Tải bản đầy đủ (.doc) (63 trang)

Vấn đề ô nhiễm môi trường nông thôn ở huyện nam sách tỉnh hải dương hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (732.83 KB, 63 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ

======

PHẠM THỊ XOAN

VẤN ĐỀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
NÔNG THÔN Ở HUYỆN NAM SÁCH
TỈNH HẢI DƯƠNG HIỆN NAY

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Chủ nghĩa xã hội khoa học

HÀ NỘI - 2019


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ

======

PHẠM THỊ XOAN

VẤN ĐỀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
NÔNG THÔN Ở HUYỆN NAM SÁCH
TỈNH HẢI DƯƠNG HIỆN NAY

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Chủ nghĩa xã hội khoa học


Người hướng dẫn khoa học

TS. LÊ THỊ MINH THẢO

HÀ NỘI - 2019


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới cô
giáo Lê Thị Minh Thảo người đã tận tình chỉ bảo hướng dẫn tôi hoàn thành
khóa luận này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới các thầy, cô trong khoa Giáo dục Chính trị
đã nhiệt tình giảng dạy, cảm ơn Ban Chủ nhiệm khoa và Ban Giám hiệu Nhà
trường đã tạo điều kiện tốt nhất cho em học tập và nghiên cứu tại trường.
Tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ của cán bộ Ủy ban nhân dân huyện Nam
Sách, thành phố Hải Dương đã giúp tôi thực hiện đề tài này.
Vì điều kiện thời gian có hạn, khóa luận còn nhiều thiếu sót, kính mong
quý thầy cô và mọi người chỉ bảo thêm và cho ý kiến đóng góp.

Hà Nội, ngày 17 tháng 05 năm 2019
Tác giả khóa luận

Phạm Thị Xoan


LỜI CAM ĐOAN

Khóa luận này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn
tận tình của cô giáo – Tiến sĩ Lê Thị Minh Thảo
Khóa luận với đề tài “Vấn đề ô nhiễm môi trường nông thôn ở huyện

Nam Sách tỉnh Hải Dương hiện nay” chưa từng được công bố trong bất kỳ
công trình nghiên cứu nào. Nếu có gì sai phạm người viết sẽ chịu mọi hình
thức kỉ luật theo đúng quy định của việc nghiên cứu khoa học.
Hà Nội, ngày 17 tháng 05 năm 2019
Tác giả khóa luận

Phạm Thị Xoan


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU........................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài........................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................ 2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu................................................................ 4
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 4
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu ................................................... 5
6. Ý nghĩa của đề tài.......................................................................................... 5
7. Kết cấu của khóa luận ................................................................................... 5
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ TỔNG QUAN VỀ NÔNG THÔN Ở
HUYỆN NAM SÁCH TỈNH HẢI DƯƠNG .................................................... 6
1.1. Cơ sở lý luận .............................................................................................. 6
1.2. Tổng quan về huyện Nam Sách tỉnh Hải Dương ..................................... 18
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
NÔNG THÔN Ở HUYỆN NAM SÁCH TỈNH HẢI DƯƠNG HIỆN
NAY ................................................................................................................ 23
2.1. Thực trạng vấn đề ô nhiễm môi trường nông thôn ở huyện Nam
Sách ................................................................................................................. 23
2.2. Hậu quả và nguyên nhân do ô nhiễm môi trường nông thôn ở huyện
Nam Sách hiện nay.......................................................................................... 31
CHƯƠNG 3 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM

KHẮC PHỤC Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NÔNG THÔN Ở HUYỆN
NAM SÁCH TỈNH HẢI DƯƠNG HIỆN NAY ............................................. 43
3.1. Một số phương hướng cơ bản trong việc khắc phục ô nhiễm môi
trường nông thôn tại huyện Nam Sách tỉnh Hải Dương ................................. 43
3.2. Một số giải pháp chủ yếu nhằm khắc phục ô nhiễm môi trường nông
thôn ở huyện Nam Sách tỉnh Hải Dương hiện nay ......................................... 46
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 52
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................ 54


DANH MỤC VIẾT TẮT

BVMT

: Bảo vệ môi trường

BVTV

: Bảo vệ thực vật

CNH, HĐH

: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

CCN

: Cụm công nghiệp

UBND


: Ủy ban nhân dân

TN&MT

: Tài nguyên và môi trường


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nông thôn, nơi sống thân thiết của mỗi chúng ta, trải rộng mênh mông
dọc theo chiều rộng của đất nước. Nông thôn Việt Nam cũng chịu sự tác động
sâu sắc của quá trình phát triển hướng tới một xã hội công nghiệp đang diễn
ra ở nước ta. Nhiều tác động diễn ra hằng ngày, hàng giờ làm thay đổi tận gốc
nếp ăn, nếp sống, nếp nghĩ của con người, cũng như môi trường sống của họ
theo cả chiều xấu và chiều tốt.
Vấn đề nhiễm môi trường đang là mối quan tâm hàng đầu của toàn xã
hội. Ô nhiễm môi trường do rất nhiều nguyên nhân gây nên, ô nhiễm từ các
hoạt động công nghiệp như chất thải của các nhà máy xí nghiệp, đến các hoạt
động trong lĩnh vực nông nghiệp như việc lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật cho
cây trồng, chăn nuôi; rác thải từ sinh hoạt của người dân,… đã làm cho môi
trường ở khu vực nông thôn ngày càng bị ô nhiễm nghiêm trọng. Vì vậy, mà
chúng ta cần chung tay để cứu lấy môi trường nông thôn.
Bảo vệ môi trường là vấn đề cấp bách của mọi thời đại, là thách thức
gay gắt đối với sự phát triển tương lai của các quốc gia trên thế giới và Việt
Nam cũng thể không loại trừ. Là một vấn đề vô cùng rộng rãi và phức tạp đòi
hỏi phải giải quyết, nhanh chóng với cùng sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ và
thường xuyên của mọi cá nhân, cộng đồng, quốc gia và toàn thể nhân loại
trong thể nhân loại trong tất cả các hoạt động và lĩnh vực của đời sống con
người.
Hằng ngày, chúng ta phải chứng kiến sự tàn phá ghê gớm của việc ô

