Tải bản đầy đủ (.pdf) (305 trang)

(Luận án tiến sĩ) Thuật ngữ ngân hàng trong tiếng Anh và tương đương của chúng trong tiếng Việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.36 MB, 305 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

ĐỖ HẠNH DUNG

THUẬT NGỮ NGÂN HÀNG TRONG TIẾNG ANH
VÀ TƢƠNG ĐƢƠNG CỦA CHÚNG TRONG TIẾNG VIỆT

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC

Hà Nội - 2019


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

ĐỖ HẠNH DUNG

THUẬT NGỮ NGÂN HÀNG TRONG TIẾNG ANH
VÀ TƢƠNG ĐƢƠNG CỦA CHÚNG TRONG TIẾNG VIỆT

Ngành: Ngôn ngữ học so sánh, đối chiếu
Mã số: 9.22.20.24

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. HÀ QUANG NĂNG


Hà Nội – 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nêu trong Luận án là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố
trong bất cứ công trình nào.
Tác giả

Đỗ Hạnh Dung


LỜI CẢM ƠN
Nghiên cứu sinh xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến PGS. TS. Hà
Quang Năng, ngƣời đã hƣớng dẫn tận tình với những nhận xét, góp ý hết sức
quý báu để Nghiên cứu sinh có đƣợc kết quả nhƣ ngày hôm nay.
Nghiên cứu sinh c ng xin đƣợc bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới các
Thầy/cô, các Anh/chị đồng nghiệp, bạn bè và gia đình đã giúp đỡ Nghiên cứu
sinh trong thời gian hoàn thành luận án.
Xin trân trọng cảm ơn tập thể các giáo sƣ, nhà khoa học, thầy giáo, cô
giáo Khoa Ngôn Ngữ, Viện Khoa Học Xã Hội, Trƣờng Đại học Ngoại thƣơng
đã tạo điều kiện tốt nhất để Nghiên cứu sinh hoàn thành luận án này.
Hà Nội, ngày 20 tháng 5 năm 2019
Tác giả
Đỗ Hạnh Dung


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ

LÍ LUẬN .......................................................................................................... 7
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ................................................................ 7
1.1.1 Tình hình nghiên cứu thuật ngữ trên thế giới và Việt Nam ..................... 7
1.1.2. Tình hình nghiên cứu thuật ngữ ngân hàng ở Anh và Việt Nam .......... 15
1.2. Cơ sở lí luận ............................................................................................. 18
1.2.1. Những vấn đề về thuật ngữ ................................................................... 18
1.2.2. Lí thuyết định danh với vấn đề xây dựng thuật ngữ ............................. 29
1.2.3 Lí thuyết dịch và tƣơng đƣơng dịch thuật............................................. 32
Chƣơng 2: CẤU TẠO THUẬT NGỮ NGÂN HÀNG TIẾNG ANH
VÀ TƢƠNG ĐƢƠNG TRONG TIẾNG VIỆT .......................................... 41
2.1. Cấu tạo của TNNH tiếng Anh và tƣơng đƣơng trong tiếng việt ........ 41
2.1.1 Thành tố cấu thành thuật ngữ ngân hàng - ngữ tố ................................. 41
2.1.2 Xác định hệ thuật ngữ ngân hàng........................................................... 43
2.1.3 Các phƣơng diện khảo sát ...................................................................... 43
2.2. Số lƣợng ngữ tố cấu tạo thuật ngữ ngân hàng trong tiếng Anh và
tiếng Việt ......................................................................................................... 44
2.3. Phân tích đặc điểm cấu tạo và từ loại của thuật ngữ ngân hàng tiếng
Anh và tiếng Việt ............................................................................................ 45
2.3.1. Thuật ngữ có một ngữ tố ....................................................................... 45
2.3.2 Thuật ngữ ngân hàng có hai ngữ tố........................................................ 50
2.3.3 Thuật ngữ có ba ngữ tố .......................................................................... 53
2.3.4. Thuật ngữ có bốn ngữ tố ....................................................................... 54
2.3.5. Thuật ngữ có năm ngữ tố ...................................................................... 54
2.4. Mô hình cấu tạo của thuật ngữ ngân hàng tiếng Anh và tiếng Việt ........ 55


2.4.1. Mô hình cấu tạo thuật ngữ ngân hàng tiếng Anh .................................. 55
2.4.2 Mô hình cấu tạo của thuật ngữ ngân hàng trong tiếng việt................... 61
Chƣơng 3: ĐẶC ĐIỂM ĐỊNH DANH THUẬT CỦA NGỮ NGÂN
HÀNG TIẾNG ANH VÀ TƢƠNG ĐƢƠNG TRONG TIẾNG VIỆT ..... 75

3.1. Một số vấn đề lí thuyết về định danh ....................................................... 75
3.1.1. Khái niệm định danh ............................................................................. 75
3.1.2. Đơn vị định danh ................................................................................... 75
3.1.3. Cơ chế định danh của đơn vị định danh phức hợp................................ 76
3.2 Những con đƣờng tạo nên thuật ngữ ngân hàng tiếng Anh và tiếng Việt ...... 78
3.2.1 Con đƣờng hình thành thuật ngữ ngân hàng tiếng Anh ......................... 79
3.1.2. Con đƣờng hình thành thuật ngữ ngân hàng tiếng Việt ........................ 86
3.2. Đặc điểm định danh của thuật ngữ ngân hàng ......................................... 92
3.2.1. Đặc điểm định danh của thuật ngữ ngân hàng xét theo kiểu ngữ
nghĩa của thuật ngữ ......................................................................................... 92
3.2.2 Đặc điểm định danh của thuật ngữ ngân hàng xét theo cách thức
biểu thị của thuật ngữ ...................................................................................... 93
3.3. Phạm trù định danh thuật ngữ ngân hàng ................................................ 94
3.3.1. Phạm trù định danh thuật ngữ chỉ các chủ thể tiến hành hoạt động
ngân hàng ........................................................................................................ 94
3.3.2 Phạm trù chỉ các chứng từ bảo đảm, thanh toán ngân hàng trong
tiếng Anh và tiếng Việt ................................................................................. 103
3.3.3. Phạm trù định danh của từng hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng .... 109
3.4 Các kiểu tƣơng đƣơng trong TNNH tiếng Anh và tiếng Việt................. 111
3.4.1 Phân tích tƣơng đƣơng dịch thuật thuật ngữ ngân hàng theo loại
đơn vị cấu tạo thuật ngữ ................................................................................ 111
3.4.2. Phân tích tƣơng đƣơng dịch thuật thuật ngữ ngân hàng theo số
lƣợng đơn vị .................................................................................................. 117
3.5.Tiêu chí chuẩn hóa và chỉnh lí hệ thuật ngữ ........................................... 123


