Tải bản đầy đủ (.pdf) (259 trang)

toàn văn LUẬN án TIẾN sĩ TRIẾT học chủ nghĩa duy ý chí và vai trò của nó đối với triết học phương tây hiện đại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.89 MB, 259 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
* * * * * * * * * * * * * *
























THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2015
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
* * * * * * * * * * * * * * * *










Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Đinh Ngọc Thạch

Phản biện độc lập: PGS.TS. Nguyễn Thanh Bình
PGS.TS. Nguyễn Tài Đông

Phản biện 1: PGS.TS. Nguyễn Quang Điển
Phản biện 2: PGS.TS. Nguyễn Tài Đông
Phản biện 3: TS. Dương Ngọc Dũng




Thành phố Hồ Chí Minh – 2015



LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan, luận án này là kết quả
của quá trình tìm tòi và nghiên cứu của riêng tôi,
dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Đinh Ngọc Thạch.
Công trình này chưa từng được ai công bố.


Người thực hiện


NCS. Nguyễn Thị Minh Hương






LỜI CẢM ƠN
Luận án này được hoàn thành dưới sự hướng dẫn nghiêm
túc, nhiệt tình của PGS.TS. Đinh Ngọc Thạch.
Người viết xin chân thành cảm ơn Thầy! Đồng thời xin chân
thành cảm ơn cơ sở đào tạo, cơ quan công tác, đồng nghiệp, bạn bè,
người thân đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi để NCS hoàn thành
nhiệm vụ học tập của mình.Xin chân thành cảm ơn!



MỤC LỤC

Trang
PHẦN MỞ ĐẦU
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1. NHỮNG CƠ SỞ, TIỀN ĐỀ VÀ QUÁ TRÌNH HÌNH
THÀNH, PHÁT TRIỂN CỦA CHỦ NGHĨA DUY Ý CHÍ
1.1. Những cơ sở hình thành chủ nghĩa duy ý chí
1.1.1. Bối cảnh lịch sử của các nước châu Âu thế kỷ XIX

1.1.2. Bối cảnh lịch sử của nước Đức thế kỷ XIX
1.2. Những tiền đề lý luận hình thành chủ nghĩa duy ý chí
1.2.1. Tiền đề lý luận từ triết học phương Đông
1.2.2. Tiền đề lý luận từ triết học phương Tây
1.3. Quá trình hình thành và phát triển của chủ nghĩa duy ý chí
1.3.1. Chủ nghĩa duy ý chí nửa đầu thế kỷ XIX trong tư tưởng triết
học của A. Schopenhauer
1.3.2. Chủ nghĩa duy ý chí nửa sau thế kỷ XIX trong tư tưởng triết
học của F.Nietzsche
Kết luận chương 1
Chương 2. NỘI DUNG TƯ TƯỞNG CƠ BẢN CỦA CHỦ
NGHĨA DUY Ý CHÍ
2.1. Bản thể luận của chủ nghĩa duy ý chí
2.1.1. Quan niệm về ý chí trong lịch sử triết học
2.1.2. Thế giới như là ý chí vũ trụ và ý chí quyền lực
2.2. Nhận thức luận của chủ nghĩa duy ý chí
2.2.1. Nhận thức luận trên nền tảng thế giới như là biểu tượng và

ý chí
2.2.2. Nhận thức luận trên nền tảng thế giới như là ý chí quyền lực
2.3. Nhân bản luận của chủ nghĩa duy ý chí

3
20


20
20
30
40

40
48
53

53

66
76


79
79
88
97

97
105
113
2.3.1. Tác đ
ộng của ý chí đối với đời sống con ng
ư
ời

2.3.2. Giải thoát cho con người trong chủ nghĩa duy ý chí
Kết luận chương 2
Chương 3. NHỮNG GIÁ TRỊ, HẠN CHẾ CỦA CHỦ NGHĨA
DUY Ý CHÍ VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ ĐỐI VỚI TRIẾT HỌC
PHƯƠNG TÂY HIỆN ĐẠI
3.1. Những giá trị và hạn chế của chủ nghĩa duy ý chí
3.1.1. Những giá trị của chủ nghĩa duy ý chí

3.1.2. Những hạn chế của chủ nghĩa duy ý chí
3.2. Vai trò của chủ nghĩa duy ý chí đối với triết học phương Tây
hiện đại
3.2.1. Chủ nghĩa duy ý chí với học thuyết sinh khí sống của
H.Bergson
3.2.2. Chủ nghĩa duy ý chí với phân tâm học của S. Freud

3.2.3. Chủ nghĩa duy ý chí xây dựng triết học tâm trạng khơi dòng
cho sự ra đời và phát triển của chủ nghĩa hiện sinh
3.2.4. Chủ nghĩa duy ý chí với triết học văn bản của chủ nghĩa hậu
hiện đại
3.2.5. Một số quan điểm cơ bản rút ra từ việc nghiên c
ứu chủ nghĩa
duy ý chí và vai trò của nó đối với triết học phương Tây hiện đại
Kết luận chương 3
KẾT LUẬN CHUNG
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ

TÀI LIỆU THAM KHẢO
CHÚ THÍCH LUẬN ÁN
PHỤ LỤC
113

125
143



145
145

160

170

170
181

189

194

204
214
217
221
223
234
253





3


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Chủ nghĩa duy ý chí ra đời và phát triển mạnh mẽ trong thế kỷ XIX ở
nước Đức với tư tưởng triết học của hai đại biểu nổi tiếng là A. Schopenhauer

và F. Nietzsche đã đánh dấu bước chuyển từ triết học truyền thống sang triết
học hiện đại, làm bùng nổ cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa duy lý, chống tư duy
tư biện trong triết học của G.W.F. Hegel, yêu cầu xem xét lại vai trò của triết
học và vấn đề cơ bản mà triết học cần giải quyết phải gắn với đời sống hiện
thực của con người.
Chủ nghĩa duy ý chí ra đời không chỉ phản ánh những yếu tố tiêu cực của
chủ nghĩa tư bản, sự bất lực của trật tự duy lý, mà còn bám sát vào các điểm
nóng của đời sống hiện thực từ đó đưa ra bản thể của tồn tại người, xoáy sâu
vào những phi lý, những bất công mà con người phải chịu đựng, nhấn mạnh sự
khủng hoảng đến tận gốc rễ đời sống nội tâm của con người, từ đó đi tìm
nguyên nhân gây nên đau khổ cho con người và phương pháp giải thoát con
người khỏi khổ đau. Trên cơ sở vạch trần và phê phán các giá trị bị suy thoái
của xã hội đương thời, chủ nghĩa duy ý chí không chỉ thể hiện bản chất hư vô
và bi quan chủ nghĩa trong đời sống con người, mà còn hướng đến sự vượt qua
những bản chất này, xây dựng lại những giá trị đích thực cho sự tồn tại người,
tồn tại trong tự do và trưởng thành trong sáng tạo.
Với cách tiếp cận và giải quyết các vấn đề cơ bản của triết học mới mẻ,
nhấn mạnh vào phương diện nhân bản - phi duy lý và yêu cầu triết học phải có
tiếng nói phản biện, chủ nghĩa duy ý chí đã thức tỉnh tư duy phản tư của con
người, dự báo cho tính phân mảnh của triết học phương Tây hiện đại, xây dựng
triết học tâm trạng, mở đường cho triết học đời sống, phân tâm học, chủ nghĩa
hiện sinh, triết học nhân học ra đời và ảnh hưởng lớn đến triết học của chủ
nghĩa hậu hiện đại, cũng như tác động mạnh mẽ đến các lĩnh vực hoạt động
sáng tạo văn hóa nghệ thuật, đời sống tinh thần, tư tưởng của con người cho
đến tận bây giờ.
4


