Tải bản đầy đủ (.doc) (50 trang)

Khảo sát đặc điểm nông sinh học của 3 dòng lúa QK, DT19, VD3 trong vụ hè thu năm 2018 tại xã cao minh, phúc yên, vĩnh phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (658.17 KB, 50 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA SINH - KTNN
======

ĐỖ THỊ THÖY NHƯ

KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM NÔNG SINH HỌC CỦA
3 DÕNG LÖA QK, DT19, VD3 TRONG VỤ HÈ
THU NĂM 2018 TẠI XÃ CAO MINH,
PHÖC YÊN, VĨNH PHÖC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Di truyền– Công nghệ sinh học

HÀ NỘI, 2019


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA SINH - KTNN
======

ĐỖ THỊ THÖY NHƯ

KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM NÔNG SINH HỌC CỦA
3 DÕNG LÖA QK, DT19, VD3 TRONG VỤ HÈ
THU NĂM 2018 TẠI XÃ CAO MINH,
PHÖC YÊN, VĨNH PHÖC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Di truyền – Công nghệ sinh học
Người hướng dẫn khoa học



ThS. PHẠM PHƯƠNG THU

HÀ NỘI, 2019


LỜI CẢM ƠN

Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới ThS. Phạm Phương Thu đã tận tình
quan tâm, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành khóa
luận này.
Tôi xin cảm ơn Thầy Viện- giảng viên khoa Sinh-KTNN đã chia sẻ cho
tôi một số kinh nghiệm thực tế trong quá trình làm đề tài khóa luận này.
Trân trọng cảm ơn ban lãnh đạo trường ĐHSP Hà Nội 2, Ban Chủ
nhiệm và cán bộ, giảng viên khoa Sinh - KTNN đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi
trong suốt thời gian học tập, thực hiện và hoàn thành khóa luận.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè đã luôn bên cạnh
động viên, quan tâm, khích lệ tôi trong khoảng thời gian thực hiện khóa luận
tốt nghiệp này.

Hà Nội, ngày 20 tháng 05 năm 2019
Sinh viên

Đỗ Thị Thúy Như


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan.
Đây là công trình nghiên cứu của do tôi thực hiện.

Các kết quả nghiên cứu trình bày trong khóa luận là trung thực và
chưa từng công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào khác.

Hà Nội, ngày 20 tháng 05 năm 2019
Sinh viên

Đỗ Thị Thúy Như


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ĐC

: Đối chứng

FAO

: Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên
Hợp Quốc

IRRI

: Viện nghiên cứu quốc tế

NLL1

: Nhắc lại lần 1

NLL2


: Nhắc lại lần 2

NLL3

: Nhắc lại lần 3

P1000

: Khối lượng 1000 hạt

NSLT

: Năng suất lý thuyết

NSTT

: Năng suất thực tế

N

: Nam


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ...................................................................................................... . 1
1. Lý do chọn đề tài....................................................................................... . 1
2. Mục đích nghiên cứu ................................................................................. . 2
3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................. . 2
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn .................................................................... 3
4.1. Ý nghĩa khoa học.................................................................................... . 3

4.2. Ý nghĩa thực tiễn .................................................................................... . 3
NỘI DUNG................................................................................................... . 4
Chương I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU..................................... 4
1.1. Nguồn gốc và phân loại cây lúa............................................................... 4
1.1.1. Nguồn gốc cây lúa ............................................................................... . 4
1.1.2. Phân loại cây lúa.................................................................................. . 4
1.2. Đặc điểm hình thái và giải phẫu cây lúa .................................................. 5
1.2.1. Rễ lúa .................................................................................................. . 5
1.2.2. Thân lúa............................................................................................... . 5
1.2.3. Lá lúa .................................................................................................. . 6
1.2.4. Bông lúa .............................................................................................. . 6
1.3. Đặc điểm sinh trưởng và phát triển của cây lúa ....................................... 7
1.4. Giá trị của cây lúa gạo. ............................................................................ 8
1.4.1. Giá trị dinh dưỡng ............................................................................... . 8
1.4.2. Giá trị sử dụng..................................................................................... . 9
1.4.3. Giá trị thương mại ............................................................................... . 9
1.5. Tình hình nghiên cứu và sản xuất lúa gạo trong và ngoài nước................ 9
1.5.1. Tình hình nghiên cứu và sản xuất lúa gạo trên thế giới ......................... 9


1.5.2. Tình hình nghiên cứu và sản xuất lúa gạo trong nước......................... 11
CHƯƠNG II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................. 14
2.1. Vật liệu nghiên cứu ............................................................................. . 14
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu .......................................................... 14
2.3. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................. . 14
2.4. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 14
2.4.1. Cách bố trí thí nghiệm ....................................................................... . 14
2.4.2. Phương pháp đánh giá các chỉ tiêu nông sinh học............................... 16
2.4.3. Phương pháp xử lí số liệu ................................................................... 20
CHƯƠNG III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .............................................. 21

