Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

SKKN TIỂU HỌC HAY Giữ vở sạchViết chữ đẹp” ở lớp 4A6 Trường Tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (390.7 KB, 27 trang )

UBND HUYỆN ………

Tác giả: ……………………………

SÁNG KIẾN
GIỮ VỞ SẠCH-VIẾT CHỮ ĐẸP


MỤC LỤC
Nội dung
PHẦN MỞ ĐẦU

Trang
1

I. Bối cảnh của sáng kiến

1

II. Lý do chọn đề tài

1

III. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu

2

IV. Mục đích nghiên cứu

3
PHẦN NỘI DUNG



4

I. Thực trạng của việc rèn “Giữ vở sạch-Viết chữ đẹp” ở lớp 4A6
Trường Tiểu học .......................

4

1. Tình hình lớp 4A6

4

2. Thực trạng ‘Giữ vở sạch -Viết chữ đẹp” ở lớp 4A6

4

II. Nội dung sáng kiến

5

1. Biện pháp 1: Tạo cho HS tinh thần quyết tâm rèn chữ viết

5

2. Biện pháp 2: Phân loại nhóm chữ viết và rèn luyện

6

3. Biện pháp 3: Tổ chức dạy học có hiệu quả ở phân môn Chính tả


8

4. Biện pháp 4: Rèn VSCĐ cho HS kết hợp đồng bộ với giáo viên dạy
môn học khác

11

5. Biện pháp 5: Phối hợp với phụ huynh trong việc rèn vở sạch chữ đẹp
cho HS lớp 5

12

6. Biện pháp 6: Tổ chức các hình thức thi đua VSCĐ cho học sinh

14

III. Khả năng áp dụng của sáng kiến

15

IV. Hiệu quả của sáng kiến

16

1. Hiệu quả kinh tế

16


2. Hiệu quả xã hội


16
PHẦN KẾT LUẬN

18

1. Những bài học kinh nghiệm

18

2. Ý nghĩa của sáng kiến

18

3. Đánh giá việc áp dụng và khả năng phát triển của sáng kiến

18

4. Đề xuất và kiến nghị

18

5.Cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền

19


DANH MỤC NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT
HS
Học sinh:

Hướng dẫn:

HD

Giáo dục:

GD

Giáo viên:

GV

Phụ huynh học sinh:

PHHS

Phương pháp:

PP

Sách giáo khoa:

SGK

Giữ vở sạch – viết chữ đẹp

GVS – VCĐ


PHẦN MỞ ĐẦU

I. Bối cảnh của giải pháp
Viết chữ đẹp là nguyện vọng và lòng mong mỏi của tất cả mọi người, mọi
giáo viên (GV) và học sinh (HS). Đối với GV Tiểu học thì đây là mục tiêu hàng
đầu bên cạnh việc dạy cho các em biết đọc, viết thông thường thì luyện viết chữ
đẹp nói riêng cũng như vấn đề luyện chữ nói chung vẫn còn là một vấn đề rất đáng
được chú trọng trong các nhà trường.
Chúng ta biết rằng chữ viết có tầm quan trọng đặc biệt ở bậc Tiểu học, HS
phải dùng chữ viết để học tập và giao tiếp. Vì vậy, chữ viết không những có quan
hệ mật thiết tới chất lượng học tập ở các môn học mà còn góp phần rèn luyện một
trong những kĩ năng hàng đầu của việc học môn Tiếng Việt trong trường Tiểu học –
đó là kĩ năng viết chữ. Nếu học sinh viết đúng, đẹp, rõ ràng, đảm bảo tốc độ quy
định thì HS có điều kiện để ghi chép bài học tốt, nhờ vậy mà kết quả học tập tốt
hơn, ngược lại viết xấu sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng học tập của các
em.
Năm học 2018- 2019 tôi được phân công chủ nhiệm lớp 4A6, gồm có 26 em
học sinh. Các em đi học đa số đúng độ tuổi, có sức khẻo tốt, có nề nếp, ý thức học
tập. Các em đều vâng lời, kính trọng thầy cô, tham gia tích cực các hoạt động giáo
dục và phong trào thi đua trong nhà trường.
Các phong trào thi đua trong năm học nhằm nâng cao chất lượng “Vở sạch –
Chữ đẹp” đã thu hút được nhiều học sinh tham gia. Những HS đạt tiêu chuẩn “Vở
sạch – Chữ đẹp” là những học sinh có ý thức giữ gìn sách vở cẩn thận, chữ viết
đúng, đẹp đã thể hiện được sự trân trọng của bản thân với nhiệm vụ học tập, từ đó
thể hiện sự say mê, yêu thích, tự giác học tập của HS, tình cảm gắn bó của HS với
trường lớp, với thầy cô.
Song số lượng HS nêu trên của lớp chưa được cao, có những em nét chữ viết
đẹp song trình bày chưa khoa học ở tất cả các môn, có những em biết giữ vở sạch,
trình bày rõ ràng, sáng sủa nhưng nét chữ chưa đều, chưa cân đối. Có những em chỉ
viết đẹp, trình bày đẹp ở môn chính tả nhưng các môn khác lại viết chữ chưa đẹp,
bài tập ở nhà còn trình bày chưa đẹp và khoa học. Các emtham gia dự thi phong
trào “Vở sạch – Chữ đẹp” còn ít, tham gia chưa thực sự có hứng thú và tích cực

trong việc rèn chữ, giữ vở.
Để đạt được tiêu chuẩn “Vở sạch- Chữ đẹp” cần phải có thời gian, sự kiên
nhẫn của giáo viên và tấm lòng kiên trì của học sinh.
II. Lí do chọn sáng kiến
Chúng ta đang ở trong một thời đại mới, thời đại công nghiệp hoá, hiện đại
hoá đất nước. Thời đại thông tin bùng nổ, mọi người thường ngồi với chiếc máy vi
tính của mình để soạn thảo một văn bản thay vì cầm bút viết trên giấy. Việc rèn chữ
của mọi người bị chìm vào quên lãng.
Ở trong trường Tiểu học cũng vậy, trong những năm gần đây, học sinh viết
chữ xấu là một tình trạng đáng báo động. Hiện nay học sinh lựa chọn đủ các loại


bút để viết, đặc biệt là học sinh yêu thích chiếc bút bi của mình hơn là những loại
bút chấm mực ngày xưa. Mặt khác, chữ viết của khá nhiều giáo viên chưa đúng quy
định cũng ảnh hưởng rất nhiều đến việc rèn chữ của học sinh. Mỗi thầy, cô giáo
được coi như một tấm gương phản chiếu để học sinh soi rọi vào đó. Lứa tuổi học
sinh Tiểu học là lứa tuổi hay “bắt chước”, giáo viên viết như thế nào thì học sinh
viết như thế đó.
Trong việc học Tiếng Việt ở nhà trường Tiểu học, kĩ năng viết Tiếng Việt của
học sinh là kĩ năng hàng đầu, viết đúng chữ, rõ ràng, tốc độ nhanh để học sinh ghi
chép bài học tốt, nhờ vậy kết quả học tập sẽ cao hơn.
Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng nói: "Chữ viết cũng là một biểu
hiện của nết người. Dạy cho học sinh viết đúng, viết cẩn thận, viết đẹp là góp
phần rèn luyện cho các em tính cẩn thận, lòng tự trọng đối với mình cũng như
đối với thầy và bạn đọc bài vở của mình.''
Thật vậy, nhìn trang vở của học sinh với những dòng chữ đều tăm tắp, sạch
sẽ thì cả cha mẹ và thầy cô đều dấy lên một niềm vui. Chúng ta như đặt niềm tin
vào tương lai con trẻ.
Việc rèn ''Giữ vở sạch - Chữ đẹp'' trong nhà trường Tiểu học góp phần quan
trọng hình thành cho học sinh những phẩm chất đạo đức tốt như tính cẩn thận, tính

