Tải bản đầy đủ (.doc) (84 trang)

Lựa chọn hệ thống bài tập phát triển sức bền tốc độ cho nam sinh viên chuyên sâu bóng rổ năm thứ nhất trường đại học SP TDTT hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (401.36 KB, 84 trang )

1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Thể dục thể thao là một bộ phận của nền văn hoá của mỗi dân tộc cũng
như văn minh nhân loại. Tập luyện TDTT quần chúng cũng như học tập và thi
đấu thể hiện trình độ vận động cao, đã trở thành nhu cầu của đông đảo quần
chúng. Các hoạt động đó không chỉ là những hình thức nghỉ ngơi, giải trí mà
còn nhằm nâng cao sức khoẻ để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Là một bộ phận của sự nghiệp cách mạng, các trường Đại học, Cao
đẳng thể dục thể thao đã đề ra nhiệm vụ chiến lược của mình nhằm phục vụ
mục tiêu chung của đất nước trong tình hình mới. Việc nâng cao chất lượng
đào tạo là nhiệm vụ trọng tâm, với những biện pháp và cách thức khác nhau
như áp dụng quy trình đào tạo mới cải tiến chương trình, nội dung giảng dạy,
trang thiết bị hiện đại hóa dụng cụ tập luyện, cơ sở vật chất và phòng thí
nhiệm, tổ chức biên soạn chương trình giáo dục, tài liệu, sách giáo khoa... tạo
ra sản phẩm ra đào tạo có chất lượng cao, đáp ứng tốt với nhu cầu đổi mới và
phát triển của xã hội.
Trường Đại học sư phạm thể dục thể thao Hà Nội là nơi đào tạo giáo
viên giáo dục thể chất cho phổ thông các cấp. Mục tiêu đào tạo của nhà
trường là đào tạo một cách toàn diện các môn và khá giỏi một môn. Để thực
hiện mục tiêu đó ngay trong quá trình học tập trên ghế nhà trường công tác
tập luyện kết hợp chặt chẽ, đồng bộ với kiểm tra đánh giá tri thức kỹ năng và
trình độ thể lực của sinh viên luôn là bộ phận không thể tách rời và rất quan
trọng trong quá trình dạy học, nó có ảnh hưởng sâu sắc đến sự hoàn thiện và
phát triển nhân cách, thậm trí còn tác động quyết định đối với tương lai của
sinh viên.
Nhiệm vụ của huấn luyện thể lực là nhằm phát triển song song giữa thể
lực chung và thể lực chuyên môn cho các vận động viên.Tức là nhằm hình
thành sự phát triển đồng đều các tố chất: Nhanh, mạnh, bền, khéo léo, khả
năng phối hợp vận động. Để phát triển các tố chất vận động trên đòi hỏi người


giáo viên, huấn luyện viên phải sử dụng các phương pháp, các bài tập, cách


2
thức sắp xếp, tổ chức và thực hiện sao cho có hệ thống và phù hợp với đối
tượng, lứa tuổi, trình độ tập luyện, đặc thù thể hình của người tập để giảng
dạy huấn luyện cho đối tượng của mình.
Bóng rổ là môn thể thao thi đấu đối kháng giữa hai đội, mục đích của
mỗi đội là tìm cách ném bóng vào rổ của đối phương và ngăn cản không cho
đối phương ném bóng vào rổ của đội mình. Vì vậy, các yếu tố về kỹ chiến
thuật, yếu tố thể lực và các tố chất nhanh, mạnh, bền là vô cùng quan trọng.
Việc này đòi hỏi vận động viên phải huy động đến cực hạn các khả năng chức
phận của cơ thể và các tố chất nhanh, mạnh, bền để đạt hiệu quả cao trong tập
luyện và thi đấu.
Nhằm đáp ứng được những yêu cầu đó của nhà trường, bộ môn Bóng
rổ - Bóng ném thường xuyên triển khai các mặt công tác đổi mới về nội dung,
cũng như phương pháp đào tạo, trong đó phương pháp kiểm tra đánh giá,
cũng như phương tiện giảng dạy, huấn luyện trình độ thể lực cho sinh viên
chuyên sâu là vấn đề được bộ môn hết sức quan tâm.
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt mạnh mà công tác đào tạo sinh viên
chuyên sâu Bóng rổ đã đạt được như kỹ, chiến thuật… thì còn một nhược
điểm rất lớn cần phải khắc phục đó là: Trình độ thể lực chuyên môn, đặc biệt
là sức bền tốc độ của sinh viên chuyên sâu Bóng rổ còn rất hạn chế. Điều này
được bộc lộ qua khả năng thi đấu của các sinh viên chuyên sâu bóng rổ
Trường Đại học sư phạm TDTT Hà Nội thông qua một số giải nghiệp vụ sư
phạm và các giải thi đấu khu vực Hà Nội cũng như toàn quốc còn yếu kém,
đặc biệt vào những thời điểm cần phát huy nỗ lực tối đa trong trận đấu.
Với thực trạng như vậy, hiện nay đã có một số các công trình nghiên cứu
về vấn đề ứng dụng hệ thống các bài tập phát triển tố chất thể lực chuyên môn
cho một số môn thể thao ở các đối tượng khác nhau như:

- Nguyễn Hữu Thắng (1998) với đề tài: “Nghiên cứu ứng dụng phương
pháp rèn luyện sức bền cho đơn vị bộ binh sau giai đoạn huấn luyện tân binh”.
- Phạm Đông Đức (1998) với đề tài “Nghiên cứu lựa chọn một số bài
tập sức bền cho VĐV vật tự do Việt Nam”.


3
- Phạm Văn Thảo (1999) với đề tài "Nghiên cứu lựa chọn chỉ tiêu và
xây dựng chỉ tiêu tuyển chọn ban đầu cho vận động viên Bóng rổ nữ ở Việt
Nam lứa tuổi 12-14”.
- Nguyễn Hải Đường ( 2009) với đề tài: “ Lựa chọn hệ thống bài tập
nhằm phát triển sức mạnh tốc độ cho sinh viên chuyên sâu bóng rổ trường
đại học TDTT Đà Nẵng”.
Tuy nhiên cho đến nay, ở Việt Nam, các công trình nghiên cứu về việc
ứng dụng hệ thống các test, các bài tập chuyên môn nhằm phát triển tố chất thể
lực chuyên môn cho sinh viên chuyên sâu Bóng rổ chuyên ngành sư phạm giáo
dục thể chất còn đang rất hạn chế, đặc biệt là chưa có một công trình nghiên
cứu nào đề cập đến việc ứng dụng hệ thống các test, các bài tập chuyên môn
nhằm phát triển sức bền tốc độ cho nam sinh viên chuyên sâu Bóng rổ.
Qua thực tế giảng dạy chúng tôi thấy rằng, ứng dụng hệ thống các
phương tiện, phương pháp cũng như các bài tập chuyên môn trong công tác
huấn luyện nhằm phát triển các tố chất thể lực chuyên môn nói chung và phát
triển tố chất sức bền tốc độ cho sinh viên chuyên sâu Bóng rổ Trường Đại học
sư phạm TDTT Hà Nội nói riêng mới chỉ là bước đầu. Để đem lại hiệu quả
cao trong công tác đào tạo - huấn luyện, các phương tiện này cần thiết phải
được ứng dụng nhằm nâng cao hiệu quả phối hợp kỹ - chiến thuật, đặc biệt là
việc phát triển tố chất sức bền tốc độ cho nam sinh viên chuyên sâu Bóng rổ
năm thứ nhất trường Đại học sư phạm TDTT Hà Nội. Mặt khác, do yêu cầu
và đặc thù chuyên môn của công tác đào tạo sinh viên chuyên ngành sư phạm
GDTC, bước vào năm thứ nhất của học chuyên sâu là sinh viên đã trải qua

một năm để tích luỹ được năng lực chuyên môn và tố chất thể lực chung ở
năm đầu trong chương trình đào tạo chung của nhà trường. Đồng thời, tố chất
thể lực chuyên môn đặc trưng của môn Bóng rổ là sức bền tốc độ, đây là tố
chất thể lực nền tảng để tiếp thu kỹ - chiến thuật trong quá trình tập luyện, thi
đấu và nó cũng làm ảnh hưởng rất lớn đến kết quả học tập của các em trong
quá trình đào tạo chuyên sâu. Nhưng tiếc rằng, vấn đề này cho đến nay vẫn
chưa được các nhà chuyên môn quan tâm nghiên cứu một cách đúng mức.


