Tải bản đầy đủ (.doc) (86 trang)

Luận văn thạc sỹ - Pháp luật điều chỉnh hoạt động bán hàng đa cấp ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (361.83 KB, 86 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng
dẫn khoa học của TS. Nguyễn Thị Tình. Các số liệu, thông tin thực tiễn công bố
trong luận văn là trung thực, được trích dẫn nguồn đầy đủ.
Hà Nội, ngày….. tháng 9 năm 2017
Tác giả

Nguyễn Thị Ngân


LỜI CẢM ƠN
Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Luật kinh tế với đề tài “Pháp luật điều
chỉnh hoạt động bán hàng đa cấp ở Việt Nam” là kết quả của quá trình cố gắng
không ngừng của bản thân và được sự giúp đỡ, động viên khích lệ của thầy cô, bạn
bè, đồng nghiệp và người thân. Qua trang viết này tác giả xin gửi lời cảm ơn tới
những người đã giúp đỡ tôi trong thời gian học tập - nghiên cứu khoa học vừa qua.
Tôi xin tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đối với cô giáo TS. Nguyễn Thị
Tình đã trực tiếp tận tình hướng dẫn cũng như cung cấp tài liệu thông tin khoa học
cần thiết cho luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo Viện Đại học Mở Hà Nội, các thầy cô trực
tiếp giảng bài trên lớp, các thầy cô quản lý Khoa Sau đại học- Viện Đại học Mở
Hà Nội đã tạo điều kiện cho tôi hoàn thành tốt công việc nghiên cứu khoa học của
mình.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn đồng nghiệp, đơn vị công tác đã giúp
đỡ tôi trong quá trình học tập và thực hiện Luận văn.
Hà Nội, ngày….. tháng 9 năm 2017
Tác giả

Nguyễn Thị Ngân



MỤC LỤC


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
BHĐC

: Bán hàng đa cấp


DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH
BẢNG
Bảng 1:

Danh mục hàng hóa quy định tại điểm b khoản 2 điều 4 nghị định
42/2014/NĐ-CP..................................Error: Reference source not found

HÌNH
Hình 1.1:

Mô hình BHĐC..................................Error: Reference source not found


LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Kinh doanh theo mạng hay kinh doanh đa cấp được hình thành đầu tiên
trên thế giới ở Mỹ vào những năm 1920 và sau đó lan rộng ra các nước Anh,
Đức, Canada, Nhật Bản…Như là một xu thế tất yếu của quá trình đổi mới nền
kinh tế đất nước, cùng với việc hàng hóa nước ngoài tràn vào Việt nam, các
phương thức bán hàng “phi truyền thống” rất mới lạ cũng nhanh chóng được du
nhập. Bắt đầu xuất hiện ở Việt Nam vào khoảng năm 1998, sự xuất hiện và bùng

nổ của phương thức bán hàng đa cấp đã tạo sự hoang mang cho người tiêu dùng
và sự lúng túng trong xử lý chính sách của các cơ quan quản lý. Trên thực tế,
hoạt động của đa số các công ty sử dụng phương thức bán hàng đa cấp đã làm
phát sinh nhiều quan hệ phức tạp giữa doanh nghiệp và người tham gia bán hàng
đa cấp. Đồng thời, vấn đề chất lượng cũng như giá cả của sản phẩm được cung
cấp thông qua phương thức bán hàng đa cấp có nguy cơ gây tổn hại lớn tới quyền
và lợi ích của người tiêu dùng.
Việt Nam là một nước khá non trẻ về sự phát triển ngành công nghiệp
BHĐC, kéo theo kinh nghiệm quản lý hoạt động này của các cơ quan ban ngành hết
sức khiêm tốn làm cho sự phát triển của hoạt động BHĐC khá lộn xộn và thường
theo hướng BHĐC bất chính. Trước thực trạng này, Nhà nước ta đã ban hành hành
lang pháp lý về bán hàng đa cấp: Luật Cạnh tranh 2004; Nghị định 110/2005/NĐCP của Chính phủ ngày 24 tháng 8 năm 2005 về quản lý hoạt động ban hàng đa cấp;
Thông tư 19/2005/TTBTM ngày 8 tháng 11 năm 2005 của Bộ Thương mại hướng
dẫn một số nội dung tại Nghị định 110/2005/NĐ-CP. Các văn bản trên đã góp
phần quan trọng vào việc đưa hoạt động BHĐC ở nước ta đi vào khuôn khổ. Nghị
định số 42/2014/NĐ-CP của Chính phủ ngày 14 tháng 5 năm 2014 về quản lý hoạt
động ban hàng đa cấp và Thông tư số 24/2014/TTBCT ngày 30/7/2014 của Bộ Công
thương hướng dẫn Nghị định số 42/2014/NĐ-CP ra đời là một tín hiệu tích cực
trong công tác quản lý và chấn chỉnh hoạt động BHĐC nhưng vẫn chưa đủ chế tài
để kiểm soát hoạt động bán hàng đa cấp.
1


Bên cạnh đó, cũng cần nhìn nhận một cách thực tế rằng với kinh nghiệm 13
năm kể từ khi Luật cạnh tranh 2004 ra đời, pháp luật điều chỉnh hoạt động BHĐC
còn gặp rất nhiều vướng mắc, nhận thức từ phía cơ quan quản lý chưa thực sự đầy
đủ, kinh nghiệm quản lý nhà nước chưa nhiều. Lợi dụng kẽ hở của pháp luật, các
công ty BHĐC bất chính đã lừa đảo chiếm đoạt hàng trăm tỷ đồng của hàng trăm
nghìn người dân, từ những người tri thức, những người đã có kinh nghiệm làm việc
lâu năm ở các cơ quan, doanh nghiệp, các sinh viên đại học cho đến những người

dân vùng sâu vùng xa. Thực trạng đó làm nổi lên làn sóng bức xúc trong nhân dân,
xuất hiện những ý kiến trái chiều về ngành kinh doanh này. Một số người cho rằng
đây là ngành kinh doanh lừa đảo, gian dối, thậm chí còn cho rằng BHĐC không phù
hợp với Việt Nam hay nên cấm tuyệt đối phương thức kinh doanh này ở nước ta.
Một số người khác hiểu biết hơn thì cho rằng BHĐC là phương thức ưu việt. Tuy đã
qua sửa đổi, bổ sung và ban hành văn bản điều chỉnh mới, nhưng khi nghiên cứu
khoa học và trên thực tế xảy ra, một số quy định vẫn còn đang thiếu tính thực thi và
khó khăn khi áp dụng vào thực tế. Với lý do đó, việc nghiên cứu đề tài “Pháp luật
điều chỉnh hoạt động bán hàng đa cấp ở Việt Nam” là hết sức có ý nghĩa về mặt
lý luận cũng như thực tiễn áp dụng.
2. Tình hình nghiên cứu
Bán hàng đa cấp là một phương thức bán hàng mới xuất hiện ở nước ta,vì
vậy, pháp luật về bán hàng đa cấp với tính chất là một lĩnh vực pháp luật điều chỉnh
hoạt động bán hàng này cũng mới hình thành ở nước ta trong thời gian gần đây. Tuy
nhiên, pháp luật về bán hàng đa cấp lại là một lĩnh vực pháp luật nhanh chóng thu
hút được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu pháp lý và kinh tế. Pháp luật về
BHĐC nói chung được rất nhiều nhà nghiên cứu luật học quan tâm, trong đó đã có
khá nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này ở Việt Nam. Tất cả các công trình
này đều đã nêu ra được bản chất pháp lý của BHĐC và BHĐC bất chính. Có thể kể
đến một số công trình nghiên cứu tiêu biểu về BHĐC bao gồm: Đề tài Tiến sĩ
“Pháp luật về chống cạnh tranh không lành mạnh ở Việt Nam” của tác giả Lê
Anh Tuấn (2008) do PGS.TS Nguyễn Như Phát hướng dẫn khoa học; Luận văn

