Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

Xây dựng các hoạt động trải nghiệm sáng tạo môn tự nhiên và xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.62 MB, 71 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC


KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
CỬ NHÂN GIÁO DỤC TIỂU HỌC

XÂY DỰNG MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG
TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO TRONG DẠY HỌC
TỰ NHIÊN – XÃ HỘI

GVHD: TH.S. ĐỖ THỊ NGA
SVTH: LÂM THỊ THU THẢO
MSSV: K38.901.121

Thành phố Hồ Chí Minh – 2016


TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC


KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
CỬ NHÂN GIÁO DỤC TIỂU HỌC

XÂY DỰNG MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG
TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO TRONG DẠY HỌC
TỰ NHIÊN – XÃ HỘI

GVHD: TH.S. ĐỖ THỊ NGA
SVTH: LÂM THỊ THU THẢO


MSSV: K38.901.121

Thành phố Hồ Chí Minh – 2016


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập và rèn luyện ở trường Đại học Sư phạm thành
phố Hồ Chí Minh, tôi đã học hỏi được rất nhiều kiến thức bổ ích, các kĩ năng cần
thiết từ các thầy cơ giảng viên ở đây; được trang bị thế giới quan và phương pháp
luận cần thiết để chuẩn bị bước vào mơi trường xã hội mới. Để có được kết quả
hơm nay, tôi xin gửi lời cảm ơn đến tất cả các thầy cô đang giảng dạy tại khoa Giáo
dục Tiểu học, trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Cô Đỗ Thị Nga là giảng viên hướng
dẫn tơi trong Khố luận tốt nghiệp đại học. Cơ Nga đã tận tình dìu dắt và hỗ trợ cho
tơi những kiến thức quan trọng trong suốt q trình tiến hành thực hiện khố luận.
Cơ đã ln quan tâm, giúp đỡ và có những lời khun bổ ích để tơi có thể hồn
thành khố luận này.
Tôi cảm ơn những người bạn đã luôn ở bên cạnh và động viên tơi trong những
lúc khó khăn.
Tơi xin cảm ơn Ban giám hiệu trường Tiểu học Chính Nghĩa quận 5 đã tạo
điều kiện cho tôi được tham gia dạy thử nghiệm các hoạt động trải nghiệm trong
dạy học Tự nhiên – Xã hội phục vụ cho khóa luận tốt nghiệp này.
Tôi xin cảm ơn Cô chủ nhiệm lớp 33, tập thể học sinh lớp 33 trường Tiểu học
Chính Nghĩa cùng các em học sinh lớp 43 trường tiểu học Giồng Ông Tố quận 2 đã
hỗ trợ và tham gia nhiệt tình trong suốt q trình thử nghiệm.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
Lâm Thị Thu Thảo


MỤC LỤC

Trang phụ bìa
Mục lục
Danh mục các bảng
Danh mục hình ảnh
A.MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
0.1 Tính cấp thiết.................................................................................................... 1
0.2 Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................... 3
0.3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 3
0.4 Nhiệm vụ nghiên cứu ....................................................................................... 3
0.5 Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 4
0.6 Dự kiến kết quả nghiên cứu .............................................................................. 4
0.7 Bố cục ............................................................................................................. 4
B.NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................... 5
Chƣơng một: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VIỆC XÂY
DỰNG CÁC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO TRONG DẠY HỌC
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI ...................................................................................... 5
CƠ SỞ LÝ LUẬN
1. Đặc điểm sinh lý và nhận thức của học sinh ................................................... 6
1.1.Đặc điểm sinh lý .............................................................................................. 6
1.2.Đặc điểm nhận thức .......................................................................................... 7
2. Một số khái niệm công cụ ................................................................................ 9
CƠ SỞ THỰC TIỄN
1. Môn Tự nhiên - Xã hội trong chƣơng trình GDTH Việt Nam hiện nay ...... 12


1.1.Mục tiêu chương trình mơn Tự nhiên – Xã hội .............................................. 12
1.2.Khái qt nội dung chương trình mơn Tự nhiên – Xã hội ............................... 13
Tiểu kết chƣơng 1 ............................................................................................ 17
Chƣơng hai: XÂY DỰNG MỘT SỐ NỘI DUNG CỦA CHỦ ĐỀ TỰ NHIÊN
CÓ THỂ ÁP DỤNG HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO TRONG

DẠY HỌC TỰ NHIÊN- XÃ HỘI ..................................................................... 17
1. Một số nội dung của chủ đề Tự nhiên có thể áp dụng hoạt động trải
nghiệm sáng tạo vào dạy học Tự nhiên-Xã hội ........................................... 18
2. Xây dựng một số hoạt động trải nghiệm sáng tạo theo chủ đề Tự nhiên . 24
Tiểu kết chƣơng 2 ............................................................................................... 53
Chƣơng ba: THỬ NGHIỆM SẢN PHẨM ........................................................ 54
1. Thử nghiệm sản phẩm.................................................................................. 54
1.1.Địa bàn và nội dung thử nghiệm .................................................................... 54
1.2.Mục đích và đối tượng thử nghiệm ................................................................. 54
2. Thăm dò ý kiến trong và sau thử nghiệm ................................................... 55
Tiểu kết chƣơng 3 ............................................................................................... 56
C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................................... 57
1. KẾT LUẬN:.................................................................................................... 57
2. KIẾN NGHỊ: .................................................................................................. 58
D. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................... 59
E. PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Một số nội dung của chủ đề Tự nhiên có thể sử dụng hoạt động trải
nghiệm sáng tạo ................................................................................................... 18


