VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
PHAN THỊ MINH PHƯƠNG
ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC SỬ DỤNG ĐIỆN THOẠI THÔNG
MINH ĐẾN QUAN HỆ XÃ HỘI CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG
ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ XÃ HỘI HỌC
Hà Nội, năm 2019
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
PHAN THỊ MINH PHƯƠNG
ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC SỬ DỤNG ĐIỆN THOẠI THÔNG
MINH ĐẾN QUAN HỆ XÃ HỘI CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG
ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Ngành: Xã hội học
Mã số: 8310301
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS.NGUYỄN ĐỨC VINH
Hà Nội, năm 2019
LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên: Phan Thị Minh Phương
Là học viên cao học chuyên ngành xã hội học khóa 8 đợt 1 năm 2017 – TP.
Hồ Chí Minh
Tôi xin cam đoan luận văn “Ảnh hưởng của việc sử dụng điện thoại thông
minh đến quan hệ xã hội của sinh viên Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí
Minh” là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn khoa học của
PGS.TS. Nguyễn Đức Vinh (Hướng dẫn chính từ tháng 10/2018 đến tháng
08/2019). Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực, đảm bảo tính
khách quan, có nguồn gốc trích dẫn rõ ràng và chính xác.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.
Tác giả luận văn
PHAN THỊ MINH PHƯƠNG
LỜI CẢM ƠN
Trên thực tế, không có sự thành công nào mà không gắn liền với những sự hỗ
trợ, giúp đỡ dù ít hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp của người khác. Trong suốt
thời gian từ khi bắt đầu học tập ở Học viện Khoa học xã hội đến nay, tôi đã nhận
được rất nhiều sự quan tâm giúp đỡ từ Quý Thầy cô, gia đình và bạn bè. Với lòng
biết ơn sâu sắc nhất, tôi xin chân thành cảm ơn đến tất cả quý Thầy, Cô ngành Xã
hội học của trường Học viện Khoa học xã hội đã cùng với tri thức và tâm huyết của
mình để tận tình truyền đạt những kiến thức vô cùng quý báu cho tôi trong suốt thời
gian học tập và tạo mọi điều kiện thuận lợi để luận văn được thực hiện tốt đẹp.
Tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy PGS.TS Nguyễn Đức
Vinh – Người đã trực tiếp hướng dẫn và cùng đồng hành trong suốt quá trình thực
hiện luận văn. Thầy đã rất tận tâm, tận tình hướng dẫn, song song với việc thường
xuyên khích lệ tinh thần học hỏi để tôi có thể hoàn thành tốt khóa luận như hôm
nay. Một lần nữa, tôi xin chân thành cám ơn Thầy !
Bên cạnh đó, tôi cũng chân thành cám ơn sự giúp đỡ của các bạn sinh viên
trong trường Đại học Mở TP.HCM đã giúp đỡ nhiệt tình trong quá trình tìm tài liệu
và thu thập thông tin để phục vụ cho luận văn.
Tôi xin cám ơn tập thể lớp cao học Xã hội học khóa 8 đợt I năm 2017 đã cùng
đồng hành, luôn ủng hộ tinh thần, khuyến khích và động viên tôi những lúc khó
khăn, thuận lợi nhất trong suốt năm học vừa qua.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cám ơn Ba Mẹ đã luôn động viên để tôi có một
chỗ dựa thật vững chắc để hoàn thành bước ngoặc này.
Bài luận văn được thực hiện trong khoảng 06 tháng, bước đầu đi vào thực tế,
vì kiến thức và kinh nghiệm có hạn, hơn nữa đây là lần đầu tiên tôi làm quen với
chủ đề này, nên chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận
được sự nhiệt tình đóng góp ý kiến của quý Thầy, Cô quan tâm đến chủ đề này để
kiến thức của tôi trong lĩnh vực này được hoàn thiện hơn
Sau cùng, tôi xin kính chúc Quý Thầy Cô trong trường Học viện Khoa học xã
hội thật dồi dào sức khỏe, niềm tin để tiếp tục thực hiện sứ mệnh cao đẹp của mình
là truyền đạt kiến thức cho thế hệ mai sau.
Một lần nữa, tôi xin gửi lời tri ân đến tất cả !
Hà Nội, Ngày 19 tháng 08 năm 2019
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN VÀ MẪU NGHIÊN CỨU ..................12
1.1. Tổng quan về trường đại học Mở TP.HCM .......................................................12
1.2. Tổng quan về mẫu nghiên cứu ...........................................................................12
1.2.1. Khối ngành của sinh viên ...............................................................................12
1.2.2. Giới tính của sinh viên ...................................................................................13
1.2.3. Năm học của sinh viên ...................................................................................13
1.2.4. Quê quán của sinh viên ..................................................................................14
1.2.5. Kinh tế gia đình của sinh viên ........................................................................15
1.2.6. Nơi ở của sinh viên .........................................................................................16
Chương 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI ........................................................19
2.1. Cơ sở lý luận của đề tài .....................................................................................19
2.1.1. Một số khái niệm nghiên cứu ..........................................................................19
2.1.1.1. Khái niệm điện thoại thông minh (ĐTTM)..................................................19
2.1.1.2. Khái niệm về quan hệ xã hội (Social relationship) ......................................19
2.1.2. Lý thuyết sử dụng ............................................................................................21
2.1.3. Câu hỏi nghiên cứu.........................................................................................23
2.1.4. Giả thuyết nghiên cứu.....................................................................................23
2.1.5. Khung phân tích ..............................................................................................24
Chương 3: THỰC TRẠNG CỦA VIỆC SỬ DỤNG ĐIỆN THOẠI THÔNG
MINH CỦA SINH VIÊN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP.HCM..................26
3.1. Vai trò của ĐTTM và nhu cầu sử dụng ĐTTM của sinh viên ...........................26
3.1.1. Đánh giá của sinh viên về vai trò của ĐTTM .................................................26
3.1.2. Nhu cầu sử dụng ĐTTM của sinh viên ............................................................28
3.2. Thực trạng sử dụng ĐTTM của sinh viên..........................................................33
3.2.1. Lý do sử dụng ĐTTM của sinh viên ................................................................33
3.2.2. Thời gian sử dụng ĐTTM của sinh viên ..........................................................34
3.2.3. Chi phí hằng tháng của việc sử dụng ĐTTM ..................................................38
3.2.4. So sánh, liên hệ giữa ĐTTM và các thiết bị kết nối .......................................39
3.2.5. Tình huống sử dụng ĐTTM của sinh viên ......................................................50
3.2.6. Các chức năng ĐTTM thường sử dụng của sinh viên....................................51
