Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

SKKN một số biện pháp sử dụng nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương để xây dựng môi trường phát triển vận động ngoài trời cho trẻ 5 6 tuổi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (143.81 KB, 23 trang )


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THỌ XUÂN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ BIỆN PHÁP SỬ DỤNG NGUYÊN VẬT LIỆU SẴN CÓ
Ở ĐỊA PHƯƠNG ĐỂ XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG PHÁT TRIỂN
VẬN ĐỘNG CHO TRẺ LỚP MẪU GIÁO 5 - 6 TUỔI TRƯỜNG
MẦM NON

Người thực hiện: Nguyễn Thị Huệ
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường Mầm non Xuân Vinh
SKKN thuộc lĩnh vực: Chuyên môn

THANH HÓA: NĂM 2019
2


MỤC LỤC
Nội dung

Trang

Mục lục

2

1. Mở đầu.


3

1.1. Lý do chọn đề tài

3

1.2. Mục đích nghiên cứu

4

1.3. Đối tượng nghiên cứu

4

1.4. Phương pháp nghiên cứu

4

2. Nội dung.

4

2.1. Cơ sở lý luận

4

2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm

5


2.3. Các biện pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
* Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch.

7

* Biện pháp 2: Tạo môi trường hoạt động PTVĐ trong và ngoài lớp.
* Biện pháp 3: Phối hợp với các bậc phụ huynh.
* Biện pháp 4: Cô và trẻ cùng làm đồ dùng đồ chơi xây dựng môi

9
11

trường phát triển vận động.
* Biện pháp 5: Tổ chức cho trẻ chơi với đồ chơi phát triển vận động
ngoài trời.
* Biện pháp 6: Tổ chức hội thi.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo
dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường

7

14
17
18
20

3. Kết luận – Kiến nghị.

22


3.1. Kết luận
3.2. Kiến nghị

22
22

Tài liệu tham khảo

24

1.Mở đầu:
1.1. Lí do chon đề tài:
3


Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân,
chịu trách nhiệm chăm sóc, giáo dục trẻ từ 0 đến 6 tuổi. Mục tiêu của ngành học
là hình thành cho trẻ những cơ sở đầu tiên của nhân cách con người mới xã hội
chủ nghĩa, tạo những tiền đề cần thiết để chuẩn bị cho trẻ bước vào trường phổ
thông. Muốn vậy, người làm công tác ở bậc học mầm non phải biết xây dựng
môi trường cho trẻ hoạt động phù hợp tâm, sinh lý lứa tuổi giúp trẻ phát triển
toàn diện về các mặt: thể chất, tình cảm, nhận thức, ngôn ngữ và thẩm mỹ.
Như Bác Hồ kính yêu đã nói: “Giáo dục mầm non tốt sẽ mở đầu cho một
nền giáo dục tốt”.
Ở lứa tuổi mầm non, cơ thể đang hình thành và phát triển. Trẻ còn non
nớt, sự tăng trưởng và phát triển luôn chịu sự tác động mạnh mẽ, có tính quyết
định của môi trường xung quanh. Để giúp trẻ phát triển thể lực được tốt, có cơ
thể khỏe mạnh hài hòa, cân đối là một trong những nhiệm vụ quan trọng của
trường mầm non. Trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ, phát triển thể lực
cho trẻ thông qua các hoạt động một ngày của trẻ như: chăm sóc, nuôi dưỡng,

giáo dục, phát triển vận động thể chất. Đó là những nội dung cơ bản ảnh hưởng
trực tiếp đến việc nâng cao chất lượng của quá trình giáo dục thể chất cho trẻ
nhằm đào tạo thế hệ trẻ phát triển trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về
tinh thần và trong sáng về đạo đức. Là một giáo viên mầm non tôi luôn suy nghĩ.
Xây dựng môi trường giáo dục trong trường mầm non là một nhiệm vụ
hết sức quan trọng và có ý nghĩa đối với sự phát triển của trẻ ở lứa tuổi này. Môi
trường tạo cơ hội cho trẻ tìm tòi, khám phá, phát hiện nhiều điều mới lạ, hấp dẫn
trong cuộc sống, trẻ được tự lựa chọn hoạt động cá nhân hoặc theo nhóm một
cách tích cực, qua đó kiến thức và kỹ năng ở trẻ dần được hình thành. Môi
trường đó phải đảm bảo an toàn về thể chất, tâm lý cho trẻ vừa có tác dụng giáo
dục, có tính thẩm mỹ và phải được xây dựng trong suốt quá trình thực hiện
chương trình chăm sóc giáo dục trẻ. Trẻ được trải nghiệm, tham gia các hoạt
động vui chơi cùng các bạn từ đó giúp trẻ tự tin, năng động hơn.
Việc tạo môi trường giáo dục phát triển vận động cho trẻ là rất cần thiết
trong đó môi trường phát triển vận động ngoài lớp học là yếu tố góp phần tích
cực trong các hoạt động nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục toàn diện trẻ. Ở
đó, trẻ được tiếp xúc trực tiếp với môi trường thiên nhiên, môi trường xã hội vừa
gần gũi vừa phong phú, đa dạng. Quan trọng hơn trẻ được hít thở bầu không khí
trong lành, đồng thời được tìm tòi, khám phá thoả mãn trí tò mò của trẻ cũng
như giúp trẻ tăng cường sức khỏe và thể lực. Từ khi Bộ Giáo dục và Đào tạo
triển khai chương trình Giáo dục mầm non mới, thì vấn đề xây dựng môi trường
giáo dục cho trẻ mầm non được đặt ra ngày càng cấp thiết hơn. Bởi môi trường
giáo dục được ví như người giáo viên thứ hai tổ chức và hướng dẫn trẻ chơi, trẻ
hoạt động để nhận thức và phát triển.
Trong thực tế hiện nay, đa số giáo viên đã biết cách xây dựng môi trường
giáo dục cho trẻ hoạt động, trẻ tích cực tham gia vào các hoạt động giáo dục do
cô tổ chức. Tuy nhiên, vẫn còn một số hạn chế, môi trường phát triển vận động
ngoài trời cho trẻ hoạt động chưa phong phú, còn mang tính áp đặt, cách bố trí
4



các khu vực hoạt động chưa linh hoạt, đồ dùng, đồ chơi chưa phong phú đa dạng
về các nguyên vật liệu làm nên nó. Là một giáo viên ở nông thôn bản thân tôi
luôn trăn trở và mong muốn xây dựng môi trường phát triển vận động cho trẻ
gần với văn hóa địa phương, bản sắc dân tộc vừa tận dụng được các nguyên vật
liệu sẵn có ở địa phương để trẻ được trải nghiệm cảm giác thân quen, khơi gợi
hứng thú phát huy khả năng tìm tòi và khám phá của trẻ. Từ đó tôi đã tìm tòi
nghiên cứu và đưa ra: “Một số biện pháp sử dụng nguyên vật liệu sẵn có ở địa
phương để xây dựng môi trường phát triển vận động cho trẻ lớp mẫu giáo 5-6
tuổi Trường mầm non”
1.2 Mục đích nghiên cứu:
Xuất phát từ thực tiễn môi trường phát triển vận động ngoài trời không chỉ
nâng cao nhận thức của trẻ về thế giới xung quanh mà môi trường được thiết kế
từ những nguyên vật liệu tự nhiên, sẵn có gần gũi với trẻ sẽ hướng trẻ đến những
điều mới lạ, khơi gợi hứng thú, kích thích tính tò mò và hiểu biết về thế giới tự
nhiên. Từ những suy nghĩ trên tôi đã mạnh dạn đi sâu nghiên cứu đề tài: “Một số
biện pháp sử dụng nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương để xây dựng môi trường
phát triển vận động cho trẻ lớp mẫu giáo 5-6 tuổi trường mầm non”.
1.3 Đối tượng nghiên cứu:
Một số biện pháp sử dụng nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương để xây dựng
môi trường phát triển vận động cho trẻ lớp mẫu giáo 5- 6 tuổi trường mầm non”.
1.4 Phương pháp nghiên cứu:
Sử dụng các phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế: Thu thập thông tin tại lớp mẫu
giáo 5 - 6 tuổi trường mầm non Xuân Vinh.
- Phương pháp thực hành, xây dựng môi trường phát triển vận động.
- Phương pháp thống kê, xử lý số liệu: Phương pháp xây dựng kế hoạch,
phương pháp thực hiện trên trẻ lớp mẫu giáo 5 - 6 tuổi trường mầm non năm học
2018 - 2019.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm