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 3.1: Mơ hình các lớp Trái Đất ...................................................................... 26
Hình 3.2: Mơ hình hệ Mặt Trời ............................................................................ 28
Hình 3.3: Hình minh họa kết quả hoạt động “Lá thở” ........................................... 28
Hình 3.4: Hình minh họa kết quả hoạt động “Cây uống nước” ............................. 30
Hình 3.5: Minh họa kết quả hoạt động “Cây giá hay cây đậu xanh?” .................. 31
Hình 3.6: Hình minh họa kết quả hoạt động “ Cây giá hay cây đậu xanh?” ......... 31

Hình 3.7: Hình minh họa kết quả hoạt động “Cây và ánh sáng” ......................... 32
Hình 3.8: Hình minh hoạ kết quả hoạt động “Rễ mọc hướng nào?” ..................... 33
Hình 3.9: Hình minh hoạ kết quả hoạt động “Rễ mọc hướng nào?” ..................... 33
Hình 3.10: Hình minh họa kết quả hoạt dộng “Sức mạnh của khơng khí?” .......... 35
Hình 3.11: Hình minh họa kết quả hoạt động “Trứng chui vào chai” .................. 36
Hình 3.12: Hình minh họa kết quả hoạt động “Trứng chui vào chai” .................. 36
Hình 3.13: Hình minh họa kết quả hoạt động “Cây nến hút nước” ...................... 37
Hình 3.14: Hình minh họa kết quả hoạt động “Cây nến hút nước” ...................... 37
Hình 3.15: Hình minh họa hoạt động “ Bình chữa cháy” .................................... 40
Hình 3.16: Hình minh họa hoạt động “Bình chữa cháy” ..................................... 40
Hình 3.17: Hình minh họa kết quả hoạt động “Máy đo gió” ............................... 42
Hình 3.18: Hình minh họa kết quả hoạt động “Máy đo gió” ................................. 42


Hình 3.19: Hình minh họa hoạt động “Quả trứng nhỏ biết bơi” .......................... 43
Hình 3.20: Hình minh họa hoạt động “Quả trứng nhỏ biết bơi” .......................... 43
Hình 3.21: Hình minh họa hoạt động “Cách giữ ngọn nến cháy lâu” .................. 44
Hình 3.22: Hình minh họa hoạt động “Cách giữ ngọn nến cháy lâu” .................. 44
Hình 3.23: Hình minh họa hoạt động “Làm sạch nước biển” .............................. 47
Hình 3.24: Hình minh họa kết quả hoạt động “Nước đi bộ” ................................ 48
Hình 3.25: Hình minh họa mơ hình tưới cây tự động bằng dây bấc ..................... 48
Hình 3.26: Hình minh họa quá trình nước chuyển từ thể lỏng sang thể hơi, từ thể
hơi sang thể lỏng ................................................................................................. 50
Hình 3.27: Hình minh họa quá trình nước chuyển từ thể lỏng sang thể rắn .......... 48
Hình 3.28: Hình minh họa kết quả hoạt động “Mưa rơi” ..................................... 49


MỞ ĐẦU
0.1.Tính cấp thiết của đề tài
Đặc điểm nhận thức nổi bật của học sinh Tiểu học đó chính là tư duy trực

quan – hành động: trẻ tư duy thông qua các biểu tượng cụ thể sinh động, thông
qua các hoạt động khám phá về các sự vật, hiện tượng trong cuộc sống. Việc
học tập thông qua hoạt động giúp trẻ lĩnh hội kiến thức, hình thành các kĩ năng,
năng lực cần thiết trong học tập, cuộc sống. Trẻ em thích hoạt động, thích làm
việc gì đó phù hợp với nhu cầu và thật sự có ý nghĩa với trẻ. Trẻ em ở lứa tuổi
Tiểu học không thể nào chỉ đơn giản ngồi nghe, nhìn để tiếp nhận những kiến
thức trừu tượng mà địi hỏi các em phải thơng qua các hoạt động cụ thể: tiếp
xúc, tương tác trực tiếp với các sự vật, hiện tượng rồi tự mình tìm ra và lĩnh hội
kiến thức; đó mới là con đường học tập đúng đắn và phù hợp với đặc điểm tâm
lý nhận thức ở lứa tuổi Tiểu học. Chính vì thế việc thay đổi hình thức học tập từ
trẻ chủ yếu ngồi nghe thầy cô giáo truyền kiến thức, cố gắng ghi nhớ, trả bài
đúng với mẫu sang việc trẻ học thơng qua hoạt động, trẻ được tự mình trải
nghiệm, tự tìm ra kết quả sẽ tạo được hứng thú và nâng cao hiệu quả học tập
cho trẻ .[16, tr. 164, 165].
Mơn Tự nhiên - Xã hội trong chương trình Tiểu học 2000 là một trong ba
môn mũi nhọn ở Tiểu học. Môn học cung cấp cho học sinh những hiểu biết ban
đầu về thế giới xung quanh, là nền tảng để các em có thể học các mơn khoa học
ở các bậc học trên như mơn Hóa học, Vật lý, Sinh học, Địa lý, Lịch sử…. Nội
dung chương trình môn học được lựa chọn thiết thực, gần gũi và có ý nghĩa với
học sinh, giúp các em có thể vận dụng những kiến thức khoa học vào cuộc sống
hằng ngày.Tuy nhiên, chương trình các mơn học khác nói chung, mơn Tự nhiên
- Xã hội nói riêng cịn nặng về kiến thức. Vì vậy, việc dạy học theo hướng phát
triển năng lực cho học sinh vẫn chưa được chú trọng. Mặc khác, thời lượng một
1


