-Mác công tác dạy nghề phải bao gồm các thành phần sau:
Một là, giáo dục trí tuệ; Hai là, giáo dục thể lực như trong các trường Thể dục
Thể thao hoặc bằng cách huấn luyện quân sự; Ba là, dạy kỹ thuật nhằm giúp
học sinh nắm được vững những nguyên lí cơ bản của tất cả các quá trình sản
xuất, đồng thời biết sử dụng các công cụ sản xuất đơn giản nhất (Các- Mác

Ph.Ăng-ghen. Tuyển tập xuất bản lần 2, tập 16 trang 198).
- Theo tài liệu của Bộ Lao động thương binh và Xã hội xuất bản năm
2002 thì khái niệm đào tạo nghề được hiểu như sau: "Đào tạo nghề là hoạt
động nhằm trang bị cho người lao động những kiến thức, kỹ năng và thái độ
9


lao động cần thiết để người lao động sau khi hoàn thành khoá học hành được
một nghề trong xã hội".
- Trong Luật Giáo dục nghề nghiệp năm 2014, Đào tạo nghề nghiệp là
hoạt động dạy và học nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề
nghiệp cần thiết cho người học để có thể tìm được việc làm hoặc tự tạo việc
làm sau khi hoàn thành khóa học hoặc để nâng cao trình độ nghề nghiệp.
1.1.5. Khái niệm về đào tạo nghề cho lao động nông thôn
Đào tạo nghề cho lao động nông thôn là chủ trương và hành động của
Chính phủ nhằm thay đổi cơ cấu ngành lao động theo hướng giảm lao động
nông nghiệp tăng lao động ngành nghề và phi nông nghiệp góp phần giải
quyết công ăn việc làm, thúc đẩy nền kinh thế phát triển.
1.1.6. Lao động nông thôn và đặc điểm lao động nông thôn
1.1.6.1. Lao động nông thôn
Nguồn lao động nông thôn là một bộ phận của nguồn lao động xã hội,
bao gồm toàn bộ những người lao động đang làm việc trong nền kinh tế quốc
dân và những người có khả năng lao động nhưng chưa tham gia hoạt động
trong nền kinh tế quốc dân thuộc khu vực nông thôn. Cụ thể, nguồn lao
động nông thôn bao gồm những người đủ tuổi lưo động sống ở nông thôn
đang làm việc trong các ngành, lĩnh vực nhƣ nông, lâm, ngư nghiệp, công
nghiệp, xây dựng, dịch vụ hoặc các ngành phi nông nghiệp khác và những
người trong độ tuổi có khả năng lao động nhưng hiện tại chưa tham gia hoạt
động kinh tế.
1.1.6.2. Đặc điểm của lao động nông thôn

Đặc điểm của người nông dân và lao động nông thôn là cần cù, chịu
khó, sẵn sàng tiếp thu kiến thức mới để cải tạo vườn, ao, chuồng, cải tạo thiên
nhiên, giúp ích cho cuộc sống của mình. Tuy nhiên, một trong những đặc
điểm của LĐNT trong giai đoạn hiện nay là làm việc manh mún, do tập quán
10


làm việc theo cảm tính, người nông dân không có sự tư vấn chi tiết của các cơ
quan chuyên môn, của những người có kinh nghiệm; thiếu việc làm, không
tìm được việc làm, thời gian nhàn rỗi nhiều; phần lớn chưa có nghề và chưa
được đào tạo nghề một cách bài bản là những đặc trưng cơ bản của lao động
nông thôn. Chính đặc điểm của người nông dân như vậy làm cho vai trò đào
tạo nghề càng trở nên quan trọng, quyết định sự thành công của việc hiện đại
hóa nông nghiệp, nông thôn nói chung và thành công của phong trào xây
dựng nông thôn mới nói riêng.
1.2. Cơ cở thực tiễn
Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn của sản xuất, trong những năm qua Đảng
và Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách về nông nghiệp, nông dân, nông
thôn, trong đó được cụ thể hóa bằng Quyết định 1956/QĐ-TTg ngày
27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án "Đào tạo nghề
cho lao động nông thôn đến năm 2020". Mục tiêu của đề án này là:
- Bình quân hàng năm đào tạo nghề cho khoảng 1 triệu lao động nông
thôn, trong đó đào tạo, bồi dưỡng 100.000 lượt cán bộ, công chức xã;
- Nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề, nhằm tạo việc làm,
tăng thu nhập của lao động nông thôn; góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động
và cơ cấu kinh tế, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông
nghiệp, nông thôn;
* Giai đoạn 2009-2010:
- Tiếp tục dạy nghề cho khoảng 800.000 lao động nông thôn theo mục
tiêu của Dự án “Tăng cường năng lực dạy nghề” thuộc Chương trình mục tiêu