kỉ luật và khiếu thẩm mĩ.
Thực tế về chữ viết của học sinh trong nhà trường Tiểu học nói chung và
trong Trường Tiểu học ...................... nói riêng có nhiều vấn đề cần quan tâm, bản
thân tôi là giáo viên dạy học lớp 4 ở trường Tiểu học ......................, tôi rất băn
khoăn trước chất lượng chữ viết và ý thức giữ gìn vở viết của học sinh. Trong tập
thể lớp có một số em viết đẹp, có ý thức giữ vở sạch, xong mới chỉ là số ít, nhiều
em học sinh viết chưa chuẩn về nét chữ, độ cao chữ và điểm đặt bút, dừng bút chưa
đúng, trình bày bài viết chưa sạch sẽ, ý thức giữ vở chưa cao. Trước yêu cầu của
phong trào: ''Giữ vở sạch - Viết chữ đẹp" của ngành phát động, với trách nhiệm
của người giáo viên tôi đã mạnh dạn chọn giải pháp: “Một số biện pháp rèn “Giữ
vở sạch - Viết chữ đẹp” cho học sinh lớp 4A6 Trường Tiểu học ......................”.
Để nghiên cứu vận dụng vào những giờ dạy trên lớp nhằm góp phần giáo dục đào
tạo thế hệ mới toàn diện về thể chất và tri thức. Với mong muốn góp chút sức mình
trong việc giáo dục nâng cao chất lượng học sinh của trường.
III. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
- Phạm vi áp dụng của sáng kiến: Trường Tiểu học ......................
xã ......................, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La.
- Lĩnh vực nghiên cứu của sáng kiến: Một số biện pháp rèn “Giữ vở sạch,
viết chữ đẹp” cho HS lớp 4A6 Trường Tiểu học .......................
- Đối tượng: Học sinh lớp 4A6 Trường Tiểu học ......................
xã .......................
IV. Mục đích nghiên cứu
Sáng kiến một số biện pháp rèn “Giữ vở sạch-Viết chữ đẹp” cho HS lớp
4A6 nhằm góp phần nâng cao hiệu quả của vấn đề “Giữ vở sạch-Viết chữ đẹp” cho


HS lớp 4A6 nói riêng, HS Tiểu học nói chung theo đúng mục tiêu dạy học theo
phương pháp rèn chữ viết theo mẫu quy định.
Qua việc áp dụng sáng kiến này, bản thân tôi muốn góp thêm một số giải
pháp cụ thể nhằm khắc phục những tình trạng nêu ở trên giúp các em có kĩ năng

viết đúng mẫu, ngay ngắn, dễ đọc, đủ nét, đủ dấu, không sai lỗi chính tả. Vở sách
đẹp, trình bày có khoa học, có ý thức giữ vở sạch.
Sáng kiến còn đưa ra một số biện pháp nhằm đưa phong trào “Giữ vở sạchViết chữ đẹp” ngày một đi lên và có kết quả cao nhằm nâng cao chất lượng giáo
dục học sinh lớp 4A6 Trường Tiểu học .......................


PHẦN NỘI DUNG
I. Thực trạng của việc rèn “Giữ vở sạch-Viết chữ đẹp” ở lớp 4A6 Trường
Tiểu học .......................
1. Tình hình lớp 4A6
1.1. Ưu điểm:
Lớp có 26 học sinh đều là HS dân tộc Thái, Mông, Khơ Mú thuộc địa bàn xã
......................, các em có đủ sách, vở, đi học đúng giờ, đa số các em có ý thức học
tập.
1.2. Hạn chế:
- Trong lớp 100% học sinh là người dân tộc nên nhiều em đọc bài phát âm
chưa chuẩn, viết chưa rõ nên việc học tập còn gặp nhiều khó khăn.
- Một số học sinh chưa viết đúng chiều cao, chiều rộng các con chữ, vị trí
dấu thanh, điểm đặt bút, dừng bút, khoảng cách giữa các con chữ, khoảng cách giữa
các tiếng, còn viết sai một số phụ âm và một số vần. Một số em trình bày chưa
khoa học.
- Khả năng phân tích tổng hợp, tư duy còn hạn chế, một số em không có khả
năng vận dụng.
- Một số học sinh chưa tự giác luyện viết chữ, chưa có động cơ học tập còn ỷ
lại.
- Tâm lí e ngại chữ viết xấu dẫn đến tư tưởng ngại viết, thiếu tự tin.
* Nguyên nhân của những hạn chế trên:
- Vốn tiếng Việt của một số em dân tộc còn hạn chế việc phát âm một số từ
ngữ chưa chuẩn, chưa chính xác.
- Nhiều học sinh ngoài việc học tập các em còn phải phụ giúp gia đình, việc

học tập của các em chưa được phụ huynh quan tâm đúng mức. Phần nào hạn chế
đến việc học của các em.
Đó là những nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng “Giữ vở sạchViết chữ đẹp.”
2. Thực trạng “Giữ vở sạch-Viết chữ đẹp” ở lớp 4A6
Để nắm được cụ thể chất lượng của học sinh lớp mình về "Vở sạch - Chữ
đẹp", tôi đã tiến hành kiểm tra khảo sát đầu năm học và thu được kết quả như sau:

Tổng số
học sinh
26

Loại A
SL
0

Loại B

Loại C

Loại D

Tỷ lệ %

SL

Tỷ lệ %

SL

Tỷ lệ %


SL

Tỷ lệ %

0

3

11,5

10

38,5

13

50

Với chất lượng vở sạch chữ đẹp chưa cao, số lượng học sinh tham gia ít, qua
tìm hiểu thực tế ở đồng nghiệp trong và ngoài trường, tôi đã tìm ra một số nguyên
nhân cơ bản sau:


- Tổ chức dạy phân môn chính tả chưa khai thác triệt để, để có kết quả cao
trong việc rèn luyện kĩ năng chữ viết cho học sinh.
- Các giáo viên bộ môn khác chưa thực sự quan tâm đến yêu cầu về kĩ năng
viết chữ cho học sinh và phong trào ''Vở sạch - Chữ đẹp'' của trường đề ra.
- Giáo viên chưa có biện pháp tích cực trong sự phối hợp với phụ huynh học
sinh, với chính quyền địa phương.

- Các đợt thi đua chưa được tổ chức phong phú và sinh động từ tập thể nhỏ:
như trong tổ, trong lớp để khích lệ động viên học sinh rèn luyện và tham gia.
Đây là những nguyên nhân cơ bản ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng "Vở
sạch - Chữ đẹp" của học sinh. Khắc phục được những nguyên nhân trên thì sẽ đạt
hiệu quả cao trong việc rèn VSCĐ cũng như nâng cao chất lượng giáo dục Tiểu
học, trong giai đoạn mới hiện nay.
II. Nội dung sáng kiến
Qua nghiên cứu thực trạng “Giữ vở sạch – viết chữ đẹp” của học sinh lớp
4A6, tôi xin đưa ra một số biện pháp rèn “Giữ vở sạch- viết chữ đẹp” nhằm nâng
cao chất lượng giáo dục học sinh như sau:
1 Biện pháp 1: Tạo cho HS tinh thần quyết tâm rèn luyện chữ viết
1.1. Mục đích
- Giáo viên động viên, khích lệ giúp học sinh có tinh thần quyết tâm rèn chữ
viết.
- Học sinh có ý thức rèn luyện chữ viết của mình.
1.2. Nội dung và cách tiến hành
Trước hết tôi cho các em xem những bài viết chữ đẹp của anh chị lớp trước
(hoặc của chính học sinh trong lớp). Mặt khác kể cho các em nghe tấm gương rèn
chữ của Cao Bá Quát: Học giỏi, hiểu rộng nhưng chữ lại xấu. Ông phải kiên trì
luyện viết ngày đêm mới đẹp được và trở thành nhà thư pháp nổi tiếng. Qua đó
động viên khích lệ các em tinh thần học hỏi, quyết tâm rèn luyện chữ viết của
mình.
1.3. Hiệu quả
Sau một thời gian đưa biện pháp trên áp dụng đối với học sinh lớp 4A6
tôi thấy một số em đã có ý thức rèn luyện chữ viết của mình. Các em thấy được
niềm vui và hứng thú hơn trong việc rèn luyện chữ viết.
1.4. Tính mới
Đây là biện pháp rất quan trọng, nó ảnh hưởng không nhỏ đến kỹ năng viết
chữ của các em, bởi có lòng say mê, thích thú với công việc gì thì làm công việc đó
mới toàn tâm, toàn ý và mới đạt kết quả cao được.Từ đó các em phát huy được