3.1.Đặc điểm sinh trưởng và phát triển của các dòng lúa khảo sát ................ 22
3.1.1 Tỉ lệ nảy mầm..................................................................................... . 22
3.1.2. Khả năng đẻ nhánh ............................................................................ . 22
3.1.3. Thời gian sinh trưởng ........................................................................ . 23
3.2. Đặc điểm hình thái của các dòng lúa khảo sát........................................ 23
3.2.1. Chiều cao cây .................................................................................... . 24
3.2.2. Chiều dài và chiều rộng lá đòng.......................................................... 25
3.2.3. Chiều dài bông .................................................................................. . 25
3.3. Các yếu tố cấu thành năng suất của 3 dòng lúa khảo sát ........................ 26
3.3.1. Số bông /khóm .................................................................................. . 26
3.3.2. Tổng số hạt/bông ............................................................................... . 27
3.3.3. Tỷ lệ hạt chắc .................................................................................... . 27
3.3.4. Khối lượng 1000 hạt (P1000) ................................................................ 27
3.4. Năng suất của các dòng lúa khảo sát...................................................... 28


3.5. Khả năng chống chịu sâu, bệnh hại........................................................ 29
3.5.1. Khả năng chống chịu một số loại sâu hại ............................................ 29
3.5.2. Khả năng chống chịu một số loại bệnh hại.......................................... 30
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .......................................................................... 31
1. Kết luận................................................................................................... . 31
2. Đề nghị.................................................................................................... . 32
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 33
PHỤ LỤC


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm ................................................................. 15
Hình 3.1 Một só sâu hại............................................................................... . 30



DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Các chỉ tiêu đánh giá .................................................................... 16
Bảng 2.2. Thang xác định đặc tính nông sinh học của lúa theo tiêu chuẩn
IRRI(1996).................................................................................................. . 17
Bảng 3.1. Đặc điểm sinh trưởng và phát triển của 3 dòng lúa khảo sát ......... 22
Bảng 3.2. Đặc điểm hình thái của 3 dòng lúa khảo sát.................................. 24
Bảng 3.3. Các yếu tố cấu thành năng suất của 3 dòng lúa khảo sát ............... 26
Bảng 3.4. Năng suất của 3 dòng lúa khảo sát................................................ 28
Bảng 3.5. Mức độ chống chịu một số sâu hại của 3dòng lúa trồng trong
vụ Hè Thu năm 2018 tại xã Cao Minh,Phúc Yên,Vĩnh Phúc ........................ 29
Bảng 3.6.Mức độ chống chịu một số bệnh hại của 3dòng lúa trồng trong
vụ Hè Thu năm 2018 tại xã Cao Minh,Phúc Yên,Vĩnh Phúc ........................ 30


MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài

1


Lúa (Oryza sativa L.) là cây lượng thực không thể thiếu trong ngành
nông nghiệp Việt Nam, cung cấp nguồn lương thực chủ yếu cho người dân
nói riêng và xuất khẩu một phần ra thế giới nói chung. Hiện nay, cây lúa là
một trong ba cây lương thực chủ yếu trên thế giới (gồm lúa mì, lúa và ngô)
với diện tích gieo trồng lúa gạo đứng thứ 2 sau lúa mì. Cùng với sự phát triển
của loài người, cây lúa cũng có nguồn gốc từ rất lâu đời. Đặc biệt, sản phẩm
gạo từ cây lúa có giá trị kinh tế lớn trong ngành chế biến thực phẩm cũng như
ngành chăn nuôi và tương lai gạo đang có su hướng thay thế cho những loại
ngũ cốc khác. Theo như dự đoán của FAO mức sử dụng gạo trên thế giới sẽ

tăng 1,1% trong năm 2017/2018 (tăng khoảng 503,9 triệu tấn) trong đó 405,8
triệu tấn được sử dung làm lương thực và mức tiêu thụ thực phẩm bình quân
đầu người tăng từ 53,7kg (2017) đến 53,9 kg (2018) [21].
Ở Việt Nam, các sản phẩm từ lúa gao được người dân sử dung rất nhiều
trong đời sống cũng như trong chăn nuôi. Các món ăn ngon như cốm, bún,
bánh cuốn, đều được làm từ gạo. Ngoài ra các bộ phận khác của cây lúa như
rơm, rạ còn được bà con nông dân dùng trong chăn nuôi gia súc, gia cầm.
Ngày nay, cùng với truyền thống canh tác lúa nước lâu đời và sự trợ giúp của
khoa học công nghệ, nghề trồng lúa nước có nhiều sự thay đổi. Người dân có
thể trồng lúa nướcở trên đồi với hình thức ruộng bậc thang, hay trồng lúa
nhiều vụ trong 1 năm nhằm không chỉ đáp ứng nhu cầu lương thực cho người
dân mà còn phục vụ cho suất khẩu gạo ra các nước khác nhằm tăng thu nhập.
Theo số liệu thống kê cho thấy, năm 2017 nước ta đã xuất khẩu 5,77 triệu tấn
gạo tăng 0,88 triệu tấn so với năm 2016 [14].
Tuy nhiên, hiện nay diện tích đất canh tác cũng bị thu hẹp dần do vấn đề
tăng dấn số và đô thị hóa. Vì vậy nhiều đất canh tác bị chuyển sang các
mục đích sử dụng khác, việc luân canh, xen canh tăng vụ vẫn chưa giải
quyết tốt nhu cầu nâng cao năng suất của người dân. Do đó để tăng năng
suất thì việc tìm ra một số giống lúa có năng suất cao, sản lượng tốt, có khả
năng chống chịu sâu bệnh tôt phù hợp với điều kiện sinh thái từng địa

2


phương nhằm cung cấp thông tin giúp bà con nông dân có thêm nhiều sự
lựa chọn là vô cùng thiết yếu .
Vĩnh Phúc là tỉnh trung du thuộc khu vực Đông Bắc Bộ, với diện tích
tự nhiên là 137.224,14 ha bao gồm 9 huyện, thị xã. Diện tích đất nông
nghiệp của cả tỉnh là 94.445,48 ha, chiếm 66,77% tổng diện tích đất tự
nhiên [2]. Trong đó, tính đến năm 2016 tổng diện tích gieo trồng lúa đạt