quốc gia giáo dục- đào tạo đến năm 2010 bằng các chính sách của Đề án này.
- Thí điểm các mô hình dạy nghề cho lao động nông thôn với khoảng
18.000 người, 50 nghề đào tạo và đặt hàng dạy nghề cho khoảng 12.000
người thuộc diện hộ nghèo, người dân tộc thiểu số, lao động nông thôn bị thu
11


hồi đất canh tác có khó khăn về kinh tế. Tỷ lệ có việc làm sau khi học nghề
theo các mô hình này tối thiểu đạt 80%.
* Giai đoạn 2011-2015:
Đào tạo nghề cho 5.200.000 lao động nông thôn, trong đó: khoảng
4.700.000 lao động nông thôn được học nghề (1.600.000 người học nghề
nông nghiệp; 3.100.000 người học nghề phi nông nghiệp), trong đó đặt hàng
dạy nghề khoảng 120.000 người thuộc diện hộ nghèo, người dân tộc thiểu số,
lao động nông thôn bị thu hồi đất canh tác có khó khăn về kinh tế. Tỷ lệ có
việc làm sau khi học nghề trong giai đoạn này tối thiểu đạt 70%.
* Giai đoạn 2016-2020:
Đào tạo nghề cho 6.000.000 lao động nông thôn, trong đó: Khoảng
5.500.000 lao động nông thôn được học nghề (1.400.000 người học nghề
nông nghiệp; 4.100.000 người học nghề phi nông nghiệp), trong đó đặt hàng
dạy nghề khoảng 380.000 người thuộc diện hộ nghèo, người dân tộc thiểu số,
lao động nông thôn bị thu hồi đất canh tác có khó khăn về kinh tế. Tỷ lệ có
việc làm sau khi học nghề trong giai đoạn này tối thiểu đạt 80%.
Thực hiện quyết định của Chính phủ, Bộ NN&PTNT, UBND tỉnh Hà
Nam cũng như các Sở, ban, ngành đã ban hành nhiều văn bản để triển khai
công tác đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn:
- Quyết định 584/QĐ-UBND ngày 20/5/2011 về việc phê duyệt Đề án
“Đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Hà Nam đến năm 2020”.
- Kế hoạch số 1590/KH-UBND ngày 11/11/2011 về việc Triển khai
thực hiện Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Hà Nam đến năm

2020” giai đoạn 2011-2015.
- Kế hoạch số 973/KH-UBND ngày 16 tháng 6 năm 2014 của UBND
tỉnh Hà Nam về dạy nghề cho lao động nông thôn năm 2014.