tiết học không đủ để giáo viên vừa chuyển tải hết khối lượng kiến thức lớn đến
học sinh vừa có thể tổ chức cho học sinh hoạt động theo hướng trải nghiệm.
Sách giáo khoa và Vở bài tập môn Tự nhiên- Xã hội được coi là một trong
những phương tiện dạy học tốt nhất. Tuy nhiên, các hoạt động của Sách giáo

khoa hiện nay chưa thực sự có nhiều hoạt động theo hướng trải nghiệm sáng
tạo. Phần lớn các hoạt động học tập của học sinh tập trung vào việc quan sát
tranh, trả lời câu hỏi theo gợi ý của các kí hiệu hướng dẫn hay của giáo viên.
Các bài tập trong Vở bài tập chủ yếu là câu hỏi trắc nghiệm (chiếm khoảng
80%) với mục đích chính là kiểm tra kiến thức trong từng bài học của học sinh.
Dự thảo chương trình Giáo dục Phổ thơng tổng thể (cơng văn số
1449/SGDĐT-GDTH được ban hành vào ngày 8 tháng 5 năm 2015) đã nhấn
mạnh “Trên cơ sở giáo dục toàn diện hài hịa đức, trí, thể, mỹ, mục tiêu chương
trình giáo dục phổ thông xác định những yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng
lực của học sinh ở từng cấp học; mục tiêu chương trình mơn học xác định
những yêu cầu về kiến thức, kỹ năng, thái độ, hướng đến hình thành những
phẩm chất, năng lực đặc thù mơn học và các phẩm chất, năng lực khác ở từng
lớp, từng cấp học...”. Qua đó, ta có thể thấy được việc phát triển năng lực cho
học sinh được coi là mục tiêu hàng đầu trong định hướng đổi mới giáo dục sau
2015 mà năng lực thì chỉ có thể phát triển thông qua hoạt động.
Hoạt động trải nghiệm sáng tạo là hoạt động giáo dục trong đó từng học sinh được
trực tiếp hoạt động thực tiễn trong nhà trường hoặc trong xã hội dưới sự hướng
dẫn và tổ chức của nhà giáo dục, qua đó phát triển tình cảm, đạo đức, các kĩ năng
và tích lũy kinh nghiệm riêng của cá nhân. Không như các môn học khác sự tương
tác chủ yếu là thầy- trò: thầy chỉ đạo, hướng dẫn; trị hoạt động là chính thì ở hoạt
động trải nghiệm sáng tạo sự tương tác trở nên đa chiều hơn, học sinh tự hoạt

2


động, trải nghiệm là chính (theo trang web: the-bo-gddt.html).
Đó là những lý do chúng tôi quyết định chọn đề tài: “Xây dựng một số
hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học Tự nhiên - Xã hội”.
0.2.Mục tiêu nghiên cứu
Xây dựng một số hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học Tự nhiên - Xã

hội nhằm:
- Hình thành kĩ năng và tư duy khoa học ở học sinh.
- Tạo sự tích cực trong q trình tiếp thu các kiến thức khoa học.
- Mở rộng cho học sinh các hiểu biết về thế giới xung quanh.
- Hình thành ở học sinh thái độ u thích khoa học, thích tìm tòi, khám phá
khoa học.
0.3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
0.3.1. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu
0.3.1.1.Đối tƣợng nghiên cứu
Một số hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy mơn Tự nhiên - Xã hội.
0.3.1.2.Khách thể nghiên cứu
Q trình dạy và học môn Tự nhiên - Xã hội ở Tiểu học.
0.3.2. Phạm vi nghiên cứu
Một số nội dung của chủ đề Tự nhiên
0.4.

Nhiệm vụ nghiên cứu

0.4.1. Nghiên cứu về mục tiêu chương trình đào tạo của Bộ Giáo dục về môn Tự
nhiên-Xã hội.
0.4.2. Nghiên cứu nội dung cấu trúc, cách trình bày sách giáo khoa Tự nhiên-Xã
hội.