ngôn ngữ viết của mình.
Việc tạo ra hứng thú học tập cho học sinh cũng là một nghệ thuật của người
giáo viên. Khi người giáo viên đã tạo cho các em lòng say mê, hứng thú, tinh thần
quyết tâm rèn chữ viết thì việc viết chữ sẽ là niềm vui của mỗi em học sinh.
1.5. Ưu, nhược điểm của giải pháp


* Ưu điểm:
- Nhanh chóng giúp HS có tinh thần quyết tâm, lòng say mê, hứng thú trong
việc rèn chữ viết. Các em đã có ý thức rèn luyện chữ viết của mình.
* Nhược điểm:
- Còn một số em chưa thực sự thấy được tầm quan trọng của việc rèn chữ,
giữ vở, mới đầu một số em chữ viết cẩu thả, còn xấu một phần là do các em chưa
nắm rõ về quy trình chữ viết.
Trong quá trình rèn chữ không phải em nào cũng tiến bộ ngay và sự tiến bộ
là không đồng đều. Vì có những em trước đây viết xấu không phải vì không viết
được đẹp mà là do ẩu, cẩu thả, viết ngoáy cho xong...có em viết xấu là do không
viết được đẹp hoặc chưa tìm ra biện pháp rèn chữ thích hợp.
2. Biện pháp 2: Phân loại nhóm chữ viết và rèn luyện
2.1. Mục đích
- Giúp học sinh nắm chắc được mẫu chữ cái viết thường, chữ viết hoa, chữ
cái viết thường và chữ cái viết hoa, liên hệ nét trong chữ ghi tiếng.
2.2 Nội dung và cách tiến hành
Để học sinh viết chữ đúng kích thước tôi giúp các em nắm chắc
- Mẫu chữ cái viết thường:
+ Các chữ cái; b, g, h, k, l, y được viết với chiều cao 2,5 li.
+ Chữ cái t được viết với chiều cao 1,5 li.
+ Các chữ cái r, s được viết với chiều cao1,25 li.
+ Các chữ cái d, đ, p, q được viết với chiều cao 2 li.
+ Các chữ cái còn lại: o, ô, ơ, a, ă, â, e, ê, i, u, ư, c, n, m, v, x viết với chiều

cao 1 li.
- Chữ viết hoa: Tất cả đều có độ cao 2,5 li, riêng chữ G và chữ Y cao 4 li.
Trong bộ chữ viết hoa, có các chữ A, M, N, V, Q có hai cách viết.
Căn cứ vào cấu tạo của cách viết các chữ cái tôi chia ra các nhóm chữ và vào
quy trình viết chữ ghi tiếng tôi rèn cho học sinh như sau:
- Chữ cái viết thường:
* Nhóm 1: Nét cong c, o, ô, ơ, e, ê, x
- Học sinh viết xấu ở chỗ nét cong không đều, nét tròn viết quá nhỏ hoặc quá
to.
- Hướng dẫn: Viết lại chữ o vì viết đúng chữ này học sinh dễ dàng viết đúng
các chữ còn lại trong nhóm. Khi hướng dẫn, tôi đặc biệt lưu ý: Điểm dừng bút
trùng với điểm đặt bút, điểm này chính là điểm thêm dấu hỏi phía phải để tạo chữ
"ơ" và điểm liên kết để nối chữ khi viết nhanh.
* Nhóm 2: Nhóm các chữ cái có nét cơ bản là nét cong phối hợp với nét móc
(hoặc nét thẳng): a, ă, â, d, đ, q
- Học sinh hay viết sai ở chỗ:
+ Không có điểm uốn lượn.
+ Phần lượn của nét không đúng kích thước.


+ Phần sổ thẳng gẫy nét.
- Tôi đã hướng dẫn học sinh viết cho đúng bằng cách:
+ Gọi học sinh lên bảng viết.
+ Dùng phấn màu sửa lại chỗ sai.
+ Nhấn mạnh điểm đặt bút, điểm dừng bút.
Với chữ cái viết thường tôi sửa theo từng loại nét, sửa dứt điểm xong loại này
mới sang loại khác.
* Nhóm 3: Nhóm các chữ cái có nét cơ bản là nét móc: i, t, u, ư, p, n,
m
- Học sinh viết chưa đẹp ở điểm uốn lượn hoặc sai ở điểm bắt đầu và điểm

kết thúc của chữ.
- Tôi đã sửa sai cho học sinh đó lên ngay bài viết bằng bút đỏ.
* Nhóm 4: Nhóm các chữ cái cơ bản là nét khuyết (hoặc nét cong phối hợp
với nét móc): l, h, k, b, y, g
- Học sinh hay viết sai ở chỗ nét móc hai đầu có nét nhỏ ở giữa và điểm đặt
bút và dừng bút.
- Tôi sửa sai cho học sinh bằng cách hướng dẫn học sinh điểm đặt bút, dừng
bút viết nét móc và cách lượn nét nhỏ ở giữa. Nếu học sinh vẫn viết sai tôi viết mẫu
cho học sinh tập viết lại những chữ đó.
* Nhóm 5: Nhóm chữ cái có nét móc phối hợp với nét cong: r, v, s
- Học sinh hay sai ở chỗ điểm đặt bút viết nét móc và điểm lượn nét cong.
Nếu học sinh vẫn viết sai tôi dùng bút đỏ sửa lại và viết mẫu cho học sinh tập viết
lại ở nhà, có kiểm tra đánh giá .
- Chữ cái viết hoa.
* Các em hay sai điểm uốn lượn như chữ: E, G, S, T, X, K,
* Cách hướng dẫn: Giảng lại cấu tạo, quy trình viết chữ, cách lượn bút và lia
bút. Nếu học sinh vẫn chưa sửa được tôi dùng bút đỏ sửa lại cho đúng.
- Liên hệ nét trong chữ ghi tiếng:
Với học sinh lớp 5 Nà Hỳ để viết đúng tốc độ, tiến tới viết nhanh, viết đẹp
cần hướng dẫn quy trình viết chữ liền mạch: Viết các con chữ theo thứ tự từ trái
sang phải, sau đó mới viết dấu phụ và dấu thanh. Để viết liền mạch thì việc liên kết
nét là hết sức quan trọng. Các em phải có kĩ năng lia bút, rê bút một cách thành
thạo.
* Khi liên kết nét, học sinh viết chưa đẹp trong các trường hợp sau:
+ Hay viết sít nhau.
+ Nối các con chữ viết thường khi không có nét liên kết.
+ Chữ viết thường đứng sau chữ viết hoa.
* Hướng dẫn:
- Cần phải tạo nét phụ, sử dụng kĩ năng lia bút, rê bút để viết.
Ví dụ: Nét phụ từ o đến a: Ξ