12


- Quyết định số 451/QĐ-UBND ngày 6/5/2015 về việc ban hành danh
mục nghề đào tạo ngắn hạn cho lao động nông thôn giai đoạn 2015-2020.
- Quyết định số 898/QĐ-UBND ngày 19/6/2017 về việc phân bổ chi
tiết vốn sự nghiệp Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới.
- Kế hoạch số 1750/KH-UBND ngày 30/6/2017 của UBND tỉnh Hà
Nam về Đào tạo nghề cho lao động nông thôn năm 2017.
Các văn bản này là cơ sở thực tiễn để Hà Nam triển khai tốt công tác
đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn trong những năm qua.
1.3. Khái quát tình hình đào tạo nghề tại Việt Nam
1.3.1. Hệ thống đào tạo nghề
Hệ thống đào tạo nghề tại Việt Nam hiện có ba cấp dạy nghề:
- Dạy nghề trình độ sơ cấp: nhằm trang bị cho người học nghề năng lực
thực hành của một nghề đơn giản hoặc năng lực thực hành một số công việc
của một nghề.
- Dạy nghề trình độ trung cấp: nhằm trang bị cho người học kiến thức
chuyên môn và năng lực thực hành các công việc của một nghề; có khả năng
làm việc độc lập và ứng dụng kỹ thuật, công việc vào một nghề.
- Dạy nghề trình độ cao đẳng: nhằm trang bị cho người học nghề kiến
thức chuyên môn và năng lực thực hành các công việc của một nghề; có khả
năng làm việc độc lập và tổ chức làm việc theo nhóm; có khả năng sáng tạo,
ứng dụng kỹ thuật, công nghệ vào công việc; giải quyết các tình huống phức
tạp trong thực tế.
Hệ thống dạy nghề theo ba cấp độ có ưu điểm: đào tạo nhiều cấp trình

độ theo yêu cầu của thị trường lao động; liên thông trong hệ thống dạy nghề
và liên thông với các trình độ khác của hệ thống giáo dục quốc gia, tạo điều
kiện và cơ hội người lao động động được học tập liên tục để nâng cao trình độ
nghề nghiệp. Hệ thống dạy nghề ba cấp độ này cũng phù hợp với các trình độ
13


dày nghề của các nước, tạo điều kiện cho việc hội nhập kinh tế quốc tế và
xuất khẩu lao động.
Các cơ sở dạy nghề được phát triển theo quy hoạch rộng khắp trên toàn
quốc, đa dạng về hình thức sở hữu và loại hình đào tạo. Số lượng cơ sở dạy
nghề nói chung và cơ sở tư thục nói riêng tăng nhanh. Năm 2013, cả nước có
1339 cơ sở dạy nghề, nếu tính cả các cơ sở khác có dạy nghề (bao gồm đại
học, cao đẳng, trung tâm khác có dạy nghề) thì mạng lưới cơ sở dạy nghề cả
nước có gần 2.040 cơ sở, trong đó cơ sở dạy nghề công lập chiếm khoảng
60%. Đặc biệt, thực hiện Quyết định 1956, mạng lưới trung tâm dạy nghề cấp
huyện đã được mở rộng. Năm 2013 có trên 430 trung tâm dạy nghề cấp huyện
nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo nghề cho lao động nông thôn.
Bảng 1.1. Số lượng cơ sở dạy nghề theo loại hình đào tạo
Cơ sở dạy nghề

2012

2013

2014

2015

2016


2017

Trường Cao đẳng nghề

155

162

209

257

310

388

Trường Trung cấp nghề

305

302

355

405

470

551


Trung tâm dạy nghề

867

875

929

966

995

1035

1.327

1.339

1.493

1.628

1.775

1.974

Tổng cộng

Nguồn: Tổng cục Dạy nghề.

Tính đến tháng 12/2017, cả nước có 1.974 cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
(GDNN) trong đó có 388 trường cao đẳng, 551 trường trung cấp và 1.035
trung tâm GDNN. Kết quả tuyển sinh năm 2017 của cả nước là 2.204.400
người, đạt 100,2% so với kế hoạch năm 2017, trong đó tuyển sinh trình độ
trung cấp và cao đẳng khoảng 540.400 người chiếm 24,5% so với tổng số
tuyển sinh trong GDNN năm 2017 và đạt 100,1% so với kế hoạch.