58,4 nghìn ha vớinăng suất đạt 50,4 tạ/ha giảm 5,5 tạ/ha so với năm 2015
và giảm 6,2 ta/ha so với năm 2014 [15]. Ta có thể thấy năng suất lúa của
tỉnh Vĩnh phúc giảm rõ rệt trong những năm gần đây.
Tại xã Cao Minh, nơi nằm ở phía bắc của thành phố Phúc Yên, tỉnh
Vĩnh Phúc.Tuy thuộc vùng đô thị, nhưng thực tế người dân ở đây vẫn sản
xuất nông nghiệp đặc biệt trồng lúa là chủ yếu và ngành nông nghiệp chiếm
tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế địa phương. Vì vậy, để nâng cao đời sống
của người dân nơi đây thì việc nâng cao năng suất sản lượng lúa gạo là cần
thiết. Do đó việc khảo sát tìm ra giống lúa năng suất cao, chống chịu tốt
sâu bệnh hại và phù hợp với điều kiện sinh thái ở địa phương để bổ sung
thêm sự lựa chọn vào tập đoàn giống lúa cho bà con nông dân tại địa
phương là cần thiết.
Xuất phát từ những lí do trên, tôi đã chọn Đề tài: “Khảo sát đặc điểm
nông sinh học của 3 dòng lúa QK, DT19, VD3 trong vụ Hè Thu năm 2018
tại xã Cao Minh, Phúc Yên, Vĩnh Phúc”
2. Mục đích nghiên cứu
Khảo sát đặc điểm hình thái, sinh trưởng, phát triển, năng suất và khả
năng chống chịu sâu, bệnh hại của 3 dòng lúa: QK, DT19, VD3 tại ruộng lúa
xã Cao Minh, thành phố Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.
3. Nội dung nghiên cứu
Dựa trên các tiêu chí về đặc điểm nông sinh học (hình thái, sinh trưởng,
phát triển, khả năng chống chịu sâu, bệnh hại, yếu tố cấu thành năng suất) của
3 dòng lúa: QK, DT19,VD3 so sánh với dòng lúa đối chứng (HDT8) gieo
trồng tại ruộng lúa xã Cao Minh, thành phố Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc để
khảo sát khả năng thích nghi và năng suất của các dòng lúa trên.
3


4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
4.1. Ý nghĩa khoa học

Đánh giá các chỉ tiêu sinh trưởng và phát triển, khả năng chống chịu
sâu, bệnh hại và năng suất của các dòng lúa nhằm cung cấp những thông
tin về 3 dòng lúa QK, DT19,VD3 trong điều kiện gieo trồng tự nhiên, tại xã
Cao Minh, thành phố Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. Từ đó làm cơ sở để chọn
lựa dòng lúa bổ sung vào sản xuất.
4.2. Ý nghĩa thực tiễn
Nghiên cứu, khảo sát, chọn lựa ra dòng lúa có triển vọng có khả năng
thích nghi tốt với điều kiện sinh thái ở địa phương và có thể đưa vào cơ cấu
giống lúa của khu vực xã Cao Minh, Phúc Yên, Vĩnh Phúc.

4


NỘI DUNG
Chương I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
1.1. Nguồn gốc và phân loại cây lúa
1.1.1. Nguồn gốc cây lúa
Đến nay, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về nguồn gốc cây lúa.
Các nhà nghiên cứu về di truyền học cây lúa thuộc Viện Nghiên Cứu lúa
Quốc Tế (IRRI), đã tổng kết nhiều tài liệu khác nhau và cho rằng việc thuần
hóa lúa trồng có thể đã được tiến hành một cách độc lập cùng một lúc ở nhiều
nơi, dọc theo vành đai trải dài từ đồng bằng sông Ganges dưới chân phía đông
của dãy núi Hy-Mã-Lạp-Sơn (Himalayas - Ấn Độ), ngang qua Bắc Miến
Điện, Bắc Thái Lan, Lào và Việt Nam, đến Tây Nam và Nam Trung Quốc.
Hai loài lúa trồng hiện nay là Oryza sativa L. ở Châu Á và Oryza glaberrima
Steud. ở Châu Phi. Oryza sativa L. tiêu biểu nhóm lúa trồng Châu Á có tổ tiên
trực tiếp là Oryza nivara, một loài lúa hoang hằng niên. Oryza glaberrima
Steud. cũng tiến hoá từ một loài lúa hoang hằng niên khác, thường gọi là
Oryza breviligulata Chev. et Poehr. hoặc là Oryza barthii A. Chev. [3].
Theo nhiều tài liệu của Trung Quốc thì nghề trồng lúa đã có ở Trung

Quốc khoảng 2800 - 2700 trước công nguyên. Ở Việt Nam, từ các di chỉ
Đồng Đậu và trống đồng Đông Sơn có in hình người giã gạo, cùng với các vỏ
trấu cháy thành than đã chứng tỏ ngành trồng lúa đã có cách đây từ 3330 4100 năm (Võ Tòng Xuân, 1984) [13]. Đó được coi là biểu tượng của nền văn
minh lúa nước [5].
1.1.2. Phân loại cây lúa
Theo phân loại thực vật học, lúa trồng (Oryza sativa) thuộc chi lúa
(Oryza), họ hòa thảo (Poacae), bộ hòa thảo có hoa (Poales), lớp một lá
mầm (Monocotyledones), ngành thực vật có hoa (Angiospermae). Chi
Oryza phân bố rộng khắp trên thế giới. Hiện nay, có khoảng 22 loài cây
hoang dại thuộc chi này và 2 loại lúa đã được thuần hóa là lúa châu Á
(Oryza sativa L.) và loài lúa châu Phi (Oryza glaberrima L.) [10].