3.5.1 Định nghĩa chuẩn và chuẩn hóa ........................................................... 123
3.5.2 Các tiêu chí khi chỉnh lí hệ thuật ngữ ................................................. 124
3.6 Thực trạng TNNH tiếng Việt trong quá trình dịch và đề xuất chuẩn hóa..... 126
3.6.1 Thực trạng TNNH tiếng Việt trong quá trình chuyển dịch.................. 126

3.6.2 Một số ý kiến đề xuất về xây dựng và chuẩn hoá hệ thống thuật
ngữ ngân hàng tiếng Việt trên phƣơng diện ý nghĩa và phƣơng thức định
danh. .............................................................................................................. 130
KẾT LUẬN .................................................................................................. 135
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN ÁN ........................................................................................... 138
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 139


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: TNNH tiếng Việt và tiếng Anh xét theo số lƣợng ngữ tố....................... 44
Bảng 2.2: Thống kê từ loại của TNNH tiếng Anh là từ ........................................... 47
Bảng 2.3: Thống kê cấu tạo và từ loại của TNNH tiếng Việt 1 ngữ tố................... 50
Bảng 2.4: Thống kê cấu tạo và từ loại của TNNH tiếng Anh 2 ngữ tố .................. 52
Bảng 2.5: Thống kê từ loại của TNNH tiếng Việt 2 ngữ tố ..................................... 53
Bảng 2.6: Thống kê mô hình cấu tạoTNNH trong tiếng Anh và tiếng Việt ......... 73
Bảng 3.1. Phạm trù định danh thuật ngữ chỉ chủ thể ngân hàng trong tiếng
Anh và tiếng Việt ............................................................................................102
Bảng 3.2: Phạm trù chỉ các chứng từ bảo đảm, thanh toán ngân hàng trong
tiếng Anh và tiếng Việt ..................................................................................108
Bảng 3.3: Phạm trù định danh thuật ngữ chỉ hoạt động cụ thể trong lĩnh vực
ngân hàng của TNNH trong tiếng Anh và tiếng Việt..................................110
Bảng 3.4: Kiểu tƣơng đƣơng 1//1 của thuật ngữ TANH tiếng Anh và
tiếng Việt.........................................................................................................114
Bảng 3.5: Kiểu tƣơng đƣơng 1// > 1 của thuật ngữ ngân hàng tiếng Anh và
tiếng Việt..........................................................................................................117
Bảng 3.6: Tỉ lệ tƣơng đƣơng theo số lƣợng đơn vị của thuật ngữ ngân hàng
tiếng Anh và tiếng Việt ..................................................................................122



DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Thuật ngữ từ lâu đã là đề tài vô cùng quan trọng, không thể thiếu trong
sự hình thành và phát triển từ vựng của mỗi ngôn ngữ. Trong bối cảnh toàn
cầu hóa hiện nay, cùng với sự phát triển của ngôn ngữ, thuật ngữ hiển nhiên
lại càng đóng một vai trò chủ chốt, đáp ứng sự tăng trƣởng không ngừng của
khoa học, công nghệ. Chúng có thể giúp con ngƣời ngày càng tiếp cận đƣợc
các ngành công nghiệp một cách hiệu quả, hữu ích hơn. Vì vậy, thuật ngữ nói
chung và thuật ngữ kinh tế nói riêng luôn đƣợc các nhà nghiên cứu khoa học
trong và ngoài nƣớc quan tâm, tiếp cận từ nhiều khía cạnh và các quan điểm
khác nhau.
Nằm trong bối cảnh khu vực hóa, toàn cầu hóa nhƣ hiện nay, Việt Nam
c ng đang trong thời kỳ đổi mới, phát triển kinh tế thị trƣờng theo định hƣớng
xã hội chủ nghĩa có sự điều tiết của nhà nƣớc. Hệ thống ngân hàng nói chung
góp một phần quan trọng trong sự phát triển của toàn bộ các ngành có liên
quan. Trải qua hơn 60 năm xây dựng và phát triển, hệ thống ngân hàng Việt
Nam đã đạt đƣợc những thành tựu rất quan trọng, góp phần tích cực vào sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, là cầu nối giữa các chủ thể trong nền kinh
tế, làm cho các chủ thể gắn bó, phụ thuộc lẫn nhau. Với vai trò quan trọng
nhƣ vậy, hệ thống ngân hàng trở nên vô cùng thiết yếu, vừa nắm cán cân, vừa
quyết định sự thành bại của một nền kinh tế.
Cùng với sự phát triển của ngành ngân hàng là sự ra đời và phát triển các
thuật ngữ có liên quan, đó là những từ, ngữ biểu thị khái niệm, phạm trù đã
đƣợc đúc kết, tích hợp từ các hoạt động trong ngành. Tuy nhiên, từ thực tế
giảng dạy tại khoa ngân hàng, qua số liệu khảo sát ban đầu, chúng tôi nhận
thấy: hệ thuật ngữ trong quá trình sử dụng còn chƣa có sự thống nhất, nhiều
thuật ngữ ngân hàng (TNNH) tiếng Việt chƣa biểu đạt đƣợc chính xác khái

niệm, nhiều cụm từ còn dài dòng, nặng về miêu tả, nghiên cứu TNNH chuyên
1


sâu và hệ thống vẫn chƣa có sự quan tâm, chƣa có bất cứ công trình nghiên
cứu nào chuyên sâu về hệ thống thuật ngữ ngân hàng trong tiếng Anh hay
trong tiếng Việt. Để giải quyết những vấn đề nêu trên, với việc chọn đề tài
“Thuật ngữ ngân hàng trong tiếng Anh và các tƣơng đƣơng của chúng trong
tiếng Việt ”, luận án sẽ đi sâu tìm hiểu về nguồn gốc cấu tạo, đặc điểm định
danh, các kiểu tƣơng đƣơng của TNNH trong tiếng Anh và tiếng Việt, nhằm
mục đích tạo nguồn tài liệu cao cho sinh viên, giảng viên ngành ngân hàng và
đóng góp nhất định vào quá trình chuẩn hóa TNNH tiếng Việt, thúc đẩy sự
phát triển nội lực đầy tiềm năng của nền kinh tế đang hội nhập.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1 . Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu này đƣợc tiến hành nhằm hai mục đích sau:
- Miêu tả, đối chiếu và hệ thống hóa các TNNH tiếng Anh và tiếng Việt làm
sáng tỏ đặc trƣng về mặt cấu tạo và ngữ nghĩa định danh.
- Từ thực trạng khi chuyển dịch của các TNNH tiếng Việt, luận án đã đề xuất
một số phƣơng hƣớng, biện pháp cụ thể hỗ trợ xây dựng và chuẩn hóa TNNH
c ng nhƣ phục vụ cho công tác giảng dạy, học tập, soạn thảo và dịch các tài
liệu ngân hàng hiệu quả hơn.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt đƣợc những mục đích trên, luận án cần phải giải quyết những
nhiệm vụ sau:
- Hệ thống hóa lí luận tình hình nghiên cứu về thuật ngữ trên thế giới và ở
Việt Nam, qua đó xác định cơ sở cho việc nghiên cứu.
- Nghiên cứu cấu tạo thuật ngữ ngân hàng trong tiếng Anh và tiếng
Việt, xác định các loại mô hình kết hợp các ngữ tố để tạo nên thuật ngữ ngân
hàng trong hai ngôn ngữ Anh- Việt.