14


1.3.2. Quy mô và cơ cấu nghề đào tạo
Hệ thống dạy nghề phát triển đã tạo cơ hội cho mọi người có nhu cầu
học nghề đều được học nghề phù hợp. Trong giai đoạn 2012-2017, tổng số đã
tuyển sinh học nghề là 11,5 triệu người, trong đó cao đẳng nghề là 640.631
người (chiếm 5,57%), trung cấp nghề là 999.567 người (chiếm 8,69%), sơ cấp
nghề là 4.904.524 người (chiếm 42,62%) và dạy nghề dưới 3 tháng là
4.962.44 người (chiếm 43,12%). Bình quân mỗi năm, hệ thống dạy nghề
tuyển mới khoảng 1,91 triệu người.
Trong giai đoạn 2012-2017, số lao động nông thôn được hỗ trợ học
nghề là khoảng 1,619 triệu người, trong đó có 35,2 nghìn người được hưởng
chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, 330,2 nghìn người dân tộc
thiểu số, 178,1 nghìn người thuộc hộ nghèo, 36,4 nghìn người thuộc hộ bị thu
hồi đất, 9,5 nghìn người là người khuyết tật, 78,5 nghìn người thuộc hộ cận
nghèo và 943,5 nghìn người thuộc đối tượng lao động nông thôn khác. Tuy
nhiên, hiện nay người học nghề đa phần là lao động nông thôn, vùng sâu,
vùng xa, vùng khó khăn hoặc thuộc đối tượng nghèo, cận nghèo. Do vậy họ
rất khó khăn khi học nghề, nhiều người không có điều kiện đi học nghề.
Quy mô cơ cấu nghề đào tạo được mở dần theo nhu cầu thực tế của
doanh nghiệp với danh mục nghề của gần 400 nghề đào tạo ở trình độ cao
đằng và khoảng 470 nghề đào tạo ở trình độ trung cấp. Các cơ sở dạy nghề đã

mở thêm nhiều ngành nghề đạo tạo mới mà thị trường cần. Cùng với việc đào
tạo các nghề phục vụ cho các khu công nghiệp, khu chế xuất, các cơ sở dạy
nghề đã đào tạo các nghề phục vụ cho việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
nghiệp, nông thôn và giải quyết việc làm cho người lao động. Tuy nhiên, hiện
nay nhiều trường nghề vẫn tập trung tuyển sinh và đào tạo ngắn hạn và ở
những ngành nghề có chi phí thấp như kế toán, tài chính, lái xe, dịch vụ…

15


Cơ cấu học sinh học nghề theo trình độ còn hạn chế, mới chỉ tập trung
vào trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng, trong khi tỷ lệ học sinh
học ở trình độ cao đẳng nghề và trung cấp nghề rất thấp. Nguyên nhân chủ
yếu ở đây là do nhận thức của người dân không muốn học nghề, học sinh tốt
nghiệp THPT phần lớn có xu hướng đi học đại học hay cao đẳng chuyên
nghiệp, các trường nghề gặp khó khăn trong tuyển sinh ở trình độ cao đẳng
nghề và trung cấp nghề.
Bảng 1.2. Số lượng và cơ cấu tuyển sinh học nghề theo cấp trình độ
(giai đoạn 2012-2017)
Cao đẳng
nghề

Trung cấp
nghề

Sơ cấp nghề

Dạy nghề dưới
3 tháng


Năm

Tổng số
(người)

2012

1.492.579

84.151 5,64 129.189 8,66

909.265 60,92

369.974 24,79

2013

1.733.006

88.877 5,13 128.229 7,40

876.788 50,59

639.112 36,88

2014

2.023.285

87.988 4,35 132.605 6,55


816.911 40,38

985.781 48,72

2015

1.979.199

81.133 4,10 128.971 6,52

779.816 39,40

989.279 49,98

2016

2.074.667

91.559 4,41 147.096 7,09

798.266 38,48 1.037.746 50,02

2017

2.204.400 206.923 9,39 333.477 15,13

Số
Tỷ
Số

Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ
lượng lệ lượng
% (người) % (người) %
(người) % (người)

