Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Bai thu hoach sức khỏe cộng đồng 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (480.96 KB, 12 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG
KHOA DƯỢC

BÀI THU HOẠCH
MÔN: SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG
GVHD: Cô Phạm Phương Thảo
Lớp:

14PP415

SVTH: - Lương Thị Anh

MSSV: 415000214

- Mai Nguyên Thiên Kiều MSSV: 415000048
- Ngô Thị Luyến

MSSV: 415000372

- Dư Thị Trúc Mai

MSSV: 415000161

Biên Hòa tháng 11/2018
1


Bài làm
Câu 1. Vai trò của Dược sĩ trong vụ dịch - thiên tai?
Theo đánh giá của các chuyên gia, hiện nay tình hình dịch bệnh trên thế giới
và khu vực diễn biến phức tạp, đặc biệt là các bệnh dịch nguy hiểm, dịch bệnh


Ebola, MERS-CoV liên tục gia tăng, dịch bệnh cúm gia cầm như cúm A(H5N1),
A(H7N9)... chưa khống chế được triệt để; bệnh do vi rút Zika lây truyền mạnh
mẽ...
Góp phần khơng nhỏ vào việc chăm sóc sức khỏe cho người dân, đặc biệt khi
có xảy ra dịch bệnh người dược sỹ có thể làm những cơng việc sau:
- Sơ cứu ban đầu người bị thương, người bệnh
- Đảm bảo tốt việc cách ly, tránh lây lan và lây chéo trong cơ sở điều trị
- Làm tốt việc phân tuyến để tránh quá tải bệnh viện
- Tư vấn về cách nhận biết các dấu hiệu bệnh dịch
- Tư vấn về cách phòng ngừa bệnh dịch
- Hướng dẫn bệnh nhân cách tiêm vắc xin để phòng bệnh
- Cấp phát thuốc cho người bệnh
- Hướng dẫn bệnh nhân dùng thuốc
- Theo dõi tiến triển bệnh
- Theo dõi điều trị
- Phối hợp với bác sĩ trong chăm sóc và điều trị bệnh cho người bệnh
- Hướng dẫn người dân thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, sử
dụng nước sạch và thực hiện an toàn vệ sinh thực phẩm
- Phối hợp chính quyền địa phương khoanh vùng xử lý bằng hóa chất để triệt
tiêu mầm bệnh trên địa bàn
- Tập trung tuyên truyền, vận động nhân dân thu gom và xử lý rác thải một cách
hợp lý, khoa học; tuyên truyền về đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm

2


- Tuyên tuyền vận động những người dân khi đi về từ vùng có dịch nếu nhận
thấy có biểu hiện gì về sức khỏe thì báo cáo liền và sẽ được vào khu cách ly tạm
thời để khám sàng lọc, khai thác tiền sử
- Phối hợp chính quyền địa tăng cường truyền thông, cung cấp thông tin cho

người dân hiểu và chủ động phòng bệnh, tăng cường giám sát tại cộng đồng
Câu 2: Vai trò của nhà thuốc cộng đồng?
Nhà thuốc là nơi cung cấp dịch vụ và thông tin chăm sóc sức khỏe được đa số
người dân ưa chuộng. Mặc dù không được coi là những nhà cung cấp chính
nhưng các nhà thuốc thường là nơi đầu tiên người dân tiếp cận khi có nhu cầu
chăm sóc sức khỏe.
Trong chăm sóc sức khỏe cộng đồng vai trị nổi bật nhà thuốc cộng đồng là
giáo dục sức khỏe cộng đồng về sử dụng thuốc an toàn hợp lý. Bởi khi gặp
vấn đề về sức khỏe, bệnh nhân thường đi đến nhà thuốc cộng đồng trước tiên để
tìm lời khuyên về các bệnh mà họ đang gặp phải.
Nhà thuốc cộng đồng cũng là nơi tham gia sàng lọc sức khỏe cho bệnh
nhân, giúp bệnh nhân sớm tiếp cận với điều trị, từ đó nâng cao sức khỏe cho
cộng đồng.
Nhà thuốc cộng đồng cũng là nơi cung cấp thông tin giúp bệnh nhân thay
đổi lối sống , giúp bệnh nhân tự kiểm soát bệnh và giúp bệnh nhân tuân thủ điều
trị - một trong những mấu chốt để điều trị thành công.
Nhà thuốc cộng đồng cũng là nơi tham gia vào việc quản lý lâm sàng bệnh
mãn tính, chẩn đốn điều trị bệnh nhẹ, cung cấp nguồn nhân lực cho công đồng
bằng cách thực hiện việc phịng ngừa ban đầu thơng qua giáo dục sức khỏe đây là nhu cầu cấp thiết của nền y tế.
Nhà thuốc cộng đồng là nơi mà người dân dễ dàng tiếp cận do đó có vai trị
quan trọng trong việc cung cấp thơng tin đúng lúc, kịp thời giúp giảm thiểu chi
phí cũng như hạn chế biến chứng cho bệnh nhân
3


