Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

SKKN Ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy môn Tiếng Anh ở THCS.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (219.06 KB, 26 trang )

Tên đề tài Ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy môn Tiếng Anh ở THCS.
A. PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn sáng kiến:
Giáo dục là nơi chuyển giao kinh nghiệm tri thức khoa học, văn hoá giữa các
thế hệ và người thầy làm nghĩa vụ thiêng liêng là cầu nối cho các thế hệ.
Trong quá trình học tập môn học nào muốn có sự hứng thú của học sinh dành
cho môn học thì cũng bị chi phối bởi các phương tiện, các trang thiết bị đồ dùng dạy
học để tạo ra sự hứng thú cho học sinh say mê tìm hiểu kiến thức. Hứng thú làm nảy
sinh khát vọng khiến họ học tập, làm việc không biết mệt mỏi, bằng mọi phương pháp
để hoàn thành công việc. Lòng khát khao hiểu biết, tính tích cực trong hoạt động nhận
thức, kỹ năng tự học, tự rèn của bản thân là những yếu tố cần được giáo dục cho học
sinh ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Với thế giới những tình huống mới lạ,
những trò chơi bổ ích hấp dẫn dễ nhớ “học mà chơi, chơi mà học”, những kiến thức
khoa học mở ra trước mắt và họ tìm cách khám phá giải quyết tình huống đó tích luỹ
dần vốn kiến thức vững chắc cho mình. Đối với mỗi môn học, học sinh có sự hứng thú
khác nhau tuỳ thuộc vào năng lực của mỗi em. Kiến thức mà học sinh nắm được là cố
gắng nỗ lực và tình cảm tích cực của chính các em.
Trong bối cảnh cuộc cách mạng thông tin diễn ra như vũ bão, bùng nổ khoa học
kỹ thuật công nghệ và thông tin thì việc nắm bắt được ngoại ngữ thông dụng nhất. Sự
phát triển của khoa học và công nghệ đã cho việc giảng dạy ngoại ngữ nói chung và
Tiếng Anh nói riêng được thừa hưởng nhiều thành quả. Nhiều thiết bị dạy học tiên tiến
đã được giới thiệu và áp dụng vào trong lớp học ngoại ngữ. Ngày nay, Tiếng Anh để
giao tiếp với các nước khác trên thế giới lại càng quan trọng hơn. Tiếng Anh giúp
chúng ta có thêm thông tin, tài liệu để cho chúng ta tự hoàn chỉnh tri thức, nâng cao
trình độ, tự hoàn thiện về mọi mặt. Học tốt môn Tiếng Anh người học sẽ bổ túc được
khiếm khuyết về các phương diện, hiểu biết sâu sắc hơn tầm quan trọng của môn Tiếng
Người Thực Hiện: Hoàng Ngọc Đồng Trường: THCS Tân Bắc - Quang Bình - Hà Giang
1
Tên đề tài Ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy môn Tiếng Anh ở THCS.
Anh có niềm hứng thú khi tiếp xúc với nó. Đó là trợ thủ đắc lực để nâng cao chất lượng
học tập. Trước đây mục tiêu chủ yếu của việc dạy và học ngoại ngữ là đọc hiểu để


phục vụ mục tiêu nghiên cứu khoa học, văn học. Ngày nay nhằm phục vụ chính sách
mở cửa giao lưu kinh tế, đổi mới, hoà nhập với khu vực và thế giới, nhất là từ khi Việt
Nam chính thức gia nhập tổ chức kinh tế thế giới WTO, và hướng tới xây dựng cộng
đồng ASEAN. Vì vậy, Tiếng Anh đã và đang trở thành ngoại ngữ số một được dạy ở
nước ta và hướng tới dạy học các môn học cơ bản bằng Tiếng Anh. Để học sinh nắm
bắt được kiến thức tốt, giáo viên phải thay đổi phương pháp truyền đạt, sử dụng các
trang thiết bị dạy học tiên tiến theo kịp với trình độ khoa học công nghệ trên thế giới và
cần phải tạo nhiều hứng thú trong tiến trình bài giảng của mình.
Do nhiều nguyên nhân khác nhau việc dạy và học Tiếng Anh và áp dụng công
nghệ thông tin vào giảng dạy trong nhà trường hiệu quả còn chưa cao. Việc đánh giá
đúng mức vai trò và sự học tập môn học của học sinh là một nhu cầu bức xúc và cần
thiết. Đó là lí do tôi chọn đề tài “Ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy môn
Tiếng Anh ở THCS”.
2 Nhiệm vụ sáng kiến:
Kiến thức các em thu được sau giờ học là sản phẩm nói lên chất lượng giảng dạy
của thầy và thái độ học tập của học sinh tích cực hay thụ động. Hứng thú là yếu tố quan
trọng quyết định chất lượng học tập và thái độ đối với môn học. Qua đó thấy rõ các
phương pháp tạo hứng thú cho học sinh đối với môn học là điều cần thiết từ đó tìm ra
phương pháp giảng dạy tối ưu phù hợp với thực tiễn và tìm ra các trang thiết bị dạy học
tối ưu đối với đối tượng học sinh để tạo ra niềm hứng thú học môn Tiếng Anh ở
trường. Công nghệ thông tin là một ngành khoa học mới ra đời nhưng từ những thập kỷ
80 công nghệ thông tin đã tạo ra một cuộc cách mạng trong các ngành khoa học. Đối
với nước ta công nghệ thông tin mới được du nhập vào từ giữa thập kỷ 90 nhưng đã có
Người Thực Hiện: Hoàng Ngọc Đồng Trường: THCS Tân Bắc - Quang Bình - Hà Giang
2
Tên đề tài Ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy môn Tiếng Anh ở THCS.
một bước phát triển vượt bậc. Việt nam hiện nay là một trong những đất nước có ngành
công ngệ gia công phần mềm tốt nhất trên thế giới. Việc áp dụng công nghệ thông tin
vào giảng dạy tại các nhà trường ngày nay là một xu hướng tiến tiến nhất trong các
thiết bị dạy học.