Vì vậy, việc tìm hiểu chủ nghĩa duy ý chí và vai trò của nó đối với triết
học phương Tây hiện đại chính là bước tiếp cận đầu tiên cần thiết để có thể

nghiên cứu triết học phương Tây hiện đại ngoài mác xít sâu sắc và hợp lý hơn.
Ngày này, nhân loại bước vào thế kỷ XXI, những vấn đề triết học nhân
bản - phi duy lý mà chủ nghĩa duy ý chí nêu lên cách đây hơn 150 năm vẫn còn
nguyên giá trị. Câu hỏi: Tại sao con người càng văn minh hơn, thì tương lai của
loài người bị đe dọa hủy diệt nhiều hơn? Tại sao khoa học công nghệ càng phát
triển, thì sự tha hóa bản ngã con người ngày càng sâu sắc hơn? vẫn ám ảnh loài
người mỗi ngày. Ngày qua ngày, con người cảm nhận đời sống nhân loại trong
toàn cầu hình như không dựa trên những bước phát triển ổn định, bền vững,
hòa bình, dân chủ, thịnh vượng cho các quốc gia dân tộc, mà ngược lại dựa trên
những đợt khủng hoảng kinh tế mang tính chu kỳ ngày càng sâu rộng hơn, dựa
trên sự phân cực chính trị thế giới phức tạp hơn, xung đột, chiến tranh, khủng
bố, thiên tai ngày càng dồn dập và tàn khốc hơn. Ý nghĩa giải phóng con người
không chỉ có trong phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng giai
cấp, đòi quyền dân tộc tự quyết, đòi nhân quyền, đòi nữ quyền, mà còn thể hiện
nổi trội trong sự đòi hỏi được tham gia vào sáng tạo các hiện tượng văn hóa
chung của nhân loại, không chỉ văn hóa vật chất biểu hiện thành văn hóa tiêu
dùng, lối sống hưởng thụ, mà còn là văn hóa tinh thần biểu hiện thành khát
khao được trở thành một bộ phận của chúng. Chính các phát minh trong công
nghệ thông tin và truyền thông đã đáp ứng nhu cầu sáng tạo văn hóa tinh thần
của quần chúng và làm thay đổi rất nhiều quan điểm của các nhà triết học về
thế giới, tính phi duy lý, tính bất định, tính phân mảnh của thế giới ngày càng
được đề cao hơn.
Ý nghĩa sống là tự do sáng tạo, không bắt buộc theo một khuôn mẫu định
sẵn, mà chủ nghĩa duy ý chí nêu lên nhằm bảo tồn bản thể cá nhân độc đáo, đặc
sắc của con người, bảo vệ sự công bằng cho các triết thuyết khác nhau cùng tồn
tại. Việc phát huy sức mạnh sáng tạo, đặc biệt sáng tạo trong lĩnh vực đời sống
tinh thần, từ đó định ra được những lý luận phù hợp giúp con người có thể
5



đương đầu với những “cú sốc” trong hiện tại và vững bước tới tương lai là
thông điệp nhân văn do chủ nghĩa duy ý chí đưa ra cho đến tận bây giờ vẫn
mang tính thời sự, tính cấp thiết, vẫn còn nguyên giá trị và đòi hỏi phải được
giải quyết thỏa đáng không những về mặt lý luận, mà cả về mặt thực tiễn.
Đối với đất nước Việt Nam, một đất nước trải qua nhiều cuộc chiến tranh
máu lửa trong quá khứ và nhiều cam go khốc liệt trong xây dựng, bảo vệ Tổ
quốc ở hiện tại, trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, thực lực của chúng
ta còn chưa mạnh, lại rơi vào vòng xoáy của toàn cầu hóa và thế giới phẳng,
chúng ta không chỉ có nhiều cơ hội, mà còn phải đối đầu với nhiều nguy cơ,
trong đó có nguy cơ lạc hậu về văn hóa so với thế giới, đặc biệt lạc hậu về tư
duy lý luận. Vì vậy, một mặt, nghiên cứu chủ nghĩa duy ý chí nhằm cung cấp
nguồn tài liệu khoa học và cơ sở khách quan khi nghiên cứu triết học phương
Tây hiện đại, từ đó nâng cao năng lực nhận thức, tư duy lý luận cho con người
Việt Nam, tránh lạc hậu, tụt hậu về tư tưởng, nhằm chắt lọc và làm sáng tỏ
những giá trị tư tưởng của nhân loại “tiếp thu tinh hoa của các dân tộc trên thế
giới làm giàu đẹp thêm nền văn hóa Việt Nam”[25, tr.11], nhằm xây dựng các
giải pháp phát huy đúng đắn sức mạnh ý chí của con người Việt Nam và phần
nào chống tư tưởng chủ quan duy ý chí trong hoạt động nhận thức và thực tiễn
của chúng ta. Mặt khác, trước sự thâm nhập mạnh mẽ của công nghệ thông tin,
những quan điểm, tư tưởng triết học trái chiều thâm nhập rất nhanh chóng vào
đời sống tinh thần xã hội, ảnh hưởng lớn đến tư duy và lối sống của thế hệ trẻ,
đến hoạt động nghiên cứu khoa học, sáng tác nghệ thuật và văn hóa Việt Nam,
hiểu đúng chủ nghĩa duy ý chí và vai trò của nó đối với triết học phương Tây
hiện đại, thấy được những điểm hạn chế của nó cũng là góp phần tiếp tục khẳng
định niềm tin vào tính khoa học, tính cách mạng và tính nhân văn của chủ
nghĩa Marx – Lenin, tiếp tục khẳng định quan điểm “Đảng ta lấy chủ nghĩa
Marx – Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam
cho hành động”[24, tr.127] là hoàn toàn đúng đắn.
6