2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Môi trường giáo dục trong trường mầm non là tổ hợp những điều kiện tự
nhiên và xã hội cần thiết và trực tiếp ảnh hưởng đến hoạt động chăm sóc giáo
dục trẻ ở trường mầm non. Hiệu quả của những hoạt động này góp phần thực
hiện tốt mục tiêu, nhiệm vụ chăm sóc và giáo dục trẻ.
Môi trường giáo dục trong trường mầm non gồm môi trường bên trong và
môi trường bên ngoài lớp học.
Môi trường ngoài lớp học là yếu tố góp phần tích cực trong các hoạt động
nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục toàn diện trẻ.
Xây dựng môi trường ngoài lớp học phù hợp, an toàn, sạch đẹp, hấp dẫn
sẽ tạo cơ hội cho trẻ hoạt động, đáp ứng nhu cầu chơi của trẻ.
5


Xây dựng môi trường phát triển vận động ngoài lớp học cho trẻ cho hoạt
động là xây dựng một môi trường an toàn, thân thiện, ấm cúng, trình bày đẹp
mắt, thu hút, giúp trẻ chủ động tham gia vào các hoạt động, có cơ hội trải
nghiệm và giao tiếp một cách tích cực.
Xây dựng môi trường giáo dục phát triển vận động cho trẻ mầm non gắn
với việc lựa chọn trang thiết bị, đồ dùng, dụng cụ luyện tập. Môi trường vận
động sắp xếp hợp lý, gọn gàng, đẹp đẽ, màu sắc hài hòa, các trang thiết bị, dụng
cụ luyện tập khác nhau tạo cảm xúc tích cực cho trẻ.
Khi luyện tập và tham gia các trò chơi vận động thường xuyên với thời
gian thích hợp, sẽ giúp cho cơ thể trẻ tự tổng hợp VitaminD ở dưới da dưới tác
dụng bức xạ của tia cực tím trong ánh sáng mặt trời thành cholecalciferol
(vitamin D3), góp phần giúp cho hệ xương phát triển.
Đặc biệt, ở lứa tuổi đang lớn này, xương hấp thụ nhiều canxi hơn, nên
tham gia các hoạt động phát triển vận động giúp cho các tế bào tạo xương xây
đắp cho xương đặc hơn, rắn chắc hơn, dẻo dai hơn.
Trẻ sẽ phát triển tối đa về chiều cao, về trọng lượng, về sự rắn chắc của thể

hình.
Môi trường phát triển vận động ngoài trời được thiết kế thỏa mãn nhu cầu,
hứng thú khám phá của mỗi trẻ còn giúp trẻ hình thành sự chú ý và ghi nhớ có
chủ định, góp phần vào sự phát triển trí tuệ, tích lũy các biểu tượng là cơ sở cho
hoạt động tư duy, tưởng tượng, sáng tạo cho trẻ.
Có thể nói việc xây dựng môi trường phát triển vận động trong trường
Mầm non đáp ứng yêu cầu chuyên đề xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm
trung tâm là thực sự cần thiết và rất quan trọng. Nó được ví như người giáo viên
thứ hai trong công tác tổ chức, hướng dẫn cho trẻ nhằm thỏa mãn nhu cầu vui
chơi và hoạt động của trẻ, thông qua đó, nhân cách của trẻ được hình thành và
phát triển toàn diện.
Một môi trường sạch sẽ, an toàn, có sự bố trí khu vực chơi ngoài trời phù
hợp, thuận tiện có ý nghĩa to lớn không chỉ đối với sự phát triển thể chất của trẻ,
mà còn thỏa mãn nhu cầu nhận thức, mở rộng hiểu biết của trẻ, kích thích trẻ
hoạt động tích cực, sáng tạo.
Xây dựng tốt môi trường giáo dục trong trường mầm non là phương tiện,
điều kiện để trẻ phát triển toàn diện về thể chất, ngôn ngữ, trí tuệ, khả năng thẩm
mỹ, tình cảm và kỹ năng xã hội, tạo tiền đề vững chắc cho trẻ mầm non vào học
lớp 1 phù hợp với phương châm của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo: "Học
bằng chơi, chơi mà học".
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
* Thuận lợi
Trường được xây dựng khang trang, lớp học thoáng mát, sạch sẽ, cơ sở
vật chất được trang bị đầy đủ, đồ dùng đồ chơi phong phú, đa dạng.

6


Ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm bồi dưỡng chuyên môn nghiệp
vụ cho giáo viên, tổ chức triển khai chuyên đề và phát động phong trào thi đua

“Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” tạo điều kiện cho các
giáo viên được tìm tòi, sáng tạo và tạo ra những sản phẩm độc đáo để phục vụ
cho quá trình giảng dạy hằng ngày.
Được sự quan tâm của các ban ngành đoàn thể trong xã, lãnh đạo địa
phương, các bậc phụ huynh đã từng bước chăm lo đến cơ sở vật chất của nhà
trường. Nhà trường đã đạt chuẩn quốc gia mức độ II.
Bản thân luôn yêu nghề mến trẻ, tâm huyết với nghề nghiệp.
Luôn được sự yêu mến của các cháu học sinh và phụ huynh tín nhiệm, các
bậc phụ huynh ủng hộ và quyên góp nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương để cô
và trẻ cùng xây dựng môi trường giáo dục phục vụ cho các hoạt động của trẻ.
Nhà trường có khu trung tâm khang trang, sạch đẹp giúp giáo viên thuận
lợi hơn trong công tác chăm sóc, giáo dục trẻ.
Vật liệu, phế liệu, nguyên vật liệu thiên nhiên đồ dùng để chuẩn bị cho
việc xây dựng môi trường giáo dục dễ tìm dễ kiếm.
* Khó khăn:
Bên cạnh những thuận trên, không tránh khỏi một số khó khăn đó là:
Trong lớp việc tiếp nhận kiến thức của trẻ không đồng đều.
Số trẻ trong lớp đông nên việc tổ chức hoạt động phát triển vận động cho
trẻ chưa tốt.
Một số ít các bậc phụ huynh chưa nhận thức tốt về tầm quan trọng của
việc xây dựng môi trường phát triển vận động đối với sự phát triển toàn diện
nhân cách trẻ.
Đa số các bậc phụ huynh chỉ quan tâm đến nhận thức của trẻ từ các môn
học ở môi trường trong lớp nên nhiều phụ huynh chưa tham gia các cuộc vận
động ủng hộ nhà trường làm góc vận động cho trẻ để cung cấp thêm những
nguyên vật liệu cho lớp để làm đồ dùng đồ chơi cho các hoạt động.
Nhiều phụ huynh rất bận rộn với công việc gia đình nên chưa thực sự
quan tâm đến môi trường phát triển vận động của trẻ.
Các bậc cha mẹ chưa hề nghĩ rằng những nguyên vật liệu phế phẩm trong
sinh hoạt hằng ngày của mỗi gia đình, những vật liệu từ thiên nhiên gần gũi dễ

kiếm dễ tìm lại có thể dùng làm đồ dùng, đồ chơi xây dựng môi trường cho trẻ
hoạt động.
Khi tổ chức cho trẻ tham gia vào các hoạt động phát triển vận động thì trẻ chưa
mạnh dạn tự tin tham gia hoạt động, bởi còn rất nhiều trẻ sức khỏe kém.
Tài liệu phục vụ cho việc hướng dẫn xây dựng môi trường phát triển vận
động cho trẻ còn ít, chủ yếu là các giáo viên tự sáng tạo và sưu tầm để làm
những đồ dùng, đồ chơi phù hợp với chủ đề chủ điểm để phục vụ cho việc học
và chơi của trẻ.
* Kết quả khảo sát.
7


