Tải bản đầy đủ (.pdf) (132 trang)

Nâng cao năng lực cạnh tranh của dịch vụ Khách hàng cá nhân cao cấp tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.51 MB, 132 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

NGUYỄN THỊ HỒNG MINH

NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH
CỦA DỊCH VỤ KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN CAO CẤP
TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU

Hà Nội – 2018


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

NGUYỄN THỊ HỒNG MINH

NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH
CỦA DỊCH VỤ KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN CAO CẤP
TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI
Chuyên ngành: Tài chính - ngân hàng
Mã số: 60 34 02 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU
NGUỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC


XÁC NHẬN CỦA

XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

CHẤM LUẬN VĂN

Hà Nội – 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, chưa được
công bố trong bất cứ một công trình nghiên cứu nào của người khác. Việc sử dụng kết
quả, trích dẫn tài liệu của người khác đảm bảo theo đúng các quy định. Các nội dung
trích dẫn và tham khảo các tài liệu, sách báo, thông tin được đăng tải trên các tác phẩm,
tạp chí và trang web theo danh mục tài liệu tham khảo của luận văn.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Nguyễn Thị Hồng Minh


LỜI CẢM ƠN
Luận văn “Nâng cao năng lực cạnh tranh của dịch vụ KHCNCC tại Ngân hàng
TMCP Quân Đội” không chỉ là quá trình nghiên cứu bền bỉ, cầu thị và không ngừng
học hỏi của cá nhân tác giả, mà quan trọng hơn là sự hướng dẫn, giúp đỡ và hỗ trợ hết
mình của người hướng dẫn khoa học, cơ quan, bạn bè đồng nghiệp và gia đình.
Trước tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới TS Nguyễn Cảnh Hiệp, người
hướng dẫn luận văn của tôi đã luôn tận tâm, nhiệt huyết, trách nhiệm và hỗ trợ tôi từ
những lý luận cơ bản đến phương pháp nghiên cứu đầu tiên để tôi có thể hoàn thành

luận văn này.
Tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn tới Ban giám hiệu, đến quý thầy cô trong
Khoa Tài chính - Ngân hàng, Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo
điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành luận văn này.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới tổ chức nơi tôi công tác MB, gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã tận tình hỗ trợ, giúp đỡ tôi trong suốt thời
gian học tập và nghiên cứu.
Xin trân trọng cảm ơn!
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Nguyễn Thị Hồng Minh


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT....................................................................... i
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ........................................................................... iii
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ...................................................................................v
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................1
Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ L

LUẬN

VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DỊCH VỤ KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN
CAO CẤP TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI ....................................................5
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ..........................................................................5
1.2. Dịch vụ KHCNCC tại NHTM..............................................................................8
1.2.1. Khái niệm dịch vụ KHCNCC ...........................................................................8
1.2.2. Đặc điểm của dịch vụ KHCNCC ......................................................................9
1.2.3. Các loại dịch vụ KHCNCC .............................................................................10

1.2.4. Vai trò của dịch vụ KHCNCC ........................................................................14
1.3. Năng lực cạnh tranh của dịch vụ KHCNCC tại NHTM ....................................16
1.3.1. Khái niệm năng lực cạnh tranh của dịch vụ KHCNCC tại NHTM ................16
1.3.2. Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của dịch vụ KHCNCC .................17
1.3.3. Nhân tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh dịch vụ KHCNCC .....................19
1.3.4. Sự cần thiết nâng cao năng lực cạnh tranh của dịch vụ KHCNCC ................22
1.4. Kinh nghiệm và bài học về nâng cao năng lực cạnh tranh của dịch vụ
KHCNCC của một số NHTM ...................................................................................24
1.4.1. Kinh nghiệm của một số NHTM về nâng cao năng lực cạnh tranh của dịch vụ
KHCNCC ..................................................................................................................24
1.4.2. Bài học đối với các NHTM của Việt Nam ......................................................29
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 ........................................................................................31
Chƣơng 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................32
2.1. Quy trình nghiên cứu .........................................................................................32
2.2. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................32


2.2.1. Phương pháp nghiên cứu định lượng ..............................................................33
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu định tính .................................................................34
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 ........................................................................................37
Chƣơng 3 THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DỊCH VỤ
KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN CAO CẤP TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI
CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI ...........................................................................................38
3.1. Khái quát về Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội ....................................38
3.1.1. Sự ra đời và phát triển của Ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội ..........38
3.1.2. Cơ cấu tổ chức của MB ...................................................................................40
3.1.3. Tình hình hoạt động của Ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội giai đoạn
2014-2017..................................................................................................................41
3.2. Thực trạng năng lực cạnh tranh của dịch vụ khách hàng cá nhân cao cấp tại
Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội.................................................................44

3.2.1. Dịch vụ KHCNCC tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội giai đoạn
2014-2017..................................................................................................................44
3.2.2. Năng lực cạnh tranh của dịch vụ KHCNCC tại MB .......................................57
3.3. Đánh giá về năng lực cạnh tranh của dịch vụ KHCNCC tại MB ......................76
3.3.1. Những điểm mạnh về năng lực cạnh tranh của MBPrivate ............................76
3.3.2. Một số hạn chế về năng lực cạnh tranh của MBPrivate..................................78
3.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế về năng lực cạnh tranh của MBPrivate......80
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 ........................................................................................82
Chƣơng 4 GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DỊCH
VỤ KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN CAO CẤP TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG
MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI ..................................................................................83
4.1. Định hướng phát triển dịch vụ khách hàng cá nhân cap cấp tại Ngân hàng
thương mại cổ phần Quân đội ...................................................................................83
4.1.1. Dự báo tình hình kinh tế - xã hội ....................................................................83
4.1.2. Định hướng kinh doanh Ngân hàng TMCP Quân Đội giai đoạn 2017-2021 .84
4.1.3. Định hướng kinh doanh dịch vụ khách hàng cá nhân cao cấp tại Ngân hàng
TMCP Quân Đội năm 2017-2021 .............................................................................85
4.2. Các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của dịch vụ khách hàng cá nhân