2


Thạc sĩ "Một số vấn đề pháp lý về bán hàng đa cấp ở Việt Nam" của tác giả Đoàn
Văn Bình (2006), Đại học Luật Hà Nội; Luận văn Thạc sĩ “Pháp luật về Bán hàng
đa cấp bất chính ở Việt Nam” của tác giả Ninh Thị Minh Phương bảo vệ năm 2012 do
TS. Bùi Nguyên Khánh hướng dẫn khoa học; Khóa luận tốt nghiệp "Một số nội dung

pháp lý về bán hàng đa cấp ở Việt Nam hiện nay" của tác giả Nguyễn Thị Bích
Hạnh (2010), Đại học Luật Hà Nội; Khóa luận tốt nghiệp "Những vấn đề pháp lý về
hoạt động bán hàng đa cấp ở Việt Nam" của tác giả Nguyễn Thị Hằng (2011), Đại
học Luật Hà Nội; Khóa luận tốt nghiệp "Bán hàng đa cấp bất chính theo pháp luật
cạnh tranh Việt Nam" của tác giả Nghiêm Xuân Tuyên (2011), Đại học Luật Hà Nội
và một số bài báo, tạp chí chuyên ngành cũng như rất nhiều công trình nghiên cứu về
vấn đề cạnh tranh không lành mạnh, trong đó có đề cập đến vấn đề BHĐC.
Tuy nhiên, phạm vi nghiên cứu của các công trình đó hoặc là còn hẹp ở một
khía cạnh, hoặc quá bao quát mà chưa có những đánh giá về thực tiễn áp dụng của
các quy định pháp luật hiện hành về vấn đề này. Như vậy, một công trình nghiên
cứu toàn diện về pháp luật điều chỉnh hoạt động bán hàng đa cấp ở Việt Nam thì
đến nay chưa có. Đây chính là một cơ hội tốt để tác giả đi vào tìm hiểu và phân tích
đề tài, nhưng đồng thời cũng là một khó khăn cho tác giả vì kế thừa được rất ít
thành quả của những người đi trước. Do đó, luận văn này sẽ đề cập đến các vấn đề
có liên quan đến pháp luật điều chỉnh hoạt động bán hàng đa cấp ở Việt Nam. Dự
định nghiên cứu của mình, học viên sẽ làm rõ các vấn đề lý luận cơ bản liên quan
đến hoạt động bán hàng đa cấp và pháp luật về bán hàng đa cấp; thực trạng những
quy định pháp luật về bán hàng đa cấp, trên cơ sở đó đề xuất các phương hướng,
giải pháp hoàn thiện pháp luật về bán hàng đa cấp ở Việt Nam.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích tổng quát của luận văn là nghiên cứu bản chất lý luận của phương
thức bán hàng đa cấp, thực trạng tình hình bán hàng đa cấp ở Việt Nam hiện nay,
những quy định của pháp luật Việt Nam điều chỉnh hoạt động bán hàng đa cấp, từ
đó chỉ ra những ưu điểm, tồn tại, hạn chế và đề xuất các giải pháp hoàn thiện.

3


3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục đích nghiên cứu, luận văn xác định các nhiệm vụ nghiên
cứu cụ thể sau đây:
- Nghiên cứu, làm sáng tỏ về những vấn đề lý luận về bán hàng đa cấp;
- Nghiên cứu so sánh về pháp luật về bán hàng đa cấp ở Việt Nam so với một
số quốc gia trên thế giới;
- Phân tích, đánh giá thực tiễn áp dụng pháp luật về về bán hàng đa cấp của
Việt Nam, chỉ ra những điểm hợp lý và chưa hợp lý.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật điều chỉnh hoạt động
bán hàng đa cấp ở Việt Nam.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là các quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động
BHĐC, thực tiễn hoạt động BHĐC, các học thuyết, lý luận, quan điểm luật học
về BHĐC.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu là hoạt động bán hàng đa cấp trong lĩnh vực mua bán
hàng hóa ở Việt Nam từ khi xuất hiện đến nay, trong đó có so sánh, liên hệ với một
số nước trên thế giới.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết các yêu cầu mà đề tài đặt ra, trong quá trình nghiên cứu, luận
văn đã sử dụng kết hợp tất cả các phương pháp nghiên cứu, tuy nhiên, ở mỗi
chương có một số phương pháp chủ đạo được sử dụng như sau:
- Phương pháp phân tích, phương pháp lịch sử, phương pháp diễn giải, lập
luận lôgic v.v được sử dụng trong Chương 1 khi nghiên cứu những vấn đề lý luận
về hoạt động bán hàng đa cấp, pháp luật bán hàng đa cấp.
- Phương pháp đánh giá, phương pháp bình luận, phương pháp so sánh luật
học v.v… được sử dụng trong Chương 2 khi nghiên cứu thực trạng về bán hàng đa
cấp ở Việt Nam.

4



- Phương pháp quy nạp, phương pháp tổng hợp, phương pháp phân tích v.v
được sử dụng trong Chương 3 khi nghiên cứu giải pháp hoàn thiện pháp luật bán
hàng đa cấp ở Việt Nam.
6. Một số đóng góp của luận văn
Luận văn được nghiên cứu và bảo vệ thành công sẽ có một số đóng góp mới
và cơ bản sau đây:
- Tập hợp, hệ thống hóa và góp phần hoàn thiện cơ sở lý luận về hoạt động
bán hàng đa cấp, pháp luật bán hàng đa cấp.
- Đánh giá, bình luận các quy định về bán hàng đa cấp ở Việt Nam.
- Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về bán hàng đa cấp ở Việt
Nam hiện nay.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần cam đoan, danh mục các từ viết tắt, mục lục, kết luận và danh
mục tài liệu tham khảo, Luận văn được kết cấu làm 3 chương:
- Chương 1. Một số vấn đề lý luận về hoạt động bán hàng đa cấp, pháp luật
bán hàng đa cấp.
- Chương 2. Thực trạng pháp luật về bán hàng đa cấp ở Việt Nam.
- Chương 3. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về bán hàng đa cấp ở Việt Nam