Với những lý do nêu trên, người viết chọn “Chủ nghĩa duy ý chí và vai
trò của nó đối với triết học phương Tây hiện đại” làm đề tài luận án tiến sĩ
triết học của mình.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài
Từ cuối thế kỷ XX đến nay, triết học phương Tây hiện đại đã được chú
tâm nghiên cứu sâu rộng hơn ở Việt Nam. Tuy nhiên, khởi đầu của nó là chủ
nghĩa duy ý chí, thì rất ít những công trình nghiên cứu chuyên biệt. Vì vậy,
tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài chia thành ba hướng nghiên cứu: hướng
thứ nhất, nghiên cứu những vấn đề chung của chủ nghĩa duy ý chí, hướng thứ
hai, nghiên cứu nội dung tư tưởng triết học cơ bản của chủ nghĩa duy ý chí,
hướng thứ ba, nghiên cứu vai trò của chủ nghĩa duy ý chí đối với triết học
phương Tây hiện đại. Các tác phẩm, công trình, bài báo liên quan đến ba hướng
nghiên cứu trên đều chia thành hai phần, phần thứ nhất dựa trên nhóm tài liệu
tiếng Việt, kể cả tác phẩm của tác giả người Việt Nam lẫn người nước ngoài
được dịch sang tiếng Việt sẽ được trình bày trước. Phần thứ hai dựa trên nhóm
tài liệu tiếng nước ngoài sẽ được trình bày sau.
Xét theo hướng thứ nhất, nghiên cứu những vấn đề chung của chủ nghĩa
duy ý chí, được tác giả Lưu Phóng Đồng hết sức quan tâm, khi viết tác phẩm
Triết học phương Tây hiện đại (4 tập), xuất bản năm 1981 tại Bắc Kinh. Ở tập
1, trong chương 2: Chủ nghĩa duy ý chí gồm 54 trang sách Lưu Phóng Đồng đã
đưa ra khái niệm chủ nghĩa duy ý chí như trào lưu triết học duy tâm đề cao tác
dụng ý chí của con người, xem ý chí là điểm xuất phát của mọi tồn tại, xây
dựng nội dung của chủ nghĩa duy ý chí với ba mục là tình hình chung, thuyết ý
chí đời sống của A. Schopenhauer và chủ nghĩa phi lý tính của F.Nietzsche.
Sau 10 lần tái bản có sửa chữa, nhưng sự thay đổi về nội dung của chủ nghĩa
duy ý chí là không đáng kể, đến lần thứ 11 vào năm 2001, tác giả đã dựa trên
thái độ thực sự cầu thị của chủ nghĩa Marx để đánh giá lại triết học phương Tây
hiện đại, từ đó sửa tên sách thành Triết học phương Tây hiện đại tân biên, mà
Lê Khánh Trường khi biên dịch đã gọi là Giáo trình hướng tới thế kỷ XXI -

7


Triết học phương Tây hiện đại, xuất bản năm 2004 ở Việt Nam bởi Nxb. Lý
luận chính trị, Hà Nội. Quyển sách mới này đã đưa thêm vào chương 2 chủ
nghĩa phi lý (nếu hiểu đúng phải là chủ nghĩa phi duy lý) và gọi tên chương 2:
Chủ nghĩa phi lý và chủ nghĩa duy ý chí với bốn mục là: khái luận về chủ nghĩa
phi lý và chủ nghĩa duy ý, thuyết ý chí sống của A. Schopenhauer, chủ nghĩa
phi lý của S.A. Kierkegaard và quyền lực ý chí luận của F. Nietzsche. Với 46
trang sách của chương 2, tác giả phân định mối quan hệ tương đồng của chủ
nghĩa duy ý chí và chủ nghĩa phi lý nằm ở chỗ đều lấy tình cảm, ý chí, tinh thần
và những xung động phi duy lý làm nền tảng, còn sự khác biệt giữa chúng, một
mặt, chủ nghĩa phi lý là phi lý trong nhận thức luận (để so sánh với nhận thức
luận của chủ nghĩa duy lý), nhưng chủ nghĩa duy ý chí thì ý chí phi lý có ở cả
bản thể luận lẫn nhận thức luận. Mặt khác, những yếu tố phi lý thì rất nhiều,
chứ không phải chỉ có ý chí mới phi lý. Hai mặt khác biệt thể hiện tính đan xen,
kế thừa của triết học phương Tây hiện đại, khó có thể xác định rõ ràng mối
quan hệ của chủ nghĩa duy ý chí và chủ nghĩa phi lý, nhưng xét đến cùng Lưu
Phóng Đồng nhận định chủ nghĩa duy ý chí có nội dung hẹp hơn và có thể xem
nó là một hình thức đặc biệt của chủ nghĩa phi lý.
Ở tác phẩm Triết học phương Tây hiện đại tân biên, Lưu Phóng Đồng đã
chuyển chủ nghĩa phi lý của F. Nietzsche thành quyền lực ý chí luận của
F.Nietzsche và thêm vào chủ nghĩa phi lý của S. Kierkegaard, đồng thời ông
xác định nội dung chính của chủ nghĩa duy ý chí là phê phán và vượt qua chủ
nghĩa duy lý truyền thống, nhấn mạnh tác dụng của hoạt động phi duy lý, đề
cao ý chí của con người và kêu gọi phát huy sức sống của con người.
Ngoài tác giả Lưu Phóng Đồng, thì hầu hết các Từ điển triết học đều đề
cập sơ lược đến chủ nghĩa duy ý chí. Có thể nêu lên Từ điển triết học do
Rodentan chủ biên, xuất bản năm 1975 ở Moscow và được Nxb. Sự thật dịch
sang tiếng Việt năm 1986 đã nhấn mạnh vào mặt duy tâm của chủ nghĩa duy ý

chí, nhưng khác với những trào lưu duy tâm khác, thừa nhận cái có tính thứ
nhất không phải tri giác, biểu tượng hoặc tư duy, mà là ý chí với tính cách là cơ
8


sở ban đầu của mọi cái tồn tại. Từ điển triết học giản yếu do Hữu Ngọc chủ
biên và Nxb. Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội xuất bản năm 1987,
thì đồng nhất chủ nghĩa duy ý chí với ý chí luận để nhấn mạnh trong chủ nghĩa
duy ý chí, nhận thức được xem như là một quá trình phi duy lý. Đến Từ điển
bách khoa triết học tiếng Nga (

илocoфcкий энциклoпeлдичecкий cлoвapь,
E.. yбcкий, .B. Kopoблeвa, B.A. Лyтчeнкo (coпpeдceдaтeли) (1998),
изд.Инфpa, Mocквa), lại định nghĩa về chủ nghĩa duy ý chí (Boлюнтаризм) là
một trong những trào lưu siêu hình học vì xem sự vật tồn tại tự thân, do mình
và vì mình, đồng thời cũng là trào lưu tâm lý học, vì nghiên cứu những chức
năng của đời sống nội tâm. Như vậy, tổng hợp quan điểm khác nhau, thì chủ
nghĩa duy ý chí vẫn được định nghĩa trên cơ sở nhằm giải quyết vấn đề cơ bản
của triết học, đặc biệt từ ý chí luận đã mở ra một hướng nghiên cứu mới,
nghiên cứu sâu vào tâm lý, ý thức của con người.
Với nguồn tài liệu nghiên cứu chủ nghĩa duy ý chí quá ít ỏi, trong đó lại
thể hiện các đại biểu của chủ nghĩa duy ý chí sắp xếp khác nhau, mang tính
chất đa dạng, đan xen, không thuần nhất, nên nghiên cứu chủ nghĩa duy ý chí
có những phức tạp, khó khăn nhất định.
Lưu Phóng Đồng mới đầu xem xét đại biểu của chủ nghĩa duy ý chí theo
hệ vấn đề thì đưa ra mối liên hệ từ A. Schopenhauer đến F. Nietzsche đến
H. Bergson, sau này xem xét theo quốc gia, thì liệt kê nư
ớc Đức có
A. Schopenhauer, E. Hartman, F. Nietzsche, Đan Mạch có S. Kierkegaard, Pháp
có M.J. Guyan (1854 – 1888), E. Boutroux (1845 – 1921). Từ điển triết học do