cao cấp tại Ngân hàng TMCP Quân đội ...................................................................86
4.2.1. Xây dựng mô hình kinh doanh mới tại Hội sở chính và Chi nhánh ...............86
4.2.2. Hợp tác đối tác chiến lược đồng thương hiệu với dịch vụ Private Banking ...92
4.2.3. Khác biệt hóa sản phẩm dịch vụ tư vấn tài chính cá nhân ..............................96
4.2.4. Tăng cường sự cạnh tranh thông qua chất lượng nhân sự và chất lượng dịch
vụ dành cho khách hàng cá nhân cao cấp .................................................................99
4.2.5. Tăng cường công tác truyền thông, quảng bá sự khác biệt của thương hiệu
MBPrivate trên thị trường tài chính ngân hàng ......................................................106
4.2.6. Tận dụng lợi thế về đối tác và công nghệ số để dẫn dắt thị trường ..............108
4.2.7. Các giải pháp khác ........................................................................................111

4.3. Kiến nghị đối với Chính phủ ............................................................................114
KẾT LUẬN ............................................................................................................116
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................118


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ACB
ANZ
Bancasurance
BHNT
BIDV
CBQL
CBQLCC
CIB
CN/PGD
CNTT
CVTV
DTT
FDI
FTA
GĐ QHKH
HDBANK
HĐQT
HĐV
HSBC
IMF
Inactive
KH
KHCN

KHCNCC
KHƯT
LLBH
M&A
MB
MB Capital
MB Group
MBAL
MBBF
MBPrivate
MBS
MBVF
MIC
MSB

Ngân hàng TMCP Á Châu
Ngân hàng TNHh một thành viên ANZ
Kênh phân phối bảo hiểm qua ngân hàng
Bảo hiểm nhân thọ
Ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam
Cán bộ quản lý
Cán bộ quản lý cấp cao
Doanh nghiệp lớn
Chi nhánh hoặc Phòng giao dịch
Công nghệ thông tin
Chuyên viên tư vấn
Doanh thu thuần
Đầu tư trực tiếp nước ngoài
Hiệp định thương mại tự do
Giám đốc quan hệ khách hàng

Ngân hàng TMCP phát triển nhà thành phồ Hồ Chí Minh
Hội đồng quản trị
Huy động vốn
Ngân hàng TNHH một thành viên HSBC
Quỹ tiền tệ quốc tế
Không hoạt động
Khách hàng
Khách hàng cá nhân
Khách hàng cá nhân cao cấp
Khách hàng ưu tiên
Lực lượng bán hàng
Sáp nhập mua bán doanh nghiệp
Ngân hàng TMCP Quân Đội
Công ty cổ phần quản lý quỹ Ngân hàng TMCP Quân Đội
Tập đoàn MB bao gồm Ngân hàng TMCP Quân Đội và các
công ty con.
Bảo hiểm nhân thọ MB Ageas Life
Quỹ mở trái phiếu
Dịch vụ khách hàng cá nhân cao cấp tại Ngân hàng Thương
mại cổ phần Quân Đội
Công ty cổ phần chứng khoán Ngân hàng TMCP Quân Đội
Quỹ mở đầu tư giá trị
Tổng công ty cổ phần bảo hiểm Quân Đội
Ngân hàng TMCP Hằng Hải
i


NHĐT
NHTM
NHƯT

PGĐ
POS
QHKH
RM KHCN
RM KHDN
RMVIP
Sacombank
SHB
SME
Techcombank
TGĐ
TKTT
TMCP
TPBank
TT KHCNCC
Vietcombank
VietinBank
Vpbank

Ngân hàng điện tử
Ngân hàng thương mại
Ngân hàng ưu tiên
Phó Giám Đốc
Máy quyẹt thẻ
Quan hệ khách hàng
Chuyên viên quan hệ khách hàng cá nhân
Chuyên viên quan hệ khách hàng doanh nghiệp
Lực lượng bán hàng dành cho phân khúc KHCNCC
Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương Việt Nam
Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội

Doanh nghiệp vừa và nhỏ
Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam
Tổng giám đốc
Tài khoản thanh toán
Thương mại cổ phẩn
Ngân hàng TMCP Tiên Phong
Trung tâm KHCNCC
Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam
Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng

ii


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

STT
1
2
3
4
5
6

Bảng
Bảng 2.1
Bảng 2.2
Bảng 2.3
Bảng 3.1
Bảng 3.2

Bảng 3.3

7

Bảng 3.4

8

Bảng 3.5

9

Bảng 3.6

10

Bảng 3.7

11

Bảng 3.8

12

Bảng 3.9

13

Bảng 3.10


14
15

Bảng 3.11
Bảng 3.12

16

Bảng 3.13

17

Bảng 3.14

18

Bảng 3.15

19

Bảng 3.16

20

Bảng 3.17

21

Bảng 3.18


22

Bảng 3.19

23

Bảng 3.20

24

Bảng 3.21

25

Bảng 3.22

Nội dung

Trang

Độ tuổi tập KHCNCC thực hiện khảo sát
Nghề nghiệp tập KHCNCC thực hiện khảo sát
Thời gian gắn bó với dịch vụ KHCNCC
Danh sách các cổ đông chiến lược của MB
Danh sách các công ty con của MB
Kết quả kinh doanh của MB giai đoạn 2014- 2017
Đánh giá các chỉ tiêu kinh doanh của MB giai đoạn
2014-2017
Đánh giá tốc độ tăng trưởng năm 2014 - 2017 của MB
Kết quả hoạt động kinh doanh của MBPrivate giai