4
Xuất phát từ những lý do nêu trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“LỰA CHỌN VÀ ỨNG DỤNG HỆ THỐNG BÀI TẬP PHÁT TRIỂN SỨC BỀN
TỐC ĐỘ CHO NAM SINH VIÊN CHUYÊN SÂU BÓNG RỔ NĂM THỨ NHẤT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THỂ DỤC THỂ THAO HÀ NỘI”

2. Mục đích nghiên cứu.
Thông qua nghiên cứu tìm hiểu đặc điểm phát triển sức bền tốc độ và
khảo sát các chỉ tiêu đặc trưng cho sức bền tốc độ của nam sinh viên chuyên
sâu Bóng rổ trường Đại học sư phạm TDTT Hà Nội, đề tài tiến hành lựa chọn
và ứng dụng hệ thống bài tập chuyên môn nhằm phát triển tố chất sức bền tốc
độ cho đối tượng nghiên cứu, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo.
3. Mục tiêu nghiên cứu.
Để giải quyết mục đích nghiên cứu nêu trên, đề tài xác định giải quyết
các mục tiêu nghiên cứu sau:
- Mục tiêu 1: Lựa chọn hệ thống bài tập phát triển sức bền tốc độ cho
nam sinh viên chuyên sâu Bóng rổ năm thứ nhất Trường Đại học SP TDTT
Hà Nội.
Trên cơ sở đánh giá thực trạng công tác giảng dạy, huấn luyện sức bền
tốc độ cho đối tượng nghiên cứu, đồng thời căn cứ vào cơ sở lý luận và thực
tiễn huấn luyện thể lực chuyên môn và phỏng vấn các chuyên gia , huấn luyện

viên Bóng rổ có kinh nghiệm nhằm lựa chọn hệ thống bài tập phát triển sức
bền tốc độ cho đối tượng nghiên cứu.
- Mục tiêu 2: Đánh giá hiệu quả hệ thống bài tập phát triển sức bền
tốc độ cho nam sinh viên chuyên sâu Bóng rổ năm thứ nhất Trường Đại học
sư phạm TDTT Hà Nội.
Ứng dụng và kiểm nghiệm hiệu quả hệ thống bài tập chuyên môn phù
hợp với điều kiện thực tiễn trong huấn luyện sức bền tốc độ cho nam sinh
viên chuyên sâu Bóng rổ trường Đại học sư phạm TDTT Hà Nội.
4. Giả thuyết khoa học.
Sau quá trình nghiên cứu, hệ thống bào tập mà chúng tôi đưa ra nhằm
phát triển sức bền tốc độ cho nam sinh viên chuyên sau bóng rổ Trường Đại
học sư phạm TDTT Hà Nội sẽ có hiệu quả thiết thực, nhằm nâng cao năng lực
sức bền cho sinh viên chuyên sâu bóng rổ năm thứ nhất.


5

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1. Cơ sở lý luận của đề tài.
1.1. Nhiệm vụ GDTC trong trường Đại học và Cao đẳng chuyên nghiệp.
Đảng và nhà nước luôn luôn nhất quán về mục tiêu công tác GDTC và
thể dục thể thao trường học là nhằm góp phần thực hiện mục tiêu đào tạo đội
ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật, quản lý kinh tế và văn hoá xã hội, phát triển hài
hoà, có thể chất cường tráng, đáp ứng yêu cầu chuyên môn, nghề nghiệp và có
khả năng tiếp cận với thực tiễn lao động sản xuất của nền kinh tế thị trường
theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Căn cứ vào mục tiêu trên, GDTC và thể dục thể thao trường học phải
giải quyết 3 nhiệm vụ:
- Góp phần giáo dục đạo đức xã hội chủ nghĩa, rèn luyện tinh thần tập
thể, ý thức tổ chức kỷ luật, xây dựng niềm tin, lối sống tích cực lành mạnh,

tinh thần tự giác rèn luyện thân thể, sẵn sàng phục vụ lao động sản xuất và
bảo vệ tổ quốc.
- Cung cấp cho sinh viên những kiến thức lý luận cơ bản về nội dung
và phương pháp tập luyện TDTT, kỹ năng vận động và kỹ thuật cơ bản của
một số môn thể thao thích hợp. Trên cơ sở đó, bồi dưỡng khả năng sử dụng
các phương tiện để rèn luyện thân thể, tham gia tích cực vào việc tuyên truyền
và tổ chức các hoạt động TDTT của nhà trường và xã hội.
- Góp phần duy trì và củng cố sức khoẻ, nâng cao trình độ thể lực cho
sinh viên, phát triển cơ thể hài hoà, cân đối, rèn luyện thân thể, đạt những tiêu
chuẩn thể lực quy định.
- Dễ nhận thấy rằng, một trong những nhiệm vụ cơ bản quan trọng của
GDTC là không ngừng nâng cao sức khoẻ, nâng cao trình độ chuẩn bị thể lực
cho sinh viên. Nôvicốp A.D; Mátvêép L.P (1993); khẳng định; “…thể lực là
một trong những nhân tố quan trọng nhất, quyết định hiệu quả hoạt động của
con người, trong đó có thể dục thể thao. Hơn nữa, rèn luyện (phát triển) thể
lực, lại là một trong những đặc điểm cơ bản, nổi bật của quá trình GDTC”.


6
1.2. Đặc điểm tác dụng môn học bóng rổ.
1.2.1. Đặc điểm của môn bóng rổ.
Bóng rổ là môn thể thao mang tính đồng đội, thi đấu đối kháng trực
tiếp. Đội hình chính của mỗi đội gồm 5 người, tất cả đều được liên kết với
mục tiêu chung là đưa bóng vào rổ đối phương. Chính vì vậy mà các tình
huống được diễn biến mang tính chất luân phiên ở cả hai phía rổ của mỗi đội.
Quá trình thi đấu được xác định bằng kỹ - chiến thuật và thể lực.
* Bóng rổ là môn thể thao có tính tập thể và đối kháng cao.
Trong trận thi đấu bóng rổ gồm 10 người hoạt động và di chuyển trên
một sân với phạm vi hẹp, nên nếu chỉ dựa vai trò của từng cá nhân VĐV thì
không thể nào giành được chiến thắng. Không có bất kỳ VĐV ưu tú nào có

thể vượt qua khoảng không gian trên sân, lọt qua cả một tập thể đối phương
gồm 5 người để kết thúc ném rổ thành công và có đủ sức phòng thủ trước sức
tấn công của toàn đội đối phương. Điều này cho thấy sức mạnh của đội bóng
trước hết là tính tập thể của đội bóng đó. Số lượng VĐV của một đội bóng rổ
không nhiều nên sức mạnh hiệp đồng phải lớn và phải biết phát huy điểm
mạnh cũng như phải biết khắc phục điểm yếu của đội.
Với trình độ kỹ chiến thuật phát triển nhanh và đạt tới trình độ cao như
ngày nay thì đòi hỏi tính tập thể lại càng cao. Khi bị đối phương tấn công hầu
như toàn đội rút về liên kết phòng thủ và khi tấn công thì toàn đội cùng tham
gia phối hợp tạo sức mạnh, tăng cường sức uy về số lượng tận dụng những
khoảng trống của đối phương kết thúc ném rổ chính xác.
Khi thi đấu bóng rổ cầu thủ hai đội được tràn sang sân đối phương để
tranh giành bóng một cách hợp lệ, nên sự đối kháng mang tính chất trực tiếp,
các VĐV của hai đội đều phải quyết tâm thi đấu giành chiến thắng trong từng
pha bóng, tạo ra từng cơ hội thuận lợi nhỏ nhất cho đội mình. Bên cạnh ý chí
quyết tâm của toàn đội giành phần chiến thắng, từng VĐV cũng có cuộc đối
kháng riêng với VĐV đối phương. Nhìn chung khi tham gia các pha tấn công
các VĐV thường di chuyển mọi cách thoát khỏi sự truy cản và kèm sát của
đối phương để tìm khoảng chống nhằm phối hợp với đồng đội kết thúc ném rổ