Nét phụ từ b đến a: ba


Cả hai trường hợp này khoảng cách từ con chữ trước đến con chữ sau là 1/2
con chữ o tưởng tượng.
2.3. Điều kiện thực hiện
- Giáo viên phải nắm chắc được quy trình viết chữ cái viết thường, chữ viết
hoa, chữ cái viết thường và chữ cái viết hoa, liên hệ nét trong chữ ghi tiếng.
- Học sinh nắm được độ cao, độ rộng, khoảng cách của các chữ và luyện viết
đúng theo mẫu.
2.4. Hiệu quả
Qua quá trình áp dụng biện pháp phân loại nhóm chữ viết và rèn luyện cho
học sinh tôi thấy chữ viết của học sinh lớp 4A6 đã có những chuyển biến tích cực
như chữ viết của các em đúng với mẫu quy định hơn, đúng độ cao và khoảng cách
giữa các con chữ, nét chữ đã rõ ràng hơn trước. Khi nắm vững được kiến thức các
em đã tích cực, chủ động hơn trong việc rèn chữ, giữ vở của mình.
2.5. Tính mới
Việc phân loại nhóm chữ viết nhằm khắc phục những khó khăn trong việc
rèn chữ viết của HS, giúp HS nắm chắc được mẫu quy trình chữ cái viết thường,
chữ viết hoa, chữ cái viết thường và chữ cái viết hoa, liên hệ nét trong chữ ghi
tiếng. Từ đó HS dễ dàng tiếp thu kiến thức vận dụng thực hiện có hiệu quả việc rèn
chữ, giữ vở, giúp các em có hứng thú hơn trong học tập.
2.6. Ưu, nhược điểm của giải pháp
* Ưu điểm:
- Giúp HS hồi tưởng lại kiến thức đã học ở lớp dưới, các em nhớ lại được
quy trình của chữ viết, nắm được độ cao, độ rộng, khoảng cách giữa các chữ và
luyện viết được theo đúng mẫu.
*Nhược điểm:
- Vẫn còn một số em chữ viết chưa đúng mẫu, độ cao và khoảng cách giữa
các chữ chưa được đúng, một phần do các em chưa nắm vững cấu tạo âm, vần nên

thường đọc chậm, đọc chưa đạt tốc độ dẫn đến chất lượng chữ viết chưa cao.
3. Biện pháp 3: Tổ chức dạy học có hiệu quả ở phân môn Chính tả
3.1. Mục đích
Dạy cho học sinh năng lực viết thành thạo thuần thục, chữ viết tiếng Việt
theo các chuẩn chính tả, nghĩa là giúp học sinh hình thành các kỹ sảo chính tả.
3.2. Nội dung và cách tiến hành
Phân môn Chính tả được dạy thông qua các kiểu bài sau:
- Chính tả nghe - viết
- Chính tả nhớ - viết
* Với kiểu bài chính tả nghe - viết
Đây là kiểu trình bày chính tả thể hiện đặc trưng của phân môn chính tả.
Kiểu bài chính tả nghe viết vừa nghe, vừa tái hiện lại hình thức chữ viết của các từ,
các cụm từ, câu muốn viết đúng chính tả việc nghe của học sinh phải gắn với việc
hiểu nội dung của từ, cụm từ, câu, văn bản. Văn bản giáo viên đọc cho học sinh viết


chính tả là văn bản chứa nhiều hiện tượng chính tả cần dạy. Cấu trúc của bài chính
tả nghe - viết gồm 3 phần:
+ Bài viết nêu đoạn văn, đoạn thơ viết chính tả.
+ Viết đúng, nêu những từ ngữ có chứa hiện tượng chính tả cần rèn luyện.
+ Luyện tập: Nêu một số loại bài tập chính tả giúp học sinh hình thành củng
cố các kỹ năng viết chính tả.
Với kiểu bài này tôi đã thực hiện như sau: Việc đọc mẫu của giáo viên phải
chuẩn xác, phải đúng với chính âm, bên cạnh đó tôi đọc thong thả, rõ ràng, ngắt
nghỉ hơi hợp lý, tốc độ đọc phù hợp với tốc độ viết của học sinh.
Trước khi học sinh viết, tôi đọc thong thả, diễn cảm toàn bài chính tả, nhằm
giúp học sinh có cái nhìn bao quát, có ấn tượng chung về nội dung bài viết, học
sinh viết chính tả trên cơ sở thông hiểu nội dung văn bản sẽ tránh được các lỗi do
mình không hiểu viết.
Yêu cầu về trình bày và giữ vở được tôi nhắc nhở, hướng dẫn, kiểm tra, xem

xét thường xuyên ở các tiết học.
Qua bài dạy chính tả nghe - viết, học sinh lớp 4A6 của tôi được rèn thêm kĩ
năng viết đúng, đẹp đảm bảo yêu cầu về trình bày và giữ gìn sách vở, chất lượng
bài viết được nâng lên.
* Với kiểu bài chính tả nhớ - viết:
Kiểu bài chính tả nhớ - viết có đặc điểm riêng trong kiểu bài này bài viết
chính tả là toàn bài hoặc trích đoạn từ một bài tập đọc đã được tìm hiểu trước đó
kiểu bài này giúp học sinh nhớ lại nội dung bài đã học thuộc lòng trước đó để tự
viết lại.
Khi dạy bài chính tả nhớ viết tôi rất chú trọng đến việc giúp học sinh tái hiện
lại bài học thuộc lòng, để các em mới viết đúng, viết đẹp viết nhanh và trình bày
đẹp, sạch sẽ được. Chính vì vậy tôi yêu cầu học sinh như sau:
+ Một học sinh đọc yêu cầu của bài để các em nắm được yêu cầu cần viết
của bài là cả bài hay một đoạn.
+ Một học sinh đọc thuộc lòng đoạn thơ cần nhớ viết chính tả
Cả lớp mở sách đọc thầm để ghi nhớ đoạn thơ và những tiếng, âm, vần dễ
lẫn...
+ Học sinh tự nhớ đoạn thơ và viết chính tả.
Trước khi học sinh viết chính tả tôi chú ý nhắc học sinh cách trình bày đoạn
thơ chú ý những chữ cần viết hoa, những chữ dễ viết sai chính tả, tư thế ngồi viết
và và cách cầm bút của học sinh.
Khi dạy bài chính tả (nghe - viết): Việt Nam thân yêu
Tôi yêu cầu học sinh cách trình bày đầu bài vào giữa trang giấy cho cân đối,
cách trình bày bài thơ lục bát dòng 6 viết lùi vào 2 ô, dòng 8 viết lùi vào 1 ô.
Ví dụ:
Thứ ... ngày .... tháng .... năm ....
Chính tả (nghe - viết)