- Tìm hiểu đặc điểm định danh của TNNH trong cả hai ngôn ngữ Anh –
Việt nhƣ: con đƣờng hình thành, kiểu ngữ nghĩa và cách thức biểu thị.

2


- Xác định các kiểu tƣơng đƣơng dịch thuật và phân tích tƣơng đƣơng
dịch thuật ngữ ngân hàng theo số lƣợng đơn vị.
Kết quả nghiên cứu giúp đề xuất những biện pháp cụ thể nhằm xây
dựng và chuẩn hóa TNNH tiếng Việt, góp phần nâng cao hiệu quả giảng dạy
đối với sinh viên ngành ngân hàng và góp phần thúc đẩy các hoạt động của
ngành ngân hàng tại Việt Nam.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án
Đối tƣợng của luận án là các TNNH, cụ thể là các thuật ngữ biểu đạt
các khái niệm đƣợc sử dụng trong lĩnh vực ngân hàng. Để có đƣợc số liệu
thuật ngữ ngân hàng làm tƣ liệu nghiên cứu, luận án phải dựa vào nhiều
nguồn khác nhau, trƣớc hết là các thuật ngữ ngân hàng đƣợc khai thác, chọn
lọc từ các cuốn từ điển giải thích Anh - Anh, Anh – Việt uy tín nhƣ:
Dictionary of Banking (1991) “Từ điển ngân hàng” của Peter Collin Pulishing
,Bank of Finance “Ngân hàng tài chính” của Peter Collin (1999) và từ điển
ngân hàng Anh- Việt của Nguyễn Văn Dung (2010). Luận án lựa chọn nguồn
dữ liệu trên vì các từ điển này khá phổ biến, uy tín và phù hợp với mục đích
nghiên cứu. Tuy nhiên, số lƣợng thuật ngữ ngân hàng hiện diện trong các từ
điển còn khiêm tốn, chƣa phản ánh đƣợc sự phong phú của thuật ngữ ngân
hàng trong thực tế sử dụng. Vì vậy, bên cạnh số thuật ngữ đƣợc khảo sát
chính trong các từ điển, luận án còn dựa trên các tài liệu khoa học ngân hàng
nhƣ các giáo trình đang đƣợc giảng dạy, tạp chí chuyên ngành ngân hàng nhƣ
giáo trình English for Banking và tạp chí Banking đang đƣợc lƣu hành nội bộ
cho sinh viên tại khoa Tiếng Anh Chuyên Ngành và Khoa Ngân Hàng trƣờng
Đại Học Ngoại Thƣơng.

Với cách tiến hành nhƣ trên, luận án đã thu thập đƣợc 2710 thuật ngữ
tiếng Anh và 2790 thuật ngữ tiếng Việt làm tƣ liệu nghiên cứu. Với số lƣợng
khá lớn các thuật ngữ đƣợc thu thập và phân tích trên, kết quả của luận án hứa
hẹn sẽ thực sự hữu ích và đáng tin cậy.

3


4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận án
Do đối tƣợng nghiên cứu là các TNNH tiếng Anh và tiếng Việt, nên
chúng tôi chủ trƣơng dùng các phƣơng pháp và thủ pháp nghiên cứu sau đây:
4.1. Phương pháp phân tích thành tố trực tiếp
Phƣơng pháp phân tích thành tố trực tiếp đƣợc sự dụng để xác định và
phân tích cơ sở cấu tạo thuật ngữ. Để áp dụng phƣơng pháp này, mỗi thuật
ngữ đƣợc phân tích thành hai ngữ tố trực tiếp. Tiếp đến, các ngữ tố này lại
đƣợc phân ra thành các ngữ tố trực tiếp nhỏ hơn. Qua đó, xác định mô hình
cấp bậc của thuật ngữ, mối quan hệ giữa các ngữ tố trực tiếp trong mỗi bậc
c ng nhƣ mối quan hệ giữa các đại ngữ tố trực tiếp tạo nên thuật ngữ.
4.2. Phương pháp miêu tả
Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng nhằm miêu tả đặc điểm cấu tạo của từng
thuật ngữ, giúp chúng tôi xác định chính xác các ngữ tố tạo nên TNNH, c ng
nhƣ các mô hình kết hợp nhằm làm rõ đặc điểm của TNNH về cấu tạo, định
danh c ng nhƣ định hƣớng cách hình thành thuật ngữ mới.
4.3. Phương pháp so sánh, đối chiếu
Theo quan điểm của các nhà ngôn ngữ nhƣ Lê Quang Thiêm, Nguyễn
Thiện Giáp “Phƣơng pháp so sánh, đối chiếu là phƣơng pháp nghiên cứu so
sánh hai hay nhiều ngôn ngữ hoặc tiểu loại của ngôn ngữ nhằm tìm ra sự
tƣơng đồng và khác biệt giữa chúng”. Phƣơng pháp đối chiếu đƣợc chia thành
các tiểu loại là đối chiếu một chiều, đối chiếu hai chiều và đối chiếu song
song. Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng phƣơng pháp đối chiếu một

chiều tiếng Anh sang tiếng Việt. Để làm đƣợc điều đó, chúng tôi chọn tiếng
Anh làm ngôn ngữ cơ sở (ngôn ngữ nguồn) và tiếng Việt làm ngôn ngữ
phƣơng tiện (ngôn ngữ đích), lần lƣợt đối chiếu các kiểu tƣơng đƣơng để từ
đó tìm ra đƣợc sự tƣơng đồng và khác biệt giữa chúng.
Bên cạnh việc sử dụng ba phƣơng pháp phân tích trên, chúng tôi còn sử
dụng thủ pháp thống kê, lập bảng biểu nhằm liệt kê số lƣợng, tần suất và tỉ lệ