đoạn 2014-2017
Phân loại Chi nhánh tại MB triển khai dịch vụ
MBPrivate
Tiêu chí KHCNCC tại MB
Thống kê số lượng KHCNCC của MB được khảo sát
tham gia dịch vụ KHCNCC của các ngân hàng khác
Kết quả đánh giá dịch vụ MBPrivate của KHCNCC
tại MB
Các tiêu chí KHCNCC quan tâm khi sử dụng dịch vụ
Thống kê về các nhu cầu của KHCNCC được khảo sát
Kết quả đánh giá của các KHCNCC được khảo sát về
dịch vụ KHCNCC tại MB
Năng lực tài chính của MBPrivate 2014-2017
Tăng trưởng các chỉ tiêu năng lực tài chính MBPrivate
2014-2017
Sự thay đổi tiêu chí huy động vốn phân loại KHCNCC
Tiêu chí và quy mô dịch vụ KHCNCC tại một số
NHTM
Kết quả HĐV MBPrivate 2014-2017
Tốc độ tăng trưởng quy mô dư nợ KHCNCC tại MB
2014-2017
Kết quả phân phối sản phẩm đầu tư giai đoạn 20142017
Kết quả doanh số bảo hiểm nhân thọ trên phân khúc
KHCNCC của MB năm 2016-2017
Kết quả sử dụng thẻ của KHCNCC tại MB giai đoạn
2014-2017

35
35
35

38
39
42

iii

43
43
45
47
48
51
52
53
54
55
57
57
57
58
59
61
63
65
67


26

Bảng 3.23


27

Bảng 3.24

28

Bảng 3.25

29

Bảng 3.26

30

Bảng 3.27

31

Bảng 4.1

32
33

Bảng 4.2
Bảng 4.3

Số lượng thẻ tín dụng KHCNCC của một số NHTM
năm 2015
Quy mô, trình độ RMVIP tại MB giai đoạn 2014-2017

Quy mô và số lượng KHCNCC do RMVIP MB quản

Số lượng Chi nhánh VIP/Private của MBPrivate giai
đoạn 2014-2017
Mô hình tổ chức và khu vực giao dịch của 1 số
NHTM khác
Tiêu chí phân loại chi nhánh triển khai dịch vụ
MBPrivate
Định biên RM VIP dự kiến theo mô hình tổ chức mới
Sản phẩm dịch vụ tư vấn tài chính cá nhân

iv

68
71
71
73
74
90
91
98


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

STT
1
2
3
4

5
6

Hình vẽ

Nội dung

Hình 1.1
Hình 1.2
Hình 2.1

Tốc độ tăng trưởng tài sản của các tỷ phú toàn cầu
Tốc độ tăng trưởng KH siêu giàu Châu Á
Quy trình nghiên cứu luận văn

Hình 3.1
Hình 3.2
Hình 4.1

Sơ đồ tổ chức MB
Sơ đồ tổ chức Phòng KHCNCC tại Hội sở chính MB
Đề xuất mô hình tổ chức Trung tâm KHCNCC

v

Trang
5
6
32
40

47
87


LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Với sự tăng trưởng bùng nổ về số lượng người siêu giàu trong thập kỷ vừa
qua (2006-2016) lên tới 320% từ 3.400 lên đến 14.300 người, Việt Nam đang được
kỳ vọng có tỷ lệ người siêu giàu cao nhất Châu Á-Thái Bình Dương trong giai đoạn
từ năm 2017 đến 2026 với tốc độ tăng trưởng 170% (số lượng triệu phú Việt được
dự báo sẽ tăng lên từ 14.300 đến 38.500 người theo dự báo của Bloomberg). Đó
chính là lý do nhiều NHTM Việt Nam hiện nay chú trọng phát triển dịch vụ ngân
hàng bán lẻ, đặc biệt là dịch vụ dành cho phân khúc khách hàng cá nhân cao cấp
(hay còn gọi là khách hàng VIP) vì đem lại thu nhập cao, ổn định và tập trung vào
một số lượng ít các khách hàng cá nhân. Theo thống kê của Bloomberg năm 2016,
tại Châu Á số lượng tỷ phú tự làm giàu (xuất thân là chủ/lãnh đạo/ nhà quản lý cấp
cao của các tập đoàn, doanh nghiệp CIB/SME, …) chiếm 84% tổng số tỷ phú toàn
Châu Á, khoảng 16% còn lại là tỷ phú xuất thân từ thừa kế. Với phân khúc khách
hàng đầy tiềm năng như vậy, sức cạnh tranh từ các dịch vụ dành cho phân khúc KH
giàu có này thực sự rất lớn với nhiều chi phí cần đầu tư cho cơ sở hạ tầng, công
nghệ cũng như trình độ nhân sự….
Dịch vụ khách hàng cá nhân cao cấp của Ngân hàng TMCP Quân Đội - với
thương hiệu MBPrivate - được ra đời từ cuối năm 2010, là dịch vụ ngân hàng bán lẻ
dành cho khách hàng cá nhân cao cấp (KHCNCC). Tuy nhiên đến hiện tại thương
hiệu MBPrivate khá mờ nhạt và sức cạnh tranh còn thấp trên thị trường ngân hàng
bán lẻ dành cho phân khúc KHCNCC. Các sản phẩm, dịch vụ mà MBPrivate đang
cung cấp cho khách hàng chủ yếu là các sản phẩm ngân hàng cơ bản gồm: huy động
vốn, cho vay và dịch vụ thanh toán. Trong khi đó các dịch vụ khác của MB chưa
thực sự đa dạng, tỷ lệ sản phẩm dịch vụ trên một khách hàng còn thấp và với thói
quen vẫn dùng tiền mặt của người dân thì nguồn thu chủ yếu của MB vẫn là từ cho

vay- tín dụng. Do vậy, nâng cao năng lực cạnh tranh là yêu cầu cấp bách đặt ra đối
với MBPrivate.
1