5


Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG ĐA CẤP,
PHÁP LUẬT BÁN HÀNG ĐA CẤP
1.1. Khái quát chung về hoạt động bán hàng đa cấp
1.1.1. Khái niệm bán hàng đa cấp
Xét về phương diện kinh tế học bán hàng đa cấp (tên gọi thông dụng tại Việt

Nam) hay kinh doanh đa cấp (multi-level marketing) hoặc kinh doanh theo mạng
(network marketing) là thuật ngữ chung dùng để chỉ một phương thức tiếp thị sản
phẩm. Đây là hoạt động kinh doanh bán hàng trực tiếp đến tay người tiêu dùng,
người tiêu dùng có thể trực tiếp mua hàng của công ty không phải qua các đại lý
hay cửa hàng bán lẻ. Nhờ vậy, hình thức này tiết kiệm rất nhiều chi phí từ việc
quảng cáo, khuyến mại, tiền sân bãi, kho chứa, vận chuyển hàng hóa. Số tiền này
được dùng để trả thưởng cho nhà phân phối và nâng cấp, cải tiến sản phẩm tiếp tục
phục vụ người tiêu dùng. Đây là phương thức kinh doanh tận dụng chính thói quen
của người tiêu dùng: khi sử dụng sản phẩm, dịch vụ tốt thường đem chia sẻ cho
người thân, bạn bè và những người xung quanh. Kinh doanh đa cấp gây ra nhiều
tranh cãi trong xã hội, và thường được quy kết với hình tháp ảo.
Bán hàng đa cấp bất chính hay hình tháp ảo là một hiện tượng biến tướng của
phương thức kinh doanh đa cấp, trong đó, lợi nhuận không thực sự được xuất phát
từ giới thiệu sản phẩm mà từ việc tuyển mộ các thành viên mới. Đối tượng làm việc
của kinh doanh theo mạng là sản phẩm, còn đối tượng của hình tháp ảo là tiền, cho
dù nó thường được quy đổi thành sản phẩm, hay dịch vụ nhất định thì nó vẫn là
hình tháp ảo khi số lượng sản phẩm tiêu thụ được sẽ luôn tương xứng với số người
tham gia (đối với hình thức chân chính, số lượng sản phẩm bán tùy thuộc vào khả
năng nội tại của mỗi người). Khi đó, các công ty hình tháp ảo, sử dụng thuật ngữ
“đa cấp” ám chỉ việc những người khởi xướng và phát động hệ thống (nằm ở đỉnh
tam giác - kim tự tháp) lợi dụng và bóc lột những thành viên bên dưới (đáy tam
giác). Nhà phân phối có vai trò như những đại lý. Họ dùng những kết quả sử dụng

6


của bản thân và những người quen biết để thu hút khách hàng. Qua việc làm đó họ
đem về lượng khách hàng cho công ty và bản thân họ. Ngoài ra họ còn có thể tìm
kiếm những đối tác khác để có thể trở thành nhà phân phối cùng làm việc với mình,
việc này được quản lý bằng mã số. Khi đó, mã số của một nhà phân phối mới được

kết nối với mã số của người bảo trợ (sponsor) của anh ta.
Xét về phương diện khoa học pháp lý, BHĐC được định nghĩa tại khoản 11
Điều 3 Luật cạnh tranh 2004 như sau: Bán hàng đa cấp là phương thức tiếp thị để
bán lẻ hàng hóa đáp ứng các điều kiện sau đây:
+ Việc tiếp thị để bán lẻ hàng hóa được thực hiện thông qua mạng lưới người
tham gia bán hàng đa cấp gồm nhiều cấp, nhiều nhánh khác nhau;
+ Hàng hóa được người tham gia bán hàng đa cấp tiếp thị trực tiếp cho
người tiêu dùng tại nơi ở, nơi làm việc của người tiêu dùng hoặc địa điểm khác không
phải là địa điểm bán lẻ thường xuyên của doanh nghiệp hoặc của người tham gia;
+ Người tham gia bán hàng đa cấp được hưởng tiền hoa hồng, tiền thưởng
hoặc lợi ích kinh tế khác từ kết quả tiếp thị bán hàng của mình và của người
tham gia bán hàng đa cấp cấp dưới trong mạng lưới do mình tổ chức và mạng lưới
đó được doanh nghiệp bán hàng đa cấp chấp thuận.
Tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 42/2014/NĐ-CP ngày 14/5/2014 của Chính
phủ, về quản lý hoạt động bán hành đa cấp (thay thế Nghị định 110/2005/24/8/2005
của Chính phủ, về quản lý hoạt động bán hành đa cấp), thì: “Kinh doanh theo
phương thức đa cấp là hình thức kinh doanh thông qua mạng lưới người tham gia
gồm nhiều cấp, nhiều nhánh khác nhau, trong đó, người tham gia được hưởng hoa
hồng, tiền thưởng và các lợi ích kinh tế khác từ hoạt động kinh doanh của mình và
của mạng lưới do mình xây dựng”. Từ các phân tích trên có thể nhận thấy rằng:
Một là, BHĐC là phương thức tiếp thị để bán lẻ hàng hóa một cách trực tiếp
đến tay người tiêu dùng thông qua những người tham gia BHĐC mà không cần phải
đầu tư phát triển mạng lưới đại lý với quy mô rộng, hay các cửa hàng bán lẻ hàng
hóa khác của doanh nghiệp. Doanh nghiệp BHĐC có ba sự lựa chọn trong phương
án đầu tư kinh doanh của mình:

7


+ Thứ nhất là, việc lựa chọn hình thức sản xuất trực tiếp hàng hóa để cung

cấp cho người tiêu dùng (Công ty Herbelife Việt Nam...).
+ Thứ hai là, việc nhập khẩu của nhà sản xuất khác để phân phối lại theo
phương thức đa cấp (Công ty TNHH Thế giới Toàn Mỹ, Công ty TNHH NEWHOPE,
Công ty TNHH MTV xuất & nhập khẩu VINALINH, Công ty TNHH Tầm Nhìn Việt
VISION,...).
+ Thứ ba là, vừa sản xuất và đồng thời phân phối sản phẩm từ các cơ sở sản
xuất khác (Công ty CPTM Merro, Công ty Amway Việt Nam …).
Với quy định như trên đối tượng của BHĐC hiện nay vẫn chỉ là hàng hóa. Tuy
nghị định 42/2014/NĐCP có đề cập đến dịch vụ nhưng chỉ mới dừng ở việc quy định
nhằm mục đích “đi kèm” với hàng hóa. Chưa có quy định cụ thể nào cụ thể hóa “mặt
hàng” dịch vụ được phép kinh doanh với phương thức BHĐC cho nên việc áp dụng
vào thực tế rất khó khăn. Theo quy định của pháp luật, hiện nay không phải tất cả các
loại hàng hóa đều được kinh doanh theo phương thức BHĐC, những hàng hóa cấm
kinh doanh, hàng hóa là thuốc, trang thiết bị y tế, thuốc bảo vệ thực vật,… không
được kinh doanh theo phương thức đa cấp do liên quan trực tiếp đến sức khỏe và tính
mạng con người, do đó phải thuộc sự quản lý đặc biệt của Nhà nước.
Hai là, việc bán hàng hóa được thực hiện thông qua một hệ thống gồm nhiều
người tham gia BHĐC được phân thành những cấp và nhánh khác nhau. Người
tham gia BHĐC được công ty tuyển dụng và là cộng tác viên bán hàng cho công ty,
giá bán cho người tham gia bán hàng đa cấp được công ty bán với giá sỉ, sau quá
trình tiếp thị sản phẩm của người tham gia mua sản phẩm đó với giá cao hơn giá sỉ
gọi là giá lẻ do công ty BHĐC ấn định. Khoản tiền chênh lệch giữa giá sỉ và lẻ là
tiền hoa hồng mà người tham gia được nhận. Khác với phương thức bán hàng
truyền thống, người tham gia BHĐC không được nhận lương mà được trả thưởng
(hoa hồng) khi bán được sản phẩm và tạo lập mạng lưới của mình với điều kiện là
doanh nghiệp BHĐC chấp nhận. Với việc ký hợp đồng tham gia vào doanh nghiệp
BHĐC, người tham gia sẽ được công ty đào tạo các khóa kiến thức cũng như kỹ
năng BHĐC trực tiếp huấn luyện. Một khi đạt đến số lượng tuyến dưới nhất định,

8



việc tuyển dụng của người tham gia sẽ dừng lại, số lượng người tuyến dưới là tùy
theo chính sách của mỗi công ty quy định. Người tham gia trực tiếp tiếp thị sản
phẩm đến tay người tiêu dùng không mang danh nghĩa doanh nghiệp. Doanh nghiệp
đăng ký BHĐC không chịu trách nhiệm về hành vi của người tham gia BHĐC,
doanh nghiệp chỉ chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm của mình và các thông
tin liên quan đến sản phẩm do họ cung cấp.
Ba là, người tham gia bán hàng đa cấp được hưởng tiền hoa hồng, tiền
thưởng hoặc lợi ích kinh tế khác từ kết quả tiếp thị bán hàng của mình và của người
tham gia bán hàng đa cấp cấp dưới trong mạng lưới do mình tổ chức và mạng lưới
đó được doanh nghiệp bán hàng đa cấp chấp thuận. Điều này khác với bán hàng
theo phương thức truyền thống vì người tham gia BHĐC nhận trả thưởng từ 02
nguồn: Tiền hoa hồng từ hàng hóa họ bán trực tiếp cho người tiêu dùng và tiền
thưởng từ doanh thu bán hàng của các thành viên trong mạng lưới tuyến dưới do
bản thân tạo lập. Với lợi ích đó càng thôi thúc người tham gia bán càng nhiều sản
phẩm và đặc biệt là tạo lập càng nhiều mạng lưới tuyến dưới của mình càng tốt, như
vậy họ sẽ có được phần trăm hoa hồng từ việc bán hàng của tuyến dưới của mình.
1.1.2. Đặc trưng của phương thức bán hàng đa cấp
1.1.2.1. Bán hàng đa cấp là phương thức tiếp thị để bán hàng hóa
Dấu hiệu này được thể hiện ở 2 khía cạnh:
Một là, nó là phương thức bán lẻ hàng hóa, nói cách khác, thông qua mạng
lưới tiếp thị doanh nghiệp tổ chức bán hàng đa cấp sẽ thiết lập được mối quan hệ
mua bán sản phẩm trực tiếp với người tiêu dùng cuối cùng mà không tốn phí các
khoản đầu tư thành lập, duy trì mạng lưới phân phối dưới dạng cửa hàng giới thiệu
sản phẩm hoặc các đại lý phân phối theo pháp luật thương mại. Đồng thời, người
tiêu dùng có cơ hội mua được sản phẩm từ gốc sản xuất, tránh những rủi ro có thể
phát sinh trong quá trình phân phối như hàng giả, hàng kém chất lượng, giá cả
không trung thực... Do đó, doanh nghiệp bán hàng đa cấp có thể là doanh nghiệp
trực tiếp sản xuất hàng hóa được tiếp thị và bán lẻ bằng phương thức đa cấp hoặc

chỉ là các doanh nghiệp phân phối hàng hóa do doanh nghiệp khác sản xuất.

9


Hai là, bán hàng đa cấp chỉ xảy ra trên thị trường hàng hóa. Theo quy định
tại điểm b, điểm c khoản 11 Điều 3 Luật Cạnh tranh năm 2004; khoản 1 Điều 4
Nghị định 42/2014/NĐ-CP đều xác định đối tượng áp dụng của hành vi này là thị
trường hàng hóa mà không đặt ra đối với thị trường dịch vụ. Có thể do tính chất
vô hình của dịch vụ, nên hoạt động của khu vực thị trường này còn rất nhiều vấn
đề bỏ ngỏ, đang được các nhà hoạch định chính sách, các nhà lập pháp nghiên
cứu. Bên cạnh đó, một khi bán hàng đa cấp được hiểu như phương thức tiếp thị để
tiêu thụ, thì đương nhiên, hoạt động tiếp thị để cung ứng trong thị trường dịch vụ
sẽ không thể là bán hàng đa cấp. Vì thế, các biểu hiện tiêu cực trong hoạt động của
mạng lưới tiếp thị bảo hiểm đang rầm rộ trên thị trường nay không là bán hàng đa
cấp, và cũng sẽ không thuộc đối tượng điều chỉnh của Điều 48 Luật Cạnh tranh
năm 2004.
1.1.2.2. Người tham gia bán hàng đa cấp độc lập với công ty
Theo phương thức kinh doanh truyền thống, việc một công ty sử dụng nhiều
hệ thống đại lý bán lẻ cố định để tiếp thị sản phẩm nhằm đưa sản phẩm đến tay
người tiêu dùng là cần thiết và bắt buộc. Nhưng với phương thức BHĐC, công ty
chỉ cần những cộng tác viên hay còn gọi là người phân phối mà theo pháp luật Việt
Nam với tên gọi là người tham gia BHĐC. Người tham gia bán hàng đa cấp được
hiểu đơn giản là những cộng tác viên trong việc tiếp thị, bán lẻ hàng hóa cho doanh
nghiệp cho dù họ được gọi với những tên gọi như đại lý, nhà phân phối độc lập,...
Trong hoạt động của mình, người tham gia thực hiện việc giới thiệu và bán hàng
hóa trực tiếp cho người tiêu dùng mà không nhân danh doanh nghiệp. Như vậy, khi
giới thiệu và bán lẻ sản phẩm, doanh nghiệp đã không phải là người trực tiếp thiết
lập quan hệ với người tiêu dùng mà thực hiện thông qua mạng lưới người tham gia,
cho nên họ độc lập trong quan hệ với khách hàng. Mặt khác, người tham gia bán

hàng đa cấp không là nhân viên của doanh nghiệp. Vì vậy, doanh nghiệp không phải
chịu trách nhiệm về hành vi của người tham gia trước khách hàng tiêu thụ sản
phẩm. Trách nhiệm của doanh nghiệp chỉ giới hạn trong phạm vi chất lượng sản
phẩm và các thông tin liên quan đến sản phẩm do họ cung cấp.

