Tải bản đầy đủ (.pdf) (333 trang)

Phong trào nhân dân thế giới phản đối Mỹ xâm lược Việt Nam (1954 1975): nghiên cứu trường hợp một số nước Tây Âu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (11.84 MB, 333 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


NGUYỄN THẾ HƯỞNG

PHONG TRÀO NHÂN DÂN THẾ GIỚI PHẢN ĐỐI
MỸ XÂM LƯỢC VIỆT NAM (1954 - 1975): NGHIÊN
CỨU TRƯỜNG HỢP MỘT SỐ NƯỚC TÂY ÂU

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ

Hà Nội – 2018


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


Nguyễn Thế Hưởng

PHONG TRÀO NHÂN DÂN THẾ GIỚI PHẢN ĐỐI MỸ
XÂM LƯỢC VIỆT NAM (1954 - 1975): NGHIÊN CỨU
TRƯỜNG HỢP MỘT SỐ NƯỚC TÂY ÂU
Chuyên ngành: Lịch sử Thế giới
Mã số: 62. 22. 03. 11

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ

Người hướng dẫn khoa học: 1. GS.NGND Vũ Dương Ninh
2. TS Nguyễn Văn Du


XÁC NHẬN NCS ĐÃ CHỈNH SỬA THEO QUYẾT NGHỊ
CỦA HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ LUẬN ÁN
Người hướng dẫn khoa học

Chủ tịch Hội đồng đánh giá
Luận án tiến sĩ

GS.NGND Vũ Dương Ninh

GS.TS Nguyễn Văn Kim
Hà Nội


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng
dẫn khoa học của GS. NGND Vũ Dương Ninh và TS. Nguyễn Văn Du. Tất cả các
số liệu trong luận án có cơ sở rõ ràng, trung thực, chính xác, bảo đảm tính khách
quan và khoa học. Các tài liệu được tham khảo, trích dẫn trong luận án được ghi rõ
nguồn gốc, xuất xứ, không sao chép từ những tài liệu và các cơng trình nghiên cứu
khác. Những kết luận khoa học của luận án chưa được ai công bố trong bất kỳ cơng
trình nghiên cứu nào.

Hà Nội, ngày

tháng 5 năm 2018

Tác giả luận án

Nguyễn Thế Hưởng



LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình nghiên cứu viết luận án, tơi đã nhận được sự giúp đỡ và đóng
góp ý kiến của các thầy cô khoa Lịch sử và Bộ môn Lịch sử thế giới, Đặc biệt, tôi
xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến các thầy hướng dẫn khoa học: GS.NGND.
Vũ Dương Ninh và TS. Nguyễn Văn Du đã hết sức tận tình và dành thời gian tâm
huyết giúp đỡ, hướng dẫn, gợi mở những ý tưởng và định hướng nghiên cứu để tơi
hồn thành luận án.
Tơi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy Chủ nhiệm Bộ môn Lịch sử thế
giới GS.TS. Nguyễn Văn Kim luôn quan tâm giúp đỡ, tạo điều kiện, động viên và
đóng góp ý kiến để tơi hồn thành khóa học nghiên cứu sinh và luận án của mình.
Tơi cũng xin bày tỏ lòng cảm ơn đến PGS.TS. Trần Thiện Thanh và TS. Phạm Văn
Thủy đã quan tâm giúp đỡ, gợi mở và đóng góp những ý tưởng mới trong quá trình
nghiên cứu đề tài.
Sự giúp đỡ của cán bộ Thư viện thuộc Trung tâm Nghiên cứu Khoa học,
Nghiệp vụ và Tư liệu - Ban Tuyên giáo Trung ương, Cục Lưu trữ Văn phòng Trung
ương Đảng, Thư viện Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân
văn, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, Viện Nghiên cứu châu Âu, các chuyên gia
Viện Sử học, Bảo tàng Chứng tích chiến tranh tại thành phố Hồ Chí Minh, vv. Tôi
xin cảm ơn các thầy cô, cán bộ, chuyên gia các cơ quan trên.
Để hồn thành bản luận án, tơi không thể không nhắc đến người bạn đời của
tôi với lịng biết ơn chân thành, hàng ngày khơng chỉ lo toan cuộc sống chu đáo mà
còn chia sẻ và hỗ trợ rất tích cực để tơi hồn thành luận án của mình.
Cuối cùng, xin được trân trọng bày tỏ lịng cảm ơn chân thành nhất về sự quan
tâm và giúp đỡ quý báu đó.


MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN

LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC

1

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

4

MỞ ĐẦU

5

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

10

1.1. Nhóm cơng trình nghiên cứu về lịch sử thế giới hiện đại, tư tưởng Hồ Chí

10

Minh về đồn kết quốc tế, đường lối đối ngoại của Đảng và tổng kết ngoại giao
1.2. Nhóm cơng trình nghiên cứu liên quan đến phong trào đấu tranh của nhân

14

dân thế giới và các nước Tây Âu
1.3. Nhóm cơng trình nghiên cứu về phong trào đấu tranh của nhân dân

21


các nước Tây Âu phản đối cuộc chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam
1.4. Nhận xét chung và những vấn đề mới luận án cần giải quyết

26

Tiểu kết chương 1

27

Chương 2: NHÂN TỐ DẪN TỚI SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN

28

PHONG TRÀO NHÂN DÂN TÂY ÂU PHẢN ĐỐI MỸ TIẾN HÀNH
CHIẾN TRANH XÂM LƯỢC VIỆT NAM
2.1. Một số khái niệm cơ bản và khái quát cuộc chiến tranh xâm lược của

28

Mỹ ở Việt Nam
2.1.1. Khái niệm “Phong trào nhân dân”

28

2.1.2. Bản chất cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ ở Việt Nam

29

2.1.3. Khái quát các giai đoạn quá trình xâm lược Việt Nam của Mỹ


30

2.2. Nhân tố khách quan dẫn tới sự hình thành và phát triển phong trào

33

nhân dân Tây Âu phản đối Mỹ tiến hành chiến tranh xâm lược Việt Nam
2.2.1. Sự phân hóa hai cực trên thế giới

33

2.2.2. Quan hệ giữa một số nước Tây Âu với Mỹ về chiến tranh ở Việt Nam

35

2.2.3. Tính phi nghĩa và tàn bạo của Mỹ trong cuộc “Chiến tranh Việt Nam”

39

2.2.4. Khái quát sự phát triển chung của phong trào nhân dân thế giới phản

42

1


đối Mỹ xâm lược Việt Nam (1954 - 1975)
2.3. Nhân tố chủ quan thúc đẩy phong trào nhân dân Tây Âu phản đối


52

Mỹ tiến hành chiến tranh xâm lược Việt Nam
2.3.1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về đồn kết quốc tế và chủ trương của Đảng

52

về vận động nhân dân thế giới phản đối Mỹ xâm lược, ủng hộ Việt Nam
2.3.2. Tính chất chính nghĩa và nhân đạo cuộc kháng chiến chống Mỹ

59

2.3.3. Thắng lợi của nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ

60

Tiểu kết chương 2

62

Chương 3: QUÁ TRÌNH VẬN ĐỘNG CỦA PHONG TRÀO NHÂN DÂN

63

TÂY ÂU PHẢN ĐỐI MỸ XÂM LƯỢC VIỆT NAM (1954 - 1975)
3.1. Phong trào nhân dân Tây Âu phản đối Mỹ can thiệp vào miền Nam và

63

chính quyền Sài Gịn tàn sát nhân dân (1954 - 1964)

3.1.1. Nhân dân Tây Âu đấu tranh đòi thi hành Hiệp định Geneva 1954

63

3.1.2. Phản đối Mỹ và chính quyền Sài Gịn tàn sát nhân dân Việt Nam

66

3.2. Phong trào nhân dân Tây Âu đấu tranh phản đối Mỹ xâm lược Việt

69

Nam (1964 - 1975)
3.2.1. Phản đối Mỹ tiến hành “chiến tranh cục bộ” ở miền Nam và chiến