Các giải pháp thường được đề cập để nâng cao năng lực cạnh tranh cho một
dịch vụ cụ thể là xây dựng chiến lược kinh doanh, đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao
chất lượng dịch vụ khách hàng, đẩy mạnh truyền thông… Song để tiến hành được
các giải pháp đó đối với MBPrivate cần nghiên cứu cụ thể về các điểm mạnh, điểm
yếu của MBPrivate cũng như sự khác biệt của MBPrivate so với sản phẩm cùng loại
của các NHTM trong nước/ Chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam… để từ
đó có thể nâng cao năng lực cạnh tranh của dịch vụ KHCNCC tại Ngân hàng TMCP
Quân Đội.
Ngân hàng TMCP Quân Đội là một trong những ngân hàng TMCP hàng đầu
tiên tiên phong trong lĩnh vực ngân hàng bán lẻ đồng thời cũng là một trong những
ngân hàng có nền tảng khách hàng doanh nghiệp tốt với trên 1.000 KH Doanh
nghiệp CIB và trên 80.000 KH doanh nghiệp SME tạo tiền đề cho việc phát triển
KHCNCC từ chủ doanh nghiệp CIB/SME, là một đối tượng đầy đủ và sống động
cho nghiên cứu vấn đề nâng cao năng lực cạnh tranh của dịch vụ dành cho phân
khúc KHCNCC. Xuất phát từ lý do trên, đề tài “Nâng cao năng lực cạnh tranh
của dịch vụ khách hàng cá nhân cao cấp tại Ngân hàng TMCP Quân Đội” đã
được lựa chọn là đề tài nghiên cứu trong luận văn thạc sĩ của tác giả.
2. Câu hỏi nghiên cứu
Luận văn sẽ tập trung làm rõ các vấn đề sau:
Câu hỏi 1: Hạn chế về năng lực cạnh tranh của MBPrivate là gì?
Câu hỏi 2: Giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ KHCNCC tại MB?
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài này là đưa ra một số giải pháp để nâng cao
năng lực cạnh tranh của dịch vụ KHCNCC tại MB.
Nhiệm vụ nghiên cứu: Sử dụng kết hợp giữa lý thuyết quản trị chiến lược, lý

thuyết marketing, tài chính quốc tế… và thực tiễn nghiên cứu, áp dụng vào dịch vụ
KHCNCC. Đề tài sẽ tập trung nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh
tranh, các giải pháp chiến lược cạnh tranh điển hình để từ đó đánh giá các vấn đề
liên quan đến năng lực cạnh tranh của MBPrivate, áp dụng các giải pháp chiến lược
cạnh tranh vào MBPrivate nâng cao năng lực cạnh tranh MBPrivate tại MB.
2


Nhiệm vụ cụ thể:

- Nghiên cứu lý luận và thực tiễn về nâng cao năng lực cạnh tranh của dịch
vụ KHCNCC của NHTM; kinh nghiệm phát triển dịch vụ KHCNCC tại một số
ngân hàng trong và ngoài nước.

- Phân tích đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh dịch vụ KHCNCC tại
MB giai đoạn 2014-2017.

- Đề xuất một số giải pháp, mô hình kinh doanh, sản phẩm khác biệt nhằm
nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ KHCNCC tại MB.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu: Năng lực cạnh tranh của dịch vụ KHCNCC tại NHTM.
Phạm vi nghiên cứu:

- Về không gian: MB
- Về thời gian: Số liệu nghiên cứu được giới hạn từ năm 2014-2017. Thời
gian thực hiện các giải pháp của đề tài nghiên cứu 2018-2020.
5. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được thực hiện dựa trên cơ sở thu thập các số liệu từ các báo cáo kết
quả kinh doanh của MB, các số liệu của Ngân hàng nhà nước, thống kê của các tạp
chí thế giới… Đồng thời, tác giả còn sử dụng phương pháp thống kê, bình quân, so

sánh, phân tích và nghiên cứu tổng hợp số liệu kinh doanh trong quá khứ - hiện tại
kết hợp với phân tích các yếu tố thực tiễn để đánh giá năng lực cạnh tranh của dịch
vụ KHCNCC tại MB.
Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đề tài tiến hành một số khảo sát phỏng
vấn KHCNCC tại MB về cảm nhận, đánh giá của khách hàng khi trải nghiệm sản
phẩm và sử dụng dịch vụ của MBPrivate để làm cơ sở thực tiễn cho việc đưa ra
nhận định và đề xuất giải pháp.
6. Đóng góp của đề tài
Đề tài đề xuất một hệ thống các giải pháp đồng bộ và khả thi nhằm nâng cao
sức cạnh tranh của MBPrivate và các ngân hàng có định hướng phát triển dịch vụ
KHCNCC tương tự.
3


7. Kết cấu của đề tài
Ngoài lời mở đầu và kết luận, đề tài được chia thành 4 chương gồm các nội
dung sau:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận về năng lực cạnh
tranh dịch vụ KHCNCC tại NHTM
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Thực trạng năng lực cạnh tranh dịch vụ KHCNCC tại MB
Chương 4: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ KHCNCC tại MB.