TT

1
2
3

Nội dung

Số
trẻ

Trẻ hứng thú tham gia vào
hoạt động phát triển vận 29
động
Trẻ mạnh dạn, tự tin, sáng tạo
29
khi tham gia hoạt động.
Trẻ thể hiện sự giao thoa

với thiên nhiên và xã hội 29
bên ngoài

Kết quả khi chưa sử dụng nguyên
vật liệu sẵn có tại địa phương đề
XD MTPTVĐ ngoài trời cho trẻ
Đạt

T
T % K %
% Y %
B
8

27
%

10

35
%

10

35
%

1

3%


8

27
%

9

31
%

10

35
%

2

7%

9

31
%

8

27
%


11

38
%

1

3%

Từ những thuận lợi và khó khăn thực tế trên tôi đã tiến hành khảo sát thực
trạng việc tham gia vào các hoạt động phát triển vận động tại lớp mẫu giáo 5 - 6
tuổi:
Kết quả khảo sát từ thực tiễn cho ta thấy số lượng trẻ hứng thú tham gia vào
các hoạt động phát triển vận động còn ít. Trẻ chưa mạnh dạn, tự tin, chưa
có sự sáng tạo và vì thế chưa thể hiện được sự giao thoa với thiên nhiên và xã hội
bên ngoài khi tham gia các hoạt động phát triển vận động.
Từ những kết quả khảo sát trên, tôi đã đưa ra: “Một số biện pháp sử dụng
nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương để xây dựng môi trường phát triển vận
động cho trẻ lớp mẫu giáo 5 - 6 tuổi trường mầm non” nhằm mục đích giúp trẻ
tham gia vào các hoạt động phát triển vận động một cách hứng thú, tạo cho trẻ
có cảm giác thoải mái, tích cực, tự tin có nhiều sáng tạo và giúp trẻ gần gũi hơn
với thiên nhiên với con người, với bản sắc dân tộc nơi trẻ đã sinh ra trong quá
trình trẻ được chơi và hoạt động với môi trường phát triển vận động bên ngoài
lớp học.
2.3. Các biện pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
* Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch.
Năm học 2018 - 2019, tôi được nhà trường phân công đứng lớp mẫu giáo
5 - 6 tuổi. Nhà trường có khu trung tâm khang trang sạch đẹp có khu vui chơi,
phát triển vận động phong phú về đồ dùng đồ chơi, tuy nhiên cần phải bổ xung
và tạo môi trường phát triển vận động cho trẻ khoa học hơn để trẻ hứng thú tham

ra các hoạt động vận động.
Vì vậy, bản thân tôi luôn trăn trở và mong muốn có thể xây dựng một môi
trường phát triển vận động sáng tạo từ nhiều nguyên vật liệu sẵn có tại địa
phương để trẻ được tích cực hoạt động và tiết kiệm được chi phí.
8


Để có thể xây dựng tốt môi trường phát triển vận động cho trẻ ở Trường
mầm non Xuân Vinh thì công việc trước tiên của tôi là cần phải xây dựng kế
hoạch cụ thể.
Ngay từ đầu năm học, tôi đã đề xuất với BGH nhà trường đưa ra ý kiến để
thiết kế môi trường phát triển vận động cho trẻ. Được sự nhất trí cao của BGH,
tôi đã kết hợp với tổ chuyên môn và các đồng chí giáo viên trong trường cùng
bàn bạc lên kế hoạch thiết kế các khu vực trong môi trường phát triển vận động.
Việc xây dựng kế hoạch là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng đó là kim chỉ
nam là định hướng cho mọi hoạt động của giáo viên. Lập được một kế hoạch
khoa học sẽ giúp giáo viên hình dung rõ các công việc cần làm, phân phối thời
gian hợp lý để tránh bị động, bỏ quên, bỏ sót các công việc cần làm.
Bởi vậy một kế hoạch làm việc khoa học là sự thể hiện một phong cách
làm việc khoa học, chủ động bảo đảm cho việc tiến hành thực hiện chuyên đề
giáo dục phát triển vận động thuận lợi và có hiệu quả.
Nội dung kế hoạch đã ghi rõ những công việc cần làm, thời gian, địa điểm
và dự kiến kết quả đạt được. Kế hoạch cần ngắn gọn, rõ ràng, chính xác.
Với việc xây dựng kế hoạch giáo dục phát triển vận động cho trẻ tôi dự
kiến những công việc cần phải làm:
Xây dựng kế hoạch.
Chú trọng làm đồ dùng đồ chơi phát triển vận động.
Tạo môi trường hoạt động phát triển vận động trong lớp, ngoài trời.
Tổ chức hội thi trong hoạt động giáo dục.
Phối hợp với hội cha mẹ học sinh thực hiện dục phát triển thể chất.

Kiểm tra đánh giá khen thưởng trẻ kịp thời.
Được sự giúp đỡ của ban giám hiệu, tôi đã thiết kế môi trường phát triển
vận động ngoài trời gồm có: Sân tập thể dục ngoài trời cho trẻ, sau đó là khu
vực chơi với đồ chơi ngoài trời (cầu trượt, đu quay, bập bênh, nhà bóng…). Tiếp
đến là khu vực chơi “giao thông, khu vực chơi với đất, cát, nước, đá, sỏi… khu
vực chợ quê, khu vực trẻ trồng rau, trồng cây và chăm sóc cây cối, con vật nuôi;
khu trồng cỏ, trồng hoa, trồng cây cảnh….
Khi thiết kế các khu vực trong môi trường phát triển vận động cho trẻ, tôi
luôn đặc biệt quan tâm đến việc trồng cây xanh để có đủ bóng mát cho trẻ vui
chơi và giải lao thư giãn với sự phong phú của nhiều loại cây.
Khoảng cách bố trí đồ dùng đồ chơi ở các khu vực hợp lý, an toàn cho trẻ.
Quan tâm tới sự đa dạng của đồ chơi đáp ứng nhiều nhu cầu vận động khác nhau
của trẻ. Không nhất thiết “ xi măng hóa” toàn bộ sân trường, bởi trẻ sẽ có những
trải nghiệm thú vị từ thế giới vô sinh đất, đá, cát...
Nhưng làm thế nào để xây dựng được một môi trường phát triển vận động hấp
dẫn trẻ tham gia vào các hoạt động và làm bằng những nguyên vật liệu gì?

9


Sau khi đã xây dựng kế hoạch cụ thể tôi bắt đầu tìm kiếm nguyên vật liệu
phế thải, nguyên vật liệu sẵn có tại địa phương như: cây tre, cây nứa, lá cọ, lá dừa,
các mảnh gỗ đã bỏ đi, các loại lốp xe, bẹ cau, hộp linh kiện, hộp mì tôm, vải, len
vụn, vỏ chai nước giải khát, vỏ hộp sữa, lá cây, ống nhựa, bao bì, quả bóng,... để
tạo ra những sản phẩm đẹp, hấp dẫn và đảm bảo an toàn cho trẻ hoạt động.
(Hình ảnh thiết kế các khu vực trong môi trường phát triển vận động ngoài trời cho trẻ)

* Biện pháp 2: Tạo môi trường hoạt động phát triển vận động trong và
ngoài lớp.
* Đối với môi trường trong lớp.