7
thành công. Tuy nhiên khi bị tấn cống thì toàn đội di chuyển phòng thủ theo
vị trí và kèm sát VĐV đã được phân công tạo ra tuyến phòng thủ vững chắc
nhằm vô hiệu hóa sự nguy hiểm của đối phương. Trong suốt thời gian thi đấu
cuộc chiến gay go giữa các VĐV của hai đội diễn ra liên tục với mật độ cao
và chỉ dừng lại khi tiếng còi của trọng tài kết thúc trận đấu.
* Bóng rổ là môn thể thao có tính nghệ thuật cao.
Bóng rổ là môn thể thao mà các VĐV trên sân dùng tay chơi bóng, việc
sử dụng khéo léo đôi bàn tay để dẫn bóng, chuyền bóng và ném rổ các vận

động viên còn phải di chuyển linh hoạt tạo khoảng chống cho đồng đội để dứt
điểm. Do vậy trong quá trình thi đấu đã tạo nên sự sinh động, đa dạng của các
kỹ - chiến thuật và làm tăng được tính hấp dẫn và tính nghệ thuật của môn
bóng rổ.
Trong khi thi đấu bóng rổ thông qua các pha tấn công cũng như phòng
thủ các VĐV phải thể hiện hết trình độ về kỹ chiến thuật chính vì vậy nhiều
pha bóng đẹp luôn mang nhiều cảm xúc cảm cho khán giả bởi tính nghệ thuật
của nó như: Dẫn bóng qua hàng phòng thủ kết thúc ném rổ, phối hợp chuyền
bắt bóng nhảy ném cự ly 3 điểm, bay người úp rổ...
* Bóng rổ là môn thể thao có đặc điểm thi đấu phức tạp.
Do đặc điểm thi đấu của môn bóng rổ là tình huống luân phiên diễn ra
ở hai rổ của nhau nên đòi hỏi vận động viên phải có tốc độ di chuyển rất
nhanh để phối hợp trong các pha phản công nhanh và nhanh chóng thu về để
phòng thủ. Vì vậy nhiều lúc vận động viên phải hoạt động với công suất lớn.
Khối lượng và cường độ vận động trong các trận đấu luôn khác nhau và sẽ
không đồng đều đối với từng vận động viên cũng như đối với từng đội bóng.
Khối lượng đó phụ thuộc vào tình huống thi đấu cụ thể chịu ảnh hưởng của
lực lượng đối phương, kế hoạch chiến thuật, trình độ thể lực, kỹ - chiến thuật,
tính tích cực của từng cầu thủ Bóng rổ là môn thể thao hoạt động chủ yếu
không theo chu kỳ và là môn thể thao của những hoạt động sức mạnh động
lực với cường độ luôn thay đổi. Điều đó tạo nên tình huống khác nhau trên
sân trong từng thời điểm thi đấu. Sự phối hợp tuần tự giữa các thời kỳ chủ


8
động và thụ động trong hoạt động của vận động viên bóng rổ diễn ra trong thời
gian 24 giây. Tổng số mạch đập trong cả trận đấu lên tới 9000 – 11000 lần.
Trong một trận đấu vận động viên thường giảm sút từ 1,5 đến 2 kg trọng lượng.
Lượng vận động thi đấu của bóng rổ hiện đại rất lớn. Trong những trận
đấu lớn, vận động viên đẳng cấp cao phải di chuyển trung bình từ 3500 –

5500m. Tổng số đợt bứt phá trong tấn công và từ tấn công sang phòng thủ lên
đến hàng 100 đến 120 lần. Di chuyển với tốc cao kết hợp thực hiện với các kỹ
- chiến thuật, di chuyển, chuyền bắt bóng và ném rổ đòi hỏi các vận động viên
phải có trình độ thể lực và trình độ kỹ thuật hoàn hảo mới mang lại hiệu quả
cao trong thi đấu.
Tóm lại: Bóng rổ là môn thể thao có đặc điểm hoạt động vô cùng đa dạng
và phức tạp. Vì vậy, đòi hỏi vận động viên bóng rổ phải có trình độ kỹ - chiến
thuật và một nền tảng thể lực thể lực vững chắc thì mới có thể đáp ứng được với
lượng vận động trong thi đấu và ý đồ chiến thuật của huấn luyện viên.
1.2.2. Tác dụng của môn bóng rổ.
Là môn thể thao ra đời từ rất sớm( năm 1890) tại Mỹ và nhanh chóng
lan truyền rộng ra khắp châu lục. Cũng như bất kỳ môn thể thao nào khác, tập
luyện và thi đấu kích thích sự phát triển của các khả năng vận động của con
người và điều đặc biệt ở môn bóng rổ có tác dụng phát triển toàn diện các tố
chất thể lực. Trong toàn bộ các động tác và những tình huống thi đấu trên sân
đều cho bộc lộ rõ các tố chất như sức nhanh, sự khéo léo trong các pha phản
công kết thúc ném rổ, sức mạnh trong tình huống tranh cướp bóng dưới rổ và
sức bền trong quá trình thi đấu liên tục di chuyển tấn công rồi chuyển sang
phòng thủ.
Do đặc điểm thi đấu của bóng rổ là hoạt động tập thể, đối kháng trực
tiếp cao nên ngoài tác dụng nói trên nó còn có tác dụng nâng cao lòng dũng
cảm, tinh thần phối hợp giữa đồng đội, tính kỷ luật, tính quyết đoán trong
từng tình huống cụ thể, năng lực tư duy về kỹ - chiến thuật và những phẩm
chất tâm lý tốt đẹp khác.


9
Với đặc thù hoạt động của môn bóng rổ có tính chất thay đổi cường độ
vận động thường xuyên, các động tác phong phú, đa dạng, tính gay cấn
thường xuyên xảy ra trong các tình huống thi đấu nên có thể luôn chịu các

kích thích mới làm cho hệ thần kinh phải hưng phấn cao trong thời gian dài,
chính điều này làm cho hệ thần kinh phát triển linh hoạt, sáng tạo, tần số
mạnh, tần số hô hấp và dung tích sống của vận động viên tăng lên rõ rệt.
1.3. Quan điểm, phân loại và phương pháp phát triển sức bền.
1.3.1. Quan điểm về sức bền.
Quan điểm về sức bền trong các tài liệu, các công trình nghiên cứu có
những cách thể hiện và nhìn nhận khác nhau. Thuật ngữ sức bền trong hoạt
động TDTT được các nhà khoa học nhìn dưới nhiều góc độ khác nhau như:
Sinh lí học, tâm lí học và lí luận và phương pháp TDTT. Qua phân tích và
tổng hợp tài liệu chúng tôi thấy có một số cách tiếp cận sau:
Theo tác giả D. Harre: “Sức bền được biểu hiện là khả năng chống lại
sự mệt mỏi của VĐV”. Sức bền đảm bảo cho VĐV đạt được một cường độ
nhất định (tốc độ, dùng lực, nhịp độ thi đấu, sử dụng sức lực) trong thời gian
vận động kéo dài của thi đấu. Sức bền còn đảm bảo chất lượng động tác và
giải quyết hoàn hảo các hành vi kỹ chiến thuật tới cuộc thi đấu và vượt qua
một khối lượng vận động lớn trong tập luyện”. Tác giả cũng cho rằng: “Sức
bền là nhân tố xác định ảnh hưởng lớn đến thành tích thi đấu và là nhân tố xác
định thành tích tập luyện, khả năng chịu đựng lượng vận động của VĐV” [19]
Pharơphen là người đầu tiên xác định được đường biểu diễn của mối
quan hệ tốc độ và thời gian, thời gian chạy tăng lên thì tốc độ giải mệt mỏi đi
theo 1 quy luật nhất định. Pharơphen đã xác định 4 vùng công suất tương đối
ứng với 4 loại cự li trong mệt mỏi vận động có chu kỳ:
- Vùng công suất cực đại :100m-200m-300m.
- Vùng công suất gần cực đại: 400m-2000m.
- Vùng công suất lớn: 3000m-10.000m.
- Vùng công suất trung bình: trên 10.000m.