4


sử dụng các thuật ngữ trong từng phạm trù c ng nhƣ đặc trƣng định danh nhất
định của TNNH trong cả hai ngôn ngữ.
5. Ý nghĩa lý luận và thực tế của luận án
Luận án có những đóng góp thiết thực về mặt lí luận và thực tế sau:
5.1 Về mặt lí luận
- Luận án xác định rõ những điểm giống nhau và khác nhau về con
đƣờng hình thành c ng nhƣ phƣơng thức cấu tạo của TNNH trong cả tiếng
Anh và tiếng Việt.
- Luận án c ng chỉ ra những đặc điểm cấu tạo của thuật ngữ ngân hàng
tiếng Anh và tƣơng đƣơng của chúng trong tiếng Việt. Kết quả nghiên cứu sẽ
góp phần vào việc xây dựng lí thuyết chung về thuật ngữ học và lí luận về
chuẩn và chuẩn hóa thuật ngữ.
- Qua nghiên cứu về tƣơng đƣơng dịch thuật thuật ngữ ngân hàng ở cả
hai ngôn ngữ, chúng tôi sẽ góp phần làm rõ thêm luận điểm đại cƣơng về tính
quốc tế của TNNH trong thời đại mới.
5.2 Về mặt thực tế
Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ góp phần phục vụ cho công tác biên soạn
và chỉnh lí tài liệu giảng dạy, nghiên cứu tiếng Anh chuyên ngành ngân hàng,
nhằm nâng cao chất lƣợng giảng dạy và học tiếng Anh ngân hàng tại Đại học
Ngoại Thƣơng nói riêng và các cơ sở đào tạo giáo dục trong nƣớc nói chung.

6. Cơ cấu của luận án
Luận án gồm 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lí luận.
Trong chƣơng này, luận án sẽ trình bày lịch sử nghiên cứu thuật ngữ ngân
hàng và một số cơ sở lí luận làm nền tảng cho việc nghiên cứu thuật ngữ.
Chƣơng 2: Đặc điểm cấu tạo của thuật ngữ ngân hàngtiếng Anh và tƣơng
đƣơng trong tiếng Việt.

5


Đây là chƣơng luận án tìm hiểu đặc điểm cấu tạo của thuật ngữ ngân
hàng trên các phƣơng diện: số lƣợng ngữ tố, quan hệ ngữ pháp, đặc điểm từ
loại, nguồn gốc cấu tạo thuật ngữ.
Chƣơng 3: Đặc điểm định danh của thuật ngữ ngân hàng tiếng Anh và
tƣơng đƣơng trong tiếng Việt
Trong chƣơng này, ngoài việc tìm hiểu nguyên lí định danh, các con
đƣờng hình thành thuật ngữ ngân hàng tiếng Anh, luận án còn tìm hiểu về hai
kiểu định danh của TNNH tiếng Anh bao gồm định danh xét theo kiểu ngữ
nghĩa và định danh và xét theo cách thức biểu thị. Bên cạnh đó, dựa trên số
liệu đã đƣợc khảo sát về tƣơng đƣơng dịch thuật và thực trạng các thuật ngữ
chƣa đạt chuẩn, luận án c ng đƣa ra một số kiến nghị về việc xây dựng và
chuẩn hóa thuật ngữ ngân hàng tiếng Việt.

6


Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu

1.1.1 Tình hình nghiên cứu thuật ngữ trên thế giới và Việt Nam
1.1.1.1. Nghiên cứu thuật ngữ và thuật ngữ chuyên ngành trên thế giới
Các nghiên cứu về thuật ngữ có dấu hiệu bắt đầu từ thế kỷ XVIII, một
số tác giả gắn liền với những nghiên cứu đƣợc coi là mở đƣờng cho công tác
nghiên cứu thuật ngữ nhƣ Carlvon Linné (1736), Beckmann (1780), A.L.
Lavoisier, G.de Morveau, M.Berthellot và A.F. de Fourcroy (1789) và William
Wehwell (1840). Tuy nhiên, phải đến đầu thế kỷ XX, khoa học thuật ngữ mới
phát triển mạnh, việc nghiên cứu thuật ngữ mới nhận đƣợc sự quan tâm của
đông đảo các nhà khoa học và chiếm vị thế quan trọng trong xã hội, các nghiên
cứu đƣợc tiến hành độc lập bởi các học giả thuộc các trƣờng phái sau:
Trƣờng phái nghiên cứu thuật ngữ của Áo, Đức: Các phƣơng pháp
nghiên cứu thuật ngữ của trƣờng phái này chủ yếu đƣợc trình bày rất rõ
trong tác phẩm “Lí luận chung về thuật ngữ”của Wuster (1931), trong tác
phẩm của mình, ông đã đề cập đến những những khía cạnh ngôn ngữ học
với nghiên cứu thuật ngữ liên quan hệ thống tên gọi của lĩnh vực kỹ thuật.
Đáng chú ý là các tranh luận của ông về việc hệ thống hóa các phƣơng
pháp nghiên cứu thuật ngữ, đƣa ra một số nguyên tắc khi sử dụng thuật ngữ
và chỉ ra những điểm chính của phƣơng pháp xử lí dữ liệu thuật ngữ. Leo
Weisgeber (1975) cho rằng đây là công trình quan trọng và là bƣớc ngoặt
của ngôn ngữ học ứng dụng.
Trƣờng phái nghiên cứu thuật ngữ của Xô Viết: Dựa trên các công
trình nghiên cứu của Lotte, Drezen, Caplygil và các cộng sự, trƣờng phái này
chịu ảnh hƣởng bởi công trình nghiên cứu về thuật ngữ của Wuster. Tiếp thu
những quan điểm từ hai trƣờng phái trên, trƣờng phái này c ng tập trung
nghiên cứu về vấn đề chuẩn hóa. Ngay sau khi luận án của Wuster đƣợc dịch
7


sang tiếng Nga, nó đã thu hút rất nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu.
Từ những nghiên cứu trên cho thấy rằng, công tác nghiên cứu thuật ngữ phát