Góc vận động là một phần quan trọng trong môi trường phát triển của trẻ
đây là môi trường vận động thu nhỏ trong phạm vi lớp học tôi đã xắp xếp lại lớp
học và bố trí góc vận động hợp lý để tạo điều kiện cho trẻ dễ dàng lựa chọn và sử
dụng đồ vật đồ chơi tham ra vào góc chơi động thời thuận lợi cho sự quan sát của
giáo viên và tôi trang trí góc vận động sao cho phù hợp đẹp mắt và thu hút trẻ.
Trang trí góc vận động sạch đẹp, sinh động, hấp dẫn phù hợp với đặc
điểm tâm sinh lý trẻ, tạo cơ hội cho trẻ vận động mọi lúc mọi nơi. Phát huy tính
tích cực của trẻ giúp trẻ tự tin thực hiện kỹ năng vận động chính xác và có ý
thức hoàn thành nhiệm vụ khi tham ra hoạt động một cách tự nhiên thoải mái...
nhằm tạo môi trường tốt nhất cho trẻ phát triển toàn diện, môi trường cho trẻ
hoạt động phải an toàn, ...
Ví dụ: Làm tạ tay bằng ống nước và quả bóng: Ống nước cắt thành từng
đoạn nhỏ bóng nhựa đục khoét lỗ rồi dùng xi măng đổ vào trong các quả bóng
sau đó cắm ống nước vào bóng và dùng keo gắn chặt lại.
Hoặc làm dây kéo tay: Tôi đã làm dây kéo tay đôi từ nguyên vật liệu và
các ống tre và dây chun. Khi chơi với dụng cụ này trẻ phải sử dụng lực của cánh
tay để kéo dãn dây chun.
Hơn thế nữa tôi còn tận dụng các nguyên vật liệu làm đồ chơi như quả tạ
bằng gỗ, xà đơn, túi cát, vòng chui, vòng thể dục......
* Đối với môi trường bên ngoài.
Xây dựng kế hoạch chi tiết đồng thời phác thảo mô hình các khu hoạt
động ngoài trời và các thiết bị, đồ dùng, đồ chơi phong phú, đa dạng về hình
dáng, màu sắc...phục vụ cho hoạt động học tập, vui chơi của trẻ, tạo được môi
trường cảnh quan xanh, sạch, đẹp. Sân tập an toàn sạch sẽ để tổ chức hoạt động
phát triển vận động.
Với điều kiện thực tế của nhà trường đó là sân chơi rộng có nhiều đồ chơi
ngoài trời tuy nhiên đó đều là đồ chơi sẳn có. Tôi quy hoạch xắp xếp lại đồ chơi
có sẳn và để riêng một khu để làm khu vui chơi liên hoàn, sân trường vẽ các
hình ảnh ngộ nghĩnh thực hiện các bài tập bật nhảy đơn giản cho trẻ.
Ví dụ: Cho trẻ nhảy tách khép chân qua các ô cô đã tạo trên sân

Cô vẽ hình 2 chiếc lá đến một bông hoa lần lượt cứ 2 chiếc lá một bông hoa
+ Trẻ thực hiện: Bật tách khép chân: Lần lượt cô cho trẻ xếp thành 2 hàng
dọc đứng trước vạch chuẩn, hai tay chống hông hai chân chụm.
10


Khi có hiệu lệnh: Trẻ lần lượt bật tách 2 chân vào 2 chiếc lá sau đó bật
chụm chân vào bông hoa lần lượt cho đến hết.
Tôi xác định khu vui chơi liên hoàn sẽ giúp phát triển các cơ một cách
toàn diện, bao gồm các trò chơi phát triển cơ tay, cơ chân và toàn thân ngoài ra
tôi cũng xác định để thu hút trẻ chơi ở khu vui chơi này thì đồ chơi phải có sự
khác biệt rõ ràng.
Ví dụ: Cho trẻ chơi trò chơi kéo co
Cô chuẩn bị một sợi dây thừng dài 7m, dùng một dây vải màu đỏ buộc ở
giữa dây thừng làm danh giới giữa 2 đội để dễ phân biệt thắng thua.
Trước khi tổ chức cho trẻ tham gia chơi cô phổ biến rõ luật chơi, cách
chơi để trẻ nắm vững để không đội nào phạm luật.
+ Trẻ thực hiện cô chia trẻ thành 2 nhóm bằng nhau, tương đương sức nhau
xếp thành 2 hàng dọc đối diện nhau. Mỗi đội thường chọn một thành viên khỏe
nhất để đứng đầu hàng, mỗi thành viên tham gia kéo co nắm chặt sợi dây thừng
của bên đội mình. Khi có tín hiệu của cô thì các thành viên của 2 đội sẽ bắt đầu
kéo dây thừng về phía bên mình. Nếu đội nào dẫm vạch là đội đó thua cuộc.
Khi trẻ tham gia chơi cô chú ý quan sát trẻ để động viên khuyến khích và
bảo hiểm cho trẻ đồng thời cô cùng giúp trẻ thông báo kêt quả.
Sau khi tham gia chơi trò chơi kéo co trẻ rất phấn khởi thấy thoải mái, vui
vẻ, tự tin hơn sau mỗi lần tham gia các trò chơi khác.
Mỗi khi được tham ra tôi nhận thấy trẻ đã rất thích thú khi tham gia các
hoạt động phát triển vận động, trẻ được hoạt động học tập, vui chơi trong môi
trường an toàn để trẻ có cơ hội phát triển tốt về các mặt đức, trí, thể, mỹ.
(Hình ảnh trẻ chơi kéo co ngoài sân)

* Biện pháp 3: Phối hợp với các bậc phụ huynh .
Thực tế đã chứng minh phụ huynh đóng một vai trò thiết yếu và không thể
thiếu trong quá trình thực hiện việc hợp tác cần thiết trong mọi kế hoạch, hoạt
động phát triển mà chương trình giáo dục mầm non dành cho trẻ. Họ chính là
người hiểu trẻ nhất vì là người luôn chăm sóc và gần gũi con mình. Bên cạnh đó
hơn ai hết các bậc phụ huynh là những người mong đợi sự phát triển của con
mình nhất, đặc biệt là sự phát triển về thể chất, giao tiếp và ngôn ngữ. Chính họ
sẽ là người kiên trì theo đuổi, phấn đấu đến cùng cho sự phát triển và tương lai
của con cái.
Vì vậy trong giáo dục mầm non việc tạo ra sự liên hệ, phối hợp chặt chẽ
giữa giáo viên và phụ huynh là một việc làm hết sức cần thiết, đóng vai trò
quyết định đến hiệu quả trong công tác giáo dục trẻ và là nền tảng cho những
bậc thang phát triển của trẻ sau này.
Tuy nhiên hầu hết các bậc phụ huynh trong trường mầm non chỉ mới coi
trọng môi trường trong lớp học của trẻ mà chưa hiểu rằng môi trường phát triển
vận động là yếu tố góp phần tích cực trong các hoạt động nâng cao chất lượng
11


chăm sóc giáo dục toàn diện trẻ. Sau khi tham gia các hoạt động phát triển vận
động trẻ sẽ cảm thấy thoải mái và hứng thú hơn khi bước vào lớp học.
Hiểu được điều đó tôi đã trao đổi trực tiếp với ông, bà, cha, mẹ của trẻ
trong giờ đón, trả trẻ hay qua bảng tuyên truyền của lớp, qua các cuộc họp phụ
huynh... Bằng sự nhiệt tình và cố gắng của bản thân, cuối cùng các bậc phụ
huynh cũng đã hiểu được tầm quan trọng của việc xây dựng môi trường giáo dục
đặc biệt là môi trường phát triển vận động đối với sự phát triển toàn diện của trẻ.
Khi tham gia các hoạt động ngoài trời trẻ sẽ được thỏa mãn nhu cầu vui chơi,
phát triển hệ cơ, xương, phát triển các tố chất nhanh nhẹn tự tin cho trẻ giúp trẻ
hứng thú và đạt kết quả cao hơn khi vào học trong lớp.
Làm thế nào để có thể xây dựng môi trường phát triển vận động tốt nhất