10
Sự phát hiện này có ý nghĩa khoa học và thực tiễn rất lớn. Các hoạt

động trong cùng một vùng công suất có cơ chế mệt mỏi (cơ chế sức bền)
tương tự nhau. Còn ở các hoạt động thuộc trong vùng công suất khác nhau thì
cơ chế mệt mỏi cũng sẽ hoàn toàn khác nhau.
Theo quan điểm dưới góc độ sinh hoá, tác giả Kirlôp A.A cho rằng:
Sức bền thể hiện dưới dạng kéo dài thời gian hoạt động ở một cường độ nhất
định đến khi xuất hiện những dấu hiệu đầu tiên của mệt mỏi, cũng như giảm
khả năng hoạt động khi bắt đầu mệt mỏi và cuối cùng dẫn đến sự ngừng vận
động [24]
Sức bền được xác định bởi tỷ số dự trữ các chất năng lượng được sử
dụng với tốc độ tiêu hao năng lượng khi thực hiện bài tập đã định:

Søc bÒn (tng, phót)=
Trong đó:

Dù tr÷ n¨ng l­îng (J)
Tèc ®é tiªu hao n¨ng l­îng (J/phót)

tng - ngưỡng thời gian.

Theo quan điểm của tác giả Lưu Quang Hiệp dưới góc độ sinh lý học
cho thấy: Sức bền đặc trưng cho khả năng thực hiện các hoạt động thể lực kéo
dài liên tục từ 2 - 3 phút trở lên với sự tham gia của một khối lượng cơ bắp
lớn (từ ½ đến toàn bộ lượng cơ bắp cơ thể) nhờ sự hấp thụ oxy để cung cấp
năng lượng cho cơ thể chủ yếu bằng con đường ưa khí [28]
Nguồn năng lượng chính cho sự co cơ trong vận động là 3 hệ:
- Hệ phốt phogen (ATP - CP)
- Hệ láctác.
- Hệ oxy hoá.
Trong đó hệ phốtphogen và hệ láctác là hệ yếm khí, còn hệ oxy hoá là
hệ ưa khí. Như vậy việc vận dụng các phương pháp đều tập trung vào việc

giải quyết các nhiệm vụ là nâng cao khả năng hấp thụ oxy tối đa của cơ thể
(VO2Max) và khả năng duy trì lâu dài mức độ hấp thụ oxy tối đa của cơ thể.
Song, việc tập luyện sức bền cho VĐV bóng đá là một vấn đề có ý nghĩa quan
trọng. Trong tập luyện nguồn năng lượng chính cung cấp cho hoạt động của


11
VĐV bóng đá là hệ yếm khí và ưa khí, nhưng trong thi đấu thì hệ yếm khí
chiếm ưu thế nhiều hơn so với hệ ưa khí.
Khả năng hấp thụ oxy tối đa được quyết định bởi khả năng của hai hệ
thống chức năng chính là Hệ vận chuyển oxy và hệ cơ. [26], [27]
* Hệ vận chuyển oxy: Bao gồm hệ hô hấp, máu và tim mạch.
- Hệ hô hấp: Đảm bảo việc trao đổi khí giữa không khí bên ngoài và
máu, tức là làm cho phân áp oxy trong máu động mạch được duy trì ở mức
cần thiết để cung cấp cho cơ và các cơ quan.
Khi phát triển sức bền thì hệ hô hấp phải có những biến đổi cả về cấu
tạo và chức năng nhất định. Những biến đổi đó bao gồm:
+ Các thể tích khí của phổi tăng lên (10 - 20 %).
+ Công suất và hiệu quả của hô hấp ngoài tăng lên.
+ Tăng cường khả năng khuếch tán của phổi.
- Hệ máu: Thể tích máu và hàm lượng hemoglobin quyết định khả năng
vận chuyển oxy của cơ thể. Tập luyện sức bền làm tăng lượng máu tuần hoàn.
Ở VĐV tập luyện các môn thể thao sức bền cao hơn VĐV các môn khác và
người bình thường khoảng 20%. Lượng máu tăng chủ yếu là do tăng thể tích
huyết tương, vì vậy độ nhớt của máu có xu hướng giảm đi.
Hàm lượng hemoglobin quyết định khả năng kết hợp oxy, tức là khả
năng vận chuyển chúng. Lượng hemoglobin ở người bình thường trong máu
khoảng 700 - 900g, trong khi VĐV tập luyện sức bền là 100 - 1200g.
Axit lactic trong máu tỷ lệ nghịch với thời gian vận động và do các yếu
tố sau đây quyết định.

+ Cơ bắp có khả năng trao đổi chất ở điều kiện hàm lượng oxy cao.
+ Hệ vận chuyển oxy (hô hấp, máu, tuần hoàn) thích nghi với vận động
nhanh hơn.
+ Tỷ lệ các sợi cơ chậm cao và cơ tim phát triển.
+ Lương máu tuần hoàn tăng làm pha loãng axit lactic chứa trong máu,
vì vậy axit lactic trong máu giảm xuống.


12
Như vậy là tập luyện sức bền không chỉ làm tăng khả năng hấp thụ oxy
tối đa, mà còn làm giảm hàm lượng axit lactic trong máu và như vậy làm tăng
khả năng hoạt động ưa khí kéo dài của cơ thể. Đó là một trong những cơ chế
quan trọng nhất để nâng cao sức bền của VĐV.
- Hệ tim - mạch: Tập luyện sức bền lâu dài làm cho tim biến đổi theo
hai hướng: Giãn buồng tim và phì đại cơ tim. Giãn buồng tim làm cho lượng
máu chứa trong các buồng tim tăng lên. Đó là yếu tố quan trọng để tăng thể
tích tâm thu khi cần thiết. Phì đại cơ tim làm tăng lực bóp của tim, tức là làm
tăng thể tích tâm thu.
Về mặt chức năng, tập luyện sức bền làm giảm tần số co bóp của tim
khi yên tĩnh. Do đó tim hoạt động kinh tế, ít tiêu hao năng lượng và có thời
gian nghỉ dài hơn. Thể tích tâm thu tối đa của VĐV sức bền lên đến 190 210ml, trong khi người bình thường không quá 130ml.
- Hệ cơ: Sức bền của VĐV phụ thuộc một phần đáng kể vào đặc điểm
cấu tạo và hoá sinh của cơ.
Tỷ lệ các sợi cơ chậm (nhóm i) của VĐV sức bền trong cơ rất cao.
Giữa tỷ lệ sợi cơ chậm và VO2max có mối liên quan chặt chẽ (tỷ lệ thuận) với
nhau. Song tập luyện sức bền có thể làm tăng tỷ lệ sợi cơ nhanh II-A và giảm
tỷ lệ sợi cơ nhanh nhóm II-B.
Tập luyện sức bền còn làm cho cơ phì đại theo kiểu phì đại cơ tương.
Ty lạp thể và số lượng các men trong cơ đều tăng lên. Điều đó làm cho khả
năng hấp thụ oxy của cơ cũng tăng lên.

Tập luyện sức bền làm tăng số lượng mao mạch trong cơ. Vì vậy mà
khả năng hoạt động thể lực kéo dài của cơ sẽ tăng lên.
Trong quá trình tập luyện sức bền, ở cơ xảy ra hàng loạt biến đổi hoá sinh để nâng cao khả năng sử dụng oxy, tức là nâng cao sức bền của cơ thể.
+ Tăng hàm lượng và hoạt tính của men trao đổi chất ưa khí.
+ Tăng hàm lượng hemoglobin trong cơ (từ 1.5 đến 2 lần).
+ Tăng hàm lượng các chất chứa năng lượng như glycogen và lipit.
+ Tăng khả năng oxy hoá đường và đặc biệt là mỡ của cơ.