Bài: Việt Nam thân yêu

Việt Nam đất nước ta ơi!
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn.
Cánh cò bay lả dập dờn,
Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều.
Quê hương biết mấy thân yêu,
Bao nhiêu đời đã chịu nhiều thương đau.
Mật người vất vả in sâu,
Gái trai cũng một áo nâu nhuộm bùn.
Đất nghèo nuôi những anh hùng,
Chìm trong máu chảy lại vùng đứng lên.
Đạp quân thù xuống đất đen,
Súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa.
Nguyễn Đình Thi
Giáo viên theo dõi bao quát lớp, chú ý những học sinh (viết chữ xấu, viết sai
chính tả) để kịp thời nhắc nhở uốn nắn hướng dẫn thêm cho các em, giáo viên thu
chấm chữa một số bài nhận xét tuyên dương những học sinh có tiến bộ về từng mặt
(thuộc bài, viết nhanh, viết đúng chính tả, viết đẹp, trình bày sạch sẽ sáng sủa...).
Từ đó học sinh phấn khởi trong học tập và có hướng phấn đấu ở tiết học sau.
Qua bài chính tả nhớ viết học sinh cũng được rèn thêm kỹ năng viết đúng,
viết đẹp đảm bảo yêu cầu, trình bày và giữ gìn sách vở sáng sủa chất lượng bài viết
cũng được nâng lên đáng kể.
3.3. Hiệu quả
Qua quá trình thực hiện, tôi thấy chất lượng “Giữ vở sạch – viết chữ đẹp”
của HS được nâng lên rõ nét, học sinh viết thành thạo thuần thục, chữ viết tiếng
Việt theo các chuẩn chính tả, học sinh hình thành các kỹ sảo chính tả.
3.4. Tính mới
Ngoài những việc làm trên tôi còn hướng dẫn các em cách trình bày một bài
viết sao cho cân đối, hợp lý, đúng thể loại, phù hợp với trang viết. Hướng dẫn các
em viết thêm mẫu chữ sáng tạo để các em viết đẹp hơn. Dần dần đa số các em đã
biết trình bày một bài viết khoa học và có tính thẩm mĩ.

Ví dụ:
- Cách trình bài viết chính tả: Giúp học sinh có thói quen trình bày theo đúng
thể loại như: Văn xuôi, thể thơ lục bát, thơ tự do. Các em viết hoa các chữ đầu câu,
đầu dòng, độ cao và khoảng cách giữa các chữ trong bài, viết đúng tốc độ, trình bày
tên bài cân đối, cách viết tên tác giả, viết đúng mẫu chữ, viết đẹp,…
3.5. Ưu, nhược điểm của giải pháp
* Ưu điểm:
Biện pháp này giúp HS tái hiện lại hình thức chữ viết, HS rèn được kỹ năng
viết thành thạo, thuần thục chữ viết Tiếng việt theo các chuẩn chính tả. Giúp các em
viết đúng, viết đẹp, viết nhanh và trình bày sạch, đẹp.


4. Biện pháp 4: Rèn "Vở sạch – Chữ đẹp" cho học sinh kết hợp đồng bộ
với các giáo viên dạy các môn học khác
4.1. Mục đích
Là biện pháp quan trọng nhằm kết hợp với giáo viên dạy bộ môn đánh giá
nhận xét rèn cho học sinh giữ VS, viết CĐ.
4.2. Nội dung và cách tiến hành
Qua môn Chính tả và Luyện viết học sinh được trang bị bộ chữ cái la tinh
viết đúng chữ Việt chuẩn mực trong học tập và giao tiếp. Với ý nghĩa này việc rèn
vở sạch chữ đẹp cho học sinh không chỉ thể hiện ở môn Chính tả và Luyện viết mà
cần được quan tâm, hướng dẫn duy trì và phát huy ở các môn học khác của lớp 5.
Học sinh viết đúng viết đẹp, đảm bảo về tốc độ thì sẽ có điều kiện ghi chép bài tốt,
nhờ vậy kết quả học tập sẽ cao hơn, đồng thời rèn luyện cho các em những phẩm
chất cần thiết và quý giá để các em có ý thức rèn luyện các môn học. Tôi đã đưa ra
một số quy định cụ thể đối với học sinh lớp 4A6 mà tôi trực tiếp giảng dạy:
- Yêu cầu học sinh viết đúng, đẹp trình bày sạch sẽ vở giữ gìn không bị quăn
mép, có bìa bọc ở tất cả các môn học.
- Hàng tuần các giáo viên bộ môn bổ xung ý kiến với giáo viên chủ nhiệm.
- Việc kiểm tra vở viết ở các môn học được tổ chức theo các tổ hàng tuần, kết

quả lớp đánh giá theo tháng.
Về phía giáo viên tôi đề nghị các giáo viên bộ môn cùng phối hợp để thực
hiện rèn "Vở sạch - Chữ đẹp" cho học sinh với những nội dung cụ thể như sau:
+ Các giáo viên dạy chấm vở, chấm chữ của học sinh một lần trên tuần theo
dõi hướng dẫn học sinh về ý thức viết bài giữ gìn sách vở nhắc nhở và động viên
khuyến khích các em thực hiện.
+ Hàng tuần gặp gỡ giáo viên chủ nhiệm trao đổi về kết quả và chất lượng
học tập rèn luyện của học sinh. Bên cạnh việc trao đổi thường xuyên với các giáo
viên theo tuần, trong các buổi sinh hoạt chuyên môn trong tổ, tôi xin ý kiến đóng
góp xây dựng của đồng nghiệp về những kinh nghiệm để rèn vở sạch chữ đẹp cho
học sinh từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm và có biện pháp tích cực và hiệu
quả hơn, đối với học sinh lớp 5 nói riêng và học sinh Tiểu học nói chung. Sự
nghiêm khắc của giáo viên về chất lượng chữ viết ở tất cả các môn học là cần thiết.
Có như thế việc rèn chữ viết mới được củng cố đồng bộ, thường xuyên việc làm
này đòi hỏi giáo viên ngoài những hiểu biết về chuyên môn cần có sự kiên trì cẩn
thận và lòng yêu nghề mến trẻ. Chính vì vậy, người giáo viên cần duy trì thường
xuyên đồng đều nội dung rèn vở sạch chữ đẹp ở tất cả các bộ môn và suốt cả năm
học.
4.3. Hiệu quả
Qua quá trình thực hiện, tôi đã kết hợp với GV bộ môn đánh giá nhận xét
việc rèn “Giữ vở sạch – Viết chữ đẹp” của HS, thấy được không chỉ các môn học
tôi dạy mà các môn học của các GV khác các em vẫn giữ được nề nếp rèn chữ, giữ
vở của mình.
4.4. Tính mới


Biện pháp trên nhằm kết hợp với giáo viên bộ môn đánh giá, nhận xét việc
rèn luyện chữ viết của HS.
Để việc dạy dỗ rèn luyện cho học sinh lớp mình có hiệu quả, đồng bộ tôi
cùng giáo viên bộ môn thường xuyên trao đổi với nhau trực tiếp hoặc qua sổ theo

dõi của lớp để có những thông tin 2 chiều về tình hình học tập cũng như chữ viết
của học sinh. Tôi cùng giáo viên bộ môn đưa ra những biện pháp kế hoạch tốt nhất
cho học sinh học tập có hiệu quả.
4.5. Ưu, nhược điểm của giải pháp
* Ưu điểm:
Qua việc trao đổi trực tiếp với GV bộ môn hoặc sổ theo dõi của lớp Gv có
thể nắm được tình hình học tập cũng như chữ viết của HS khi không trực tiếp ở trên
lớp.
5. Biện pháp 5: Phối hợp với phụ huynh trong việc rèn “Vở sạch- Viết
chữ đẹp” cho học sinh
5.1. Mục đích
Là biện pháp quan trọng nhằm báo cáo kết quả rèn viết, giữ vở của học sinh
để cùng PHHS rèn “ Vở sạch -Viết chữ đẹp” cho học sinh.
5.2. Nội dung và cách tiến hành
- Trong dạy học cho học sinh Tiểu học nói chung và trong việc rèn vở sạch
chữ đẹp cho học sinh lớp 5 nói riêng, việc phối hợp với phụ huynh học sinh đặc
biệt quan trọng ngoài giờ học trên lớp việc quan tâm dìu dắt của giáo viên thể hiện
như người mẹ thứ hai thì ở nhà, sự động viên khuyến khích của cha mẹ sẽ củng cố
thêm niềm tin, sự hứng thú của học sinh với việc học tập. Quá trình học tập và rèn
luyện của học sinh trên lớp được giáo viên đánh giá công nhận, được tập thể lớp và
các bạn tán thưởng và ủng hộ. Ở nhà việc học tập được cha mẹ quan tâm hướng
dẫn và một lần nữa khuyến khích. Kỹ năng của học sinh được củng cố một cách hệ
thống vững chắc việc rèn vở sạch, chữ đẹp trên lớp được giáo viên uốn nắn tỉ mỉ, từ
tư thế ngồi, cầm bút để vở, đến thao tác đặt bút viết từng nét chữ gạch chân kẻ vở...
Trong tất cả các môn học các bài tập ở nhà cần được bố mẹ nhắc nhở, kiểm tra tạo
điều kiện ở góc học tập đủ ánh sáng, thời gian và yêu cầu khác phục vụ cho học
sinh.
Để phụ huynh quan tâm và thực hiện tốt yêu cầu rèn vở sạch chữ đẹp cho
học sinh lớp 5 tôi đã tiến hành những nhiệm vụ sau:
- Đến thăm và tìm hiểu gia đình, điều kiện học tập ở nhà của học sinh từ đó