4


Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ L LUẬN
VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DỊCH VỤ KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN
CAO CẤP TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI

1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế của Việt Nam với thế giới ngày càng sâu và
rộng, nền kinh tế Việt Nam và lĩnh vực tài chính- ngân hàng đang đón nhận nhiều
cơ hội phát triển cũng như những thách thức, rủi ro. Với những tiềm năng từ nền
kinh tế Việt Nam hiện nay, theo nghiên cứu của tác giả dịch vụ dành cho phân khúc
KHCNCC (hay còn gọi là khách hàng VIP) ngày càng được quan tâm và chú trọng
phát triển vì dịch vụ dành cho phân khúc KH này đem lại thu nhập cao, ổn định,
đóng góp 60-70% quy mô tổng tài sản của KHCN tại ngân hàng và doanh thu đem
lại từ phân khúc khách hàng này chiếm từ 30 % - 40% tổng doanh thu thuần của
mảng ngân hàng bán lẻ nhưng chỉ tập trung vào một số lượng ít các KHCNCC.
Theo nghiên cứu của Bloomberg năm 2015- 2016, Châu Á có tốc độ tăng
trưởng cao nhất trong các châu lục về tài sản của các tỷ phú toàn cầu (trên 32%).

Hình 1.1.Tốc độ tăng trưởng tài sản của các tỷ phú toàn cầu
Nguồn: Nghiên cứu của Bloomberg năm 2015-2016
5


Theo nghiên cứu của Knight Frank Wealth Report 2016, Việt Nam có tốc độ
tăng trưởng khách hàng siêu giàu cao nhất trong các quốc gia tại Châu Á- Thái Bình
Dương, cụ thể:
+ Giai đoạn 2006-2016 tăng trưởng 320%/năm (từ 3.400 Người lên 14.300 Người)
+ Dự kiến 2016-2026 tăng trưởng 170%/năm (từ 14.300 Người lên 38.600 Người)

Hình 1.2.Tốc độ tăng trưởng KH siêu giàu Châu Á
Nguồn: Orbium & Marker Report Lnight Frank Wealth Report 2016
Trên thế giới, dịch vụ ngân hàng bán lẻ tập trung vào phân khúc KHCNCC
đã ra đời từ đầu những năm 80 của thế kỷ trước và có sự phát triển rất mạnh mẽ.
Tuy nhiên ở Việt Nam, dịch vụ này vẫn là khái niệm khá mới đối với nhiều NHTM.
Đây chính là cơ hội mà các chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam đã nhìn

thấy và định hướng tập chung đẩy mạnh khai thác mảng dịch vụ dành cho phân
khúc KHCNCC trên thị trường Việt Nam để tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận. Định
hướng này đã có những thành công nhất định, được thể hiện rõ trong cấu phần lợi
nhuận của các ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam: 70-80% thu từ phí dịch vụ ( tỷ
lệ thu phí dịch vụ cao chủ yếu đến từ các dịch vụ dành cho phân khúc KHCNCC),
thu từ tín dụng chỉ chiếm 10-15% và còn lại là thu khác, dù không có con số thống
kê chính thức nhưng có tới hơn nửa KHCNCC đang thuộc về các nhà băng ngoại,
điều này cũng dễ hiểu bởi họ (HSBC, Standard Charterd, City bank…) có dịch vụ
này từ trước, chất lượng tốt và làm ăn bài bản (Tùng Lâm, 2016). Trong khi đó,
theo thống kê của tác giả hiện chỉ có 13/35 NHTM Việt Nam biết đến và chú trọng
6


mảng dịch vụ KHCNCC này cách đây 7- 8 năm, và đến hiện tại vẫn chưa có ngân
hàng trong nước nào có thể cạnh tranh với ngân hàng nước ngoài về dịch vụ dành
cho KHCNCC.
Dịch vụ ngân hàng bán lẻ nói chung và dịch vụ KHCNCC nói riêng cũng được
đề cập đến rất nhiều trong các nghiên cứu trong nước khoảng 10 năm gần đây trên
các phương tiện truyền thông cũng như trong các tạp chí, các bài báo khoa học, các
hội thảo ngân hàng thường niên, luận văn, luận án…). Các đề tài tập trung mổ xẻ,
phân tích từ khái niệm, các loại hình dịch vụ ngân hàng bán lẻ, đến mô hình phát
triển các NHTM trong tương lai. Một số nghiên cứu còn tiếp cận dịch vụ ngân hàng
bán lẻ nói chung và dịch vụ KHCNCC nói riêng theo từng lát cắt: nghiên cứu chủ
yếu từ lý luận, phân tích thực trạng phát triển của dịch vụ này tại một số NHTM cụ
thể, phân tích chiến lược phát triển dịch vụ KHCNCC tại một số ngân hàng nước
ngoài, hay các giải pháp để phát triển dịch vụ KHCNCC tại Việt Nam, ví dụ một số
đề tài về dịch vụ KHCNCC ở NHTM Việt Nam như:
- Giải pháp phát triển dịch vụ khách hàng cao cấp tại Ngân hàng Việt Nam
Thịnh Vượng Chi nhánh Sài Gòn, Phòng Giao dịch Phú Lâm (Nguyễn Thị Thúy
Vân, 2013)