Chương 4: ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC SỬ DỤNG ĐIỆN THOẠI THÔNG
MINH ĐẾN QUAN HỆ XÃ HỘI CỦA SINH VIÊN ...........................................59
4.1. Quan hệ với gia đình (cha mẹ, anh chị, họ hàng, người thân..) .........................59
4.2. Quan hệ giữa các cá nhân (bạn bè, thầy cô) .......................................................67
4.2.1. Quan hệ với bạn bè ........................................................................................67
4.2.2. Quan hệ với thầy cô........................................................................................68
4.3. Quan hệ giữa các nhóm xã hội (cộng đồng, tổ chức, dịch vụ, các nhóm trên
mạng xã hội…) ..........................................................................................................69
4.4. Đánh giá về ảnh hưởng của việc sử dụng ĐTTM đối với sinh viên ..................73
KẾT LUẬN ..............................................................................................................80
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
3G
Công nghệ truyền thông thế hệ thứ ba
ĐTTM
Điện thoại thông minh
N
Số lượng
PGS.TS
Phó Giáo Sư Tiến Sĩ
TP.HCM
Thành phố Hồ Chí Minh
Tr
Trang
Wi-Fi
Mạng không dây sử dụng sóng vô tuyến
WWW
World Wide Web
NXB
Nhà xuất bản
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Khối ngành của sinh viên .........................................................................13
Bảng 1.2. Năm học và giới tính của sinh viên ..........................................................13
Bảng 1.3. Quê quán của sinh viên ............................................................................14
Bảng 1.4. Kinh tế gia đình của sinh viên ..................................................................15
Bảng 1.5. Kinh tế gia đình và việc chọn lựa mức giá ĐTTM của sinh viên ............16
Bảng 1.6. Nơi ở hiện tại của sinh viên......................................................................17
Bảng 3.1. Đánh giá của sinh viên về tầm quan trọng của ĐTTM chia theo giới tính...... 27
Bảng 3.2. Đánh giá của sinh viên về tầm quan trọng của ĐTTM theo năm học......28
Bảng 3.3. Mục đích sử dụng ĐTTM của sinh viên ..................................................29
Bảng 3.4. Các cụm mục đích sử dụng ĐTTM và năm học của sinh viên ...................32
Bảng 3.5. Các cụm mục đích sử dụng ĐTTM và giới tính của sinh viên ...................33
Bảng 3.6. Các cụm mục đích sử dụng ĐTTM và quê quán của sinh viên ...................33
Bảng 3.7. Lý do sử dụng ĐTTM của sinh viên tham gia trả lời ...............................34
Bảng 3.8. Thời gian bắt đầu sử dụng ĐTTM............................................................34
Bảng 3.9. Quê quán của sinh viên và thời gian bắt đầu sử dụng ĐTTM .................35
Bảng 3.10. Thời gian sử dụng ĐTTM trung bình mỗi ngày.....................................35
Bảng 3.11. Thời gian sử dụng ĐTTM trung bình mỗi ngày theo năm học của sinh viên..... 36
Bảng 3.12. Thời gian bắt đầu sử dụng ĐTTM và thời gian sử dụng ĐTTM mỗi
ngày của sinh viên .....................................................................................................37
Bảng 3.13. Tần suất kiểm tra thông báo trên ĐTTM của sinh viên ............................38
Bảng 3.14. Chi phí sử dụng ĐTTM của sinh viên theo hằng tháng ............................38
Bảng 3.15. Các hoạt động trong thời gian rãnh rỗi của sinh viên ...............................39
Bảng 3.16. Thời gian sử dụng mạng xã hội trong một ngày của sinh viên .................40
Bảng 3.17. Thời gian sử dụng ĐTTM và thời gian sử dụng mạng xã hội mỗi ngày của
sinh viên.....................................................................................................................41
Bảng 3.18. Tần suất sử dụng mạng xã hội trong một ngày của sinh viên ...................42
Bảng 3.19. Tần suất sử dụng mạng xã hội trong một ngày theo giới tính của sinh viên . 43
Bảng 3.20. Thời gian sử dụng mạng xã hội và tần suất sử dụng mạng xã hội trong
một ngày của sinh viên...............................................................................................44
Bảng 3.21. Số lượng bạn bè facebook........................................................................44
Bảng 3.22. Nhóm đối tượng trên mạng xã hội ...........................................................45
Bảng 3.23. Số lượng bạn bè facebook và nhóm đối tượng bạn bè của sinh viên ........46
Bảng 3.24. Mức độ nhận định của sinh viên về mạng xã hội .....................................47
Bảng 3.25. Mức độ sử dụng ĐTTM trong các tình huống.........................................50
Bảng 3.26. Chức năng sử dụng ĐTTM của sinh viên ...............................................51
Bảng 3.27. Các cụm chức năng và năm học của sinh viên ........................................54
Biểu đồ 4.1. Thời gian trung bình mỗi ngày sinh viên trò chuyện hoặc sinh hoạt với
gia đình (%) ...............................................................................................................60
Bảng 4.2. Thời gian sử dụng ĐTTM và thời gian trò chuyện trực tiếp hoặc sinh hoạt
cùng gia đình của sinh viên ........................................................................................61
Bảng 4.3. Hình thức trò chuyện với gia đình của sinh viên ........................................62
Bảng 4.4. Thời điểm diễn ra các cuộc trò chuyện trực tiếp giữa sinh viên và ba mẹ ..63
Bảng 4.5. Mức độ quan hệ với ba mẹ của sinh viên ...................................................64
Bảng 4.6. Mức độ quan hệ với cha mẹ và thời gian sử dụng ĐTTM của sinh viên ....65
Bảng 4.7. Tham gia các hoạt động của sinh viên ......................................................70
Bảng 4.8. Mức độ tham gia các hoạt động và thời gian sử dụng ĐTTM của sinh viên ....... 71
Bảng 4.9. Mức độ tham gia các hoạt động của sinh viên theo giới tính......................72
Bảng 4.10. Mức độ ảnh hưởng của việc sử dụng ĐTTM đến các mối quan hệ của
sinh viên ....................................................................................................................73
Bảng 4.11. Đánh giá mức độ ảnh hưởng của ĐTTM và thời gian bắt đầu sử dụng
ĐTTM của sinh viên ..................................................................................................74
Bảng 4.12. Mối liên hệ giữa thời gian bắt đầu sử dụng ĐTTM đến mức độ ảnh hưởng
của việc sử dụng ĐTTM đến các mối quan hệ của sinh viên ......................................75
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong vòng những năm trở lại đây, khi xã hội ngày càng vận động và phát
triển theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa, thì đời sống của con người đang
từng bước được nâng cao, nền kỹ thuật công nghệ cũng ngày càng tân tiến vượt bậc.