Để học sinh khắc phục được những khó khăn trong quá trình học tập môn Tiếng
Anh và học có hiệu quả, tôi đã cố gắng tìm tòi nghiên cứu các tài liệu viết về phương
pháp dạy học cộng với trải nghiệm trên thực tế trong 13 năm công tác tại các trường
THCS trong huyện Quang Bình. Tôi đã rút ra được một số kinh nghiệm trong quá trình
tìm ra phương pháp dạy học tốt nhất để tạo hứng thú cho học sinh. Tôi nhận thấy rằng
nếu áp dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy thì sẽ tạo ra không khí lớp sôi nổi học
sinh tập trung hơn vào bài giảng. Tôi hy vọng rằng những kinh nghiệm của tôi sẽ là
một tài liệu nhỏ để các bạn đồng nghiệp tham khảo.
3. Đối tượng nghiên cứu:
- Học sinh khối 9 trường THCS Tân Bắc năm học 2010- 2011 bao gồm 3 lớp: 71 học
sinh.
- Học sinh khối 9 trường THCS Tân Bắc năm học 2011- 2012 bao gồm 3 lớp: 66 học
sinh.
- Học sinh khối 9 trường THCS Tân Bắc năm học 2012- 2013 bao gồm 3 lớp: 69 học
sinh.
4. Phạm vi nghiên cứu :
- “Ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy môn Tiếng Anh ở THCS.”.
5. Phương pháp nghiên cứu
a. Phương pháp tìm hiểu lí thuyết:
- Phân tích tổng hợp lí thuyết.
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
Người Thực Hiện: Hoàng Ngọc Đồng Trường: THCS Tân Bắc - Quang Bình - Hà Giang
3
Tên đề tài Ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy môn Tiếng Anh ở THCS.
b. Phương pháp tìm hiểu thực tiễn:
- Phương pháp quan sát sư phạm.
- Phương pháp điều tra so sánh phân tích tổng hợp.
- Phương pháp nghiên cứu sản phẩm sư phạm.
- Phương pháp nghiên cứu bảng biểu.
- Phương pháp tổng kết qua kinh nghiệm công tác và giảng dạy.

Để thu tập thông tin về hành vi hành động của học sinh đối với môn học phác
thảo chân dung tâm lý để xây dựng mô hình tâm lý về phẩm chất tâm lý đặc thù về đối
tượng trên cơ sở đó, giáo viên có phương án để tạo hứng thú cho học sinh trong giờ
học và lường trước phản ứng có thể có của đối tượng nghiên cứu để có lối ứng xử phù
hợp nhằm đạt hiệu quả cao. Qua đó tâm tư nguyện vọng của học sinh đối với môn học
được bộc lộ.
B. NỘI DUNG:
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA SÁNG KIẾN
1. Cơ sở thực tiễn:
a. Sơ bộ vài nét về thực trạng của khách thể nghiên cứu:
Trường THCS Tân Bắc thuộc sự quản lí của phòng giáo dục đào tạo huyện
Quang Bình. Xã Tân Bắc là một trong những xã nằm ở của ngõ của huyện Quang
Bình, phía bắc giáp hai xã Tiên Nguyên và Xuân Minh, phía nam giáp xã Bằng Lang,
phía đông giáp xã Tân Trịnh, phía tây giáp xã Yên Bình. Đa số người dân ở xã Tân Bắc
là dân tộc ít người, có 5 dân tộc chủ yếu là Pả thẻn, Tày, Dao, Nùng, Kinh, La chí trong
đó dân tộc Pả thẻn chiếm đa số. Ở địa bàn xã Tân Bắc điều kiện kinh tế gia đình học
sinh còn rất nhiều khó khăn, sự quan tâm đến vấn đề học tập của học sinh chỉ có ở một
bộ phận nhỏ phụ huynh, học sinh chưa có đầy đủ sách giáo khoa, sách bài tập cũng như
các loại tài liệu tham khảo có liên quan tới môn Tiếng Anh nhất là các tài liệu cần thiết
Người Thực Hiện: Hoàng Ngọc Đồng Trường: THCS Tân Bắc - Quang Bình - Hà Giang
4
Tên đề tài Ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy môn Tiếng Anh ở THCS.
và không thể thiếu cho môn Tiếng Anh như bảng động từ bất quy tắc, chưa có đầy đủ
băng máy cát sét để luyện nghe, sách bài tập sách tham khảo quá ít. Sự quan tâm của
gia đình và xã hội đối với môn Tiếng Anh chưa cao. Đội ngũ giáo viên còn nhiều bất
cập nhiều giáo viên chuyển hệ và hợp đồng hoặc mới nhận công tác trong ngành giáo
dục. Đời sống của cán bộ giáo viên con gặp nhiều khó khăn, việc học môn Tiếng Anh
luôn bị gián đoạn do điều động giáo viên không kịp thời, chương trình học luôn bị
chậm tiến độ hơn so với trường bạn, và luôn phải chạy chương trình để theo kịp tiến độ
chung của trương trình. Xong không vì thế mà học sinh chán nản trong vấn đề học tập,