10


Mặt khác, khi tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp, người tham gia không
phải là các đại lý phân phối theo quy định của Luật Thương mại năm 2005, không
là các cửa hàng tiêu thụ sản phẩm do doanh nghiệp thành lập. Luật Cạnh tranh năm
2004, quy định người tham gia tiếp thị hàng hóa tại nơi ở, nơi làm việc của người
tiêu dùng mà không phải là địa điểm bán lẻ thường xuyên của doanh nghiệp hay
của người tham gia (điểm b khoản 11 Điều 3). Theo đó, người tham gia trực tiếp
gặp gỡ người tiêu dùng để giới thiệu và bán lẻ sản phẩm, họ không phải đăng ký
kinh doanh khi tham gia bán hàng đa cấp.
1.1.3.3. Người tham gia bán hàng đa cấp được trả hoa hồng với hoạt động kinh
doanh của mình
Thu nhập chính của những người tham gia BHĐC không phải lương mà là
hoa hồng được trả từ việc bán sản phẩm và phần trăm được trích từ hoa hồng của
tuyến dưới khi tuyến dưới của mình bán được hàng hóa, sản phẩm do công ty cung
cấp. Việc hưởng lợi từ hai nguồn chính như vậy càng kích lệ người tham gia vừa
tích cực dùng sản phẩm, vừa kích lệ họ bán càng nhiều sản phẩm cũng như tạo lập
được những nhánh dưới vững chắc. Từ đó giúp cải thiện thu nhập từ hoạt động bán
hàng đa cấp.
Việc tham gia bán hàng đa cấp ở mỗi đối tượng khác nhau là khác nhau, đối
với doanh nghiệp kinh doanh đa cấp họ hướng tới xây dựng hệ thống vững mạnh
với phương thức tiếp thị trực tiếp đến khách hàng, còn ở vị trí của người tham gia
bán hàng đa cấp họ tiếp thị sản phẩm và xây dựng hệ thống nhằm thu lợi nhuận
trực tiếp về mình. Do đó, mỗi đối tượng khác nhau có mục đích khác nhau, cần xây

dựng những quy định cụ thể rõ ràng cho từng đối tượng tham gia để hoạt động
BHĐC diễn ra hiệu quả.
1.1.3.4. Kết quả của phương thức bán hàng đa cấp là tạo ra hệ thống phân phối
theo hình tháp
Người tham gia bán hàng đa cấp được tổ chức thành những cấp khác nhau
theo phương thức: mỗi người tham gia tổ chức một mạng lưới phân phối mới, khi
được doanh nghiệp chấp nhận. Mạng lưới mới tạo ra cấp phân phối tiếp sau cấp

11


phân phối của người đã tạo ra chúng. Vì thế số người tham gia ở cấp sau luôn nhiều
hơn so với cấp trước nó. Vì vậy, phương thức kinh doanh này đã tạo ra một hệ
thống phân phối theo hình tháp. Trong quan hệ nội bộ, người tham gia ở cấp trên có
vai trò tổ chức và điều hành hoạt động của những người trong mạng lưới cấp dưới.

Hình 1.1: Mô hình BHĐC
Kinh doanh đa cấp có 6 đặc điểm khác với mô hình tháp ảo là:
Một là, doanh nghiệp kinh doanh đa cấp cung ứng cho thị trường sản
phẩm hàng hóa, dịch vụ thực sự, tức là sản phẩm của doanh nghiệp phải có thực,
sử dụng được và doanh nghiệp ứng dụng kinh doanh đa cấp là để tiêu thụ sản
phẩm chứ không phải sản phẩm được sử dụng để làm cho phương thức kinh
doanh đa cấp vận hành.
Hai là, nếu đưa ra thông báo về thu nhập của thành viên tham gia mạng lưới,
doanh nghiệp kinh doanh đa cấp sẽ cho biết mức thu nhập của một thành viên điển
hình và tỷ lệ của những người có mức thu nhập đó.
Ba là, doanh nghiệp kinh doanh đa cấp không thu tiền đối với việc gia nhập
và cũng không trả phí tuyển mộ cho phân phối viên.
Bốn là, doanh nghiệp kinh doanh đa cấp không yêu cầu người muốn tham
gia phải mua sản phẩm của công ty để được quyền tham gia mạng lưới kinh doanh

đa cấp.

12


Năm là, doanh nghiệp kinh doanh đa cấp không bán cho phân phối lượng sản
phẩm quá lớn nếu doanh nghiệp biết chắc rằng phân phối viên không thể tiêu thụ
hết lượng sản phẩm đó.
Sáu là, doanh nghiệp kinh doanh đa cấp có chính sách mua lại sản phẩm từ
phân phối viên một cách công bằng và trong một khoảng thời gian hợp lý.
1.1.3.5. Hàng hóa trong kinh doanh đa cấp được công ty mua lại
Khác với quan hệ mua bán hàng hóa thông thường người mua hàng sau khi
đã mua không được hoàn trả lại hàng hóa, trong quan hệ bán hàng đa cấp, người
tham gia đóng vai trò như là những tiếp thị trung gian, bán lẻ sản phẩm đến tay
người tiêu dùng, trong quan hệ này người tham gia chỉ là người giúp tiêu thụ sản
phẩm cho doanh nghiệp chứ không phải là đại lý bao tiêu hay người tiêu dùng sản
phẩm của doanh nghiệp. Khi người tham gia bán hàng đa cấp có yêu cầu, doanh
nghiệp bán hàng đa cấp có trách nhiệm mua lại hàng hóa đã bán cho người tham gia
bán hàng đa cấp đó, bao gồm cả hàng hóa được bán theo chương trình khuyến mại.
Tuy nhiên, không phải tất cả những hàng hóa người tham gia bán hàng đa
cấp yêu cầu mua lại hàng hóa thì doanh nghiệp phải mua. Hàng hóa được mua lại
cần phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Hàng hóa còn hạn sử dụng;
- Hàng hóa còn nguyên bao bì, tem, nhãn;
- Yêu cầu mua lại được thực hiện trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày người
tham gia bán hàng đa cấp nhận hàng.
Trong trường hợp phải mua lại hàng của người tham gia bán hàng đa cấp, doanh
nghiệp bán hàng đa cấp có trách nhiệm: Hoàn lại tổng số tiền mà người tham gia bán
hàng đa cấp đã trả để nhận được hàng hóa đó. Trừ trường hợp có căn cứ để khấu trừ đi
các chi phí quản lý, tái lưu kho và chi phí hành chính khác nhưng không thấp hơn 90%

khoản tiền mà người tham gia bán hàng đa cấp đã trả để nhận được hàng hóa đó.
Khi hoàn lại tiền mua lại hàng của người tham gia bán hàng đa cấp, doanh
nghiệp bán hàng đa cấp có thể khấu trừ tiền hoa hồng, tiền thưởng và các lợi ích
kinh tế khác mà người tham gia bán hàng đa cấp đã nhận từ việc mua hàng hóa đó.