5


1.2. Đặc điểm hình thái và giải phẫu cây lúa
Các dòng lúa khác nhau sẽ có những đặc điểm nông sinh học khác
nhau về chiều cao, khả năng đẻ nhánh, kích thước lá, chiều dài bông. Tuy
nhiên, tất cả các dòng lúa đều có chung đặc điểm hình thái và giải phẫu
giống nhau, gồm có các bộ phận là rễ, thân, lá, bông và hạt
1.2.1. Rễ lúa
- Đặc điểm hình thái:
Rễ là bộ phận để cây bám chặt vào đất và là cơ quan hút nước và
chất khoáng nuôi cây. Rễ lúa thuộc loại rễ chùm. Những rễ non có màu
trắng sữa, rễ trưởng thành có màu vàng nâu và nâu đậm, rễ già có màu đen.
Rễ lúa bao gồm rễ chính, rễ phụ và rễ bất định. Rễ chính là rễ hình thành từ
phôi hạt sau khi nảy mầm, chỉ có một rễ không phân nhánh, phát triển một
thời gian rồi teo đi. Rễ phụ là rễ hình thành từ các mắt đốt gốc của thân cây
(thân mẹ và thân nhánh). Trên rễ phụ mọc ra các rễ nhỏ, rễ chính sau khi
phát triển một thời gian thì rễ phụ mới mọc ra làm nhiệm vụ chính trong

việc trong việc hút chất dinh dưỡng cung cấp cho cây. Rễ bất định là loại rễ
phụ được hình thành ở các đốt phía trên cao của thân. Chức năng của rễ bất
định là tham gia vào việc hút chất dinh dưỡng [8].
- Giải phẫu: cấu tạo của rễ lúa bao gồm lông hút do tế bào biểu bì kéo
dài tạo thành, trong biểu bì là ngoại bì rồi lớp vỏ mạch dẫn đến trung trụ,
trong trung trụ có nội bì và các mạch dẫn [6].
1.2.2. Thân lúa
- Đặc điểm hình thái:
Cây lúa thuộc lớp một lá mầm, thân lúa phát triển từ thân mầm có
dạng ống tròn gồm nhiều mắt và lóng nối tiếp nhau. Lóng là phần thân rỗng
ở giữa 2 mắt và thường được bẹ lá ôm chặt. Thông thường các lóng bên
dưới ít phát triển nên các mắt rất khít nhau, chỉ có khoảng 3 - 8 lóng trên
cùng bắt đầu vươn dài khi lúa có đòng (2 - 35cm) [6]. Các giống lúa có thời
gian sinh trưởng trung ngày thường có 6 - 7 lóng, các giống ngắn ngày có
khoảng 4 - 5 lóng. Cây lúa có thân giả và thân thật. Thân giả thường dẹt,

6


xốp do các bẹ lá kết hợp lại với nhau, thấy ở thời kì lúa con gái.Thân thật gồm
các lóng nối với nhau kế tiếp qua các đốt, phần cuối thân là bông lúa, chỉ thấy
được từ khi cây vươn đốt [3].
- Giải phẫu: Cấu tạo của thân lúa gồm ngoài cùng là biểu bì, tiếp đến là
hạ bì, mô cơ giới, mạch dẫn, tế bào màng mỏng. Mô cơ giới tạo nên độ cứng
của thân [7].
1.2.3. Lá lúa
- Đặc điểm hình thái:
Lá lúa được hình thành từ các mắt trên đốt thân hay còn gọi là mầm
lá, mọc ra từ 2 bên nhánh chính. Có 2 loại chính là lá bao và lá thật, lá bao
(lá không hoàn toàn) phát triển ngay sau khi hạt nảy mầm, chỉ có bẹ lá ôm

lấy thân. Lá thật (lá hoàn toàn) phát triển sau lá bao, có đủ bẹ lá, phiến
lá,cổ lá, tai lá, lá thìa (lưỡi lá). Trong đó, bẹ lá là phần đáy lá kéo dài cuộn
thành hình trụ và ôm lấy thân lúa. Cổ lá là phần nối tiếp giữa phiến lá và bẹ
lá. Phiến lá là phần lá phơi ra ngoài ánh sáng và là bộ phận quang hợp chủ
yếu của cây lúa nhờ vào các tế bào nhu mô có chứa nhiều hạt diệp lục. Thìa
lá là phần vảy nhỏ và trắng hình tam giác ôm lấy thân, ở cuối chẻ đôi. Tai
lá là phần kéo dài của mép phiến lá có hình lông chim uốn cong hình chữ C
ở hai bên cổ lá. Độ lớn và màu sắc của tai lá và thìa lá khác nhau tùy theo
giống lúa. Đây là hai bộ phận đặc thù để phân biệt cây lúa với các cây cỏ
khác thuộc họ Hòa thảo (ở cây cỏ không có đủ hai bộ phận này) [5].
- Giải phẫu:
Phiến lá: Khi quan sát lát cắt ngang của phiên lá có cấu tạo bao gồm
biểu bì, mô cơ giới, mô đồng hóa chứa diệp lục, mạch dẫn lớn, mạch dẫn nhỏ;
mặt ngoài của lá có lông tơ và khí khổng . Bẹ lá khi quan sát lát cắt ngang của
bẹ lá thấy cấu tạo gồm biểu bì, mô cơ giới, mạch dẫn, các tế bào màng mỏng,
không bào [6].
1.2.4. Bông lúa
Bông lúa là nơi mang hạt lúa, có nhiệm vụ sinh sản và là sản phẩm
thu hoạch chính của con người. Bông lúa gồm các phần như cuống bông,