nhiễm môi trường tới cảnh quan nông thôn mà còn đối với cả sức khỏe người
dân đang bị đe dọa từng ngày, từng giờ. Ô nhiễm đã đổ lên những cánh đồng,
những dòng sông, còn bệnh tật đổ lên đầu những người nông dân lao động.
Họ chỉ biết đứng nhìn môi trường bị hủy hoại.
Chính những hậu quả do ô nhiễm môi trường đã xuất hiện các làng ung
thư, làng bệnh tật. Những thứ bệnh đó chỉ có những người phải làm việc trong
những nơi chứa nhiều chất độc hại mới bị mắc phải, nay cả những người nông
dân cũng bị mắc phải những căn bệnh hiểm nghèo đó. Việc chạy chữa cho

1


những căn bệnh đó đã khiến những người nông dân phải bán cả nhà cửa, gia
tài để lên thành phố chạy chữa. Có khi không đủ tiền để chống chọi những
căn bệnh tử thần quái ác đó, người nông dân phải nằm chờ chết.
Tiếp đó, là sự chỉ đạo chưa sát sao của các cấp, các ban ngành thuộc về
môi trường. Ô nhiễm môi trường gây ra những hậu quả xấu tới hệ sinh thái môi
trường nông thôn, ảnh hưởng trực tiếp ngay cả đến sức khỏe người dân. Không
những vậy, khu vực nông thôn còn chịu sự tác động sâu sắc của quá trình
CNH
– HĐH đang diễn ra ở nước ta hiện nay để đưa đất nước ngày càng phát triển ở
tất cả các mặt kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội, quân sự, ngoại giao và sánh
vai với các nước trên thế giới. Huyện Nam Sách là một trong những huyện có
nền kinh tế phát triển góp phần mạnh mẽ vào sự phát triển kinh tế của tỉnh
Hải Dương. Song, khu vực này đang bị ô nhiễm môi trường nghiêm trọng do
hoạt động sản xuất chăn nuôi, nông nghiệp, công nghiệp, rác thải sinh hoạt,…
ở trong huyện. Các biện pháp đã được áp dụng để giảm thiểu ô nhiễm môi
trường nông thôn nhưng vẫn chưa cải thiện được nhiều do lượng rác thải ngày
càng nhiều. Đã đến lúc, chúng ta phải đề cao việc bảo vệ để cứu lấy môi
trường nông thôn hiện nay.

Từ thực tiễn đó, tôi đã lựa chọn đề tài “Vấn đề ô nhiễm môi trường
nông thôn ở huyện Nam Sách tỉnh Hải Dương hiện nay” cho khóa luận của
mình. Từ đó, có thể thấy rõ về hiện trạng ô nhiễm nông thôn hiện nay, đề ra
một số giải pháp để hạn chế tình trạng đó giúp cải thiện môi trường sinh thái
tạo ra những điều kiện sống tốt cho người dân.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Nghiên cứu về vấn đề ô nhiễm môi trường nông thôn nói chung, đã có
nhiều tác giả nghiên cứu:
Bộ Tài Nguyên và Môi trường (2008), “Báo cáo môi trường quốc gia”.
Báo cáo đưa ra những nguyên nhân cơ bản của tình trạng ô nhiễm môi trường
nông thôn hiện nay trên cả nước, đồng thời đưa ra giải pháp khắc phục tình
trạng này.
Tác giả Đinh Hạnh Thưng và Đặng Quốc Nam (2002) đã viết bài“Môi
trường nông thôn và một số giải pháp định hướng”, tạp chí Bảo vệ môi


trường, số 2. Đã chỉ ra trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế ngày càng
nhanh không đi cùng với việc nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật, không
kịp bồi dưỡng về các kiến thức sản xuất mới, lại thiếu hiểu biết về vệ sinh môi
trường cũng như lao động, cho nên việc đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp ở
nhiều địa phương đã làm ô nhiễm môi trường.
Trong cuốn “Một số vấn đề ô nhiễm và suy thoái đất đai ở Việt Nam”
của tác giả Nguyễn Quốc Hùng (2010), Nxb Chính trị Quốc Gia. Tác giả đi
sâu nghiên cứu thực trạng ô nhiễm và suy thoái đất đai với quá trình phát triển
kinh tế - xã hội, hay chính là đi tìm hiểu nguyên nhân gây ra ô nhiễm và suy
thoái đất đai từ các ngành nông nghiệp, công nghiệp, trong quá trình phát
triển làng nghề, ô nhiễm do rác thải và ảnh hưởng từ những chính sách trong
quản lý và quy hoạch đất đai.
Nhóm tác giả Nguyễn Đức Khiển – Phạm Văn Đức – Đinh Minh Trí
(2010), trong giáo trình “Thực thi luật và chính sách bảo vệ môi trường tại

Việt Nam”, Nxb Thông tin và tuyên truyền đã đề cập đến các vấn nạn ô nhiễm
môi trường như vấn đề an toàn thực phẩm, ô nhiễm môi trường đất, nước,
không khí… đang là nỗi bức xúc của toàn xã hội.
Tác giả Đào Đức Thắng (2012) đã viết công trình “Ô nhiễm môi trường
ở nông thôn đang báo động” đã đề cập đến môi trường nông thôn hiện nay
như việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không đúng quy cách đã gây ảnh
hưởng không những người sử dụng và người tiêu dùng mà còn ảnh hưởng tới
môi trường sống. Tác giả cũng phân tích tình trạng hiện nay nông thôn đang
trong quá trình CNH - HĐH nên đã xuất hiện các khu công nghiệp, khu chế
xuất, liên doanh tại các khu vực nông thôn nhưng không đầu tư công nghệ xử
lí môi trường đã gây nghiêm trọng đếm môi trường.
Giáo trình “Giáo dục môi trường” (2001) do tác giả Nguyễn Kim
Hồng viết, Nxb Giáo dục đã nói đến một số khái niệm cơ bản về môi trường,
những vấn đề môi trường trên thế giới và Việt Nam hiện nay và việc giáo dục
môi trường trong nhà trường.
Tuy nhiên, ô nhiễm môi trường nông thôn đang là một vấn đề nổi cộm,
vấn đề này có tính chất phức tạp ở chỗ: mỗi một vùng miền, địa phương có sự