69

tranh phá hoại ở miền Bắc (1964 - 1968)
3.2.2. Hoan nghênh Hội nghị Paris, đòi Mỹ ký hiệp định chấm dứt chiến

91

tranh, lập lại hịa bình ở Việt Nam (1968 - 1973)
3.2.3. Phản đối Mỹ vi phạm Hiệp định Paris, địi chính quyền Mỹ chấm

98

dứt can thiệp vào miền Nam (1973 - 1975)
3.2.4. Phong trào quyên góp và giúp đỡ vật chất cho nhân dân Việt Nam
3.3. Các diễn đàn nhân dân Tây Âu phản đối Mỹ xâm lược Việt Nam


101
108

3.3.1. Một số diễn đàn và hội nghị quốc tế nhân dân ở Tây Âu

108

3.3.2. Hoạt động của Tòa án quốc tế Bertrand Russell

109

Tiểu kết chương 3

112

Chương 4: NHẬN XÉT VỀ PHONG TRÀO NHÂN DÂN TÂY ÂU PHẢN
ĐỐI MỸ XÂM LƯỢC VIỆT NAM (1954-1975) VÀ SUY NGHĨ VẬN DỤNG
KINH NGHIỆM ĐOÀN KẾT QUỐC TẾ VÀO CUỘC ĐẤU TRANH BẢO
VỆ TỔ QUỐC NGÀY NAY

2

115


4.1. Mục tiêu đấu tranh của phong trào nhân dân các nước Tây Âu

115


4.1.1. Phản đối chính phủ Mỹ tiến hành chiến tranh xâm lược Việt Nam

115

4.1.2. Đấu tranh vì hịa bình, cơng lý và nhân đạo

118

4.2. Đặc điểm phong trào đấu tranh của nhân dân các nước Tây Âu

119

4.2.1. Về lực lượng và thành phần xã hội tham gia phong trào

119

4.2.2. Về hình thức hoạt động và phương pháp đấu tranh

126

4.2.3. Về quy mô và mức độ đấu tranh của phong trào

131

4.2.4. Ảnh hưởng tích cực và hạn chế của phong trào nhân dân Tây Âu

133

4.3. Nguyên nhân dẫn tới sự phát triển của phong trào nhân dân Tây Âu


135

4.3.1. Trên bình diện quốc tế

135

4.3.2. Về phía Việt Nam

138

4.4. Một vài suy nghĩ về việc vận dụng kinh nghiệm đoàn kết quốc tế vào

143

cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc ngày nay
4.4.1. Về phía Việt Nam

144

4.4.2. Về phía quốc tế

146

Tiểu kết chương 4

148

KẾT LUẬN

150


DANH MỤC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN

155

ĐẾN LUẬN ÁN
156

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

3


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết đầy đủ

Chữ viết tắt

Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hịa miền Nam Việt Nam CPCMLTCHMNVN
Chủ nghĩa xã hội

CNXH

Cộng hòa Liên bang

CHLB

Đảng Lao động Việt Nam

ĐLĐVN


Đảng Cộng sản

ĐCS

Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam

MTDTGPMNVN

Miền Nam Việt Nam

MNVN

Nhà xuất bản

NXB

Tổ chức hiệp ước Bắc Đại Tây Dương

NATO

Xã hội chủ nghĩa

XHCN

Tư bản chủ nghĩa

TBCN

Việt Nam Dân chủ Cộng hòa


VNDCCH

4


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong suốt quá trình lãnh đạo cuộc đấu tranh vì độc lập, tự do của đất nước,
Chủ tịch Hồ Chí Minh ln quan tâm đến mối liên hệ giữa cách mạng Việt Nam với
phong trào đấu tranh vì hịa bình, tiến bộ của nhân dân thế giới, Người từng chỉ ra
mối liên hệ tự nhiên và khăng khít đó: “Nước ta là một bộ phận của thế giới. Tình
hình của nước ta có ảnh hưởng đến thế giới, mà tình hình thế giới cũng có quan hệ
đến nước ta” [127, tr. 658]. Người cịn nhấn mạnh: “Ta có nhân dân các nước bạn
và nhân dân thế giới ủng hộ. Thắng lợi của ta cũng là thắng lợi chung của phong
trào hịa bình dân chủ thế giới” [128, tr. 751]. Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết
quốc tế đã chỉ đạo hoạt động đối ngoại của Đảng, Nhà nước và các tổ chức quần
chúng; trở thành hiện thực trong hai cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam.
Một trong những nguyên nhân góp phần vào thắng lợi cuộc kháng chiến chống
Mỹ, cứu nước là ảnh hưởng to lớn của phong trào nhân dân thế giới phản đối đế
quốc Mỹ tiến hành chiến tranh xâm lược Việt Nam. Sự hình thành và phát triển của
phong trào xuất phát từ tinh thần u chuộng hịa bình, công lý và nhân đạo của
nhân dân thế giới, nhất là nhân dân các nước ở Tây Âu - nơi đã từng chịu đựng ách
thống trị tàn bạo của chủ nghĩa phát xít trong cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai. Vì
thế, hình ảnh những vụ máy bay Mỹ ném bom, bắn phá các thành phố và làng mạc
ở Việt Nam, những vụ quân lính Mỹ càn quét, tàn sát đẫm máu dân thường đã làm
dấy lên sự bất bình đối với hành động chiến tranh của nhà cầm quyền Mỹ, đồng thời
khơi gợi sự thông cảm, chia sẻ với nỗi đau của người dân Việt Nam. Xuất phát từ tư
tưởng đồn kết quốc tế của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng ta đã chủ trương vận động
nhân dân thế giới phản đối cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ. Phong trào ủng hộ

Việt Nam đã tạo thành làn sóng đấu tranh trên tồn thế giới, trong đó có nhân dân
các nước Tây Âu - những hoạt động trên đã để lại nhiều bài học kinh nghiệm lớn có
giá trị cả về lý luận và thực tiễn.
Ngày nay, sau hơn 30 năm tiến hành xây dựng đất nước theo đường lối đổi
mới và hội nhập quốc tế, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu trên các mặt. Với
phương châm “là bạn và đối tác tin cậy với tất cả các nước phấn đấu vì hịa bình,

5


độc lập và phát triển”, Việt Nam đã có vị trí xứng đáng trên thế giới trong quan hệ
ngoại giao với hầu hết các quốc gia, nhiều tổ chức quốc tế và khu vực.
Bên cạnh hoạt động hịa bình xây dựng đất nước, Việt Nam vẫn luôn đứng
trước thách thức về mặt chủ quyền lãnh thổ. Cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập, chủ
quyền và toàn vẹn lãnh thổ vẫn cần có sự đồng tình ủng hộ của các nước trên thế
giới. Vì thế, vấn đề vận động nhân dân thế giới ủng hộ công cuộc bảo vệ chủ quyền
biển đảo chính nghĩa của Việt Nam ngày nay vẫn là một yêu cầu cấp thiết. Đương
nhiên, tình hình thế giới ngày nay có nhiều điểm khác trước: Trật tự hai cực khơng
cịn, quan hệ giữa các quốc gia có nhiều thay đổi, vị thế các cường quốc cũng biến
chuyển.., và tính chất cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền, tồn vẹn lãnh thổ của Việt
Nam có nhiều điểm khác với hai cuộc kháng chiến trước đây. Nhưng những kinh
nghiệm vận động nhân dân thế giới ủng hộ sự nghiệp đấu tranh chính nghĩa của
Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ vẫn ln mang ý nghĩa thực tiễn sâu sắc.
Để góp phần vào việc tiến hành cuộc vận động nhân dân thế giới, tranh thủ sự
ủng hộ của bạn bè quốc tế, tập hợp lực lượng để hình thành làn sóng dư luận ủng hộ
Việt Nam trong công cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo, việc nghiên cứu
lịch sử phong trào nhân dân thế giới phản đối Mỹ xâm lược Việt Nam (1954 - 1975)
có ý nghĩa thiết thực cả về mặt khoa học và thực tiễn. Trong khuôn khổ của luận án,
chúng tôi đi sâu nghiên cứu trường hợp một số quốc gia Tây Âu. Do vậy, đề tài của
luận án được xác định là “Phong trào nhân dân thế giới phản đối Mỹ xâm lược Việt