7


cổ bông, thân bông, gié, hoa, hạt. Cuống bông là phần trên cùng của cây
lúa, cũng là phần cuối cùng của thân bông. Cuống bông được lá đòng bao
bọc kín hoặc bao bọc một số gié phía dưới gọi là lúa trỗ đầu bông, nếu
cuống bông phát triển cao lên trên bẹ lá gọi là lúa trỗ khoe bông. Cổ bông
là đốt nối giữa cuống bông với thân bông. Thân bông có nhiều đốt ngắn,
mỗi đốt mọc một gié chính (gié cấp1), trên mỗi gié cấp 1 có các gié cấp 2.
Mỗi gié cấp 1 và cấp 2 lại chia ra nhiều chẽ lúa nhỏ, mỗi chẽ đính một hoa

[6].
Hoa lúa là hoa lưỡng tính bao gồm đế hoa, lá bắc, vảy cá, nhị và nhụy.
Lá bắc có 4 lá, 2 lá phía trong phát triển thành 2 vỏ trấu, 2 lá phía ngoài là
mày hoa. Vảy cá là một màng không màu, hình vảy cá nằm ở giữa bầu
nhụy và vỏ trấu, có nhiệm vụ điều khiển sự đóng mở của vỏ trấu khi hoa
nở. Nhị bao gồm 6 vòi nhị với 12 bao phấn mọc xen kẽ thành 2 vòng, mỗi
bao phấn có chứa 4 ngăn chứa nhiều hạt phấn. Hạt phấn có 2 tầng tế bào và
2 lỗ để hạt nảy mầm. Nhụy ở giữa hoa hình trứng dài, đầu nhụy có 3 nhánh
nhưng chỉ có 2 nhánh phát triển còn một nhánh thoái hóa [6].
Hạt lúa bao gồm: gạo lứt và vỏ trấu. Gạo lứt gồm nội nhũ và phôi. Nội
nhũ chiếm phần lớn hạt gạo (là nơi dự trữ chất dinh dưỡng và tinh bột). Phôi
gồm rễ phôi, trục phôi và lá phôi. Vỏ trấu gồm trấu trên và trấu dưới. Trấu
dưới lớn hơn trấu trên và bao khoảng 2/3 bề mặt gạo lứt trưởng thành [6,4].
1.3. Đặc điểm sinh trưởng và phát triển của cây lúa
Thời gian sinh trưởng (TGST) của cây lúa được tính từ lúc hạt nảy
mầm, đem gieo cho đến khi khi cây lúa có 85 hạt chín.Thời gian này dài
hay ngắn tùy thuộc vào dòng/giống lúa và thời vụ gieo cấy (dao động từ 65
- 210 ngày).
Thời gian sinh trưởng, phát triển của cây lúa chia làm 2 giai đoạn lớn
tương ứng với 2 thời kì sinh trưởng phát triển là sinh trưởng sinh dưỡng và
giai đoạn sinh trưởng thực [11].
Giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng: tính từ khi gieo cấy đến khi làm
đòng. Ở thời kì này, cây lúa chủ yếu hình thành và phát triển cơ quan sinh
dưỡng như: rễ, thân, lá, đẻ nhánh [11]. Giai đoạn này được chia làm 4 thời kì:
8


Thời kì nảy mầm: từ 3 đến 7 ngày.
Thời kì mạ: từ khi gieo mạ xuống đất đến khi đem cấy 12 - 40 ngày.
Thời kì bén rễ hồi xanh: từ 5 - 12 ngày sau khi cấy.

Thời kì đẻ nhánh: từ 10 - 25 ngày sau khi cấy.
Giai đoạn sinh trưởng thực: bắt đầu từ khi cây lúa ngừng đẻ nhánh
đến giai đoạn phân hóa đòng đến khi chín hoàn toàn, thời gian này khoảng
60 ngày. Thời kì phân hóa đòng, thời kì này cây lúa chuyển từ giai đoạn đẻ
nhánh sang giai đoạn làm đòng. Nói chung để xác định chính xác giai đoạn
này rất khó khăn, nhất là các giống lúa ngắn ngày hiện nay. Để xác định
người ta dựa vào số lượng đốt của dảnh lúa để phân biệt, khi cây lúa có 2
đốt rõ rệt, đốt thứ 2 dài gấp 1,5 đến 2 lần đốt thứ nhất và hình thành đốt thứ
3, như vậy lúa đang ở giai đoạn phân hóa đòng. Sau 5 - 7 ngày tiếp theo sẽ
có “cứt gián” tức là giai đoạn phân hóa gốc và hoa, nó sẽ quyết định số hạt
trên bông sau này. Thời kì trỗ chín (30 ngày) lúa bắt đầu trỗ bông, mẩy và
chín. Thời kì này ngắn hay dài cũng tùy thuộc vào giống lúa và thời vụ
gieo cấy [11].
1.4. Giá trị của cây lúa
1.4.1. Giá trị dinh dưỡng
Hạt gạo (thóc) là sản phẩm của cây lúa gạo và có giá trị dinh dưỡng
rất cao. Thóc khia loại bỏ vỏ trấu ta được gạo lứt. Tiếp tục sát loại bỏ lớp
cám bao ngoài, ta được gạo trắng dùng để nấu cơm là nguồn lương thực
hàng ngày cho con người. Gạo cung cấp năng lượng cho cơ thể là 1528 K.J
bằng với Ngô và hơn lúa mì 159 K.J [17].
Trung bình gạo chứa 80% tinh bột, 7.5% Protein, 12% nước còn lại là
vitamin cần thiết cho cơ thể như vitamin nhóm B (B1, B2, B6), vitamim PP,
vitamin E (Vitamin E1, E2 cần thiết cho năng lượng và nuôi dưỡng bì mô của
mắt và da). Ngoài ra, hạt gạo còn chứa chất khoáng cần thiết như sắt, kẽm,
photpho, muối,... Hạt gạo là loại thức ăn dễ tiêu hóa và cung cấp protein tốt
nhất cho cơ thể. Chất protein chứa trong gạo dễ tiêu hóa có vai trò cung cấp
acid amin để kiến tạo mô, tạo ra các enzyme, kích thích yếu tố và chất kháng