triển rất nhanh ở Xô Viết từ những những năm 1930 trở đi.
Đại diện cho trƣờng phái này đó chính là Lotte (1898-1950), ông đƣợc coi
là ngƣời tiên phong trong việc nghiên cứu và phát triển hệ thuật ngữ hiện đại của
Xô Viết. Với công trình nghiên cứu “Những vấn đề gây bức xúc trong trƣờng
thuật ngữ khoa học và kĩ thuật”, ông đã đƣợc Kulebakin (1993) nhận xét là một
trong những ngƣời có tầm quan trọng lớn nhất cho công tác phát triển thuật ngữ
về mặt lí thuyết với quan điểm chính “Hệ thuật ngữ là toàn bộ các thuật ngữ phù
hợp với hệ thống khái niệm của một lĩnh vực khoa học hay kĩ thuật nào đó. Hệ
thống thuật ngữ thể hiện cái gọi là hệ thống khái niệm”.
Một đặc điểm khá quan trọng của công tác phát triển thuật ngữ của Xô
viết là thu hút các nhà ngôn ngữ học vào công tác nghiên cứu cơ bản về thuật
ngữ từ rất sớm. Trong đó, có thể tìm thấy các công trình nghiên cứu của
V.V.Vinogradov, G.O.Vinokur...Những nghiên cứu này đƣợc coi là nền tảng
cho sự khởi đầu của ngành khoa học thuật ngữ trên thế giới.
Trƣờng phái thuật ngữ học của Cộng hòa Séc: Có thể nói, mối quan
tâm nhất của trƣờng phái này là vấn đề chuẩn hóa các ngôn ngữ và chuẩn hóa
thuật ngữ nhƣ việc miêu tả cấu trúc và chức năng, trong đó họ cho rằng thuật
ngữ đóng vai trò hết sức quan trọng. Các ngôn ngữ chuyên ngành theo trƣờng
phái này đƣợc coi là mang tính văn phong nghề nghiệp tồn tại cùng những
văn phong khác nhƣ văn học, kinh tế và hội thoại. Họ xem thuật ngữ nhƣ
những đơn vị tạo nên văn phong nghề nghiệp mang tính chức năng và đƣợc ra
đời do kết quả của bản chất đa ngôn ngữ trong khu vực địa lí của nó. Nói tóm
lại, khi nói tới hƣớng nghiên cứu thuật ngữ theo sự điều chỉnh phù hợp với hệ
thống ngôn ngữ, ngƣời ta không thể không nhắc tới ba trƣờng phái và c ng là
ba cái nôi nghiên cứu thuật ngữ tiêu biểu và lớn nhất trên thế giới, đó là Cộng
hòa Áo, Cộng hòa Séc, và Liên bang Xô Viết. Cả ba trƣờng phái nói trên đều
8


có chung quan điểm là nghiên cứu thuật ngữ dựa trên ngôn ngữ học, họ đều

xem thuật ngữ nhƣ là một phƣơng tiện để diễn đạt và giao tiếp. Vì vậy cả ba
trƣờng phái đã hình thành cơ sở lí thuyết về thuật ngữ và những nguyên lí mang
tính phƣơng pháp luận chi phối những ứng dụng của nó.
1.1.1.2. Tình hình nghiên cứu thuật ngữ ở Việt Nam
Theo xu thế hội nhập toàn cầu, việc nghiên cứu thuật ngữ khoa học và
chuẩn hóa thuật ngữ đƣợc các nhà nghiên cứu Việt Nam hết sức quan tâm.
Nghiên cứu về hệ thuật ngữ đã đóng góp một vai trò to lớn trong ngành ngôn
ngữ học hiện đại của chúng ta hiện nay. Trong các năm qua, việc nghiên cứu
theo hƣớng thuật ngữ đã đem lại nhiều thành tựu to lớn cả về mặt lý thuyết
lẫn thực tiễn.
Việc nghiên cứu thuật ngữ khoa học tiếng Việt ở Việt Nam bắt đầu
đƣợc hình thành từ những năm đầu của thế kỉ XX, nhƣng các nghiên cứu xuất
hiện lẻ tẻ, giới hạn ở một số ít các bài báo nhất định. Các nghiên cứu thời kỳ
này là bƣớc khởi đầu cho hệ thuật ngữ chuyên môn của tiếng Việt trong lĩnh
vực khoa học. Các nghiên cứu gắn liền với giai đoạn này là; Bàn về tiếng AnNam của Dƣơng Quảng Hàm, Tiếng An- Nam có nghèo hay không? Của V
Công Nghi. Cả hai tác giả đều cùng quan điểm đề cập đến vấn đề vay mƣợn
thuật ngữ nƣớc ngoài, hay chính xác hơn là mƣợn chữ Tàu, chữ Nho dịch
những chữ về triêt học, khoa học kỹ thuật.
Năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời và lãnh đạo cách mạng
nƣớc ta, do có chủ trƣơng và chính sách đúng đắn, nhiều từ ngữ chuyên môn,
thuật ngữ khoa học đƣợc hình thành và phát triển. Hệ thống thuật ngữ chủ yếu
tập trung vào các lĩnh vực mới nhƣ; chính trị, triết học, khoa học xã hội…sau
đó các lĩnh vực nhƣ khoa học kỹ thuật mới đƣợc quan tâm. Hoàng Xuân Hãn
đƣợc cho là ngƣời tiên phong trong việc xem xét vấn đề xây dựng thuật ngữ một
cách có hệ thống, đƣa ra phƣơng thức xây dựng thuật ngữ và đề ra các yêu cầu
cần thiết đối với việc xây dựng thuật ngữ khoa học. Tiếp theo đó, tác phẩm
9