3


0.4.3. Nghiên cứu lí thuyết và các văn bản liên quan về hoạt động trải nghiệm sáng
tạo.
0.4.4. Lập bảng các nội dung phù hợp của chủ đề Tự nhiên và xây dựng một số
hoạt động trải nghiệm sáng tạo.

0.4.5. Xây dựng kế hoạch dạy học trải nghiệm sáng tạo.
0.4.6. Thử nghiệm một số nội dung hoạt động trải nghiệm sáng tạo vào thực tế.
0.4.7. Khảo sát mức độ hứng thú và khả năng tiếp thu kiến thức của học sinh sau
khi tham gia vào các hoạt động trải nghiệm sáng tạo.
0.5.

Phƣơng pháp nghiên cứu
Đề tài đã được thực hiện theo các phương pháp sau:

- Phương pháp nghiên cứu lý luận: Nghiên cứu lí thuyết về đặc điểm tâm sinh
lý của học sinh Tiểu học, hoạt động trải nghiệm sáng tạo, chương trình mơn
Tự nhiên - Xã hội.
- Phương pháp thử nghiệm: dạy thử nghiệm, bảng hỏi, quan sát (clip, hình).
- Phương pháp thống kê.
0.6. Dự kiến kết quả nghiên cứu
0.6.1. Xây dựng được một số hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học Tự
nhiên - Xã hội.
0.6.2. Tạo được hứng thú cho học sinh trong việc học môn Tự nhiên - Xã hội và
các bộ môn khoa học sau này.
0.6.3. Tạo nền tảng cho việc học các bộ môn khoa học ở các bậc học cao hơn.
0.7.Bố cục
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, bố cục của đề tài này gồm ba chương:
Chương một: Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của việc xây dựng các hoạt
động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học Tự nhiên - Xã hội, Chương hai:

4


Xây dựng một số hoạt động trải nghiệm sáng tạo theo chủ đề Tự nhiên,
Chương ba: Thử nghiệm sản phẩm.


5


Chƣơng Một
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
Cơ sở lý luận
1. Đặc điểm sinh lý và nhận thức của học sinh
1.1. Đặc điểm sinh lý
Khả năng nhận thức của học sinh Tiểu học dựa trên cơ sở mức độ hoàn thiện
của hệ thần kinh và các giác quan. Ở giai đoạn này, các tế bào thần kinh đang trong
giai đoạn hoàn thiện cấu trúc và chức năng. Các cấu trúc thần kinh được tạo thành
bởi các mấu và các rễ thần kinh tạo thành thể lưới tham gia vào hoạt động nhận
thức chịu sự chi phối của q trình hồn thiện này. Do đó, khả năng nhận thức của
học sinh Tiểu học ở giai đoạn này chủ yếu là nhận thức trực quan, cảm tính và
tương đối đơn giản. Khả năng nhận thức này sẽ dần dần phát triển ở mức độ cao
hơn khi các đường liên hệ thần kinh này hoàn thiện.
Hệ cơ, hệ vận động của trẻ phát triển đến mức nhất định thì trẻ mới có thể điều
khiển đơi bàn tay để viết, vẽ, … ngồi ra nó cịn địi hỏi sự thuần thục của hệ thần
kinh. Sự thành thục của hệ thần kinh ở trẻ biểu hiện ở sự thành thục của vận động
như:
- Giữ được thăng bằng dễ dàng – nhảy lị cị một chân, bàn tay ngón tay khéo
léo biết dùng dao kéo, buộc giầy, gài khuy…
- Ít đồng vận, tức làm một việc gì như cầm bút vẽ mà không cần phải so vai,
nghiêng đầu, lè lưỡi…
- Phân biệt được bên trái, bên phải.
Khả năng định hướng trong không gian phát triển song song với định hướng
trong thời gian, các sự việc xảy ra liên tiếp có trước, có sau, hoặc có cùng một lúc,

6



kế tiếp nhau mà không quá xa. Cảm nhận được ba chiều quá khứ, hiện tại và tương
lai là định hướng được trong thời gian.
Hệ thần kinh ở trẻ thành thục dần dần, đến lúc nào đó vận động tay chân và
toàn thân được hoàn hảo. Trẻ đến 6 - 7 tuổi thì định hướng được trong khơng gian:
nhận rõ cái gì ở trên, ở dưới, ở xa, ở gần; nhận rõ bên phải, bên trái và biết đảo
ngược khi quay mặt lại,… Như vậy, có thể thấy, ở giai đoạn sau của tuổi Tiểu học
(lớp 4, 5) dưới sự định hướng và hướng dẫn của giáo viên, trẻ đã có thể học tập
thơng qua những thao tác đơn giản với những vật chất cụ thể.
1.2.Đặc điểm nhận thức
1.2.1. Tri giác
Tri giác của học sinh mang tính đại thể, ít đi sâu vào chi tiết và nặng về tính
khơng chủ định.
Ở đầu cấp Tiểu học tri giác các em thường gắn với hành động, với hoạt động
thực tiễn của bản thân. Đối với trẻ, tri giác sự vật có nghĩa là phải làm cái gì đó với
sự vật, như cầm nắm, sờ mó vào sự vật đó. Những gì phù hợp với nhu cầu của các
em, những gì các em thường gặp trong cuộc sống và gắn với hoạt động bản thân,
những gì được giáo viên chỉ dẫn thì mới được các em tri giác.
Qua đây, ta thấy được việc học thơng qua các hoạt động trải nghiệm sáng tạo
hồn tồn phù hợp với q trình tri giác của học sinh Tiểu học.
1.2.2. Chú ý
Ở Tuổi tiểu học chú ý có chủ định của trẻ cịn yếu, khả năng kiểm sốt, điều
khiển chú ý cịn hạn chế. Ở giai đoạn này chú ý không chủ định chiếm ưu thế hơn
chú ý có chủ định. Trẻ lúc này chỉ quan tâm chú ý đến những mơn học, giờ học có
đồ dùng trực quan sinh động, hấp dẫn có nhiều tranh ảnh, trị chơi hoặc có cơ giáo