9



sinh. Trong hạt gạo, hàm lượng dinh dưỡng tập trung ở các lớp ngoài và giảm
dần vào trung tâm. Phần bên trong nội nhũ chỉ chứa chủ yếu chất đường bột.
Cám hay lớp vỏ ngoài của hạt gạo chiếm 10% trọng lượng khô, là thành phần
rất bổ dưỡng của lúa chứa nhiều protein, chất béo, khoáng chất và vitamin đặc
biệt là vitamin B1 [5]. Vì vậy, để đảm bảo sử dụng hiệu quả nguồn dinh
dưỡng từ hạt gạo, các nhà khoa học khuyến cáo nên sử dụng gạo lứt trong bữa
ăn hàng ngày đối với các nước sử dụng gạo là nguồn lương thực chính.
1.4.2. Giá trị sử dụng
Đối với người dân Việt Nam lúa gạo là cây lương thực có từ rất lâu đời,
được người dân sử dụng nhiều trong đời sống. Sản phẩm gạo được chế biến
thành nhiều món ăn đặc sản như cốm, bún, phở, bánh cuốn hay sản suất đồ
uống rượu gạo, bia. Mặt khác, cám gạo có chứa nhiều dinh dưỡng nên được
sử dụng trong sản suất mĩ phẩm làm đẹp, hay làm thúc ăn bổ sung dinh dưỡng
chó gia súc, gia cầm, sản xuất dầu thực vật. Thân lúa được người dân phơi
khô thành rơm, rạ được sử dụng làm thức ăn cho gia súc, làm ấm chuồng.
Ngoài ra, rơm, rạcùng với vỏ trấu còn dùng làm chất đốt, làm phân bón. Vì
vậy, cây lúa có giá trị sử dụng rất lớn đối với đời sống người dân Việt Nam
1.4.3. Giá trị thương mại
Gạo là mặt hàng lương thực được xuất khẩu có giá trị kinh tế lớn, góp
phần làm tăng thu nhập kinh tế quốc dân đối với các nước xuất khẩu gạo.
Châu Á là Châu lục có tỉ trọng xuất khẩu gạo lớn nhất trên thế giới 66,68%
sau đến là Châu Phi với 18,86%. Việt Nam là 1 trong 5 nước có tổng sản
lượng gạo xuất khẩu lớn nhấttrên thế giới. Theo báo cáo của VFA năm 2017
đã xuất khẩu 5,77 triệu tấn gạo với giá trị FOB đạt 2,539 USD. Lũy kế xuất
khẩu gạo từ ngày 01/01/2018 đến ngày 31/7/2018 đạt 3,698 triệu tấn, trị giá
FOB 1,788 tỷ USD, trị giá CIF 1,847 tỷ USD [14].
1.5. Tình hình nghiên cứu và sản xuất lúa gạo trong và ngoài nước
1.5.1. Tình hình nghiên cứu và sản xuất lúa gạo trên thế giới


10


Tình hình nghiên cứu
Từ những năm đầu thế kỉ 19, thế giới đã quan tâm đến việc đánh giá và
bảo tồn các loài cây trồng nói chung và lúa nói riêng. Năm 1924, tổ chức viên
nghiên cứu cây trồng Liên Xô (cũ) được thành lập, nay là tổ chức lương thực
nông nghiệp thế giớivới nhiệm vụ chính là thu thập, đáng giá nguồn gen cây
trồng trong đó có cây lúa. Nhiều giống lúa trên thế giới được thu thập,khảo
sát và đánh giá nguồn gen tại đây.
Năm 1960, Viện Nghiên cứu lúa Quốc tế (IRRI) được thành lậptại
Losbanos, Laguna, Philippin. Đến nay, viện đã lai tạo, khảo sát và đưa sản
xuất hàng nghìn giống lúa khác nhau tiêu biểu như: IR5, IR6, IR8, IR64,
Jasmin,..Ngoài ra, các viện nghiên cứu nông nghiệp khác cũng được thành lập
ở các châu lục và tiểu vùng sinh thái khác nhau như: IRAT, CIAT,…Tại các
viên này việc khảo sát, chọn lọc và lai tạo các giống lúa cũng được ưu tiên lên
hàng đầu.
Tình hình sản xuất
Theo thống kê của FAO, thương mại gạo toàn cầu năm 2017 được dự
báo sẽ tăng 11% so với năm 2016, lên mức cao kỷ lục 46,2 triệu tấn.Triển
vọng thương mại gạo toàn cầu tăng chủ yếu do nhập khẩu gạo của châu Á
tăng 15% lên 21,8 triệu tấn. Trong đóBangladesh chiếm phần lớn trong điều
chỉnh tăng nhập khẩu gạo châu Á, tăng vọt 2,1 triệu tấn so với năm 2016, sau
khi hàng loạt đợt lũ lớn gây thiệt hại nghiêm trọng cho sản xuất lúa gạo của
nước này. Đồng thời, nhập khẩu gạo của Iran, Iraq, Philippines và Sri Lanka
cũng tăng trong năm 2017, bù đắp suy giảm nhập khẩu của Indonesia. Về xuất
khẩu gạo, Ấn Độ cũng đạt kỷ lục mới trong năm 2017 với 11,8 triệu tấn gạo
và củng cố vị trí là nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới của nước này trong 6
năm liên tiếp; Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam và Mỹ cũng được dự báo
tăng sản lượng gạo xuất khẩu [19].

