Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

THIẾT KẾ HỆ THỐNG BÀI TẬP PHÁT TRIỂN KHẢ NĂNG NHẬN BIẾT, PHÂN BIỆT MÀU SẮC CHO TRẺ 2436 THÁNG TUỔI TRONG HOẠT ĐỘNG VỚI ĐỒ VẬT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (152.68 KB, 25 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Trương Thanh Sáng

THIẾT KẾ HỆ THỐNG BÀI TẬP PHÁT TRIỂN
KHẢ NĂNG NHẬN BIẾT, PHÂN BIỆT MÀU
SẮC CHO TRẺ 24-36 THÁNG TUỔI TRONG
HOẠT ĐỘNG VỚI ĐỒ VẬT

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ: KHOA HỌC GIÁO DỤC

Thành phố Hồ Chí Minh - 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Trương Thanh Sáng

THIẾT KẾ HỆ THỐNG BÀI TẬP PHÁT TRIỂN
KHẢ NĂNG NHẬN BIẾT, PHÂN BIỆT MÀU
SẮC CHO TRẺ 24-36 THÁNG TUỔI TRONG
HOẠT ĐỘNG VỚI ĐỒ VẬT

Chuyên ngành: Giáo dục mầm non
Mã số: 8140101

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ: KHOA HỌC GIÁO DỤC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS.PHẠM PHƯỚC MẠNH



Thành phố Hồ Chí Minh - 2018


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Lịch sử nghiên cứu khoa học giáo dục cho thấy có nhiều nhà nghiên cứu đã
khẳng định việc giáo dục nhận thức cho trẻ nhỏ là đặc biệt quan trọng vì đó là “ thời
kì vàng” của não bộ. Theo N.H.Sêvanốp thời gian trước 3 tuổi là “ cơ hội vàng” để
phát triển hoạt động nhận cảm cho trẻ. Nhờ đó mà đứa trẻ có thể tự khám phá cho
mình một thế giới đồ vật, đồ chơi đa dạng về màu sắc, hình dáng, âm thanh. Những
hoạt động này giúp hình thành chú ý, trí nhớ và những hình thức tư duy sơ đẳng của
trẻ được hình thành và làm “chỗ đệm” cho sự phát triển ngôn ngữ của trẻ (Đào
Thanh Âm, Trịnh Dân, Nguyễn Thị Hòa và Đinh Văn Vang, 1997). Maria
Montessori cho rằng từ 0-6 tuổi có các “thời kì nhạy cảm” giúp trẻ phát triển nhận
thức một cách dễ dàng nhất- mà nếu bỏ lỡ sẽ không thể quay lại được. Đặc biệt,
Maria Montessori đã nghiên cứu về sự huấn luyện các giác quan của trẻ nhỏ nhằm
đưa ra một phương pháp có hệ thống để huấn luyện giác quan của các cá thể. Bà
cho rằng, việc rèn luyện giác quan giúp con người trở thành một nhà quan sát, nó
không những thực hiện chức năng chung là làm cho con người thích nghi với kiểu
văn minh đương đại mà còn giúp con người sẵn sàng cho các đòi hỏi của cuộc sống
(Trần Thy Lâm và Nghiêm Phương Mai dịch, 2016).
Tri giác nhìn cho biết hình thù, khối lượng, độ sáng, độ xa, màu sắc của sự
vật. Nó giữ vai trò cơ bản trong sự nhận thức thế giới bên ngoài của con người
(90% lượng thông tin từ bên ngoài đi vào não là qua mắt) (Nguyễn Quang Uẩn,
Trần Hữu Luyến và Trần Quốc Thành, 1999). Có thể thấy quá trình nhận biết các
đặc điểm bên ngoài của các đối tượng là cơ bản trong nhận thức thế giới xung
quanh của trẻ. Nguyễn Ánh Tuyết cũng cho rằng sự hình thành những hành động tri

giác là những hành động định hướng bên ngoài, tạo tiền đề để thiết lập những hành
động định hướng bên trong (Nguyễn Ánh Tuyết (chủ biên), Nguyễn Thị Như Mai,
Đặng Thị Kim Thoa, 2006).


2

Chương trình Giáo dục mầm non hướng tới mục tiêu phát triển nhận thức
cho trẻ 3-36 tháng tuổi qua việc luyện tập và phối hợp các giác quan để giúp trẻ
nhận biết thế giới xung quanh. Chương trình còn đưa ra một số nội dung cụ thể phát
triển nhận thức cho trẻ như: nhận biết một số màu cơ bản, kích thước, hình dạng, số
lượng, ví trí không gian; nội dung được giáo dục trong các hoạt động chơi- tập có
chủ định, hoạt động với đồ vật,… (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2016). Từ những cơ sở
trên cho thấy việc phát triển khả năng nhận biết, phân biệt màu sắc cho trẻ 24-36
tháng tuổi chính là phát triển nhận thức cho trẻ. Trẻ có thể học biết về màu sắc qua
thế giới xung quanh, đặc biệt là thế giới đồ vật và trong chính hoạt động với đồ vật.
Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Mỹ Hà (2013) đã cho thấy kết quả khảo
sát thực trạng nhận biết, phân biệt màu sắc, kích thước của đồ vật thông qua hoạt
động với đồ vật của trẻ 18-24 tháng tại một số trường mầm non thành phố Hồ Chí
Minh còn thấp chiếm tỷ lệ rất cao.
Thực tế cho thấy giáo viên chỉ dạy về màu sắc cho trẻ qua các bài tập trong
hoạt động với đồ vật cách ngẫu nhiên mà chưa sắp xếp các bài tập theo hệ thống
nhằm phát triển khả năng nhận biết, phân biệt màu sắc trong hoạt động với đồ vật.
Việc rèn luyện các giác quan, cụ thể là rèn luyện thị giác cho trẻ qua các bài tập
nhận biết, phân biệt màu sắc trong hoạt động với đồ vật của giáo viên chưa thực sự
được chú trọng để giúp quá trình nhận biết, phân biệt màu sắc của trẻ được dễ dàng
và hiệu quả hơn.
Từ những lí do trên, đề tài “Thiết kế hệ thống bài tập phát triển khả năng
nhận biết, phân biệt màu sắc cho trẻ 24-36 tháng trong hoạt động với đồ vật” được
xác lập nghiên cứu nhằm phát triển khả năng nhận biết, phân biệt màu sắc cho trẻ.