13
Qua các đặc điểm trên ta thấy tập luyện phát triển sức bền gây được hai
hiệu quả cơ bản là nâng cao khả năng ưa khí tối đa của cơ thể và nâng cao
hiệu quả (tính kinh tế) hoạt động của cơ thể trong hoạt động.
Theo tác giả Trịnh Trung Hiếu, Nguyễn Sĩ Hà thì: “Tố chất sức bền là
chỉ năng lực của cơ thể khắc phục mệt mỏi sản sinh trong quá trình hoạt
động”. Tác giả cho rằng, sức bền là năng lực đa nhân tố, ngoài cấu trúc tổ
chức cơ thể ảnh hưởng đến sức bền ra thì nó còn có những nhân tố ảnh hưởng
khác như: Đặc trưng tâm lý VĐV, năng lực chức năng trao đổi và hấp thụ
năng lượng khi cơ thể vận động, tính ổn định chức năng cơ thể, sự tiết kiệm
chức năng cơ thể.
Theo tác giả Nguyễn Toán, Phạm Danh Tốn: Sức bền là năng lực thực
hiện một hoạt động với cường độ cho trước hay là năng lực duy trì khả năng
vận động trong thời gian dài nhất mà cơ thể có thể chịu đựng được.
Để phát huy sức bền phải giải quyết hàng loạt nhiệm vụ nhằm hoàn
thiện và nâng cao những nhân tố chi phối đến sức bền.
- Kĩ thuật thể thao hợp lý.
- Năng lực duy trì trong thời gian dài trạng thái hưng phấn của các
trung tâm thần kinh.
- Khả năng hoạt động cao của hệ tuần hoàn và hô hấp.
- Tính tiết kiệm của các quá trình trao đổi chất.

- Cơ chế có nguồn năng lượng lớn.
- Sự phối hợp hài hoà trong hoạt động của các chức năng sinh lý.
- Khả năng chịu đựng chống lại cảm giác mệt mỏi nhờ sự nỗ lực ý chí.
Mặt khác, việc nâng cao sức bền thực chất là quá trình làm cho cơ thể
thích nghi dần dần với lượng vận động ngày càng lớn, đòi hỏi người tập phải
có ý chí kiên trì, chịu đựng những cảm giác mệt mỏi đôi khi rất nặng nề và
cảm giác nhàm chán do tính đơn điệu của bài tập.
Theo các tác giả Nabatnhicova M.ia và Ozolin M.G cho rằng: Sức bền là
năng lực chống lại mệt mỏi. Hiện tượng của mệt mỏi trong những hoạt động
với lượng vận động khác nhau là không giống nhau. Nói một cách khác, khi


14
giáo dục sức bền không phải chỉ chú ý đến chiều sâu của sự mệt mỏi mà cả tính
chất của nó nữa.
Như vậy, huấn luyện sức bền lượng vận động phải được xác định đầy
đủ 5 nhân tố sau:
1. Cường độ bài tập.
2. Thời gian của bài tập.
3. Thời gian nghỉ giữa quãng.
4. Tính chất nghỉ ngơi.
5. Số lần lặp lại.
Theo tác giả Nguyễn Toán cho thấy: Sức bền là khả năng chống lại mệt
mỏi và duy trì hoạt động kéo dài của VĐV. Tác giả cho rằng sức bền có ý
nghĩa trong việc xác định thành tích thi đấu, đánh giá kết quả huấn luyện và
khả năng chịu đựng lượng vận động, khả năng phục hồi nhanh chóng của
VĐV.
Theo tác giả Phạm Ngọc Viễn thì: “Sức bền là một mặt ý thức của
VĐV, phản ánh tổng hợp độ lớn về thời gian của sự nỗ lực cơ bắp và ý chí
của VĐV được thể hiện khi hoạt động kéo dài”.

Hoạt động sức bền có liên quan mật thiết đến sự nỗ lực ý chí, nó biểu
hiện ở các phẩm chất về tâm lí, về tính tự chủ, quyết đoán và cả về tính mục
đích của bài tập. Thường những hoạt động sức bền là những hoạt động với
thời gian dài, cường độ lớn dễ gây ra mệt mỏi cho người tập, có thể là mệt
mỏi giả. Do đó người tập phải tự động viên phát động mọi năng lực dự trữ
của cơ thể đảm bảo duy trì cường độ vận động trong thời gian dài. Để đạt
được mục đích của bài tập vận động viên phải cần xác định rõ nhiệm vụ của
bài tập và luôn có ý thức tiến lên. Trong quá trình tập luyện và thi đấu, VĐV
phải có năng lực điều khiển ý thức tập trung chú ý, do thời gian thi đấu kéo
dài nên có yêu cầu rất cao của hệ thần kinh, sức bền thần kinh, sức bền tâm lí
cũng là đặc điểm của sức bền chuyên môn mà sức bền tâm lí là khả năng của
hệ thống thần kinh của VĐV có thể chịu đựng được lượng vận động cao trong
tập luyện và thi đấu duy trì sự cân bằng cần thiết trong hệ thống đó.


15
1.3.2. Phân loại sức bền.
Sức bền là một tố chất thể lực, là năng lực chống lại mệt mỏi trong hoạt
động vận động.
Sức bền phụ thuộc vào các yếu tố sau:
- Năng lực hoạt động của hệ thống tim mạch.
- Quá trình trao đổi chất.
- Sự tiết kiệm hoá trong vận động (thả lỏng, kĩ thuật).
- Các phẩm chất tâm lý chuyên môn.
Sức bền phát triển tốt là tiền đề quan trọng để con người có thể sẵn
sàng lao động, học với năng suất, đồng thời hình thành những phẩm chất tốt
đẹp như tính kiên trì, tinh thần bền bỉ, ý chí quyết tâm…
Tập luyện sức bền sẽ nâng cao khả năng làm việc của cơ thể đặc biệt là
hệ thống tuần hoàn, hô hấp và hệ thống vận động.
Trong thể thao, sức bền là yếu tố quyết định thành tích của nhiều môn

thể thao. Sức bền phát triển tốt sẽ nâng cao khả năng chịu đựng lượng vận
động tập luyện và là tiền đề quan trọng để người tập có thể hồi phục nhanh
chóng sau quá trình tập luyện và thi đấu.
Việc phân loại sức bền có rất nhiều quan điểm khác nhau, mỗi một
trường phái khác nhau lại căn cứ vào yêu cầu, đặc điểm khác nhau để phân
loại. Qua phân tích và nghiên cứu tài liệu chúng tôi thấy có một số cách phân
loại như sau:
- Sức bền cơ sở: Là một dạng sức bền, là năng lực cử VĐV nhằm
chống lại mệt mỏi trong hoạt động vận động kéo dài, trong đó không có sự
tham gia của quá trình trao đổi chất yếm khí.
Cơ sở sinh lý của năng lực sức bền này là sự “tiết kiệm hoá” trong hoạt
động của các chức năng cơ thể (tuần hoàn, hô hấp, trao đổi chất) và sự thuần
thục kĩ thuật.
Phát triển sức bền cơ sở trước hết phải nâng cao khả năng hấp thụ oxy
và các năng lực chuyển hoá có oxy cũng như phải phát triển các phẩm chất
tâm lý chuyên môn.


16
Phát triển tốt sức bền cơ sở sẽ tạo nên nền tảng chức năng vững chắc
cho tất cả các môn thể thao sức bền và các môn thể thao có yêu cầu sức bền
như một yếu tố xác định thành tích.
- Sức bền chuyên môn: Là năng lực của VĐV nhằm chống lại mệt mỏi
khi thực hiện các yêu cầu chuyên môn của môn thể thao hoặc kĩ thuật thể thao
trong điều kiện thi đấu.
Dựa vào đặc điểm của từng môn thể thao, người ta phân sức bền
chuyên môn thành các loại như sau:
- Sức bền mạnh: Là năng lực của VĐV nhằm chống lại mệt mỏi khi
thực hiện các nhiệm vụ vận động kéo dài đòi hỏi sự tham gia của sức mạnh ở
mức độ cao.