các em vẫn nỗ lực vươn lên trong học tập cũng như lao động. Tuy vậy, một số em nhận
thức về môn học chưa có sự yêu thích, đam mê trong môn học Tiếng Anh.
b. Thực trạng về áp dụng công nghệ thông tin vào dạy học ngoại ngữ trong nhà
trường THCS.
Việc áp dụng công nghệ thông tin nói chung và đa phương tiện (multimedia) nói
riêng vào dạy - học ngoại ngữ đang được các trường học THCS rất quan tâm sâu sắc.
Tuy nhiên mức độ áp dụng và sự dụng vào thực tế giảng dạy con chưa có chiều sâu về
chất lượng và số lượng, chưa phong phú và chưa mang lại hiệu quả rõ rệt. Phần lớn các
trường áp dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy mới chỉ dưng lại ở việc sử dụng
phần mềm Microsoft PowerPoint hoặc phần mềm Violet để trình chiếu hoặc là sừ dụng
thay cho Bảng viết hay phần mềm soạn thảo Microsoft Word chỉ dùng để soạn thảo đề
thi, đề kiểm tra bài tập cho học sinh. Việc sử dụng đa phương tiện (multimedia), các
phần mềm học tập (giáo trình điện tử), các thí nghiệm ảo trên máy tính, hệ thống lưu
trữ, truy cập bài giảng thông qua các Website, Forum, Blog cá nhân, các tài liệu bài
giảng, CD-ROM giữa các giáo viên, học sinh, con chưa được phổ biến, đặc biệt hơn
nữa là xảy ra tình trạng down load, copy sao chép bài giảng của người khác thành của
mình. Vì vậy giáo viên cần phải biết cách để khai thác thông tin trên mạng một cách tối
Người Thực Hiện: Hoàng Ngọc Đồng Trường: THCS Tân Bắc - Quang Bình - Hà Giang
5
Tên đề tài Ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy môn Tiếng Anh ở THCS.
đa để có được nhiều nguồn tài liệu phục vụ cho giảng dạy như hệ thống các loại tranh
ảnh, các bài nghe, các video clip, các thí nghiệm ảo
2. Cơ sở khoa học:
Các phương tiện dạy học đóng góp một phần quyết định vào sự thành công của
môn học. Từ trước đến nay, các phương tiện thiệt bị dạy học sau đây đã tham gia tích
cực vào việc dạy và học môn Tiếng Anh ở các nhà trường THCS và THPT:
- Bảng viết và phấn các màu.
- Tranh ảnh và các giáo cụ trực quan.
- Máy cát sét và băng học tiếng.
- Hệ thống loa trong phòng nghe.

Các phương tiện này hiện vẫn đang được sử dụng và vẫn phát huy tốt các tác
dụng. Bảng luôn là công cụ hữu ích cho giáo viên trình bày nội dung bài giảng và học
sinh thể hiện mức độ hiểu bài của mình dưới dạng viết. Tổ chức được bảng viết có
cách trình bày tốt, khoa học, dễ theo dõi luôn là những tiêu chí đánh giá khả năng
truyền đạt và trình độ của giáo viên. Việc kết hợp sử dụng các loại phấn màu, vẽ sơ đồ,
bảng biểu phù hợp luôn tạo hứng thú cho học sinh, góp phần đẩy mạnh tốc độ ghi nhớ
bài giảng của học sinh. Tranh ảnh tự vẽ, sưu tầm hoặc cấp phát đó là nguồn thông tin
bổ ích góp phần làm sinh động bài giảng. Các giáo cụ trực quan khác cũng có tác dụng
tương tự, những điều đó thể hiện sự quan tâm chú ý của giáo viên đến bài giảng. Tuy
nhiên, nhược điểm của các giáo cụ trực quan trên là cồng kềnh khó bảo quản khó sửa,
dễ hỏng, các bức tranh nhiều khi quá nhỏ cho các lớp học sinh có số lượng đông. Việc
thuê người vẽ tranh thì tốn kém nằm ngoài khả năng tài chính của giáo viên. Một số
thiết bị đồ dùng trực quan thì không bền và hạn chế về mặt hình thức.
Làm thế nào để có sự say mê thực sự và phát huy hết tính tích cực tự giác của
học sinh trong vấn đề học tập là vấn đề trăn trở của các nhà giáo, của nhà trường gia
Người Thực Hiện: Hoàng Ngọc Đồng Trường: THCS Tân Bắc - Quang Bình - Hà Giang
6
Tên đề tài Ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy môn Tiếng Anh ở THCS.
đình và xã hội từ đó phát huy vai trò hứng thú của học sinh và lao động. Biểu hiện của
hứng thú trong học tập thể hiện như thế nào? Chúng ta lần lượt giải quyết vấn đề đó
qua đề tài này.
a. Các phương tiện dạy học áp dụng công nghệ thông tin là gì?
Sự phát triển của khoa học công nghệ đã làm cho việc giảng dạy ngoại ngữ nói
chung và Tiếng Anh nói riêng được thừa hưởng nhiều thành quả. Nhiều thiết bị dạy
học tiên tiến đã được đưa vào các trường THCS và THPT. Có thể kể tên một số thiết bị
như sau:
- Máy tính xách tay (lap top).
- Máy chiếu hắt (OHP).
- Đầu VCD và Màn hình TV.
- Máy chiếu đa năng (Multimedia projector)

- Máy chiếu vật thể (video presenter)
- Mạng Internet, Intranet, Lan, Wifi, USB 3G
- Bảng thông minh (Interactive board)
- Các thiết bị lưu trữ thông tin như máy ghi âm, chụp ảnh, quay phim, điện thoại di
động, ổ đĩa lưu trữ USB, đầu đọc, ghi thẻ nhớ,
b. Nhận thức của học sinh về môn Tiếng Anh:
- Qua sự tìm hiểu tôi có sự ghi nhận rằng: Do bước đầu tiếp xúc với môn Tiếng
Anh một môn học mới lạ, về một đất nước xa xôi, những con người mà học sinh chưa
bao giờ được tiếp xúc, hơn nữa học sinh ở khu vực nông thôn không mấy quan tâm đến
môn học này. Đó là những khó khăn đối với các em. Những khó khăn đó không ngăn
được sự hứng thú của các em về những kiến thức khoa học mới, những phong tục tập
quán mới, con người mới. Tuy nhiên kết quả học tập của HK1 vẫn có những hạn chế
nhất định.
Người Thực Hiện: Hoàng Ngọc Đồng Trường: THCS Tân Bắc - Quang Bình - Hà Giang
7
Tờn ti ng dng cụng ngh thụng tin trong ging dy mụn Ting Anh THCS.
Qua kho sỏt u nm kt qu nh sau :
Lp 9a,b,c nm 2010-2011 Gii Khỏ Trung bỡnh Yu Kộm
Tng s:71 0 17 39 15
Lp 9a,b,c nm 2011-2012 Gii Khỏ Trung bỡnh Yu Kộm
Tng s:66 0 12 37 17
Lp 9a,b,c nm 2012-2013 Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém
Tổng số:69 0 15 41 13
c. Những đòi hỏi đối với học sinh khi học tập bộ môn Tiếng Anh:
Tiếng Anh là môn học khó cho quá trình nhận thức của học sinh nhất là đối với
đối tợng học sinh dân tộc thiểu số vùng sâu vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế còn gặp
nhiều khó khăn nh xã Tân Bắc. Đối với các em việc có đủ điều kiện theo học đợc ở tr-
ờng là cả một vấn đề lớn đặt ra trớc mắt. Với mục tiêu cụ thể khi hoàn thành chơng
trình THCS học sinh phải đạt những yêu cầu chủ yếu sau đây đối với bộ môn Tiếng
Anh:

-Nắm kiến thức cơ bản, tối thiểu và tơng ứng với Tiếng Anh thực hành hiện đại,
phù hợp với lứa tuổi.
- Có kĩ năng sử dụng môn Ting Anh nh mt cụng v giao tip di dng nghe,
núi, c, vit.
- Cú s hiu bit khỏi quỏt v vn hoỏ cỏc nc s dng Ting Anh.
- Hỡnh thnh cỏc k nng hc ting v phỏt trin t duy. Trong quỏ trỡnh tip thu
ngụn ng, hc sinh t kt qu cao trong hc tp. ng c hc tp cú khi cỏc em cm
thy s hng thỳ i vi mụn hc v thy c s tin b ca chớnh mỡnh.
Nhng ũi hi trờn l c mt vn ln, l mt bi toỏn nan gii t lờn vai cỏc
thy cỏc cụ giỏo thy giỏo, nhng ngi trc tip ng trờn bc ging dy d hc sinh
nht l i vi b mụn Ting Anh.
Ngi Thc Hin: Hong Ngc ng Trng: THCS Tõn Bc - Quang Bỡnh - H Giang
8
Tên đề tài Ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy môn Tiếng Anh ở THCS.
d. Vai trò của giáo viên giảng dạy:
Là chiếc cầu chuyển giao tri thức khoa học công nghệ giữa các thế hệ, vì vậy,
mỗi người thầy phải có tri thức, đạo đức và lối sống trong sáng, có phương pháp giảng
dạy hiệu quả. Trong quá trình giảng dạy người thầy nên tạo mối quan hệ vui vẻ, hoà
nhã, biết cách tìm hiểu và tiếp cận đối tượng, biết cách gây được sự chú ý của học sinh
để tạo ra hứng thú.
Do đó, người giáo viên cần phải xác định được mục đích và nhiệm vụ giáo dục,
hoàn cảnh tâm lí và đạo đức của học sinh những đặc điểm nhân cách của chính bản
thân, hệ thống các phương pháp giáo dục và giảng dạy trong quá trình giao tiếp. Hơn
nữa phải biết tôn trọng nhân cách đối tượng giao tiếp. Phải có quan điểm chỉ đạo định
hướng cho hành vi, hành động tiếp xúc của họ nhằm đảm bảo kết quả của quá trình
nhận thức .
Để tạo động cơ học tập tích cực cho các em giáo viên nên sử dụng các tình
huống thách đố, những trò chơi hấp dẫn lôi cuốn các em vào các hoạt động trên lớp
vừa mang tính chất yêu cầu trình độ nhận thức cao, vừa phù hợp với trình độ để các em
có thể cảm nhận được sự tiến bộ của mình trong học tập .

e. Vai trò của bạn bè :
Thông qua sự hợp tác, tìm tòi, học hỏi, nghiên cứu, thảo luận trong tập thể giải
quyết những tình huống do giáo viên đưa ra. Trong tập thể ý kiến cá nhân được điều
chỉnh, khẳng định. Học sinh tự hỏi vì sao họ làm được mà mình không làm được. Để từ
đó học sinh có sự tiến bộ vượt bậc trong nhận thức của mình đối với môn học. Để có
sự biến đổi lớn về số lượng, chất lượng của học sinh đối với môn Tiếng Anh.
f. Vai trò của phương tiện thiết bị dạy học:
Từ trước đến nay, máy cát sét vẫn chứng tỏ là một công cụ rất hữu ích trong
giảng dạy ngoại ngữ. Các băng học Tiếng Anh luôn có sẵn, giá chấp nhận được, dễ sử
Người Thực Hiện: Hoàng Ngọc Đồng Trường: THCS Tân Bắc - Quang Bình - Hà Giang
9
Tên đề tài Ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy môn Tiếng Anh ở THCS.
dụng. Tuy nhiên, hiện nay một số trường vẫn chưa đảm bảo số lượng máy cát sét và
băng đĩa tiếng cần thiết. Một số máy không được quan tâm bảo dưỡng nên hỏng hóc
thường xuyên, chất lượng không đảm bảo dẫn tới việc giảng dạy nghe bị lơ là, nhiều
nơi hầu như không có. Một số trường chỉ có hệ thống loa phóng thanh công suất lớn.
Hình thức này thuận lợi cho các thông báo của nhà trường và giải trí vào giờ ra chơi
nhưng không phù hợp cho việc học ngoại ngữ. Một số nơi dã tận dụng hình thức này
để kiểm tra nghe đồng loạt (thi học kì) nhưng chất lượng chưa cao.
Máy chiếu đa năng (Multimedia projector) hiện nay là niềm mơ ước của không
những lớp học ngoại ngữ mà còn là niềm mơ ước chung cho tất cả các bộ môn trong
nhà trường, kết hợp với máy vi tính và một bộ loa tốt, máy chiếu trở thành một công cụ
đa phương tiện hoàn hảo cho việc học ngoại ngữ. Nó cho phép trình chiếu bài giảng
với cả kênh hình ảnh sống động, âm thanh trung thực. Máy chiếu thu hút sự chú ý cao
độ của đông đảo người học, thúc đẩy sự tương tác giữa người dạy và người học. Bài
giảng của giáo viên luôn mềm dẻo, linh hoạt luôn được cập nhật. Các bài giảng điện tử
nếu được thiết kế tốt sẽ kích thích khả năng nhận thức của học sinh, hạn chế thời gian
đọc chép trên lớp, tăng thời gian luyện tập, tranh luận xây dựng bài.
Máy vi tính đã trở thành người bạn của các giáo viên ngoại ngữ. Giáo án, bài
giảng điện tử, bài kiểm tra nay đã được soạn trên máy vi tính. Đặc biệt, khi máy tính

