Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

SKKN ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy môn âm nhạc ở trường tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (85.05 KB, 8 trang )

1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài.
Giáo dục thẩm mỹ cho học sinh trong trường Tiểu học không thể thiếu
được trong mục tiêu giáo dục hiện nay, nhằm đào tạo những con người phát triển
toàn diện. Việc giáo dục toàn diện không chỉ giáo dục về đạo đức, có trình độ
hiểu biết, nắm chắc các kiến thức khoa học và xã hội, có sức khoẻ, biết tham gia
lao động mà còn phải giáo dục cho học sinh biết nhìn nhận, phân biệt, biết
thưởng thức cái đẹp và biết làm đẹp cho cuộc sống. Một trong những con đường
giáo dục thẩm mỹ nhanh và hiệu quả nhất là giáo dục thông qua các môn học
nghệ thuật, trong đó có môn Âm nhạc.
Âm nhạc là một bộ môn nghệ thuật mà ở đó những ấn tượng của cuộc
sống, tâm tư, tình cảm của con người được thể hiện bằng âm thanh. Các phương
tiện để diễn tả của âm nhạc bao gồm các yếu tố âm nhạc. Như vậy, mỗi loại hình
nghệ thuật đều dựa vào trước hết là những vật liệu riêng của nó, những phương
tiện vật chất đặc thù để xây dựng nên hình tượng trong tác phẩm. Văn học dựa
vào ngôn ngữ, điêu khắc đất, đá, thạch cao, hội họa màu sắc; múa, điệu bộ của
con người và Âm nhạc là nghệ thuật âm thanh – nó thuộc loại văn hóa phi vật
thể, có tác động mạnh mẽ đến tình cảm, cảm xúc của con người. Dạy âm nhạc
trong trường tiểu học không phải để trở thành ca sĩ, mà thông qua phương tiện
âm nhạc để tác động vào thế giới tinh thần của học sinh; có tác dụng làm cân
bằng, hài hòa các hoạt động giáo dục trong nhà trường.
Trong nhà trường Tiểu học, giáo dục âm nhạc đã được đưa vào là môn
học chính khóa. Bằng ngôn ngữ và đặc thù riêng, âm nhạc không chỉ mang lại
những xúc động, niềm vui sướng trong cuộc sống tinh thần mà còn giúp các em
học sinh mở rộng tầm hiểu biết về thế giới xung quanh. Thông qua âm nhạc giúp
các em có thêm nghị lực vươn tới những ước mơ cao đẹp, biết ghét bỏ và loại
trừ những thói hư tật xấu, biết yêu cuộc sống và yêu lao động, yêu trường lớp,
yêu thầy cô, có tình thân ái với bạn bè.
Muốn cho học sinh, nhất là học sinh Tiểu học có những tính tích cực, tự
giác, chủ động, tư duy sáng tạo có năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say
mê học tập và ý chí vươn lên thì đòi hỏi người giáo viên phải có một phương


pháp dạy học đạt hiệu quả cao trong từng bài và từng tiết dạy đối với các môn
học nói chung và môn Âm nhạc nói riêng.
Ở môn âm nhạc Tiểu học, có các phân môn được lồng ghép với nhau để
tạo cho học sinh những kĩ năng âm nhạc ban đầu. Đó là phân môn học hát; phân
môn Tập đọc nhạc; phân môn Âm nhạc thường thức. Thông qua các phân môn
này, học sinh được giáo dục về âm nhạc để nâng cao năng lực cảm thụ và thẩm
mĩ âm nhạc ở mức độ cần thiết theo mục tiêu chung của môn học. Tính tích cực
trong âm nhạc cần được xác định cụ thể thông qua các hoạt động của thầy và trò,
đó là điều mà người giáo viên âm nhạc cần biết để có thể vận dụng ngay vào các
tiết dạy của mình.
Xuất phát từ đặc trưng bộ môn thuộc phạm trù nghệ thuật đòi hỏi phải có
sự hứng thú cao trong học tập. Từ yêu cầu của việc đổi mới phương pháp là phát
huy tính tích cực của học sinh. Từ tâm lí học sinh là lứa tuổi nhạy cảm hiếu
1