2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Thiết kế hệ thống bài tập phát triển khả năng nhận biết, phân biệt màu sắc
cho trẻ 24-36 tháng trong hoạt động với đồ vật.
3. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU


3

3.1. Khách thể nghiên cứu
Quá trình thiết kế hệ thống bài tập phát triển khả năng nhận biết, phân biệt
màu sắc cho trẻ 24-36 tháng trong hoạt động với đồ vật.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Thử nghiệm hệ thống bài tập phát triển khả năng nhận biết, phân biệt màu
sắc cho trẻ 24-36 tháng trong hoạt động với đồ vật.
4. GIỚI HẠN VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
4.1. Giới hạn về nội dung nghiên cứu
- Hệ thống hóa những lý luận cơ bản về đặc điểm hoạt động nhận cảm, khả
năng nhận biết, phân biệt màu sắc của trẻ 24-36 tháng tuổi, hoạt động với đồ vật và
thiết kế hệ thống bài tập phát triển khả năng nhận biết, phân biệt màu sắc cho trẻ
24-36 tháng tuổi trong hoạt động với đồ vật.
- Thiết kế hệ thống 10 bài tập phát triển khả năng nhận biết, phân biệt màu
sắc cho trẻ 24-36 tháng tuổi trong hoạt động với đồ vật theo 4 chủ đề.
4.2. Giới hạn về mẫu nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu trên nhóm khách thể:
- Khảo sát 30 giáo viên lớp 24-36 tháng tuổi và 3 cán bộ quản lý ở 15 trường
mầm non tại Thành phố Hồ Chí Minh.
- Thử nghiệm hệ thống bài tập đã thiết kế trên 15 trẻ nhóm thử nghiệm và 15
trẻ nhóm đối chứng.
5. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Thiết kế và sử dụng bài tập phát triển khả năng nhận biết, phân biệt màu sắc

trong hoạt động với đồ vật cho trẻ 24- 36 tháng tuổi có hệ thống sẽ phát triển khả
năng nhận biết, phân biệt màu sắc của trẻ tốt hơn.
6. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về thiết kế hệ thống bài tập phát triển khả năng
nhận biết, phân biệt màu sắc cho trẻ 24-36 tháng tuổi trong hoạt động với đồ vật.


4

- Khảo sát và mô tả thực trạng thiết kế và sử dụng bài tập phát triển khả năng
nhận biết, phân biệt màu sắc cho trẻ 24-36 tháng tuổi trong hoạt động với đồ vật ở
một số trường mầm non tại Thành phố Hồ Chí Minh.
-Thiết kế và thử nghiệm hệ thống bài tập nhận biết, phân biệt màu sắc cho trẻ
24-36 tháng tuổi trong hoạt động với đồ vật.
7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
Hệ thống hóa một số cơ sở lý luận về khả năng nhận biết, phân biệt màu sắc
của trẻ 24-36 tháng tuổi, thiết kế hệ thống bài tập và thiết kế hệ thống bài tập phát
triển khả năng nhận biết, phân biệt màu sắc cho trẻ 24-36 tháng tuổi trong hoạt
động với đồ vật.
7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Điều tra bằng bảng hỏi nhằm tìm hiểu thực trạng thiết kế và sử dụng hệ
thống bài tập phát triển khả năng nhận biết, phân biệt màu sắc cho trẻ 24- 36 tháng
tuổi trong hoạt động với đồ vật của 30 giáo viên lớp 24-36 tháng tuổi ở 15 trường
mầm non tại Thành phố Hồ Chí Minh.
7.2.2. Phương pháp quan sát
Quan sát 5 giáo viên lớp 24-36 tháng tuổi của 5 trường mầm non tại Thành
phố Hồ Chí Minh tổ chức 15 hoạt động với đồ vật cho trẻ 24-36 tháng tuổi nhằm
tìm hiểu thực tế việc sử dụng các bài tập phát triển khả năng nhận biết, phân biệt

màu sắc cho trẻ 24-36 tháng tuổi và khả năng thực hiện các bài tập này của trẻ.
7.2.3. Phương pháp nghiên cứu hồ sơ
Nghiên cứu kế hoạch giáo dục năm học, kế hoạch tổ chức hoạt động với đồ
vật để phát triển khả năng nhận biết, phân biệt màu sắc cho trẻ của 15 lớp 24-36
tháng tuổi ở 15 trường mầm non tại Thành phố Hồ Chí Minh nhằm tìm hiểu mục