được kết nối mạng Internet, máy tính sẽ trở thành một kho dữ liệu khổng lồ phục vụ
cho công việc giảng dạy. Trên mạng có một số lượng rất lớn các tư liệu có thể khai
thác miễn phí phục vụ cho giảng dạy và học tập ngoại ngữ (chủ yếu là bằng tiếng Anh).
Mạng Internet và Intranet cho phép giáo viên chia sẻ thông tin, giảm thiểu thời gian ghi
chép, tăng thời gian tự học, tự giải quyết vấn đề. Một số giáo viên hiện nay đã xây
dựng các trang Website các trang diễn đàn (Forums) để xây dựng các nhóm học tập,
trao đổi kinh nghiệm (mailing groups) giữa giáo viên với giáo viên, giữa học sinh với
Người Thực Hiện: Hoàng Ngọc Đồng Trường: THCS Tân Bắc - Quang Bình - Hà Giang
10
Tên đề tài Ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy môn Tiếng Anh ở THCS.
học sinh. Máy tính không chỉ giúp giáo viên tìm kiếm thông tin phục vụ các kĩ năng
như Đọc, Viết mà còn xây dựng các tư liệu Nói, Nghe. Giáo viên có thể tự thiết kế các
bài tập luyện nghe thông qua các phân mềm ghi âm, tự mình đọc hoặc nhờ người nước
ngoài đọc giúp, ngoài ra còn có thể điều chỉnh độ dài và cường độ của giọng nói
Bên cạnh các thiết bị dạy học hiện đại đã nêu trên, người dạy và người học ngoại
ngữ hiện nay còn có thể tận dụng các tính năng của các thiết bị kĩ thuật số hiện có. Như
giáo viên có thể dùng máy ghi âm để thu âm để thu âm các chương trình tiếng nước
ngoài, sử dụng máy điện thoại có chức năng bắt sóng ti vi và ghi hình các chương trình
ti vi để xây dựng thêm kho tư liệu cá nhân hoặc dùng máy ảnh kỹ thuật số, USB 3G,
điện thoại kết nối 3G cũng có thể sử dụng được
III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1. Nguyên nhân dẫn tới tình trạng áp dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy
chưa được sâu rộng và có hiệu quả.
- Giáo viên còn thiếu kiến thức về công nghệ thông tin nói chung và đa phương
tiện (multimedia) nói riêng (hay còn gọi là tình trạng mù vi tính). Nhiều giáo viên
không thấy được mối liên hệ giữa máy vi tính và việc học ngoại ngữ mà chỉ coi máy vi
tính là công cụ để soạn bài cho nhàn nhã hơn thay cho việc ghi chép sổ sách giáo án.
- Giáo viên không có đủ thời gian đẻ chuẩn bị các bài giảng được áp dụng công
nghệ thông tin. Nhiều giáo viên khác lại gặp khó khăn trong việc tìm kiếm các nguồn
tài liệu đa phương tiện (multimedia) phù hợp với đối tương học sinh của mình.

- Các nhà trường THCS và THPT hiện nay đa số đều không có đủ trang thiết bị
cơ sở vật chất để hỗ trợ cho việc áp dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy đại trà như
các phòng chức năng riêng cho việc dạy học trên máy chiếu.
Người Thực Hiện: Hoàng Ngọc Đồng Trường: THCS Tân Bắc - Quang Bình - Hà Giang
11
Tên đề tài Ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy môn Tiếng Anh ở THCS.
- Một số giáo viên còn có tư tưởng e dè, tâm lí e ngại trước một lĩnh vực mới mà
hoàn toàn chưa có hiểu biết gì về lĩnh vực đó, việc tiếp cận với công nghệ thông tin, do
đó họ phải làm lại từ đàu gây ra tâm lí ngại khổ ngại khó và ngại suy nghĩ.
2. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề.
Hiện nay nhiều nhà trường đã xây dựng được phòng học đa phương tiện
(multimedia), mua sắm được các trang thiết bị dạy học hiện đại trên lớp, phần lớn các
giáo viên ngoại ngữ đã chủ động tự mình mua trang bị máy vi tính đặc biệt là máy tính
sách tay, các trường đã có máy chiếu đa chức năng (Multimedia projector) để phục vụ
cho giảng dạy.
Xây dựng được hệ thông lưu trữ thông tin, tư liệu giản dạy, học tập, chia sẻ tư
liệu thông qua hệ thông các Website của các tổ chức, cá nhân, các diễn đàn để cung
bàn luận để tạo ra hiệu quả cao trong giảng dạy, các forums, các blog của cá nhân,
những hình thức khai thác thông tin trên đã cho phép các giáo viên, học sinh trong
trường truy cập và chia sẻ thông tin dễ dàng.
Sở giáo dục Hà Giang đã tiến hành nhiều khóa tập huấn cho các cán bộ quản lí,
các giáo viên trong tỉnh. Tuy nhiên, số lượng người được tham gia tập hấn còn ít chất
lượng còn chưa được cao. Sở giáo dục nên tổ chức các khóa học các lớp tập huấn đại
trà nhằm giúp giáo viên thấy được vai trò và tác dụng của ứng dụng công nghệ thông
tin trong việc dạy - học ngoại ngữ.
Xây dựng các bài giảng điện tử mẫu trên Microsoft PowerPoint hoặc phần mềm
Violet để giáo viên tham khảo và sau đó hướng dẫn giáo viên các tiến trình để soạn
thảo một bài giảng trên các phần mềm đó, và áp dụng với từng lớp cụ thể.
Soạn, viết các tư liệu đa phương tiện, các phần mềm học tập, đóng gói vào các
đĩa CD hoặc USB để thuận tiện cho việc vận chuyển lưu trữ và sử dụng.