Rodentan chủ biên, thì xem A. Schopenhauer và E. Hartman thuộc chủ nghĩa
duy ý chí duy tâm khách quan, còn F. Nietzsche và M. Stirner thuộc chủ nghĩa
duy ý chí duy tâm chủ quan. Từ điển bách khoa triết học tiếng Nga xuất bản ở
Moscow năm 1998, thì đưa F.Tonnies, E. Hartman, A. Schopenhauer và
F. Nietzsche vào chủ nghĩa duy ý chí. Đồng thời, nếu xem xét trên những
phương diện khác nhau, thì tất cả các đại biểu trên đây đều có thể vừa thuộc về
chủ nghĩa duy ý chí, vừa thuộc về những trường phái triết học khác, nên việc
9


khuôn định lại hai đại biểu chủ yếu của chủ nghĩa duy ý chí là A. Schopenhauer
và F. Nietzsche như trình bày trong đề tài luận án là hết sức cần thiết để có thể
vừa giải quyết được phức tạp, khó khăn nêu trên và vừa đảm bảo tính chuyên
sâu của đề tài.
Hướng thứ hai, nghiên cứu nội dung của chủ nghĩa duy ý chí phải dựa
trên tư tưởng cốt lõi của hai triết gia A. Schopenhauer và F. Nietzsche. Vì vậy,
nguồn tài liệu tham khảo ở hướng này phân thành hai loại. Loại thứ nhất là
những tác phẩm, công trình, bài báo nghiên cứu về tư tưởng triết h
ọc của
A. Schopenhauer và F. Nietzsche. Loại thứ hai là chính những trước tác triết
học của hai triết gia nêu trên, chúng gần như là những nguồn tài liệu quan trọng
bậc nhất để có thể hoàn thành được nội dung trọng tâm của luận án.
Xét về loại thứ nhất, tác giả Quang Chiến chủ biên tác phẩm Chân dung
triết gia Đức do Viện triết học trung tâm văn hoá ngôn ngữ Đông Tây, Hà Nội,
xuất bản năm 2000, đã xác định ý chí nguyên th
ủy (Urwill) của
A. Schopenhauer với bản năng sống mãnh liệt, phi lý tính, còn ý chí quyền lực
của F. Nietzsche là học thuyết về sự phê phán và xây dựng giá trị cho con
người. Ông còn nghiên cứu thêm tư tưởng của A. Schopenhauer thông qua hai
bài báo đăng trên Tạp chí triết học là Về Sôpenhauơ và học thuyết triết học của

ông (1996); Đôi nét về Sôpenhauơ với triết lý Đông phương(1998). Tác phẩm
101 triết gia của Mai Sơn c
ũng khuôn định lại ý chí sống của
A. Schopenhauer là thực tại tối hậu, phổ quát. Còn ý chí quy
ền lực của
F. Nietzsche ông gọi là “ý chí hùng lực”, mang bản năng tăng trưởng, năng lực
sáng tạo và hoạt động xâm hấn nhằm thúc đẩy hướng tới sự tự chủ. Mai Sơn
nhận định từ ý chí sống của A. Schopenhauer báo trước và đặt nền móng cho ý
chí hùng lực của F. Nietzsche và học thuyết tính dục của S. Freud.
Tác phẩm Phridrich Nitsơ, của Lưu Căn Báo, được Nxb.Thuận Hóa, Huế
xuất bản năm 2004, Quang Lâm dịch và tác phẩm Nietzsche – Cuộc đời và triết
lý của F. Challaye do Mạnh Tường dịch, Nxb. Văn Nghệ xuất bản năm 2007,
đều khái lược cuộc đời và tư tưởng của F. Nietzsche. Tác phẩm đầu, nhấn mạnh
10


tinh thần Dionysos chính là ý chí quyền lực, tác phẩm sau nhấn mạnh vấn đề
giá trị con người, sự tự do, sự giải phóng của con người, ý chí quyền lực, Siêu
nhân, quy hồi vĩnh cửu trong lịch sử. Riêng E. Craig, trong tác phẩm Triết học,
được Nxb. Tri thức xuất bản năm 2010, Phạm Kiều Tùng dịch đã hết sức chú ý
phân tích và bình luận về Phả hệ đạo đức của F. Nietzsche để thấy tính hệ
thống trong triết học của ông. Tuy nhiên, phân tích tư tưởng triết học của
F.Nietzsche một cách sâu sắc và biện chứng phải kể đến tác phẩm Nietzsche và
triết học của G. Deleuze do Nxb.Tri thức xuất bản năm 2010, được Nguyễn Thị
Từ Huy dịch. Trong tác phẩm này, những vấn đề trong triết học F.Nietzsche
như: Bi kịch, hoạt năng và phản ứng, phê phán, từ phẫn hận đến mặc cảm tội
lỗi, Siêu nhân đã được phân tích xoay quanh trọng tâm ý chí là cái muốn nằm
trong quyền lực.
Về nguồn tài liệu tiếng Nga, nghiên cứu một cách tổng quát chung về
A. Schopenhauer và F. Nietzsche có tác giả B. Russell viết Lịch sử triết học

phương Tây nhà xuất bản Đại học tổng hợp Novosibirsk xuất bản năm 1997 tại
Novosibirsk (Б. Pacceл, (1997), Иcтopия зaпaднoй филocoфии, изд.
Hoвocибиpcкий yнивepcитeт, Hoвocибиpcк). Trong tác phẩm này, B. Russell
nhấn mạnh chủ nghĩa bi quan của A. Schopenhauer có hai mặt, mặt thứ nhất hạ
thấp lý trí của con người, xem ý chí cao hơn lý trí - “Boля выше познания” là
nguyên tắc tuyệt đối của nhận thức, mặt thứ hai an ủi con người trước đau khổ
cá nhân, vì thế giới là cái ác, tội lỗi và đau khổ. Ông xem bi quan hay lạc quan
là yếu tố cảm xúc, chứ không nên dùng khoa học để phân tích. C
òn
F. Nietzsche được B.Russell phân tích là nhà triết học của các nghịch lý và đi
sâu vào triết học phê phán, đặc biệt phê phán Kitô giáo và liên kết các ý tưởng
của F. Nietzsche với triết lý Phật giáo phương Đông. Trong tập 4 Triết học
phương Tây từ khởi nguồn đến nay do G.Reaie và D. Antiseri viết, được nhà
xuất bản Petropolice xuất bản năm 1997, (Д.Peaлe и Д.Aнтиcepи, (1997),
Зaпaднaя филocoфия oт иcтoкoв дo нaшиx дний, изд. eтpoпoлиc, Caнкт-
eтepбypг), các tác giả đã nghiên cứu A. Schopenhauer như người hạ bệ triết
11


học G.W.F. Hegel, vì đó là một kiểu triết học giết chết chân lý, từ đó xây dựng
đời sống con người chao đảo giữa miền đau khổ và miền chán ngán, mà chỉ có
đắm chìm vào nghệ thuật duy mỹ và đạo đức khổ hạnh mới đưa con người đến
tự do. Đồng thời, cũng nghiên cứu triết học F. Nietzsche với nội dung trọng
tâm là phê phán tôn giáo qua mệnh đề “Thượng đế đã chết”, chống lại chủ
nghĩa hư vô, từ đó xây dựng Siêu nhân như là muối của đất.
Tác giả A. Spirkin viết tác phẩm Triết học, Nxb. Garoarica xuất bản năm
1998 tại Moscow, (A.. Cпиpкин, (1998),