khác nhau. Nhưng nghiên cứu mang tính chất địa phương còn ít, nghiên cứu
chưa sâu, chưa mang tính khả thi. Ở huyện Nam Sách cũng đã đưa ra những
nguyên nhân và giải pháp khắc phục ô nhiễm môi trường nông thôn. Nhưng
tình trạng ô nhiễm môi trường nông thôn vẫn tồn tại và gây ảnh hưởng tới sự
phát triển của địa phương.
Chính vì vậy, đề tài này được coi là hết sức mới mẻ, hấp dẫn, có ý
nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích
Trên cơ sở lý luận về ô nhiễm môi trường nông thôn, khóa luận đã
nghiên cứu thực trạng ô nhiễm môi trường nông thôn ở huyện Nam Sách tỉnh

Hải Dương hiện nay, từ đó đưa ra những phương hướng cơ bản và giải pháp
khắc phục ô nhiễm môi trường nông thôn ở huyện Nam Sách nói riêng và bảo
vệ môi trường nông thôn Việt Nam nói chung.
* Nhiệm vụ
Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, khóa luận tập trung giải quyết
những nhiệm vụ sau:
Trước hết, khóa luận nghiên cứu một số vấn đề lý luận về ô nhiễm môi
trường nông thôn.
Thứ hai, nghiên cứu thực trạng ô nhiễm môi trường nông thôn ở huyện
Nam Sách tỉnh Hải Dương
Từ đó, đề ra giải pháp nhằm khắc phục ô nhiễm môi trường nông thôn
ở hyện Nam Sách tỉnh Hải Dương.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng
Đề tài tập trung nghiên cứu về ô nhiễm môi trường nông thôn.
* Phạm vi nghiên cứu
Về mặt không gian: địa bàn huyện Nam Sách tỉnh Hải Dương


Về mặt thời gian: tập trung nghiên cứu về ô nhiễm môi trường nông
thôn ở huyện Nam Sách từ năm 2010 đến nay.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
* Cơ sở lý luận
Khóa luận chủ yếu dựa trên một số vấn đề lý luận về môi trường và
tổng quan về nông thôn ở huyện Nam Sách, từ đó đưa ra thực trạng và biện
pháp khắc phục ô nhiễm môi trường nông thôn huyện Nam Sách hiện nay.
* Phương pháp nghiên cứu
Khóa luận sử dụng các phương pháp cụ thể như: phân tích và tổng hợp,
thống kê, so sánh, logic - lịch sử,...
6. Ý nghĩa của đề tài

* Ý nghĩa lý luận
Đề tài đã bổ sung và làm rõ, hoàn thiện các giải pháp về vấn đề ô
nhiễm môi trường nông thôn tại huyện Nam Sách tỉnh Hải Dương.
Tạo cơ sở lí luận cho việc nghiên cứu và khắc phục ô nhiễm môi trường
nông thôn ở huyện Nam Sách tỉnh Hải Dương.
* Ý nghĩa thực tiễn
Đánh giá đúng thực trạng và đưa ra một số giải pháp cơ bản có tính khả
thi nhằm giúp cho việc khắc phục ô nhiễm môi trường nông thôn ở huyện
Nam Sách có hiệu quả hơn, tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế - văn hóa
– xã hội ở huyện Nam Sách.
Khóa luận có thể làm tư liệu tham khảo cho huyện Nam Sách, những
người quan tâm đến vấn đề môi trường và cho sinh viên chuyên ngành chủ
nghĩa xã hội khoa học.
7. Kết cấu của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, khóa luận
gồm 3 chương và 6 tiểu tiết.


CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ TỔNG QUAN VỀ NÔNG THÔN Ở HUYỆN NAM
SÁCH TỈNH HẢI DƯƠNG
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Ô nhiễm môi trường và phân loại ô nhiễm môi trường
* Khái niệm môi trường và ô nhiễm môi trường
Khái niệm môi trường
Theo Điều 1, Luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam, năm 2005 “Môi
trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật
thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự
tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên”.
Phân loại môi trường

Theo mục đích nghiên cứu:
Môi trường tự nhiên: bao gồm các yếu tố thiên nhiên vật lí, hóa học,
sinh học tồn tại khách quan ngoài ý muốn của con người hoặc ít sự chi phối
của con người. Đó là ánh sáng mặt trời, núi sông, biển cả, không khí, động,
thực vật, đất nước… Môi trường tự nhiên cho ta không khí để thở, đất để xây
dựng nhà cửa, trồng cấy, chăn nuôi, cung cấp cho con người các loại tài
nguyên khoáng sản cần cho sản xuất, tiêu thụ và là nơi chứa đựng, đồng hóa
các chất thải, cung cấp cho ta cảnh đẹp để giải trí, làm cho cuộc sống con
người thêm phong phú.
Môi trường nhân tạo: bao gồm tất cả những yếu tố vật lí, sinh học, xã
hội do con người tạo nên và chịu sự chi phối của con người như ô tô, máy
bay, nhà ở, công sở, các khu vực đô thị, công viên nhân tạo,…
Môi trường xã hội: Là quan hệ giữa người với người, tạo nên sự thuận
lợi hoặc trở ngại cho sự tồn tại và phát triển của cá nhân và cộng đồng con
người. Đó là những luật lệ, thể chế, cam kết, quy định, ước định,… ở các cấp
khác nhau như: Liên Hợp Quốc, Hiệp hội các nước, quốc gia, tỉnh, huyện, cơ
quan, làng xã, họ tộc, gia đình, tổ nhóm, các tổ chức tôn giáo, tổ chức đoàn
thể,… Môi trường xã hội định hướng hoạt động của con người theo một