“Danh từ khoa học”, Từ điển đối chiếu Pháp - Việt về một số ngành khoa học tự

nhiên ra đời và là những cuốn từ điển đầu tiên của nƣớc ta. Tiếp nối tƣ tƣởng
này, một số nghiên cứu thuật ngữ đối chiếu khác c ng đã đƣợc biên soạn.
Sau những mốc đóng góp trên, mãi cho đến những năm 60-70 của thế
kỉ XX, việc nghiên cứu lí luận c ng nhƣ biên soạn từ điển thuật ngữ ở nƣớc ta
mới thực sự thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu. Mặc dù trong giai
đoạn này hệ thuật ngữ tiếng Việt đã phát triển khá mạnh, tuy nhiên tình trạng
không thống nhất trong cách đặt tên thuật ngữ c ng nhƣ trong cách phiên âm
thuật ngữ nƣớc ngoài vẫn còn khá phổ biến. Trong bối cảnh ấy, vào năm
1964, dƣới sự chỉ đạo của Ủy ban Khoa học Nhà nƣớc, việc xây dựng thuật
ngữ khoa học đã đƣợc tổ chức khá quy mô nhằm giải quyết các vấn đề liên
quan đến thuật ngữ nhƣ tiêu chuẩn của thuật ngữ, phƣơng thức đặt thuật ngữ,
việc vay mƣợn và xử lý nhóm thuật ngữ nƣớc ngoài. Các vấn đề này một lần
nữa thu hút đƣợc rất nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu trong cả nƣớc.
Chính điều này đã tạo nên một không khí sôi nổi trong giới nghiên cứu về
thuật ngữ những năm 60-70 của thế kỉ XX. Tuy vẫn còn có những ý kiến khác
nhau trong vấn đề về các tiêu chuẩn của thuật ngữ nhƣng hầu hết các nhà
khoa học đều nhất trí với ba tiêu chuẩn của thuật ngữ gồm: khoa học, dân tộc,
đại chúng.
Từ năm 1975 cho đến nay, những vấn đề lớn nhận đƣợc sự quan tâm
của các nhà khoa học nhƣ định nghĩa thuật ngữ, tiêu chuẩn của thuật ngữ,
phƣơng thức xây dựng thuật ngữ và vấn đề vay mƣợn thuật ngữ nƣớc ngoài.
Giai đoạn này đƣợc xem là giai đoạn phát triển mạnh mẽ của nghiên cứu thuật
ngữ, rất nhiều hội nghị khoa học về chuẩn mực hóa chính tả và thuật ngữ đã
đƣợc tổ chức với sự tham gia và quan tâm của rất nhiều nhà khoa học. Đặc
biệt, Hội đồng Chuẩn hóa Chính tả và Hội đồng Chuẩn hóa Thuật ngữ ra đời đã
làm cho vấn đề phiên chuyển thuật ngữ có đƣờng hƣớng hơn và thống nhất hơn.
Sau này, khi Việt Nam mở rộng hợp tác với các nƣớc, với sự phát triển mạnh mẽ
10



của nền kinh tế, khoa học kỹ thuật và công nghệ, thuật ngữ ở hầu hết các ngành
đã gia tăng rất nhanh. Thực tế đó đã gây ra tình trạng không thống nhất của thuật
ngữ tiếng Việt và hiện tƣợng này ngày càng phổ biến. Có thể nhận thấy hiện nay
đang diễn ra rất phổ biến tình trạng quá nhiều thuật ngữ đồng nghĩa đang đƣợc
sử dụng, thuật ngữ tiếng Anh ngày càng lấn át và có nguy cơ phá vỡ sự ổn định
của hệ thống thuật ngữ tiếng Việt, cách đọc và phiên âm không thống nhất đối
với nhiều thuật ngữ tiếng nƣớc ngoài đang diễn ra phổ biến. Do đó, việc nghiên
cứu bản chất thuật ngữ của từng chuyên ngành cụ thể, có hệ thống và chuyên sâu
bắt đầu đƣợc quan tâm. Mặc dù thuật ngữ mỗi chuyên ngành là một tiểu hệ thuật
ngữ tiếng Việt, nhƣng mỗi hệ thống thuật ngữ của một chuyên ngành lại có
những đặc điểm riêng biệt, đòi hỏi những yêu cầu cụ thể nhất định. Theo Hà
Quang Năng “Trải qua hơn nửa thế kỉ, thuật ngữ tiếng Việt đã có những bƣớc
phát triển nhanh chóng về số lƣợng. Đáng chú ý hơn, bên cạnh mặt số lƣợng,
thuật ngữ tiếng Việt đã thay đổi cả về chất” [71, tr.121].
Ngoài luận văn, luận án tiến sĩ đã đƣợc bảo vệ thành công rực rỡ, nhiều
nhà khoa học mới quan tâm đến công tác nghiên cứu thuật ngữ về phƣơng
diện lí thuyết. Tháng 11 năm 2008 Hội Ngôn ngữ học Việt Nam đã tổ chức
một hội thảo “Thuật ngữ tiếng Việt trong đổi mới và hộp nhập”. Đã có 10 báo
cáo khoa học, tham luận đƣợc trình bày trong hội thảo. Tháng 3 năm 2011
Viện Ngôn ngữ học đã nghiệm thu đề tài cấp Bộ “Những vấn đề thời sự của
chuẩn hóa tiếng Việt” (do PGS.TS. V Kim Bảng và GS.TS Nguyễn Đức Tồn
làm chủ nhiệm đề tài). Chƣơng 4 của đề tài này đã dành riêng cho việc nghiên
cứu, xây dựng và chuẩn hóa thuật ngữ tiếng Việt trong thời kì hội nhập và
toàn cầu hóa hiện nay. Nội dung nghiên cứu tập trung vào việc tổng kết
những vấn đề lí luận truyền thống về thuật ngữ nhƣ vấn đề định danh ngôn
ngữ và vấn đề xây dựng thuật ngữ, vấn đề vay mƣợn thuật ngữ nƣớc ngoài và
vấn đề áp dụng lí thuyết điển mẫu vào nghiên cứu thuật ngữ và chuẩn hóa
thuật ngữ tiếng Việt. Trong giai đoạn này, Viện Từ điển học và Bách khoa thƣ
11



đã có đề tài khoa học cấp bộ do PGS. TS Phạm Hùng Việt chủ nhiệm là “Một
số vấn đề cơ bản về cơ sở lí luận và phƣơng pháp luận biên soạn từ điển và
bách khoa thƣ trên thế giới và ở Việt Nam”, PGS. TS Hà Quang Năng c ng
có phần nghiên cứu đƣợc xuất bản với tên gọi “Thuật ngữ học, những vấn đề
lí luận và thực tiện” (2013). Tiếp đó, đề tài "Nghiên cứu hệ thuật ngữ tiếng
Việt hiện đại nhằm góp phần xây dựng nền văn hóa tri thức Việt Nam" mã số
VII2.9-2011.07, thời gian thực hiện: từ tháng 5- 2012 đến thánh 5 -2014 (gia
hạn đến hết tháng 6 - 2015) do GS.TS Lê Quang Thiêm làm chủ nhiệm đề tài
(Quỹ Phát triển Khoa học & Công nghệ Quốc gia). Đề tài đã nghiên cứu điều
tra tổng hợp đánh giá, miêu tả sự hình thành và phát triển hệ thuật ngữ tiếng
Việt quốc ngữ Latinh hóa theo định hƣớng văn hóa từ 1907 đến 2005. Kết quả
nghiên cứu cho thấy sự phát triển của tiếng Việt, đặc biệt là bình diện nghĩa,
cấp độ từ vựng - ngữ nghĩa mà cụ thể là hệ thuật ngữ tiếng Việt hiện đại. Sản
phẩm chính của đề tài là chuyên khảo "Sự phát triển hệ thuật ngữ tiếng Việt
theo định hƣớng văn hóa (từ 1907 - 2005)" gồm 3 chƣơng:
- Chƣơng 1: Thuật ngữ tiếng Việt thời kì hình thành
- Chƣơng 2: Thuật ngữ tiếng Việt thời kì 1945 - 1975
- Chƣơng 3: Thuật ngữ tiếng Việt thời kì 1975 - 2005
Công trình "Thuật ngữ học tiếng Việt hiện đại" do Nguyễn Đức Tồn
chủ biên (Nxb. Khoa học Xã hội, 2016) là công trình tổng kết một số thành
tựu mới nhất nghiên cứu về thuật ngữ tiếng Việt. Công trình gồm 3 phần.
- Phần thứ nhất: Những vấn đề lí luận chung gồm 3 chƣơng đã tổng
quan tình hình nghiên cứu và xây dựng thuật ngữ trên thế giới và ở Việt Nam,
trình bày khái niệm thuật ngữ và các tiêu chuẩn của thuật ngữ trong sự phân
biệt với các đơn vị từ vựng phi thuật ngữ, lí thuyết điển mẫu và vấn đề chuẩn
hóa thuật ngữ.
- Phần thứ hai: Thực trạng xây dựng và sử dụng thuật ngữ hiện nay qua
một số ngành khoa học và chuyên môn gồm 4 chƣơng, trong đó 3 chƣơng
12