thấy được mức độ quan tâm của từng phụ huynh với học sinh.
- Gặp gỡ trao đổi với phụ huynh học sinh về tác dụng ý nghĩa giáo dục và
mục đích rèn "Vở sạch - Chữ đẹp" cho học sinh qua các hình thức sổ liên lạc, gặp
tại gia đình, qua các kỳ họp phụ huynh, qua trao đổi bằng điện thoại.
- Đề ra một số yêu cầu đề nghị phụ huynh học sinh tham gia kết hợp với nhà
trường thực hiện nhiệm vụ rèn "Vở sạch - Chữ đẹp" cho học sinh qua việc khảo
sát chất lượng chữ viết của học sinh đầu năm cùng với việc tìm hiểu điều kiện học
tập ở nhà của học sinh đã nêu ra một số đề nghị đối với phụ huynh như sau:


+ Tạo điều kiện để học sinh có góc học tập có bàn ghế ngồi học phù hợp với
học sinh, góc học tập có đầy đủ ánh sáng.
+ Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập cho học sinh: bảng con (đây là phương
tiện ưu việt để học sinh học tập), phấn trắng đảm bảo chất lượng, giẻ lau phải đủ độ
ẩm và sạch sẽ, bút viết, vở viết đúng quy định.
+ Luôn kiểm tra nhắc nhở học sinh về tư thế viết bài, yêu cầu viết đúng, viết
đẹp cách trình bày và ý thức sắp đặt giữ gìn sách vở ở nhà.
+ Có sự thông tin trao đổi thường xuyên về việc học tập của học sinh ở nhà
với giáo viên và nhà trường.
Phụ huynh học sinh lớp 4A6 tôi chủ nhiệm nhất trí với nội dung nói trên và
ủng hộ thực hiện nghiêm túc, tạo sự phấn khởi cho giáo viên chủ nhiệm góp phần
vào việc rèn vở sạch chữ đẹp cho con em mình.
5.4. Hiệu quả
Mỗi em đều có bảng mẫu chữ treo ở góc học tập. Để đạt được chất lượng
chữ viết, ngay từ đầu năm học, tôi đã hướng dẫn cụ thể cho phụ huynh chuẩn bị
những yêu cầu tối thiểu các điều kiện vật chất cho con em như: góc học tập, bàn
ghế đúng quy cách, chỗ ngồi học phải đảm bảo đủ ánh sáng. Ngoài ra còn chuẩn bị
các dụng cụ như: vở, bút, vở luyện viết …vv ... nhằm giúp các em có điều kiện
luyện ở nhà tốt hơn. Chất lượng chữ viết của các em đã có những tiến bộ rõ rệt.
5.5. Tính mới

Để gia đình quan tâm hơn, thấy được hiệu quả cụ thể hơn từ đó cùng giáo
viên tạo điều kiện thuận lợi để các em học tập đặc biệt là việc rèn chữ, giữ vở cho
các em.
Việc rèn chữ tiến hành ở lớp chưa đủ vì thời gian trên lớp còn hạn hẹp mà
còn phải rèn chữ ở nhà. Mỗi em đều có 2 loại vở rèn chữ ở nhà: vở ô ly, vở luyện
viết chữ đẹp, có như vậy các em mới có ý thức rèn luyện thường xuyên.
Biện pháp này nhằm thông tin kịp thời với phụ huynh về ý thức và sự tiến bộ
của học sinh để bố mẹ các em giúp đỡ, tạo điều kiện cho con mình rèn chữ có hiệu
quả hơn.
5.6. Ưu, nhược điểm của giải pháp
* Ưu điểm:
Qua việc trao đổi với PHHS, GV có thể báo cáo kết quả rèn chữ viết, giữ vở
của HS để cùng PHHS rèn chữ viết ở nhà cho các em vẫn đảm bảo được việc rèn
luyện của HS.
6. Biện pháp 6: Tổ chức các hình thức thi đua "Vở sạch - Chữ đẹp" cho
học sinh.
6.1. Mục đích
- Tạo ra được sự hứng thú học tập cho học sinh để nâng cao chất lượng học
tập.
6.2. Nội dung và cách tiến hành


- Các cuộc thi ở tổ, ở trường có tác dụng rất lớn tới quá trình học tập của các
em. Qua các hình thức thi đua, các em được thể hiện năng lực học tập của mình.
Các em nhận được sự đánh giá khuyến khích, tuyên dương và tạo ra được sự hứng
thú trong học tập. Hứng thú học tập đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao
chất lượng học tập.
- Qua quá trình rèn "Vở sạch - Chữ đẹp" cho học sinh tôi tạo được các cuộc
thi trong tổ, trong lớp để các em có nhiều niềm vui, phấn khởi trong học tập, phấn
chấn khi nhận được kết quả học tập do bạn bè và cô giáo khen ngợi.

- Tuần nào cũng vậy tôi dành thời gian vào cuối ngày học thứ 6 tiết 5 khoảng
10 phút để cho các em trong tổ kiểm tra vở của tổ viên cử các cá nhân xuất sắc để
thi ở lớp.
- Sau đó các tổ trưởng nêu kết quả, tôi tập hợp các cá nhân xếp loại A cắm cờ
đỏ vào bảng thi đua, loại B cắm cờ xanh.
- Hàng tháng, vào tuần cuối, tôi tổ chức thi ở lớp (danh sách được đề nghị ở
các tổ) sau đó có những hình thức tuyên dương khuyến khích với tập thể tổ có kết
quả cao và các cá nhân có số điểm cao.
- Qua các buổi thi, các em đã được đánh giá cụ thể về ưu khuyết điểm rút
kinh nghiệm và tự sửa chữa trong thời gian tiếp theo, tôi cũng tham mưu với nhà
trường cùng tổ chức tốt các đợt kiểm tra đánh giá kết quả việc rèn luyện "Vở sạch
- Chữ đẹp" cho học sinh toàn trường.
- Từ đó các em nhận thấy mục đích của việc phấn đấu rèn vở sạch chữ đẹp
tạo hứng thú trong học tập. Các em thực hiện nội dung rèn luyện chữ viết một cách
tích cực, lâu bền, thoải mái, hứng thú. Qua các hình thức thi đua từ tổ đến lớp các
em tự giác hơn trong việc giữ vở rèn chữ, đồng thời quan tâm nhắc nhở kèm cặp
bạn mình cùng thực hiện, nâng cao tính đồng đội tính tập thể trong mỗi học sinh.
6.4. Hiệu quả
- Thông qua việc rèn chữ, học sinh đã nhận thức đúng đắn về việc “ rèn chữ,
giữ vở ”.
- Có sự kiên trì và say mê rèn luyện về chữ viết, không những thế các em còn
phải chuẩn bị đầy đủ các loại vở, bút theo yêu cầu của giáo viên.
- Các em có tinh thần thi đua lẫn nhau và cùng giúp nhau rèn luyện.
- Các nhóm học sinh đã làm việc rất hiệu quả.
6.5. Tính mới
Do đặc điểm tâm lý của lứa tuổi này nên qua các cuộc thi viết chữ hoặc các
phong trào thi đua sẽ để lại cho các em những ấn tượng sâu sắc. Đó là sự ham mê
hứng thú từ đó sẽ góp phần to lớn trong kết quả rèn chữ viết của học sinh.
6.6. Ưu, nhược điểm của giải pháp
* Ưu điểm:



Biện pháp trên rất dễ thực hiện, HS đam mê và hứng thú hơn trong việc rèn
chữ viết.
III. Khả năng áp dụng của sáng kiến
1. Sáng kiến “Một số biện pháp rèn “Giữ vở sạch, viết chữ đẹp” cho HS
lớp 4A6 Trường Tiểu học ......................” được áp dụng lần đầu tại lớp 4A6 trường
Tiểu học ......................, xã ......................, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La.
2. Lĩnh vực mà sáng kiến có thể áp dụng: Một số biện pháp rèn giữ vở sạch,
viết chữ đẹp cho HS lớp 4A6 trường Tiểu học ......................, xã .......................
3. Điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
- Tình hình thực tế của lớp học.
- Bản thân giáo viên phải chú tâm, tâm huyết với nghề có kiến thức và trình
độ chuyên môn:
+ Cần nắm chắc quy trình viết chữ.
+ Thường xuyên rèn chữ viết đúng mẫu, đẹp ở mọi lúc, mọi nơi nhất là khi
viết mẫu trên bảng lớp.
+ Thường xuyên theo dõi, uốn nắn, chia ra các lỗi mà học sinh mắc phải để
sửa chữa lịp thời cho các em.
- Sự phối kết hợp với HS và gia đình bằng cách:
+ HS đi học đầy đủ,đúng giờ, chuẩn bị bài và đồ dùng đầy đủ khi đến lớp, có
đủ đồ dùng học tập sử dụng vở viết đạt tiêu chuẩn, đúng quy cách, trên lớp phải chú
ý. Ngồi viết ngay ngắn, đúng tư thế.
+ Phụ huynh tạo điều kiện cho con có nhiều thời gian hơn cho việc luyện
viết. Thường xuyên trao đổi với giáo viên chủ nhiệmđể nắm bắt được tình hình học
tập của con mình và tìm cách khắc phục.
4. Phạm vi có thể áp dụng sáng kiến: lớp 4A6 trường Tiểu học .......................
IV. Hiệu quả của sáng kiến
1. Hiệu quả kinh tế
Đổi mới phương pháp dạy giúp nâng cao chất lượng giáo dục, giúp tạo ra thế

hệ học sinh phát triển toàn diện con người mới góp phần phát triển kinh tế của đất
nước. Những giải pháp mà tôi đề xuất không thể tính được bằng giá trị vật chất
nhưng đã góp phần không nhỏ vào việc “ rèn chữ, giữ vở ”cho học sinh.
Sáng kiến giúp GV có thêm nhiều thời gian tổ chức, hướng dẫn các hoạt
động học tập của học sinh. HS có thời gian tìm tòi, khám phá, lĩnh hội kiến thức,
vận dụng linh hoạt, sáng tạo vào thực tế.
2. Hiệu quả xã hội
Qua quá trình thực hiện các biện pháp nêu trên, lớp tôi đã đạt được những
kết quả cụ thể như sau:
- 100% học sinh tích cực, có ý thức rèn luyện "Vở sạch - Chữ đẹp". Chất
lượng "Vở sạch- Chữ đẹp" của học sinh đã được nâng lên rõ rệt.


- 100% sách vở của học sinh đã được bọc, dán nhãn vở. Sách vở không bị
quăn mép, biết cách trình bày vở sáng sủa, sạch sẽ. Các mục: tên môn, tên bài, biết
gạch chân đúng quy định, chữ viết đúng đẹp.
- Các em có ý thức tự giác trong việc học tập rèn luyện, đồng thời ở các bộ
môn khác chất lượng viết cũng được nâng lên cao và kết quả học tập chung của các
em cũng chuyển biến nhiều. Sau một học kì kết quả thay đổi hẳn, cụ thể qua bảng
số liệu sau:
Bảng số 1: Kết quả khảo sát đầu năm so với kết quả đạt được ở giữa học
kì I
Kết quả

Khảo sát
đầu năm

Giữa học
kì I
Đối chiếu

kết quả

Tổng số
học sinh

Loại A

Loại C

Loại D

SL

Tỷ lệ
%

0

0%

3

11,5%

10

38,5%

13


50%

2

7,7%

10

38,5%

10

38,5%

4

15,3%

26

26

Loại B

Tăng 7,7 %

SL Tỷ lệ % SL Tỷ lệ % SL Tỷ lệ %

Tăng 27%


Giảm 34,7%

Qua so sánh chất lượng "Vở sạch - Chữ đẹp" đạt được ở giữa học kì I với kết quả
khảo sát đầu năm, tôi nhận thấy chữ viết của các em đã có nhiều tiến bộ rõ rệt.
* Tóm lại: Sau khi áp dụng các biện pháp rèn “Giữ vở sạch-Viết chữ đẹp”
cho học sinh lớp 4A6 trường Tiểu học ...................... ngày càng được nâng cao, tỉ lệ
học sinh “Giữ vở sạch-Viết chữ đẹp” được nâng lên rõ rệt. Qua đó chứng tỏ rằng
việc rèn “Giữ vở sạch-Viết chữ đẹp” cũng như chất lượng chữ viết của các môn
học khác của học sinh lớp 4A6 được nâng lên.


PHẦN KẾT LUẬN
1. Những bài học kinh nghiệm
- Giáo viên phải tâm huyết với nghề; chữ viết đẹp, đúng mẫu.
- Giáo viên sáng tạo, thường xuyên đổi mới các phương pháp dạy học đặc
biệt là phương pháp rèn chữ viết.
- Giáo viên chịu khó học hỏi; biết sử dụng mẫu chữ hiện hành phù hợp để
cho học sinh luyện.
- Giáo viên phải biết kết hợp với đồng nghiệp, với phụ huynh HS trong việc
rèn chữ.
- Cần khảo sát, phân loại học sinh để có phương pháp giảng dạy phù hợp với
các đối tượng. Cần phải gần gũi động viên học sinh, khích lệ các em hứng thú trong
học tập.
- Tận dụng tối đa mọi thời gian trên lớp để rèn chữ cho học sinh.


- Tổ chức tốt các phong trào thi đua ở tổ, ở trường tạo ra sự hứng thú học tập
cho học sinh.
- Cuối mỗi buổi học, cuối mỗi tuần giao bài về nhà có kiểm tra đánh giá,
chấm chữa, tỉ mỉ. Khuyết khích HS bằng những lời nhận xét mang tính khích lệ.