Nam (1954 - 1975): nghiên cứu trường hợp một số nước Tây Âu”.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu: Phân tích phong trào đấu tranh của nhân dân Tây
Âu phản đối cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ ở Việt Nam qua nghiên cứu trường
hợp một số nước tiêu biểu. Từ đó rút ra những kinh nghiệm lịch sử và vận dụng
kinh nghiệm đoàn kết quốc tế, tập hợp lực lượng nhân dân các nước vào đấu tranh
bảo vệ an ninh, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, nền hịa bình và phát triển đất nước.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu. Luận án tập trung vào một số nhiệm vụ sau:
- Nghiên cứu bối cảnh lịch sử dẫn tới sự hình thành và phát triển của phong
trào phản đối Mỹ xâm lược Việt Nam của nhân dân các nước Tây Âu.

6


- Phân tích nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế và chủ trương
của Đảng trong vận động nhân dân thế giới ủng hộ Việt Nam.
- Nghiên cứu có tính hệ thống về q trình hoạt động đấu tranh phản đối Mỹ
xâm lược Việt Nam của nhân dân các nước Tây Âu (qua nghiên cứu trường hợp
một số nước Pháp, Anh, CHLB Đức, Ý, Thụy Điển, Hà Lan).
- Đánh giá kết quả hoạt động trong phong trào đấu tranh phản đối Mỹ xâm
lược Việt Nam của nhân dân một số nước Tây Âu tiêu biểu.
- Phân tích mục tiêu, đặc điểm, nguyên nhân phát triển của phong trào.
- Rút ra một số kinh nghiệm và suy nghĩ vận dụng vào công cuộc đấu tranh,
bảo vệ an ninh, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu: Phong trào nhân dân một số nước Tây Âu phản
đối Mỹ xâm lược Việt Nam.
3.2. Phạm vi nghiên cứu: Đề tài được triển khai theo hướng “Nghiên cứu
trường hợp” (Case study), nên phạm vi nghiên cứu được xác định như sau:
a) Không gian: khu vực Tây Âu được hiểu theo quan điểm địa - chính trị của

bối cảnh lịch sử sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Về mặt chính trị và xã hội, châu
Âu được chia thành hai khu vực: Đông Âu bao gồm các nước XHCN và Tây Âu bao
gồm các nước TBCN. Trong đó tập trung vào một số nước gồm Pháp, Anh, CHLB
Đức, Ý, Thụy Điển, Hà Lan là những nơi có phong trào tương đối phát triển. Cịn
một số nước Tây Âu khác, tuy cũng có phong trào nhân dân phản đối Mỹ xâm lược
Việt Nam, nhưng mức độ có hạn nên khơng đề cập trong luận án.
b) Thời gian: Từ năm 1954 đến năm 1975, cụ thể là từ sau khi Hiệp định
Geneva về Đông Dương được ký kết (20-7-1954) cho đến khi kết thúc cuộc kháng
chiến chống Mỹ, cứu nước của Việt Nam (30-4-1975).
c) Phạm vi nghiên cứu: Luận án tập trung phân tích hình thức, phương pháp,
nội dung đấu tranh qua những sự kiện, diễn biến chính về phong trào đấu tranh của
nhân dân Tây Âu phản đối Mỹ xâm lược Việt Nam qua nghiên cứu trường hợp.
4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu
4.1. Nguồn tài liệu

7


- Luận án khái thác tối đa các nguồn tài liệu gốc được lưu trữ tại các trung tâm
lưu trữ lớn của Việt Nam, bao gồm một số văn bản, báo cáo, văn kiện về sự chỉ đạo
của Đảng, Chính phủ và tổ chức đoàn thể đối với cuộc vận động nhân dân thế giới
phản đối cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ, ủng hộ Việt Nam, trong đó có phong
trào nhân dân một số nước Tây Âu, đây được coi là tư liệu gốc.
- Báo Nhân Dân và một số sách, báo tài liệu lịch sử đương thời với những tin
tức, bài viết, hình ảnh phản ánh những vấn đề, sự kiện lịch sử diễn ra trong phong
trào đấu tranh của nhân dân một số nước Tây Âu (1954 - 1975) phản đối Mỹ xâm
lược và ủng hộ nhân dân Việt Nam. Đây được coi là nguồn tư liệu có giá trị.
- Các tác phẩm viết về sự chỉ đạo của các nhà lãnh đạo Đảng và hồi ký của các
nhà ngoại giao, cùng nhiều tài liệu về sự chỉ đạo cũng như hoạt động đối ngoại thực
tiễn trong cuộc vận động nhân dân thế giới ủng hộ Việt Nam chống Mỹ, cứu nước.

- Sách chuyên khảo, tham khảo, đề tài khoa học, các bài đăng trên các tạp chí
nghiên cứu, luận án tiến sĩ lịch sử có liên quan đến nội dung đề tài luận án. Đây
được coi là tài liệu thứ cấp, nhưng có nhiều giá trị tham khảo đối với luận án.
- Về nguồn tư liệu của nước ngoài, được tiếp cận qua một số cuốn sách, tạp
chí đã được dịch sang tiếng Việt; một số sách, tạp chí bằng tiếng Anh có những nội
dung đề cập đến phong trào đấu tranh của nhân dân thế giới nói chung, trong đó có
các nước Tây Âu phản đối cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ ở Việt Nam.
- Cơng trình sách, ảnh tư liệu lịch sử về hoạt động của phong trào nhân dân
một số nước Tây Âu phản đối Mỹ xâm lược Việt Nam thời kỳ 1954 - 1975.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
- Đề tài nghiên cứu được tiếp cận dưới góc độ Lịch sử thế giới với phương
pháp lịch sử và phương pháp logic. Phương pháp nghiên cứu trường hợp được sử
dụng để làm rõ các sự kiện, nội dung diễn ra ở những nước Tây Âu tiêu biểu.
- Phương pháp phân tích, thống kê và tổng hợp thông tin về các vấn đề, sự
kiện được khai thác từ những nguồn tài liệu có liên quan trực tiếp đến luận án.
- Phương pháp nghiên cứu khu vực, dựa trên điểm chung của điều kiện chính
trị, xã hội, văn hóa phong trào nhân dân thế giới, để rút ra những nét riêng của khu
vực Tây Âu trong sự so sánh ở hai cấp độ là nội vùng và ngoại vi.