илocoфия, изд. apoapикa,
Mocквa) nhận xét A. Schopenhauer hướng tới chủ nghĩa lãng mạn Đức và bị

hấp dẫn bởi triết lý thần học của phương Đông, còn F. Nietzsche là người
truyền bá mạnh mẽ cho chủ nghĩa hư vô, chủ nghĩa duy ý chí và chủ nghĩa phi
duy lý. Tác phẩm mới nhất là Triết học phương Tây hiện đại của A.F. Zotov
xuất bản năm 2010 bởi nhà xuất bản Praxpest tại Moscow (А.. Зoтoв, (2010),
Coвpeмeннaя зaпaднaя филocoфия, изд. pocпeкт, Mocквa) đã xác định
A.Schopenhauer là người làm bước chuyển căn bản cho sự ra đời của triết học
phương Tây hiện đại thông qua ý chí luận của mình, xem xét ngắn gọn điểm
khác biệt của triết học A. Schopenhauer với triết học truyền thống là yếu tố phi
duy lý và duy lý. Còn F. Nietzsche được nghiên cứu trên phương diện triết học
của sự chống đối, từ đó xây dựng ý chí quyền lực và liên kết nó với quy hồi
vĩnh cửu nhằm xây dựng thế giới mới cho con người. Và cuối cùng tác giả kết
luận F. Nietzsche là một trong những nhà triết học đi đầu trong bước chuyển từ
truyền thống sang hiện đại, triết học của ông thuộc triết học đời sống và không
tránh khỏi duy tâm, siêu hình trong các học thuyết triết học của mình.
Xét về loại thứ hai, chính là những trư
ớc tác triết học của
A. Schopenhauer và F.Nietzsche, tất nhiên đọc tác phẩm của hai ông bằng
tiếng Đức là lựa chọn tốt nhất, nhưng với điều kiện và khả năng còn hạn chế,
nên người viết chỉ tiếp cận và nghiên cứu được một số tác phẩm đã dịch sang
tiếng Việt, một ít dịch sang tiếng Anh, còn chủ yếu là dịch sang tiếng Nga.
12


Đối với tác phẩm của A. Schopenhauer đã dịch sang tiếng Việt có Siêu
hình tình yêu, siêu hình sự chết do Nxb. Kinh Thi, Sài Gòn xuất bản năm 1971,
Hoàng Thiên Nguyễn dịch. Đây là một tác phẩm phân tích sức mạnh phi duy lý
của ý chí sống quyết định tình yêu và sự chết của con người theo lộ trình cuộc
đời của con người, từ đó xác định lại vai trò của ý chí sống đối với đời người,
cũng như xem xét lại mối liên hệ của ý chí sống và ý chí vũ trụ trong thế giới.
Những tác phẩm của A. Schopenhauer được dịch sang tiếng Nga, quan trọng

nhất là tác phẩm: Thế giới như ý chí và biểu tượng do Nxb. Văn học, xuất bản
tại Minsk vào năm 1998 (A. Шoпeнгayэp,(1998), Mиp кaк вoля и
пpeдcтaвлeниe, изд. Литepaтypa, Mинcк). Tác phẩm đã chia thành 4 quyển
nghiên cứu thế giới như là biểu tượng và ý chí giúp hiểu sâu sắc hơn về ý chí
sống, ý chí vũ trụ và có th
ể hệ thống hóa nội dung ý chí luận của
A. Schopenhauer trong chủ nghĩa duy ý chí. Ngoài ra, tác phẩm Những câu
phương châm và những quy tắc hành vi (Aфopизмы и Maкcимы) và tác phẩm
Những câu phương châm mới (Hoвыe aфopизмы) đều được nhà xuất bản Văn
học, tại Minsk xuất bản năm 1998, là cách A. Schopenhauer triển khai ý chí
sống trong những lĩnh vực khác nhau của đời sống con người theo từng đoạn,
từng dòng, mà cách này về sau đã được F. Nietzsche sử dụng rất nhiều trong
tác phẩm của mình.
Đối với tác phẩm của F. Nietzsche đã dịch sang tiếng Việt có Triết lý Hy
Lạp thời bi kịch, Nxb. Tân An xuất bản năm1975, Trần Xuân Kiêm dịch,
Zarathustra đã nói như thế - Nxb. Văn học xuất bản năm 1999, Trần Xuân
Kiêm dịch. Bên kia thiện ác, Nxb. Văn hóa thông tin xuất bản 2008, Nguyễn
Tường Văn dịch, Kẻ phản Ki - tô, Nxb. Tri thức xuất bản 2011, Hà Vũ Trọng
dịch, Buổi hoàng hôn của những thần tượng, Nxb. Văn học xuất bản năm 2014
do Nguyễn Hữu Hiệu dịch và giới thiệu, Schopenhauer nhà giáo dục, Nxb. Văn
học xuất bản năm 2014 do Mạnh Tường và Tố Liên dịch. Hàng loạt những tác
phẩm của F. Nietzsche cũng được dịch sang tiếng Nga do nhà xuất bản ACT
xuất bản tại Moscow năm 2004 như Đánh giá lại mọi giá trị (

epeoцeнкa
13


вceгo цeннoгo), Về các nhà triết học(O филocoфax), Vừng hồng (Ympeнняя
зapя), Khoa học vui vẻ (Beceлaя нayka). Riêng tác phẩm Ý chí quyền lực (The

will to power) của F. Nietzsche dịch sang tiếng Anh xuất bản năm 1968 tại
New York với 4 quyển, trong đó quyển thứ 3 xem xét nguyên tắc thiết lập giá
trị mới với 4 mục: ý chí quyền lực khoa học, ý chí quyền lực tự nhiên, ý chí
quyền lực trong quan hệ cá nhân và xã hội và ý chí quyền lực nghệ thuật, là
những đoạn tóm lược cơ bản ý tưởng của nhiều tác phẩm trước đây về ý chí
quyền lực của F.Nietzsche, có thể giúp hệ thống hóa được vấn đề ý chí của
F.Nietzsche trong chủ nghĩa duy ý chí.
Hướng thứ ba, nghiên cứu vai trò của chủ nghĩa duy ý chí đối với triết
học phương Tây hiện đại. Nguồn tài liệu tham khảo phần lớn thể hiện cách viết
tổng hợp, nhận xét chung về các vấn đề về triết học phương Tây hiện đại và
nêu những câu rất ngắn về ảnh hưởng của chủ nghĩa duy ý chí đối với triết học
đời sống hay phân tâm học. Có thể kể đến Nguyễn Hào Hải viết Một số học
thuyết triết học phương Tây hiện đại, được Nxb. Văn hoá Thông tin xuất bản
2001, trong phần Bức toàn cảnh triết học phương Tây hiện đại đã nhận xét lý
thuyết triết học hiện nay thiếu tính khuynh hướng và quy mô chiến lược, rơi
vào tình trạng khủng hoảng của tư duy, các trào lưu triết học phải đẩy mạnh xu
hướng hợp tác, nương tựa, bổ xung cho nhau. Cho nên, ông khẳng định phân
tâm học nghiên cứu vô thức cũng đi từ chủ nghĩa nhân bản triết học và chủ
nghĩa duy ý chí của A. Schopenhauer và F. Nietzsche, nghĩa là đi từ lý luận ý
chí sống mù quáng, nằm ở đáy sâu vô thức hay ý chí quyền lực dữ dội với
những ước muốn tối tăm thúc đẩy hoạt động của con người. Phạm Minh Lăng
viết tác phẩm Những chủ đề cơ bản của triết học phương Tây được Nxb. Văn
hoá thông tin xuất bản vào năm 2001, đã có một phần nghiên cứu trực giác phi
duy lý và cho rằng cho đến nay, nghiên cứu và định nghĩa trực giác này ở
H. Bergson là hoàn thiện nhất.
Thời gian gần đây có tác phẩm Diện mạo triết học phương Tây hiện đại
của Đỗ Minh Hợp được Nxb. Văn hoá thông tin, Hà Nội xuất bản năm 2006 đã
14