5

đích, nội dung, thời lượng, kế hoạch tổ chức và việc sử dụng các bài tập phát triển
khả năng nhận biết, phân biệt màu sắc cho trẻ của giáo viên.
7.2.4. Phương pháp chuyên gia
Trưng cầu ý kiến đánh giá của 3 giảng viên khoa Giáo dục mầm non ở 3
trường Đại học và Cao đẳng sư phạm tại Thành phố Hồ Chí Minh; 3 cán bộ quản lý
của 3 trường mầm non tại Thành phố Hồ Chí Minh về tính khả thi của hệ thống bài
tập phát triển khả năng nhận biệt, phân biệt màu sắc cho trẻ 24-36 tháng tuổi trong
hoạt động với đồ vật đã được thiết kế.
7.2.5. Phương pháp thử nghiệm
Tiến hành thử nghiệm một số bài tập phát triển khả năng nhận biết, phân biệt
màu sắc cho trẻ 24-36 tháng tuổi trong hoạt động với đồ vật ở trường mầm non.
- Mục đích: Thử nghiệm hệ thống bài tập phát triển khả năng nhận biết, phân
biệt màu sắc cho trẻ 24-36 tháng tuổi trong hoạt động với đồ vật được thiết kế trên
15 trẻ nhóm thử nghiệm và 15 trẻ nhóm đối chứng nhằm đánh giá hiệu quả của hệ
thống bài tập đã thiết kế.
- Đối tượng: 15 trẻ nhóm thử nghiệm và 15 trẻ nhóm đối chứng lớp 24-36
tháng tuổi ở 1 trường mầm non tại thành phố Hồ Chí Minh.
- Cách thực hiện: Xây dựng tiêu chí đánh giá khả năng nhận biết, phân biệt
màu sắc của trẻ, thiết kế và thử nghiệm hệ thống bài tập phát triển khả năng nhận
biết, phân biệt màu sắc cho trẻ 24-36 tháng tuổi trong hoạt động với đồ vật cùng sự
hỗ trợ và phối hợp của 2 giáo viên dạy lớp 24-36 tháng tuổi. Tập huấn cho giáo viên

nhóm thử nghiệm trước thử nghiệm. Quan sát, đánh giá trước và sau quá trình thử
nghiệm.
7.2.6. Phương pháp thống kê toán học
Sử dụng phần mềm SPSS phiên bản miễn phí để tính tỷ lệ trung bình, tính tỷ
lệ phần trăm và kiểm nghiệm T để so sánh sự khác biệt về kết quả thử nghiệm giữa
nhóm đối chứng và nhóm thử nghiệm.


6

8. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI
8.1. Về lý luận
Hệ thống hóa những lý luận cơ bản về phát triển khả năng nhận biết, phân
biệt màu sắc cho trẻ 24-36 tháng tuổi, thiết kế hệ thống bài tập và thiết kế hệ thống
bài tập phát triển khả năng nhận biết, phân biệt màu sắc cho trẻ 24-36 tháng tuổi
trong hoạt động với đồ vật.
8.2. Về thực tiễn
Đóng góp hệ thống bài tập phát triển khả năng nhận biết, phân biệt màu sắc
cho trẻ 24-36 tháng tuổi trong hoạt động với đồ vật đã được thử nghiệm kiểm
chứng.
9. CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI
 Phần mở đầu
 Phần nội dung
Chương I: Cơ sở lí luận việc thiết kế hệ thống bài tập phát triển khả năng nhận biết
phân biệt màu sắc cho trẻ 24-36 tháng tuổi trong hoạt động với đồ vật.
Chương II: Thực trạng việc thiết kế hệ thống bài tập phát triển khả năng nhận biết,
phân biệt màu sắc cho trẻ 24-36 tháng tuổi trong hoạt động với đồ vật.
Chương III: Thiết kế và thử nghiệm hệ thống bài tập phát triển khả năng nhận biết,
phân biệt màu sắc cho trẻ 24-36 tháng tuổi trong hoạt động với đồ vật.
 Phần kết luận và kiến nghị sư phạm

DỰ THẢO NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
PHẦN MỞ ĐẦU
PHẦN NỘI DUNG


7

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN VIỆC THIẾT KẾ HỆ THỐNG BÀI TẬP
PHÁT TRIỂN KHẢ NĂNG NHẬN BIẾT PHÂN BIỆT MÀU SẮC CHO
TRẺ 24-36 THÁNG TUỔI TRONG HOẠT ĐỘNG VỚI ĐỒ VẬT
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Những nghiên cứu ở nước ngoài
Năm 1948, trong tác phẩm Khám phá trẻ thơ của mình, Maria Montessori
(1870-1952) đã nghiên cứu về sự huấn luyện các giác quan của trẻ nhỏ (0-6 tuổi)
nhằm đưa ra một phương pháp có hệ thống để huấn luyện giác quan của các cá thể.
Bà đưa ra các bài tập phân biệt thính giác và thị giác. Cụ thể, đối với thị giác, bà
đưa ra các học cụ, các bài tập nhằm giúp đứa trẻ phân biệt được màu sắc, kích
thước, hình dạng. Với bộ học cụ màu sắc của mình,bà nhận ra rằng trẻ có thể nhận
biết được các màu sắc sáng cơ bản như đỏ, xanh dương, vàng. Trẻ 3 tuổi có thể xếp
tất cả các sắc độ của các màu sắc lại với nhau một cách nhanh chóng sau khi được
huấn luyện. Trẻ có trí nhớ về màu sắc tốt, bằng cách cho trẻ nhìn một màu, sau đó đi
đến một cái bàn ở xa có các màu đã được sắp xếp sẵn, để chọn một màu tương tự.
(Maria Montessori, 1948)
Nhà tâm lí học người Pháp Henri Wallon (1879-1962) đã phân chia sự phát
triển tâm lí, nhân cách của trẻ thành 7 giai đoạn. Trong đó, ở giai đoạn phóng chiếu
(14 tháng đến 2 tuổi) đứa trẻ học được tên gọi và các đặc điểm của chúng. (Phan
Trọng Ngọ, Dương Diệu Hoa và Nguyễn Lan Anh, 2001)
Jean Piaget (1896- 1980) thích khám phá việc học thông qua những hoạt
động thực tế. Trong một trường hợp của Jack (3 năm 2 tháng tuổi) khi học về màu
sắc, Jack được cô giáo cho lặp đi lặp lại các màu và sau đó yêu cầu cậu bé chỉ đúng

