Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Tiểu luận chính sách tài khoá

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (54.1 KB, 5 trang )

Họ và tên: Đàm Ngọc Kiên
Lớp: Cao học Quản lý kinh tế B27-1
TIỂU LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ
Đề tài: Chính sách tài khoá
1. Khái niệm:
Chính sách tài khoá là các quyết định của chính phủ về ngân sách nhà nước
nhằm ổn định thị trường, phân phối công bằng và kích thích nền kinh tế phát triển
bền vững.
Chủ thể của chính sách tài khoá là cơ quan quản lý ngân sách nhà nước được
thiết lập theo hệ thống pháp luật. Ở Việt Nam, các cơ quan quản lý ngân sách nhà
nước được phân cấp theo hai tuyến: Trung ương và địa phương.
Đối tượng chịu tác động của chính sách tài khoá là người tiêu dùng, người
sản xuất và các tổ chức sử dụng ngân sách nhà nước. Các chủ thể này thường cạnh
tranh với nhau để hưởng lợi nhiều hơn từ nguồn ngân sách nhà nước.
Mục tiêu của chính sách tài khoá là ổn định vĩ mô thông qua các hoạt động
thay đổi thu, chi ngân sách nhà nước, điều tiết tăng trưởng thông qua tác động của
thuế và chi tiêu công, duy trì tình trạng phân phối hợp lý bằng cách điều tiết thu
nhập giữa các nhóm dân cư giàu và nghèo …
Ngoài ra, chính sách tài khoá còn tham gia vào các quan hệ kinh tế quốc tế
thông qua các hoạt động huy động vốn trên thị trường tài chính quốc tế, cung cấp
và nhận viện trợ nước ngoài, đóng góp vào quỹ quốc tế nhằm tăng vị thế và sức
ảnh hưởng của quốc gia …
2. Đặc điểm của chính sách tài khoá
- Chủ thể của chính sách tài khoá là bộ máy quản lý ngân sách nhà nước với
cơ cấu và chế độ phân cấp phức tạp.
- Đối tượng tác động trực tiếp của chính sách tài khoá là tất cả các chủ thể
liên quan đến thuế và hưởng lợi từ chi ngân sách nên rất đa dạng, trong một số
trường hợp có lợi ích mâu thuẫn với nhau.
- Chính sách tài khoá là chính sách đa mục tiêu do chính tác động của các
công cụ của nó.
3. Các công cụ và cơ chế tác động của chính sách tài khoá


Chính sách tài khoá thường tác động thông qua ba công cụ chính là thu ngân
sách nhà nước (chủ yếu là thuế), chi ngân sách nhà nước và cân đối ngân sách nhà
nước.

1


3.1. Công cụ thuế:
Thu ngân sách nhà nước từ nhiều nguồn, nhưng thuế là công cụ thu chủ yếu
và ổn định nhất, do đó thuế là công cụ mạnh của chính sách tài khoá. Nhà nước có
thể sử dụng nhiều loại thuế khác nhau. Nếu căn cứ vào đối tượng đánh thuế, có
thuế hàng hoá và thuế thu nhập.
Thuế hàng hoá được tính theo giá trị hoặc khối lượng hàng hoá, dịch vụ chịu
thuế. Có nhiều loại thuế hàng hoá như: Thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt,
thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu, thuế tài nguyên …
Thuế thu nhập tính theo quy mô thu nhập của chủ thể kinh tế, thường gồm
thuế thu nhập cá nhân và thuế thu nhập doanh nghiệp. Ngoài ra còn có thuế tài sản,
thuế trước bạ, thuế chuyển quyền sử dụng đất … cũng là dạng thuế thu nhập.
Nếu phân loại theo phương pháp thu thuế thì có thuế trực thu và thuế gián
thu.
Thuế trực thu là loại thuế đồng nhất người nộp thuế và người chịu thuế. Ví
dụ thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế sử dụng đất …
Thuế gián thu là thuế mà người nộp thuế phải nộp hộ cho người chịu thuế.
Đó là các loại thuế như: Thuế giá trị gia tăng, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế
tài nguyên …
Về nguyên tắc, thuế có hai chức năng chính. Chức năng thứ nhất của thuế là
hình thành nguồn tài chính phục vụ hoạt động của bộ máy nhà nước. Khi sử dụng
với chức năng này, thuế không phải là công cụ của chính sách kinh tế vĩ mô mà là
một khoản chi phí xã hội cần thiết để cơ quan nhà nước thực hiện chức năng quản
lý xã hội. Chức năng thứ hai của thuế là điều tiết hành vi của người sản xuất và