2. Ý nghĩa của sáng kiến
Do nắm được tầm quan trọng của việc rèn “Giữ vở sạch - Viết chữ đẹp” mà
trong suốt quá trình giảng dạy tôi luôn cố gắng vận dụng những kinh nghiệm đã có
từ thực tế giảng dạy để vận dụng vào thực tiễn nên chất lượng vở sạch chữ đẹp của
học sinh được nâng cao. Vì thế chất lượng của môn học Tiếng Việt nói riêng và các
môn học khác nói chung cũng được nâng cao góp phần làm thay đổi chất lượng
giáo dục trong trường Tiểu học.
Việc rèn “Giữ vở sạch-Viết chữ đẹp” cho học sinh không thể nóng vội mà
phải hết sức bình tĩnh, nhẹ nhàng, tỉ mỉ, nhưng cũng rất cương quyết để hình thành
cho các em tính chịu khó cẩn thận trong “Giữ vở sạch-Viết chữ đẹp”. Trong quá
trình vận dụng các phương pháp giảng dạy phải phù hợp, linh hoạt với đối tượng
học sinh nhằm phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh.
Việc rèn “Vở sạch - Chữ đẹp” cho học sinh còn góp phần quan trọng trong
giữ gìn, bảo tồn chữ viết của dân tộc.
3. Khả năng áp dụng của sáng kiến
Việc rèn “Vở sạch-Viết chữ đẹp” cho học sinh lớp 4 nói riêng cũng như bậc
Tiểu học nói chung là một hoạt động giáo dục rất quan trọng.
Qua quá trình khảo sát và thực nghiệm, sáng kiến bước đầu đã có hiệu quả.
Các biện pháp thực hiện trong sáng kiến đã toả tác dụng. Sáng kiến đưa ra mới chỉ
có 6 biện pháp song khả năng vận dụng với tất cả các khối lớp là rất dễ thực hiện và
có tính khả thi. Chính vì vậy mà sáng kiến cần được kế thừa và thực hiện hàng
năm. Tuy nhiên khi áp dụng tuỳ từng đối tượng học sinh mà thực hiện thật linh hoạt
và hiệu quả sao cho đạt được mục tiêu chất lượng giáo dục cao nhất.
4. Đề xuất và kiến nghị
4.1. Đối với Ban giám hiệu nhà trường
- Tổ chức chuyên đề hội thảo, trao đổi kinh nghiệm về phong trào “Vở sạch
-Chữ đẹp” của học sinh.
- Thường niên tổ chức Hội thi “Vở sạch - Chữ đẹp”.
4.2. Đối với giáo viên nhà trường
- Thường xuyên tự học tự bồi dưỡng, không ngừng học hỏi, say mê nhiệt tình

trong công việc. Tích cực rèn chữ viết để “làm mẫu” cho HS.
4.3. Đối với học sinh:
- Đi học đều, đúng giờ, chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập, trong lớp chú ý
nghe giảng, hăng hái phát biểu xây dựng bài, học bài và làm bài đầy đủ.
- Thường xuyên luyện chữ viết theo mẫu chữ hiện hành, luôn có ý thức giữ
gìn vở sạch chữ đẹp.
- Có đủ đồ dùng học tập (đặc biệt là bảng con, phấn trắng, bút máy)


- Vở viết đảm bảo chất lượng: Vở ô li 6 dòng kẻ, có kẻ ô vuông nhỏ, giấy
viết không nhoè mực.
4. Cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền:
Sáng kiến Một số biện pháp rèn “Giữ vở sạch, viết chữ đẹp” cho HS lớp 4A6
Trường Tiểu học ...................... là kết quả nghiên cứu của riêng tôi không trùng với
kết quả nghiên cứu nào khác.
Các số liệu kết quả thu thập trong sáng kiến là trung thực chính xác. Sáng
kiến cũng chưa từng công bố trong bất kì công trình nghiên cứu nào.
Nếu sai tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.
Trên đây là một số biện pháp rèn “Giữ vở sạch-Viết chữ đẹp” cho HS lớp
4A6 trường Tiểu học ......................, trong quá trình vận dụng có thể hiệu quả với
người này nhưng không hiệu quả cao với người khác. Cho nên sáng kiến cần tiếp
tục được nghiên cứu bổ sung để quá trình dạy học thu được kết quả tốt hơn. Trong
quá trình triển khai sáng kiến không thể tránh khỏi những thiếu xót. Kính mong
nhận được sự đóng góp ý kiến của Hội đông thi đua khen thưởng nhà trường, các
bạn đồng nghiệp để sáng kiến áp dụng vào thực tế ngày một hiệu quả hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn.
XÁC NHẬN
TRƯỜNG TH ......................
HIỆU TRƯỞNG


....................., ngày 25 tháng 11 năm 2018
TÁC GIẢ SÁNG KIẾN

..............................

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. PPDH môn Tiếng Việt lớp 5 theo chương trình Tiểu học mới Nhà xuất bản
Giáo dục năm 2005.
2. Tài liệu Hội thảo Rèn vở sạch – chữ đẹp.
3. Công văn số 29/ TĐ, KT- UBND ngày 05 tháng 11 năm 2015 V/v hướng
dẫn viết sáng kiến.


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN CẤP CƠ SỞ
Kính gửi: Hội đồng xét duyệt thi đua trường Tiểu học ...................... - huyện
.............................................................
I. Thông tin cá nhân:


Họ và tên

.............................
.

Ngày, tháng,
Nơi công tác
năm sinh


Chức
danh

Tiểu Giáo
08/11/1990 Trường
học ..................... viên
.

Tỷ lệ (%)
đóng góp
Trình độ
vào việc tạo
CM
ra
sáng
kiến


Tiểu
học

- Là chủ tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: “Một số biện pháp rèn “Giữ
vở sạch, viết chữ đẹp” cho HS lớp 4A6 Trường Tiểu học ......................”
- Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: ..............................,
trường Tiểu
học ...................... – ...............................
- Lĩnh vực áp dụng: Trong giảng dạy môn Tiếng Việt lớp 4, các môn học
khác.
- Ngày sáng kiến được áp dụng thử: 01/9/2018.
II. Mô tả giải pháp

1. Tình trạng giải pháp đã biết
Tôi đã xây dựng kế rèn “Giữ vở sạch, viết chữ đẹp” cho HS lớp 4A6 Trường
Tiểu học ....................... Bởi căn nguyên của vấn đề là chúng ta biết rằng chữ viết
có tầm quan trọng đặc biệt ở bậc Tiểu học, HS phải dùng chữ viết để học tập và
giao tiếp. Vì vậy, chữ viết không những có quan hệ mật thiết tới chất lượng học tập
ở các môn học mà còn góp phần rèn luyện một trong những kĩ năng hàng đầu của
việc học môn Tiếng Việt trong trường Tiểu học – đó là kĩ năng viết chữ. Nếu học
sinh viết đúng, đẹp, rõ ràng, đảm bảo tốc độ quy định thì HS có điều kiện để ghi
chép bài học tốt, nhờ vậy mà kết quả học tập tốt hơn, ngược lại viết xấu sẽ ảnh
hưởng không nhỏ đến chất lượng học tập của các em. Qua dạy học nhiều năm và
học hỏi từ đồng nghiệp tôi đã rút ra được một số kinh nghiệm, tôi áp dụng thấy có
hiệu quả trong việc rèn “Giữ vở sạch, viết chữ đẹp” cho các em, mong muốn được
chia sẻ cùng đồng nghiệp và cùng tạo điều kiện để thu thập thêm kinh nghiệm, xây
dựng kế hoạch giảng dạy nói chung và rèn “Giữ vở sạch, viết chữ đẹp” cho HS nói
riêng được thiết thực hơn.
2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến
+ Khả năng áp dụng sáng kiến:
Việc rèn “Vở sạch-Viết chữ đẹp” cho học sinh lớp 4 nói riêng cũng như bậc
Tiểu học nói chung là một hoạt động giáo dục rất quan trọng.
Điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
- Tình hình thực tế của lớp học.
- Bản thân giáo viên phải chú tâm, tâm huyết với nghề có kiến thức và trình
độ chuyên môn:
+ Cần nắm chắc quy trình viết chữ.


×