Người Thực Hiện: Hoàng Ngọc Đồng Trường: THCS Tân Bắc - Quang Bình - Hà Giang
12
Tên đề tài Ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy môn Tiếng Anh ở THCS.
Tập hợp xây dựng các trang Web, các diễn đàn (forums) dành riêng cho giáo
viên và học sinh các trường phổ thông và bản thân các trường học trong tỉnh Hà giang
nên chủ động xây dựng các trang Web riêng cho trường của mình thông qua các tên
miền do Sở giáo dục quy định sẵn, các trang Web này sẽ là nơi cung cấp và chia sẻ tư
liệu giảng dạy, học tập, học trực tuyến
Xây dựng hệ thống phần mềm áp dụng cả cho giảng dạy trên lớp và cho học sinh
tự học dựa trên sách giáo khoa nhưng cần phải bổ sung thêm hình ảnh, âm thanh, phim
minh họa và hệ thống câu hỏi dưới các dạng trắc nghiệm, tự luận để học sinh có cơ hội
tự kiểm tra đánh giá trình độ bản thân.
Khuyến khích giáo viên, học sinh tích cực chủ động sử dụng Internet thông qua
mọi hình thức để giúp họ dễ dàng hơn trong việc khai thác các nguồn tư liệu.
Sau đây tôi xin lấy một vài ví dụ về sử dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy
môn Tiếng Anh :

Người Thực Hiện: Hoàng Ngọc Đồng Trường: THCS Tân Bắc - Quang Bình - Hà Giang
13
Tên đề tài Ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy môn Tiếng Anh ở THCS.

Người Thực Hiện: Hoàng Ngọc Đồng Trường: THCS Tân Bắc - Quang Bình - Hà Giang
14
Tên đề tài Ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy môn Tiếng Anh ở THCS.
Người Thực Hiện: Hoàng Ngọc Đồng Trường: THCS Tân Bắc - Quang Bình - Hà Giang
15
Tên đề tài Ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy môn Tiếng Anh ở THCS.
Người Thực Hiện: Hoàng Ngọc Đồng Trường: THCS Tân Bắc - Quang Bình - Hà Giang
16
Tên đề tài Ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy môn Tiếng Anh ở THCS.

Người Thực Hiện: Hoàng Ngọc Đồng Trường: THCS Tân Bắc - Quang Bình - Hà Giang
17
Tên đề tài Ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy môn Tiếng Anh ở THCS.
Nhằm tạo cho học sinh một môi trường thuận lợi nhất giáo viên cần quan tâm
sử dụng tối đa thời gian lên lớp học sinh sử dụng tối đa ngữ liệu ở trên lớp một cách
hiệu quả và ý nghĩa. Để làm được điều này cần huy động cặp, nhóm và các thủ thuật
lôi cuốn các em tham gia vào các hoạt động trên lớp một cách tích cực. Cần sử dụng
Tiếng Anh giao tiếp trên lớp học một cách tối đa: Giữa học sinh và giáo viên, giữa học
sinh với nhau tạo điều kiện để các em được giao tiếp thật. Bên cạnh đó nên sử dụng
Tiếng Việt khi cần thiết: Để giải thích những từ chỉ khái niêm phức tạp, các cấu trúc
ngữ pháp khó hoặc giải thích những yêu cầu của giáo viên về bài tập .
Sử dụng sách giáo khoa một cách sáng tạo là điều cần thiết. Giáo viên cần hiểu
rõ ý đồ yêu cầu mục tiêu của từng bài từng mục dạy trong sách giáo khoa để một mặt
dạy đúng trọng tâm bài dạy, mặt khác có thể sử dụng sách giáo khoa một cách sáng tạo
phù hợp với đối tượng học sinh. Bên cạnh đó không thể thiếu các tài liệu và phương
tiện hổ trợ tích cực hiệu quả, đó là những thiết bị sau
- Băng , máy catsset.
- Máy tính xách tay.
- Máy chiếu hắt (OHP).
- Đầu VCD và Màn hình TV.
- Máy chiếu đa năng (Multimedia projector)
- Máy chiếu vật thể (video presenter)
- Mạng Internet, Intranet hoặc mạng Lan, USB 3G
- Bảng thông minh (Interactive board)
- Tài liệu bổ trợ, Tài liệu tham khảo, Tranh ảnh.
- Định hướng kiểm tra đánh giá
- Các thiết bị kỹ thuật số như máy ghi âm, chụp ảnh, quay phim, điện thoại di
động, ổ đĩa lưu trữ USB, đầu đọc thẻ nhớ
Người Thực Hiện: Hoàng Ngọc Đồng Trường: THCS Tân Bắc - Quang Bình - Hà Giang
18