8


5. Đóng góp của luận án
Luận án đi sâu nghiên cứu trường hợp, cụ thể là phong trào đấu tranh của nhân
dân khu vực các nước Tây Âu, với những đóng góp chính sau đây:
- Nghiên cứu có tính hệ thống về quá trình đấu tranh phản đối Mỹ xâm lược
Việt Nam (1954-1975) của phong trào nhân dân một số nước Tây Âu. Qua đó, làm
rõ cuộc vận động của nhân dân các nước Tây Âu trong việc phản đối Mỹ xâm lược
Việt Nam, là nhân tố tích cực góp phần vào thắng lợi của dân tộc Việt Nam.
- Đánh giá kết quả hoạt động, phân tích mục tiêu đấu tranh và những đặc điểm

chủ yếu, nguyên nhân thành công và hạn chế của phong trào nhân dân Tây Âu.
- Từ kinh nghiệm của lịch sử, bước đầu suy nghĩ nghiên cứu vận dụng kinh
nghiệm đoàn kết quốc tế, tập hợp lực lượng nhân dân các nước Tây Âu trước đây
vào cơng tác đấu tranh, bảo vệ chủ quyền, tồn vẹn lãnh thổ ở nước ta ngày nay.
- Góp phần cung cấp thêm nguồn tài liệu tham khảo phục vụ việc nghiên cứu
về phong trào nhân dân các nước thế giới phản đối Mỹ xâm lược Việt Nam.
- Luận án có thể làm tài liệu tham khảo cho sinh viên, học viên, nghiên cứu
sinh ngành lịch sử thế giới, quan hệ quốc tế và người hoạt động ngoại giao nhân dân.
6. Kết cấu của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, Luận án gồm
có 4 chương, cụ thể là:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu.
Chương 2: Nhân tố dẫn tới sự hình thành và phát triển phong trào nhân
dân Tây Âu phản đối Mỹ tiến hành chiến tranh xâm lược Việt Nam
Chương 3: Quá trình vận động của phong trào nhân dân Tây Âu phản đối
Mỹ xâm lược Việt Nam (1954 - 1975).
Chương 4: Nhận xét về phong trào nhân dân Tây Âu phản đối Mỹ xâm
lược Việt Nam (1954 - 1975) và suy nghĩ vận dụng kinh nghiệm đoàn kết quốc
tế vào cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc ngày nay.

9


Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
Đến nay đã có nhiều nhà khoa học trong nước và quốc tế nghiên cứu về
cuộc kháng chiến chống Mỹ, trong đó có phong trào nhân dân thế giới và nhân
dân các nước Tây Âu phản đối Mỹ xâm lược Việt Nam (1954-1975). Có thể
chia thành các nhóm cơng trình nghiên cứu chủ yếu sau đây:
1.1. Nhóm cơng trình nghiên cứu về lịch sử thế giới hiện đại, tư tưởng Hồ Chí

Minh về đồn kết quốc tế, đường lối đối ngoại của Đảng và tổng kết ngoại giao
- Một số cơng trình nghiên cứu lịch sử như: Lịch sử thế giới hiện đại
(Nguyễn Anh Thái chủ biên, 1998). Trong đó các tác giả phân tích mối quan hệ
quốc tế dẫn tới Chiến tranh thế giới thứ hai và diễn biến, kết quả hình thành
Trật tự thế giới hai cực, quan hệ quốc tế từ năm 1945 đến 1995. Ba cuốn Lịch
sử quan hệ quốc tế (1945-1990) của Trần Văn Đào - Phan Doãn Nam (2001),
Lịch sử quan hệ quốc tế hiện đại (1945-2000) do Trần Nam Tiến chủ biên
(2008), Lịch sử quan hệ quốc tế (Bogaturov Aleksey Demofenovich Averkov
Viktor Viktorovich, 2013) đã phác họa tình hình thế giới sau Thế chiến thứ hai,
qua đó phân tích cơ sở hình thành trật tự thế giới hai cực, cuộc chiến tranh lạnh,
mâu thuẫn và đối đầu giữa hai khối Đơng - Tây; phong trào giải phóng dân tộc
và quan hệ quốc tế ở các nước Á-Phi-Mỹ Latinh; q trình hịa dịu, Chiến tranh
lạnh kết thúc và sự hình thành trật tự thế giới mới. Cuốn Đơng Tây Nam Bắc:
Những diễn biến chính trong quan hệ quốc tế từ 1945 (Học viện Ngoại giao,
2009) đi sâu vào Chiến tranh lạnh ở châu Âu và trên thế giới, quan hệ giữa Mỹ
với các nước phương Tây. Cuốn Lịch sử quan hệ đối ngoại Việt Nam (19402010) của Vũ Dương Ninh (2014) phân tích đường lối đối ngoại của Đảng, Nhà
nước qua các thời kỳ, diễn tiến quan hệ đối ngoại Việt Nam. Những cơng trình
trên giúp cho nghiên cứu bối cảnh lịch sử thế giới trong thời gian diễn ra phong
trào nhân dân Tây Âu phản đối chiến tranh xâm lược của Mỹ ở Việt Nam.
- Một số cơng trình nghiên cứu lý luận về chính sách đối ngoại: Thế giới
50 năm qua (1945-1995) và thế giới trong 25 năm tới (1996-2020) (Nguyễn Cơ

10


Thạch, 1998) nêu lên tầm nhìn chiến lược trên bình diện quốc tế đã qua và suy nghĩ
về đổi mới tư duy trong đường lối ngoại giao, nhận thức mới về thế giới và sự thích
ứng của Việt Nam. Cuốn Chính sách đối ngoại của một số nước lớn trên thế
giới do Phạm Minh Sơn chủ biên (2008) phân tích nội dung cơ bản chính sách
đối ngoại của các nước Mỹ, Anh, Pháp, CHLB Đức.., quan hệ đối ngoại giữa

Mỹ và các nước Tây Âu với Việt Nam (1954-1975). Cuốn Một số vấn đề quan
hệ quốc tế, chính sách đối ngoại và ngoại giao Việt Nam của Vũ Dương Huân
(2 tập, 2009) đề cập tư tưởng đối ngoại, phương pháp, phong cách, nghệ thuật
ngoại giao Hồ Chí Minh; lý luận quan hệ quốc tế, trật tự và cục diện thế giới;
chiến lược đối ngoại của các nước lớn, chính sách đối ngoại của Việt Nam. Vũ
Dương Ninh (chủ biên): Việt Nam trong thế giới đang đổi thay (2017) là cơng
trình tập hợp nhiều bài tiếp cận từ góc độ khoa học lịch sử, nêu lên những suy
nghĩ về những ngày đã qua của cách mạng Việt Nam và năm tháng sắp tới.
- Những cơng trình nghiên cứu về đối ngoại nhân dân: tiêu biểu như cuốn
Hoạt động đối ngoại nhân dân Việt Nam (Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam,
2003) nêu lên một số quan điểm, khái niệm cơ bản và khái qt sự hình thành, phát
triển, đóng góp của cơng tác đối ngoại nhân dân qua các thời kỳ cách mạng. Cuốn
Ngoại giao nhân dân trong quan hệ đối ngoại của Mỹ (Nguyễn Thị Thanh Thủy,
2010) phân tích những khía cạnh chức năng, mục tiêu, cơ sở pháp lý, cơ cấu tổ chức
và các hình thức ngoại giao nhân dân của Mỹ. Giáo trình Quan hệ cơng chúng của
chính phủ trong văn hóa đối ngoại (Lê Thanh Bình chủ biên, 2011) nêu một số
khái niệm, vai trị, chức năng, nhiệm vụ quan hệ cơng chúng của chính phủ và
các cơ quan đối ngoại của Việt Nam. Vũ Lê Thái Hồng: “Ngoại giao cơng chúng
trong thế kỷ 21”, Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế, số 1 (76), 3-2009, trình bày bối cảnh
ra đời, lịch sử, nội hàm “ngoại giao công chúng” và thực tiễn vận dụng ở Việt Nam.
Nhìn chung, các cuốn sách trên có giá trị nghiên cứu về cơ sở lý luận, thực tiễn
hoạt động và vận dụng kinh nghiệm vào công tác đối ngoại nhân dân.
Nhìn chung, những cơng trình trên giúp cho việc nghiên cứu bối cảnh lịch
sử thế giới trong thời gian diễn ra phong trào nhân dân Tây Âu phản đối cuộc

11


chiến tranh xâm lược của Mỹ ở Việt Nam; về chính sách đối ngoại và ngoại
giao của Việt Nam, nhất là đối ngoại nhân dân trong thời kỳ lịch sử này.