- Phát triển dịch vụ ngân hàng ưu tiên tại Ngân hàng TMCP Tiên Phong
Bank (Nguyễn Trí Thức, 2016)
- Nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng ưu tiên tại ngân hàng thương mại
cổ phần kỹ thương Việt Nam (Nguyễn Thị Thu Trang, 2013)
- Quản lý dịch vụ khách hàng ưu tiên tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ
thương chi nhánh Hà Tĩnh (Phạm Thị Ngọc Hoa, 2017)
Tuy nhiên, các nghiên cứu này mới chỉ được đề cập ở các khía cạnh nhỏ với góc
nhìn khác nhau, đôi khi căn cứ thực tiễn phát sinh các vấn đề cụ thể mới thực hiện
nghiên cứu và xây dựng hệ thống lý thuyết chưa có nghiên cứu khoa học, bài bản về
lĩnh vực dịch vụ KHCNCC. Sâu hơn nữa cũng chưa có đề tài nào đề cập đến dịch
vụ KHCNCC của các Chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam trong bối cảnh
Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế. Đặc biệt, chưa có công trình nào nghiên cứu về
7


chủ đề năng lực cạnh tranh dịch vụ KHCNCC của các NHTM Việt Nam trong bối
cảnh toàn cầu hóa, Việt Nam hội nhập kinh tế thế giới ngày càng sâu sắc.
Vì vậy, với mong muốn đưa ra một góc nhìn mới, tổng thể về năng lực cạnh
tranh của một dịch vụ dành cho phân khúc KHCNCC tại NHTM ở Việt Nam, áp
dụng vào thực tiễn hoạt động của hệ thống MB, phân tích điểm mạnh điểm yếu của
dịch vụ KHCNCC tại Việt Nam nói chung và tại MB nói riêng từ đó đưa ra giải
pháp chiến lược cạnh tranh bền vững trong thời gian tới, tác giả lựa chọn chủ đề
“Nâng cao năng lực cạnh tranh của dịch vụ KHCNCC tại Ngân hàng TMCP
Quân Đội” làm đề tài nghiên cứu trong luận văn này.
1.2. Dịch vụ KHCNCC tại NHTM
1.2.1. Khái niệm dịch vụ KHCNCC
Khái niệm KHCNCC (hay KHƯT hay khách hàng VIP) được mỗi ngân hàng
đặt tên gọi khác nhau và quy định một cách khác nhau tùy vào quy mô hoạt động
cũng như mục đích của ngân hàng. Theo nghiên cứu của tác giả, có ngân hàng quan
niệm KHCNCC là KHCN có thu nhập thường xuyên cao và có nhu cầu chi tiêu cao,

nhưng cũng có ngân hàng cho rằng: KHCN có số dư tiền gửi bình quân cao, dư nợ
ổn định và đáng tin cậy mới là KHCNCC.
Những quan niệm về KHCNCC trên đây có thể rộng hẹp khác nhau, nhưng
đều có điểm khá tương đồng. Nguyễn Tri Thức (2016) cho rằng: “KHCNCC là
những cá nhân trực tiếp hoặc gián tiếp góp phần đem lại nguồn tài sản/ vốn lớn cho
NHTM”. Trong đó, “khách hàng trực tiếp là khách hàng có tiền gửi cao, số dư nợ tiền
vay cao, ổn định và đảm bảo chữ tín với ngân hàng, đồng thời sử dụng nhiều DVNH;
khách hàng gián tiếp mang lại nguồn lực cho ngân hàng từ uy tín, địa vị chính trị
trong xã hội mà không phải từ việc sử dụng sản phẩm dịch vụ của ngân hàng”.
Về thực tế, việc các ngân hàng phân nhóm khách hàng chính là do lợi ích mà
các khách hàng đó đem lại, và các KHCNCC đều là những khách hàng mang lại
nguồn tài sản và lợi nhuận cao hơn hẳn và rất ổn định so với các khách hàng thông
thường khác. Tuy nhiên, theo quan điểm của tác giả, không nên xác định KHCNCC
là khách hàng gián tiếp mang lợi nhuận cho ngân hàng từ uy tín và địa vị chính trị
8


(ví dụ như lãnh đạo của các cơ quan, tổ chức có ảnh hưởng về mặt chính trị - xã
hội) do tiêu chí này nặng về định tính và khó có thể xác định được chính xác mức
độ ảnh hưởng của các cá nhân này cũng như lợi nhuận mà ngân hàng có được, nên
xếp nhóm này vào nhóm KH tiềm năng để khai thác, tiếp cận để thu hút khách hàng
về Ngân hàng mình và trở thành KHCNCC với các tiêu chí cụ thể về tài chính.
Do vậy, tác giả quan niệm rằng KHCNCC là những cá nhân có tổng tài sản
(số dư tiền gửi, giá trị khoản vay, giá trị các sản phẩm đầu tư, bảo hiểm) hoặc mức
thu nhập cá nhân (tài khoản lương, tài khoản thanh toán bình quân) đáp ứng tiêu chí
yêu cầu của mỗi NHTM, trực tiếp sử dụng sản phẩm dịch vụ tại NHTM và mang lại
nguồn tài sản lớn và thu nhập lớn, ổn định cho ngân hàng.
Dịch vụ KHCNCC là dịch vụ của ngân hàng hướng tới phục vụ các khách
hàng này. Các dịch vụ này bao gồm các dịch vụ ngân hàng tiêu chuẩn như tiền gửi,
tiền vay, thẻ, sản phẩm tư vấn tài chính cá nhân… với các ưu đãi đặc biệt và các

dịch vụ bổ sung được thiết kế riêng như đầu tư, bảo hiểm, định cư, quản lý tài sản…
hay các dịch vụ giá trị gia tăng như hệ thống đối tác ưu đãi về mua sắm, ẩm thực, du
lịch, giáo dục,...
Với cách đặt vấn đề như trên có thể quan niệm: Dịch vụ KHCNCC là hệ
thống các hoạt động dịch vụ ngân hàng nhằm hướng tới một đối tượng khách hàng
nhất định đáp ứng tiêu chí yêu cầu của ngân hàng là “KHCNCC” để thỏa mãn được
nhu cầu đa dạng của đối tượng này.
1.2.2. Đặc điểm của dịch vụ KHCNCC
So với các ngành dịch vụ khác trong ngân hàng, sức hấp dẫn của một phân
khúc thị trường dành cho KHCNCC tạo ra một số đặc điểm khác biệt của dịch vụ
KHCNCC, cụ thể như sau:
- KHCNCC có số lượng không lớn tuy nhiên lại là đối tượng đóng góp lớn
vào doanh thu của phân khúc KHCN và có sự đòi hỏi cao về chất lượng dịch vụ.
- Sản phẩm dịch vụ KHCNCC đa dạng, giá trị mỗi giao dịch cao, rủi ro
tương đối thấp do dịch vụ KHCNCC nằm trong dịch vụ ngân hàng bán lẻ có đối
tượng là các KHCN không tập trung vào đối tượng KH là tổ chức kinh tế, trung
9