Nhà thuốc cộng đồng tham gia vào việc bình ổn giá thuốc trên thị trường
Phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước trong việc phòng chống thuốc giả
Phối hợp với các cơ quan chức năng trong việc thu hồi thuốc
Nhà thuốc cộng đồng cũng là nơi góp phần vào việc đào tạo nhân viên và
sinh viên y dược

Nhà thuốc cộng đồng cũng là nơi quảng bá và ủng hộ các thực hành y tế
cơng cộng
Nhà thuốc cộng đồng góp phần vào việc giảm thiểu sự xuất hiện các bệnh
nghiêm trọng do đó giúp giảm chi phí chăm sóc sức khỏe trong cộng đồng
Nhà thuốc cộng đồng là nơi giúp bệnh nhân giữ được sức khỏe tốt bằng cách
giúp bệnh nhân biết cách sử dụng thuốc và dùng đúng thuốc với bệnh lý và thể
trạng của bản thân họ.
Đưa ra lời khuyên giúp bệnh nhân tránh được các tương tác trong toa hay
giúp bệnh nhân nói chuyện với bác sĩ thử loại thuốc khác nếu hiệu quả điều
trị kém.
Có thể nói, giá trị đóng góp của nhà thuốc cộng đồng trong chăm sóc sức khỏe
cơng cộng là vơ cùng to lớn, đặc biệt trong vấn đề giáo dục người dân giúp họ
biết cách phịng bệnh hơn là chữa bệnh thơng qua giám sát các trường hợp và
khuyến khích các hành động tốt cho sức khoẻ. Giúp người dân thực hành thói
quen tầm sốt bệnh và chủng ngừa bệnh, việc càng có nhiều người chủng ngừa
trong cộng đồng thì càng ít có nguy cơ lây lan một số bệnh truyền nhiễm cho
cộng đồng.
Câu 3: Vai trò của dược sỹ trong đào tạo?
3.1 Trong bệnh viện:
Dược sĩ giảng dạy tích cực cho: bác sĩ, điều dưỡng, trợ lý bác sĩ, chuyên gia
dinh dưỡng và các nhân viên y tế khác về:
- Các khái niệm dược lý
- Kiến thức liên quan đến thuốc, thông tin thuốc mới
4


- Kiến thức liên quan đến điều trị bằng thuốc
- Kỹ thuật kê toa thuốc
- Các vấn đề liên quan đến quá trình sử dụng thuốc
- Hướng dẫn về dịch tễ học để nhân viên y tế sẵn sàng ứng phó khi có thiên

tai dịch bệnh xảy ra
Việc giảng dạy thơng qua các hình thức như:
- Đào tạo tại chỗ
- Hội thảo
- Tập huấn
- Các khóa học ở trường y dược
- Bản tin
- Phát hành các tài liệu cho nhân viên y tế
3.2 Trong các công ty dược:
Dược sĩ giảng dạy về các vấn đề như:
- Xây dựng công thức bào chế
- Viết qui trình sản xuất
- Nghiên cứu thuốc, tá dược và các thành phần liên quan
- Hiểu về thuốc, các dạng bào chế, từ đó giúp nhân viên tuân thủ và thực hành
đúng trong sản xuất, phân phối, tránh sai sót xảy ra.
- Cách bảo quản thuốc nhằm đảm bảo chất lượng thuốc
- Marketing dược, thông tin thuốc mới
Việc giảng dạy thơng qua các hình thức như:
- Xây dựng các qui trình thao tác chuẩn (SOP)
- Có những văn bản qui định cụ thể về công việc, trách nhiệm
- Đào tạo tại chỗ
- Hội thảo
- Tập huấn
- Các khóa học ở trường y dược
5