khối màu đỏ hoặc vàng. Tuy làm tốt nhiệm vụ này nhưng các quan sát về Jack cho
thấy Jack chưa biết các màu. Cô giáo nhận ra vấn đề là Jack chỉ nhắc lại những từ
mà không liên hệ các màu với tên của chúng. Mấy tuần sau, cô giáo đưa ra các trò
chơi và hoạt động nhằm củng cố kiến thức về màu sắc cho Jack. Cô đã liên hệ màu
sắc với các câu chuyện, sự kiện, đồ vật và thay đổi bảng màu mỗi tuần. Và sau một


8

thời gian ngắn Jack nói về màu rất tự tin. (Collete Gray và Macblain (Hiếu Tân
dịch) , 2012)
Phùng Đức Toàn cho rằng việc rèn luyện 5 giác quan cho trẻ khi mới sinh ra
giúp kích thích quá trình hoàn thiện chức năng não bộ của trẻ. Đặc biệt là về thị
giác, từ lúc 1,5 tuổi cần dạy trẻ nhận biết càng nhiều màu sắc càng tốt (gồm màu cơ
bản và trung gian) thông qua các trò chơi, cuộc thi nhận biết màu sắc. (Phùng Đức
Toàn, 2012)
1.1.2. Những nghiên cứu trong nước
Các trò chơi nhận biết- thao tác với đồ chơi cho trẻ 3 tuổi được tổ chức tốt thì
đây chính là phương tiện chủ yếu và làm phương tiện tốt nhất để phát triển hoạt
động nhận cảm cho trẻ. Nhờ được chơi, được luyện tập với những đồ chơi, đồ vật
và vật liệu chơi khác nhau về màu sắc, độ lớn, hình dáng, vật liệu chơi khác nhau về
ý nghĩa sử dụng, về cách thức sử dụng mà trẻ 3 tuổi thực chất được làm quen với
những thuộc tính, đặc tính thực của nhiều vật. Có thể tổ chức cho trẻ chơi các trò
chơi nhận biết 3 màu (xanh, đỏ, vàng). (Đào Thanh Âm, 1997)
Việc tích lũy biểu tượng về thuộc tính của các đồ vật tùy thuộc vào mức độ
trẻ làm chủ được sự định hướng bằng mắt trong quá trình hành động với đồ vật. Để
cho vốn biểu tượng của trẻ về các thuộc tính của đồ vật được phong phú, cần cho trẻ
làm quen với tính đa dạng của các đồ vật và khi hành động với các đồ vật ấy đòi hỏi
phải tính đến các thuộc tính của chúng. Các công trình nghiên cứu đã chứng minh
rằng trẻ lên ba tuổi, hoàn toàn có thể phân biệt được những biểu tượng của 5 hay 6

hình (tròn, bầu dục, vuông, chữ nhật, tam giác, đa giác) và 8 màu (đỏ, da cam, vàng,
lục, xanh, tím, trắng và đen) tuy chưa gọi đúng tên. (Nguyễn Ánh Tuyết, 2006)
Đối với trẻ nhà trẻ, giáo viên phải tổ chức các hoạt động nhằm kích thích và
đẩy mạnh nhu cầu nhận thức của từng trẻ, tăng cường hoạt động của các giác quan.
Cho trẻ có nhiều cơ hội và thời gian để được hành động với đồ vật, rèn luyện và
luyện tập. Trước hết là cùng với cô, sau đó tự lặp lại theo mẫu nhiều lần. (Phạm Thị
Mai Chi và Lê Thu Hương, 2001)


9

Cuốn Hướng dẫn tổ chức thực hiện Chương trình giáo dục mầm non Nhà trẻ
(3-36 tháng tuổi) hướng dẫn giáo viên tổ chức các hoạt động chơi- tập nhằm giúp
trẻ 24-36 tháng tuổi quan sát và phát hiện màu sắc của đồ vật, đồ chơi; chọn được
đồ dùng, đồ chơi theo màu; nhận biết và phân biệt được màu sắc của đồ dùng, đồ
chơi gần gũi xung quanh trẻ. (Lê Thu Hương, Trần Thị Ngọc Trâm và Lê Thị Ánh
Tuyết, 2016)
1.2. Cơ sở lí luận về việc thiết kế hệ thống bài tập phát triển khả năng nhận
biết, phân biệt màu sắc cho trẻ 24-36 tháng tuổi trong hoạt động với đồ vật
1.2.1. Khái niệm công cụ
1.2.1.1. Màu sắc
Màu sắc là diện mạo của một vật mà ta có thể mô tả bằng các thuật ngữ như
sắc độ, độ chói và độ bão hòa. Nó liên quan đến các bước sóng nhìn thấy được của
bức xạ, điện từ, bức xạ này kích thích các tế bào cảm giác của mắt. Ánh sáng đỏ có
các bước sóng dài nhất, trong khi màu lam có các bước sóng ngắn nhất, còn các
màu sắc khác như da cam, vàng và lục nằm ở giữa. Các màu đỏ, vàng và lam được
gọi là màu cơ bản hay màu sơ cấp. (Phạm Quốc Cường, Nguyễn Đình Diễn, Đặng
Văn Dương dịch, 2014)
1.2.1.2. Khả năng nhận biết, phân biệt màu sắc
 Nhận biết, phân biệt