- Những cơng trình nghiên cứu về tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối đối
ngoại của Đảng, tổng kết thực tiễn ngoại giao: phải kể đến cuốn Chủ tịch Hồ Chí
Minh với cơng tác ngoại giao (Viện Quan hệ quốc tế, 1990) làm rõ tư tưởng, quan
điểm, quá trình hoạt động, kinh nghiệm của Người trong công tác ngoại giao từ năm
1941 đến 1969. Trong đó nêu lên sự chỉ đạo của Người đối với việc hình thành mặt
trận nhân dân thế giới ủng hộ Việt Nam chống Mỹ xâm lược. Cuốn Chiến lược đại
đồn kết Hồ Chí Minh (Phùng Hữu Phú, Vũ Dương Ninh, Lê Mậu Hãn, Phạm Xanh
- 1995) đề cập đến vấn đề đại đoàn kết trong tư tưởng Hồ Chí Minh là một chiến
lược, có nội dung cụ thể, rộng lớn được vận dụng hiệu quả, sáng tạo trong chiến đấu
giành độc lập tự do, bảo vệ Tổ quốc và xây dựng xã hội mới. Cuốn Tìm hiểu tư
tưởng Hồ Chí Minh về một số vấn đề quốc tế (Phan Ngọc Liên chủ biên, 1995) đề
cập kết quả nghiên cứu bước đầu trong tư duy của Hồ Chí Minh về tính chất thời
đại, tính nhất quán trong mục tiêu và linh hoạt trong sắp xếp lực lượng, trong chỉ
đạo chiến lược, vv. Cuốn Hồ Chí Minh - trí tuệ lớn của nền ngoại giao Việt Nam
hiện đại (Nguyễn Phúc Luân, 1999) phân tích một số quan điểm của Người về “bạn
và thù”, sách lược tập hợp lực lượng, chính sách đối ngoại, phương pháp và dự báo
thời cơ. Cuốn Hồ Chí Minh với chiến lược đồn kết quốc tế trong cách mạng giải
phóng dân tộc (Lê Văn Yên, 2010) làm rõ một trong những nhân tố làm nên thắng
lợi của cách mạng Việt Nam là chiến lược đồn kết quốc tế Hồ Chí Minh. Nguyễn
Dy Niên có hai cuốn tiêu biểu: Quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh thực hiện đường
lối đối ngoại của Đảng trong giai đoạn mới (2001) và Tư tưởng ngoại giao Hồ Chí
Minh (2002) đã luận chứng nguồn gốc tư tưởng Hồ Chí Minh về ngoại giao,
phương pháp, nghệ thuật hoạt động; vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh và quá trình
hình thành, phát triển, hồn thiện tư tưởng của Người về ngoại giao; về đường lối
quốc tế, chính sách đối ngoại của Đảng, vv.
Cuốn Góp phần tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về ngoại giao (Vũ Dương
Huân chủ biên, 2002) đã khái quát nguồn gốc tư tưởng Hồ Chí Minh về ngoại giao;
nêu lên nội dung tư tưởng ngoại giao và phương pháp ngoại giao. Cuốn Tư tưởng

12



Hồ Chí Minh về ngoại giao (Vũ Dương Huân, 2005) với bốn nội dung lớn tư tưởng
Hồ Chí Minh về ngoại giao, bối cảnh ra đời, nguồn gốc, quá trình hình thành và
phát triển, đặc biệt những quan điểm, tư tưởng của Người trong thời kỳ chống Mỹ
(1954-1969). Cuốn Hồ Chí Minh với cuộc đấu tranh vì hịa bình và tiến bộ của
nhân loại (Lê Văn Tích chủ biên, 2010) nêu lên một số vấn đề lý luận và thực tiễn
cống hiến của Hồ Chí Minh đối với cuộc đấu tranh vì hịa bình và tiến bộ của nhân
loại. Cơng trình Việt Nam - Thế giới và hội nhập (Vũ Dương Ninh, 2007) có nhiều
bài viết về quan điểm đồn kết quốc tế của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
- Một số cuốn sách viết về hoạt động đối ngoại của các nhà lãnh đạo Đảng
và Nhà nước, Mặt trận Giải phóng, tổng kết kinh nghiệm. Bên cạnh cung cấp
thơng tin về những sự kiện thực tiễn, thể hiện rõ chủ trương đối ngoại trong vận
động quốc tế của Đảng, còn nêu lên nhiều nhận định quan trọng. Các bài viết
tiêu biểu như: “Đồng chí Lê Duẩn với cơng tác ngoại giao” (Đinh Nho Liêm)
trong sách Lê Duẩn và cách mạng Việt Nam (Viện Hồ Chí Minh và các lãnh tụ
của Đảng, 2007); cuốn Phạm Văn Đồng trong lòng nhân dân Việt Nam và bạn
bè quốc tế (2002); về Lê Đức Thọ có ba cuốn: Nhớ về anh Lê Đức Thọ (2000),
Lê Đức Thọ: Người cộng sản kiên cường - Nhà lãnh đạo tài năng (2011), Các
cuộc thương lượng Lê Đức Thọ - Kissinger tại Paris (Lưu Văn Lợi - Nguyễn
Anh Vũ, 2002); cuốn Mặt trận ngoại giao thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu
nước (1965-1975) của Nguyễn Duy Trinh (1979); cuốn hồi ký Gia đình, bạn bè
và đất nước (Nguyễn Thị Bình, 2012); cuốn Sức mạnh Việt Nam (1976); cuốn
Tổng kết cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước - Thắng lợi và bài học (Ban Chỉ
đạo tổng kết chiến tranh thuộc Bộ Chính trị, 2015) nêu ra một số kinh nghiệm
hoạt động của Đảng, Nhà nước trong đoàn kết quốc tế.
- Một số tài liệu hội thảo khoa học như: 50 năm ngoại giao Việt Nam dưới
sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam (Học viện Quan hệ quốc tế, 1995) đã
phân tích sâu sắc q trình đấu tranh ngoại giao kết hợp đấu tranh quân sự, chính trị
trong công cuộc bảo vệ và xây dựng Tổ quốc qua các thời kỳ. Đặc biệt là sự phối

hợp giữa đối ngoại Đảng, ngoại giao nhà nước, đối ngoại nhân dân và những bài
học kinh nghiệm được rút ra. Tài liệu Tổng luận 50 năm hoạt động ngoại giao

13


Việt Nam (Bộ Ngoại giao, 1999) tập trung vào 3 nội dung lớn: bối cảnh thế giới
và những đặc trưng quan hệ quốc tế; khái quát những nét lớn trong đấu tranh
ngoại giao; rút ra 4 đặc điểm của nền ngoại giao Việt Nam; thành cơng, hạn chế,
thiếu sót và 7 bài học lớn trong đối ngoại. Luận án tiến sĩ lịch sử Đảng với cuộc
vận động quốc tế phản đối đế quốc Mỹ xâm lược Việt Nam (1954-1975) của Trần
Thị Ngọc Thúy (2016) phân tích chủ trương, sự chỉ đạo của Đảng và triển khai thực
hiện trong thực tiễn. Khái quát những nét chính của phong trào nhân dân thế giới
phản đối Mỹ xâm lược và đánh giá ưu điểm, hạn chế, rút ra kinh nghiệm.
1.2. Nhóm cơng trình nghiên cứu liên quan đến phong trào đấu tranh của nhân
dân thế giới và các nước Tây Âu
Những cuốn sách về lịch sử kháng chiến chống Mỹ có đề cập đến phong
trào đấu tranh của nhân dân thế giới, trong đó có các nước Tây Âu
Bộ sách Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước vĩ đại (5 tập, NXB Sự
thật), trong đó nhiều sự kiện hoạt động của nhân dân thế giới phản đối Mỹ xâm
lược Việt Nam (từ 1961 đến 1973) phản ánh trong ba tập. Tập II (1961-1964),
phần ba: “Sự ủng hộ quốc tế là một sức mạnh của chúng ta” nêu hoạt động của
nhiều tổ chức nhân dân các nước Á-Phi phản đối Mỹ can thiệp vào MNVN, sự
ủng hộ và giúp đỡ của các nước XHCN; sự lên án của chính phủ, nhân dân thế
giới và phong trào đấu tranh của một số nước Tây Âu. Tập III (1965-1968),
phần ba: “Nhân dân thế giới đồng tình, giúp đỡ và cổ vũ chúng ta” đề cập đến
cuộc vận động nhân dân thế giới của Việt Nam, nguyên nhân dẫn tới sự ủng hộ,
giúp đỡ đó; kết quả hoạt động và ý nghĩa qua hai phiên xử của Tòa án quốc tế
Bertrand Russell. Tập IV (1969-1973), phần ba: “Nhân dân thế giới hết lòng
ủng hộ chúng ta” nêu khái quát kết quả nhân dân thế giới ủng hộ Việt Nam.

