Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

BỘ 40 CÂU TRẮC NGHIỆM THI BDTX môn văn THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (89.74 KB, 6 trang )

PHÒNG GDĐT SƠN DƯƠNG
TRƯỜNG THCS VĂN PHÚ
----------

ĐỀ KIỂM TRA ĐỀ XUẤT BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN
MÔN: NGỮ VĂN THCS
Thời gian: 50 phút (Không kể thời gian giao đề)

(Đáp án là chữ cái màu đỏ ở các câu hỏi)
Câu 1.Câu tục ngữ nào sau đây không nói về kinh nghiệm trong lao động sản xuất?
A. Nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điền.
B. Ăn kĩ no lâu, cày sâu tốt lúa
C. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
D. Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống
Câu 2 Đề bài nào dưới đây không phải đề văn nghị luận?
A. Gia đình thân yêu của em.
B. Ý kiến của em về câu tục ngữ "Đói cho sạch, rách cho thơm"
C. Chứng minh tính đúng đắn của câu: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
D. Gia đình là điểm tựa của mỗi người. Ý kiến của em về vấn đề này
Câu 3. Câu văn “Chúng ta có thể nói rằng trời sinh lá sen để bao bọc cốm” thuộc
kiểu câu gì?
A. Câu rút gọn.
B. Câu đặc biệt.
C. Câu đơn mở rộng thành phần.
D. Câu bị động.
Câu 4. "Sớm. Chúng tôi tụ hội ở góc sân. Toàn chuyện trẻ con. Râm ran" (Duy
Khán) Câu văn trên có mấy câu đặc biệt?
A. Một
B. Hai
C. Ba
D. Bốn


Câu 5: Truyền thuyết Sơn Tinh, Thuỷ Tinh được gắn với thời đại nào trong lịch sử Việt Nam?
A. Thời đại Hùng Vương
C. Thời nhà Trần
B. Thời đại An Dương Vương
D. Thời nhà Lê
Câu 6: Văn bản "Bài học đường đời đầu tiên" của tác giả nào?
A. Tô Hoài
C. Tạ Duy Anh
B. Đoàn Giỏi
D. Võ Quảng
Câu 7: Từ là gi?
A. Là đơn vị ngôn ngữ
C. Là đơn vị cấu tạo nên tiếng.
B. Là đơn vị của ngôn ngữ.
D. Là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất dùng để đặt câu.
Câu 8: Cách hiểu nào sau đây là đúng và đầy đủ về từ ghép?
A. Từ ghép là từ chỉ do một tiếng tạo thành
B. Từ ghép là từ phức được tạo thành bởi các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa
C. Từ ghép là từ do từ hai tiếng trở lên tạo thành
D. Từ ghép là từ phức được tạo thành bởi các tiếng có quan hệ láy âm
Câu 9: Ý nào dưới đây nêu chính xác nhất khái niệm về từ tượng thanh?
A. Là những từ mô tả âm thanh của con người, sự vật.
B. Là những từ gợi hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật.
C. Là những từ miêu tả tính cách của con người.
1