động ham thích nhảy múa, ca hát. Nếu giáo viên gây được tính tích cực hứng thú
trong bài dạy sẽ tạo cho học sinh sự phấn chấn, hào hứng để tiếp thu bài học một
cách hiệu quả. Từ thực tiễn giảng dạy cũng như thực tiễn của học sinh nông thôn
ít có điều kiện để tiếp nhận tri thức về âm nhạc, nếu giáo viên tạo được sự hứng
thú trong giảng dạy và học tập sẽ giúp cho học sinh say mê học tập. Ngày nay,
khi công nghệ thông thông tin càng phát triển thì việc ứng dụng công nghệ
thông tin vào tất cả các lĩnh vực là một điều tất yếu. Trong lĩnh vực giáo dục
cũng vậy, công nghệ thông tin bước đầu đã được ứng dụng trong công tác quản
lí, vào giảng dạy, học tập.
Âm nhạc là một bộ môn năng khiếu giúp học sinh cảm thấy thoải mái, vui
vẻ hơn sau những giờ học căng thẳng từ đó phần nào thúc đẩy phong trào văn
hóa văn nghệ trong lớp, trong trường thích vui tươi lành mạnh, song giảng dạy
Âm nhạc cho tất cả các đối tượng cũng cần có phương pháp, nghệ thuật để
truyền tải được nội dung vì đa số học sinh có năng khiếu rất ít. Đổi mới phương

pháp giáo dục nhằm tích cực hóa quá trình học tập của học sinh. Để thực hiện
được điều này, ngoài sự nghiên cứu về phương pháp truyền giảng, phương pháp
tổ chức lớp học thì giáo viên cần phải nghiên cứu sử dụng các thiết bị công
nghệ, các phần mềm hổ trợ dạy học để ứng dụng vào môn học của mình.
Vì vậy qua một thời gian học tập và giảng dạy môn âm nhạc ở trường
Tiểu học Sơn Hà, với sự tích lũy kinh nghiệm qua những bài dạy ; từ mục tiêu
của môn học, và sự tìm tòi nghiên cứu của bản thân, tôi đã mạnh dạn đưa ra việc
“ Ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy môn Âm nhạc ở trường Tiểu
học”, nhằm góp thêm những ý kiến, những kinh nghiệm của bản thân vào việc
đổi mới phương pháp dạy học môn Âm nhạc ở trường tiểu học.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Xuất phát từ đặc trưng bộ môn thuộc phạm trù nghệ thuật đòi hỏi sự hứng
thú cao, từ yêu cầu của việc đổi mới phương pháp là phát huy tính tích cực chủ
động sáng tạo của học sinh. Có như vậy các em mới có điều kiện khắc phục khó
khăn tiếp nhận kiến thức mới.
Xuất phát từ tâm lý lứa tuổi học sinh Tiểu học là lứa tuổi nhạy cảm, hiếu
động ham thích ca hát, khám phá sự mới lạ. Nếu giáo viên gây được hứng thú
trong bài dạy sẽ tạo cho học sinh sự phấn chấn, hào hứng để tiếp thu bài học một
cách có hiệu quả, làm cơ sở ban đầu để các em học sinh tập hoàn thiện bước
đầu “Chân- Thiện- Mĩ” của một Con người.
Giúp giáo viên đổi mới phương pháp, hình thức dạy học, biết ứng dụng
công nghệ thông tin vào giảng dạy môn Âm nhạc có hiệu quả.
1.3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu:
Nghiên cứu, tổng kết kinh nghiệm về việc ứng dụng công nghệ thông tin
trong giảng dạy môn Âm nhạc ở trường Tiểu học đối với học sinh khối 4, khối 5
Do thời gian có hạn và do trong năm học này nhà trường đang trong thời
kì hoạn thiện về cơ sở vật chất và tất cả mọi hoạt động để được cộng nhận
trường chuẩn quốc gia nên tôi cũng chỉ nghiên cứu và áp dụng đề tài này ở
Trường Tiểu học Sơn Hà
1.4. Phương pháp nghiên cứu:

2


Các phương pháp nghiên cứu thực hiện trong sáng kiến là:
- Phương pháp ứng dụng CNTT vào dạy học
- Phương pháp quan sát.
- Phương pháp nhóm tổ.
- Phương pháp phát huy tính tích cực tương tác (giữa thầy và học sinh,
giữa học sinh và học sinh).
1.5. Những điểm mới của Sáng kiến kinh nghiệm
Học sinh tiếp thu bài một cách chủ động trong mọi tình huống sư phạm.
Thực hiện yêu cầu bài học sáng tạo, khoa học không bị gò bó nhồi nhét.
Học sinh tự tin khi trình bày các tác phẩm trước đám đông, phát huy các
khả năng thiên bẩm mà không cần sự áp đặt của giáo viên.
Thêm yêu thích môn học hơn, tích cực hoạt động trong các phong trào
văn hóa văn nghệ của trường, các đợt hoạt động chào mừng các ngày lễ lớn
trong năm.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Âm nhạc là một môn học mang tính nghệ thuật cao, nó khác rất nhiều so
với môn học khác, tuy nó không đòi hỏi sự chính xác một cách tuyệt đối như
những con số nhưng lại đòi hỏi người học phải có sự yêu thích, sự đam mê thậm
chí là một chút cái gọi là “năng khiếu”, điều này không phải học sinh nào cũng
có được. Học Âm nhạc mang đến cho học sinh những phút giây thư giãn, thoải
mái, học mà chơi, chơi mà học. Thông qua những đoạn nhạc, những lời ca, Âm
nhạc giúp các em nhận thức những hình tượng âm thanh, giai điệu, kích thích
cảm xúc của các em, giúp các em cảm thụ những giai điệu qua từng bài nhạc,
từng câu nhạc.
Hiện nay các trường đều được trang bị phòng máy, phòng đa chức năng,
nối mạng internet và một số thiết bị khác, tạo cơ sở hạ tầng CNTT cho giáo viên

sử dụng vào quá trình dạy học của mình. Công nghệ phần mềm phát triển mạnh,
trong đó các phần mềm giáo dục Tiểu học cũng đạt được những thành tựu đáng
kể như: bộ Office, VioLet … và các phần mền đóng gói, tiện ích khác. Do sự
phát triển của công nghệ thông tin và truyền thông mà mọi người đều có trong
tay nhiều công cụ hỗ trợ cho quá trình dạy học nói chung và phần mềm dạy học
nói riêng. Nhờ có sử dụng các phần mềm dạy học này mà học sinh hứng thú
tham gia bài học hơn trong môi trường học tập. Nhờ có máy tính điện tử mà việc
thiết kế giáo án và giảng dạy trên máy tính trở nên sinh động hơn, tiết kiệm được
nhiều thời gian hơn so với cách dạy theo phương pháp truyền thống. Thông qua
giáo án điện tử, giáo viên cũng có nhiều thời gian đặt các câu hỏi gợi mở tạo
điều kiện cho học sinh hoạt động nhiều hơn trong giờ học.
Ưu điểm nổi bật của phương pháp dạy học bằng công nghệ thông tin so
với phương pháp giảng dạy truyền thống là: Môi trường đa phương tiện kết hợp
những hình ảnh, video, đoạn phim … với âm thanh, màu sắc, văn bản, … được
trình chiếu qua máy tính để tạo nên những điều kiện cực kì thuận lợi để học sinh
học tập bằng hoạt động tự giác, tích cực và sáng tạo. Những tài liệu được cung
cấp bằng nhiều kênh: kênh hình, kênh chữ, âm thanh sống động làm cho học
3


sinh dễ thấy, dễ tiếp thu. Đây là một công dụng lớn của công nghệ thông tin và
truyền thông trong quá trình đổi mới phương pháp dạy học.
Đây là một môn học mang tính nghệ thuật cao, học sinh học theo phương
châm “học để mà vui - vui để mà học”. Vì vậy, phải tạo cho các em sự say mê
hứng thú học tập, khả năng tư duy tìm tòi là rất cần thiết.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Thuận lợi:
Bản thân tôi rất thích tìm tòi, có tinh thần học hỏi, thích khám phá về tin
học, nhất là những gì liên quan đến học sinh. Học sinh trường tôi rất ham học
hỏi, rất chăm ngoan, thông minh, nhanh nhẹn, thích khám phá những điều mới