- Sức bền tốc độ: Là năng lực của VĐV nhằm chống lại mệt mỏi khi
thực hiện các nhiệm vụ vận động đòi hỏi tốc độ gần tối đa, tới tối đa trong
điều kiện năng lượng được cung cấp chủ yếu thông qua quá trình yếm khí.
- Sức bền thời gian ngắn: Là năng lực của VĐV nhằm chống lại mệt
mỏi khi thực hiện các lượng vận động vận động kéo dài từ 45 giây đến 2 phút
trong điều kiện năng lượng được cung cấp chủ yếu thông qua quá trình yếm
khí. Sức bền thời gian ngắn phụ thuộc chặt chẽ vào trình độ phát triển của sức
bền mạnh và sức bền tốc độ.
- Sức bền thời gian trung bình: Là năng lực của VĐV nhằm chống lại
mệt mỏi khi thực hiện các lượng vận động vận động kéo dài từ 2 phút đến 11
phút trong điều kiện đòi hỏi cao về năng lượng thông qua quá trình yếm khí
và ưa khí.
- Sức bền thời gian dài: Là một dạng sức bền, là năng lực của VĐV
nhằm chống lại mệt mỏi khi thực hiện các lượng vận động vận động kéo dài
từ 11 phút đến nhiều giờ trong điều kiện năng lượng được cung cấp chủ yếu
thông qua quá trình ưa khí.
Trong sinh lý TDTT căn cứ vào hệ cung cấp năng lượng người ta chia
sức bền ra thành 2 loại:


17
- Sức bền ưa khí: Là khả năng hoạt động lâu dài của cơ thể trong điều
kiện sử dụng nguồn năng lượng thông qua quá trình oxy hoá hợp chất hữu cơ
giàu năng lượng trong cơ thể.
- Sức bền yếm khí: Là khả năng hoạt động lâu dài của cơ thể trong
điều kiện dựa vào các nguồn cung cấp năng lượng yếm khí (các phản ứng giải
phóng năng lượng không có sự tham gia của oxy).
1.3.3. Các phương pháp phát triển sức bền.
Phát triển sức bền là một quá trình huấn luyện có chủ đích và kế hoạch
nhằm nâng cao năng lực sức bền chuyên môn (sức bền tốc độ, sức bền thời

gian ngắn, sức bền thời gian trung bình và sức bền thời gian dài) và sức bền
cơ sở.
Phát triển sức bền chuyên môn là trực tiếp phát triển các năng lực sức
bền thi đấu bằng các bài tập thi đấu trong điều kiện thi đấu hoặc gần giống thi
đấu với cường độ bằng hoặc xấp xỉ cường độ tối đa.
Phát triển sức bền cơ sở hướng vào việc nâng cao năng lực hoạt động
của hệ thống tuần hoàn, năng lực trao đổi oxy, sức bền của các nhóm cơ lớn
bằng các bài tập phát triển chung.
Căn cứ vào mục đích tập luyện có thể sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp kéo dài thời gian: Đặc điểm của phương pháp này là
thực hiện một lượng vận động kéo dài, liên tục, không có thời gian nghỉ.
Năng lực hấp thụ oxy được phát triển nhờ hai con đường hoặc là vận động
liên tục trong điều kiện có oxy, hoặc hoạt động trong thời gian dài với sự thay
đổi cường độ dẫn đến nhất thời phải hoạt động trong điều kiện không có oxy.
phương pháp kéo dài thời gian có 3 phương thức thực hiện dưới đây:
- Phương pháp liên tục: Phương pháp này có đặc điểm hoạt động trong
thời gian dài với tốc độ ổn định. Cường độ được xác định dễ dàng thông qua
tần số mạch đập. Tuỳ theo đặc điểm của môn thể thao và trình độ của người
tập giá trị này ở trong khoảng 140 - 170 lần/phút.
- Phương pháp biến đổi: Đặc điểm của phương pháp này là thực hiện
một lượng vận động kéo dài có sự biến đổi tốc độ theo một kế hoạch chặt chẽ.


18
Theo phương pháp này khi tăng tốc độ vận động sẽ làm cho cơ quan cơ thể
hoạt động căng thẳng và tạm thời phải làm việc trong điều kiện không có oxy.
Mạch đập có thể giao động trong khoảng 140 -150 lần/phút và 155 -170
lần/phút.
- Phương pháp Pharơlếch: Đặc điểm của phương pháp này là thực hiện
một lượng vận động kéo dài có sự thay đổi tốc độ theo hứng thú của người

tập, có thể thay đổi tốc độ chạy, thay đổi địa hình chạy, thay đổi cự ly với
từng vùng tốc độ...
- Phương pháp giãn cách: Đặc điểm của phương pháp giãn cách là luân
chuyển một cách hệ thống các giai đoạn vận động ngắn, trung bình và dài với
các quãng nghỉ ngắn không đủ để cơ thể hồi phục hoàn toàn. Tuỳ thuộc vào
mục đích tập luyện có thể thay đổi tốc độ, thời gian vận động vả thời gian
nghỉ giữa các giai đoạn vận động.
- Phương pháp lặp lại: Đặc điểm của phương pháp này là lặp lại một
hoặc một số yêu cầu của lượng vận động thi đấu chuyên môn thông qua việc
điều chỉnh cường độ hoặc thời gian vận động.
1.4. Cơ sở sinh lý của tố chất sức bền và sức nhanh.
1.4.1. Cơ sở sinh lý của tố chất sức bền.
Sức bền là khả năng thực hiện lâu dài một hoạt động nào đó. Hay nói
cách khác sức bền là một khái niệm chuyên biệt thực hiện lâu dài một hoạt
động chuyên môn nhất định.
Sức bền thường đặc trưng cho khả năng thực hiện các hoạt động thể lực
kéo dài liên tục từ 2 – 3 phút trở lên, với sự tham gia của một khối lượng cơ
bắp lớn ( ½ toàn bộ lượng cơ bắp của cơ thể ), hấp thụ oxy để cung cấp năng
lượng cho cơ chủ yếu hoặc hoàn toàn bằng con đường ưa khí. Như vậy sức
bền trong thể thao là khả năng thực hiện lâu dài hoạt động cơ bắp toàn thân
hoàn toàn hoặc chủ yếu mang tính ưa khí.
Sức bền phụ thuộc vào: Khả năng hấp thụ oxy tối đa của cơ thể và khả
năng duy trì lâu dài mức hấp thụ oxy cao. VO2Max càng cao thì công suất
hoạt động ưu khí tối đa càng lớn.


19
Khả năng hấp thụ oxy tối đa được quyết định bởi khả năng của hai hệ
thống chức năng chính là hệ vận chuyển oxy và hệ cơ.
* Hệ vận chuyển oxy: Bao gồm hệ hô hấp, máu và tim mạch.

- Hệ hô hấp: Đảm bảo việc trao đổi khí giữa không khí bên ngoài và
máu, tức là làm cho phân áp oxy trong máu động mạch được duy trì ở mức
cần thiết đẻ cung cấp cho cơ và các cơ quan.
Khi phát triển sức bền thì hệ hô hấp phải có những biến đổi cả về cấu
tạo và chức năng nhất định. Những biến đổi đó bao gồm:
+ Các thể tích khí của phổi tăng lên ( 10 – 20%)
+ Công suất và hiệu quả của hô hấp ngoài tăng lên.
+ Tăng cường khả năng khuếch tán của phổi.
- Hệ máu: Thể tích máu và hàm lượng hemoglobin quyết định khả năng
vận chuyển oxy của cơ thể. Tập luyện sức bền làm tăng lượng máu tuần hoàn.
Ở VĐV tập luyện các môn thể thao sức bền cao hơn VĐV các môn khác và
người bình thường khoảng 20%.Lượng máu tăng chủ yếu là do tăng thể tích
huyết tương, vì vậy độ nhớt của máu có xu hướng giảm đi.
Hàm lượng hemoglobin quyết định khả năng kết hợp oxy, tức là khả
năng vận chuyển chúng. Lượng hemoglobin ở người bình thường trong máu
khoảng 700 – 900g, trong khi VĐV tập luyện sức bền là 1000 – 1200g.
Axit lactic trong máu tỷ lệ nghịch với thời gian vận động và do các yếu
tố sau đây quyết định.
+ Cơ bắp có khả năng trao đổi chất ở điều kiện hàm lượng oxy cao.
+ Hệ vận chuyển oxy (hô hấp, máu, tuần hoàn ) thích nghi với vận
động nhanh hơn.
+ Tỷ lệ các sợi cơ chậm cao và cơ tim phát triển.
+ Lượng máu tuần hoàn tăng làm pha loãng axit lactic chứa trong máu,
vì vậy axit lactic trong máu giảm xuống.
Như vậy là tập luyện sức là tập luyện sức bền không chỉ làm tăng khả
năng hấp thụ oxy tối đa, mà còn làm giảm hàm lượng axit lactic trong máu và


