Tải bản đầy đủ (.pdf) (212 trang)

Quản trị rủi ro trong lưu trữ (qua thực tế ở Việt Nam)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.54 MB, 212 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

---------------------------

Trần Thanh Tùng

QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG LƯU TRỮ
(QUA THỰC TẾ Ở VIỆT NAM)

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LƯU TRỮ HỌC

Hà Nội - 2018


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

---------------------------

Trần Thanh Tùng

QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG LƯU TRỮ
(QUA THỰC TẾ Ở VIỆT NAM)
Chuyên ngành:

Lưu trữ học

Mã số:

62 32 03 01



LUẬN ÁN TIẾN SĨ LƯU TRỮ HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. Vũ Thị Phụng
XÁC NHẬN NCS ĐÃ CHỈNH SỬA THEO QUYẾT NGHỊ
CỦA HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ LUẬN ÁN
Người hướng dẫn khoa học

Chủ tịch hội đồng đánh giá
Luận án Tiến sĩ

PGS.TS. Vũ Thị Phụng

GS.TSKH. Nguyễn Văn Thâm

Hà Nội - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, không sao chép
từ các công trình nghiên cứu khác. Các số liệu khảo sát trình bày trong luận án là
trung thực và chưa được công bố trong các công trình nghiên cứu khác.
Các thông tin tham khảo từ các công trình của các học giả trong và ngoài
nước được trích dẫn nguồn rõ ràng.
Nếu không đúng như trên tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.

Tác giả luận án

Trần Thanh Tùng



LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện luận án “Quản trị rủi ro trong lưu trữ (qua thực tế ở
Việt Nam), tôi đã nhận được sự giúp đỡ trực tiếp của cán bộ, công chức, viên chức
trong các cơ quan, tổ chức lưu trữ: Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước, Trung tâm
Lưu trữ Quốc gia I, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III,
Chi cục Văn thư Lưu trữ các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Lạng Sơn, Bắc Ninh, Bắc
Giang, Lai Châu, Thái Nguyên, Hà Giang, Nam Định, Quảng Ninh, Nghệ An, Hà
Tĩnh, Quảng Bình, Huế, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Bình Phước…. Tôi xin bày tỏ lời
cảm ơn tới sự giúp đỡ nhiệt tình của Quý cơ quan.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Vũ Thị Phụng - giảng viên
trực tiếp định hướng, hướng dẫn tôi thực hiện luận án.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các Thầy, Cô giáo Khoa Lưu trữ học
và Quản tri văn phòng, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học
Quốc gia Hà Nội nơi tôi đang công tác đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá
trình nghiên cứu, viết luận án.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè đã động viên khích lệ tôi để tôi
hoàn thành luận án.

Tác giả
Trần Thanh Tùng


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
STT CHỮ VIẾT TẮT

DIỄN GIẢI

1


QTRR

Quản trị rủi ro

2

RR

Rủi ro

3

TLLT

Tài liệu lưu trữ

4

TL

Tài liệu

5

TW

Trung ương

6


VN

Việt Nam

7

VTLT

Văn thư lưu trữ


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
MỞ ĐẦU ...................................................................................................................... 5
1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................. 5
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của luận án............................................................................ 7
3. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu ...................................................... 7
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án ..................................................... 8
5. Góc độ tiếp cận và phương pháp nghiên cứu ....................................................... 9
6. Tài liệu tham khảo .............................................................................................. 12
7. Đóng góp của luận án ......................................................................................... 12
8. Bố cục của luận án .............................................................................................. 13
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ....................................... 15
1.1. Nguồn tƣ liệu, tài liệu sử dụng trong tổng quan ............................................. 15
1.1.1. Các công trình nghiên cứu về RR và QTRR nói chung ............................... 15
1.1.2. Các công trình nghiên cứu có liên quan đến RR và QTRR trong lưu trữ .... 17
1.2. Những vấn đề đã đƣợc nghiên cứu ................................................................... 21
1.2.1. Những vấn đề đã được nghiên cứu về QTRR nói chung ............................. 21