Bộ sách Miền Nam giữ vững thành đồng của Trần Văn Giàu (gồm 5 tập:
1964, 1966, 1968, 1970, 1978). Trong tập IV (1965-1967) hoạt động của phong
trào nhân dân thế giới phản đối Mỹ xâm lược Việt Nam được trình bày tổng
quát các sự kiện cụ thể (bao gồm phong trào nhân dân một số nước Tây Âu).
Tác giả nêu ra 6 đặc điểm lớn hoạt động của phong trào nhân dân thế giới, nhấn
mạnh tính chất, kết quả, ý nghĩa của phiên tòa quốc tế Bertrand Russell. Nội

14


dung tập V (từ 1968 đến 1970) điểm qua một số mốc hoạt động đối ngoại của
Mặt trận Giải phóng và Chính phủ Cách mạng lâm thời. Qua đó, góp phần tố
cáo trước dư luận thế giới về hành động dã man của quân đội Mỹ ở miền Nam.
Cuốn Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam trong sự nghiệp cách mạng Việt
Nam (2010) do NXB Chính trị quốc gia tập hợp các bài nghiên cứu, văn kiện về
vai trò và đóng góp của MTDTGPMNVN trong hoạt động đối ngoại.
Nhìn chung, qua các nguồn tài liệu trên, các tác giả đã phân tích nguồn
gốc phát sinh và nguyên nhân làm cho phong trào phát triển mạnh mẽ, rộng
khắp; nhấn mạnh đến tác động của đường lối ngoại giao nhân dân của Đảng
trong vận động, tập hợp nhân dân các nước ủng hộ Việt Nam chống Mỹ.
Một số cơng trình có tính tổng luận, phân tích q trình đấu tranh
ngoại giao, vận động nhân dân thế giới, trong đó có các nước Tây Âu
Cơng trình Năm mươi năm ngoại giao Việt Nam (1945-1995) của Lưu Văn
Lợi phân tích các sự kiện đối ngoại quan trọng của đất nước, nhất là trong thời
kỳ kháng chiến chống Mỹ. Cuốn Ngoại giao Việt Nam hiện đại vì sự nghiệp giành
độc lập, tự do (1945-1975) Nguyễn Phúc Luân chủ biên (2001), trong đó nêu lên
những nét chính về mặt trận ngoại giao qua các giai đoạn từ 1954 đến 1975, ý nghĩa
lịch sử. Cơng trình Cuộc đàm phán lịch sử (Bộ Ngoại giao, Ban Nghiên cứu Lịch sử
- 2009), có nhiều bài viết của các nhân chứng lịch sử như “Cuộc đấu trí với niềm tin
chắc thắng” (Nguyễn Thị Bình); “Mặt trận nhân dân thế giới ủng hộ Việt Nam giai

đoạn đàm phán Hiệp định Pari” (Trịnh Ngọc Thái), vv. Cơng trình Ngoại giao Việt
Nam 1945-2000 (Nguyễn Đình Bin chủ biên, 2002) chương ba, với tiêu đề:
“Ngoại giao Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước 1954-1975” đề cập
nhiều nội dung về công tác vận động nhân dân thế giới ủng hộ Việt Nam, cũng như
phong trào phản đối Mỹ xâm lược của nhân dân thế giới (trong đó có nhân dân các
nước Tây Âu). Cuốn Nhớ lại trận Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không (Nhiều
tác giả, 2012) làm rõ dư luận thế giới và các nước phương Tây đánh giá chiến
thắng lịch sử của Việt Nam cuối năm 1972. Cuốn Việt Nam đất nước anh hùng
(1975) với mục: “Cả loài người cổ vũ, ủng hộ Việt Nam” nêu lên một số sự
kiện hoạt động tiêu biểu của nhân dân thế giới phản đối Mỹ xâm lược.

15


Nguyễn Phúc Ln với cơng trình Ngoại giao Việt Nam trong cuộc đụng
đầu lịch sử (2005) đã phân tích cơ sở hình thành chính sách đối ngoại thời kỳ
đầu cuộc kháng chiến chống Mỹ, chỉ ra bối cảnh thế giới và nhiệm vụ đối ngoại
của Việt Nam; những diễn biến, kết quả, đóng góp của mặt trận ngoại giao.
Phần kết luận nêu lên ba nội dung lớn: 6 đặc điểm hoạt động ngoại giao chủ
yếu, trong đó có đặc điểm thứ năm, tác giả rút ra vai trò hoạt động trong vận
động nhân dân thế giới của các tổ chức đồn thể, coi đó là thành quả đóng góp
của “ngoại giao nhân dân”; vị trí quan trọng của mặt trận ngoại giao trong cuộc
đấu tranh chung kháng chiến chống Mỹ; nêu ra 9 nhân tố đưa đến thắng lợi của
ngoại giao Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ.
Nguyễn Khắc Huỳnh với ba cơng trình nghiên cứu tiêu biểu Cuộc kháng chiến
chống Mỹ của Việt Nam - Tác động của những nhân tố quốc tế (2010); Ngoại giao
Việt Nam - Góc nhìn và suy ngẫm (2011); Nghệ thuật ngoại giao Việt Nam với cuộc
đàm phán Paris (2014). Về cuốn thứ nhất, tác giả tập trung phân tích các nhân tố
chính có tác động trực tiếp tới cách mạng Việt Nam: hệ thống các nước XHCN lớn
mạnh; phong trào giải phóng dân tộc - đồng minh tự nhiên và quan trọng nhất của

Việt Nam; lương tri loài người thức tỉnh - động lực của mặt trận nhân dân thế giới
ủng hộ Việt Nam chống Mỹ xâm lược; về phong trào nhân dân Mỹ chống chiến
tranh, vv. Về cuốn thứ hai, tác động của các nhân tố quốc tế đề cập đến một số nội
dung như: Cuộc đàm phán Paris và chiến lược đánh đàm, Hiệp định Paris về Việt
Nam - những bài học ngoại giao, Mặt trận nhân dân thế giới ủng hộ Việt Nam
chống đế quốc Mỹ, vv. Về cuốn thứ ba: với bài viết “Mặt trận nhân dân thế giới ủng
hộ Việt Nam”, trong đó nêu ra bối cảnh, chỉ rõ 4 đặc điểm chính của phong trào về
quy mơ, tầm vóc lịch sử, vai trị to lớn của giới trí thức. Cuối cùng, tác giả nêu ra 5
động lực chính coi là nhân tố thức tỉnh lương tri loài người ủng hộ Việt Nam.
Những cuốn sách chủ yếu cung cấp nguồn tài liệu về phong trào nhân dân
thế giới phản đối Mỹ xâm lược Việt Nam kèm theo nhận xét của tác giả
Cuốn Hành động chiến tranh của đế quốc Mỹ đối với nước Việt Nam Dân
chủ Cộng hịa đã bị trừng trị đích đáng (1964) là cơng trình do NXB Sự thật
tập hợp những ý kiến, phát biểu, thư, điện, hoạt động của nhân dân nhiều nước