D. Là những từ gợi tả bản chất của sự vật.
Câu 10: Nhân vật chính trong văn bản" Tôi đi học” là ai?
A. Người mẹ

B. Người thầy giáo
C. Ông đốc
D. Nhân vật “tôi”
Câu 11: Biệt ngữ xã hội là gì?
A. Là từ ngữ chỉ được sử dụng ở một địa phương nhất định
B. Là từ ngữ được dùng trong tất cả các tầng lớp nhân dân
C. Là từ ngữ được dùng trong một tầng lớp xã hội nhất định
D. Là từ ngữ được dùng trong nhiều tầng lớp xã hội
Câu 12: Các tác phẩm Tôi đi học, Những ngày thơ ấu, Lão Hạc được sáng tác vào
thời kì nào?
A. 1900 – 1930
B. 1930 – 1945
C. 1945 – 1954
D. 1954 – 1975
Câu 13: Giá trị nhân đạo của văn bản Kiều ở lầu Ngưng Bích là gì?
A. Thương cảm trước khổ đau bi kịch của con người
B. Khẳng định vẻ đẹp của con người
C. Đề cao tấm lòng nhân hậu, đề cao ước mơ, công lí, chính nghĩa
D. Lên án tố cáo các thế lực tàn bạo chà đạp lên con người, thương cảm trước thân
phận khổ đau của con người
Câu 14: Ý nào nói đúng nhất thành công trong truyện Kiều của Nguyễn Du?
A. Khắc họa nhân vật bằng thủ pháp ước lệ
B. Khắc họa tính cách nhân vật qua miêu tả ngôn ngữ, ngoại hình, cử chỉ
C. Miêu tả đời sống nội tâm của nhân vật qua ngôn ngữ độc thoại và nghệ thuật tả
cảnh ngụ tình
D. Luôn đặt nhân vật vào khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp
Câu 15: Giá trị nhân đạo của văn bản Kiều ở lầu Ngưng Bích là gì?
A. Thương cảm trước khổ đau bi kịch của con người
B. Khẳng định vẻ đẹp của con người
C. Đề cao tấm lòng nhân hậu, đề cao ước mơ, công lí, chính nghĩa

D. Lên án tố cáo các thế lực tàn bạo chà đạp lên con người, thương cảm trước thân
phận khổ đau của con người
Câu 16: Chính Hữu khai thác đề tài đó ở khía cạnh nào là chủ yếu?
A. Cảm hứng lãng mạn anh hùng với những hình ảnh ước lệ mang dáng dấp tráng sĩ
B. Vẻ đẹp và chất thơ trong những sự việc và con người giản dị, bình thường
C. Cảm hứng về một hiện thực vô cùng khắc nghiệt của chiến tranh, cứu nước
D. Vẻ đẹp của những miền quê đã gắn bó với những người lính trong chiến đấu
Câu 17: Bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” được viết theo thể thơ nào?
A. Tứ tuyệt
B. Ngũ ngôn tứ tuyệt
C. Năm tiếng
D. Thất ngôn
2


Câu 18: “Ngoài thềm rơi chiếc lá đa.
Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng”
(Trần Đăng Khoa)
Câu thơ trên sử dụng kiểu ẩn dụ nào?
A. Ẩn dụ hình thức
B. Ẩn dụ cách thức
C. Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác
D. Ẩn dụ phẩm chất.
Câu 19: Trong văn miêu tả, năng lực nào của người viết, người nói thường được
bộc lộ rõ nhất?
A. Năng lực liên tưởng, tưởng tượng
B. Năng lực quan sát
C. Năng lực hình dung, tưởng tượng
D. Năng lực đánh giá, nhận xét
Câu 20: Dòng nào dưới đây nêu đúng mô hình cấu trúc của cụm danh từ?

A. Cụm danh từ có mô hình cấu trúc phức tạp
B. Cụm danh từ là loại tổ hợp danh từ có mô hình gồm 2 phần: phần phụ trước và
phần trung tâm
C. Cụm danh từ là loại tổ hợp danh từ có 2 phần: phần trung tâm và phần phụ sau
D. Cụm danh từ là loại tổ hợp danh từ có mô hình cấu trúc gồm 3 phần: phần trước,
phần trung tâm, phần sau
Câu 21. Trong văn bản "Đức tính giản dị của Bác Hồ", tác giả Phạm Văn Đồng đã sử
dụng thao tác nghị luận nào là chính?
A. Phân tích và giải thích
B. Chứng minh
C. Phân tích
D. Giải thích
Câu 22. Câu văn "Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những
tình cảm ta sẵn có" trong văn bản "Ý nghĩa văn chương" của Hoài Thanh nói về điều
gì?
A. Ý nghĩa của văn chương
B. Công dụng của văn chương
C. Nguồn gốc của văn chương
D. Nhiệm vụ của văn chương
Câu 23. Câu nào không phải là câu bị động?
A. Giáp được thầy giáo khen.
B. Thằng bé bị ngã rất đau.
C. Nó được mẹ dắt đi chơi.
D. Nó bị phê bình.
Câu 24: Câu văn:"Trong lúc tiếng đờn vẫn khắc khoải vẳng lên những chữ đờn li
biệt, bồn chồn" ở đoạn "Bốn người lính đều cúi đầu, tóc xõa gối. Trong lúc tiếng đờn
vẫn khắc khoải vẳng lên những chữ đờn li biệt, bồn chồn" là:
A. Câu rút gọn.
3