7



xinh đẹp, dịu dàng,... Sự tập trung chú ý của trẻ cịn yếu và thiếu tính bền vững,
chưa thể tập trung lâu dài và dễ bị phân tán trong quá trình học tập.
Chính vì thế việc học tập thơng qua hoạt động trải nghiệm sẽ gây được hứng
thú, lôi cuốn trẻ vào bài học hơn so với việc ngồi đọc sách hoặc nghe để tiếp nhận
kiến thức.
1.2.3. Trí nhớ
Loại trí nhớ trực quan hình tượng chiếm ưu thế hơn trí nhớ từ ngữ - lôgic.
Giai đoạn lớp 1, 2: Ghi nhớ máy móc phát triển tương đối tốt và chiếm ưu thế
hơn so với ghi nhớ có ý nghĩa. Ghi nhớ của các em chủ yếu vẫn là ghi nhớ không
chủ định. Các em chưa biết tổ chức việc ghi nhớ có ý nghĩa, chưa biết dựa vào các
điểm tựa để ghi nhớ, chưa biết cách khái quát hóa hay xây dựng dàn bài để ghi nhớ
tài liệu mà đặc biệt, các em chỉ ghi nhớ những gì mình thích hoặc những gì gây ấn
tượng mạnh mẽ, tác dộng đến cảm xúc, tình cảm của mình. Điều gì càng tác động
mạnh mẽ đến tình cảm, xúc cảm của các em, càng thu hút sự chú ý của các em thì
các em sẽ ghi nhớ điều đó một cách dễ dàng và nhớ lâu hơn.
Giai đoạn lớp 3, 4, 5: Ghi nhớ có ý nghĩa và ghi nhớ từ ngữ được tăng cường.
Ghi nhớ có chủ định đã phát triển. Tuy nhiên, hiệu quả của việc ghi nhớ có chủ
định cịn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mức độ tích cực tập trung trí tuệ của các
em, sức hấp dẫn của nội dung tài liệu, yếu tố tâm lý tình cảm hay hứng thú của các
em...
Trí nhớ của học sinh ở giai đoạn Tiểu học nói chung thường bị ảnh hưởng
nhiều bởi xúc cảm nên việc học thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo sẽ đạt
hiệu quả ghi nhớ cao hơn. Bởi khi tham gia hoạt động trải nghiệm sáng tạo, trẻ
được tận tay làm hoạt động, chứng kiến các kết quả của hoạt động diễn ra ngay

8


trước mắt thì lúc đó trong trẻ sẽ xuất nhiều xúc cảm như vui vẻ, bất ngờ…từ đó lơi
cuốn sự thích thú của trẻ và làm trẻ nhớ lâu hơn.

1.2.4. Tƣ duy
Tư duy mang đậm màu sắc xúc cảm và chiếm ưu thế ở tư duy trực quan hành
động.
Các phẩm chất tư duy chuyển dần từ tính cụ thể sang tư duy trừu tượng khái
quát.
Khả năng khái quát hóa phát triển dần theo lứa tuổi, lớp 4, 5 bắt đầu biết khái
quát hóa lý luận. Tuy nhiên, hoạt động phân tích, tổng hợp kiến thức cịn sơ đẳng ở
phần đơng học sinh Tiểu học.
2. Một số khái niệm công cụ
2.1.Trải nghiệm sáng tạo
Trải nghiệm sáng tạo là hoạt động mà người học tham gia trải nghiệm thực tế,
sau đó nhìn nhận, đánh giá, xác định lại cái gì là hữu ích hoặc quan trọng cần nhớ
và sử dụng nó để thực hiện các hoạt động trong tương lai.
2.2.Hoạt động trải nghiệm sáng tạo
Hoạt động trải nghiệm sáng tạo là hoạt động giáo dục trong đó từng học sinh
được trực tiếp hoạt động thực tiễn trong nhà trường hoặc trong xã hội dưới sự
hướng dẫn và tổ chức của nhà giáo dục, qua đó phát triển tình cảm, đạo đức, các kỹ
năng và tích luỹ kinh nghiệm riêng của cá nhân.
Mục đích chính: Hình thành và phát triển những phẩm chất, tư tưởng, ý chí,
tình cảm, giá trị, kỹ năng sống và những năng lực chung cần có ở con người trong
xã hội hiện đại.
Nội dung:
9


- Kiến thức thực tiễn gắn bó với đời sống, địa phương, cộng đồng, đất
nước, mang tính tổng hợp nhiều lĩnh vực giáo dục, nhiều môn học; dễ vận
dụng vào thực tế.
- Được thiết kế thành các chủ điểm mang tính mở, khơng u cầu mối
liên hệ chặt chẽ giữa các chủ điểm.