cho các em? Môi trường đó phải vừa sáng tạo vừa có thể tận dụng được những
nguyên liệu phế thải hay những nguyên liệu sẵn có trong thiên nhiên gắn liền
với đời sống hàng ngày giản dị của những người dân nông thôn. Để các bậc phụ
huynh có cơ hội góp công sức, nguyên vật liệu sẵn có trong gia đình mình cùng
với các cô giáo chăm sóc giáo dục con em của mình.
Tôi đã trực tiếp trao đổi và tuyên truyền tới tất cả các bậc phụ huynh trong
lớp cùng bắt tay vào thu gom và tìm kiếm các nguyên vật liệu để làm đồ dùng
đồ chơi cho trẻ hoạt động. từ những nguyên vật liệu sẵn có như: Tre, nứa, lá cọ,
lá dừa, bắp ngô, giỏ, bị, mẹt, chõng tre, quạt nan, các loại chai, lọ, vỏ chai nước
ngọt, lốp xe máy, xe đạp, xe rùa... đã qua sử dụng để tạo ra được rất nhiều đồ
dùng có ích cho trẻ chơi mà lại không tốn kém. Kết quả hầu hết phụ huynh trong
lớp đều phấn khởi và tích cực quyên góp nguyên vật liệu. Sau mỗi lần vận động
tuyên truyền như vậy tôi đã có rất nhiều các nguyên vật liệu và tạo được nhiều
đồ chơi cho trẻ hoạt động vận động.
Để có đủ số lượng đồ dùng đồ chơi theo các khu vực chơi mà tôi đã lên kế
hoạch và thiết kế từ đầu năm học, tôi đã tuyên truyền với các bậc phụ huynh về
tầm quan trọng của việc làm và sử dụng đồ dùng đồ chơi từ các nguyên vật liệu
sẵn có từ địa phương nhằm phục vụ cho hoạt động chơi và hoạt động học của
trẻ, đồng thời đề xuất với phụ huynh mỗi tháng một lần vào mỗi buổi chiều khi
các bậc cha mẹ đến đón con sẽ tổ chức cho phụ huynh sẽ cùng tham gia làm đồ
dùng đồ chơi với các giáo viên trong trường để phục vụ cho hoạt động chăm sóc
nuôi dưỡng và giáo dục trẻ. Việc làm này sẽ giúp cho các bậc cha mẹ hiểu rõ
hơn về những đồ dùng đồ chơi cho con em mình học tập. Không những thế còn
tạo sự gắn kết giữa phụ huynh và cô giáo.
Khi làm đồ chơi trong khu vực chơi vận động qua kiểm tra còn thiếu một
số đồ chơi để phát triển vận động cho trẻ, tôi đã đề xuất với phụ huynh cùng cô
giáo tham gia làm đồ dùng, đồ chơi để bổ sung cho khu vực chơi đó. Đặc biệt ở
lớp tôi phụ trách có một số phụ huynh làm nghề mộc, nghề sửa chữa ô tô ...nên
tôi đã liên hệ và trao đổi với phụ huynh giúp đỡ tận dụng các nguyên vật liệu
của nghề mộc như các thanh gỗ, nghề sửa chữa ô tô như lốp xe hỏng. Thêm vào

đó nhà trường bổ xung thêm vật liệu cùng phụ huynh và nhờ phụ huynh giúp đỡ
nhà trường làm ra một số đồ chơi cho trẻ chơi. Trong quá trình làm giáo viên
12


hướng dẫn phụ huynh cùng làm để tạo ra nhiều đồ chơi đẹp, khoa học phù hợp
với độ tuổi.
Ví dụ 1: Làm bập bênh bằng lốp xe ô tô, các thanh gỗ:
Nguyên vật liệu: 1/2 bánh lốp xe ô tô, 1 thanh gỗ có chiều dài 1,5m, chiều
rộng 10 cm và 2 thanh gỗ để làm hình con ngựa, đinh, sơn nước.
Cách làm:
Bước 1: Dùng máy xẻ gỗ xẻ một thanh gỗ có chiều dài 1,5m, chiều rộng
10cm độ dày thanh gỗ bằng 0,3 cm sau đó dùng máy bào bào cho nhẵn thanh gỗ.
Bước 2: Dùng 2 thanh gỗ và sử dụng bút chì sau đó vẽ hình 2 con ngựa và
sử dụng máy vanh để vanh tạo thành hình 2 con ngựa.
Bước 3: Đặt nửa phần của bánh xe ô tô xuống nền bê tông dùng xi măng
gắn hai đầu của lốp xe xuống nền bê tông. Dùng máy khoan khoan 4 lỗ nhỏ ở
phần giữa của thanh gỗ sau đó dùng các ốc vít thanh gỗ xuống lốp xe. Để tạo sự
cân bằng và vững chắc khi trẻ ngồi chơi dùng một đoạn thép nhỏ ép thanh gỗ và
lốp xe lại với nhau.Tiếp theo dùng đinh đóng chặt hình hai con ngựa lên 2 đầu
phần trên của thanh gỗ mỗi con ngựa đăt cách đầu thanh gỗ khoáng 10 cm
Bước 4: Trang trí đồ chơi.
Dùng sơn màu để trang trí tạo thẩm mỹ cho chiếc bập bênh, dùng bút lông
để trang trí hình tượng con ngựa.
Như vậy tôi và các bậc phụ huynh đã hoàn thành một chiếc bập bênh rất
xinh xắn cho các trẻ chơi
(Hình ảnh bập bênh)
Như vậy từ những nguyên vật liệu sẵn có từ thiên nhiên đã làm ra những
đồ chơi cho trẻ hoạt động, không những khuyến khích trẻ hoạt động một cách
tích cực mà đây còn là một sợi dây vô hình gắn kết giữa cha, mẹ và cô giáo

một cách tự nhiên.. Khi phụ huynh được tận mắt xem những sản phẩm được
tạo ra từ những nguyên liệu rất tự nhiên gần gũi lại có thể trở thành những đồ
chơi hữu ích cho con mình học tập họ sẽ cảm thấy rất phấn khởi và hãnh diện
vì đã góp được một phần nhỏ của mình trong việc học tập và vui chơi của con
em mình và từ đó họ sẽ hiểu và thông cảm hơn về công việc hằng ngày của cô
giáo ở trường Mầm Non.
* Biện pháp 4: Cô và trẻ cùng làm đồ dùng đồ chơi xây dựng môi trường
phát triển vận động ngoài trời.
Các đồ chơi trong môi trường phát triển vận động sẽ tham gia vào quá
trình nhận thức, tác động tích cực tới các giác quan của trẻ, khuyến khích phát
huy trí tưởng tượng, sáng tạo của trẻ.
Hiểu được điều đó tôi đã tổ chức và hướng dẫn trẻ lớp mình tự làm đồ
chơi với cô. Khi được tham gia làm đồ chơi trẻ rất hứng thú, đó là những đồ
13


chơi tự làm đơn giản nhưng đã giúp trẻ tiếp cận với thế giới xung quanh, giúp
trẻ giải trí và học tập tốt hơn.
Để có những món đồ chơi tự tạo hiệu quả và tiết kiệm nhất tôi đã chọn
các vật liệu tự nhiên và tái chế để tạo thành các món đồ chơi thân thiện gần gũi
với thiên nhiên. Điều đó còn góp phần giảm lượng rác thải và khuyến khích để
trẻ hình thành ý thức bảo vệ môi trường. Hơn thế nữa việc mua quá nhiều đồ
chơi cho trẻ ảnh hưởng tới tiền bạc của các bậc phụ huynh trong khi các phụ,
phế phẩm từ gia đình và các nguyên liệu có sẵn trong thiên nhiên có rất nhiều để
cho cô và trẻ có thể sử dụng tái tạo làm đồ chơi cho chính mình.
Món đồ chơi do tự tay mình làm ra các cháu cảm thấy yêu quý và hứng
thú hơn rất nhiều so với đồ chơi mua sẵn. Đây cũng là một hình thức để tôi dạy
cho trẻ biết yêu quý sức lao động ngay khi còn bé. Tham gia làm đồ chơi cùng
cô còn góp phần giao lưu tình cảm giữa cô giáo và học sinh. Nó thể hiện tình
cảm giữa cô giáo với trẻ, với nghề.