20
như vậy làm tăng khả năng hoạt động ưa khí kéo dài của cơ thể. Đó là một

trong những cơ chế quan trọng để nâng cao sức bền cảu VĐV.
- Hệ tim – mạch: Tập luyện sức bền lâu dài làm cho tim biến đổi theo
hai hướng: Giãn buồng tim và phì đại cơ tim. Đó là yếu tố quan trọng để tăng
thể tích tâm thu khi cần thiết. Phì đại cơ tim làm tăng lực co bóp của tim, tức
là làm tăng thể tích tâm thu.
Về mặt chức năng, tập luyện sức bền làm giảm tần số co bóp cảu tim
khi yên tĩnh. Do đó tim hoạt động kinh tế, ít tiêu hao năng lượng và có thời
gian nghỉ dài hơn. Thể tích tâm thu tối đa của VĐV sức bền lên đến 190 –
210ml, trong khi người bình thường không quá 130ml.
- Hệ cơ: Sức bền của VĐV phụ thuộc một phần đáng kể vào đặc điểm
cấu tạo và hóa sinh của cơ.
Tỷ lệ các sợi cơ chậm ( nhóm 1) của VĐV sức bền trong cơ rất cao.
Giữa tỷ lệ sợi cơ chậm và VO2 Max có mối liên quan chặt chẽ ( tỷ lệ thuận )
với nhau. Song tập luyện sức bền có thể làm tăng tỷ lệ sợi cơ nhanh II – A và
giảm tỷ lệ sợi cơ nhanh nhóm II – B.
Tập luyện sức bền còn làm cho cơ phì đại theo kiểu phì đại cơ tương.
TY lạp thể và số lượng các men trong cơ đều tăng lên. Điều đó làm cho khả
năng hấp thụ oxy của cơ cũng tăng lên.
Tập luyện sức bền làm tăng số lượng mao mạch trong cơ. Vì vậy mà
khả năng hoạt động thể lực kéo dài của cơ sẽ tăng lên.
Trong quá trình tập luyện sức bền, ở cơ xảy ra hàng loạt biến đổi hóa
sinh để nâng cao khả năng sử dụng oxy, tức là nâng cao sức bền của cơ thể.
+ Tăng hàm lượng và hoạt tính của men trao đổi chất ưu khí.
+ Tăng hàm lượng hemoglobin trong cơ ( từ 1,5 đến 2 lần )
+ Tăng hàm lượng các chất chứa năng lượng như glycogen và lipit.
+ Tăng khả năng oxy hóa đường và đặc biệt là mỡ của cơ.
Với các đặc điểm trên ta thấy tập luyện phát triển sức bền tạo được hai
hiệu quả cơ bản là nâng cao khả năng ưu khí tối đa của cơ thể và nâng cao
hiệu quả hoạt động của cơ thể trong vận động.



21
1.4.2. Cơ sở sinh lý của tố chất sức nhanh.
Sức nhanh ( tốc độ ) là khả năng thực hiện động tác trong khoảng thời
gian ngắn nhất.
Sức nhanh có thể biểu hiện ở dạng đơn giản và ở dạng phức tạp.
Dạng đơn giản của sức nhanh bao gồm: Thời gian phản ứng; Thời gian
của một động tác đơn lẻ; Tần số của hoạt động cục bộ.
Dạng phức tạp của sức nhanh là thời gian thực hiện các hoạt động thể
thao phức tạp khác nhau, như chạy 100m, tốc độ đấm trong quyền Anh, tốc
đọ dẫn bóng trong bóng đá...
Các dạng đơn giản của sức nhanh liên quan chặt chẽ với kết quả của
sức nhanh ở dạng phức tạp. Thời gian phản ứng, thời gian của một động tác
riêng lẻ hoặc tần số động tác cục bộ càng cao thì tốc độ thực hiện các hoạt
động phức tạp sẽ càng cao. Song các dạng biểu hiện sức nhanh đơn giản lại
phát triển tương đối độc lập với nhau. Thời gian phản ứng có thể rất tốt,
nhưng động tác đơn lẻ lại chậm hoặc tần số của động tác lại thấp. Vì vậy sưc
nhanh là tố chất tổng hợp của ba yếu tố cấu thành là thời gian phản ứng, thời
gian của động tác đơn lẻ và tần số hoạt động.
Yếu tố quyết định tốc độ của tất cả các dạng sức nhanh nêu trên là độ
linh hoạt của các quá trình thần và tốc độ co cơ.
Độ linh hoạt của quá trình thần kinh thể hiện ở khả năng biến đổi nhanh
chóng giữa hưng phấn và ức chế trong các trung tâm thần kinh. Ngoài ra, độ
linh hoạt thần kinh còn bao gồm cả tốc độ dẫn truyền xung động trong các
dây thần kinh ở ngoại vi, sự thay đổi nhanh giữa hưng phấn và ức chế làm cho
các nơron vận động có khả năng phát xung động với tần số cao và làm cho
đơn vị vận động thả lỏng nhanh, đó là các yếu tố tăng cường tốc độ và tần số
của động tác.
Tốc độ co cơ phụ thuộc trước tiên vào tỷ lệ sợi cơ nhanh và sợi cơ
chậm trong bó cơ. Các cơ có tỷ lệ sợi cơ nhanh cao, đặc biệt là sợi cơ nhóm II

– A có khả năng tốc độ cao hơn.


22
Tốc độ co cơ chịu ảnh hưởng của hàm lượng cao năng ATP và CP.
Như đã trình bày ở phần trên, hoạt động tốc độ với thời gian ngắn sử dụng
nguồn năng lượng phân giải yếm khí ATP và CP là chủ yếu. Vì vậy, khi hàm
lượng ATP và CP trong cơ cao thì khả năng co cơ nhanh cũng tăng lên. Tập
luyện sức nhanh làm cho hàm lượng ATP và CP trong các sợi cơ, nhất là sợi
cơ nhanh II- A và II- B tăng lên, theo một số tác giả, hàm lượng ATP và CP
có thể tăng thêm 10 – 30% (Kox.I.M). Theo Iacoplep N.N, tốc độ co cơ còn
phụ thuộc vào hoạt tính của men phân giải và tổng hợp ATP và CP. Tập luyện
tốc độ có thể làm tăng hoạt tính của các men này.
Như vậy là sức nhanh phụ thuộc chủ yếu vào tính linh hoạt của thần
kinh và tốc độ co cơ. Cả hai nhóm các yếu tố ảnh hưởng đó, mặc dù có biến
đổi dưới tác động của tập luyện, nhưng nói chung đều là những yếu tố được
quyết định bởi các đặc điểm di truyền. Do đó trong quá trình tập luyện, sức
nhanh biến đổi chậm và ít hơn sức mạnh và sức bền. Cơ sở sinh lý để phát
triển sức nhanh và tăng cường độ linh hoạt là tốc độ dẫn truyền hưng phấn ở
trung tâm thần kinh và bộ máy vận động, tăng cường sự phối hợp giữa các sợi
cơ và các cơ, nâng cao tốc độ thả lỏng cơ. Các yêu cầu nêu trên đạt được bằng
cách sử dụng các bài tập tần số cao, trọng tải nhỏ, có thời gian nghỉ dài.
1.5. Đặc điểm sức bền tốc độ trong bóng rổ và các nhân tố lượng vận động
trong huấn luyện.
1.5.1. Đặc điểm tố chất sức bền tốc độ của bóng rổ.
Sức bền là chỉ năng lực đấu tranh chống mệt mỏi trong thời gian hoạt
động kéo dài của cơ thể.
Sức bền tốc độ là một dạng sức bền, là năng lực của VĐV nhằm chống
lại mệt mỏi khi thực hiện các nhiệm vụ vận động đòi hỏi tốc độ gần tối đa, tới
tối đa trong điều kiện năng lượng được cung cấp chủ yếu thông qua quá trình

ưa khí, yếm khí. Trong bóng rổ sức bền tốc độ là khi lặp đi lặp lại các cự ly
tốc độ với tần số lớn luôn gắn liền với điều kiện tập luyện và thi đấu.
Tố chất sức bền tốc độ tốt sẽ có điều kiện nâng cao năng lực đề kháng
mệt mỏi của cơ thể vận động viên, khiến cho khả năng thay đổi tiết tấu của