Từ đó, đã sản sinh ra rất nhiều những trang thiết bị, những công nghệ hiện đại nhằm
đáp ứng những nhu cầu tiện ích của con người, tạo điều kiện cho con người thay đổi
thói quen sinh hoạt, nghiên cứu và trao đổi thông tin trong xã hội…Vì vậy, việc tiếp
cận những thiết bị hiện đại của con người đang ngày một gia tăng. Không những
thế, đi kèm với sự phát triển như vũ bão của công nghệ và Internet, con người cũng
đang dần thay đổi cả về nhận thức, suy nghĩ lẫn hành vi của mình [9]. Những sản
phẩm công nghệ luôn được cập nhật và đổi mới để có thể thích ứng và phát triển
bền vững theo nhu cầu của con người. Do đó, việc sử dụng những thiết bị hiện đại
không những giúp cho con người thể hiện vị thế của mình trong xã hội mà còn giúp
giải quyết tốt các vấn đề về công việc, giúp cho họ làm việc có năng suất và hiệu
quả hơn. Trong số đó, không thể không nhắc đến lĩnh vực thiết bị di động, với sự
bùng nổ mạnh mẽ và phát triển với tốc độ rất nhanh, chúng đã đem lại một bước
tiến mới mang tính cách mạng và thực sự làm đổi thay cuộc sống của con người
[47].
Như chúng ta đã thấy, sự phát triển của công nghệ viễn thông đã giúp cho
những thiết bị điện thoại đi động đang trở thành phương tiện thông tin vô cùng phổ
biến đối với con người, kể cả những người sinh sống ở vùng sâu vùng xa. Nếu như
quay ngược lại những năm trước đây, thì điện thoại đi động chỉ dành cho những
tầng lớp thượng lưu giàu có, thì đối với xã hội hiện nay, điện thoại đi động ngày
càng quen thuộc và được sử dụng ở tất cả mọi tầng lớp nhân dân, trở thành một
trong những công cụ liên lạc thiết yếu và không thể thiếu trong cuộc sống mỗi
người. Hầu hết, mọi đối tượng đều có thể sử dụng điện thoại đi động từ thành thị
đến nông thôn, từ cán bộ nhà nước, nhân viên văn phòng đến những người nông dân
và những học sinh, sinh viên... Điện thoại đi động với kích thước nhỏ, gọn mà
1
chúng ta có thể mang theo bên mình bất kỳ lúc nào, điện thoại di động còn đem lại
nhiều lợi ích bằng các tính năng cơ bản như nghe gọi và nhắn tin, giúp giữ liên lạc
giữa con người với con người, giúp chúng ta trao đổi thông tin nhanh và tiện dụng,
đáp ứng nhu cầu kết nối thông tin liên lạc nhanh chóng, tiết kiệm thời gian, chi phí
đi lại...[14]. Nhưng càng về sau, với sự phát triển không ngừng của các thiết bị di
động cùng với nhu cầu tiêu dùng ngày càng đa dạng đã khiến các nhà cung cấp
không ngừng cải tiến để tạo ra những sản phẩm đa chức năng, cùng một lúc đáp ứng
nhiều nhu cầu và càng ngày càng tôn lên được giá trị của khách hàng qua việc sử
dụng nó [2]. Một trong những sản phẩm đa năng đó là “Điện thoại thông minh”
(ĐTTM) trở nên thông dụng và phổ biến hiện nay.
Ngày nay, điện thoại thông minh đang từng bước len lỏi vào từng ngõ ngách
của cuộc sống. Nó vừa trở thành phương thức liên lạc giữa mọi người, vừa là
phương tiện giải trí với nhiều ứng dụng trò chơi khác nhau và vừa là “trợ thủ đắc
lực” giúp chúng ta làm việc nhanh, hiệu quả và chính xác. Dù đang ở bất cứ lúc nào
hay ở bất cứ nơi đâu, hay ngay cả khi chúng ta sống trong một thế giới bận rộn thì
ĐTTM luôn kết nối với Internet cung cấp một công cụ tuyệt vời để liên lạc liên tục
giúp chúng ta kết nối với bạn bè và gia đình và chỉ cần một vài thao tác là chúng ta
đã có thể nắm tất cả thời gian, kế hoạch và địa điểm trong lòng bàn tay, tạo thói
quen tiếp cận thông tin, tri thức cho người dùng [19]. Chính vì điều đó, với những
tính năng vô cùng thuận tiện luôn sẵn sàng phục vụ người dùng mọi lúc mọi nơi
như check email, gửi nhận tin nhắn, lướt web, tra cứu dữ liệu, sử dụng tìm kiếm
bằng giọng nói, kiểm tra tin tức và thời tiết, sử dụng các ứng dụng trò chuyện cho
cuộc gọi thoại và nhắn tin (ví dụ: Imessage, Whatsapp…) và tương tác trên các
mạng xã hội (ví dụ: Facebook, Instagram, Zalo…) thì ĐTTM đã trở thành một thiết
bị được ưa chuộng trong giới trẻ nói chung và sinh viên nói riêng trong xã hội hiện
đại ngày nay [42]
Chúng ta đang sống trong thời đại mà ở đó công nghệ thông tin phát triển
nhanh chóng và có tác động trực tiếp đến cuộc sống của mỗi chúng ta. Nó có thể là
tích cực hoặc tiêu cực, điều đó còn dựa vào cách tiếp nhận và sử dụng công nghệ
2
của mỗi người. Điều quan trọng là trong nhiều khía cạnh, ĐTTM là một công nghệ
tốt đã bổ sung chất lượng cho cuộc sống của chúng ta. Hầu hết ai cũng đều sở hữu
cho mình một chiếc ĐTTM để có thể nghe gọi liên lạc với mọi người, kết nối, giao
tiếp, trò chuyện với bạn bè, gia đình, người thân trên khắp thế giới vào bất kỳ lúc
nào [15]. Vì thế, hoạt động sống của chúng ta đều cần đến sự hỗ trợ từ ĐTTM và
giờ đây ĐTTM đã bắt đầu trở thành thứ thiết yếu, dần trở thành là một phần không
thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày, giúp cho cuộc sống của chúng ta trở nên dễ
dàng hơn. Hay nói cách khác ĐTTM chính là “vật bất ly thân” của con người mà
sinh viên đang là đối tượng sử dụng nhiều nhất.