phê phán các quan điểm phiến diện, nhấn mạnh một chiều, chiều sâu bản năng
vô thức trong ý chí luận hay phân tâm học, nhưng không phủ nhận chính ý chí
con người làm nên giá trị đời sống con người. Tác phẩm Các con đường của
triết học phương Tây hiện đại của J.K.Melvil do Đinh Ngọc Thạch và Phạm
Đình Nghiệm biên dịch được Nxb. Giáo dục xuất bản năm 1997 cũng khẳng
định ý chí sống của A. Schopenhauer ảnh hưởng tới triết học sự sống của
H.Bergson với mục đích “Khắc phục quan điểm lý tính”[73, tr.3] hay trong chủ
nghĩa hiện sinh sự khuếch trương chủ quan tính, hay “triết học về sự tồn tại đặc
trưng của con người có nguồn gốc lý luận trực tiếp từ tư tưởng của H.Bergson
và F. Nietzsche”[73, tr.93]. Còn tác phẩm Chủ nghĩa hậu hiện đại do tác giả
Trần Quang Thái viết được Nxb. Tổng hợp, TP. Hồ Chí Minh xuất bản năm
2006 đã khẳng định triết học chống nền tảng luận của A.Schopenhauer và của
F.Nietzsche ảnh hưởng mạnh mẽ đối với chủ nghĩa hậu hiện đại trong quan
điểm về chân lý, giá trị đạo đức và bản ngã. Sau này, tác giả Trần Quang Thái
tiếp tục đề tài của mình với tác phẩm Chủ nghĩa hậu hiện đại – Các vấn đề
nhận thức luận được Nxb. Tổng hợp, TP. Hồ Chí Minh xuất bản năm 2011 đã
nhấn mạnh hơn ảnh hưởng của triết học F.Nietzsche đối với nhận thức luận của
triết học hậu hiện đại trên phương diện văn bản và liên văn bản. Từ đó vấn đề
sự hợp thức hóa tri thức, trò chơi ngôn ngữ và tư tưởng chống các đại tự sự
cũng được nghiên cứu trong tác phẩm Hoàn cảnh hậu hiện đại của J. Lyotard.
Những tác phẩm nghiên cứu chuyên sâu hơn ảnh hưởng của nguồn xung
động phi duy lý đối với triết học phương Tây hiện đại là Để hiểu Bergson xuất
bản năm 1999 của F.Meyer do Nguyễn Nguyên dịch; Freud đã thực sự nói gì?
xuất bản năm 2002 của D.S. Clark do Lê Văn Luyện và Huyền Giang dịch;
Jung đã thực sự nói gì? xuất bản năm 2002 của E.A. Bennét, do Bùi Lưu Phi
Khanh dịch; Tâm lý học chuyên sâu xuất bản năm 2005 của Lưu Hồng Khanh.
Thậm chí ý chí phi duy lý có tính hệ thống và còn tác động khi con người còn
tồn tại thể hiện trong tác phẩm Phi lý trí xuất bản năm 2009 của D.Ariely, do
Hồng Lê, Phương Lan dịch.
15



Những trước tác cần nghiên cứu để làm sáng tỏ vai trò của chủ nghĩa duy
ý chí đối với sự phát triển của khuynh hướng triết học nhân bản - phi duy lý là
Nghiên cứu phân tâm học, Nxb.An Tiêm xuất bản năm 1969, Vũ Đình Lưu
dịch và Luận bàn về văn minh của S. Freud, Nxb. Văn hóa thông tin xuất bản
năm 1992, Trần Khang dịch. Về vấn đề libido (xung năng tính dục, xung năng
sống) và tác động của nó đối với hoạt động của con người của S. Freud cũng
được tìm hiểu qua một số tác phẩm tiếng Anh như Dẫn luận phân tâm học
(Sigmund Freud, (1920), A General introdution to psychoanalysis, Boni and
Lie right, New York); Totem và cấm kỵ (Sigmund Freud, (2004), Totem and
Taboo, Routledge, New York.); hay Nền văn minh và sự bất ổn của nó
(Sigmund Freud, (1962), Civilization and its discontents, W.W. Norton &
Company, New York.), … Còn nghiên cứu tư tưởng xung năng sống, sức mạnh
tinh thần, cũng như ý chí siêu tự nhiên của H. Bergson được biểu hiện qua một
số trích dẫn trong các tác phẩm của ông bằng tiếng Anh như Tiến hóa sáng tạo
(Henri Bergson, (1922), Creative Evolution, Macmillan and Co.Limited,
London.), Vật chất và ký ức (Henri Bergson, (1929), Matter and memory,
George Allen & UNWIN LTD, London.), Hai nguồn gốc của đạo đức và tôn
giáo (Henri Bergson, (1935), The two sources of morality and religion,
Macmillan and Co.Limited, London), …
Các tác phẩm của các nhà triết học nhân bản, triết học hiện sinh như
A. Camus, H. Hesse, J.P. Sartre hay các bài luận triết học trích trong Truy tầm
triết học của Gail M. Tresdey, Karsten J. Struhl, Richard E. Olsen, (2001)
Nxb. Văn hoá thông tin, Hà Nội, Lưu Văn Hy – Nguyễn Minh Sơn biên dịch,
trong Lịch sử triết học và các luận đề của Samuel Enoch Stumpf, (2004), Nxb.
Lao động, Hà Nội, Đỗ Văn Thuấn - Lưu Văn Hy biên dịch, trong Nhập môn
triết học phương Tây của Samuel Enoch Stumpf và Donald C.Abel, (2004),
Nxb. Tổng hợp, TPHCM, Lưu Văn Hy biên dịch, cùng với các Từ điển triết
học, Từ điển bách khoa triết học bằng tiếng Việt cũng như tiếng Nga và một số