tiêu dùng. Chức năng này chính là công cụ của chính sách tài khoá.
Thuế tác động vào thu nhập và chi phí sản xuất, qua đó điều tiết hành vi của
con người trên thị trường. Đặc điểm của thuế là gây tác động ngược chiều tới chi
tiêu và cung ứng của người sản xuất và người tiêu dùng. Khi cơ quan nhà nước
quyết định tăng thuế hàng hoá giá cả hàng hoá tăng. Nếu các điều kiện khác không
thay đổi, chi tiêu thực tế của người tiêu dùng và chi tiêu thực tế cho đầu tư tư nhân
sẽ giảm, kết cục là tổng cầu sụt giảm. Tăng thuế thu nhập cũng dẫn đến hiệu ứng
tương tự do làm giảm ngân sách hộ gia đình và giảm lợi nhuận khiên chi tiêu cá
nhân và chi tiêu đầu tư tư nhân cũng sụt giảm. Trong ngắn hạn, tác động tăng, giảm
thuế sẽ được truyền dẫn thông qua sự nhạy cảm của xu hướng tiêu dùng với thu
nhập, với giá cả hàng hoá, dịch vụ cũng như sự nhạy cẩm của đầu tư với lợi nhuận
và giá đầu vào sản xuất, qua đó làm thay đổi hành vi của chủ thể kinh tế.

2


Dựa vào cơ chế tác động như vậy, cơ quan nhà nước sử dụng công cụ thuế
để kiềm chế lạm phát hoặc khắc phục tình trạng suy thoái, trì trệ. Ngoài mục đích
cải thiện cân đối ngân sách nhà nước, cơ quan quản lý ngân sách nhà nước ở trung
ương còn sử dụng việc tăng, giảm thuế đối với một số hàng hoá hoặc thu nhập của
các chủ thể kinh tế nào đó để truyền tải thông điệp về mục tiêu mà cơ quan nhà
nước mong muốn. Tăng thuế một loại hàng hoá là thông điệp không khuyến khích
tiêu dùng. Giảm thuế thu nhập cho doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn hoặc
ngành nghề nào đó truyền đi thông điệp khuyến khích đầu tư. Ở góc độ tổng thể
nền kinh tế, khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận nền kinh tế đang trong
trạng thái tăng trưởng quá nóng, cần kiềm chế đầu tư và phòng ngừa làm phát cao,
chính phủ sẽ quyết định tăng thuế nhằm làm giảm thu nhập của các chủ thể kinh tế,
tăng giá cả hàng hoá tiến đến giảm tổng cầu, giảm tổng đầu tư và hạ nhiệt tăng
trưởng.
Ngược lại, khi nền kinh tế suy thoái, chính phủ thường giảm thuế thu nhập