16


trên thế giới phản đối hành động gây chiến của Mỹ đối với VNDCCH sau khi
Mỹ gây ra “sự kiện Vịnh Bắc Bộ”. Nhiều nước, các tổ chức ra tuyên bố và hoạt
động phản đối hành động của Mỹ trong nhân dân các nước (XHCN, Á-Phi-Mỹ
Latinh, các tổ chức quốc tế). Sự phản đối Mỹ gây chiến tranh, ủng hộ quyền tự
vệ chính đáng của Việt Nam trong các đảng cộng sản và phong trào nhân dân
các nước TBCN. Trong đó, hoạt động của các tổ chức chính trị xã hội, đoàn thể
nhân dân với sự tham gia của nhiều nhân sĩ, trí thức, bác học ở các nước Tây
Âu (Anh, Pháp, Ý, CHLB Đức, Áo, Phần Lan, Thụy Điển,..) dưới nhiều hình
thức (mít tinh, biểu tình, ra nghị quyết, lời kêu gọi, gửi thư, điện,..).
Cuốn Các nước XHCN ủng hộ Việt Nam kháng chiến chống Mỹ, cứu nước
(1954-1975) của Nguyễn Mai Hoa (2013) với ba chương nội dung chính, phần kết
luận với 5 vấn đề mang tính khái quát cao. Qua đó giúp chúng ta có cái nhìn tồn

diện hơn về sự giúp đỡ to lớn của các nước XHCN đối với Việt Nam trong kháng
chiến chống Mỹ, thấy rõ hơn đường lối đối ngoại đúng đắn của Đảng, gợi mở kinh
nghiệm giải quyết các sự kiện và quan hệ quốc tế trong bối cảnh mới.
Về hai bài viết: “Mặt trận nhân dân thế giới ủng hộ Việt Nam trong cuộc
kháng chiến chống Mỹ, cứu nước” của Trần Hữu Đính (trong sách: Sức mạnh chiến
thắng của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước) Viện Sử học (1985); “Mặt trận
nhân dân thế giới ủng hộ Việt Nam chống Mỹ” của Ngô Phương Bá (trong sách:
Thắng lợi kháng chiến chống Mỹ và hai mươi năm xây dựng đất nước sau chiến
tranh) của Viện Sử học (1995). Nội dung điểm qua các nét hoạt động lớn của phong
trào nhân dân các nước XHCN, Á-Phi-Mỹ Latinh, các nước TBCN, các ủy ban
đoàn kết với Việt Nam và bạn bè trên thế giới, trong đó có phong trào phản đối
chiến tranh của nhân dân Mỹ. Sự ủng hộ của nhân dân thế giới là nhân tố quan
trọng góp phần tạo nên sức mạnh tổng hợp đánh thắng Mỹ xâm lược.
Cuốn Phụ nữ thế giới ủng hộ chúng ta (1973) trích đăng nội dung những
bức thư, tuyển chọn một số bài viết về hoạt động ủng hộ của phụ nữ khắp nơi
trên thế giới (về chính trị, tinh thần và vật chất) đối với nhân dân Việt Nam (từ
đầu cuộc kháng chiến chống Mỹ đến năm 1971). Nêu cao vai trò đấu tranh của
phụ nữ các nước, khơng phân biệt chế độ chính trị, xã hội khác nhau.

17


Cuốn Tiếng nói của lương tri và trái tim (1973) được tập hợp từ những bài
viết, lời nói, phát biểu, trả lời phỏng vấn của các nhà hoạt động nước ngồi trên
mặt trận văn hóa, văn nghệ, báo chí, những người bạn đã sang thăm Việt Nam
ở các nước trên khắp thế giới. Chính họ đã góp phần tạo ra làn sóng phản đối
cuộc chiến tranh của chính quyền Mỹ, ủng hộ Việt Nam đấu tranh vì chính
nghĩa và khơi dậy lương tri nhân loại trên khắp thế giới ủng hộ chúng ta.
Tác giả Sĩ Phan với cuốn Việt Nam, cảm ơn! (1978) góp phần đưa chúng
ta tìm gặp lại người Cuba, người Mỹ, người Pháp, người Ý, vv. Họ là những

người đã lên tiếng phản đối chiến tranh của giới cầm quyền Mỹ, ủng hộ Việt
Nam kháng chiến. Nguyễn Văn Khoan: Cảm ơn các bạn (2013) là những câu
chuyện cảm động về tấm lòng của bạn bè quốc tế đã ủng hộ Việt Nam. Họ là
những chính khách, lãnh đạo quốc gia, nhân sĩ trí thức, nhà bác học, nhà văn,
nhà báo. Tiêu biểu như Henri Mactanh (chiến sĩ đấu tranh hịa bình người
Pháp); cụ Bertrand Russell (nhà bác học người Anh); bà Sara Lidman (nữ nhà
văn Thụy Điển) và những người bạn Ý, Hà Lan,.. đã hết lòng vì Việt Nam.
Cuốn Những vụ thảm sát của lĩnh Mỹ ở Việt Nam - Thông tin và dư luận
(2013). Trong đó tập trung làm rõ tội ác của Mỹ trong các vụ thảm sát ở Việt
Nam; tội ác tra tấn tù nhân, rải chất độc da cam và ném bom của Mỹ. Phần nói
về dư luận thế giới đề cập đến các phong trào phản chiến của các nước; sự lên
tiếng của giới báo chí, truyền thơng thế giới và sự ủng hộ của bạn bè quốc tế.
Cuốn Việt Nam và những tấm lòng bè bạn (2006) do Liên hiệp các tổ chức hữu nghị
Việt Nam biên soạn, đã tập hợp những tấm gương tiêu biểu “vì Việt Nam”. Họ đã
hết lòng ủng hộ Việt Nam những năm tháng gian khổ của hai cuộc kháng chiến
chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ của dân tộc. Chính họ đã tích cực tham gia các
cuộc biểu tình, tuần hành với hàng nghìn, hàng vạn người xuống đường theo “mệnh
lệnh của trái tim”, “tiếng gọi của công lý”, “lương tri của thời đại”.
Hội thảo quốc tế Hiệp định Paris - 40 năm nhìn lại (Trường Đại học Khoa học
Xã hội và Nhân văn Hà Nội, 2013) có một số bài viết có giá trị tham khảo đối với
luận án. Đề tài nghiên cứu Sự ủng hộ quốc tế đối với Việt Nam trong cuộc kháng
chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975). Mã số: QGTĐ 11.11- 2013 của tập thể tác

18


giả (Trần Kim Đỉnh chủ nhiệm đề tài) trình bày một số quan điểm của Đảng, Nhà
nước về vận động sự ủng hộ quốc tế đối với cuộc kháng chiến chống Mỹ. Phân tích
khái quát hoạt động và kết quả ủng hộ Việt Nam của chính phủ và nhân dân các
nước trên thế giới. Khẳng định chủ trương đúng đắn của Đảng, Nhà nước trong vận