trình bày đặc điểm thuật ngữ của một ngành khoa hoc với tƣ cách là những
nghiên cứu trƣờng hợp cụ thể (Đặc điểm thuật ngữ khoa học tự nhiên trong
tiếng Việt - Nghiên cứu trƣờng hợp hệ thuật ngữ vật lí học; Đặc điểm thuật
ngữ khoa học xã hội và nhân văn trong tiếng Việt - Nghiên cứu trƣờng hoạp
hệ thuật ngữ ngôn ngữ học; Đặc điểm thuật ngữ khoa học công nghệ trong
tiếng Việt - Nghiên cứu trƣờng hợp hệ thuật ngữ khoa học kĩ thuật xây dựng;
Đặc điểm thuật ngữ kinh tế trong tiếng Việt - Nghiên cứu trƣờng hợp hệ thuật
ngữ thƣơng mại), một chƣơng tổng kết tình hình nghiên cứu, xây dựng và sử
dụng thuật ngữ tiếng Việt hiện nay.
- Phần thứ ba: Kiến nghị giải pháp trình bày 6 kiến nghị cụ thể về các
giải pháp xây dựng và chuẩn hóa thuật ngữ tiếng Việt trong thời kì công
nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nƣớc và hội nhập quốc tế để làm cơ sở xây dựng
luật ngôn ngữ.
Ngoài chuyên khảo, kết quả nghiên cứu của đề tài còn đƣợc thể hiện ở một
loạt bài báo nghiên cứu các vấn đề cụ thể của thuật ngữ đã đƣợc công bố trên
các tạp chí chuyên ngành. Đầu tiên, phải kể đến bài viết của Gs Lê Quang
Thiêm “Đặc trƣng nghĩa của thuật ngữ” đăng trên tạp chí Từ điển học và
Bách khoa thƣ, số 1, 1 - 2015, tr. 4 - 7). Tiếp đến là bài viết của Lê Thị Lan
Anh, Thuật ngữ hóa từ ngữ thông thƣờng: một trong các con đƣờng tạo thành
thuật ngữ tiếng Việt (Tạp chí Ngôn ngữ & đời sống, số 5 - 2015, tr.19 - 23). Các
nghiên cứu này đều liên quan đến thuật ngữ và những vấn dờ cơ bản của chúng.
Bên cạnh góc nhìn từ lý thuyết, các vấn đề thuật ngữ học đƣợc nghiên cứu
ở Việt Nam c ng quan tâm đến góc độ thực tiễn: xây dựng các thuật ngữ khoa
học kĩ thuật. Kết quả là nhiều cuốn từ điển thuật ngữ đối chiếu tiếng Việt và
các ngôn ngữ nƣớc ngoài đã đƣợc xuất bản. Tuy nhiên, các công trình khảo
cứu riêng về hệ thống thuật ngữ của một chuyên ngành khoa học nhất định
chƣa nhiều. Theo chúng tôi, giai đoạn này có khá nhiều công trình nghiên cứu
về thuật ngữ, những công trình nhƣ luận án phó tiến sĩ của Lƣu Vân Lăng "Về

13


vấn đề xây dựng thuật ngữ khoa học", bảo vệ năm 1987, luận án phó tiến sĩ
của V Quang Hào "Hệ thuật ngữ quân sự tiếng Việt - Đặc điểm và cấu tạo
thuật ngữ", bảo vệ năm 1991 và luận án tiến sĩ của Nguyễn Thị Bích Hà "So
sánh cấu tạo thuật ngữ kinh tế thƣơng mại trong tiếng Nhật và tiếng Việt hiện
đại" bảo vệ năm 2000, luận án "Khảo sát hệ thuật ngữ tin học viễn thông tiếng
Việt" của Nguyễn Thị Kim Thanh bảo vệ năm 2005, luận án "Đặc điểm cấu
tạo và ngữ nghĩa thuật ngữ sở hữu trí tuệ tiếng Việt" của Mai Thị Loan, bảo
vệ năm 2012, luận án của V Thị Thu Huyền "Nghiên cứu thuật ngữ kĩ thuật
xây dựng tiếng Việt" bảo vệ năm 2013; Luận án của Ngô Phi Hùng "Nghiên
cứu các phƣơng thức cấu tạo hệ thống thuật ngữ khoa học tự nhiên (trên tƣ
liệu thuật ngữ Toán - Cơ - Tin học, Vật lí)" bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án
Trƣờng Đại học Vinh năm 2014; luận án của Nguyễn Thị Bích Hƣờng "Cách
dịch thuật ngữ Anh - Việt chuyên ngành cảnh sát" bảo vệ năm 2014 tại
Trƣờng Đại học KHXH&NV - Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, luận án
"Đối chiếu thuật ngữ du lịch Anh - Việt" của Lê Thị Thúy Hà bảo vệ năm
2014, luận án của Quách Thị Gấm "Nghiên cứu thuật ngữ báo chí tiếng Việt"
bảo vệ năm 2015 tại Học viện Khoa học xã hội và luận án của Nguyễn Quang
Hùng "Nghiên cứu đặc điểm cấu tạo và ngữ nghĩa của thuật ngữ khoa học
hình sự tiếng Viêt" bảo vệ năm 2016, luận án của Nguyễn Thanh Dung "Đối
chiếu thuật ngữ âm nhạc Việt - Anh", luận án của Nguyễn Thị Việt Hà "Đối
chiếu thuật ngữ phụ sản Anh - Việt" bảo vệ năm 2017 tại Học viện Khoa học Xã
hội; luận án của Trần Quốc Việt "Thuật ngữ kinh tế thƣơng mại tiếng Anh và
các biểu thức tƣơng đƣơng của chúng trong tiếng Việt", luận án "Thuật ngữ khoa
học hình sự tiếng Việt và tƣơng đƣơng dịch thuật của chúng trong tiếng Anh"
của Khổng Minh Hoàng Việt bảo vệ năm 2017 tại Trƣờng Đại học Khoa học Xã
hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Mặc dù thuật ngữ nói chung đã đƣợc các nhà khoa học Việt Nam