13


1.1.3. Lịch sử phát triển của phương thức bán hàng đa cấp
Kinh doanh đa cấp là ngành kinh doanh hiện đại với phương thức kinh
doanh đa cấp hay còn gọi là kinh doanh theo mạng (Multi Level Marketing –
MLM) đã ra đời và phát triển mạnh mẽ ở thế kỷ 20. Phương thức BHĐC gắng liền
với tên tuổi của nhà hóa học người Mỹ Karl Renborg (1887-1973). Ông là người
đầu tiên đã ứng dụng ý tưởng tiếp thị mạng lưới vào trong cuộc sống, tạo ra một
hệ thống kinh tế.
Nhận thức được vai trò của dinh dưỡng đối với sức khỏe, năm 1927 ông đã
bắt đầu chế biến các chất bổ sung dinh dưỡng khác nhau dựa trên cỏ linh lăng là
một loại cỏ có chứa rất nhiều vitamin, khoáng chất, đạm và nhiều vi chất có ích
khác. Ông đề nghị những người quen của ông thử nghiệm miễn phí sản phẩm nhưng
không ai dám dùng thử vì họ không muốn mình làm vật thí nghiệm. Sau nhiều cố
gắng mà không đem lại được kết quả, ông hiểu ra rằng chẳng ai chịu đánh giá tốt
những thứ cho không, vì vậy ông đã đưa ra một ý tưởng, mà sau này là nguyên lý
cho sự phát triển thành một ngành kinh doanh tiên tiến. Renborg đề nghị những
người bạn của mình giới thiệu sản phẩm của ông ấy cho những người quen của họ,
nếu những người quen của bạn ông mua sản phẩm thì bạn của ông sẽ được hưởng
hoa hồng từ việc bán sản phẩm đó. Không chỉ dừng lại ở đó, ông còn nảy ra ý tưởng
là nếu người quen của bạn ông giới thiệu tiếp cho người khác thì bạn của ông vẫn
lại nhận được hoa hồng. Với cách làm đó, thông tin của sản phẩm đã lan truyền
nhanh chóng và rộng rãi. Doanh thu mang lại tăng lên ngoài sức tưởng tượng. Năm
1934, ông sáng lập ra công ty Vitamins California và nhờ phương pháp phân phối

mới này, người tiêu dùng cũng trở thành người phân phối sản phẩm, công ty của
ông đã nhanh chóng đạt doanh số 7 triệu USD mà không hề mất một đồng quảng
cáo nào. Sự độc đáo ở chỗ nhờ tiết kiệm được chi phí quảng cáo và các khâu trung
gian (đại lý, bán lẻ, kho bãi…) nên những người tham gia vào hệ thống của ông có
thể nhận được thù lao cao hơn. Đến năm 1940, Renborg đổi tên công ty thành
Nutrilite Products theo tên sản phẩm và vẫn giữ nguyên phương pháp tiêu thụ.
Những cộng tác viên của ông tự tìm người mới, chỉ cho người mới đầy đủ thông tin

14


về sản phẩm và dạy cho người mới phương pháp xây dựng mạng lưới bắt đầu từ
những người quen của mình. Công ty đảm bảo cho tất cả nhà phân phối độc lập có
đủ sản phẩm và nhận hoa hồng không chỉ lượng sản phẩm họ bán ra mà còn trả hoa
hồng cho lượng sản phẩm được bán ra bởi những người do họ trực tiếp tìm ra.
Những người tham gia mạng lưới của công ty nhận được sự giúp đỡ hướng dẫn tận
tình của người bảo trợ. Phương pháp phân phối hàng hóa của ông Renborg chính là
khởi điểm của ngành kinh doanh theo mạng, ở đây ông chỉ mới áp dụng một tầng,
và trong nhiều tài liệu thì năm 1940 là năm khởi đầu của kinh doanh đa cấp và
Renborg được coi là ông tổ của ngành kinh doanh này.
Nhận thấy được tiềm năng của ngành kinh doanh này, Rich De Vos và Jay
Van Andel (2 cộng tác viên của công ty) đã sáng lập ra công ty riêng của mình mang
tên American Way Corporation, viết tắt là Amway và hiện nay Amway đã trở thành
một trong những công ty hàng đầu thế giới trong ngành kinh doanh đa cấp với chi
nhánh trên 80 quốc gia. Vào những năm đầu thuộc thập niên 70, kinh doanh đa cấp
bắt đầu nhận được sự quan tâm cũng như sự phản đối quyết liệt từ dư luận. Năm
1975, trong hội đồng liên bang Hoa Kỳ có những người phản đối kinh doanh đa cấp
và quy kết nó với cái gọi là “hình tháp ảo” một hình thức kinh doanh bất hợp pháp
bị cấm ở Hoa Kỳ. Với sự nhầm lẫn đó, công ty Amway đã phải theo đuổi vụ kiện
kéo dài 4 năm (1975 – 1979). Cuối cùng Tòa án thương mại liên bang Hoa Kỳ cũng

tuyên bố phương thức kinh doanh đa cấp mà Amway đang áp dụng không phải là mô
hình “Kim thự tháp ảo” và được chấp nhận về mặt luật pháp. Từ vụ việc đó, những quy
định đầu tiên của pháp luật về BHĐC ra đời, đánh dấu những bước thăng trầm của
BHĐC. Theo nhiều tài liệu ghi nhận kinh doanh đa cấp trên thế giới đã trải qua ba
thời kì như sau:
- Từ năm 1940 đến 1979 chỉ có khoảng 30 công ty kinh doanh theo mạng
ra đời tại Mỹ, đây là giai đoạn được gọi tên là thời kì thứ nhất hình thành phương
thức BHĐC.
- Từ 1979 đến 1990 là thời kỳ bùng nổ của kinh doanh theo mạng. Mỗi ngày
chúng ta có thể thấy hàng trăm công ty kinh doanh theo mạng tuyên bố thành lập
15