B. Câu đặc biệt.
C. Trạng ngữ được tách thành câu riêng
Câu 25: Nhận định nào dưới đây, em thấy không đúng về truyện Bài học đường đời
đầu tiên?
A. Truyện viết cho thiếu nhi
B. Truyện viết về loài vật
C. Truyện mượn loài vật để chế giễu loài người
D. Truyện kể về cuộc phiêu lưu của Dế Mèn
Câu 26: Nhận xét chưa đúng về vai trò và đặc điểm của văn miêu tả?
A. Giúp hình dung được những đặc điểm nổi bật của một sự vật, sự việc con người
B. Làm hiện ra trước mắt những đặc điểm nổi bật của một sự vật, sự việc, con người
C. Bộc lộ rõ năng lực quan sát của người viết
D. Bộc lộ rõ tâm trạng của người, vật được miêu tả
Câu 27: Nhận định nào dưới đây, em thấy không đúng về truyện Bài học đường đời
đầu tiên?
A. Truyện viết cho thiếu nhi
B. Truyện viết về loài vật
C. Truyện mượn loài vật để chế giễu loài người
D. Truyện kể về cuộc phiêu lưu của Dế Mèn
Câu 28: Nhận xét chưa đúng về vai trò và đặc điểm của văn miêu tả?
A. Giúp hình dung được những đặc điểm nổi bật của một sự vật, sự việc con người
B. Làm hiện ra trước mắt những đặc điểm nổi bật của một sự vật, sự việc, con người
C. Bộc lộ rõ năng lực quan sát của người viết
D. Bộc lộ rõ tâm trạng của người, vật được miêu tả
Câu 29: Văn bản nghị luận, việc đưa yếu tố miêu tả vào có ý nghĩa gì?
A. Trình bày rõ diễn biến của sự việc được nêu ra
B. Tái hiện cụ thể sự vật, hiện tượng
C. Bày tỏ tình cảm, cảm xúc của người viết
D. Giới thiệu rõ đặc điểm, công dụng của đối tượng

Câu 30: Dòng nào sau đây nêu đúng đặc điểm của văn bản nghị luận?
A. Trình bày, giới thiệu, giải thích… nhằm cung cấp tri thức về các sự vật, hiện
tượng trong tự nhiên và xã hội
B. Dùng lí lẽ và dẫn chứng làm sáng tỏ một vấn đề, nhằm thuyết phục người đọc,
người nghe về quan điểm hay tư tưởng được nêu ra
C. Trình bày sự việc, nhân vật, diễn biến, nhằm giải thích về sự việc, tìm hiểu con
người và bày tỏ thái độ khen chê
D. Dùng chi tiết, hình ảnh,… nhằm tái hiện chi tiết cụ thể để người đọc hình dung rõ
nét về sự việc, con người, phong cảnh
Câu 31: Nhận định nào nói đúng nhất khi chung ta muốn lựa chọn từ ngữ xưng
hô trong hội thoại?
A. Xem xét tính chất của tình huống giao tiếp
B. Xem xét mối quan hệ giữa người nói với người nghe
C. Cả A và B đều đúng
D. Cả A và B đều sai
4


Câu 32: Nhân vật Vũ Nương được miêu tả là người như thế nào?
A. Tính tình thùy mị nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp
B. Giữ gìn khuôn phép, không để lúc nào với chồng thất hòa
C. Không ham của cải vật chất
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 33: Câu thơ “mai cốt cách, tuyết tinh thần” có nghĩa là gì?
A. Tinh thần trong trắng, tinh khiết như mai, như tuyết
B. Đẹp như cây mai cây tuyết
C. Cốt cách thanh tao của mai, tinh thần trong trắng, tinh khôi của tuyết
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 34: Đoạn trích chị em Thúy Kiều tác giả miêu tả vẻ đẹp của Thúy Vân làm
nền nổi bật vẻ đẹp và tài năng của Thúy Kiều đúng hay sai?