cho dân cư, hoãn hoặc giảm thuế thu nhập doanh nghiệp để kích thích tiêu dùng,
khuyến khích đầu tư, kích hoạt quá trình phục hồi tăng trưởng kinh tế … Nếu nhà
nước thiết kế cơ cấu hệ thống thuế hợp lý và sử dụng phương thức tính thuế luỹ
tiến, thì công cụ thuế có thêm tính năng tự động điều tiết khi nền kinh tế vận động
theo chu kỳ kinh doanh.
Tuy có tác động khá mạnh tới hành vi của các chủ thể kinh tế, nhưng thuế
cũng có những hạn chế nhất định.
Thứ nhất, nhà nước không thể tăng mức thuế suất quá cao vì thuế cao sẽ có
tác động phụ là giảm năng lực cạnh tranh của quốc gia. Trong bối cảnh toàn cầu
hoá hiện nay, giảm sút năng lực cạnh tranh quốc gia sẽ gây ra nhiều tác động tiêu
cực dài hạn, nhất là trong thu hút đầu tư tư nhân và tạo việc làm.
Thứ hai, thuế có tác động yếu trong một số trường hợp. Ví dụ, khi nền kinh
tế suy thoái, việc giảm thuế thu nhập doanh nghiệp hầu như ít tác dụng vì nhiều
doanh nghiệp không có lãi. Hoặc khi tỷ lệ thất nghiệp cao, việc chính phủ giảm và
hoãn thu thuế thu nhập cá nhân có tác động yếu đến tiêu dùng.
3.2. Công cụ chi ngân sách nhà nước
Chi ngân sách nhà nước bao gồm nhiều khoản mục. Nếu phân chia loại chi
ngân sách nhà nước theo tính chất của khoản chi tiêu, có chi mua hàng hoá và chi
chuyển nhượng (chuyển giao, cho không). Chi mua hàng hoá có tác động trực tiếp
và tổng cầu. Chi chuyển nhượng có tác động gián tiếp đến tổng cầu thông qua
khuynh hướng tiêu dùng của người nhận chuyển nhượng, nhưng có tác động mạnh
đến phân phối của cải xã hội theo nguyên tắc công bằng.

3


Nếu phân loại chi ngân sách nhà nước theo mục đích của khoản chi tiêu, có
chi thường xuyên (chi tiêu phục vụ các hoạt động của bộ máy và cung cấp dịch vụ
công) và chi đầu tư phát triển (chi đầu tư vào các dự án tăng năng lực sản xuất của
quốc gia). Mỗi khoản chi lại chia thành các khoản mục nhỏ hơn do luật ngân sách

nhà nước quy định. Chi thường xuyên tác động mạnh đến tổng cầu trong ngắn hạn.
Chi đầu tư phát triển tác động một phần đến tổng cầu trong ngắn hạn và tác động
đến tổng cung trong dài hạn.
Nhìn chung, chi tiêu ngân sách nhà nước, với tư cách là công cụ của chính
sách tài khoá, có tác động thuận chiều với tổng cầu trong ngắn hạn và tổng cung
trong dài hạn (ngoại trừ tác động phụ của ngân sách nhà nước làm thu hẹp đầu tư
tư nhân).
Cơ quan nhà nước thường sử dụng chính sách tài khoá theo hai hướng: Kiềm
chế lạm phát và kích cầu, kích cung.
Khi xác nhận nền kinh tế đang tăng trưởng nóng, nhà nước thường tìm cách
khống chế không cho lạm phát bùng phát bằng cách tiết giảm chi ngân sách nhà
nước, nhất là giảm đầu tư công, qua đó hạ thấp tổng cầu. Thường dùng hơn là
chính sách tăng chi tiêu công nhằm kích cầu, kích cung khi nền kinh tế lâm vào
tình trạng suy thoái, trì trệ thông qua các biện pháp như tài trợ cho khu vực tư hoặc
tăng đầu tư công. Cơ quan nhà nước có thể tăng tài trợ nhằm bổ sung thu nhập cho
nhóm dân cư gặp khó khăn do tình trạng thất nghiệp cao hoặc tài trợ cho các doanh
nghiệp, giúp họ vượt qua khó khăn. Hình thức tài trợ khá đa dạng, có thể là tăng
thu mua dự trữ của nhà nước theo giá ổn định, thực hiện tín dụng ưu đãi (hỗ trợ lãi
suất hoặc trực tiếp cung cấp tín dụng ưu đãi thông qua các tổ chức tài chính thuộc
sở hữu của nhà nước), tăng bảo trợ xã hội. Phổ biến nhất là nhà nước tăng đầu tư
công dươi hai hình thức: Mua lại các doanh nghiệp gặp khó khăn và đầu tư mới
vào kết cấu hạ tầng, vào doanh nghiệp nhà nước. Ngoài ra, chi tiêu của nhà nước
còn bổ sung cơ chế phân phối lại nhằm giảm bất công bằng. Nhà nước chuyển một
phần tài chính vào các quỹ thực hiện các chương trình phúc lợi xã hội như bảo
hiểm xã hội, cung cấp tài chính cho giáo dục phổ cập, cứu trợ nhân đạo …
3.3. Cân đối ngân sách nhà nước
Việc xử lý cân đối ngân sách nhà nước phụ thuộc rất nhiều vào chủ trương
của đảng, cũng như trần nợ công được quy định trong luật ngân sách. Trong ngắn
hạn, ngân sách nhà nước có thể thặng dư, cân bằng hoặc thâm hụt tuỳ thuộc vào
trạng thái kinh tế và kết quả cân đối ngân sách luỹ kế trong quá khứ.