với đủ loại sản phẩm và mô hình kinh doanh. Đây là thời kì thứ hai – thời kì hưng
thịnh phát triển của phương thức BHĐC.
- Từ năm 1990, nhờ sự tiến bộ vượt bậc của công nghệ và truyền thông, kinh
doanh theo mạng mang màu sắc mới, các nhà phân phối có thể đơn giản hoá công
việc của mình nhờ vào điện thoại, internet... Ở giai đoạn này mà theo các chuyên gia
gọi là thời kì thứ ba nhà phân phối giỏi phải là một nhà hùng biện và đi lại như con
thoi giữa các mạng lưới. Bất kỳ ai cũng có thể sử dụng thời gian nhàn rỗi của mình để
tham gia công việc và làm việc ở bất cứ đâu. Các công ty bán hàng truyền thống như
Ford, Colgate, CocaCola và nhiều công ty nổi tiếng khác đã bắt đầu áp dụng phương
pháp kinh doanh theo mạng để phân phối sản phẩm độc đáo của mình. [1]
BHĐC xuất hiện lần đầu tiên ở thành phố Hồ Chí Minh năm 1998 là công ty
Sinh Lợi, do một nhóm người từ Đài Loan sang liên doanh với Công ty Inconmex.
Đầu thế kỷ 21, kinh doanh đa cấp bắt đầu bước chân vào thị trường Việt Nam và đạt
tổng doanh thu không ngờ trong hai, ba năm đầu. Kinh doanh đa cấp phát triển quá
mạnh mẽ khiến cho lợi nhuận từ việc quảng cáo của các báo đài, truyền hình có thể
bị ảnh hưởng, cộng thêm nhiều công ty lừa đảo núp bóng kinh doanh đa cấp và một
bộ phận không nhỏ người tham gia BHĐC có hành vi sai trái đã làm cho dư luận bắt

đầu lên tiếng phản đối kinh doanh đa cấp. Đến thời điểm cuối năm 2004, tại Việt
Nam đã có khoảng 20 công ty bán hàng đa cấp phân phối sản phẩm chủ yếu về
ngành chăm sóc sức khoẻ và sắc đẹp.
Ngày 31/03/2010, Hiệp hội Bán hàng Đa cấp Việt Nam MLMA chính thức
ra mắt tại Hà Nội. Đến dự có nhiều cơ quan, ban ngành, đoàn thể và các phương
tiện truyền thông đại chúng. Theo Hiệp hội Bán hàng đa cấp, mô hình này khá mới
mẻ so với nhiều ngành nghề khác tại Việt Nam nhưng lại có tốc độ tăng trưởng
20, 30% mỗi năm.
Năm 2013, số hội viên tham gia Hiệp hội đã lên tới hơn 100 đơn vị. Tuy
nhiên, theo VCA trực thuộc Bộ Công thương cơ quan trực tiếp quản lý hoạt động
kinh doanh đa cấp cho biết hiện số lượng đơn vị đăng ký là 65 doanh nghiệp. Theo
1

/>
16


Cục Quản lý Cạnh tranh, sau gần 20 năm có mặt tại Việt Nam, hiện mặt hàng kinh
doanh của các công ty đa cấp đã phát triển rất rộng từ thực phẩm chức năng, mỹ
phẩm, đồ gia dụng, hàng thời trang, dụng cụ thể thao, vật lý trị liệu... Tuy nhiên,
thực phẩm chức năng vẫn có số lượng doanh nghiệp tham gia kinh doanh nhiều nhất
(trên 80%). Đây cũng là mặt hàng được bán nhiều nhất (khoảng 90%).
Cũng theo cơ quan này, đa số doanh nghiệp kinh doanh các sản phẩm có
nguồn gốc nhập khẩu từ nước ngoài. Tuy nhiên có một số doanh nghiệp đã đầu tư xây
dựng cơ sở sản xuất sản phẩm trong nước như Công ty TNHH Amway Việt Nam,
Công ty TNHH Thiên Sư Việt Nam, Công ty TNHH Mạng lưới hữu nghị FNC...
Doanh thu lĩnh vực này cũng tăng 10 lần trong vòng 8 năm, từ 614 tỷ đồng năm
2006 lên đạt 6.447 tỷ đồng năm 2013. Riêng 6 tháng đầu năm 2015, tổng doanh thu
của ngành là 3.200 tỷ đồng. Theo ước tính của VCA, hiện doanh nghiêp đa cấp
đăng ký khoảng trên 7.000 mặt hàng. Số lượng người đã tham gia bán hàng đa cấp

vào khoảng có 1,2 triệu người, trong khi con số này năm 2006 chỉ là 235.000 người.
Nếu như trước đây, đối tượng chủ yếu của giới bán hàng đa cấp là những người
nghèo, tham gia để mong được đổi đời thì đến nay, những người tham gia mạng
lưới bán hàng đa cấp còn có trí thức, giáo viên, công nhân...
Để đáp ứng được với tình hình thực tế của sự phát triển hoạt động BHĐC ở
Việt Nam, đồng thời giúp các cơ quan quản lý và điều hành quan hệ BHĐC được tốt
hơn, hoà nhập với xu hướng chung của thế giới, hành lang pháp lý điều chỉnh hoạt
động kinh doanh theo phương thức bán hàng đa cấp đã dần hình thành và thường xuyên
được rà soát sửa đổi, bổ sung nhằm đảm bảo sự quản lý của Nhà nước đối với phương
thức kinh doanh này, cụ thể:
+ Ngày 01/07/2005, Luật Cạnh tranh có hiệu lực thi hành trong đó có những
điều khoản quy định về bán hàng đa cấp.
+ Nghị định 42/2014/NĐ-CP ngày 14/5/2014 về quản lý hoạt động bán hàng
đa cấp được ban hành thay thế Nghị định 110/2005/NĐ-CP ngày 24/08/2005 tạo cơ
sở pháp lý nhằm bảo vệ các công ty và nhà phân phối chân chính, cũng như giúp
nhận diện và xử lý vi phạm đối với hành vi bán hàng đa cấp bất chính.

17


+ Thông tư 24/2014/TT-BCT quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị
định số 42/2014/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ về quản lý hoạt
động bán hàng đa cấp được ban hành để thay thế Thông tư 19/2005/TT-BTM ngày
08/11/2005 hướng dẫn một số nội dung tại Nghị định 110/2005/NĐCP về quản lý
bán hàng đa cấp.
1.1.4. Vai trò của phương thức bán hàng đa cấp
- Đối với người tiêu dùng: Bán hàng đa cấp là phương thức tiếp cận người
tiêu dùng hữu hiệu, có thể đem lại nhiều lợi ích thiết thực cho người tiêu dùng như:
mua hàng trực tiếp từ nhà sản xuất, tránh được nạn hàng giả, hàng kém chất lượng.
Vào năm 1990, bán hàng đa cấp đã được nhận định là phương thức tiếp cận người

tiêu dùng hữu hiệu nhất những năm 90 trên tạp chí Business - một tạp chí kinh
doanh hàng đầu của Mỹ. Cho đến ngày nay, người ta vẫn không thể phủ nhận đây là
một ngành kinh doanh hiệu quả và nhiều triển vọng [2].
- Đối với doanh nghiệp, bán hàng đa cấp tiết kiệm được chi phí quảng cáo,
cắt giảm được hàng loạt các chi phí khác như chi phí thuê mặt bằng trưng bày, chi
phí vận chuyển do hàng hóa được bán trực tiếp đến người tiêu dùng thông qua mạng
lưới phân phối là các bên tham gia bán hàng đa cấp.
Mặt khác do có mạng lưới phân phối để đưa hàng hoá trực tiếp đến người
tiêu dùng, bán hàng đa cấp tạo nhiều thuận lợi cho quảng bá hàng hoá một cách trực
tiếp và hữu hiệu.
- Cung cấp hàng hóa chất lượng cao, giá cả phù hợp cho xã hội. Các công ty
bán hàng đa cấp phân phối rất nhiều mặt hàng khác nhau như: thời trang, đồ trang
sức, sản phẩm dinh dưỡng, hóa mỹ phẩm... Các doanh nghiệp bán hàng đa cấp
không phải tốn chi phí cho quảng cáo, thuê kho bãi, lưu thông hàng hóa.... nên giá
cả hàng hóa của các doanh nghiệp này thường rất cạnh tranh với sản phẩm cùng loại
của các doanh nghiệp khác.
- Giải quyết việc làm cho xã hội. Bán hàng đa cấp tạo ra nhiều việc làm cho
2