Triển vọng thương mại gạo năm 2018, các nước châu Á được FAO dự
báo nhập khẩu 22 triệu tấn gạo trong năm 2018, hơn so với mức 21,8 triệu tấn
năm 2017.Tại Indonesia và Philippinesdự báo sẽ tăng nhập khẩu gạo do chính
phủ các nước này phải tăng cường các kho dự trữ gạo phục vụ cho các chính
11


sách phân phối công. Mặc dù vậy, mức nhập khẩu gạo của Indonesia năm
2018 dự báo đạt 750.000 tấn, vẫn là mức tương đối hạn chế do chính phủ
nước này vẫn không giảm tham vọng tự cung tự cấp gạo và các động thái
chính sách theo hướng tăng hỗ trợ thực phẩm theo tem phiếu. Nhập khẩu gạo
của Iraq cũng được nâng lên 1,2 triệu tấn trong năm 2018 do sản xuất nội địa
thấp hơn trung bình dài hạn và dự trữ giảm, khiến nguồn cung suy yếu. Tại
Trung Quốc đại lục, thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất thế giới, nhập khẩu
gạo năm 2018 sẽ vẫn duy trì ổn định ở mức 5,8 triệu tấn do chênh lệch giá
gạo nội địa Trung Quốc và giá gạo của các nước láng giềng duy trì ở mức
cao. Nhập khẩu gạo của EU cũng được dự báo ở mức ổn định đạt 1,8 triệu
tấn; ở Châu Phi sau khi đạt mức nhập khẩu gạo cao kỷ lục 16 triệu tấn trong
năm 2017, sẽ giảm 2% sản lượng gạo nhập khẩu trong năm 2018, xuống còn
15,6 triệu tấn [19].Về xuất khẩu gạo, Ấn Độ và Thái Lan được dự báo tiếp tục
giữ vững ngôi vị nước xuất khẩu gạo số 1 và số 2 trong năm 2018, ngay cả
khi kim ngạch xuất khẩu gạo của hai nước này đều được có thể giảm so với
năm 2017 [19].
1.5.2. Tình hình nghiên cứu và sản xuất lúa gạo trong nước
Tình hình nghiên cứu
Ở Việt Nam, giữa thế kỉ 20 Đảng và Nhà nước ta đã luôn quan tấm đến
việc phát triển nông nghiệp. VÌ vậy, Viện cây lương thực và thực phẩm được
thành lập năm 1968, đây là viên nghiên cứu các giống lúa hàng đầu của nước
ta. Việnnghiên cứu chọn tạo ra hàng trăm các giống lúaxuân, lúa thu, lúa chịu
hạn mặn, lúa chịu úng, lúa có hàm lượng protein cao,..như P4, P6, K12,..phù

hợp với điều kiện sinh thái ở các vùng miền của nước ta. Viện đã nhập và
chọn lọc ra các giống lúa chất lượng cao như IR64, IR66, NN9A,… là những
giống lúa đạt tiêu chuẩn xuất khẩu [20]. Hiện nay, nước ta có hơn 25 đơn vị
chọn tạo giống cây trồng trên cả nước với mục tiêuchung là khảo sát, chọn
tạovà cung cấp nhiều giống cây trồng đáp ứng nhu cầu sản xuất nông nhiệp
bền vững, khắc phục diều kiện bất lợi của tự nhiên tại các vùng miền trên cả
nước.