1.2.2. Những nội dung đã được nghiên cứu liên quan đến RR và QTRR trong
lưu trữ .......................................................................................................................... 27
1.3. Nhận xét chung ................................................................................................... 37
1.3.1. Những nghiên cứu về QTRR nói chung ....................................................... 37
1.3.2. Những nghiên cứu có liên quan đến QTRR trong lưu trữ ............................ 38
1.4. Những vấn đề đặt ra cho luận án ..................................................................... 38
Tiểu kết chương 1 ...................................................................................................... 40
Chƣơng 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO
TRONG LƢU TRỮ Ở VIỆT NAM ......................................................................... 41
2.1. Cơ sở lý luận về QTRR trong lƣu trữ .............................................................. 41
2.1.1. Khái niệm về RR và QTRR trong lưu trữ .................................................... 41
2.1.2. Vai trò QTRR trong lưu trữ .......................................................................... 48
2.1.3. Nguyên tắc QTRR trong lưu trữ ................................................................... 50
2.1.4. Nội dung QTRR trong lưu trữ ...................................................................... 52
1


2.2. Cơ sở thực tiễn quản trị rủi ro trong lƣu trữ .................................................. 57
2.2.1. Các quy định pháp lý liên quan đến QTRR trong lưu trữ ............................ 57
2.2.2. Một số hoạt động có liên quan về QTRR trong lưu trữ................................ 59
2.3. Nhận xét, đánh giá hoạt động liên quan đến QTRR trong lƣu trữ ở VN ..... 68
Tiểu kết chương 2 ...................................................................................................... 73
Chƣơng 3. NHẬN DIỆN, ĐO LƢỜNG RỦI RO VÀ NGUY CƠ RỦI RO
TRONG LƢU TRỮ (QUA THỰC TẾ Ở VIỆT NAM) ......................................... 75
3.1. Nhận diện RR và nguyên nhân RR trong lƣu trữ ......................................... 75
3.1.1. RR xảy ra do môi trường khí hậu bất lợi ...................................................... 75
3.1.2. RR xảy ra do thiên tai ................................................................................... 80
3.1.3. RR xảy ra do chiến tranh .............................................................................. 81
3.1.4. RR xảy ra do thiếu các biện pháp quản lý .................................................... 82
3.1.5. RR xảy ra do sai sót của cán bộ khi thực hiện nghiệp vụ chuyên môn. ....... 85

3.1.6. RR xảy ra do công tác bảo vệ an ninh .......................................................... 88
3.1.7. RR xảy ra do sự cố trong quá trình di chuyển .............................................. 89
3.1.8. RR xảy ra do sự cố hỏa hoạn ........................................................................ 90
3.2. Nhận diện nguy cơ RR trong lƣu trữ ............................................................... 91
3.2.1. Nguy cơ RR từ môi trường pháp luật về lưu trữ còn bất cập ....................... 91
3.2.2. Nguy cơ RR từ trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ chưa đạt chuẩn ... 95
3.2.3. Nguy cơ RR từ cơ sở vật chất hạn chế ......................................................... 97
3.3. Đánh giá, đo lƣờng RR và nguy cơ RR .......................................................... 100
3.3.1. Xây dựng thang đo và bảng khảo sát đánh giá RR trong lưu trữ ............... 100
3.3.2. Điều tra thử nghiệm .................................................................................... 104
3.3.3. Thu thập dữ liệu khảo sát ........................................................................... 104
3.3.4. Phương pháp phân tích và xử lý dữ liệu ..................................................... 105
3.3.5. Kết quả phân tích xử lý dữ liệu .................................................................. 108
Tiểu kết chương 3 .................................................................................................... 114
Chƣơng 4. GIẢI PHÁP QTRR TRONG LƢU TRỮ Ở VIỆT NAM ................. 115
4.1. Nhóm giải pháp chuyên môn để thực hiện QTRR trong lƣu trữ ................ 115
4.1.1. Triển khai và thực hiện các biện pháp xây dựng ý thức về RR.................. 115
4.1.2. Triển khai, thực hiện các biện pháp đánh giá nguy cơ và nhận diện RR ... 118
4.1.3. Triển khai, thực hiện các biện pháp phòng ngừa RR ................................. 124
4.1.4. Triển khai, thực hiện các giải pháp kiểm soát ứng phó RR ....................... 142
2