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt lợi thì không thể không nhắc tới những tác hại
không hề nhỏ do ĐTTM gây ra, làm ảnh hưởng đến mối quan hệ xã hội của giới trẻ
ngày nay. Như đã từng có người mô tả vai diễn của chiếc ĐTTM trong cuộc sống
của chúng ta rằng: "Khi mới bắt đầu, điện thoại giống như một chiếc gậy Trường
Sơn mang lại rất nhiều tiện ích cho cuộc sống của bạn. Sau đó nó biến thành cái
còng tay khiến bạn khó lòng thoát khỏi nó” [42]. Và trong thời đại của công nghệ
số, hình ảnh một người đang cúi mặt vào chiếc ĐTTM, lướt những ngón tay trên
màn hình cảm ứng với nét mặt đầy vẻ ưu tư có lẽ đã không còn quá xa lạ và việc
nghiện ĐTTM (Nomophobia) - đang là một vấn nạn đang phổ biến ở giới trẻ [32].
Như nhà tâm lý kiêm xã hội học người Mỹ Sherry Turkle đã từng chia sẻ rằng:
“Chúng ta đang để công nghệ đưa chúng ta đến nơi mà chúng ta không muốn đến.
Những thiết bị nhỏ bé đó có sức mạnh tâm lý đến nỗi chúng không chỉ thay đổi điều
chúng ta làm, chúng thay đổi chính bản thân chúng ta” [60]. ĐTTM có thể mang cả
thế giới đến với chúng ta, tuy nhiên chính điều đó lại khiến bạn quên đi những thứ
gần gũi xung quanh chúng ta.
ĐTTM ảnh hưởng không nhỏ đến những lối sống, quan hệ xã hội. Những ảnh
hưởng đó có tính chất pha trộn, mang tính hai mặt (cả mặt tích cực và tiêu cực). Với
sự thông minh và cực kỳ tiện ích của ĐTTM sẽ giúp các cá nhân sử dụng nó đạt
được mục đích nhất định mà cá nhân đó mong muốn. Vì vậy, điều này dẫn đến câu
hỏi: “ĐTTM đã thay đổi các tương tác xã hội như thế nào?” Tầng lớp sinh viên sử
3
dụng ĐTTM sẽ như thế nào và nó có ảnh hưởng gì đến các mối quan hệ xã hội của
sinh viên hiện nay ? Các hiện tượng xã hội mới xuất hiện thường có hai mặt: Tích
cực và tiêu cực. Vấn đề đặt ra là chủ thể sử dụng công cụ ĐTTM này như thế nào để
giảm thiểu những tác động tiêu cực và phát huy những tác động tích cực ?.
Ảnh hưởng của ĐTTM đang là một vấn đề mang tính thời sự, do đó luận văn
thạc sỹ: “Ảnh hưởng của việc sử dụng điện thoại thông minh đến quan hệ xã
hội của sinh viên Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh” nhằm làm sáng
tỏ những ảnh hưởng của mối quan hệ này và chỉ ra mặt tích cực, tiêu cực của nó đến
các mối quan hệ xã hội của sinh viên, từ đó giải quyết những vấn đề trong đề tài là
hết sức cần thiết, để sau này sẽ có thêm nhiều nghiên cứu chuyên sâu hơn nữa về
vấn đề này trong tương lai.
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài (Ngoài nước và trong nước)
Sự bùng nổ về cả số lượng và chất lượng của ĐTTM một lần nữa khẳng định
vị trí quan trọng của nó trong cuộc sống và dần trở thành một công cụ không thể
thiếu ở nhiều người. Vì vậy đã có rất nhiều bài viết, báo cáo và tài liệu nói về sự
phát triển của ĐTTM. Trong phần tổng quan này, chỉ chú trọng vào những tài liệu
liên quan đến ĐTTM, gồm các vấn đề chính sau đây:
- Việc sử dụng ĐTTM và các chức năng của ĐTTM
- ĐTTM và các mối quan hệ xã hội
Việc sử dụng ĐTTM và các chức năng của ĐTTM
Ngày nay, ĐTTM đang là một trong những phương tiện để các cá nhân giao
tiếp nhanh chóng thông qua các trang web và các ứng dụng mạng xã hội. Vì vậy,
nhiều nghiên cứu đã cho thấy nhu cầu sử dụng ĐTTM của con người ngày càng gia
tăng. Một khảo sát online vào năm 2014 của công ty nghiên cứu thị trường W&S
của Nhật tại Việt Nam [32] (với tỷ lệ người trong độ tuổi từ 16 – 29 chiếm 69,7%)
cho thấy các hoạt động thường làm khi truy cập Internet trên ĐTTM bao gồm đọc
tin tức (74%); đăng nhập, cập nhật tình hình trên mạng xã hội (71%), kiểm tra email
4
(67,3%); gửi tin nhắn, gọi điện thông qua các ứng dụng (59,8%); nghe nhạc, radio,
xem video trực tuyến (56,2%)...
ĐTTM và các mối quan hệ xã hội
Nghiên cứu về sử dụng công nghệ thông tin và mối quan hệ giữa cha mẹ với
con cái vị thành niên do Gehan EL Nabawy Ahmed Moawad, Gawhara Gad
Soliman Ebrahem thực hiện [37, tr.174] đã cho thấy những vai trò hữu ích và thuận
tiện của ĐTTM. Cụ thể là 71,7% vị thành niên sử dụng ĐTTM để nói chuyện với
cha mẹ, họ có sự duy trì mối quan hệ chặt chẽ với cha mẹ dù cho họ có đang ở đâu
nhưng vẫn liên lạc và nhận được lời khuyên từ cha mẹ; 40,9% thanh thiếu niên đã
tạo ra được và tăng cường các mối quan hệ với người khác thông qua việc sử dụng
Internet. Việc sử dụng ĐTTM giúp họ giữ liên lạc với bạn bè và các thành viên gia
đình thường xuyên, dễ dàng và nhanh chóng ở bất kỳ nơi đâu. Tương tự, S.
Gowthami và S.VenkataKrishnaKumar trong bài nghiên cứu “Impact of ĐTTM: A
pilot study on positive and negative effects” [39, tr.476] đã cho rằng ĐTTM còn
giúp người sử dụng giảm bớt căng thẳng sau khi trải qua một ngày làm việc bận rộn
khi dùng ĐTTM tương tác với bạn bè và người thân hay trong những chuyến đi xa
thì ĐTTM sẽ đóng vai trò là cầu giao kết nối giữa những thành viên trong gia đình
lại với nhau.