tài liệu từ internet, bài báo, bài nghiên cứu khoa học là nguồn tài liệu quan
16


trọng bổ sung cho nội dung vai trò của chủ nghĩa duy ý chí đối với triết học
phương Tây hiện đại.
Ngoài ra, còn phải kể đến một phần rất nhiều những tác phẩm của
K. Marx, F. Engels,V.I. Lenin, Hồ Chí Minh, một số Văn kiện của Đảng Cộng
sản Việt Nam được nghiên cứu và xem như những quan điểm định hướng trong
việc phân tích giá trị, hạn chế của chủ nghĩa duy ý chí, xác định lại ý chí và vai
trò của nó trên nền tảng thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng,
cũng như làm tài liệu để liên hệ với việc xây dựng ý chí cho con người Việt
Nam trong thời kỳ đổi mới, hội nhập và phát triển đất nước.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận án
Mục đích của luận án là nghiên cứu làm sáng tỏ những tư tưởng triết học
cơ bản của chủ nghĩa duy ý chí,từ đó đánh giá được những giá trị và hạn chế
của chủ nghĩa duy ý chí, chứng minh vai trò mở đường của chủ nghĩa duy ý chí
cho những trào lưu triết học nhân bản – phi duy lý phương Tây hiện đại ra đời
và phát triển. Để thực hiện mục đích trên, luận án đặt ra những nhiệm vụ sau:
Thứ nhất, trình bày khái quát về những cơ sở, tiền đề, quá trình hình
thành và phát triển của chủ nghĩa duy ý chí, giới thiệu hai đại biểu cơ bản của
chủ nghĩa duy ý chí là A. Schopenhauer và F. Nietzsche với một số tác phẩm
triết học cơ bản của họ.
Thứ hai, phân tích những nội dung tư tưởng cơ bản của chủ nghĩa duy ý
chí, trong đó nhấn mạnh đến quan điểm thế giới như biểu tượng, như ý chí và
như ý chí quyền lực, đi sâu vào nghiên cứu các yếu tố phi duy lý trong hoạt
động sáng tạo tinh thần của con người, đồng thời tìm cách giải thoát con người
khỏi những xung động mù quáng, khỏi tính bi quan của ý chí vũ trụ, từ đó
hướng tới khôi phục lại các giá trị đích thực của con người để nó có thể trưởng
thành trong sáng tạo và nhờ sáng tạo mà trưởng thành.

Thứ ba, nhận định, đánh giá, liên hệ về giá trị, hạn chế và vai trò của chủ
nghĩa duy ý chí đối với triết học phương Tây hiện đại. Từ đó rút ra những ý
nghĩa triết học trong việc xây dựng và phát huy sức mạnh sáng tạo của ý chí
17


nhằm kiến tạo thế giới và đặc biệt là kiến tạo đời sống văn hóa tinh thần của
con người.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
Luận án thuộc chuyên ngành Lịch sử triết học. Đối tượng nghiên cứu của
luận án là: những cơ sở, tiền đề, quá trình hình thành và phát triển của chủ
nghĩa duy ý chí; nội dung tư tưởng triết học cơ bản của chủ nghĩa duy ý chí
thông qua các quan điểm và học thuyết triết học của A.Schopenhauer và
F.Nietzsche; vai trò của chủ nghĩa duy ý chí đối với triết học đời sống, phân
tâm học, triết học hiện sinh và triết học hậu hiện đại; tác động của ý chí luận
lên hoạt động nhận thức và thực tiễn của con người trong xã hội hiện nay.
Phạm vi nghiên cứu chính của luận án là bối cảnh lịch sử, xã hội châu Âu
và nước Đức trong thế kỷ XIX; hai đại biểu cơ bản của chủ nghĩa duy ý chí là
A. Schopenhauer và F. Nietzsche với những tác phẩm triết học và những giai
đoạn phát triển tư tưởng ý chí luận của họ; một số tác phẩm của các nhà triết
học thuộc khuynh hướng nhân bản – phi duy lý; mối quan hệ giữa chủ nghĩa
duy ý chí với triết học đời sống, phân tâm học, chủ nghĩa hiện sinh, triết học
nhân học, chủ nghĩa hậu hiện đại; ảnh hưởng của chủ nghĩa duy ý chí lên các
lĩnh vực trong đời sống xã hội và con người.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án
Luận án được thực hiện dựa trên cơ sở thế giới quan và phương pháp
luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Các
nguyên tắc tính khách quan, nguyên tắc tính lịch sử - cụ thể, nguyên tắc thống
nhất giữa lý luận và thực tiễn, nguyên tắc mâu thuẫn, phương pháp tiếp cận
bằng học thuyết hình thái kinh tế - xã hội được sử dụng như là những phương

pháp chung trong việc thực hiện luận án. Ngoài ra, luận án còn được thực hiện
dựa trên những phương pháp nghiên cứu cụ thể như phương pháp lịch sử và
lôgic, phân tích và tổng hợp, so sánh và chứng minh.


18


6. Cái mới của luận án
Thứ nhất, luận án đã làm sáng tỏ những cơ sở, tiền đề, quá trình hình
thành và phát triển của chủ nghĩa duy ý chí.
Thứ hai, luận án đã hệ thống hóa một phần nội dung của chủ nghĩa duy ý
chí với tính chất phi duy lý, phi hệ thống, duy tâm và nhân bản; nêu ra và luận
giải các khái niệm như ý chí vũ trụ và ý chí quyền lực với những đặc trưng cơ
bản của chúng để có thể hiểu bản thể luận, nhận thức luận và nhân bản luận của
chủ nghĩa duy ý chí trong một chỉnh thể thống nhất.
Thứ ba, luận án đã chứng minh được vai trò mở đường, đặt cơ sở nền
tảng lý luận của chủ nghĩa duy ý chí cho sự phát triển tiếp theo của các trào lưu
triết học phương Tây hiện đại nhân bản – phi duy lý, nhấn mạnh vào ý nghĩa
nhân văn của chủ nghĩa duy ý chí khi yêu cầu triệt tiêu những nguồn sức mạnh
tiêu cực của ý chí làm tha hóa bản ngã con người và đề cao ý chí sáng tạo của
con người trong quá trình kiến tạo bản thân và thế giới.
7. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của luận án
Ý nghĩa khoa học: Luận án đã xác định được các khái niệm cơ bản như ý
chí vũ trụ, ý chí quyền lực và các đặc trưng của chúng, nêu lên tác động của
chúng trong sự vận động và phát triển của tư duy triết học cũng như trong đời
sống hiện thực của con người. Luận án đã xây dựng sợi dây liên kết các nguồn
sức mạnh của ý chí phi duy lý như sức mạnh bản năng, sức mạnh tinh thần, sức
mạnh tâm lý, sức mạnh cảm xúc đến sức mạnh sáng tạo của văn hóa, nghệ
thuật, ngôn ngữ nhằm phát triển văn minh đi đôi với bảo tồn sự tồn tại chân

chính của con người.
Ý nghĩa thực tiễn: Luận án góp phần vào việc củng cố nhận thức một
cách có hệ thống và sâu sắc về tư tưởng triết học của chủ nghĩa duy ý chí, giúp
cho việc nghiên cứu chủ nghĩa duy ý chí nói riêng và triết học phương Tây hiện
đại nói chung ở Việt Nam khách quan và hợp lý hơn.
19