723.478 32,82

940.522 42,67

Tổng
11.507.136 640.631 5,57 999.567 8,69 4.904.524 42,62 4.962.414 43,12
cộng:

Nguồn: Tổng cục Dạy nghề
Một vấn đề khác, trong những năm qua, số lượng học sinh tốt nghiệp
THCS và THPT tham gia học nghề còn khiêm tốn. Theo thống kê, số học sinh
tốt nghiệp THCS được tuyển mới để tham gia học trung cấp nghề trong năm
2017 khoảng 98 nghìn người, chỉ chiếm khoảng 10% tổng số học sinh tốt
16


nghiệp THCS. Điều này, ảnh hưởng đến chính sách phân luồng học sinh tốt
nghiệp THCS đi học nghề với mục tiêu đến năm 2020 có ít nhất 30% học sinh
tốt nghiệp THCS đi học nghề, gây mất cân đối cơ cấu nhân lực đào tạo nghề.
Nguyên nhân chủ yếu ở đây là, phần lớn học sinh tốt nghiệp THCS và THPT
có tâm lý không muốn đi học nghề.
1.3.3. Nguồn lực tài chính đầu tư cho dạy nghề tại Việt Nam
Nguồn lực tài chính đầu tư cho dạy nghề tại Việt Nam bao gồm các
nguồn từ ngân sách nhà nước (NSNN) và ngoài NSNN. Nguồn NSNN gồm 3
nội dung: nguồn kinh phí thường xuyên, vốn đầu tư xây dựng cơ bản và vốn

chương trình mục tiêu quốc gia. Nguồn tài chính ngoài NSNN gồm: học phí,
lệ phí tuyển sinh, các khoản thu từ dịch vụ, hoạt động sản xuất kinh doanh, tư
vấn chuyển giao công nghệ, vốn đầu tư, tài trợ của các tổ chức và cá nhân
trong và ngoài nước.
Từ năm 2016, kinh phí hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn
được bố trí trong Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới,
các địa phương phải căn cứ vào việc thực hiện các tiêu chí xây dựng nông
thôn mới để cân đối, bố trí kinh phí cho các hoạt động phù hợp với tổng số
kinh phí được cấp và khả năng hoàn thành các tiêu chí. Trong tổng số 5,5
triệu lao động nông thôn học nghề, NSNN dự kiến hỗ trợ đào tạo khoảng 3,8
triệu người, số còn lại do các địa phương huy động các nguồn kinh phí khác
từ doanh nghiệp (DN), tổ chức cá nhân và người học để tổ chức đào tạo...
Hiện nay, nguồn lực tài chính cho đào tạo nghề tại Việt Nam được thể hiện
như sau:
(1) Nguồn lực tài chính từ NSNN:
Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 đã được
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt có kinh phí gần 26.000 tỷ đồng. Ngoài ra, lao
động nông thôn và đối tượng yếu thế còn được hưởng hỗ trợ theo Quyết định
17


số 46/2015/QĐ-TTg quy định chính sách hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp, đào
tạo dưới 3 tháng. NSNN cũng được bố trí đào tạo nghề cho lao động nông
thôn thông qua các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình cho vay giải
quyết việc làm, cho vay vốn hộ nghèo…
Theo số liệu của Vụ Tài chính Hành chính sự nghiệp (Bộ Tài chính),
chi NSNN cho lĩnh vực giáo dục đào tạo và dạy nghề đảm bảo tăng đều qua
các năm: Năm 2015 là 184.070 tỷ đồng, năm 2016 là 195.604 tỷ đồng, năm
2017 là 215.167 tỷ đồng, năm 2018 là 229.074 tỷ đồng. Như vậy, nếu so sánh
mức tăng năm 2018 với năm 2015 thì số tăng gấp 1,24 lần.