gian tài chính với các giá trị giao dịch lớn, độ rủi ro cao như dịch vụ ngân hàng bán
buôn nên rủi ro tương đối thấp.
- Chi phí dành cho các KHCNCC thường cao: Do các dịch vụ KHCNCC
được xây dựng trên nhiều kênh phân phối đa dạng để phục vụ cho các khách hàng
khó tính trên diện rộng, tuy nhiên việc mạng lưới KHCNCC trải nhỏ lẻ trên diện
rộng nên việc giao dịch không thuận tiện và chi phí cho những giao dịch cao cấp là
khá cao. Đồng thời sự đầu tư nhiều vào cơ sở vật chất, con người để phục vụ
KHCNCC thường cao hơn so với KHCN thông thường để KHCNCC cảm nhận
được sự khác biệt và ưu tiên của ngân hàng dành cho KH.
- Dịch vụ KHCNCC yêu cầu nền tảng công nghệ thông tin hiện đại để tăng
tốc độ xử lý giao dịch và đảm bảo sự an toàn trong giao dịch cho KHCNCC vì các

KHCNCC phần lớn là KH giàu có, khó tính, hiểu biết rộng, luôn bận rộn và đòi hỏi
cao yêu cầu xử lý giao dịch nhanh chóng, chính xác và an toàn.
- Đội ngũ nhân viên phục vụ KHCNCC thường chuyên nghiệp, giàu kinh
nghiệm để có thể chăm sóc, tư vấn và đáp ứng tốt nhất nhu cầu của KHCNCC vì
KHCNCC là những người có mối quan hệ rộng và hiểu biết đa ngành nghề.
- Dịch vụ KHCNCC là dịch vụ cao cấp, hiện đại, và yêu cầu đầu tư nhiều
vào cơ sở vật chất, con người vì mục đích chính là đem lại chất lượng dịch vụ khác
biệt so với KHCN thông thường; làm hài lòng các KHCNCC khó tính, giàu có, tăng
doanh thu thuần từ phân khúc này.
1.2.3. Các loại dịch vụ KHCNCC
Dịch vụ KHCNCC bao gồm các dịch vụ ngân hàng cơ bản và các dịch vụ
dành riêng cho KHCNCC.
1.2.3.1. Các dịch vụ ngân hàng cơ bản
* Huy động vốn
Huy động vốn là hoạt động nhằm tạo lập nguồn vốn để cho vay và đầu tư.
Thông qua các biện pháp và công cụ được sử dụng, các ngân hàng huy động nguồn
vốn từ khách hàng dưới các hình thức chủ yếu như: tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi
có kỳ hạn, phát hành giấy tờ có giá (kỳ phiếu, trái phiếu ngân hàng…) và các hình
10


thức tiền gửi khác. Các KHCN có nguồn vốn nhàn rỗi tuy không lớn nhưng với số
lượng khách hàng đông sẽ tạo nên một nguồn huy động vốn tiềm năng và dồi dào
cho các ngân hàng.
* Cho vay
Hoạt động cho vay dành cho KHCNCC các khoản vay ngắn hạn, trung và dài
hạn, bao gồm: cho vay du học, cho vay bất động sản, cho vay tiêu dùng, cho vay
kinh doanh chứng khoán, cho vay sản xuất kinh doanh, cho vay thấu chi, cho vay
cầm cố giấy tờ có giá…Tỷ trọng cho vay đối với KHCN ngày càng lớn trong tổng
dư nợ cho vay của ngân hàng, nó góp phần tăng doanh thu, lợi nhuận cho các

NHTM.
Các KHCNCC thường là các khách hàng có tài sản lớn nên nhu cầu vay tiêu
dùng không lớn mà chủ yếu họ có nhu cầu có nhu cầu đầu tư vào kinh doanh, bất
động sản hoặc tiêu dùng những mặt hàng xa xỉ như xe hơi hạng sang hay mua biệt
thự, nhà phố. Vì vậy, các khoản vay của KHCNCC thường rất lớn và đòi hỏi Ngân
hàng phải đáp ứng được các yêu cầu của KHCNCC như chính sách giá tốt, thủ tục
vay vốn nhanh gọn.
* Dịch vụ Thẻ
Thẻ ngân hàng là một sản phẩm tài chính cá nhân đa chức năng do ngân
hàng phát hành, đem lại nhiều tiện ích cho khách hàng. Thẻ có thể sử dụng để rút
tiền, gửi tiền, cấp tín dụng, thanh toán hóa đơn dịch vụ hay để chuyển khoản. Nhìn
chung có hai loại cơ bản là thẻ ghi nợ (nội địa và quốc tế) và thẻ tín dụng.
Dịch vụ thẻ trong tổng quan dịch vụ KHCNCC là một trong những sản phẩm
chủ đạo mang đến sự tiện ích cho khách hàng, nhất là những người thường xuyên di
chuyển và có nhu cầu tiêu dùng cao (đặc biệt là các sản phẩm thẻ tín dụng quốc tế)
* Dịch vụ thanh toán:
Dịch vụ thanh toán là việc cung ứng các phương tiện, phương thức thanh
toán và các dịch vụ thanh toán khác để ngân hàng thay mặt khách hàng thực hiện
thanh toán cho cá nhân hoặc tổ chức theo yêu cầu của khách hàng. Đối tượng sử
dụng dịch vụ thanh toán rất đa dạng như các đơn vị thực hiện chi trả lương qua tài
11