Luận án cung cấp cơ sở lý luận giúp con người hiểu được một phần nguồn
gốc sâu xa của những sức mạnh phi lý, từ đó nâng cao năng lực làm chủ bản
thân, có thể tìm các biện pháp chống lại các hành vi hủy hoại cuộc sống, cân
bằng được các yếu tố tâm lý, tinh thần, cảm xúc trong hoạt động của con người,
thúc đẩy con người sáng tạo theo hướng nhân văn, nhân đạo.
Luận án có thể làm tài liệu tham khảo trong việc nghiên cứu và giảng dạy
lịch sử triết học nói chung và lịch sử triết học phương Tây hiện đại nói riêng ở
các trường Đại học, Học viện và Viện nghiên cứu.
8. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, phần chú thích, tài liệu tham khảo,
danh mục công trình khoa học của tác giả và phần phụ lục, phần nội dung của
luận án được kết cấu gồm 3 chương, 8 mục:
Chương 1 nêu lên những cơ sở, tiền đề và quá trình hình thành, phát
triển của chủ nghĩa duy ý chí với 3 mục: mục 1 nêu lên những cơ sở hình thành
chủ nghĩa duy ý chí, mục 2 nêu lên những tiền đề lý luận hình thành chủ nghĩa
duy ý chí, mục 3 nêu lên quá trình hình thành và phát triển của chủ nghĩa duy ý
chí.
Chương 2 phân tích nội dung tư tưởng cơ bản của chủ nghĩa duy ý chí
với 3 mục: mục 1 phân tích vấn đề bản thể luận của chủ nghĩa duy ý chí, mục 2
phân tích vấn đề nhận thức luận của chủ nghĩa duy ý chí, mục 3 phân tích vấn
đề nhân bản luận của chủ nghĩa duy ý chí.
Chương 3 phân tích những giá trị, hạn chế của chủ nghĩa duy ý chí và

vai trò của nó đối với triết học phương Tây hiện đại với 2 mục: mục 1 phân tích
đưa ra những giá trị và hạn chế của chủ nghĩa duy ý chí, mục 2 trình bày tác
động mở đường của chủ nghĩa duy ý chí cho những trào lưu triết học nhân bản
- phi duy lý phương Tây hiện đại ra đời và phát triển đến tận ngày nay.
20


PHẦN NỘI DUNG
Chương 1
NHỮNG CƠ SỞ, TIỀN ĐỀ VÀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH,
PHÁT TRIỂN CỦA CHỦ NGHĨA DUY Ý CHÍ
Chủ nghĩa duy ý chí (Voluntarism)
1
với tính chất nhân bản - phi duy lý,
đã đưa ra một cách nhìn mới trong việc giải quyết những vấn đề của triết học,
vì vậy sự ra đời của chủ nghĩa duy ý chí đánh dấu bước chuyển của triết học
phương Tây từ truyền thống sang hiện đại, nhưng bước chuyển này gắn với rất
nhiều xung đột, mâu thuẫn trong đời sống xã hội, trong tư tưởng của các nhà
triết học, cho nên để hiểu sâu sắc của chủ nghĩa duy ý chí trước hết cần thiết
phải xem xét những cơ sở, tiền đề và quá trình hình thành, phát triển của nó.
1.1. CƠ SỞ HÌNH THÀNH CHỦ NGHĨA DUY Ý CHÍ
1.1.1. Bối cảnh lịch sử của các nước châu Âu thế kỷ XIX
Thế kỷ XIX là thời kỳ chủ nghĩa tư bản trải qua những biến cố có tính
lịch sử phản ánh sự xung đột gay gắt nhất giữa hai hình thái kinh tế - xã hội,
hình thành kinh tế - xã hội phong kiến hầu như đã sụp đổ, nhưng chưa mất đi
hẳn, hình thái kinh tế - xã hội tư bản chủ nghĩa ngày càng phát triển, nhưng
chưa xác lập hoàn toàn. Trong suốt quá trình xung đột như vậy, những mâu
thuẫn cũ chưa mất đi, những mâu thuẫn mới lại tiếp tục nảy nở: một mặt, chủ
nghĩa tư bản đang hình thành và phát triển trong các nước châu Âu nhanh
chóng tích tụ và tập trung tư bản chuẩn bị cho giai đoạn chuyển từ chủ nghĩa tư

bản tự do cạnh tranh lên chủ nghĩa tư bản độc quyền, mặt khác giai cấp công
nhân và nhân dân lao động thống khổ đứng lên đấu tranh mạnh mẽ. Vì vậy, tuy
hệ thống chính trị tư sản trước đây đã từng bước thiết lập trong các nước tư bản
như Hà Lan, Anh, Pháp và lan rộng ra nhiều quốc gia khác, nhưng đến thế kỷ
XIX vẫn là thời kỳ bão táp cách mạng và chiến tranh nổi lên liên tiếp từ nước
này tới nước khác với quy mô và cường độ khác nhau, phụ thuộc vào tính chất
tiến bộ hay phản động của giai cấp tư sản các nước ấy.
21


Ttrên lĩnh vực kinh tế, trước hết phải kể đến vai trò to lớn của cuộc cách
mạng công nghiệp lần thứ nhất, mà nước Anh đã đi đầu từ khi James
Hargreaves phát minh ra máy kéo sợi Jenny (năm 1765) đến máy hơi nước của
James Walt (năm 1784), từ đó phát triển công nghiệp khai khoáng, luyện kim,
cơ khí và giao thông vận tải. Cuộc cách mạng công nghiệp ở Anh cơ bản đã
hoàn thành vào cuối những năm 30 của thế kỷ XIX có tác dụng: Thứ nhất, thay
thế cho lao động thủ công quy mô nhỏ, phân tán bằng tập trung sản xuất đại cơ
khí lan ra hầu hết các nước tây Âu. Gần nhất là nước Pháp và nước Đức đi theo
mô hình công nghiệp hóa của nước Anh. Nước Anh trở thành công xưởng chế
tạo máy móc cho toàn thế giới, “nước Pháp năm 1830, có tất cả 625 máy hơi
nước đến năm 1847 tăng vọt lên tới 4835 cái, nước Đức năm 1826 có 58 máy
hơi nước đến năm 1848 tăng lên tới 1138 cái”[59,tr.95]. Thứ hai, việc áp dụng
khoa học và kỹ thuật vào sản xuất vật chất đã làm cho trình độ của lực lượng
sản xuất được nâng lên một bước mới, con người với tính cách là chủ thể của
lịch sử đã phát huy tới mức rất cao khả năng nhận thức và cải tạo thế giới của
mình để tạo ra sức sản xuất khổng lồ. Đúng như F. Engels chỉ ra: “Từ khi hơi
nước và những máy công cụ mới biến công trường thủ công cũ thành đại công
nghiệp, thì những lực lượng sản xuất được tạo ra dưới sự điều khiển của giai
cấp tư sản đã phát triển nhanh chưa từng thấy và với một quy mô chưa từng
có”[69,tr.372], dưới sự thống trị không đầy một trăm năm của giai cấp tư sản,

sức sản xuất được tạo nên đã lớn hơn nhiều sức sản xuất của tất cả các thời đại
trước gộp lại. Thứ ba, sự thay đổi của lực lượng sản xuất kéo thay sự thay đổi
quan hệ sản xuất và tất cả những quan hệ xã hội còn lại một cách nhanh chóng
hơn bất cứ thời kỳ nào trước đây. Sau đó, sự đảo lộn liên tiếp của sản xuất, sự
rung chuyển không ngừng trong tất cả những quan hệ xã hội, sự hoài nghi trong
tư tưởng và sự biến đổi trong hiện thực xã hội làm cho thời đại tư sản khác với
tất cả các thời đại trước - giống như một sự bừng tỉnh mới, mà trong Tuyên
ngôn của Đảng Cộng sản, K. Marx và F. Engels đã nhận định: “Tất cả những
gì mang tính đẳng cấp và trì trệ đều tiêu tan như mây khói; tất cả những gì là

×