Khi cho trẻ cùng làm đồ dùng đồ chơi tôi đã chú ý rèn luyện sự khéo léo
của đôi bàn tay cho trẻ bằng cách dạy trẻ làm từng bước một, tạo điều kiện cho
các cháu được thảo luận, bàn bạc với nhau. Gợi ý để trẻ nêu lên ý tưởng và đặt
tên cho sản phẩm của mình. Đồng thời hình thành sự tập trung chú ý, giúp trẻ
tập hoạt động có chủ đích, có kế hoạch khẳng định bản thân qua các sản phẩm
của mình, tạo cơ hội cho trẻ tương tác với thiên nhiên, bạn bè và cô giáo.
Trực tiếp làm đồ dùng đồ chơi trẻ sẽ hiểu rõ hơn về nguyên vật liệu tạo
nên đồ chơi, về cấu trúc, hình dạng, màu sắc, công dụng...của đồ chơi qua đó trẻ
hiểu thêm về đời sống sinh hoạt, môi trường, các tri thức liên quan và làm quen
dần với các hoạt động, các kỹ năng lao động của xã hội loài người.
Tận dụng thời gian trong những giờ đón, trả trẻ tôi đã hướng dẫn các cháu
làm những đồ dùng đồ chơi đơn giản, bổ ích phục vụ cho các hoạt động vui chơi
phát triển vận động của trẻ. Ngoài ra tôi còn khuyến khích trẻ vào những ngày
thứ 7, chủ nhật nghỉ ở nhà các con hãy tự tìm những lá cây hay các phế liệu
trong gia đình nhờ sự giúp đỡ của ông bà, cha mẹ, anh chị em làm những đồ
dùng đồ chơi thật đẹp mang đến lớp để cô giáo chấm điểm.
Được giúp đỡ cô giáo và được tự tay làm ra những món đồ chơi các cháu
cảm thấy rất vui và hứng thú học tập hơn. Các bậc phụ huynh cũng cảm thấy vui
vẻ vì được nhìn thấy những sản phẩm từ chính tay con em mình làm ra. Điều đó
cũng đã góp phần làm cho các bậc phụ huynh có thêm niềm tin với các cô giáo.
Ví dụ 1: Cô và trẻ cùng làm vòng để chơi trò chơi” Ném vòng cổ trai ”
Nguyên liệu: Tre, dây chun, giấy màu.
+ Bước 1: Cô dùng các thanh tre có chiều dài khoảng 90cm vuốt cho nhẵn
+ Bước 2: Quấn vòng tròn hai đầu của thanh tre lại với nhau dùng dây
chun buộc chặt lại tạo thành vòng tròn có đường kình 80cm.
+ Bước 3: Dùng giấy màu hoặc giấy đề can cắt sợi dài dùng keo dán dán
xen kẽ các màu lại để tạo thành một chiếc vòng xinh xắn.
14



- Cứ như vậy lần lượt cô hướng dẫn trẻ dán thật nhiều vòng để chơi trò chơi.
+ Bước 4: Dùng vỏ trai to nước giải khát co ca co la trang trí vào chiếc
trai để tạo thẩm mĩ cho chiếc trai.
+ Bước 5: Dùng một hộp gỗ hình vuông cò chiều rộng 40cm sử dụng
giấy màu cô cùng trẻ trang trí cho chiếc hộp.
(Hình ảnh cô và trẻ cùng làm vòng cổ trai)
Ví dụ 2: Gói bánh chưng bày trong khu vực chợ quê
Nguyên liệu: Lá dong, gạo nếp, đậu xanh, thịt lợn, lạt.
Cách làm:
+ Bước 1: Đặt 2 lá tạo hình chữ thập.
+ Bước 2: Lá dong rải lên trên lạt, chú ý phải quay mặt trong lá ra phía
ngoài (để sau này, khi bánh chưng chín sẽ có màu xanh mướt)
Lượt đầu: 2 lá to rải nằm chồng 1/2 theo chiều dài lá lên nhau.
Lượt trên: 2 lá rải như lượt đầu nhưng vuông góc với lượt đầu.
+ Bước 3: Đổ gạo vào giữa lá dong, sau đó bỏ đậu và thịt vào giữaư
+ Bước 4: Gấp đồng thời 2 lá dong lớp trên vào, vừa gấp vừa miết nhẹ để tạo
hình khối vuông.
Gấp tiếp đồng thời 2 lá dong lớp dưới vào như lớp trên, vừa gấp vừa lèn chặt nhẹ
tay.
+ Bước 6: Dùng lạt buộc xoắn lại tạo thành hình chữ thập, 2 bánh chưng
buộc úp vào nhau thành một cặp.
Như vậy từ nhiều nguyên liệu sẵn có tôi và các bé đã tạo ra nhiều đồ chơi
đẹp mắt. Được cùng cô làm đồ chơi các bé cảm thấy rất hào hứng và đó cũng
chính là sợi dây vô hình giúp cô giáo và trẻ trở nên gần gũi hơn.
(Hình ảnh cô và trẻ cùng gói bánh chưng)
* Biện pháp 5: Tổ chức cho trẻ chơi với đồ chơi phát triển vận động ngoài trời.
Đầu năm học trẻ mới bắt đầu tới trường trẻ còn bỡ ngỡ nên trẻ được chơi
với đồ chơi rất ít do đó trẻ tỏ ra rất rụt rè chưa hứng thú và mạnh dạn tham gia
hoạt động với đồ chơi phát triển vận động suy nghĩ mình phải làm thế nào để
các bé cảm thấy hứng thú, tự tin khi tham gia các hoạt động phát triển vận động

ngoài trời và quan trọng đó là làm sao để cho những tiếng cười giòn tan luôn nở
trên môi các bé khi học tại trường mầm non.
Để làm được điều đó tôi đã tiến hành tổ chức cho các bé vui chơi với
những đồ chơi phát triển vận động ngoài trời để các bé làm quen dần với những
đồ chơi đó. Trước khi tổ chức cho trẻ chơi, công việc đầu tiên mà tôi cần làm đó
là giới thiệu để trẻ nắm bắt được các khu vực chơi phát triển vận động ngoài trời.
Sau đó cho trẻ biết tên các loại đồ chơi trong từng khu vực, nguyên vật liệu làm ra
đồ chơi và cách chơi với những đồ chơi đó sao cho đúng cách và an toàn với trẻ.
15


Tôi tổ chức cho trẻ chơi theo nhóm nhỏ để thuận tiện và dễ dàng cho việc hướng
dẫn các cháu với những cháu yếu hay nhút nhát hơn tôi chú ý quan tâm và giúp đỡ các
cháu làm quen dần với đồ chơi, sau đó mới để các cháu tự chơi cùng bạn. Tôi cũng
luôn cố gắng tìm tòi và sáng tạo ra nhiều tình huống để thu hút trẻ tham gia vào các
hoạt động phát triển vận động ngoài trời.
Ví dụ 1: Ở chủ đề Nghề nghiệp
Khi tổ chức cho trẻ chơi với đồ chơi phát triển vận động là Cầu thăng bằng”
Tôi sẽ cho các cháu đóng vai là những chú bộ đội hành quân. Trên đường
đi các chú sẽ phải vượt qua cây cầu rất khó khăn mặc dù các trụ và hai bên
đường lan can của cây cầu thăng bằng được làm bằng sắt rất chắc chắn nhưng
các nhịp cầu làm bằng gỗ lại được treo bằng các dây dù nên khi các chú qua cầu
các chú phải đi thật nhanh nhẹn,khéo léo và giữ được thăng bằng để hành quân
thì mới qua được cầu nếu không sẽ rất dễ bị ngã sẽ bị quân địch phát hiện. Khi
được tham gia đóng vai làm những chú bộ đội như vậy các cháu rất hứng thú và
tích cực trong khi chơi.
Với những cháu yếu và chưa tự tin tôi sẽ nắm tay và giúp trẻ đi từng bước cho
quen dần sau khi trẻ đã quen và cảm thấy tự tin hơn tôi mới để trẻ tự chơi với các bạn.
(Hình ảnh cô hướng dẫn trẻ đi trên cầu thăng bằng)
Khi được cô hướng dẫn và tổ chức tham gia chơi với những đồ chơi trong