Hình thức tổ chức:
- Đa dạng, phong phú, mềm dẻo, linh hoạt, mở về không gian, thời gian,
quy mơ, đối tượng và số lượng...
- Học sinh có nhiều cơ hội trải nghiệm.
- Có nhiều lực lượng tham gia chỉ đạo, tổ chức các hoạt động trải nghiệm
với các mức độ khác nhau (giáo viên, phụ huynh, nhà hoạt động xã hội, chính
quyền, doanh nghiệp,...).
Tương tác, phương pháp:
- Đa chiều.
- Học sinh tự hoạt động, trải nghiệm là chính.
Kiểm tra, đánh giá:
- Nhấn mạnh đến kinh nghiệm, năng lực thực hiện, tính trải nghiệm.
- Theo những yêu cầu riêng, mang tính cá biệt hóa, phân hóa.
- Thường đánh giá kết quả đạt được bằng nhận xét.
Hoạt động trải nghiệm trong nhà trường cần được hiểu là hoạt động có động
cơ, có đối tượng để chiếm lĩnh, được tổ chức bằng các việc làm cụ thể của học
sinh, được thực hiện trong thực tế, được sự định hướng, hướng dẫn của nhà
trường. Đối tượng để trải nghiệm nằm trong thực tiễn. Qua trải nghiệm thực tiễn,
người học có được kiến thức, kĩ năng, tình cảm và ý chí nhất định. Sự sáng tạo sẽ
có được khi phải giải quyết các nhiệm vụ thực tiễn phải vận dụng kiến thức, kĩ
năng đã có để giải quyết vấn đề, ứng dụng trong tình huống mới, khơng theo chuẩn
10


đã có, hoặc nhận biết được vấn đề trong các tình huống tương tự, độc lập nhận ra
chức năng mới của đối tượng, tìm kiếm và phân tích được các yếu tố của đối tượng
trong các mối tương quan của nó, hay độc lập tìm kiếm ra giải pháp thay thế và kết
hợp được các phương pháp đã biết để đưa ra hướng giải quyết mới cho một vấn đề.
( TS. Ngô Thị Tuyên)
2.3.Năng lực

Năng lực là khả năng thực hiện thành công hoạt động trong một bối cảnh nhất
định nhờ sự huy động tổng hợp các kiến thức, kỹ năng và các thuộc tính cá nhân
khác như hứng thú, niềm tin, ý chí,... Năng lực của cá nhân được đánh giá qua
phương thức và kết quả hoạt động của cá nhân đó khi giải quyết các vấn đề của
cuộc sống.
2.4.Năng lực chung
Năng lực chung là năng lực cơ bản, thiết yếu mà bất kỳ một người nào cũng
cần có để sống, học tập và làm việc. Các hoạt động giáo dục (bao gồm các môn học
và hoạt động trải nghiệm sáng tạo) với khả năng khác nhau nhưng đều hướng tới
mục tiêu hình thành và phát triển các năng lực chung của học sinh.

11


Cơ sở thực tiễn
1. Môn Tự nhiên - Xã hội trong chƣơng trình GDTH Việt Nam hiện nay
(chƣơng trình năm 2000)
1.1. Mục tiêu chƣơng trình mơn Tự nhiên - Xã hội
1.1.1. Mục tiêu kiến thức
Dạy học môn Tự nhiên – Xã hội nhằm cung cấp cho học sinh một số kiến thức
cơ bản, ban đầu và thiết thực về một số lĩnh vực sau:
 Con người và sức khỏe: Những kiến thức ban đầu về nội dung này bao
gồm kiến thức về các giác quan, các hệ cơ quan chính trong cơ thể người,
sự trao đổi chất của cơ thể người với môi trường, sự sinh sản và các giai
đoạn phát triển của con người…Kiến thức về phần sức khỏe chính là cơ sở
khoa học con người như: ăn uống sạch sẽ, phòng tránh bệnh tật, tai nạn
thường gặp; tập thể dục, học tập, vui chơi điều độ…
 Xã hội : Chủ đề này cung cấp cho học sinh những kiến thức về các sự vật,
hiện tượng và các mối quan hệ giữa chúng trong lĩnh vực xã hội (gia đình,
trường học, quê hương), các nhân vật, các sự kiện lịch sử tiêu biểu trong

quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, một số sự vật, hiện
tượng địa lí tiêu biểu của Việt Nam và thế giới…
 Tự nhiên: Chủ đề cung cấp cho học sinh một số sự vật, hiện tượng và mối
quan hệ giữa chúng trong lĩnh vực tự nhiên ở cả hai giới vô sinh và hữu
sinh (động, thực vật; các hiện tượng địa lí, vật lí, thiên văn học…)
1.1.2. Mục tiêu kĩ năng
Mơn học nhằm hình thành ở học sinh một số kĩ năng:
 Kĩ năng khoa học cơ bản:
- Quan sát, mơ tả và làm một số thí nghiệm gần gũi với cuộc sống;