Tuy nhiên, những lợi thế của công nghệ đi kèm với những hạn chế. Như
những bài viết: “Ai cũng nhìn thấy lợi ích của Smartphone, có một mặt trái ít ai để
ý” [15], “Smartphone đang làm xấu con người” [18], “Smartphone đã giết chết
những cuộc đối thoại của con người” [11] hay “Chùm ảnh: Những đám đông cô
đơn và... "ngại nói” [17], “22 bức ảnh cho thấy “mặt trái đáng sợ” của công nghệ”
[31] đã cho thấy mặt tiêu cực của ĐTTM đối với các mối quan hệ xã hội. Ngay tại
Việt Nam cũng dễ dàng bắt gặp cảnh những đám đông yên lặng ngồi cạnh nhau, vì
ai cũng đang bận bịu với thế giới riêng của mình trong chiếc ĐTTM. Họ là những
đám đông cô đơn và... ngại nói... Một thế hệ "cúi đầu"... vào ĐTTM... ĐTTM đã và
đang tạo ra những đám đông không còn thiết tha nói chuyện với nhau nữa, không
còn muốn ngắm nhìn cuộc sống chuyển động xung quanh nữa và cũng không muốn
5
giao tiếp, không cần thủ thỉ với nhau. Họ có thể ngồi cạnh nhau nhưng lại cảm thấy
việc trao đổi với nhau qua các comments Facebook dễ hơn nhiều là nói chuyện trực
tiếp. Khi mà những cái đầu chỉ trực cúi xuống để truy cập vào mạng xã hội, lướt
web hay chỉ để chơi game, để nhìn trống rỗng vào màn hình update từng giây, khi
mà những đôi mắt từ chối nhìn nhau để kết nối, những cái miệng lười cất lên cuộc
hội thoại. Khi mà những buổi gặp mặt từ lúc bắt đầu cho đến khi kết thúc, thời gian
im lặng nhiều hơn cả những tiếng chuyện trò [17]. Đặc biệt là trong gia đình, một số
bạn trẻ lại quý ĐTTM đến mức quên luôn cả người thân dù sống cùng một mái nhà
với như bố mẹ, nhưng lại hầu như không thể nói chuyện gần gũi với cha mẹ mình,
nhiều gia đình sống trong sự cô đơn vì phải đối đầu với thú lướt phím ĐTTM. Căn
nguyên cũng là do việc bị ĐTTM lấn át việc tương tác trực tiếp như hiện nay một
phần do bản thân người sử dụng thiếu tự tin, hay e ngại trò chuyện trực tiếp. Từ đó,
mối quan hệ giữa cá nhân với xã hội, giữa cá nhân với gia đình bị phá vỡ. Chúng ta
vẫn luôn mưu cầu mối quan hệ giữa người với người trong xã hội đều là tình thân,
thế nhưng lại đang xuất hiện những cảm xúc xa lạ ngay cả với những người trong
cùng một gia đình [7].
Đáng lưu ý là có nhiều bài viết đã chỉ ra ảnh hưởng trầm trọng của ĐTTM đến
sức khỏe tâm lý của giới trẻ. Trong bài viết “Smartphone đang hủy hoại cả một thế
hệ” [19] có vài thống kê cho thấy giới trẻ dành nhiều thời gian trên các mạng xã hội
trực tuyến có khả năng cao không cảm thấy hạnh phúc. Ngoài ra, nó còn dẫn đến
chứng bệnh trầm cảm, tâm trạng thường xuyên thay đổi theo hướng tiêu cực và dễ
nổi nóng. ĐTTM khiến giới trẻ không còn muốn tự lập hay tham gia các hoạt động
khẳng định bản thân, và thế giới của chúng ta giờ đây dường như đang quá phụ
thuộc vào ĐTTM.
Trong bài viết trên, cũng có đề cập đến một vấn đề mà giới trẻ hiện nay đang
gặp phải đó là “Chứng nghiện ĐTTM” hay còn được gọi là “Thế hệ cúi đầu”.
Shaidah Jusoh và Hejab M.Alfawareh - tác giả của bài nghiên cứu “The Use and
Effects of Smartphones in Higher Education” [36, tr.108] đã đưa ra kết quả khi khảo
sát mức độ phụ thuộc vào ĐTTM với hơn 60% người được hỏi thừa nhận rằng họ
6
luôn luôn đặt ĐTTM của họ bên cạnh giường của họ trước khi ngủ; 51,79% khi họ
vừa thức dậy, điều đầu tiên họ thường làm là kiểm tra ĐTTM; 70,18% thường
xuyên dừng làm việc gì đó khi họ thấy một thông báo từ ĐTTM của họ và 61,41%
trong số họ cho rằng họ có cảm giác không hoàn toàn bất cứ khi nào điện thoại
thông minh không có chúng. Cụ thể hơn là qua nghiên cứu “Nature of Youth
Smartphone Addiction in Korea” [42,tr.101-102] của Namsu Park và Hyunjoo Lee
đã cho thấy vấn đề nghiện ĐTTM ảnh hưởng lên các mối quan hệ xã hội khi tỷ lệ
nghiện ĐTTM (8,7%) cao hơn tỷ lệ nghiện Internet (7,8%) ở Hàn Quốc. Xét về
những đặc điểm tâm lý, những người được hỏi có xu hướng nghiện cao có điểm
nhút nhát, cô đơn và trầm cảm cao hơn và điểm tự tin thấp hơn.
Nói chung, trong lĩnh vực này, có rất nhiều nghiên cứu nhìn từ thiệt hại và ảnh
hưởng xấu của ĐTTM, chẳng hạn như một nghiên cứu của Đại học Derby (Anh) do
Giảng viên tâm lý, tiến sĩ Zaheer Hussain - người thực hiện nghiên cứu này, đã phát
hiện ra rằng càng sử dụng ĐTTM nhiều thì nguy cơ bị nghiện càng cao. ĐTTM
được sử dụng phổ biến trong công việc hàng ngày và nhiều công việc khác vì vậy ý
thức về ảnh hưởng tâm lý của nó là vô cùng quan trọng. Và giờ đây, ĐTTM được
trang bị nhiều ứng dụng giúp người sử dụng liên kết với xã hội trực tuyến như
Facebook, Skype, Twitter, YouTube, WhatsApp, Email, Telegram và Instagram....