“Nhận biết là nhận thức vật thể được tri giác như là thứ đã biết nhờ kinh
nghiệm quá khứ. Cơ sở của nó là đối chiếu những điều tri giác được với những dấu
hiệu được lưu giữ trong trí nhớ. Nhận biết được chia ra nhiều cấp độ theo tính xác
định, tính chính xác , trọn vẹn và tự do. Với tính chất tự do, nhận biết xuất hiện khi
được sử dụng để hình thành hiệu quả ghi nhớ hoặc học thuộc. Mức nhận biết bao
giờ cũng cao hơn mức nhớ lại, không thể có những dung lượng nhớ lại không được
sử dụng. Với tính chất có chủ định, nhận biết xuất hiện khi không đặt ra nhiệm vụ
đặc biệt cho nhận thức. Khi đó, nó có thể không trọn vẹn, không xác định , tưởng


10

tượng, ví dụ: Khi có cảm giác quen thuộc với một người mà trên thực tế chưa bao
giờ gặp. Đôi khi, nhận biết có chủ định không trọn vẹn đặt ra nhiệm vụ ghi nhớ và
chuyển sang nhận biết tự do.” (Vũ Dung , chủ biên, 2008)
Để có được thông tin về những đồ vật tri giác thấy, bạn phải có khả năng
nhận diện hoặc nhận biết chúng như cái gì đó bạn đã nhìn thấy trước kia và như
những thành viên của những phạm trù có ý nghĩa được bạn biết đến do trải nghiệm.
Nhận diện và nhận biết gắn ý nghĩa vào cái đầu ra của tri giác. ( Đặng Phương Kiệt,
chủ biên, 2001)
 Khả năng nhận biết, phân biệt màu sắc
Là khả năng phân biệt những khoảng khác nhau của bức xạ điện từ trong
khoảng của phổ nhìn thấy được (369-760 nm).
Thuyết 3 thành phần của thị giác màu cho rằng trong võng mạc mắt có 3
dạng cơ quan nhận cảm, định hướng một cách có lựa chọn tới các màu đỏ, màu lục
(xanh lá) và màu lam (xanh nước biển). Các tín hiệu đến từ khu vực ngoại biên của
hệ thống tri giác được tiếp nhận bởi các tế bào thần kinh cảm giác ở phần cao nhất,
chúng được kích thích khi có tác động của một màu trong phổ màu và bị ức chế khi
có tác động của màu khác. (Vũ Dung, 2008)
Khả năng tri giác liên quan đến những cơ năng xử lý của hệ thần kinh thị

giác, trong đó màu sắc được xử lý bởi những mấu thần kinh, các tế bào thần kinh thị
giác tiếp nhận (hình nón) khi khả năng nhạy cảm của các mấu tiếp nhận này đối với
những sắc tố có cường độ bước sóng khác nhau. Trong đó ba màu cơ bản và chính
sự phối hợp tỉ lệ của ba màu cơ bản này đã tạo ra những tri giác màu sắc khác nhau.
Tri giác màu sắc giúp cơ thể có khả năng phân biệt các đặc tính đặc trưng cơ bản
của vật thể, cũng như những đánh giá chung về đặc tính ấy. Trong bối cảnh của đời
sống con người, thế giới màu sắc luôn có những tác động tâm lý đến cảm xúc của
con người ở một mức độ nhất định nào đó. Ngoài ra, màu sắc còn giúp con người
nhận diện các vật thể thông qua khả năng trí nhớ. Tri giác màu sắc không chỉ giúp
chúng ta có những quyết định chọn lựa mang tính năng thẩm mỹ, mà còn góp phần


11

giúp chúng ta phân biệt được những thay đổi đặc tính của các vật thể vốn là sản
phẩm của trí nhớ về những đặc tính thay đổi của các sự vật thể này. Ví dụ: trái táo
màu xanh và màu đỏ. (Phạm Minh Hạc, chủ biên, 2013)
Tóm lại, khả năng nhận biết, phân biệt màu sắc là khả năng nhận diện được
những màu sắc đã được biết trước đó thông qua tri giác và có thể phân biệt được các
màu cơ bản trong phổ màu.
1.2.1.3. Thiết kế hệ thống bài tập
 Thiết kế
“Thiết kế là lập tài liệu kỹ thuật toàn bộ gồm có các bảng tính toán, bảng vẽ,
…để có thể theo đó mà xây dựng công trình, sản xuất thiết bị, sản phẩm.” (Hoàng
Phê, 2012)
“Thiết kế là hoạt động sáng tạo bao gồm quá trình nghiên cứu, tính toán, cân
nhắc, lựa chọn và hệ thống hóa hoạt động, nguồn lực...theo ý tưởng khoa học rõ
ràng. Giáo viên phải lựa chọn, sắp xếp, thiết kế con đường khám phá, tìm tòi để
người học không những chiếm lĩnh đơn vị kiến thức, kĩ năng mà còn kiến tạo con
đường tìm ra tri thức và các giá trị tương ứng.” (Nguyễn Thị Phương Nhung, 2017)

 Hệ thống bài tập
“Bài tập là là các nhiệm vụ thực hành giáo viên đặt ra cho học sinh luyện tập
được trình bày dưới dạng câu hỏi, bài toán, tình huống có vấn đề… buộc học sinh
tìm điều chưa biết trên cơ sở những điều đã biết, qua đó nắm vững tri thức, hình
thành, phát triển kĩ năng, kĩ xảo tương ứng.”(Trần Thị Hương, 2004)
Theo Nguyễn Ngọc Quang (1989): “Bài toán là hệ thống thông tin xác định,
bao gồm những điều kiện và những yêu cầu luôn luôn không phù hợp (mâu thuẫn)
với nhau, dẫn tới nhu cầu phải khắc phục bằng cách biến đổi chúng.”
Khi sử dụng bài toán như 1 phương pháp dạy học, cần lưu ý những yêu cầu
sau:


12

- Đảm bảo tính cơ bản gắn liền với tính tổng hợp.
- Đảm bảo tính hệ thống và tính kế thừa
- Đảm bảo tính kỹ thuật tổng hợp
- Đảm bảo tính phân khoa của hệ thống các bài toán
- Thường xuyên coi trọng vệc dạy học sinh phương pháp giải bài toán
“Hệ thống bài tập là một tập hợp với nhiều bài tập khác nhau được xếp thành
các nhóm theo một trình tự có chủ đích nhất định. Thông thường để đảm bảo tính
khoa học về quá trình nhận thức, hệ thống bài tập sẽ được sắp xếp theo thứ tự từ dễ
đến khó, từ đơn giản đến phức tạp từ những kiến thức đơn lẻ đến những kiến thức
tổng hợp nhằm rèn luyện, phát triển những kĩ năng cụ thể cho người học.” (Đỗ Thu
Hà, 2014).
“Tính hệ thống của chương trình các môn học thể hiện ở sự sắp xếp logic nội
dung của môn học. Nó biểu hiện ở trật tự triển khai quá trình dạy học, “ sao cho mỗi
bài này được kế tiếp một cách tự nhiên trong những bài tiếp theo”.” (Hồ Ngọc Đại,
2010)
 Thiết kế hệ thống bài tập

Từ những khái niệm trên, thiết kế hệ thống bài tập là việc đưa ra ý tưởng, sắp
xếp các nhiệm vụ, bài toán để học sinh giải quyết theo logic từ dễ đến khó, từ đơn
giản đến phức tạp để người học đạt được kiến thức, kĩ năng cụ thể.
1.2.1.4. Hoạt động với đồ vật
 Hoạt động
 Hoạt động với đồ vật
1.2.1.5. Hệ thống bài tập phát triển khả năng nhận biết, phân biệt màu sắc cho trẻ
24-36 tháng tuổi trong hoạt động với đồ vật
1.2.2. Khả năng nhận biết, phân biệt màu sắc của trẻ 24-36 tháng tuổi


13

1.2.2.1. Đặc điểm nhận biết, phân biệt màu sắc của trẻ 24-36 tháng tuổi
Đối với trẻ ấu nhi, việc nắm vững hoạt động định hướng bên ngoài không
diễn ra ngay lập tức mà phụ thuộc vào sự dạy dỗ của người lớn. Từ sự đối chiếu, so
sánh những thuộc tính của các đối tượng bằng các hành động định hướng bên ngoài,
trẻ chuyển sang so sánh, đối chiếu các thuộc tính của các đối tượng bằng mắt.Việc
lựa chọn theo mẫu bằng thị giác là nhiệm vụ phức tạp đòi hỏi trẻ phải hiểu rằng có
nhiều đối tượng có thuộc tính giống nhau. Hành động định hướng bằng mắt cho
phép trẻ tích lũy được khá nhiều biểu tượng về các đối tượng trong hiện thực và ghi
lại trong ký ức, biến thành các mẫu để so sánh với các vật khác trong khi tri giác
chúng. Ví dụ: Khi tri giác những đối tượng có màu đỏ, trẻ nói: giống cờ, những đối
tượng có màu xanh , trẻ nói: giống cỏ. (Nguyễn Ánh Tuyết, 2006)
Như vậy, nhờ sự hướng dẫn của người lớn, trẻ từ việc nhận biết đến đối
chiếu, so sánh các thuộc tính của các đối tượng mà trẻ tri giác được. Cụ thể, người
lớn hướng dẫn cho trẻ nhận biết các màu sắc cơ bản của các đối tượng, từ đó trẻ ghi
lại màu sắc đó vào trong kí ức của mình và dùng nó thành màu mẫu để so sánh với
các màu sắc của vật khác khi trẻ tri giác chúng.
1.2.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng nhận biết, phân biệt màu sắc của trẻ 2436 tháng tuổi

Từ khái niệm công cụ và đặc điểm phát triển khả năng nhận biết, phân biệt
màu sắc của trẻ 24-36 tháng tuổi đã nêu trên, ta thấy có những yếu tố sau ảnh hưởng
đến khả năng nhận biết, phân biệt màu sắc của trẻ 24-36 tháng tuổi:
- Sự hướng dẫn của người lớn giúp trẻ hình thành các khái niệm ban đầu về màu sắc
- Trẻ được luyện tập, rèn luyện qua các bài tập, trò chơi về màu sắc một cách có hệ
thống
- Môi trường phong phú nhiều đối tượng có màu sắc để trẻ có cơ hội được so sánh,
đối chiếu những màu sắc trẻ biết ở những đối tượng khác
1.2.2.2. Phương tiện nhận biết, phân biệt màu sắc của trẻ 24-36 tháng tuổi