4.2. Nhóm giải pháp về tổ chức quản lý góp phần đảm bảo hoạt động QTRR
trong lƣu trữ ở Việt Nam ....................................................................................... 145
4.2.1. Kiện toàn cơ chế thực thi pháp luật lưu trữ ................................................ 145
4.2.2. Kiện toàn hệ thống tổ chức lưu trữ ............................................................. 146
4.2.3. Hoàn thiện cơ sở hạ tầng, trang thiết bị ...................................................... 149
4.2.4. Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực ........................................................... 149
Tiểu kết chương 4 .................................................................................................... 151

KẾT LUẬN .............................................................................................................. 153
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN ÁN ....................................................................................................... 157
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 158
PHỤ LỤC ................................................................................................................. 169
Phụ lục 1: Số liệu thống kê về tình trạng vật lý của tài liệu lưu trữ hiện đang được
bảo quản tại các Chi cục Văn thư - Lưu trữ tỉnh ...................................................... 170
Phụ lục 2: Thống kê nhân sự làm công tác lưu trữ tại các Trung tâm Lưu trữ
Quốc gia năm 2016 ................................................................................................... 172
Phụ lục 3: Thống kê nhân sự Chi cục Văn thư Lưu trữ các tỉnh năm 2016 ............. 173
Phụ lục 4: Thống kê về tình trạng kho lưu trữ của các tỉnh thành phố
trực thuộc TW ........................................................................................................... 178
Phụ lục 5: Bảng hỏi khảo sát nghiên cứu RR trong lưu trữ ...................................... 180
Phụ lục 6: Thông tin về cơ quan khảo sát, tổng số lượng phiếu điều tra .................. 192
Phụ lục 7: Kiểm định độ tin cậy của các nhân tố đo lường ...................................... 195
Phụ lục 8: Các nhân tố hội tụ .................................................................................... 200
Phụ lục 9: Tổng giá trị biến đươc giải thích ............................................................. 203
Phụ lục 10: Kết quả phân tích hồi quy ...................................................................... 204

3


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Thống kê các công trình nghiên cứu về RR và QTRR ............................ 15
Bảng 1.2. Thống kê các công trình nghiên cứu có liên quan đên RR và QTRR
trong lưu trữ .............................................................................................................. 18
Bảng 2.1. Tổng hợp số liệu thống kê TLLT tại các Trung tâm Lưu trữ Quốc gia
cần được bảo hiểm .................................................................................................... 60
Bảng 3.1. Tổng hợp số câu hỏi khảo sát nghiên cứu về RR trong lưu trữ ............. 102
Bảng 3.2. Các tiêu chí đặc trưng hội tụ trong phân tích nhân tố khám phá ........... 109

Bảng 3.3. Kết quả mô hình hồi quy đánh giá tác động của các nhân tố đại diện
tới thiệt hại trong lưu trữ ......................................................................................... 111
Bảng 4.1. Trị số của các nhân tố đại diện trong Factor 6 ....................................... 125
Bảng 4.2. Trị số của các nhân tố đại diện trong Factor 8 ....................................... 126
Bảng 4.3. Trị số của các nhân tố đại diện trong Factor 9 ....................................... 126
Bảng 4.4. Trị số của các nhân tố đại diện trong Factor 2 ....................................... 127
Bảng 4.5. Hệ thống những lỗi thường gặp và RR có thể xảy ra đối với từng
nghiệp vụ lưu trữ ..................................................................................................... 135

DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 3.1. Tài liệu lưu trữ của Chi cục Thủy Sản Bắc Giang - Sở Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn bị mối xông ............................................................................. 77
Hình 3.2. Tài liệu lưu trữ bị hư hại về tình trạng vật .............................................. 78
Hình 3.3. Tài liệu lưu trữ đưa ra chỉnh lý của Bộ Xây dựng năm 2016 .................. 86

4


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Lưu trữ là hoạt động có ý nghĩa quan trọng nhằm lưu giữ và truyền lại cho
muôn đời sau những thông tin quá khứ có giá trị đặc biệt trên nhiều phương diện. Vì
vậy, mỗi quốc gia đều có những chính sách, biện pháp khác nhau nhằm hướng tới
mục tiêu bảo quản an toàn và khai thác, phát huy giá trị của tài liệu lưu trữ. Tuy
nhiên những yếu tố mất an toàn, gây thiệt hại bất ngờ cho các đối tượng trong lưu
trữ vẫn thường xảy ra, người ta gọi đó là rủi ro (RR).
Thực tế ở Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới đã cho thấy, RR trong
lưu trữ có thể xảy đến do nhiều nguyên nhân. Trong đó nguyên nhân chủ yếu là do
chiến tranh, điều kiện môi trường khí hậu, thiên tai, hỏa hoạn …Ngoài ra, lưu trữ
cũng tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ RR khác đến từ môi trường xã hội như: RR do các

quy chế pháp lý, RR do thiếu các biện pháp tổ chức quản lý; RR do thay đổi công
nghệ…Những RR nói trên đã gây ra những tổn thất lớn, nhiều khi không thể khắc
phục được cho TLLT như: mất mát, thất lạc; tài liệu bị hư hỏng về tình trạng vật lý
… RR trong lưu trữ còn gây ra hậu quả xấu cho những người làm việc trong các cơ
quan, tổ chức lưu trữ như: bị bệnh nghề nghiệp, bị kỷ luật hoặc sa thải, mất uy tín
(nếu làm mất hoặc làm lộ tài liệu mật) và đôi khi thiệt hại về tính mạng (không
nhiều); hoặc gây thiệt hại về cơ sở vật chất cho các cơ quan lưu trữ như: cháy, nổ
nơi bảo quản tài liệu và hư hỏng các trang thiết bị…
Đối diện với những RR như trên, trong những năm qua, các nhà khoa học, các
nhà quản lý trong lĩnh vực lưu trữ trên thế giới và ở Việt Nam đã dành sự quan tâm
nghiên cứu và không ngừng đề xuất các biện pháp để hướng tới mục tiêu kiểm soát,
ngăn ngừa, hạn chế tối đa những nguy cơ gây RR và khắc phục RR trong lưu trữ.
Ở các nước phát triển, ban đầu những nghiên cứu thường tập trung vào việc
giải quyết hậu quả do RR mang lại. Nhưng về sau, sự quan tâm của giới nghiên cứu
ở những nước này đã hướng tới các biện pháp chủ động nhằm kiểm soát, ngăn ngừa
và hạn chế RR. Đây là cách tiếp cận vấn đề theo hướng quản trị rủi ro (QTRR) một cách tiếp cận mang tính khoa học, chủ động và hiệu quả.
5


Ở Việt Nam, theo khảo sát của chúng tôi (sẽ được trình bày chi tiết trong
Chương 1- tổng quan tình hình nghiên cứu), đã có những nghiên cứu về dự phòng,
khắc phục một số RR cho tài liệu lưu trữ dưới góc độ bảo quản, bảo hiểm và số hóa.
Nhưng chưa có nghiên cứu nào bàn tới vấn đề QTRR trong lưu trữ.
Trong hoạt động quản lý, theo PGS.TS. Vũ Thị Phụng (2017), cách tiếp cận
và giải quyết vấn đề RR trong lưu trữ ở Việt Nam mới chỉ được thực hiện theo hai
hướng [55, tr.8].
Hướng thứ nhất, sau khi RR xảy ra, các cơ quan, tổ chức lưu trữ bắt đầu
quan tâm lý giải nguyên nhân và tìm cách ứng phó, giải quyết hậu quả. Còn nếu ở
đâu chưa gặp RR thì công việc này ít được chú trọng.
Hướng thứ hai, chỉ tập trung áp dụng các biện pháp dự phòng cho những RR