- Phát hành các tài liệu cho nhân viên
3.3 Tại các trường y dược:
Dược sĩ giảng dạy cho sinh viên, nhân viên y tế, nhân viên các công ty y

dược...về:
- Bào chế và Sinh dược học, Sản xuất thuốc, Các hệ thống trị liệu mới, nghiên
cứu và phát triển thuốc mới...
- Hóa phân tích, Hóa dược, Kiểm nghiệm, Đảm bảo chất lượng thuốc...
- Dược lý, Dược lâm sàng, Kỹ năng giao tiếp, Thông tin và cảnh giác dược..
- Thực vật, Dược liệu, Dược cổ truyền..
- Pháp chế dược, Quản lý kinh tế dược, Dược xã hội học, Kinh tế doanh
nghiệp, Bảo quản thuốc, Marketing và thị trường dược phẩm, Mỹ phẩm và thực
phẩm chức năng...
Việc giảng dạy thông qua các hình thức như:
- Đào tạo tại chỗ
- Hội thảo
- Cho đi thực tế tại nhà thuốc, bệnh viện, công ty dược,...
- Sinh hoạt chuyên đề
- Các cuộc thi tìm hiểu về sản phẩm dược, công ty dược...
3.4 Tại các nhà thuốc cộng đồng:
Đào tạo cho nhân viên, cho cộng đồng về:
- Thông tin thuốc, thuốc mới
- Hướng dẫn tư vấn sử dụng thuốc
- Các tương tác thuốc, cách nhận biết và xử lý
- Các biện pháp điều trị không dùng thuốc
- Hướng dẩn thay đổi lối sống, tầm soát bệnh
- Trang bị kiến thức để người bệnh tự kiểm tra theo dõi sức khỏe tại nhà như:
cách đo huyết áp, chế độ ăn, vận động..
- Hướng dẫn tầm soát bệnh
6


- Đặc biệt dược sĩ tại nhà thuốc góp phần quan trọng trong việc giúp người
bệnh sử dụng thuốc an tồn hiệu quả, giúp cải thiện bệnh, giảm chi phí và bảo vệ

cuộc sống người bệnh.
Việc giảng dạy thông qua các hình thức như:
- Đào tạo tại chỗ cho nhân viên
- Cho nhân viên tham gia các cuộc hội thảo, tập huấn...
- Tư vấn hướng dẫn cho người bệnh
- Giao tiếp, trò chuyện và khai thác các bệnh sử từ bệnh nhân từ đó đưa ra lời
khuyên và hướng dẫn điều trị phù hợp với từng bệnh nhân
- Phát cho bệnh nhân các tờ thông tin về bệnh dịch, cách phịng bệnh
- Phát cho bệnh nhân các tờ thơng tin về thuốc và cách sử dụng thuốc
-...
3.5 Tại các trung tâm chăm sóc xã hội: viện dưỡng lão, bệnh xã hội
(phong...)...
Đào tạo cho nhân viên, cho cộng đồng về:
- Kiến thức liên quan đến thuốc, thông tin thuốc mới
- Kiến thức liên quan đến điều trị bằng thuốc
- Kỹ thuật kê toa thuốc
- Các vấn đề liên quan đến quá trình sử dụng thuốc
- Hướng dẫn người bệnh hiểu về bệnh tình của mình từ đó nâng cao ý thức
hợp tác trong điều trị cũng như tuân thủ điều trị của bệnh nhân
Việc giảng dạy thơng qua các hình thức như:
- Đào tạo tại chỗ cho nhân viên
- Hội thảo, chuyên đề
- Tư vấn hướng dẫn cho người bệnh
- Giao tiếp, trò chuyện và khai thác các bệnh sử từ bệnh nhân từ đó đưa ra lời
khuyên và hướng dẫn điều trị phù hợp
3.6 Tại các viện kiểm nghiệm, trung tâm kiểm nghiệm
7