môi trường phát triển vận động ngoài trời các bé đã tự tin hơn rất nhiều. Giờ các
cháu đã có thể tự tin chơi với bạn mà không cần đến sự giúp đỡ của cô giáo nữa.
Ngoài ra, khi tham gia chơi với đồ chơi phát triển vận động ngoài trời, trẻ
đã phát triển được nhiều kỹ năng cần thiết cho sự phát triển toàn diện, rèn sự
linh hoạt, khéo léo và giúp cơ thể bé khỏe mạnh hơn.
Bên cạnh đó, khi vui chơi với những đồ chơi ngoài trời cùng nhóm bạn,
tôi luôn giúp các bé có được nhiều kỹ năng xã hội như: giao tiếp, lãnh đạo, hợp
tác làm việc theo nhóm, thể hiện tinh thần đồng đội, biết chia sẻ, hợp tác, cư xử
với nhau một cách thiện chí, biết giải quyết vấn đề, xung đột… Tôi luôn giáo
dục trẻ khi chơi cùng bạn phải trung thực, biết nhường nhịn, biết cư xử đẹp khi
thắng thua… Từ đó giúp bé hình thành nhân cách hoàn chỉnh hơn.
Sau một vài ngày tổ chức cho các bé chơi với những đồ chơi trong môi
trường phát triển vận động, hiệu quả cho thấy sân trường của trường mầm non
Xuân Vinh đầy ắp những khuôn mặt hứng khởi, rộn ràng tiếng cười sảng khoái
của các bé. Đến chiều về các bé vẫn muốn ông bà bố mẹ cho ở lại muộn hơn, dù
thời điểm này đang là tiết trời mùa đông.
Được nhìn thấy các bé vui chơi, vận động để rèn luyện thêm sức khỏe
đồng thời phát triển toàn diện về mọi mặt cho các bé tôi nhận thấy không có sự
trả công nào xứng đáng hơn những tiếng cười trẻ thơ.
* Biện pháp 6: Tổ chức hội thi
16


Nâng cao nhận thức và tổ chức hội thi giáo viên dạy giỏi kết hợp bài tập
thực hành làm đồ dùng đồ chơi bằng các nguyên vật liệu thiên nhiên sẵn có phục
vụ cho hoạt động phát triển thể chất cho trẻ. Đây là một biện pháp thiết thực
trong nhà trường giúp giáo viên phát huy được tính tích cực sáng tạo, tận dụng
nguồn nguyên vật liệu nhằm mục đích phục vụ cho hoạt động của chuyên đề.
Tôi đưa ra tiêu chí là đồ dùng phải chắc chắn, đẹp mắt, sinh động, thu hút được
trẻ ham thích vận động, không trùng nhau và phải được sử dụng trong nhiều

hoạt động, vận động cho trẻ. Mặt khác để giúp giáo viên nắm bắt được tầm quan
trọng của chuyên đề phát triển vận động, trong các buổi sinh hoạt chuyên
môn,nhà trường thường xuyên tổ chức cho giáo viên trao đổi, tháo gỡ những
khó khăn, vướng mắc trong khi tổ chức hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ để
các cô mạnh dạn, tự tin hơn. Bên cạnh đó cần tạo điều kiện để giáo viên được đi
học hỏi, dự hoạt động của đồng nghiệp tại trường hoặc tham quan các khu vực
vận động của những trường bạn hay dự những hoạt động do Sở GD, Phòng GD
huyện tổ chức.
Với những giải pháp đó, nhận thức của giáo viên đã được nâng lên rõ rệt.
Trong tổng số 17 giáo viên dự thi dạy giỏi cấp trường có 17/17giáo viên được
xếp loại giỏi trong tổ chức hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ. Trong hội thi làm
đồ dùng đồ chơi phát triển vận động bằng các phế liệu, nguyên liệu của trường
có tổng cộng là 8 bộ đồ dùng như: Đu quay, xích đu, cổng chui, cột tung ném
bóng, thang leo, cầu thăng bằng, cổng chui, đường gập ghềnh và dốc, cổng gôn,
vòng gậy… ).
Đối với trẻ sau khi trẻ đã được tham gia chơi với đồ chơi vận động ngoài
trời thuần thục trẻ cảm thấy mạnh dạn, tự tin, hứng thú khi được tham gia chơi.
Như trong các giờ hoạt động ngoài trời tôi có thể tổ chức cho trẻ chơi bằng hình
thức tổ chức hội thi cho các đội thi đua nhau tham gia chơi nhằm động viên
khuyến khích trẻ phát huy tính đồng đội.
Ví dụ: Tổ chức cho trẻ chơi trò chơi ” Ném vòng cổ trai ” cô chia trẻ
thành 3 đội, khi lên ném vòng trẻ phải bật qua các vòng và không được dẫm lên
vạch chuẩn, mỗi lần lên ném mỗi bạn chỉ được ném một chiếc vòng.Trong thời
gian 5 phút nếu đội nào ném trúng được nhiều vòng vào cổ trai và không phạm
luật đội đó sẽ dành chiến thắng.
Hoặc khi tổ chức cho trẻ tham ra trò chơi ” Thi xem đội nào nhanh” cô tổ
chức cho trẻ ngồi xổm đi qua đường zích zắc ném bóng vào rổ, cô tổ chức thành
hội thi, chia trẻ trong lớp thành 3 đội trong cùng thời gian đội nào nhanh khéo
léo không phạm luật ném được nhiều bóng thì đội đó sẽ thắng cuộc.
Với hình thức tổ chức hội thi như vậy trẻ rất hứng thú tham ra hoạt động

phát triển vận động , nhanh nhẹ tự tin, sáng tạo hơn.
(Hình ảnh trẻ thi ném vòng cổ trai)
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
* Kết quả khảo sát.
Qua quá trình tổ chức cho trẻ chơi với các đồ chơi tự tạo trong môi trường
phát triển vận động ngoài trời tôi đã thu được những kết quả cụ thể như sau:
17


TT

1
2
3

Nội dung

Số
trẻ

Trẻ hứng thú tham gia vào
hoạt động phát triển vận 29
động ngoài trời
Trẻ thể hiện sự tự tin, sáng
29
tạo khi tham gia hoạt động
Trẻ thể hiện sự giao thoa
với thiên nhiên và xã hội 29
bên ngoài


Kết quả sau khi sử dụng nguyên vật
liệu sẵn cò tại địa phương để xây
dựng MTPTVĐ ngoài trời cho trẻ
Đạt

T

% K % TB %

Y

%

20

69

8

28

1

3

0

0

22


76

6

21

1

3

0

0

21

73

7

24

1

3

0

0


Qua kết quả khảo trên cho thấy ngay từ đầu năm học khi tôi tiến hành
khảo sát chất lượng trên trẻ khi chưa sử dụng đồ dùng đồ chơi tự tạo phục vụ
cho các hoạt động phát triển vận động của trẻ chất lượng của hoạt động còn
chưa đạt hiệu quả cao. Nhưng sau khi tôi thực hiện: “Một số biện pháp sử dụng
nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương để xây dựng môi trường phát triển vận
động cho trẻ lớp mẫu giáo 5- 6 tuổi trường mầm non” thì đã có sự thay đổi một
cách rõ rệt điều đó thể hiện là: Trẻ rất hứng thú tham gia vào các hoạt động phát
triển vận động.
Ngoài ra khi tham gia vào các hoạt động đó trẻ còn thể hiện đước sự tự
tin, sáng tạo, sự giao thoa với thiên nhiên và xã hội bên ngoài. Từ đó kết quả của
giờ học và chơi của trẻ được nâng lên rõ rệt.
*Đối với bản thân
Qua các biện pháp thực hiện và những kết quả nêu trên tôi đã rút ra cho
mình những bài học kinh nghiệm như sau:
Trước khi chuẩn bị bước vào việc xây dựng môi trường phát triển vận
đông cho trẻ hoạt động, giáo viên phải lên kế hoạch cụ thể cần làm những gì và
làm từ những nguyên vật liệu gì sau đó mới tiến hành sưu tầm nguyên vật liệu
và tiến hành làm đồ chơi.
Nguyên vật liệu để xây dựng môi trường phát triển vận động cho trẻ hoạt
động phải gần gũi với cuộc sống hàng ngày của trẻ, gần với văn hóa địa phương
bản sắc dân tộc nơi trẻ sinh sống, dễ tìm và dễ sử dụng đối với trẻ.
Đồ chơi làm ra phải đảm bảo tính thẩm mỹ, an toàn khi sử dụng.
Giáo viên phải nắm được đặc điểm, tác dụng, cách sử dụng đồ dùng đồ
chơi đó rồi mới hướng dẫn trẻ hoạt động.
Nâng cao được kỹ năng và sự sáng tạo trong quá trình xây dựng môi
trường phát triển vận động.
18