12


- Phân tích, so sánh để tìm ra những dấu hiệu chung và riêng của sự vật, hiện
tượng, bước đầu hình thành kĩ năng tổng hợp và đánh giá;
- Nhận xét, đánh giá một số mối quan hệ đơn giản trong tự nhiên và xã hội;
 Kĩ năng diễn đạt những hiểu biết của mình bằng nhiều cách khác như:
lời nói, bài viết, hình vẽ, sơ đồ, bảng biểu…
 Kĩ năng áp dụng những kiến thức được học vào thực tiễn đời sống;
1.1.3. Mục tiêu thái độ
Dạy học Tự nhiên - Xã hội ở Tiểu học nhằm phát triển ở học sinh những thái độ
tích cực như:
- Tị mị ham hiểu biết khoa học, có ý thức vận dụng kiến thức được học vào
thực tiễn đời sống;
- u thích tìm hiểu về thế giới xung quanh, yêu thiên nhiên, yêu cái đẹp, có ý
thức bảo vệ mơi trường sống của mình;
- Yêu quê hương, đất nước, tự hào về truyền thống dựng nước và giữ nước của
dân tộc mình;
1.2.Khái quát nội dung, chƣơng trình mơn Tự nhiên - Xã hội
1.2.1. Khái quát chung

Môn Tự nhiên - Xã hội trong chương trình Tiểu học Việt Nam được dạy cho
học sinh Tiểu học từ lớp Một đến lớp Năm trong chương trình cải cách bắt đầu từ
năm học 1995 - 1996. Tên gọi “Tự nhiên – Xã hội” là chỉ chung môn học ở cả hai
giai đoạn bao gồm phần Tự nhiên và Xã hội ở khối lớp 1, 2, 3 và các phân môn
Khoa học, Lịch sử và Địa lý ở các khối lớp 4, 5. Môn học cung cấp cho học sinh
những hiểu biết ban đầu về môi trường Tự nhiên và môi trường Xã hội. Những kiến
thức khoa học cơ bản được trình bày đơn giản, phù hợp với trình độ nhận thức và
đặc điểm lứa tuổi của học sinh Tiểu học, giúp học sinh hình thành tư duy chặt chẽ
mang tính khoa học và hình thành những năng lực cần thiết khác để một mặt, giúp
13


các em thích ứng được với đời sống hiện tại và mặt khác, hình thành những kiến
thức nền tảng để các em học tập ở những bậc học cao hơn.
1.2.2. Nội dung chƣơng trình mơn Tự nhiên - Xã hội
Nội dung môn học được xây dựng xoay quanh ba chủ đề chính:
 Chủ đề Con người và sức khỏe: Là những kiến thức về cơ thể người:
các phần của cơ thể; vai trò nhận biết thế giới xung quanh của các giác
quan (lớp Một); cấu tạo, vị trí, vai trị của hệ cơ quan chính đối với con
người (lớp Hai, Ba); sự trao đổi chất của cơ thể người đối với môi
trường (lớp Bốn); sự sinh sản và các giai đoạn phát triển của cơ thể
người (lớp Năm). Kiến thức về phần sức khỏe chính là cơ sở khoa học
của việc bảo vệ sức khỏe con người như: ăn uống sạch sẽ, phòng tránh
bệnh tật, tai nạn thường gặp; tập thể dục, học tập, vui chơi điều độ…
 Chủ đề Xã hội: Nội dung chủ đề được chia thành hai giai đoạn:
 Giai đoạn 1: (Lớp Một, Hai, Ba): Gồm các nội dung về Gia đình: cơng
việc, nghề nghiệp của các thành viên trong gia đình, các thế hệ trong
một gia đình; cơ sở vật chất của gia đình: nhà ở, đồ dùng trong nhà, vệ
sinh môi trường…; Trường học: công việc của các thành viên trong
trường học, cơ sở vật chất của nhà trường, các phòng chức năng, vệ sinh

môi trường…; Quê hương: làng, xã, phố phường, quận huyện nơi học
sinh sống, cảnh quan tự nhiên, di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, hoạt
động nghề nghiệp, giao thông của người dân …
 Giai đoạn 2: (lớp Bốn, Năm): Chương trình cấu trúc thành phân mơn
Lịch sử và Địa lí. Ở phần Lịch sử, học sinh được cung cấp kiến thức về
lịch sử Việt Nam từ buổi đầu dựng nước và giữ nước, buổi đầu độc lập
(khoảng 700 năm đến 179 TCN) cho đến giai đoạn lịch sử sau 1975. Ở
phần Địa lí là những kiến thức về địa lí Việt Nam (vị trí địa lí, điều kiện
14