Điều đó khiến cho ĐTTM trở nên hấp dẫn và dễ dẫn đến nghiện hơn. Nghiên cứu
cũng tiết lộ trung bình một người dành khoảng 3,6 tiếng mỗi ngày sử dụng thiết bị
này. Và khi những người tham gia nghiên cứu được hỏi liệu có sử dụng điện thoại
trong các khu vực bị cấm không, thì có đến 35% trả lời là có. Nghiên cứu cũng đề
cập đến các mối quan hệ khi mặc dù có 46,8% người tham gia nói về các quan hệ xã
hội được cải thiện một cách tích cực, thì gần 1/4 thừa nhận rằng ĐTTM đã gây ra
một số vấn đề giao tiếp trong "cuộc sống thực". Nghiên cứu cũng cho thấy danh
giới giữa công việc và thời gian lướt mạng xã hội ngày càng mờ nhạt với 30%
người sử dụng ĐTTM nói họ thường xuyên thực hiện các cuộc gọi cá nhân trong
giờ làm việc và các cuộc gọi công việc trong khi đang đi nghỉ [16].
7
Tóm lại, công nghệ của những chiếc ĐTTM ngày nay đã thay đổi toàn bộ cuộc
sống của con người: từ cách chúng ta tương tác, trao đổi, liên lạc đến việc học tập,
giải trí,.. Nhất là trong kỷ nguyên công nghệ ngày nay, ĐTTM không chỉ ngày càng
phổ biến mà còn mang đến cho con người hàng loạt khả năng mới trên mọi lĩnh vực
như: trao đổi thông tin, làm việc di động, giải trí mọi lúc mọi nơi... chỉ cần sở hữu
một chiếc ĐTTM trong tay chúng ta có thể giải quyết được nhiều vấn đề và giữ hầu
hết thông tin trên khắp thế giới. ĐTTM thực sự đã giúp thay đổi toàn diện cuộc
sống theo hướng tích cực hơn. Và từng chút một, công nghệ đã trở thành một phần
không thể thiếu trong cách mà mọi người tương tác với nhau, giúp cho những cuộc
trò chuyện giữa mọi người trở nên nhanh chóng, dễ dàng hơn. [22]. Tuy nhiên, do
sự mở rộng nhanh chóng của công nghệ, đã có nhiều cá nhân lạm dụng công nghệ,
đắm mình trong thế giới kỹ thuật số và gặp phải những ảnh hưởng của ĐTTM đối
với việc kết nối của chính mình với gia đình, bạn bè, người thân và người xung
quanh của giới trẻ hiện nay, đặc biệt là đối tượng sinh viên. Vì thế, ĐTTM dường
như đã thành một đề tài thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu xã hội. Trên cơ
sở kế thừa thành quả của các nghiên cứu có trước, từ những bài viết, những cuộc
khảo sát trên đã góp phần vẽ ra được một bức tranh chân thật nhằm phản ánh những
ảnh hưởng của việc sử dụng ĐTTM, từ đó tác động đến mối quan hệ xã hội.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu thực trạng việc sử dụng ĐTTM của sinh viên và ảnh hưởng của việc
sử dụng ĐTTM đến quan hệ xã hội của sinh viên hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu thực trạng sử dụng ĐTTM của sinh viên trường Đại học Mở
TPHCM.
- Xác định và phân tích những ảnh hưởng của việc sử dụng ĐTTM đến các
mối quan hệ xã hội của sinh viên.
8
4. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu những ảnh hưởng của việc sử dụng điện thoại thông minh
đến quan hệ xã hội của sinh viên trường Đại học Mở Đại học Mở TPHCM.
4.2. Khách thể nghiên cứu
Sinh viên các ngành thuộc trường Đại học Mở TPHCM.
4.3. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu là sinh viên trường đại học Mở TPHCM thuộc năm
1,2,3,4, bao gồm các khối ngành như: Công nghệ sinh học, công nghệ thông tin, kế
toán, luật, ngoại ngữ, quản trị kinh doanh, tài chính ngân hàng, xã hội học, xây dựng
và điện.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp thu thập dữ liệu bằng bảng hỏi
Phương pháp thu thập dữ liệu định lượng thông qua phỏng vấn bằng bảng hỏi.
Bảng câu hỏi được xây dựng xung quanh các vấn đề:
- Đặc điểm nhân khẩu – xã hội của sinh viên
- Các đặc điểm liên quan đến việc sử dụng ĐTTM
- Thực trạng của việc sử dụng ĐTTM
- Việc sử dụng ĐTTM ảnh hưởng đến các mối quan hệ của sinh viên
Do những hạn chế khách quan và chủ quan, mẫu khảo sát bao gồm 160 sinh
viên thuộc các khối ngành: Công nghệ sinh học, công nghệ thông tin, kế toán, luật,
ngoại ngữ, quản trị kinh doanh, tài chính ngân hàng, xã hội học, xây dựng và điện
đang theo học tại trường đại học Mở TPHCM. Đơn vị mẫu là cấp độ cá nhân,
những sinh viên sống một mình hoặc sống chung với gia đình, người thân, bạn bè…
bằng hình thức chọn mẫu theo chủ đích, tác giả đã chọn 160 sinh viên có sử dụng
ĐTTM để phỏng vấn bằng bảng hỏi nhằm khảo sát và thu thập dữ liệu, làm cơ sở
phục vụ cho quá trình nghiên cứu. Và những dữ liệu định lượng được xử lý thành
các biểu đồ, bảng số liệu.
5.2. Phương pháp phỏng vấn sâu
9
Qua phương pháp thu thập dữ liệu bằng bảng hỏi nêu trên có thể đem lại
những thông tin định lượng mang tính bao quát. Tuy nhiên để có được những thông
tin định tính chi tiết và sâu sắc hơn, tác giả tiếp tục chọn mẫu theo chủ đích, tiến
hành phỏng vấn sâu 06 sinh viên có sử dụng ĐTTM thuộc trường đại học Mở
TP.HCM theo tiêu chí ngành học, giới tính và năm học; nhằm phát hiện những khía
cạnh mới mẻ, sâu sắc, đồng thời hiểu rõ hơn những suy nghĩ, ý kiến về ảnh hưởng
của việc sử dụng ĐTTM đối với các quan hệ xã hội của sinh viên hiện nay.
5.3. Phương pháp xử lý dữ liệu
Để kết quả nghiên cứu đảm bảo tính khách quan, khoa học, chính xác, có độ
tin cậy cao, tác giả sử dụng các phương pháp thống kê để xử lý và kiểm tra số liệu.
Cụ thể là tác giả sử dụng phần mềm xử lý dữ liệu SPSS (Statistical Package for
Social Sciences) trong môi trường Window 8, phiên bản 20.0 đối với bảng hỏi và số
liệu định lượng. Thông tin định lượng được xử lý thành các bảng số liệu, biểu đồ.