Cần hiểu sâu về đặc điểm tâm, sinh lý của trẻ, về các kỹ năng của trẻ và
gần gũi trẻ nhiều hơn, hiểu được tâm tư và những mong muốn của trẻ trong quá
trình tổ chức cho trẻ hoạt động với đồ chơi phát triển vận động.
Làm tốt công tác tuyên truyền với các bậc phụ huynh để thu gom các
nguyên vật liệu sẵn có tại địa phương phục vụ cho việc làm đồ dùng đồ chơi cho
lớp mình phụ trách.
* Đối với trẻ:
Việc xây dựng môi trường phát triển vận động cho trẻ từ các nguyên vật
liệu phế thải, nguyên vật liệu thiên nhiên sẵn có ở địa phương cho trẻ hoạt động
đã tạo cho trẻ một không gian hoạt động thoải mái, gần gũi với đời sống giản dị
và giúp trẻ hiểu rõ hơn về bản sắc dân tộc mình. Từ đó phát huy ở trẻ tính tư
duy, óc quan sát, chủ động, sáng tạo.
Với điều kiện đồ dùng, đồ chơi và phương tiện phục vụ cho hoạt động
phát triển vận động tương đối đầy đủ kết hợp với cách tổ chức theo quy trình
của giáo viên. Trẻ lớp tôi rất hứng thú tham gia hoạt động phát triển vận động
một cách tích cực, tự tin.
Các kỹ năng của trẻ tiến bộ rất nhiều so với đầu năm, các cháu trở nên
thông minh, nhanh nhẹn rõ rệt, cháu tích cực và chủ động trong mọi hoạt động
tìm tòi và khám phá thế giới xung quanh. Qua đó phát huy được tính tự lập của
trẻ, trẻ thấy yêu thích khi đến lớp hơn.
Giáo dục cho trẻ tính tiết kiệm, yêu quý sức lao động, có ý thức bảo vệ
môi trường bảo vệ dồ dùng đồ chơi và bước đầu làm quen với phương pháp làm
công việc.
Chất lượng giáo dục trên trẻ cũng ngày một nâng lên. Như vậy việc sử
dụng nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương để xây dựng môi trường phát triển
vận động cho trẻ là một việc rất cần thiết và không thể thiếu trong quá trình
chăm sóc, giáo dục và rèn kỹ năng sống cho trẻ.
3. Kết luận, kiến nghị
3.1.Kết luận:
Qua một thời gian nghiên cứu và thực hiện các phương pháp nêu trên tôi

rút ra những kết luận như sau:
Sử dụng nguyên vật liệu sẵn có tại địa phương để xây dựng môi trường
phát triển vận động là một việc làm rất bổ ích đối với trẻ điều đó thể hiện là trẻ
rất hào hứng thích thú và tự tin tham gia hoạt động và làm cho môi trường phát
triển vận động thêm phong phú và đa dạng.
Trong quá trình tham gia làm đồ dùng đồ chơi với cô sẽ giúp cô và trẻ có
thể gần gũi nhau hơn và phối hợp cùng hoạt động một cách có hiệu quả.
Từ đó trẻ biết yêu quý sức lao động, biết giữ gìn và phát huy bản sắc văn
hóa dân tộc. Đồng thời giúp trẻ được thỏa mãn nhu cầu được hoạt động tìm tòi,
khám phá nhằm phát triển ở trẻ khả năng tư duy và tưởng tượng cho trẻ.
Qua đó giáo dục trẻ tính tiết kiệm và đặc biệt hơn nữa đó là có thể thu hút
được sự quan tâm và hưởng ứng của các bậc phụ huynh vào các hoạt động học
cũng như vui chơi của con em mình.
19


3.2.Kiến nghị:
a. Đối với nhà trường
Tổ chức các cuộc thi xây dựng môi trường phát triển vận động giữa các
lớp, nhằm tạo điều kiện cho các giáo viên học hỏi đồng nghiệp.
Cần tạo điều kiện cho giáo viên tham quan học tập môi trường phát triển
vận động ở các đơn vị bạn để trao đổi học hỏi kinh nghiệm.
b. Đối với Phòng giáo dục.
Tăng cường đi sâu và chỉ đạo chuyên đề về xây dựng môi trường phát
triển vận động từ những nguyên vật liệu sẵn có tại địa phương đến cho giáo
viên.
Cung cấp thêm các tài liệu về xây dựng môi trường phát triển vận động
cho giáo viên tham khảo và học hỏi.
Tạo điều kiện cho giáo viên tham quan học hỏi một số trường điển hình trong
và ngoài tỉnh về chuyên đề phát triển vận động cho trẻ mầm non ở các độ tuổi.

Trên đây là một vài kinh nghiệm sư dụng nguyên vật liệu sẵn có ở địa
phương để xây dựng môi trường phát triển vận động cho trẻ áp dụng trong lớp
tôi là lớp mẫu giáo lớn của trường mầm non Xuân Vinh.
Những biện pháp này đã được thực hiện và đạt kết quả cao, các cháu rất
hứng thú, tự tin khi tham gia hoạt động thể hiện khả năng khéo léo và sự sáng
tạo rất cao. Tuy nhiên sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong được sự
góp ý, bổ sung của hội đồng khoa học các cấp.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Ngày

tháng 05 năm 2019

Xác nhận của thủ trưởng đơn vị Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết
không sao chép nội dung của người khác.
PHT:
Người viết SKKN

Nguyễn Thị Hằng

Nguyễn Thị Huệ

20


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên Mầm non.
2. Giáo trình lí luận và phương pháp giáo dục thể chất cho trẻ em lứa tuổi mầm
non. TS Đặng Hồng Phương
3, Giáo trình giáo dục học mầm non. Nhà xuất bản Hà Nội năm 2007.
4. Tài liệu tập huấn chuyên đề các năm học về xây dựng trường mầm non lấy trẻ

làm trung tâm.
5. Giáo trình lí luận và phương pháp hướng dẫn trẻ làm quen với môi trường
xung quanh.

21


DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG
ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT VÀ CÁC
CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Nguyễn Thị Huệ.
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên - Trường Mầm non Xuân Vinh.

TT

Tên đề tài SKKN

Kết quả
Cấp đánh giá
đánh giá
xếp loại
xếp loại
(Phòng, Sở,
(A, B,
Tỉnh...)
hoặc C)

Năm học
đánh giá

xếp loại

Một số biện pháp cho trẻ mẫu
1.

giáo làm quen với hoạt động

2.

tạo hình.
Một số biện pháp giáo dục trẻ
5 tuổi sử dụng tiết kiệm năng

Phòng giáo
dục Thọ Xuân
Phòng giáo
dục Thọ Xuân

C

2007 - 2008

C

2015 - 2016

lượng tại lớp mẫu giáo 5 – 6
22



3.

4.

tuổi.
Một số biện pháp nâng cao
chất lượng trò chơi dân gian
Phòng giáo
cho trẻ 5 -6 tuổi ở trường
dục Thọ Xuân
mầm non.
Một số biện pháp sử dụng
nguyên vật liệu sẵn có ở địa
phương để xây dựng môi
trường phát triển vận động Phòng giáo
cho trẻ lớp mẫu giáo 5-6 tuổi dục Thọ Xuân
Trường mầm non”

C

2016 - 2017

A

2018 - 2019

23




×