tự nhiên, dân cư, kinh tế…) và địa lí thế giới (vị trí địa lí, điều kiện tự
nhiên, đặc điểm châu lục và đại dương, thủ đô, dân cư, kinh tế…) của
một số quốc gia tiêu biểu trên thế giới.
 Chủ đề Tự nhiên:
Nội dung chủ đề được xây dựng theo hai giai đoạn học tập chính của
học sinh Tiểu học:
 Giai đoạn một: (Lớp Một đến lớp Ba): Kiến thức về khoa học Tự nhiên
được trang bị cho học sinh ở giai đoạn này bao gồm:
- Thực vật và động vật: Học sinh được làm quen với một số cây cối, con
vật quen thuộc; môi trường sống của động, thực vật; đặc điểm chung
các bộ phận của cây xanh (thân, rễ, lá, hoa, quả) cũng như đặc điểm
chung của một số nhóm động vật (cơn trùng, tơm, cua, cá, chim, thú)
theo mức độ tăng dần về độ khó cũng như dung lượng kiến thức cho
mỗi nội dung học tập.
- Bầu trời và Trái đất: Học sinh được tìm hiểu một số sự vật, hiện tượng
trong tự nhiên như: một số hiện tượng thời tiết quen thuộc (nắng, mưa,
gió, nóng, rét), Mặt Trời, Mặt Trăng, Trái Đất trong hệ Mặt Trời,…
Việc hình thành các biểu tượng về một số các sự vật, hiện tượng như
Trái Đất, các chuyển động của Trái Đất, ngày, đêm, năm, tháng, các

mùa trong năm…, Mặt Trăng, Mặt Trời hay các hành tinh trong hệ Mặt
Trời thơng qua việc tạo hình bằng đất nặn, thổi bóng bay, vẽ, di chuyển
trên sân trường hay làm việc với các mơ hình, xem phim ảnh…
 Giai đoạn hai: (Lớp Bốn, lớp Năm): Kiến thức về khoa học Tự nhiên
được trang bị cho học sinh ở giai đoạn này bao gồm:
- Thực vật và động vật: Hai nội dung chính mà chủ đề muốn giới thiệu
với học sinh đó là: sự trao đổi chất của động, thực vật với môi trường và
15


sự sinh sản của động, thực vật. Ở chủ đề này, học sinh sẽ được thực
hiện các thí nghiệm về nhu cầu nước, chất khống, ánh sáng, khơng
khí… của cây xanh, sự sinh sản của cây xanh có hoa hay sự sinh sản
của ếch, sự sinh sản của côn trùng…
- Vật chất và năng lượng: Chủ đề tiếp tục giúp học sinh làm quen với
một số sự vật, hiện tượng trong tự nhiên với mức độ tiếp cận cao hơn
như: tính chất, sự chuyển thể, nhiệt độ sơi hay tan chảy của nước, vịng
tuần hồn của nước trong tự nhiên; âm thanh, sự truyền âm; tính chất,
thành phần của khơng khí; ánh sáng và bóng tối; nhiệt độ, sự truyền
nhiệt… Đây cũng là chủ đề có nhiều nội dung có thể sử dụng nhiều hoạt
động trải nghiệm sáng tạo để học tập.
- Môi trường và tài nguyên thiên nhiên: Chủ đề cung cấp kiến thức về
vai trị của mơi trường và tài nguyên thiên nhiên đối với con người và
tác động của con người lên môi trường tự nhiên, một số biện pháp bảo
vệ môi trường…

16


TIỂU KẾT CHƢƠNG 1

Đặc điểm tâm sinh lý nhận thức của học sinh Tiểu học cịn mang tính trực
quan- cảm tính và tương đối đơn giản. Sự tập trung chú ý, khả năng tư duy, sự ghi
nhớ của các em dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài tác động. Chính vì thế
việc học tập thơng qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo giúp học sinh Tiểu học tiếp
thu kiến thức một các nhẹ nhàng, hiệu quả, đồng thời giúp hệ thần kinh của các em
hoàn thiện hơn.
Hoạt động trải nghiệm sáng tạo là hoạt động giáo dục trong đó từng học sinh
được trực tiếp hoạt động thực tiễn trong nhà trường hoặc trong xã hội dưới sự
hướng dẫn và tổ chức của nhà giáo dục, qua đó phát triển tình cảm, đạo đức, các kỹ
năng, năng lực cần thiết trong học tập và cuộc sống.
Môn Tự nhiên - Xã hội là một trong ba môn học mũi nhọn trong chương trình
giáo dục Tiểu học Việt Nam hiện nay. Môn học cung cấp cho học sinh một số kiến
thức cơ bản, ban đầu và thiết thực về một số lĩnh vực : Con người và sức khỏe, Xã
hội,Tự nhiên. Thơng qua việc hình thành các kiến thức khoa học, mơn học cịn hình
thành cho học sinh một số kĩ năng quan trọng và các phảm chất, thái độ tích cực
trong học tập, cuộc sống.

17


×