5.4. Các phương pháp khác
Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu tư liệu qua sách báo, tạp chí, bài viết và
cả tài liệu Internet để thực hiện việc làm tổng quan tư liệu đề tài đã chọn và minh họa cho
các phần khác. Các tài liệu sẽ cung cấp cho nghiên cứu những cách tiếp cận, các số liệu
có liên quan để giúp cho nghiên cứu có thêm cơ sở thông tin và hoàn thành.
Và cuối cùng, tác giả dùng quan sát – bằng giác quan và công cụ máy móc
(ĐTTM) để ghi nhận những dữ liệu cho báo cáo.
6. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
6.1. Ý nghĩa lý luận
Đề tài vận dụng các lý thuyết xã hội học để phân tích đặc điểm của mối quan
hệ xã hội của sinh viên hiện nay. Hơn nữa, nghiên cứu đề tài cũng nhằm góp phần
vào việc giúp tìm hiểu một cách khách quan ảnh hưởng của việc sử dụng ĐTTM
đến các mối quan hệ xã hội của sinh viên hiện nay.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Qua bài nghiên cứu, chúng ta có thấy được tác động của việc sử dụng ĐTTM
ảnh hưởng như thế nào đến các mối quan hệ xã hội của sinh viên, từ đó nghiên cứu
10
góp phần làm nền tảng để có thể cải thiện và nâng cao các mối quan hệ xã hội xung
quanh của sinh viên.
7. Kết cấu của luận văn
Luận văn được kết cấu từ phần Mở đầu; Kết quả nghiên cứu; Kết luận; Tài
liệu tham khảo; Phụ lục; Bảng biểu…Ngoài ra, nội dung chính của luận văn có kết
cấu gồm 4 chương:
Chương 1: Tổng quan về địa bàn nghiên cứu và mẫu nghiên cứu
Chương 1 tập trung nghiên cứu các nội dung về địa bàn nghiên cứu và mẫu
nghiên cứu gồm: khối ngành của sinh viên; giới tính của sinh viên; năm học của
sinh viên; quê quán của sinh viên; kinh tế gia đình của sinh viên; nơi ở của sinh
viên.
Chương 2: Cơ sở lý luận của đề tài
Chương 2 tập trung nghiên cứu các khái niệm chính (Điện thoại thông minh,
quan hệ xã hội), lý thuyết trao đổi xã hội, câu hỏi nghiêu cứu, giả thuyết nghiên cứu
và khung phân tích
Chương 3: Thực trạng của việc sử dụng điện thoại thông minh của sinh
viên tại trường Đại học Mở TP.HCM
Chương 3 tập chung nghiên cứu vai trò của ĐTTM và nhu cầu sử dụng ĐTTM
của sinh viên; mục đích sử dụng ĐTTM; Lý do sử dụng ĐTTM; Thời gian sử dụng
ĐTTM; Chi phí hằng tháng của việc sử dụng ĐTTM; Tình huống sử dụng ĐTTM;
Các chức năng ĐTTM thường sử dụng và các thiết bị kết nối Internet khác.
Chương 4: Ảnh hưởng của việc sử dụng ĐTTM đến quan hệ xã hội của
sinh viên
Chương 4 tập trung nghiên cứu ảnh hưởng của việc sử dụng ĐTTM đến quan
hệ xã hội của sinh viên đối với gia đình (cha mẹ, anh chị, họ hàng, người thân..);
quan hệ giữa các cá nhân (bạn bè, thầy cô…); quan hệ giữa các nhóm xã hội (cộng
đồng, tổ chức, dịch vụ, các nhóm trên mạng xã hội…)
11
Chương 1
TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN VÀ MẪU NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan về trường đại học Mở TP.HCM
Trường Đại học Mở TP.HCM, tên tiếng Anh: Ho Chi Minh City Open
University viết tắt là HCMCOU (ký hiệu trường: MBS) là một trường đại học công
lập hoạt động theo hình thức tự chủ tài chính. Trường có trụ sở chính tại số 97 Võ
Văn Tần, Phường 6, Quận 3, TP.HCM. Đây là một trong những trường đại học đào
tạo và nghiên cứu khoa học kinh tế quan trọng của TP.HCM, trực tiếp cung cấp
hàng trăm ngàn cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ cho cả nước. Trường trực thuộc quản lý của
Bộ Giáo dục và Đào tạo, có các cơ sở đào tạo tại TP.HCM, tỉnh Bình Dương.
Trường được xem là một trong những trường đại học lớn có uy tín của Việt Nam.
Sứ mạng chính của Trường Đại học Mở TP.HCM là góp phần thúc đẩy xã hội học
tập phát triển thông qua việc truyền tải tri thức bằng các phương thức linh hoạt và
thuận tiện nhất cho người học. Trường Đại học Mở TP.HCM phấn đấu đến năm
2023 trở thành trường đại học công lập đa ngành hàng đầu ở Việt Nam với định
hướng ứng dụng, phổ cập kiến thức và phục vụ cộng đồng; trong đó hoạt động đào
tạo từ xa phát triển ngang tầm khu vực. Trường đại học Mở đã hình thành mạng
lưới với 48 đơn vị liên kết đào tạo ở 27 tỉnh thành từ miền Trung đến miền Nam
Việt Nam.
1.2. Tổng quan về mẫu nghiên cứu
Như đã trình bày, nghiên cứu này phối hợp cách chọn mẫu định ngạch và tình
cờ. Trong quá trình tác giả thu thập dữ liệu, số lượng là 160 bảng hỏi và tất cả đều
hợp lệ, tức là trả lời đầy đủ các câu trả lời chính yếu và phù hợp với khách thể
nghiên cứu đã quy định.
1.2.1. Khối ngành của sinh viên
Tác giả khảo sát 160 bảng hỏi ở trường Đại học Mở TP.HCM thuộc các khối
ngành: Công nghệ sinh học, công nghệ thông tin, kế toán, luật, ngoại ngữ, quản trị
kinh doanh, tài chính ngân hàng, xã hội học, xây dựng và điện đang theo học tại
trường đại học Mở TP.HCM.
12
Bảng 1.1. Khối ngành của sinh viên
Khối ngành
Số lượng
Công nghệ sinh học
12
Công nghệ thông tin
16
Kế toán
13
Luật
18
Ngoại ngữ
23
Quản trị kinh doanh
26
Tài chính ngân hàng
20
Xã hội học
15
Xây dựng và điện
17
Tổng
160
Nguồn: Kết quả khảo sát đề tài luận văn
Tỷ lệ %
7,5
10,0
8,1
11,3
14,4
16,3
12,5
9,4
10,6
100,0
1.2.2. Giới tính của sinh viên
Giới tính là một trong những biến quan trọng mà đề tài quan tâm để phân tích.