4. Ưu, nhược điểm của chính sách tài khoá.
Ưu điểm của chính sách tài khoá là phạm vi tác động rộng, tính chủ động
của nhà nước và hiệu lực thực thi khá cao, nhà nước có thể huy động nhiều nguồn
4


lực cho thực hiện chính sách. Nếu phối hợp tốt với chính sách tiền tệ, tác động của
chính sách tài khoá đến tổng cầu khá mạnh, gây hiệu ứng lớn trong nền kinh tế.
Hơn nữa, chính sách tài khoá cho phép nhà nước chủ động đối phó với các biến
động thị trường, phát huy vai trò tích cực của nhà nước trong đối phó với chu kỳ
kinh doanh. Trong điều kiện toàn cầu hoá, thị trường tài chính quốc tế hoạt động
hiệu quả, nhà nước có thể huy động nguồn tài chính ở quy mô khá lớn phục vụ
chính sách tài khoá. Vì thế, phạm vi và khả năng điều tiết của chính sách tài khoá
được mở rộng, tính tự chủ tăng lên, thời hạn thực thi có thể kéo dài hơn.
Tuy nhiên, áp dụng vào thực tiễn, chính sách tài khoá cũng có một số nhược
điểm:
- Thuế và chi ngân sách nhà nước bị giới hạn trong những quy định chặt chẽ
của pháp luật, khó thay đổi linh hoạt. Trần nợ công của nhà nước bị kiểm soát chặt
chẽ, trong khi nhu cầu chi ngân sách nhà nước vượt quá khả năng tự cân đối của
ngân sách.
- Độ trễ trong và ngoài khá lớn có thể làm giảm hiệu quả tác động của chính
sách tài khoá.
- Chi đầu tư công, với tư cách là công cụ của chính sách tài khoá, thường
vấp phải hiệu quả thấp do nhiều nguyên nhân khác nhau.
- Lợi ích cục bộ của những nhóm lợi ích có thể gây ảnh hưởng đến việc
hoạch định và thực thi chính sách tài khoá.
- Chính sách tài khoá có tác động ngắn hạn, chủ yếu khắc phục mặt trái của
chu kỳ kinh doanh, không khắc phục được nguyên nhân xảy ra chu kỳ kinh doanh.
Ở Việt Nam, từ khi chuyển sang kinh tế thị trường, Nhà nước đã tích cực sử
dụng chính sách tài khoá trong điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Do nắm trong tay một

khối lượng tài sản khá lớn, Nhà nước có nhiều khả năng trong sử dụng chính sách
tài khoá. Tuỳ theo từng giai đoạn khác nhau, chính phủ đã thực hành chính sách tài
khoá theo chiều hướng và liều lượng khác nhau./.

5



×