14

- Nhận biết, phân biệt qua hoạt động với đồ vật
- Nhận biết, phân biệt qua vật thật
1.2.3. Đặc điểm phát triển khả năng nhận biết, phân biệt màu sắc của trẻ 24-36
tháng tuổi trong hoạt động với đồ vật
1.2.3.4. Vai trò của hoạt động với đồ vật đối với sự phát triển khả năng nhận biết,
phân biệt màu sắc của trẻ 24-36 tháng tuổi
Thông qua hoạt động với đồ vật mà trẻ có được sự luyện tập mà theo Maria
Montessori đã khẳng định việc huấn luyện các giác quan giúp trẻ thích nghi với
cuộc sống văn minh và không bỏ lỡ qua cơ hội vàng của bộ óc thẩm thấu của trẻ.
(Trần Thy Lâm và Nghiêm Phương Mai dịch, 2016). Như vậy, hoạt động với đồ vật
là hoạt động giúp trẻ được rèn luyện tri giác màu sắc theo đúng với giai đoạn nhạy
cảm của các giác quan với sự hướng dẫn của giáo viên thông qua các bài tập.
1.2.4. Thiết kế hệ thống bài tập phát triển khả năng nhận biết, phân biệt màu sắc của
trẻ 24-36 tháng tuổi trong hoạt động với đồ vật
1.2.4.1. Nguyên tắc thiết kế hệ thống bài tập phát triển khả năng nhận biết, phân
biệt màu sắc của trẻ 24-36 tháng tuổi trong hoạt động với đồ vật
Đồng ý với những nguyên tắc cơ bản khi xây dựng hệ thống bài tập được nêu

ra trong đề tài nghiên cứu của Trần Thị Hương (2011), trong phạm vi nghiên cứu,
đưa ra một số nguyên tắc thiết kế hệ thống bài tập phát triển khả năng nhận biết,
phân biệt màu sắc của trẻ 24-36 tháng tuổi trong hoạt động với đồ vật như sau:
- Hệ thống bài tập phát triển khả năng nhận biết, phân biệt màu sắc phải phù hợp
với đặc điểm lứa tuổi và nội dung giáo dục trong chương trình giáo dục mầm non.
- Bài tập phát triển khả năng nhận biết, phân biệt màu sắc phải đảm bảo tính hệ
thống, tính đa dạng, phong phú, phù hợp với khả năng của trẻ


15

- Hệ thống bài tập phát triển khả năng nhận biết, phân biệt màu sắc phải phù hợp
với hoạt động với đồ vật nhằm giúp trẻ phát triển nhận thức vừa phù hợp với thực
tiễn tổ chức hoạt động giáo dục ở trường mầm non
1.2.4.2. Thiết kế hệ thống bài tập phát triển khả năng nhận biết, phân biệt màu sắc
của trẻ 24-36 tháng tuổi trong hoạt động với đồ vật
Trần Thị Hương (2011) cho rằng quy trình xây dựng hệ thống là một tiến
trình bao gồm các giai đoạn (bước), các thao tác được sắp xếp theo một trình tự
logic nhất định có mối liên hệ chặt chẽ với nhau để xây dựng hệ thống bài tập.
- Giai đoạn 1: Xác định mục tiêu, nội dung học tập học phần Giáo dục học phổ
thông
- Giai đoạn 2: Xác định hệ thống thống bài tập thực hành giáo dục học
- Giai đoạn 3: Thu thập và khai thác các nguồn dữ liệu có liên quan đến việc xây
dựng hệ thống bài tập thực hành giáo dục học
- Giai đoạn 4: Tiến hành soạn thảo từng bài tập và sắp xếp vào hệ thống bài tập thực
hành đã xác định
- Giai đoạn 5: Vận dụng hệ thống bài tập thực hành vào quá trình dạy học môn Giáo
dục học
Từ quy trình được nêu trên, tác giả đưa ra quy trình thiết kế hệ thống bài tập
phát triển khả năng nhận biết, phân biệt màu sắc của trẻ 24-36 tháng tuổi trong hoạt

động với đồ vật như sau:
- Giai đoạn 1: Xác định mục tiêu là phát triển khả năng nhận biết, phân biệt màu sắc
của trẻ 24-36 tháng tuổi trong hoạt động với đồ vật
- Giai đoạn 2: Xác định hệ thống các bài tập phát triển khả năng nhận biết, phân biệt
màu sắc của trẻ 24-36 tháng tuổi trong hoạt động với đồ vật


16

- Giai đoạn 3: Thu thập và khai thác các nguồn dữ liệu có liên quan đến việc thiết kế
hệ thống bài tập phát triển khả năng nhận biết, phân biệt màu sắc của trẻ 24-36
tháng tuổi trong hoạt động với đồ vật
- Giai đoạn 4: Tiến hành soạn thảo từng bài tập và sắp xếp theo hệ thống các bài tập
đã xác định
- Giai đoạn 5: Sử dụng hệ thống bài tập đã thiết kế vào trong hoạt động với đồ vật
Tiểu kết chương 1
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VIỆC THIẾT KẾ HỆ THỐNG BÀI TẬP PHÁT
TRIỂN KHẢ NĂNG NHẬN BIẾT, PHÂN BIỆT MÀU SẮC CHO TRẺ
24-36 THÁNG TUỔI TRONG HOẠT ĐỘNG VỚI ĐỒ VẬT
2.1. Tổ chức điều tra thực trạng
2.1.1. Mục đích điều tra thực trạng
2.1.2. Đối tượng và thời gian điều tra thực trạng
2.1.2.1. Đối tượng điều tra thực trạng
2.1.2.2. Thời gian điều tra thực trạng
2.1.3. Nội dung điều tra thực trạng
2.2.4. Phương pháp nghiên cứu thực trạng
2.1.4.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
2.1.4.2. Phương pháp quan sát
2.1.4.3. Phương pháp phỏng vấn sâu
2.2. Kết quả điều tra và phân tích kết quả nghiên cứu thực trạng

Tiểu kết chương 2
CHƯƠNG III: THIẾT KẾ VÀ THỬ NGHIỆM HỆ THỐNG BÀI TẬP PHÁT
TRIỂN KHẢ NĂNG NHẬN BIẾT, PHÂN BIỆT MÀU SẮC CHO TRẺ 24-36
THÁNG TUỔI TRONG HOẠT ĐỘNG VỚI ĐỒ VẬT


17

3.1. Thiết kế hệ thống bài tập phát triển khả năng nhận biết, phân biệt màu sắc
cho trẻ 24-36 tháng tuổi trong hoạt động với đồ vật.
3.2. Trưng cầu ý kiến chuyên gia về hệ thống bài tập phát triển khả năng nhận
biết, phân biệt màu sắc cho trẻ 24-36 tháng tuổi trong hoạt động với đồ
vật.
3.3. Thử nghiệm hệ thống bài tập phát triển khả năng nhận biết, phân biệt
màu sắc cho trẻ 24-36 tháng tuổi trong hoạt động với đồ vật.
Kết luận và kiến nghị sư phạm


18

DANH MỤC THAM KHẢO
Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2017). Chương trình giáo dục mầm non. Nxb Giáo dục
Việt

Nam.