khuôn khổ nhất định, tạo nên sức mạnh tập thể thuận lợi cho sự phát triển,
làm cho cuộc sống của con người khác với các sinh vật khác.
Theo vùng địa lí: dựa vào những vùng địa lí có cùng một điều kiện môi
trường như nhau, chẳng hạn: Môi trường miền núi, môi trường trung du, môi
trường đồng bằng, môi trường ven biển,…
Theo thành phần môi trường: theo Luật BVMT Việt Nam chia thành:
Môi trường không khí, môi trường nước và nguồn nước, môi trường rừng,
môi trường biển, môi trường trong lòng đất,…
Chức năng của môi trường:
Môi trường là không gian sống của con người và các loài sinh vật.

Môi trường là nơi cung cấp tài nguyên cần thiết cho cuộc sống và hoạt
động sản xuất của con người.
Môi trường là nơi chứa đựng các chất phế thải do con người tạo ra
trong cuộc sống và hoạt động sản xuất của mình.
Môi trường là nơi giảm nhẹ các tác động có hại của thiên nhiên tới con
người và sinh vật trên trái đất.
Môi trường là nơi lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người. Con
người luôn cần một khoảng không gian sống cần thiết cho mình bằng việc
khai thác và chuyển đổi chức năng sử dụng của các loại không giann khác
như khai hoang, phá rừng, cải tạo các vùng đất mới. Việc khai thác quá mức
không gian và các dạng tài nguyên thiên nhiên có thể làm cho chất lượng
không gian sống mất đi khả năng tự phục hồi.
Khái niệm ô nhiễm môi trường
Theo luật Bảo vệ Môi trường Việt Nam, năm 2005:
“Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường
không phù hợp với tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng đến con người và
sinh vật”.
“Tiêu chuẩn môi trường: là giới hạn cho phép của các thông số về chất
lượng của môi trường xung quanh, hàm lượng các chất gây ô nhiễm trong
chất thải”. [16]


* Phân loại ô nhiễm môi trường
Ô nhiễm môi trường đất:
Ô nhiễm môi trường đất là hậu quả các hoạt động của con người làm
thay đổi các nhân tố sinh thái vượt qua những giới hạn sinh thái của các quần
xã sống trong đất. [16]
Môi trường đất là nơi trú ngụ của con người và hầu hết các sinh vật trên
cạn, là nền móng cho các công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp và văn
hóa của con người. Đất là một tài nguyên quý giá, con người sử dụng tài

ngyên đất vào hoạt động sản xuất nông nghiệp để đảm bảo nguồn cung cấp
lương thực thực phẩm cho con người.
Ô nhiễm môi trường nước:
Ô nhiễm môi trường nước là sự biến đổi theo chiều tiêu cực của các
tính chất vật lý – hóa học – sinh học của nước, với sự xuất hiện các chất lạ ở
thể lỏng, rắn làm cho nguồn nước trở nên độc hại với con người và sinh vật.
Làm giảm độ đa dạng các sinh vật trong sinh vật trong nước. Xét về tốc độ
lan truyền và quy mô ảnh hưởng thì ô nhiễm nước là vấn đề đáng lo ngại hơn
ô nhiễm đất. [16]
Ô nhiễm nước có nguyên nhân từ các loại hóa chất, chất thải từ các
nhà máy, xí nghiệp thải ra sông, ra biển mà chưa qua xử lý; các loại phân
bón hoá học và thuốc trừ sâu dư thừa trên đồng ruộng ngấm vào nguồn nước
ngầm và nước ao hồ; nước thải sinh hoạt được thải ra từ các khu dân cư ven
sông gây ô nhiễm trầm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân, sinh
vật trong khu vực.
Ô nhiễm môi trường không khí:
Ô nhiễm môi trường không khí là sự có mặt một chất lạ hoặc một sự
biến đổi quan trọng trong thành phần không khí, làm cho không khí không
sạch hoặc gây mùi khó chịu, giảm thị lực khi nhìn xa do bụi.[19, tr.60-66]
Hiện nay, ô nhiễm khí quyển là vấn đề thời sự nóng bỏng của cả thế
giới chứ không phải riêng của một quốc gia nào. Môi trường khí quyển đang
có nhiều biến đổi rõ rệt và có ảnh hưởng xấu đến con người và các sinh vật. Ô


nhiễm không khí đến từ con người lẫn tự nhiên. Ô nhiễm từ xe gắn máy cũng
là một loại ô nhiễm khí đáng lo ngại.
Ô nhiễm môi trường khí quyển tạo nên sự ngột ngạt và "sương mù",
gây nhiều bệnh cho con người. Nó còn tạo ra các cơn mưa axit làm huỷ diệt
các khu rừng và các cánh đồng. Điều đáng lo ngại nhất là con người thải vào
không khí các loại khí độc như: CO2, đã gây hiệu ứng nhà kính. Theo nghiên