A. Đúng
B. Sai
Câu 35: Các từ tượng hình và tượng thanh thường được dùng trong các kiểu bài văn
nào?
A. Miêu tả và nghị luận.
B. Tự sự và miêu tả.
C. Nghị luận và biểu cảm.
D. Tự sự và nghị luận.
Câu 36: Có các phương tiện chủ yếu nào để thể hiện sự liên kết giữa các đoạn văn?
A. Dùng từ ngữ có tác dụng liên kết
B. Dùng câu nối
C. Dùng các quan hệ từ
D. Câu A và B đúng
Câu 37: Câu văn "Tôi bặm tay ghì thật chặt, nhưng một quyển vở cũng xệch ra và
chênh đầu chúi xuống đất" trong văn bản “Tôi đi học” của Thanh Tịnh cho ta hiểu
điều gì?
A. Cậu bé chưa quen với việc cầm vở.
B. Cậu bé chưa tập trung vào việc.
C. Cậu bé quá hồi hộp.
D. Cậu bé thấy không đủ sức giữ vở.
Câu 38: Câu văn nào không sử dụng biện pháp so sánh để nói lên tâm trạng của nhân
vật “tôi”?
A. “Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như
mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng”.
B. “Trong lúc ông ta đọc tên từng người, tôi cảm thấy như quả tim tôi ngừng đập”.
C. “Ý nghĩ ấy thoáng qua trong trí tôi nhẹ nhàng như một làn mây lướt ngang trên
ngọn núi”.
D. “Họ như con chim con đứng bên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay nhưng còn
ngập ngừng e sợ”.
Câu 39: Trong tác phẩm Chiếc lá cuối cùng, Giôn-xi đã được cứu sống nhờ vào điều

gì?
A. Nhờ có thuốc, sự chăm sóc của Xiu và chủ yếu là nhờ chiếc lá không rụng.
B. Chỉ nhờ may mắn và nhờ ở sức trẻ của chính bản thân người nữ hoạ sĩ.
C. Bác sĩ đã kịp thời cho cô uống loại thuốc tốt, đắt tiền.
5


D. Xiu đã chăm sóc rất chu đáo.
Câu 40: Nhận định nào sau đây nói đúng nhất về đoạn trích Chiếc lá cuối cùng?
A. Thông qua việc miêu tả tâm trạng của Giôn- xi, kể lại những việc làm của Xiu và
cụ Bơ - men dành cho cô, tác giả muốn làm nổi bật tình yêu thương giữa những
người nghèo khổ với nhau.
B. Thông qua việc miêu tả tâm trạng của Giôn - xi, , kể lại những việc làm của Xiu và
cụ Bơ - men dành cho cô, tác giả muốn làm nổi bật đức tính cao cả và sự hy sinh
quên mình của cụ Bơ - men
C. Thông qua việc miêu tả tâm trạng của Giôn - xi, , kể lại những việc làm của Xiu và
cụ Bơ - men dành cho cô, tác giả muốn làm nổi bật sự lo lắng khôn nguôi của Xiu
dành cho Giôn - xi.
D. Thông qua việc miêu tả tâm trạng của Giôn - xi, , kể lại những việc làm của Xiu
và cụ Bơ - men dành cho cô, tác giả muốn làm nổi bật nguyên nhân sâu xa quyết định
hồi sinh của Giôn - xi

ĐÁP ÁN MÔN NGỮ VĂN
1-C
2-A
3-C
4-C
11 - C 12 - B 13- D 14 - C
21 - B 22 - B 23 - B 24 - C
31 - C 32 - D 33 - D 34 - A


5-A
6-A 7-D 8-B
9-A
15- D 16 - A 17 - C 18 - C 19 - B
25 - C 26 - D 27 - C 28 - D 29 - B
3 5- B 36 - D 37 - C 38 - D 39 - A

10 - D
20 - D
30 - B
40 - A

GIÁO VIÊN RA ĐỀ

Hán Thị Hoa Hồng
XÁC NHẬN CỦA TỔ CHUYÊN MÔN

XÁC NHẬN CỦA NHÀ TRƯỜNG

Tổ phó

(Ký ghi rõ họ tên và đóng dấu)
HIỆU TRƯỞNG

Trần Thị Trường

Nguyễn Duy Sáng

6




×