12


Tình hình sản xuất
Việt Nam là một nước nhiệt đới gió mùa có chiều dài bờ biển lên tới
3000km, và có địa hình, sinh thái phức tạp khác nhau: đồi núi, đồng bằng,
trung du,.. hình thành nhiều vùng canh tác lúa khác nhau. Nước ta chia ra
làm3 vùng canh tác chính: đồng bằng sông Hồng, đồng bằng ven biển miền
Trung và đồng bằng Nam Bộ, mỗi vùng có điều kiện tự nhiên, tập quán canh
tác, sự hình thành mùa vụ và phương pháp gieo trồng, truyền thống trồng lúa
nước khác nhau. Bên cạnh đó, dân số nước ta đến nay khoảng hơn 90 triệu
người trong đó dân số nông thôn chiếm 80% lực lượng lao động. Điều đó cho
thấy, lĩnh vực nông nghiệp trồng lúa thu hút lực lượng lớn lao động của cả
nước đóng vai trò rất lớn trong nền kinh tế quốc dân.
Gạo Việt Nam đã được xuất khẩu sang hơn 150 quốc gia và vùng lãnh
thổ, thị trường xuất khẩu đã mở rộng vào các nước châu Mỹ, Trung Đông.
Sản phẩm gạo trắng cao cấp và gạo thơm đã bước đầu thâm nhập vào thị
trường khó tính, giúp sản phẩm gạo Việt Nam từng bước hiện diện trên khắp
thế giới. Lượng gạo xuất khẩu hàng năm của nước ta chiếm khoảng 15% tổng
lượng gạo xuất khẩu toàn thế giới [18].
Theo số liệu thống kê cho thấy, năm 2016 có tổng diện tích trồng lúa là
7737,1 nghìn ha trong đó diện tích trồng vụ đông xuân là 3128,9 nghìn ha và

vụ hè thu là 2872,9 nghin ha với tổng sản lượng là 43165,1 nghìn tấn; ước
tính sơ bộ năm 2017 diện tích trồng lúa là 3117,1 nghìn ha và sản lượng là
42763,4 nghìn tấn [15]. Số liệu cho thấy tổng sản lượng và diện tích trồng lúa
năm 2017 giảm so với năm 2016. Bên cạnh đó sản lượng gạo suất khẩu lại
tặng, năm 2017 nước ta đã suất khẩu 5,77 triệu tấn gạo tăng 0,88 triệu tấn so
với năm 2016 [14].
Năm 2018 đánh dấu sự thành công lớn của ngành sản xuất và xuất khẩu
gạo Việt Nam, với kim ngạch gia tăng mạnh cả giá trị và sản lượng. Gạo Việt
Nam cũng đã bắt đầu thâm nhập được các thị trường có yêu cầu chất lượng
cao như Hàn Quốc, Nhật Bản, Hồng Kông (Trung Quốc), Mỹ, EU. Việt Nam
vẫn duy trì là nước xuất khẩu gạo lớn thứ 3 thế giới, sau Ấn Độ và Thái Lan.
13


Với giá gạo xuất khẩu vẫn ở mức cao và tăng trưởng xuất khẩu các loại gạo
chất lượng cao và giảm dần xuất khẩu các loại gạo có chất lượng thấp và
trung bình [18].
Trong đó, tỉnh Vĩnh Phúc với ngành Nông nghiệp đang được đẩy mạnh
chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng mở rộng diện tích trồng. Với diện
tích gieo trồng lúa tại vụ mùa năm2018 của tỉnhlà hơn 25.000 ha và năng suất
ước tính đạt gần 54 tạ/ha, tăng khoảng 10%, sản lượng đạt khoảng 135.000
tấn, tăng gần 6% so với vụ mùa năm 2017. Đây là kết quả của đẩy mạnh công
tác tuyên truyền, vận động nhân dân gieo trồng đúng khung lịch thời vụ, làm
tốt công tác dự tính, dự báo phòng trừ sâu bệnh, đưa các giống chất lượng vào
gieo cấy và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trồng trọt. Việc đẩy mạnh
phát triển nông nghiệp của tỉnh Vĩnh Phúc nhằm giúp đảm bảo an ninh lương
thực, đẩy mạnh các hoạt động thương mại, thu hút các doanh nghiệp đầu tư từ
đó đẩy mạnh nền kinh tế của tỉnh [16].

14



CHƯƠNG II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Vât liệu nghiên cứu
Các dòng lúa chất lượng QK, DT19, VD3 do Giáo sư Trần Duy
Quýcủa viện di truyền nông nghiệp chọn tạo, cung cấpvà giống đối chứng
HDT8 (Hải Dương thơm tám) được người dân mua và sử dụng rộng rãi ở
địa phương.
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
- Địa điểm: thí nghiệm được tiến hành ở vụ Hè Thu 2018 tại xã Cao
Minh, thành phố Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc
- Thời gian: thí nghiệm được tiến hành vào vụ Hè Thu từ đầu tháng
6/2018 đến cuối tháng 9/2018.
2.3. Phạm vi nghiên cứu
Đánh giá được khả năng sinh trưởng và phát triển, năng suất, khả
năng chống chịu sâu bệnh hạicủa 3 dòng lúa QK, DT19, VD3 trong vụ Hè
Thu năm 2018 ở đồng ruộng tại xã Cao Minh, thành phố Phúc Yên, tỉnh
Vĩnh Phúc.
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Cách bố trí thí nghiệm
-Chuẩn bị:
+ Đất ruộng được làm kỹ, san phẳng và được bón lót các loại phân
cần thiết theo đúng quy trình trước khi chia ô thí nghiệm.
+ Hạt giống của 3 dòng lúa QK, DT19, VD3 và giống đối chứng
HDT8 được ngâm, ủ riêng biệt theo quy trình chuẩn cho tới khi nảy mầm
và đem gieo. Hạt nảy mầm của các dòng lúa được gieo riêng rẽ từng ô khác
nhau và được đánh số theo thứ tự từ 1 đến 4.
+ Khi cây mạ được 3 đến 4 lá thật thì cấy ở khu ruộng thí nghiệm đã
được bố trí.
- Bố trí thí nghiệm:

Bố trí thí nghiệm theo cách ngẫu nhiên và đầy đủ với 3 lần nhắc lại.
2
Diện tích mỗi ô thí nghiệm là 10m (5m x 2m) như hình 2.1

15


×