nghiên cứu kỹ lƣỡng, đạt đƣợc nhiều thành tựu lớn, bằng chứng là hàng loạt
14


cuốn từ điển thuật ngữ đối chiếu các ngôn ngữ nƣớc ngoài và tiếng Việt đã
đƣợc xuất bản. Tuy nhiên, các công trình khảo cứu riêng về hệ thống thuật
ngữ của một chuyên ngành khoa học nhất định chƣa nhiều. Để có thể chuẩn
hóa thuật ngữ toàn diện, cần có nhiều hơn nữa những công trình nghiên cứu
chuyên sâu về các chuyên ngành riêng biệt, nhằm tìm ra các đặc điểm bản
chất của mỗi tiểu hệ thuật ngữ, góp phần tạo nên những cơ sở khách quan cho
việc chuẩn hóa, thống nhất hệ thuật ngữ của từng chuyên ngành.
1.1.2. Tình hình nghiên cứu thuật ngữ ngân hàng ở Anh và Việt Nam
1.1.2.1. Tình hình nghiên cứu thuật ngữ ngân hàng ở Anh
Nƣớc Anh là một trong những trung tâm kinh tế, chính trị và giáo dục
có ảnh hƣởng lớn nhất đến Châu Âu nói riêng và thế giới nói chung. Từ thế
kỷ 15, ngƣời Anh đã tiếp xúc, làm ăn với nhiều dân tộc khắp nới trên thế giới.
Ngay từ năm 1952, Richard, H đã xuất bản cuốn từ điển đầu tiên bằng tiếng
Anh với 26.000 từ. Tuy nhiên, số lƣợng TNNH chiếm số lƣợng không nhiều,
các thuật ngữ chủ yếu là các khái niệm kinh tế nói chung. Do vậy, mãi đến
1640, cuốn từ điển này mới đƣợc xuất bản một cách rộng rãi và các thuật ngữ
TNNH tăng lên đáng kể.
Thế kỷ 20 đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ của Tiếng Anh chuyên
ngành. Do ảnh hƣởng của nền kinh tế thế giới, vào những năm 1950 cùng với
sự phát triển của khoa học công nghệ, tiếng Anh chuyên ngành phát triển mạnh
và việc sử dụng tiếng Anh tăng nhanh với tƣ cách nhƣ ngôn ngữ khoa học quốc
tế. Rất nhiều các dự án về thuật ngữ đã đƣợc triển khai để tạo điều kiện thuận lợi
và xúc tiến công tác thuật ngữ, một số cơ sở nghiên cứu đã đƣợc hình thành nhƣ:
Trƣờng thuật ngữ, Hội thuật ngữ và các Trung tâm cung cấp thông tin về thuật
ngữ. Với nhu cầu giao thƣơng giữa nhiều nơi trên thế giới,
Sau đà phát triển đó, Viện nghiên cứu thuật ngữ quốc tế (IITF) đƣợc thành

lập năm 1989 với trên 100 thành viên của khoảng hơn 10 quốc gia, trong đó, Anh
là một trong những thành viên hoạt động tích cực nhất nhằm thúc đẩy công tác
15


nghiên cứu, giảng dạy và đào tạo trong lĩnh vực thuật ngữ. Các tác giả nổi tiếng
thời kỳ này nhƣ Smith, A với bài The wealth of nations (1776), Mill, J với
Commercerce defended (1808) và bài luận thiên TNNH nhƣ An essay on Money
and Paper currency. Tuy nhiên, những công trình này chỉ đề cập các khái niệm
thuật ngữ kinh tế nói chung thông qua các ấn phẩm nhƣ sách, báo mà chƣa tập
trung nghiên cứu kỹ TNNH và chƣa có từ điển riêng biệt về chuyên ngành này.
Đến thế kỷ 21, với sự tiến bộ nhanh nhƣ v bão của khoa học, kĩ thuật
đặt ra thức thách mới cho các thuật ngữ, chính điều này là động lực để hàng
ngàn cuốn từ điển chuyên ngành, giáo trình giảng dạy, các tạp chí, chuyên
luận đã đƣợc xuất bản, các thuật ngữ khoa học đã bắt đầu đƣợc xem xét
nghiên cứu theo từng chuyên môn nhất định. Holmstrom, J đã có công lớn
trong việc phổ biến thuật ngữ trên quy mô thế giới, với hàng loạt các tác
phẩm nhƣ: How translators can contribute to improving sciencetific
terminology (1955), Bibliography of Interlingual Sciencetific and technical
Dictionaries (1956). Ngoài ra, một số cuốn từ điển và sách về ngân hàng
đƣợc biên soạn nhƣ: “Banking of Finance” (Từ điển tài chính-ngân hàng), tái
bản lần 2 của Peter Collin xuất bản năm 1999 “Ngân hàng hiện đại” của
Shelagh Heffernan xuất bản năm 2006. Nhƣ vậy, các nghiên cứu về thuật ngữ
ngân hàng đã rất đƣợc chú trọng. Mặc dù các công trình nghiên cứu tập trung
giải quyết các vấn đề nhƣ cách vay mƣợn, các ngữ tố cấu tạo nhƣ; căn tố, tiền
tố, phụ tố, từ phái sinh, từ ghép, vv…và nguồn gốc hình thành TNNH.
Từ những kết quả trên, có thể thấy rằng việc nghiên cứu TNNH ở Anh
c ng rất sâu rộng, hàng ngàn các cuốn từ điển chuyên ngành, giáo trình giảng
dạy, các tạp chí, chuyên luận về chuyên nghành TNNH đã đƣợc xuất bản
trong những năm gần đây.

1.1.2.2 Tình hình nghiên cứu thuật ngữ ngân hàng ở Việt Nam
Kinh tế đóng một vai trò chủ chốt trong sự sống còn đối với bất kỳ
quốc gia nào, Việt Nam c ng nằm trong quy luật đó. Trong lĩnh vực kinh tế,
16


×