Hiện nay, nguồn lực tài chính từ NSNN chiếm khoảng 60% tổng nguồn
lực tài chính cho dạy nghề. Mức chi cho giáo dục dạy nghề không ngừng tăng
qua các năm (từ mức 139.926 tỷ đồng 2014 đến 229.074 tỷ đồng 2018). Nếu
so sánh mức tăng năm 2018 với năm 2015 thì số tăng gấp 1,24 lần. Chi cho
giáo dục dạy nghề chiếm tỷ lệ từ 13,90% (2015) đến 17,64% (2017) trong
tổng chi NSNN, tỷ lệ này sụt giảm còn 16,10% vào năm 2018.
Về cơ cấu chi, định mức phân bổ chi sự nghiệp đào tạo và dạy nghề
theo tiêu chí dân số cho vùng miền núi - đồng bào dân tộc ở đồng bằng, vùng
sâu cao hơn 1,56 lần so với vùng đô thị; đối với vùng cao - hải đảo cao hơn
2,22 lần so với vùng đô thị.
Tuy NSNN hiện nay dành cho công tác đào tạo nghề khá cao, song hiệu
quả dạy nghề cho lao động nông thôn không đồng đều giữa các vùng trong cả
nước, các vùng trung du miền núi phía Bắc, Tây Nguyên có số lao động nông
thôn được hỗ trợ học nghề và tỷ lệ lao động có việc làm sau học nghề thấp
hơn các vùng khác, trong khi kinh phí trung ương hỗ trợ bình quân luôn bằng
hoặc cao hơn mức hỗ trợ bình quân chung của các vùng khác trong cả nước.

18


(2) Nguồn lực tài chính ngoài ngân sách:
- Học phí: Nguồn thu từ học phí hiện nay chiếm khoảng 18% tổng
nguồn lực tài chính cho dạy nghề. Nguồn thu từ học phí vẫn tăng đều qua các
năm, nhất là trong giai đoạn 2014-2018 với mức từ 1.523 tỷ đồng năm 2014
lên khoảng 4.892 tỷ năm 2018 (tăng xấp xỉ 3,2 lần) nhưng mức học phí học
nghề hiện còn thấp. So với chi thường xuyên cho dạy nghề, tỷ trọng học phí
thu được năm 2018 bằng khoảng 34%, trong khi năm 2014 chỉ khoảng 30%.
- Nguồn viện trợ phát triển ODA: Nguồn vay và đóng góp của các tổ
chức, cá nhân trong và ngoài nước hiện nay chiếm tỷ trọng khoảng 9% trong
tổng nguồn tài chính cho đào tạo nghề. Nguồn tài chính ODA đầu tư cho các

dự án dạy nghề còn rất nhỏ; qua khảo sát chưa đầy đủ vốn ODA đầu tư cho
đào tạo nghề trọng điểm năm 2015 là gần 32 tỷ đồng, năm 2016 gần 38 tỷ
đồng, năm 2017 là gần 40 tỷ đồng. Trong khi đó, các cơ chế, chính sách tài
chính đối với nguồn kinh phí này còn nhiều bất cập. Nguồn vốn vay trong và
ngoài nước cho đào tạo nghề còn hạn chế về số lượng và chất lượng; thủ tục
giải ngân còn phức tạp, liên quan đến nhiều cấp, nhiều cơ quan.
1.4. Kinh nghiệm thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động
nông thôn ở một số địa phương
1.4.1. Đối với tỉnh Bắc Ninh
1.4.1.1. Đặc điểm tự nhiên và xã hội
Tỉnh Bắc Ninh có diện tích 822,7 km2, nằm ở cửa ngõ phía Bắc của thủ
đô Hà Nội, dân số khoảng 1.247.454 người, trong đó nam giới chiếm 49,2%,
nữ giới 50,8%. Lượng mưa trung bình hàng năm dao động trong khoảng
1.400-1.600mm nhưng phân bố không đều trong năm. Mưa tập trung chủ yếu
từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm 80% tổng lượng mưa cả năm. Mùa khô từ
tháng 11 đến tháng 4 năm sau chỉ chiếm 20% tổng lượng mưa trong năm.

19


×