Đào tạo cho nhân viên về:

- Kiến thức liên quan đến thuốc, thông tin thuốc mới
- Các vấn đề liên quan đến quá trình kiểm nghiệm thuốc
- Qui trình thao tác đảm bảo chất lượng trong kiểm nghiệm thuốc...
Việc giảng dạy thơng qua các hình thức như:
- Đào tạo tại chỗ cho nhân viên
- Hội thảo, chuyên đề
Câu 4 +5 : Tại sao học môn Sức khỏe cộng đồng? Chúng ta học dược gì từ
mơn này?
4.1 Sau khi học mơn sức khỏe cơng đồng chúng ta có thể hiểu rõ về một số
khái niệm như:
 Sức khỏe công đồng là gì:
“Sức khỏe là trạng thái thoải mái tồn diện về thể chất, tinh thần và xã hội và
không phải chỉ bao gồm có tình trạng khơng có bệnh hay thương tật.
Sức khỏe của cộng đồng hay sức khỏe của xã hội là sức khỏe chung. Hiểu
toàn diện là một hệ thống tổ chức giữa những con người quan hệ và tác động lẫn
nhau trong một môi trường hữu sinh và vô sinh với một môi trường xã hội.
Sức khỏe của một cộng đồng chỉ có thể được nâng cao khi người dân trong
cộng đồng hiểu biết về cách phòng ngừa bệnh tật, chủ động tham gia vào việc
phòng ngừa và kiểm sốt bệnh, đóng góp ý kiến để giải quyết các vấn đề liên
quan đến sức khỏe của chính họ, cũng như các hoạt động chăm sóc sức khỏe”.
 Y tế cơng cộng (YTCC) là gì:
1. YTCC là khoa học và nghệ thuật của việc phòng bệnh, kéo dài tuổi thọ,
tăng cường sức khoẻ và hiệu quả thông qua những cố gắng được tổ chức của
cộng đồng v.v. (Wilslow, 1920).
2. YTCC hoàn thiện những quan tâm xã hội trong việc đảm bảo những quyền
làm cho con người có thể khoẻ mạnh (Báo cáo của IOM, 1988).
Như vậy, y tế công cộng phải quan tâm đến sức khỏe cho tất cả mọi người.
8



Thứ nhất, ý tưởng y tế công cộng bắt nguồn từ nhận thức của xã hội, cần thiết
tạo ra một mục tiêu chung và đại diện cho mọi người.
Thứ hai, y tế công cộng liên quan đến tổng thể dân số, bao gồm sức khoẻ và
nguyện vọng cá nhân vì sức khoẻ cho chính họ.
Thứ ba, y tế cơng cộng liên quan đến sự bảo vệ, nâng cao, phục hồi sức khoẻ,
có nghĩa là nó bao gồm một phạm vi rất rộng các hoạt động tiềm năng.
Cuối cùng, trách nhiệm của y tế công cộng thuộc về những tổ chức xã hội
khác nhau, bao gồm chính quyền trung ương, các cấp chính quyền địa phương
và hệ thống y tế quốc gia (kể cả y tế tư nhân).
Các can thiệp của y tế cơng cơng tập trung vào vấn đề phịng bệnh hơn là
chữa bệnh thông qua giám sát các trường hợp và khuyến khích các hành động
tốt cho sức khỏe.
 Chăm sóc sức khỏe cơng đồng:
- Là các dịch vụ, chẩn đốn, điều trị và y tế dự phịng được cung cấp cho các
cá nhân trong cộng đồng.
 Nâng cao sức khỏe:
- Là một quá trình làm cho mọi người nâng cao sự kiểm soát các vấn đề sức
khỏe và cải thiện sức khỏe của chính bản thân họ.
4.2 Sau khi học mơn này chúng ta có thể phân biệt được:
 Sự khác nhau giữa chẩn đoán cộng đồng và chẩn đốn cá nhân tại bệnh
viện:
Cộng đồng:
- Một nhóm người, được tổ chức thành một đơn vị
- Có chung một đặc trưng, một quyền lợi hay một mối quan tâm nào đó
- Cộng đồng có thể là một xóm, một cụm dân cư, một bệnh viện, một trường
học, xã, huyện, quốc gia...
- Mỗi cộng đồng như vậy có những vấn đề về sức khỏe của riêng mình
9