lạ; một số học sinh ở nhà cũng có máy nên cách sử dụng máy tính đã trở nên
quen thuộc. Bên cạnh đó nhà trường luôn nhận được sự quan tâm ủng hộ, tạo
điều kiện thuận lợi của các cấp chính quyền địa phương, các ban ngành, hội cha
mẹ học sinh... về động viên tinh thần, hỗ trợ cơ sở vật chất để giảng dạy và học
tập. Đội ngũ giáo viên đồng đều, được đào tạo chuẩn và trên chuẩn có lòng nhiệt
tình, yêu nghề mến trẻ, tận tụy với công việc, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau để hoàn
thành nhiệm vụ.
Khó Khăn:
+ Đặc điểm tình hình địa phương
Sơn Hà là xã vùng cao, đặc biệt khó khăn của huyện Quan Sơn. Phía Bắc
giáp xã Sơn Lư và thị trấn Quan Sơn; phía Nam giáp Lào (Với 3,9 km đường
biên); phía Tây giáp xã Tam Lư và xã Sơn Lư; phía Đông giáp xã Trung Thượng
và xã Yên Khương của huyện Lang Chánh. Diện tích tự nhiên của xã Sơn Hà
hơn 8.974,24 ha; dân số có hơn 2024 khẩu. Toàn xã có 6 thôn bản; thuộc chương
trình 135 của chính phủ. Địa hình xã Sơn Hà rất phức tạp, núi non hiểm trở, các
thôn bản đóng rải rác xa trung tâm xã đường giao thông tới nhiều thôn bản đi lại
hết sức khó khăn, sông suối chằng chịt, mùa mưa lũ đi lại rất khó khăn và nguy
hiểm. Các thôn bản lại cách xa nhau và cách xa trung tâm xã, có bản xa đến 13
km do vậy ảnh hưởng lớn đến việc đi học của con em trong xã.
Tình hình chính trị ổn định, đời sống kinh tế, văn hoá của Sơn Hà đã có
bước phát triển. Tuy nhiên, trình độ dân trí không đồng đều, trên 95% là dân tộc
Thái, đời sống kinh tế còn ở mức thấp thuộc diện khó khăn. 100% dân số sống
bằng nghề trồng lúa nước, lúa rẫy và các cây ngắn ngày nên tỉ lệ hộ đói nghèo
còn ở mức cao.
+ Đặc điểm nhà trường
Những năm trở lại đây, nhà trường gặp không ít những khó khăn về cơ sở
vật chất. Năm học 2018 – 2019, nhà trường đã có cơ sở vật chất ổn định nhưng
phòng học chức năng phục vụ cho hoạt động nghệ thuật lại chưa có. Trang thiết
bị dạy học chưa đáp ứng được nhu cầu dạy và học trong điều kiện mới. Điều
kiện kinh tế của người dân còn thấp, dân trí không cao nên việc đầu tư cho con

em học tập còn hạn chế.
+ Về phía giáo viên
Nhìn chung, chất lượng đội ngũ giáo viên nhà trường lượng chưa đồng
đều. Chưa có kinh nghiệm dạy học theo hướng đổi mới tích hợp liên môn trong
4


những tiết dạy ở các môn học dẫn đến giờ học thường khô khan, thiếu sinh
động, chưa kích thích hứng thú và sự yêu thích của học sinh, phần nào ảnh
hưởng đến thái độ học tập của học sinh nói chung và đối với môn âm nhạc nói
riêng.
+ Về phía học sinh
Đối với học sinh trường Tiểu học Sơn Hà, nhìn chung các em đều ngoan,
lễ phép nhưng tương đối nhút nhát. Một nguyên nhân khách quan khác cũng
không kém phần quan trọng liên quan đến hiệu quả và chất lượng bộ môn đó là
thời gian dành cho bộ môn âm nhạc quá ít (1tiết/ tuần).
Nguyên nhân:
-Việc dạy học tương tác giữa người - máy, dạy theo nhóm, dạy phương
pháp tư duy sáng tạo cho học sinh, cũng như dạy học sinh cách biết, cách làm,
cách chung sống và cách tự khẳng định mình vẫn còn mới mẻ đối với giáo viên
và đòi hỏi giáo viên phải kết hợp hài hòa các phương pháp dạy học đồng thời
phát huy ưu điểm của phương pháp dạy học này làm hạn chế những nhược điểm
của phương pháp dạy học truyền thống.
- Các phương tiện, thiết bị phục vụ cho việc đổi mới phương pháp dạy
học bằng phương tiện chiếu còn thiếu và chưa đồng bộ và chưa hướng dẫn sử
dụng nên chưa thực hiện thường xuyên việc kết nối và sử dụng Internet chưa
được thực hiện thường xuyên và có chiều sâu.
- Công tác đào tạo, công tác bồi dưỡng, tự bồi dưỡng đội ngũ giáo viên
chỉ mới dừng lại ở việc xoá mù tin học nên giáo viên chưa đủ kiến thức, mất
nhiều thời gian và công sức để sử dụng công nghệ thông tin trong lớp học một

cách có hiệu quả.
Những vấn đề trên rất dáng lo ngại, ảnh hưởng lớn đến việc học âm nhạc của
học sinh, nên trước khi áp dụng sáng kiến này, tôi đã khảo sát chất lượng đầu
năm đối với học sinh khối 4, khối 5 và kết quả đạt được như sau:
Kết quả khảo sát đầu năm:
Chất lượng
Khối Tổng số
Hoàn thành tốt
Hoàn thành
Chưa hoàn thành
học sinh
TS
%
TS
%
TS
%
4