/>
2733759-p2.html

18


xã hội do phương thức kinh doanh này không giới hạn số lượng người tham gia.
Điển hình như ở Việt Nam, số lượng người tham gia bán hàng đa cấp lên tới hơn 1
triệu người, nó mang lại nguồn thu nhập cho nhiều người. Bán hàng đa cấp có khả
năng giải quyết nhiều công ăn việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện chất lượng
cuộc sống. Đối với những ngành nghề khác để được làm việc trong các doanh

nghiệp thì người lao động phải đáp ứng những điều kiện nhất định như vốn, bằng
cấp, kinh nghiệm… Còn tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp thì họ không bị yêu
cầu nhiều như vậy. Họ sẽ được công ty đào tạo, trang bị những kiến thức liên quan
về bán hàng đa cấp. Do đó từ những người nội trợ đến học sinh, sinh viên đều có
thể tranh thủ thời gian nhàn rỗi của mình để bán hàng đa cấp tăng thêm thu nhập.
Thực tế trong thời gian qua đã có số lượng người tham gia bán hàng đa cấp ngày
càng tăng với rất nhiều thành phần khác nhau trong xã hội.
1.1.5. Sự cần thiết phải kiểm soát hoạt động bán hàng đa cấp
Năm 2004, lần đầu tiên thuật ngữ “bán hàng đa cấp” được ghi nhận trong hệ
thống pháp luật Việt Nam tại khoản 11, Điều 3, Luật Cạnh tranh. Mặc dù là văn bản
quy phạm pháp luật đầu tiên và có giá trị pháp lý cao nhất điều chỉnh đối với hoạt
động bán hàng đa cấp nhưng Luật Cạnh tranh năm 2004 chỉ đưa ra khái niệm về
bán hàng đa cấp và quy định cấm một số hành vi bán hàng đa cấp bất chính mà
chưa đưa ra cơ chế quản lý đối với hoạt động này.Tiếp sau đó, Chính phủ và Bộ
Công thương cũng ban hành các văn bản pháp luật điều chỉnh một cách toàn diện
đối với hoạt động này. Nghị định 110/2005/NĐ-CP ngày 24/8/2005 của Chính phủ,
về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp, mà theo đó, chính thức thiết lập một cơ chế
quản lý đối với hoạt động bán hàng đa cấp từ trung ương đến địa phương với sự
tham gia của Bộ Công Thương (thông qua Cục Quản lý cạnh tranh) và Ủy ban nhân
dân cấp tỉnh (thông qua các Sở Công thương). Theo thống kê của Hiệp hội Bán
hàng đa cấp VN, đến hết năm 2015 cả nước có 67 công ty được cấp phép bán hàng
đa cấp, trong đó có 2 doanh nghiệp đã chấm dứt hoạt động nên hiện còn 65 doanh
nghiệp, trong đó 11 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, với số người tham gia
mạng lưới này lên đến hơn 1,4 triệu người. Tính đến tháng 9/2016, cả nước có 50

19


doanh nghiệp đủ giấy phép hoạt động.
Tuy nhiên, các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý bán hàng đa cấp đã

nhanh chóng bộc lộ một số bất cập, hoạt động bán hàng đa cấp xuất hiện ngày càng
nhiều và biến tướng theo chiều hướng tiêu cực, nhiều chủ thể lợi dụng các khe hở
của pháp luật để thực hiện các hành vi bất chính. Có thể kể đến như quy định tại
Nghị định 110/2005/NĐ-CP thì doanh nghiệp chỉ phải báo cáo hoạt động lên Sở
Công thương 6 tháng/lần nơi đăng ký kinh doanh mà không phải nơi hoạt động. Do
đó, đã phần nào lý giải vì sao trong thời gian qua các cơ quan quản lý nhà nước ở
địa phương không nắm vững hoạt động trên địa bàn mình. Từ những bất cập đó,
ngày 14/5/2014, Chính phủ ban hành Nghị định số 42/2014/NĐ-CP ngày 14/5/2014
về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp thay thế cho Nghị định 110/2005/NĐ-CP.
Nhiều nội dung được quy định trong Nghị định 42/2014/NĐ-CP theo hướng thắt
chặt quản lý đối với hoạt động bán hàng đa cấp. Thế nhưng, những tồn tại mà cơ
chế trước đây để lại trong thực tế là rất lớn. Đó là, chế tài xử phạt còn quá nhẹ, chưa
đủ sức răn đe, cho nên các đối tượng sẵn sàng vì lợi nhuận mà chịu phạt để được
tồn tại hoặc thiếu những nội dung quy định cụ thể trong hoạt động kiểm tra, giám
sát hoạt động bán hàng đa cấp của cơ quan quản lý nhà nước theo thẩm quyền khi
tiến hành hoạt động này. Cụ thể, mức phạt cao nhất đối với hành vi vi phạm về bán
hàng đa cấp là 200 triệu đồng, theo Nghị định 71/2014/NĐ-CP ngày 21/7/2014 của
Chính phủ, quy định chi tiết Luật Cạnh tranh về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh
vực cạnh tranh là còn quá ít so với mức lợi nhuận thu về từ các hoạt động bất hợp
pháp. Hơn nữa, theo Nghị định 71/2014/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính đối
với lĩnh vực kinh doanh hàng đa cấp thì chỉ có mỗi Cục Quản lý Cạnh tranh (Bộ
Công thương) là có thẩm quyền. Vì vậy, dù phát hiện ra sai phạm, đơn vị cũng phải
chờ quyết định xử phạt từ Cục Quản lý Cạnh tranh, thủ tục phức tạp và tốn nhiều
thời gian.
Thực tế, hoạt động đa cấp đang ngày càng lan rộng, nhất là ở vùng nông
thôn, vùng sâu, vùng xa song không chỉ công tác quản lý khó khăn mà ngay cả nhận
thức của người dân cũng còn hạn chế. Trong khi đó, các công ty đa cấp lại đánh vào

20



×