Chẩn đoán cá nhân
Khi phát hiện vấn đề sức khỏe cho một cá nhân người ta dùng cách chẩn
đoán lâm sàng là chính.
Chẩn đốn cộng đồng
Khi phát hiện vấn đề sức khỏe cho cộng đồng người ta dùng cách chẩn đoán
cộng đồng là để phát hiện các vấn đề sức khỏe của cộng đồng ấy. Mục tiêu của
việc chẩn đoán này nhằm:
- Xác định vấn đề sức khỏe ưu tiên của cộng đồng là gì?
- Mơ tả tình hình sức khỏe của cộng đồng và các yếu tố nguy cơ
- Mô tả chiều hướng của sức khỏe cộng đồng
- Mô tả việc sử dụng dịch vụ y tế của cộng đồng
- Đánh giá hiệu quả của các chương trình can thiệp cộng đồng và sự tham gia
của cộng đồng trong các chương trình y tế
- Cung cấp thơng tin cho việc xây dựng các chính sách y tế hoặc lập các kế
hoạch can thiệp cộng đồng

10


4.3 Sau khi học mơn này chúng ta có thể biết được các yếu tố ảnh hưởng
đến sức khỏe cộng đồng như:
NHẬN THỨC CỦA
NGƯỜI DÂN
- Giáo dục sức khỏe
- Tiêm chủng
- Quản lý sức khỏe
- Chế độ lao động, tập
luyện
- Dịch vụ y tế
- Chính sách y tế


SỨC KHỎE
CỘNG ĐỒNG

VĂN HÓA XÃ
HỘI
- Dân tộc
- Phong tục tập
quán
- Tổ chức và sự
tham gia cộng đồng

MƠI TRƯỜNG
SỐNG
- Dân cư
- Địa lý
- Khí hậu
- Ô nhiễm
- Thiên tai

KINH TẾ
- Việc làm
- Điều kiện lao động
- Thu nhập bình quân
- Dinh dưỡng

4.4 Như vậy chúng ta học dược gì từ mơn này?
Từ những nhận thức này và từ góc độ y tế cơng cộng, chúng ta hiểu rằng mục
tiêu cuối cùng là làm thế nào để con người có sức khỏe tốt nhất. Hay nói cách
khác, sức khỏe con người được coi là trung tâm và được đặt trong mối quan hệ

với rất nhiều yếu tố cả bên trong lẫn bên ngồi
Chính sự hiểu biết sâu sắc này giúp cho chúng ta có sự kết hợp giữa kiến
thức, kỹ năng và khả năng cốt yếu của mỗi chuyên gia nhằm thực hiện công việc
hiệu quả. Ví dụ: muốn thay đổi hành vi của người bệnh đòi hỏi chúng ta, những
chuyên gia trong lĩnh vực sức khỏe phải hiểu về văn hóa, niềm tin ảnh hưởng tới
bệnh tật của từng cá nhân và của cộng đồng như thế nào. Trong y tế cơng cộng,
địi hỏi chúng ta phải có kỹ năng lãnh đạo, hợp tác để phát triển và thực hiện các
chính sách về sức khỏe.
11


Và đây bạn nghĩ gì khi nhìn những bức hình này

Thành cơng một ca phẫu thuật có thể cứu sống một mạng người, nhưng
thành công trong một chiến lược y tế dự phịng có thể cứu sống nhiều triệu
người, kéo dài tuổi thọ cũng như nâng cao chất lượng sống cho cả một dân
tộc, hãy chung tay vì sức khỏe cộng đồng.

12



×