cứu thì chất khí quan trọng gây hiệu ứng nhà kính là cacbonic (CO 2), nó đóng
góp 50% vào việc gây hiệu ứng nhà kính, mêtan (CH4) là 13%, nitơ (N2) 5%,
CFC là 22%, hơi nước ở tầng bình lưu là 3%... [19, tr.68]
Các loại ô nhiễm khác:
Ô nhiễm phóng xạ.
Ô nhiễm tiếng ồn, bao gồm tiếng ồn do xe cộ, máy bay, tiếng ồn công
nghiệp.
Ô nhiễm sóng, do các loại sóng như sóng điện thoại, truyền hình… tồn
tại với mật độ lớn. Làm cho con người bị ảnh hưởng nhiều đến não bộ hơn,
khiến cơ thể con người chịu nhiều tác động khác do ảnh hưởng bởi các loại
sóng này.
Ô nhiễm ánh sáng, hiện nay con người đã sử dụng các thiết bị chiếu
sáng một cách lãng phí ảnh hưởng lớn tới môi trường như ảnh hưởng tới quá
trình phát triển của động thực vật.
Trong đề tài này, tôi đã tiếp cận ô nhiễm môi trường theo lát cắt ngang,
nghĩa là nghiên cứu các vấn đề gây ra ô nhiễm môi trường nông thôn trên một
số lĩnh vực, hoạt động.
1.1.2. Khái niệm, đặc điểm cơ bản và vai trò của nông thôn
* Khái niệm nông thôn:
Theo Thông tư số 54/2009/TT-BNNPTNT ngày 21-8-2009 của Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: “Nông thôn là phần lãnh thổ không
thuộc nội thành, nội thị các thành phố, thị xã, thị trấn được quản lý bởi cấp
hành chính cơ sở là ủy ban nhân dân xã”.


Ngoài ra, nông thôn còn được hiểu là nơi sinh sống và làm việc của
một cộng đồng chủ yếu là nông dân, sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn.
Nông thôn là nơi có mật độ dân cư thấp, môi trường chủ yếu là thiên nhiên, có
cơ cấu hạ tầng, trình độ tiếp cận thị trường, trình độ sản xuất hàng hóa thấp so
với thành thị.

* Đặc điểm cơ bản nông thôn:
Dân cư ở nông thôn cư trú tập trung trong nhiều hộ gia đình gắn kết với
nhau trong sản xuất, sinh hoạt và các hoạt động xã hội khác trong phạm vi
khu vực nhất định được hình thành do điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội, văn hóa, phong tục, tập quán và các yếu tố khác.
Kinh tế nông thôn chủ yếu là kinh tế nông nghiệp mang nhiều yếu tố tự
nhiên: nhà, vườn, ao, ruộng, thường gắn với những điều kiện địa lý có sẵn,
trồng trọt và chăn nuôi là hai ngành chính, ngoài ra còn có các nghề thủ công,
chế biến lương thực, thực phẩm, buôn bán nhỏ theo hộ gia đình.
Chính trị ở nông thôn ngoài hệ thống chính quyền xã, thôn do Nhà
nước điều hành trên cơ sở pháp luật còn có hệ thống cương vị chức sắc trong
dòng dòng tộc, trưởng thôn,… điều chỉnh hành vi của các thành viên bằng tục
lệ hay quy ước.
Văn hóa nông thôn chủ yếu là văn hóa dân gian, thông qua lễ, hội,… để
truyền những giá trị thẩm mỹ, đạo đức, lối sống, kinh nghiệm sống, kinh
nghiệm sản xuất từ thế hệ này sang thế hệ khác. Văn hóa nông thôn đã bảo
tồn được những giá trị quý báu mang tính truyền thống.


* Vai trò của nông thôn:
Trong quá trình phát triển đất nước, nông thôn có vai trò rất to lớn trên
tất cả các mặt kinh tế, xã hội và môi trường sinh thái. Lịch sử phát triển trong
quá khứ cho thấy đã từng có một số nước chỉ chú ý nhiều tới phát triển các đô
thị, các khu công nghiệp hiện đại mà ít chú ý đến phát triển nông thôn. Tình
hình đó, đã làm tăng chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế, xã hội giữa
nông thôn và đô thị.
Khu vực nông thôn, trong đó có ngành công nghiệp, có đóng góp quan
trọng vào việc tăng trưởng chung của nền kinh tế. Sự đóng góp này trước hết
thể hiện ở trong nông nghiệp trong GDP của đất nước.
Ngoài ra, sự đóng góp của khu vực nông nghiệp nông thôn còn thể hiện
ở việc đảm bảo an ninh lương thực, thực phẩm quốc gia, cung cấp các yếu tố

đầu vào nói chung như đất đai, tài nguyên khoáng sản, nguồn lao động cho sự
phát triển công nghiệp nói chung, cung cấp nguồn nguyên liệu nông sản cho
công nghiệp chế biến, tham gia vào xuất khẩu tạo thu nhập ngoại tệ cho đất
nước và đặc biệt là vai trò bảo vệ môi trường sinh thái.
* Theo thông tư 35/2016/TT-BNNTNT hướng dẫn thực hiện tiêu chí
huyện đạt chuẩn nông thôn mới giai đoạn 2016-2020. [20]
1. Hệ thống thu gom, xử lý chất thải rắn trên địa bàn huyện đạt tiêu
chuẩn khi:
a, Có đề án hoặc kế hoạch hoặc phương án quản lý (giảm thiểu, phân
loại, thu gom, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế, xử lý) chất thải rắn trên địa
bàn huyện được phê duyệt và triển khai thực hiện, bao gồm các hạng mục
công trình, biện pháp, nhân lực, trang thiết bị, phương tiện đảm bảo yêu cầu.
b, Khu xử lý chất thải rắn trên địa bàn huyện (nếu có) phải đầy đủ hồ
sơ, thủ tục về môi trường theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều này và phải
đảm bảo:
Bãi chôn lấp chất thải rắn (nếu có) phải tuân thủ tiêu chuẩn xây dựng
Việt Nam về bãi chôn lấp chất thải rắn (TCXDVN 261:2001); nước thải tù bãi


chôn lấp phải đảm bảo đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải bãi chôn
lấp (QCVN 25:2009/BTNMT);
Lò đốt chắt thải rắn công nghiệp (nếu có) phải tuân thủ quy chuẩn kỹ
thuật quốc gia về lò đốt chất thải rắn công nghiệp (QCVN 30:2012/BTNMT);
Lò đốt chất thải rắn y tế (nếu có) phải tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật quốc
gia về lò đốt chất thải rắn y tế (QCVN 02:2012/BTNMT), không sử dụng để
đốt chất thải rắn công nghiệp và sinh hoạt;
Lò đốt chất thải rắn sinh hoạt (nếu có) phải tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia về lò đốt chất thải rắn sinh hoạt (QCVN 61-MT:2016/BTNMT),
không sử dụng để đốt chất thải rắn công nghiệp và y tế.
2. Cơ sở sản xuất, chế biến, dịch vụ (công nghiệp, làng nghề, chăn