động quốc tế để hình thành mặt trận nhân dân thế giới chống Mỹ xâm lược, vv.
Những bài viết đăng trên tạp chí nghiên cứu tiêu biểu phải kể đến Nguyễn
Thị Bình: “Vai trị của Mặt trận trong cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam thống
nhất đất nước”, Tạp chí Thơng tin đối ngoại, số 4-2005, đã khái quát sự ra đời của
Mặt trận và một số nét hoạt động trên mặt trận vận động nhân dân thế giới trong
kháng chiến chống Mỹ; Chu Văn Chúc: “Tác động của địn tiến cơng ngoại giao
trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước”, Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế, số 49-2003,
đề cập đến phong trào nhân dân thế giới ủng hộ Việt Nam được hình thành, phát
triển từ năm 1964. Với nhiều hoạt động phong phú, trong đó có Tịa án quốc tế
Bertrand Russell xét xử tội ác chiến tranh của Mỹ; Nguyễn Phúc Luân: “Nhìn lại
thành tựu và nhân tố thắng lợi của mặt trận ngoại giao trong cơng cuộc kháng chiến
chống Mỹ cứu nước”, Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế, số 60-2005, nêu lên một số vấn
đề lớn trên mặt trận đấu tranh ngoại giao và sự hình thành, phát triển của mặt trận
nhân dân thế giới và rút ra 6 nhân tố thắng lợi; Nguyễn Khắc Huỳnh: “Lương tri
loài người thức tỉnh - Động lực của mặt trận nhân dân thế giới ủng hộ Việt Nam
chống Mỹ”, Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế, số 3 (74), 9-2008, đã chỉ ra bốn nhân tố
thời đại chủ yếu thúc đẩy lương tri loài người thức tỉnh; Trịnh Ngọc Thái: “Mặt trận
nhân dân thế giới ủng hộ Việt Nam giai đoạn đàm phán Hiệp định Pari”, Tạp chí
Nghiên cứu Quốc tế, số 1 (72), 3-2008, làm rõ hoạt động, nguyên nhân của phong
trào nhân dân nhiều nước trên thế giới phản đối Mỹ xâm lược, ủng hộ Việt Nam.
Một số sách của các nhà nghiên cứu nước ngồi
Cơng trình Sự nghiệp của một Tổng thống bị đổ vỡ: L.Johnson và Việt
Nam (Lydon .Johnson and Vietnam: The unmaking a Prerident) của tác giả H.
Y. Schandler, phản ánh nhiều sự kiện thăng trầm trong sự nghiệp của một Tổng
thống Mỹ, gắn với cuộc chiến tranh tàn bạo ở Việt Nam. Cuốn Nước Mỹ và Đơng
Dương từ Rudơven đến Níchxơn (The United States and Indochina from FDR to

19



Nixon) của sử gia người Mỹ Peter A. Poole, đã vạch ra chính sách của sáu đời Tổng
thống Mỹ nhằm tìm ra ngun nhân dính líu của Mỹ đối với Việt Nam. Cuốn Lời
phán quyết về Việt Nam: tiếng nói của một công dân của Joseph A. Ameter đã
vạch trần những thất bại của nhiều đời Tổng thống Mỹ trong chiến tranh xâm
lược Việt Nam, những bài học đau xót của chính quyền Mỹ cần được rút ra.
Cuốn sách Giải phẫu một cuộc chiến tranh: Việt Nam, Mỹ và kinh nghiệm
lịch sử hiện đại (Anatomy of a War. Vietnam, the United States, and the
Modern Historical Experience) của sử gia người Mỹ Gabriel Kolko (2 tập). Tác
giả chỉ rõ giới hạn sức mạnh của chính quyền Mỹ và những nguyên nhân dẫn
đến thắng lợi của đối phương trong cuộc chiến tranh này, những kinh nghiệm
được rút ra để không bao giờ được lặp lại đối với nước Mỹ. Tác giả Jeffrey
Kimbll với cuốn Hồ sơ chiến tranh Việt Nam - tiết lộ lịch sử bí mật của chiến
lược thời kỳ Nixon (The Vietnam War Files: Uncoverin The Secret History
Nixon - era Strategy) cho chúng ta thấy những lời nói, mưu toan của người nắm
quyền thế ở Nhà Trắng. Nixon đã đưa cuộc chiến tranh ở Việt Nam lên mức độ
tàn khốc, để lại hậu quả lâu dài cho hai nước, coi đây là sai lầm của nước Mỹ.
Giai đoạn diễn ra cuộc đàm phán Paris được bàn luận nhiều trong cơng
trình Nền hịa bình mong manh - Washington, Hà Nội và tiến trình của Hiệp
định Paris (A Bitter War, Washington, Hanoi and the Process of Paris
Agreement) của Pierre Asselin đã trình bày quá trình đàm phán Hiệp định Paris
từ năm 1968 đến 1973 giữa Hà Nội và Washington, cũng như sau Hiệp định
Paris năm 1973. Quan hệ giữa Mỹ và Liên Xơ có liên quan đến Việt Nam phải
kể đến cuốn hồi ký Đặc biệt tin cậy: Vị đại sứ ở Washington qua sáu đời Tổng
thống Mỹ của đại sứ Liên Xơ tại Mỹ Antoliy Dobrusin.
Cơng trình Nước Mỹ nửa thế kỷ - chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ trong
và sau Chiến tranh lạnh (Americas Half-Century United States Foreign Policy
in the Cold War and After) của Thomas J. McCormick làm rõ q trình, ngun
nhân khiến người Mỹ dính líu vào Việt Nam (1950-1954); sự leo thang chiến
tranh ở Việt Nam; bất đồng trong nước trong kỷ nguyên Việt Nam và từ đó lý
giải, làm rõ nguyên nhân dẫn đến thất bại của Mỹ.


20


Một số cuốn sách khác của tác giả người Mỹ như Nigel Cawthorne với
cuốn Chiến tranh Việt Nam được và mất (Vietnam: a War lost and Won). Qua
đó dựng lại nét chính của cuộc chiến tranh có quy mơ rất lớn, với tính hủy diệt
tàn bạo do Mỹ gây ra ở Việt Nam. Cuốn Không thể chuộc lỗi: Hồi ức của một
bác sĩ quân y ở Việt Nam (Failure To Atone: The True Story a jungle Surgeon
in Vietnam) của Allen Hassan, góp phần làm sáng tỏ những tội ác mà nước Mỹ
đã gây ra cho nhân dân Việt Nam, sự thật chưa từng được tiết lộ của một bác sĩ
tình nguyện người Mỹ tại Việt Nam, những lời sám hối của những người lính
Mỹ sau khi trở về nước. Cuốn Cuộc chiến tranh dài ngày nhất của nước Mỹ (A
Longest War of USA) của tác giả George C. Herring phâh tích sự dính líu, can
thiệp của Mỹ tiến hành chiến tranh ở Việt Nam và Đông Dương (1950-1973),
cuối cùng là thất bại của Mỹ trong chiến tranh ở Việt Nam.
Nhìn chung, các cơng trình nghiên cứu trên, với những nguồn tài liệu khá
phong phú từ cả hai phía, các tác giả nước ngồi đã phân tích, làm rõ nhiều vấn
đề, nguyên nhân có liên quan đến cuộc chiến tranh ở Việt Nam, đặc biệt là sự
phê phán, vạch ra những sai lầm của giới cầm quyền Mỹ khi quyết định lao vào
cuộc chiến và quá trình đàm phán ở Paris, những hoạt động phản đối chiến
tranh của nhân dân nhiều nước trên thế giới, trong đó có nhân dân các nước
Tây Âu và đặc biệt là làn sóng phản đối chiến tranh của nhân dân Mỹ.
1.3. Nhóm cơng trình nghiên cứu về phong trào đấu tranh của nhân dân
các nước Tây Âu phản đối cuộc chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam
Cuốn Thế giới lên án và tố cáo tội ác chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam (Tập
II, 1974) của NXB Sự thật tập hợp một số bài của những nhân sĩ, trí thức nổi
tiếng ở nhiều nước trên thế giới, trong đó đa phần ở các nước Tây Âu; Về vai
trò hoạt động qua hai phiên tòa xét xử tội ác chiến tranh của đế quốc Mỹ ở Việt
Nam (1967); hoạt động của nhà bác học nổi tiếng người Anh Bertrand Russell;

hai triết gia người Pháp Giăng Pôn Xáctơrơ, Laurent Schwartz, vv.
Hai cuốn Tình đồn kết chiến đấu vơ sản Việt - Pháp (Viện Mác-Lênin,
1986) và Cộng hịa Pháp - bức tranh toàn cảnh (Nguyễn Quang Chiến, 1997)
đã làm rõ vai trị, q trình đấu tranh của đảng cộng sản, phong trào công nhân

21


×