23
quá trình hưng phấn và ức chế của võ đại não nâng cao lên. Chức năng của hệ
thần kinh thực vật cũng được phát triển, năng lực dự trữ năng lượng cho cơ
thể được nâng cao. Tất cả sự biến hóa này về sinh lý và sinh háo sẽ là cơ sở
vật chất cần thiết cho sự phát truển các tố chất sức mạnh, tốc độ, linh hoạt,
đồng thời từ đó xúc tiến cho các tố chất này phát triển.
Bóng rổ là môn thể thao thi đối kháng trực tiếp đòi hỏi sự vận động
không ngừng, với khối lượng và tần suất lớn, các động tác kỹ thuật phức tạp,
có cường độ cao đua tranh quyết liệt trong một phạm vi không gian hẹp mật
độ sự va chạm vô cùng lớn. Chính vì vậy trong thi đấu sử dụng thường xuyên
và đa dạng các động tác di chuyển không bóng và có bóng như chạy biến tốc,
biến hướng, nhảy dừng nhanh, dẫn bóng tốc độ, đột phá qua người kết thúc
ném rổ đảm bảo độ chính xác cao... với mục đích tạo ưu thế chủ động cho
mình và đẩy đối phương vào thế bị động, trong khi đó không có nhiều thời
gian nghỉ giữa những lần di chuyển đó và hoạt động liên tục trong thời gian
mỗi hiệp đấu. Do đó muốn trở thành vận động viên bóng rổ giỏi ngoài việc có
kỹ thuật và nhãn quan chiến thuật tốt thì đòi hỏi phải có một nền tảng thể lực
chung và chuyên môn thật sung mãn. Bên cạnh các tố chất thể lực chuyên
môn thì tố chất sức bền tốc độ rất quan trọng trong bóng rổ. Ngày nay, bóng
rổ hiện đại đạt tới trình độ chuyên nghiệp thì tốc độ trận đấu diễn ra rất nhanh
khi có bóng thì cả đội tham gia tấn công, khi mất bóng thì cả đội phải di
chuyển nhanh chóng về phòng thủ trong khi đó tần suất giữa tấn công và
phòng thủ diễn ra liên tục trong suốt hiệp đấu. Chính vì điều này đòi hỏi các
vận động viên phải di chuyển liên tục và chạy nước rút nhiều lần để thực hiện

các ý đồ chiến thuật như phối hợp tấn công nhanh, phối hợp tấn cống nhóm
giữa hậu vệ - trung phong – tiền phong, trung phong – hậu vệ, trung phongtiền phong, di chuyển không bóng lôi kéo đối phương, đột phá cá nhân, tăng
tốc độ để tranh cướp bóng với đối phương và sử dụng các bước trượt liên tục
khi phòng thủ trong phòng thủ khu vực, đeo bám đối phương khi phòng thủ
kèm người nửa sân hoặc toàn sân... Do đó sức bền tốc độ trong bóng rổ là
năng lực duy trì hoạt động liên tục liên tục trên sân của các vận động viên


24
trong thời gian thi dài, tức là khi các vận động viên thực hiện một hoạt động
nào đó với cường độ lớn trong thời gian hoạt động mà khả năng duy trì tốc độ
giảm đi không nhiều và độ chuẩn xác vẫn cao. Để đáp ứng các yêu cầu trên
đòi hỏi vận động viên phải có thể lực chuyên môn tốt , đảm bảo được khối
lượng và cường độ vận động trong suốt trận đấu. Vì thế, tố chất sức bền tốc
độ cần phải được duy trì tốt để thực hiện liên tục các nhiệm vụ nói trên, đồng
thời phải xử lý nhanh và chính xác các tình huống trên sân và trong các điều
kiện khác nhau. Điều này minh chứng rằng sức bền tốc độ trong bóng rổ là
thước đo thể lực và là điều kiện cần thiết để nâng cao quả thi đấu và quyết
định chính đến sự thành bại của một đội bóng trong các trận đấu.
1.5.2. Các nhân tố lượng vận động trong huấn luyện nâng cao sức bền tốc
trong bóng rổ.
Trong các phương pháp huấn luyện nâng cao sức bền của các môn thể
thao nói chung và môn bóng rổ nói riêng đều dựa trên sự phối hợp của 5 yếu
tố cơ bản của lượng vận động. Đó là: Tốc độ hay cường độ bài tập; thời gian
thực hiện bài tập; thời gian nghỉ giữa quãng; tính chất nghỉ ngơi giữa quãng;
số lần lặp lại.
- Tốc độ được chia làm 3 loại:
+ Tốc độ dưới hạn: Là tốc độ di chuyển đòi hỏi lượng cung cấp oxy
dưới mức có thể đáp ứng được tức là nhu cầu oxy thấp hơn khả năng hấp thụ
của cơ thể. Như chúng ta đã biết lượng oxy đáp ứng yêu cầu oxy do vận động

đòi hỏi thì hoạt động diễn ra trong điều kiện ổn định thực, trong vùng tốc độ
dưới tới hạn thì nhu cầu oxy tỷ lệ thuận với tốc độ di chuyển.
+ Tốc độ tới hạn: Là khi vận động viên di chuyển với tốc độ nhanh thì
dần sẽ đạt mức độ tới hạn khi có nhu cầu oxy sẽ đạt tới mức bằng khả năng ưa
khí ( khả năng hấp thụ oxy tối đa của cơ thể)
+ Tốc độ trên tới hạn: Là tốc độ di chuyển có nhu cầu oxy cao hơn
năng lượng hấp thụ oxy tối đa. Lúc này hoạt động diễn ra trong điều kiện nợ
oxy do các nguồn yếm khí, do hiệu suốt của cơ thể cung cấp năng lượng yếm


25
khí, nên vùng tốc độ tới hạn nhu cầu oxy tăng nhanh hơn nhiều hơn so với
mức tăng của tốc độ di chuyển.
- Thời gian bài tâp:
Sự liên quan với tốc độ di chuyển là thời gian giới hạn cảu một bài tập
luôn luôn tương ứng với một tốc độ di chuyển nào đó. Như vậy thời gian của
một buổi tập kéo dài với tốc độ dưới tới hạn đòi hỏi sự hoạt động căng thẳng
của những hệ thống đảm bảo cung cấp và sử dụng oxy, trước hết là hệ tuần
hoàn và hô hấp. Còn thời gian của bài tập với tốc độ trên tới hạn đòi hỏi khả
năng nợ oxy cảu cơ thể.
- Thời gian nghỉ giữa quãng :
Trong các bài tập lặp lại có vai trò quan trọng đối với tính chất và
phương hướng hoạt động cảu bài tập đối với cơ thể. Trong những bài tập có
tốc độ tới hạn, nếu thời gian nghỉ giữa quãng đủ dài cho các hoạt động sinh
lý trở lại mức tương đối bình thường thì ở mỗi lần lặp lại các bài tập tiếp theo,
các phản ứng của cơ thể sẽ diễn ra gần giống như lần thực hiện bài tập trước
đó. Tức là lúc đầu cơ thể giải phóng năng lượng từ phootspho creatin tiếp đến
là quá trình gluco phân ( ở 1 đến 2 phút tiếp theo) sau đó là các quá trình hô
hấp ( quá trình ưa khí mới phát huy tác dụng ở phút thứ 3 đến phút thứ 4).
Trong các bài tập lặp lại với tốc độ trên tới hạn và quãng nghỉ không

đầy đủ để thanh toán nợ oxy thì các lần lặp lại tiếp theo sẽ diễn ra trên nền nợ
oxy chưa được thanh toán, lượng oxy sẽ tích lũy và tăng lên nhanh chóng sau
mỗi lần lặp lại bài tập. Hoạt động ngày càng mang tính chất yếm khí. Các loại
bài tập này tuy với số lần lặp lại không lớn nhưng thuộc loại những bài tập
nặng tác động rất mạnh tới cơ thể.
- Tính chất nghỉ ngơi:
Nghỉ ngơi giữa quãng có thể là thụ động không tiếp tục bài tập dưới
một hình thức nào khác. Có thể nghỉ ngơi tích cực là bài tập vẫn tiếp tục hoạt
động với cường độ thấp hơn ( chạy nhẹ nhàng, thả lỏng..). Nói chung mỗi lần
thực hiện bài tập không nên nghỉ ngơi một cách thụ động ( ngồi, nằm..) các
hình thức nghỉ ngơi tích cực khác được coi là những biện pháp tốt để tránh
hiện tượng chuyển đột ngột từ trạng thái tĩnh sang trạng thái động và ngược
lại, để duy trì trạng thái cơ thể ở mức hoạt động cần thiết tạo điều kiện thuận


×