51

10

19,6

38

74,5

3


5,9

5

39

7

17,9

29

74,4

3

7,7

2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
Giải pháp 1. Ứng dụng công nghệ thông tin vào phân môn học hát:
Để dạy một bài hát mới tạo được sự chú ý đối với các em học sinh vào
bài, các em yêu thích bài hát nhớ bài hát và tạo ấn tượng sâu với các em học sinh
thì giáo viên cần dùng những hình ảnh động,những bức tranh sinh động cũng
như phần đọc lời ca và phần ghép nhạc cho phân môn này thay cho cách dạy
bằng tranh ảnh bảng phụ trước đây.
5


Vì vậy ở phân môn dạy hát tôi sử dụng phần mềm PowerPoint và Encore

4.5 để thiết kế dạng bài dạy hát (Bao gồm cả nhạc và lời). Có thể chèn những
hình ảnh tĩnh hoặc động phù hợp với nội dung bài hát như là một giáo cụ trực
quan sinh động với tính thẩm mỹ rất cao.
Thông thường trong một tiết học dạy hát người giáo viên thường sử dụng
tranh ảnh để minh họa cho nội dung và phần nhạc và lời của bài hát được photo
to ra rồi treo lên bảng, cách làm này đến nay đã trở nên nhàm chán đối với học
sinh. Thực tế với cách giới thiệu bài vẫn là tranh ảnh minh họa nhưng chất lượng
những bức ảnh rất cao có thể là ảnh động thì tác dụng của nó đã vượt trội so với
cách làm cũ, ví dụ: Giới thiệu học hát bài: Những bông hoa những bài ca

Tài liệu tham khảo
1. Sách giáo khoa Âm nhạc lớp 4, 5. Nhà xuất bản Giáo dục.
2. Sách chuẩn kiến thức kĩ năng Âm nhạc lớp 4, 5. Nhà xuất bản Giáo dục.
3. Phương pháp dạy học Âm nhạc, Hoàng Long, Nhà xuất bản Giáo dục.
4. Hướng dẫn sử dụng phần mềm Powerpoint.
5. Hướng dẫn sử dụng phần mềm Encore 4.5.5.
6. Hướng dẫn sử dụng phần mềm Finale 2010.
7. Phần mềm biên tập chỉnh sửa tập tin audio Audacity 1.3.
8. Một số giải pháp tăng cường sử dụng công nghệ thông tin. PGS – TS
Nguyễn Đức Vũ -Khoa âm nhạc, trường ĐHSP Huế.
9. Tài liệu hướng dẫn sử dụng phần mềm trình chiếu Open Office.Org của
Phòng Công nghệ thông tin thuộc Bộ khoa học công nghệ.
10. Lịch sử âm nhạc thế giới toàn tập – GS. Nguyễn Xinh - nhạc viện Hà Nội.
11. Lịch sử Âm nhạc thế giới toàn tập - GS. Nguyễn Xinh Nhạc Viện Hà Nội.
12. Website www.classicalarchives.com - Âm nhạc thế giới
(Giới thiệu chân dung, tác phẩm âm nhạc của các nhạc sĩ nổi tiếng thế
giới)
13. Website www.vnstyle.vdc.com.vn - Viện Âm nhạc
(Giới thiệu các nhạc cụ dân tộc Việt Nam)
14.Website www.nhacvienhanoi.vn - Nhạc viện Hà Nội

15. Phần tìm kiếm hình ảnh trong Website: www.google.com.vn
16. Và một số tài liệu khác.

6


7


MỤC LỤC
Nội dung các mục
1. Phần mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài
1.2. Mục đích nghiện cứu
1.3. Đối tượng nghiên cứu
1.4. Phương pháp nghiên cứu
1.5. Điểm mới của SKKN
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1.Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
-Thuận lợi
-Khó khăn
-Nguyên nhân
2.3. Giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
Giải pháp 1.
Giải pháp 2.
Giải pháp 3.
Giải pháp 4.
2.4. Hiệu quả của SKKN
3. Kết luận, kiến nghị

3.1. Kết luận
3.2. Kiến nghị
Tài liệu tham khảo

Trang
1
1
2
2
2
3
3
3
4
4
4
5
5
5
7
11
14
17
17
17
18
19




×