nuôi, chế biến lương thực – thực phẩm) thực hiện đúng các quy định về bảo
vệ môi trường khi:
a, Có đầy đủ hồ sơ, thủ tục về môi tường, bao gồm:
Báo cáo đánh giá tác động môi tường, hoặc đề án bảo vệ môi trường
chi tiết, hoặc đề án bảo vệ môi trường đơn giản, hoặc kế hoạch bảo vệ môi
trường, hoặc hồ sơ tương đương theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi
trường. Đối với các cơ sở thuộc danh mục quy định tại Phụ lục I Nghị định số
19/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của
Luật Bảo vệ môi trường, nếu chưa có các hồ sơ nêu trên phải lập báo cáo về
các biện pháp bảo vệ môi trường;
b, Có công trình, biện pháp, hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường để thu
gom, phân loại, lưu giữ, tái chế, thu hồi hoặc xử lý chất thải (nước thải, khí
thải, chất thải rắn) đúng quy định; thực hiện đầy đủ và đúng các nội dung về
bảo vệ môi trường đã cam kết trong các hồ sơ nêu trên.
c, Cơ sở nuôi trồng thủy hải sản ngoài các yêu cầu tại điểm a và điểm b
khoản này phải tuân thủ quy hoạch nuôi trồng thủy sản của địa phương và các
quy định về bảo vệ môi trường trong nuôi trồng thủy sản tại Điều 71 Luật Bảo
vệ môi trường.


d, Cơ sở chăn nuôi, khu chăn nuôi tập trung ngoài các yêu cầu tại điểm
a và điểm b khoản này phải đảm bảo điều kiện vệ sinh thú y trong chăn nuôi
theo quy định tại Luật Thú y, Điều 69 Luật Bảo vệ môi trường.
đ, Làng nghề trên địa bàn, cơ sở sản xuất tại làng nghề phải tuân thủ
các quy định về bảo vệ môi trường làng nghề theo quy định tại Điểu 70 Luật
Bảo vệ môi trường.
e, Chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng cụm công nghiêp,
Ban quản lý khu kinh doanh, dịch vụ tập trung trên địa bàn, cơ sở trong cụm
công nghiệp, khu kinh doanh, dịch vụ tập trung phải có đầy đủ hồ sơ, thủ tục
về môi trường theo quy định tại điểm a khoản này.

g, Chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp trên địa
bàn, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong khu công nghiệp (trừ cơ sở
nuôi trồng thủy sản, cơ sở chăn nuôi, khu chăn nuôi tập trung) phải có đầy đủ
hồ sơ, thủ tục về môi trường theo quy định tại điểm a khoản này; đồng thời,
phải đảm bảo thực hiện đầy đủ các quy định về bảo vệ môi trường khu công
nghiệp theo quy định tại Điều 66 Luật Bảo vệ môi trường.
1.1.3. Tình trạng ô nhiễm môi trường ở các vùng nông thôn Việt Nam
hiện nay
Với tổng diện tích tương đương khoảng 80% diện tích toàn quốc, nông
thôn giữ vai trò là vành đai xanh, góp phần giữ cân bằng sinh thái giữa vùng
nông thôn và thành thị. Nông thôn là khu vực địa giới hành chính với nền
kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, được tổ chức theo đơn vị cơ sở là làng – xã và
có vai trò là nơi cung cấp lương thực, thực phẩm chính cho người dân, cung
cấp nguyên liệu cho các hoạt động sản xuất công nghiệp, nằm trên địa bàn
rộng lớn về mặt tự nhiên, kinh tế - xã hội. Nông nghiệp nông thôn giữ vị trí
trọng tâm, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và cung cấp nguyên liệu cho
công nghiệp và xuất khẩu. Khu vực nông thôn chiếm khoảng 67% dân số toàn
quốc với nguồn nhân lực, lao động quy mô lớn. [2]
Nông thôn Việt Nam ở mỗi vùng miền có những đặc trưng khác nhau
về điều kiện tự nhiên. Vì vậy, sự phát triển kinh tế xã hội cũng có nhiều đặc
trưng và định hướng khác nhau. Tuy nhiên, có thể khái quát đặc điểm cơ bản


của khu vực nông thôn như: Kết cấu hạ tầng khu vực nông thôn, nhất là về
giao thông, các công trình bảo vệ môi trường như hệ thống cấp, thoát nước,
hệ thống quản lý chất thải rắn... chưa được đầu tư tương ứng với mức độ phát
triển kinh tế - xã hội; trình độ ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào trong
sản xuất, bảo vệ môi trường thôn còn hạn chế. Điều kiện tiếp cận với tri thức
mới về môi trường, việc cập nhật thông tin của người dân nông thôn cũng còn
nhiều hạn chế dẫn đến ý thức bảo vệ môi trường và ý thức chấp hành pháp