Collete Gray và Macblain (Hiếu Tân dịch). (2012). Các lý thuyết học tập về trẻ em.
Đại học Hoa Sen.
Đặng Phương Kiệt (chủ biên). (2001). Cơ sở tâm lý học ứng dụng. Nxb Đại học
quốc gia Hà Nội. Hà Nội.

Đào Thanh Âm, Trịnh Dân, Nguyễn Thị Hòa và Đinh Văn Vang. (1997). Giáo dục
học mầm non tập 2. Hà Nội: Nxb Đại học quốc gia Hà Nội.
Đỗ Thu Hà. (2014). Xây dựng hệ thống bài tập phát triển kĩ năng nói cho sinh viên
sư phạm ở học phần tiếng Việt thực hành. Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo
dục. Chuyên Ngành: Lí luận và phương pháp dạy học bộ môn văn và tiếng
Việt. Viện khoa học giáo dục Việt Nam. Hà Nội.
Hồ Ngọc Đại. (2010). Bài học là gì?. Nhà xb giáo dục Việt Nam.
Hoàng Phê. (2012).Từ điển Tiếng Việt. Viện ngôn ngữ học. Nxb Bách khoa Hà Nội.
Hà Nội.
Lê Thị Mỹ Hà.(2013). Biện pháp phát triển khả năng hoạt động với đồ vật của trẻ
18-24 tháng. Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục. Chuyên ngành Giáo dục
mầm non. Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.Thành phố Hồ
Chí Minh.
Nguyễn Ánh Tuyết (chủ biên), Nguyễn Thị Như Mai, Đặng Thị Kim Thoa. (2006).
Tâm lý học trẻ em lứa tuổi mầm non (từ lọt lòng đến 6 tuổi). Nxb Đại học Sư
phạm.
Nguyễn Quang Uẩn, Trần Hữu Luyến và Trần Quốc Thành. (1999). Tâm lý học đại
cương. Nxb Đại học quốc gia Hà Nội.


19

Nguyễn Thị Phương Nhung. (2017). Rèn luyện kĩ năng thiết kế bài học cho sinh
viên đại học ngành giáo dục tiểu học qua dạy học theo dự án. Luận án
Tiến sĩ Khoa học

giáo dục. Viện khoa học giáo dục Việt Nam. Hà Nội.

Phạm Minh Hạc (chủ biên). (2013). Từ điển bách khoa. Tâm lý học- giáo dục học
Việt Nam . Nxb Giáo dục Việt Nam.

Phạm Quốc Cường, Nguyễn Đình Diễn, Đặng Văn Dương (dịch). (2014). Từ điển
bách khoa Britannica. Tập 2. Nxb Giáo dục Việt Nam.
Phạm Thị Mai Chi và Lê Thu Hương.(2001). Một số đặc điểm phát triển của trẻ em
từ 0-6 tuổi và mục tiêu chăm sóc- giáo dục trẻ ở lứa tuổi mầm non. Viện
khoa học giáo dục. Hà Nội.
Phan Trọng Ngọ (chủ biên), Dương Diệu Hoa, Nguyễn Lan Anh. (2011). Tâm lí học
trí tuệ. Nxb đại học quốc gia Hà Nội.
Phùng Đức Toàn. (2012). Phương án 0 tuổi chiếc nôi ươm hạt giống tài năng (dành
cho trẻ từ 0-6 tuổi). Nxb Lao động- xã hội. Hà Nội.
Trần Thị Hương. (2004).Thực trạng sử dụng hệ thống bài tập rèn luyện kỹ năng
hoạt động giáo dục trong dạy học ở Đại học Sư phạm. Đề tài nghiên cứu
khoa học cấp cơ sở. Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh. Thành phố
Hồ Chí Minh.
Trần Thy Lâm và Nghiêm Phương Mai (dịch). (2016). Khám phá trẻ thơ. Nxb Tri
thức.
Vũ Dung (chủ biên). (2008). Từ Điển Tâm lý học. Viện Khoa học xã hội Việt NamViện tâm lý học. Nxb Từ điển bách khoa. Hà nội.


20

Dự kiến kế hoạch thực hiện
Thời gian

Công việc tiến hành

07/2018 – 08/2018

Tìm hiểu và chọn đề tài

09/2018


Viết đề cương

10/2018 – 12/2018

Hoàn thành đề cương và bảo vệ đề cương

12/2018

Chỉnh sửa đề cương và nộp về P.SĐH

01/2019 -02/2019

Viết cơ sở lý luận

03/2019

Nghiên cứu thực trạng

04/2019

Thiết kế hệ thống bài tập

05/2019

Lấy ý kiến chuyên gia
Thử nghiệm

06/2019


Xử lý số liệu đưa ra kết quả thử nghiệm

07/2019 – 09/2019

Hoàn thành luận văn

10/2019 – 12/2019

Bảo vệ luận văn


21


22


21


×