khoản, cá nhân/tổ chức thanh toán hóa đơn điện, điện thoại, nước, truyền hình cáp,
nộp thuế…. Để có thể sử dụng dịch vụ này, khách hàng phải mở tài khoản thanh toán
tại ngân hàng và duy trì trong tài khoản một lượng tiền nhất định. Dịch vụ thanh toán
sẽ được thực hiện khi khách hàng có nhu cầu và có đủ tiền trong tài khoản.
Dịch vụ chuyển tiền là việc tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán thực hiện
theo yêu cầu của bên trả tiền nhằm chuyển một số tiền nhất định cho bên thụ hưởng.
Có 02 loại dịch vụ chuyển tiền: chuyển tiền trong nước và chuyển tiền quốc tế. Với

việc hội nhập kinh tế thì dịch vụ chuyển tiền và nhận tiền kiều hối đang phát triển
rất mạnh mẽ. Một loạt các tổ chức tài chính quốc tế uy tín như Wester Union,
Money Gram,.. đã thực hiện liên kết, hợp tác với gần như toàn bộ các NHTM của
Việt Nam để thực hiện chuyển tiền ra nước ngoài hoặc chi trả kiều hối từ nước
ngoài về Việt Nam.
* Ngân hàng đi n t
Dịch vụ ngân hàng điện tử hiểu theo nghĩa trực quan là một loại dịch vụ ngân
hàng được khách hàng thực hiện nhưng không phải đến quầy giao dịch gặp nhân
viên ngân hàng. Hiểu theo nghĩa rộng hơn, đây là sự kết hợp giữa một số hoạt động
dịch vụ ngân hàng truyền thống với công nghệ thông tin và điện tử viễn thông. Hiện
nay dịch vụ ngân hàng điện tử hiện đại của các ngân hàng có thể kể đến như: Call
center, Phone banking, Mobile banking, Home banking, Internet banking…là
những dịch vụ được nhiều khách hàng lựa chọn. Với các dịch vụ này, khách hàng
không phải đến ngân hàng, cũng không phải mất quá nhiều thời gian mà vẫn có thể
thực hiện được các giao dịch cần thiết như: chuyển khoản, kiểm tra tài khoản, thanh
toán hóa đơn, giao dịch tiền gửi cũng như tiền vay…
Đối với KHCNCC thì dịch vụ ngân hàng điện tử sẽ giúp cho khách hàng tiết
kiệm phần lớn thời gian giao dịch. Với mỗi giao dịch chuyển tiền thay vì mất từ một
đến hai giờ ra ngân hàng thì khách hàng chỉ cần 5 phút thực hiện giao dịch qua
mạng internet là hoàn thành. Do tiện ích trên nên dịch vụ ngân hàng điện tử luôn
nhận được sự quan tâm rất lớn của đối tượng KHCNCC.
12


1.2.3.2. Các dịch vụ ngân hàng đặc thù dành riêng cho KHCNCC
* Tư vấn đầu tư tài chính cá nhân
Trong hoàn cảnh thị trường tài chính ngày càng phát triển, các cơ hội đầu tư
trên thị trường tài chính rất lớn, đặc biệt là với những cá nhân có tài sản lớn họ luôn
có những cơ hội đầu tư mang lại lợi nhuận cao hơn khi gửi tiền tiết kiệm. Do đó,
với lợi thế am hiểu về thị trường tài chính, các ngân hàng phải trở thành những nhà

tư vấn tài chính cho khách hàng, bao gồm:
+ Tư vấn về các sản phẩm đầu tư (trái phiếu, danh mục cổ phiếu, các quỹ đầu tư…)
+ Phát hành các phân tích hoặc báo cáo liên quan đến các sản phẩm đầu tư
+ Thông tin về các chương trình đầu tư
+ Tham gia chuẩn bị các hợp đồng bảo hiểm nhân thọ nhằm đáp ứng nhu cầu
bảo vệ của KH và gia đình KH.
* Tư vấn du học, định cư nước ngoài, chuyển tiền định cư
Trong xu thế hội nhập quốc tế, các KHCNCC là các đối tượng KH có tiền và
tài sản lớn, thường có nhu cầu đi du lịch nước ngoài cao và có nhu cầu cho con cái
được học tập ở các quốc gia phát triển trên thế giới, nhu cầu chuyền tiền du học,
nhu cầu cho con định cư và sinh sống tại nước ngoài càng ngày càng gia tăng. Do
đó với lợi thế là ngành hiện đại và có mạng lưới các đối tác nước ngoài uy tín, am
hiểu luật pháp các quốc gia, ngân hàng phải trở thành các nhà tư vấn định cư,
chuyển tiền định cư/nước ngoài cho KHCNCC để tư vấn cho KH các kênh chuyền
tiền an toàn, đảm bảo quy định pháp luật các nước.
* Quản lý tài sản:
Đây là dịch vụ trung tâm của dịch vụ KHCNCC. Dịch vụ này được triển khai
dưới hình thức thực hiện theo ủy thác của khách hàng, trong đó các NHTM cung
ứng cho khách hàng nhiều loại hình ủy thác đầu tư khác nhau. Dịch vụ quản lý tài
sản thông thường bao gồm quản lý ngân quỹ, quản lý tín thác và dịch vụ bảo quản
tài sản cho khách hàng.
* Các dịch vụ khác:
+ Kế hoạch hưu trí: Hiện nay, các quỹ hưu trí rất phổ biến trên thế giới nhằm
đảm bảo cho người lao động khi nghỉ hưu có cuộc sống ổn định và đảm bảo nguồn
13


×