luật của người nông dân chưa cao.
Mức thu nhập của người dân còn thấp, đời sống còn gặp nhiều khó
khăn. Trình độ tổ chức quản lý có sự khác biệt giữa đô thị với nông thôn,
ngay cả giữa các vùng nông thôn cũng có sự khác nhau, mặt bằng trình độ của
cán bộ cũng có sự quản lý cấp xã không đồng đều, còn hạn chế về nhận thức
và chuyên môn quản lý, số lượng cán bộ chủ chốt cấp xã có chuyên môn về
quản lý môi trường trình độ từ đại học trở lên còn thấp, thậm chí có nhiều cán
bộ chủ chốt cấp xã không được đào tạo chuyên môn về quản lý môi trường,
dẫn đến hiệu quả công tác quản lý của địa phương chưa đạt hiệu quả cao, còn
tồn tại nhiều vấn đề bất cập do không đủ trình độ, năng lực quản lý.
Công tác quản lý, bảo vệ môi trường khu vực nông thôn thời gian qua
đã có những chuyển biến tích cực, tuy nhiên thực tế công tác này vẫn chưa
đáp ứng được mục tiêu phát triển bền vững nông nghiệp, nông thôn. Còn
nhiều vấn đề môi trường bức xúc tại khu vực nông thôn phát sinh cùng với
quá trình công nghiệp hóa đối với khu vực này. Tình trạng ô nhiễm môi
trường diễn ra phổ biến trong các hoạt động sản xuất nông nghiệp, trong đó
việc sử dụng thuốc BVTV, chất kích thích sinh trưởng, phân bón tràn lan
trong canh tác nông nghiệp, phế phụ phẩm nông nghiệp không được xử lý
triệt để đã đẫn đến ô nhiễm thực phẩm, ô nhiễm môi trường đất, nước, không
khí. Quá trình phát triển chăn nuôi, nuôi trồng thủy hải sản thải ra một lượng
lớn chất thải rắn, bùn thải, nước thải có chứa kháng sinh, dư lượng chất kích
thích sinh trưởng, mầm bệnh...
Cùng với đó sự phát triển của các làng nghề tại địa bàn khu vực nông
thôn gây những áp lực lớn đối với công tác bảo vệ môi trường, theo thống kê
cả nước hiện có 1.748 làng nghề (tiêu chí của Chính phủ) tập trung chủ yếu


tại khu vực nông thôn với các loại hình như: Tái chế (giấy, nhựa, chì, sắt
thép...); sản xuất thực phẩm; thuộc da; thủ công mỹ nghệ; dệt nhuộm... Các
làng nghề sản xuất dựa trên kinh nghiệm, lâu năm với nguồn vốn, khoa học

công nghệ hạn chế là nguyên nhân dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường do
quá trình sản xuất. Điển hình như: Làng nghề tái chế Dương Ổ và làng Phúc
Lâm tại xã Phong Khê, huyện Yên Phong, Bắc Ninh; làng nghề gốm sứ Bát
Tràng (Hà Nội); làng nghề tái chế chì tại xã Chỉ Đạo, Văn Lâm, Hưng Yên,...
[3]
Thực trạng môi trường nông thôn nêu trên đã đặt ra những nhiệm vụ cho
các cơ quan chức năng có liên quan như: Ngành Tài nguyên và Môi trường; Ủy
ban nhân dân các cấp... trong quản lý, bảo vệ môi trường. Lực lượng Cảnh sát
môi trường với vai trò chuyên trách, chủ động trong công tác trong phòng,
chống tội phạm và vi phạm hành chính về môi trường trong thời gian qua luôn
xác định khu vực nông thôn là địa bàn trọng điểm trong phòng ngừa, đấu
tranh. Giai đoạn 2014 - 2017, Cảnh sát môi trường đã phát hiện đã
phát hiện hơn 60.000 vụ vi phạm với 65.000 đối tượng vi phạm; khởi tố và đề
nghị khởi tố là 1.380 vụ với 1.996 đối tượng, xử lý hành chính với
15.844 cá nhân,
11.018 tổ chức, xử phạt và truy thu phí môi trường là 526,29 tỷ đồng.
[4]
Có thể thấy, thực trạng môi trường nông thôn trong thời gian vừa qua
xuất phát từ một số tồn tại, hạn chế và nguyên nhân cơ bản như sau: Khu vực
nông thôn có lượng dân số lớn, tập trung nhiều loại hình sản xuất đa dạng
nhưng chủ yếu gắn với kinh nghiệm, truyền thống, nguồn vốn và trang bị
khoa học kỹ thuật công nghệ thấp... Do đó, tình trạng xả thải gây ô nhiễm môi
trường còn diễn ra phổ biến; nhận thức của người dân tại khu vực nông thôn
vê môi trường, bảo vệ môi trường, pháp luật về bảo vệ môi trường còn nhiều
hạn chế.
Đây là nguyên nhân cơ bản làm phát sinh các hành vi vi phạm pháp
luật về bảo vệ môi trường, tác động trực tiếp đến chất lượng môi trường;
Công tác quản lý, bảo vệ môi trường tại khu vực nông thôn chưa đáp ứng
được yêu cầu của quá trình CNH - HĐH nông nghiệp nông thôn. Đặc biệt quá
trình xây dựng nông thôn mới tiêu chí về môi trường, bảo vệ môi trường chưa



thật sự được quan tâm, chú trọng; nguồn kinh phí, nguồn lực về con người,
trang bị khoa học công nghệ phục vụ cải tiến hệ thống sản xuất, đầu tư hệ


thống xử lý chất thải rắn, chất thải sinh hoạt tại khu vực nông thôn còn nhiều
hạn chế, yếu kém.
Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở
nước ta hiện nay đã và đang trở thành một xu thế phát triển tất yếu. Tuy
nhiên, trong quá trình phát triển, tại nhiều khu vực nông thôn đang phải đối
mặt với tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, ảnh hưởng không nhỏ
đến sức khỏe của người dân.
ể giảm những tác động từ ô nhiễm môi trường đến sức khỏe người
dân đang sinh sống ở các vùng nông thôn hiện nay, thiết nghĩ chúng ta cần
phải có các kế hoạch và biện pháp đánh giá toàn diện về thực trạng ô nhiễm
môi trường tại các khu vực nông thôn. Xác định được các vùng ô nhiễm trọng
tâm, trọng điểm nhằm có các biện pháp khắc phục phù hợp và kịp thời.
Ở tỉnh Hải Dương, tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm
trọng. Theo đánh giá của Sở TN&MT: “Môi trường của Hải Dương đã có sự
ô nhiễm, tuy chưa đến mức nghiêm trọng, song từng thành phần như môi
trường nước, không khí, đất ở một số khu vực, nhất là khu vực sản xuất công
nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề đang có xu hướng ô nhiễm gia
tăng,… việc lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân hóa học làm ô nhiễm
nguồn nước và đất”. Tuy nhiên, kết quả giám sát qua báo cáo và khảo sát trực
tiếp tại gần 40 đơn vị, cơ sở sản xuất, thực trạng môi trường ở một số nơi có
thể đang ở mức báo động, cần có những giải pháp cấp bách. [31]
Nan giải nhất là khu vực sản xuất xi măng ở huyện Kinh Môn. Ở đây
lúc nào cũng sôi động như một đại công trường. Các hoạt động khai thác, chế
biến đá gây tiếng ồn, bụi; các đoàn xe vận chuyển hàng ngàn tấn nguyên vật