Trong 160 sinh viên tham gia trả lời có 80 nam và 80 nữ được chia đều, tức là nữ
chiếm tỷ lệ 50% và nam chiếm tỷ lệ 50%.
1.2.3. Năm học của sinh viên
Năm học của sinh viên được chọn tình cờ, có nghĩa là với các tỷ lệ đã ấn định
trên, khi vào trường đại học Mở TP.HCM, gặp bất kỳ sinh viên nào và hỏi nếu họ
có sử dụng ĐTTM thì tác giả bắt đầu bảng hỏi. Và tác giả đã có kết quả như sau về
năm học của các đối tượng khảo sát.
Bảng 1.2. Năm học và giới tính của sinh viên
Đơn vị tính: %
Giới tính
Sinh viên năm
Năm 1
Năm 2
Năm 3
Năm 4
Tổng
Nam
N
28
18
15
19
80
Tổng
Nữ
%
17,5
11,2
9,4
11,9
50.0
N
17
19
25
19
80
%
10,6
11,9
15,6
11,9
50.0
Nguồn: Kết quả khảo sát đề tài luận văn
13
N
45
37
40
38
160
%
28,1
23,1
25,0
23,8
100.0
Theo kết quả khảo sát này, chúng ta thấy trong 160 sinh viên tham gia khảo
sát, do tính chất của trường đại học nên số lượng sinh viên qua các năm học có sự
khác nhau về tỷ lệ giữa nam và nữ. Năm 1 số lượng sinh viên tham gia nghiên cứu
là 45 sinh viên chiếm tỷ lệ 28,1%, trong đó số nam sinh viên là 28 chiếm tỷ lệ
17,5% và số sinh viên nữ là 17 chiếm tỷ lệ 10,6%. Các sinh viên năm 2 là 37 chiếm
tỷ lệ 23,1%, trong đó số sinh viên nam là 18 chiếm tỷ lệ 11,2%, số sinh viên nữ là
19 chiếm tỷ lệ 11,9%. Như vậy, giữa các sinh viên năm 1 và năm 2 có phần trăm
nam nữ tham gia nghiên cứu tương đối đồng đều nhau. Với sinh viên năm 3 có số
sinh viên là 40 chiếm tỷ lệ 25,0%, trong đó số sinh viên nam là 15 chiếm tỷ lệ 9,4%,
số sinh viên nữ là 25 chiếm tỷ lệ 15,6%. Số sinh viên năm 4 là 38 chiếm tỷ lệ
23,8%, trong đó số sinh viên nam là 19 chiếm tỷ lệ 11,9 % và số sinh viên nữ là 19
chiếm tỷ lệ 11,9%.
Như vậy, giữa các sinh viên năm 3 và năm 4 cũng có phần trăm nam nữ tham
gia nghiên cứu tương đối đồng đều nhau nhưng thấp hơn so với năm 1 và năm 2. Vì
tác giả nghiên cứu theo chọn mẫu tình cờ, thuận lợi nên cách biệt giữa các năm
họccủa sinh viên là không tránh khỏi, và với tính chất của trường đại học và phân
ngành học của sinh viên là khác nhau nên việc chia đều nam nữ tham gia nghiên
cứu qua các năm học là điều rất khó.
1.2.4. Quê quán của sinh viên
Bảng 1.3. Quê quán của sinh viên
Quê quán
Số lượng
Tỷ lệ%
Nông thôn
70
43,8
Thành thị
90
56,3
Tổng
160
100,0
Nguồn: Kết quả khảo sát đề tài luận văn
Tìm hiểu nguồn gốc quê quán của sinh viên nhằm giải đáp, so sánh sự khác
biệt và những tác động về xuất xứ của sinh viên đối với các đặc điểm của việc sử
dụng ĐTTM, ví dụ như quyết định chọn giá cả mua ĐTTM. Với 160 sinh viên được
khảo sát trả lời câu hỏi này, số lượng sinh viên đến từ nông thôn là 70 sinh viên
14
chiếm tỷ lệ 43,8%. Số lượng sinh viên đến từ thành thị là 90 chiếm tỷ lệ 56,3%.
Như vậy qua bảng 1.3 ta thấy tỷ lệ sinh viên đến từ nông thôn và thành thị không
chênh lệch nhau nhiều. Điều này cũng dễ hiểu vì mẫu khảo sát là tình cờ ở trường
đại học Mở TP.HCM về nguồn gốc quê quán, hơn nữa tỷ lệ sinh viên từ nông thôn
du nhập vào thành thị ngày càng gia tăng để đáp ứng nhu cầu học tập.
1.2.5. Kinh tế gia đình của sinh viên
Bảng 1.4. Kinh tế gia đình của sinh viên
Kinh tế gia đình
Số lượng
Tỷ lệ %
Giàu có
10
6,3
Khá giả
31
19,4
Trung bình
99
61,9
Cận nghèo
12
7,5
Nghèo
8
5,0
Tổng
160
100,0
Nguồn: Kết quả khảo sát đề tài luận văn
Với câu hỏi về kinh tế của gia đình bạn, trong 160 sinh viên tham gia trả lời
câu hỏi này thì sinh viên thuộc hộ kinh tế gia đình giàu có chiếm tỷ lệ 6,3%; sinh
viên thuộc hộ kinh tế gia đình khá giả chiếm tỷ lệ 19,4%, kinh tế gia đình thuộc loại
trung bình chiếm tỷ lệ 61,9%; sinh viên thuộc loại kinh tế gia đình cận nghèo chiếm
tỷ lệ 7,5%, và kinh tế gia đình thuộc loại nghèo chiếm tỷ lệ 5,0% trong tổng số mẫu
nghiên cứu.
Như vậy, chúng ta thấy kinh tế gia đình thuộc loại trung bình chiếm tỷ lệ cao
nhất với 61,9% và xếp thứ hai là kinh tế gia đình thuộc loại khá giả chiếm tỷ lệ
19,4%, còn lại kinh tế gia đình thuộc loại giàu có, cận nghèo và nghèo chiếm tỷ lệ
tương đương nhau trong tổng số mẫu nghiên cứu. Như vậy, việc sử dụng ĐTTM
đang dần trở thành một nhu cầu thiết thực với tất cả mọi người, các đối tượng đa
dạng và các tầng lớp khác nhau trong xã hội chứ không riêng gì những sinh viên
thuộc hộ gia đình giàu có và khá giả mới có nhu cầu sử dụng ĐTTM.
15