Tên đề tài Ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy môn Tiếng Anh ở THCS.
Các thiết bị dạy học đóng góp một phần quyết định vào sự thành công của bài
giảng, nhờ có thông tin qua nhiều kênh hình, tiếng, và những hiệu ứng về âm thanh
hình ảnh sống động vui mắt sẽ tạo ra sự hứng thú tối đa của học sinh đối với môn học.
Ngày nay, công nghệ thông tin và các ứng dụng của nó trong đời sống là hết sức rộng
rãi, việc sử dụng công nghệ thông tin trong bài giảng và học tập đã được ứng dụng từ
những năm 1960. Song áp dụng công nghệ thông tin trong dạy học ngoại ngữ chỉ mới
bắt đầu từ những năm 1990. Nếu như giáo viên áp dụng được công nghệ thông tin
trong dạy và học ngoại ngữ thì đó sẽ là một bước tiến lớn trong giáo dục. Và việc nâng
cao hứng thú của học sinh đối với môn Tiếng Anh sẽ được nâng cao hơn
Sau 4 năm áp dụng công nghệ thông vào giảng dạy mà tôi áp dụng sáng kiến
kinh nghiệm này tại trường THCS Tân Bắc đã thu được nhiều kết quả đáng kể. Từ năm
2011-2012 Trường THCS Tân Bắc có 5 em đạt thi học sinh giỏi cấp trường và 2 em
đạt học sinh giỏi cấp huyện, và 3 em được tham dự kì thi học sinh giỏi cấp tỉnh.
III. KẾT QUẢ
Qua thực tế giảng dạy và áp dụng một số phương pháp truyền đạt mới cho học sinh qua
từng phần, từng bài giảng qua một học kỳ tôi có được kết quả như sau:
Lớp 9a,b,c năm 2010-2011 Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém
Tổng số:71 5 17 48 1
Lớp 9a,b,c năm 2011-2012 Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém
Tổng số:66 5 19 40 2
Lớp 9a,b,c kỳ I năm 2012-2013 Giái Kh¸ Trung b×nh YÕu KÐm
Tæng sè:69 6 18 43 2
Người Thực Hiện: Hoàng Ngọc Đồng Trường: THCS Tân Bắc - Quang Bình - Hà Giang
19
Tên đề tài Ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy môn Tiếng Anh ở THCS.
* Những lưu ý khi áp dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy.
Hiện nay, nhiều địa phương trong tỉnh Hà giang đã và đang khuyễn khích giáo
viên soạn và giảng giáo án điện tử, và coi đây là phương pháp dạy học mới hiệu quả
nhất. Tuy nhiên khi sử dụng máy tính để chuẩn bị bài giảng của mình giáo viên cần lưu

ý môt số điểm sau đây:
- Cần phải coi máy tính như một thiết bị dạy học giống như các phương tiện dạy
học khác. Máy tính không thay thế được giáo viên và cũng không phải là công cụ toàn
năng có thể thay thế cho tất cả các phương tiện dạy hoc khác. Việc kết hợp các phương
tiệnn dạy học khác nhau một cách hợp lý trong một tiết học sẽ mang lại hiệu quả cao
hơn một tiết dạy hoàn toàn bằng máy tính. Phần trình bày một bài ngữ pháp của giáo
viên có thể rất hấp dẫn và sinh động, học sinh tỏ ra rất thích thú và hiểu bài, nhưng do
bị cuốn hút vào nàu sắc, hình ảnh ssống động mà quên ghi chép bài. Giáo viên cần
nghiên cứu khi nào thi nên sử dụng máy tính khi nào viết lên bảng, khi nào thì cần
dùng worksheet để học sinh làm bài tập nhóm.
- Khi soạn bài bằng Microsoft PowerPoint hoặc phần mềm Violet, lưu ý giáo
viên không nên quá cầu kì sử dụng các kiểu front chữ kiểu cách, kích thướng quá nhỏ
hoặc quá lớn không nên dùng quá nhiều màu sắc trên một slide hoặc màu có nhiều hiệu
ứng khác nhau (animation scheme), nên chon máu nền (background color) là màu sáng,
màu chữ tối.
- Khi đang trình chiếu. Giáo viên muốn tạm ngưng để học sinh thảo luận, nên
bấm nút ‘B’ trên bàn phím để màn hình chuyển về màu đen cho học sinh thảo luận và
muốn trình chiếu tiếp ấn phím bất kì, nhờ đó , học sinh chi chú ý đến hoạt động thảo
luận mà thôi.
Người Thực Hiện: Hoàng Ngọc Đồng Trường: THCS Tân Bắc - Quang Bình - Hà Giang
20
Tên đề tài Ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy môn Tiếng Anh ở THCS.
C. PHẦN KẾT LUẬN:
1. Ý nghĩa của việc áp dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy
Giáo viên là người lựa chọn và sử dụng phương pháp giảng dạy, cũng như
phương tiện dạy học phù hợp với điều kiện của mình, với nội dung bài dạy và trình độ
nhận thức của học sinh. Vì vậy không có một phương tiện dạy học nào có thể gọi là lí
tưởng nhất cho mọi trường hợp. Khả năng sáng tạo và điều chỉnh các phương tiện dạy
học có sẵn của giáo viên chính là yếu tố quan trọng nhất. Vì vậy, nhân tố con người
trong việc áp dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy bộ môn Tiếng Anh cũng rất

quan trọng. Nhờ có giáo viên biết khai thác công nghệ thì bài giảng mới thành công và
mục đích cuối cung là nhận thức mà học sinh có đươc sau tiết học. Áp dụng công nghệ
thông tin vào giảng dạy có một ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc tìm tòi hướng đi
cho giáo dục Hà Giang, nó không những tạo ra nhiều hứng thú cho người học mà còn
tổng hợp và cung cấp thông tin qua nhiều kênh giao tiếp, hơn nữa lại rất tiết kiệm thời
gian và tạo môi trường tự nhiên trong giờ dạy.
2. Bài học kinh nghiệm:
Chương trình môn Tiếng Anh hiện nay chưa quy định được định lượng cụ thể,
nội dung cụ thể, chưa có giáo trình có chất lượng, phân phối chương trình còn nhiều
bất cập. Để cho học sinh tiếp thu bài thật tốt cần có những biện pháp giáo dục hiệu quả.
Trong học tập mọi điều không phải đều lí thú mà nhiều lúc buộc phải dùng đến
sức mạnh ý chí, nghị lực cá nhân để chiếm lĩnh được tri thức cần đạt. Việc áp dụng
công gnhệ thông tin vào giảng dạy nhiều khi cũng không đạt được hiệu quả như mong
muốn. Tuy nhiên, vẫn phai theo đúng theo xu hướng của thời đại thông tin.
3. Ý kiến đề xuất:
a. Đối với học sinh:
Người Thực Hiện: Hoàng Ngọc Đồng Trường: THCS Tân Bắc - Quang Bình - Hà Giang
21
Tên đề tài Ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy môn Tiếng Anh ở THCS.
-Thái độ học tập cần tích cực, chủ động.
- Có sự khéo léo, nhuần nhuyễn, chủ động tìm hiểu để vận dụng những
kiến thức vào cuộc sống một cách sáng tạo.
b. Đối với giáo viên:
- Cần tìm hiểu tâm lí lứa tuổi để có phương pháp giáo dục học sinh.
- Lựa chọn phương pháp giảng dạy trên lớp và thể hiện bằng nhiều cách
khác nhau.
- Cần tìm tòi sáng tạo những đồ dùng dạy học có giá trị thiết thực.
- Cần phải chịu khó trau dồi kinh nghiệm khám phá tìm tòi cái mới và áp
dụng vào thực tế của địa phương.
c. Đối với các nghành có liên quan:

Cần đầu tư đầy đủ các thiết bị cần thiết tối thiểu cho môn học.
Cần đầu tư các thiết bị dạy học đa phương tiện cho các trường.
Cần có tiết học ngoại khoá để có điều kiện giáo tiếp với người nước ngoài.
Ngoài ra, ba môi trường không thể thiếu: Nhà trường, gia đình xã hội cần có sự
liên kết chặt chẽ và toàn diện hơn nữa.
Mỗi người có một suy nghĩ, mỗi giáo viên có một phong cách lên lớp riêng.
Song tôi nghĩ dù là phương pháp nào đi chăng nữa thì mục tiêu cuối cùng đó là truyền
thụ cho các em học sinh đúng và đủ kiến thức giúp các em hiểu bài và khắc sâu bài
giảng và khắc sâu kiến thức một cách nhanh nhất. Với bộ môn Tiếng Anh tôi thiết nghĩ
tìm được một phương pháp chung trong dạy học để đạt hiệu quả cao nhất là điều khiến
mỗi giáo viên phải tìm tòi, song không phải cũng dễ dàng đạt được điều đó.
Những suy nghĩ trên đây của tôi về việc dạy học áp dụng công nghệ thông tin
chỉ là một kinh nghiệm rút ra từ những gì tôi được tiếp xúc qua nhiều năm công tác tại
các trường vùng sâu vùng xa, qua các đợt tập huấn hè của ngành giáo dục, kết hợp với
Người Thực Hiện: Hoàng Ngọc Đồng Trường: THCS Tân Bắc - Quang Bình - Hà Giang
22
Tên đề tài Ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy môn Tiếng Anh ở THCS.
thực tế giảng dạy truyền thống, và đổi mới cùng với kiến thức đã tích lũy được ở
trường chuyên nghiệp và khả năng tự học tự sáng tạo. Tuy nhiên, trong bản sáng kiến
kinh nghiệm này của tôi còn có rất nhiều mặt hạn chế và thiếu sót, song đó chỉ là yếu
tố cá nhân. Rất mong sự quan tâm chỉ dẫn tham gia đóng góp ý kiến của các đồng chí,
đồng nghiệp, các đồng chí chuyên viên, ban giám hiệu nhà trường, các nghành các cấp
quan tâm hơn nữa đến bộ môn này./.
Tân Bắc, ngày 20 tháng 02 năm 2013
Người Viết
Hoàng Ngọc Đồng
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. TÀI LIỆU TẬP HUẤN HÈ CÁC NĂM 2006, 2007, 2008, 2009, 2010
2. GIÁO DỤC HỌC ĐẠI CƯƠNG
3. TÂM LÍ HỌC SƯ PHẠM VÀ TÂM LÝ HỌC LỨA TUỔI

4. CÁC VĂN BẢN NGHỊ ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ, CÁC THÔNG TƯ CHỈ THỊ
CỦA SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO HÀ GIANG, PHÒNG GIÁO DỤC HUYỆN
QUANG BÌNH .
5. CÁC TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN CỦA TRƯỜNG THCS TÂN BẮC
Người Thực Hiện: Hoàng Ngọc Đồng Trường: THCS Tân Bắc - Quang Bình - Hà Giang
23
Tờn ti ng dng cụng ngh thụng tin trong ging dy mụn Ting Anh THCS.
6. TI LIU TP HUN MODULE 4,5,6 NM 2012.
MC LC
Ni dung Trang
A. PHN M U 1
1 Lý do chn sỏng kin 1
2 Nhim v ca sỏng kin 2
3 i tng nghiờn cu 3
4 Phm vi nghiờn cu 3
5 Phng phỏp nghiờn cu 3
B. NI DUNG 4
I. C S Lí LUN CA SNG KIN 4
1. C s thc tin: 4
2. C s khoa hc: 5
III. GII PHP THC HIN VN NGHIấN CU 11
1. Nguyờn nhõn dn ti tỡnh trng ỏp dng cụng ngh thụng tin vo
ging dy cha c sõu rng v cú hiu qu. 11
2. Cỏc bin phỏp ó tin hnh gii quyt vn . 11
III. KT QU 17
*. Nhng lu ý khi ỏp dng cụng ngh thụng tin vo ging dy.
17
C. PHN KT LUN: 18
1. í nghĩa của việc áp dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy
21

2. Bài học kinh nghiệm: 21
3. ý kiến đề xuất 21
Ngi Thc Hin: Hong Ngc ng Trng: THCS Tõn Bc - Quang Bỡnh - H Giang
24
Tên đề tài Ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy môn Tiếng Anh ở THCS.
Tài liệu tham khảo 24
Người Thực Hiện: Hoàng Ngọc Đồng Trường: THCS Tân Bắc - Quang Bình - Hà Giang
25

×