liệu vào các nhà máy xi măng mỗi ngày gây ồn ào, bụi bặm, tàn phá đường
giao thông; hoạt động của hai nhà máy xi măng lớn (Hoàng Thạch và Phúc
Sơn) cũng gần 10 nhà máy xi măng lò đứng; công nghệ lạc hậu hàng ngày
hàng giờ làm ô nhiễm bầu không khí. Tất cả các hoạt động trên gây ra ô
nhiễm môi trường trầm trọng trong khu vực. Những ngày không mưa, nhất là
mùa khô, trên lá cây, mái nhà luôn có những lớp bụi bao phủ, bầu trời luôn có


những sương mù. Một số nhà máy xi măng với công nghệ lạc hậu hơn nằm rải
rác ở Kim Thành và Tứ Kỳ,… cũng gây ô nhiễm trong khu vực.
Qua kiểm tra một sô bệnh viện, chỉ có viện quân y 7 có hệ thống xử lý
nước thải y tế tương đối đảm bảo và có hệ thống lò đốt rác thải y tế đạt chuẩn.
Theo báo cáo của Sở Y tế, đến nay trong hệ thống các bệnh viện trên địa bàn
tỉnh mới có các bệnh viện tuyến tỉnh và 8 bệnh viện tuyến huyện được xử lý
rác thải bằng đốt rác y tế, số còn lại chôn lấp tại chỗ. Nước thải y tế hầu như
không được xử lý. Nước thải sinh hoạt lẫn nước thải y tế với lưu lượng hàng
3

trăm m /ngày tự ngấm xuống khu vực bệnh viện và khu dân cư xung quanh,
gây ô nhiễm nặng cho môi trường nước và đất nơi đây. [31]
Tại khu công nghiệp Đại An đã đầu tư khá hoàn chỉnh hạ tầng và thu
hút dự các dự án đầu ra và thu hút dự án đầu tư cho đất; nước thải của các dự
án trong khu công nghiệp không được xử lý và tùy tiện ngấm vào lòng đất.
Môi trường ở cá nhà máy, cơ sở sản xuất giày, đặc biệt các cơ sở chế
biến bột giấy từ nguyên liệu thô (tre, gỗ,…) cũng là nơi có nguy cơ ô nhiễm
cao. Trong quá trình sản xuất bột giấy phải trải qua giai đoạn xử lý hóa chất
đề tẩy, một nước qua lớn. Hai bên bờ sông đầu Phú Thái, cơ sở sản xuất giấy
Thành Dũng và Thành Phát hiện chưa có xử lý chất thải.
Ông Vũ Ngọc Long, Giám đốc Sở TN&MT Hải Dương cho biết: Hiện
nay, tổng lượng rác thải sinh hoạt phát sinh ở khu vực nông thôn ở Hải Dương

khoảng 657,7 tấn/ngày, đêm; trong đó, rác thải có thể tái chế như nhựa, giấy
bìa thủy tinh, kim loại,… chiếm 26% [25]. Việc xử lý rác thải khu vực nông
thôn thực hiện chủ yếu bằng biện pháp chôn lấp. Rác thải phát sinh trong sản
xuất nông nghiệp như vỏ chai, bao bì thuốc bảo vệ thực vật chưa được thu gom
hoặc mới chỉ thu gom tạm vào các bể chứa, chưa được xử lý triệt để. Tỉnh Hải
Dương đã thành lập được 1.152 đơn vị thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt;
trong đó có 1.130 tổ chức thu gom, 14 hợp tác xã và 8 công ty. Tỉnh đã và
đang đầu tư 3 lò đốt rác thải sinh hoạt vơi tổng công suất 8,5 tấn/giờ. Tỉnh
cũng đang tiếp tục hỗ trợ 44 xã xây dựng bãi chôn lấp hợp vệ sinh với kinh
phí là 22 tỷ đồng, nâng tổng số xã được hỗ trợ xây dựng bãi chôn lấp hợp vệ
sinh trên địa bàn tỉnh lên thành 156 xã, 3 phường và 5 thị trấn. [26]


1.2. Tổng quan về huyện Nam Sách tỉnh Hải Dương

Bản đồ hành chính huyện Nam sách tỉnh Hải Dương năm 2015
1.2.1. Điều kiện tự nhiên
* Vị trí địa lí:
Nam Sách là một trong 12 huyện, thị xã, thành phố của tỉnh Hải
Dương, nằm ở phía Đông Bắc tỉnh. Huyện có phía Bắc giáp thị xã Chí Linh,
phía Đông giáp huyện Kinh Môn và Kim Thành, phía Tây giáp huyện Lương
Tài (tỉnh Bắc Ninh), phía Tây Nam giáp với huyện Cẩm Giàng, phía Nam
giáp với thành phố Hải Dương. Huyện cách thủ đô Hà Nội hơn 60 km về phía
Tây, cách thành phố Hải Phòng 40 km về phía Đông. [24]
2

Nam Sách có diện tích tự nhiên 109,07 km . Dân số có 117.614 người.
2

Mật độ trung bình 1.074 người/km . Dân số trong độ tuổi lao động chiếm

59,2%; tỷ lệ lao động của huyện qua đào tạo chiếm 43%. [33]


×