nghiêm trọng như chiến tranh, hỏa hoạn, chưa quan tâm nhiều đến các loại nguy cơ
gây RR khác.
Nếu theo hướng thứ nhất, vấn đề RR trong lưu trữ mới chỉ được tiếp cận và
giải quyết theo cách bị động thì hướng thứ hai, tuy đã có biện pháp dự phòng,
nhưng chưa bao quát đến các nguyên nhân và nguy cơ RR khác. Hay nói cách khác,
ở phạm vi quản lý, vấn đề RR trong lưu trữ ở Việt Nam (VN) chưa được tiếp cận và
giải quyết đầy đủ dưới góc độ QTRR.
Trong khi đó, thời gian qua ở Việt Nam đã có nhiều ngành, lĩnh vực như
kinh tế, ngân hàng, xây dựng, giao thông vận tải, du lịch… nghiên cứu ứng dụng lý
thuyết về QTRR để hướng tới mục tiêu chủ động kiểm soát RR, nhằm hạn chế thiệt
hại, tổn thất, thậm chí còn giúp các cơ quan, tổ chức tận dụng một số cơ hội do RR
mang lại để phát triển. QTRR đã được đưa thành môn học trong chương trình đào
tạo đại học và sau đại học của những ngành mà nguy cơ RR và RR thường xảy ra
với tần suất phổ biến.
Từ những vấn đề trên, chúng tôi cho rằng: Lưu trữ là một ngành, một lĩnh
vực đã và đang tồn tại những nguy cơ RR và khi RR xảy ra thường rất lớn và nhiều
khi không có gì có thể bù đắp được. Vì TLLT là bản gốc, bản chính, hầu hết là độc
bản. Do đó, lưu trữ là ngành rất cần quan tâm đến vấn đề QTRR. Điều này đặc biệt
cần thiết đối với Việt Nam.
6


Với mong muốn nghiên cứu, tìm kiếm những giải pháp hiệu quả, chủ động
với mọi RR, nguy cơ RR và tìm cách kiểm soát, ngăn ngừa, hạn chế, khắc phục,
vượt qua RR trong lưu trữ, chúng tôi quyết định lựa chọn đề tài luận án “Quản trị
rủi ro trong lƣu trữ (Qua thực tế ở Việt Nam).
Thực hiện luận án này, chúng tôi hướng tới mục đích sau:
- Một là: Nâng cao hiểu biết của các cơ quan quản lý, cơ quan lưu trữ, cán bộ
lưu trữ về sự cần thiết phải QTRR nhằm đảm bảo an toàn cho các đối tượng trong
lưu trữ;

- Hai là: Góp phần giúp các cơ quan, tổ chức lưu trữ có nhận thức toàn diện,
hệ thống về nguy cơ rủi ro, các loại rủi ro;
- Ba là: Góp phần tìm kiếm những giải pháp để nâng cao hiệu quả QTRR
trong các cơ quan, tổ chức lưu trữ;
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của luận án
2.1. Mục tiêu
Trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết, luận án làm sáng tỏ sự cần thiết, khả năng
ứng dụng lý thuyết QTRR trong lưu trữ, góp phần xây dựng, bổ sung, hoàn thiện cơ
sở lý luận về QTRR trong lưu trữ, đồng thời đề xuất những giải pháp để triển khai,
thực hiện QTRR trong lưu trữ ở Việt Nam
2.2. Nhiệm vụ
Để thực hiện được mục tiêu trên, luận án có nhiệm vụ:
- Một là: Hệ thống hóa cơ sở lý luận về QTRR như: khái niệm rủi ro, quản trị
rủi ro; nội dung QTRR; phương pháp nhận diện, đánh giá, đo lường rủi ro;
- Hai là: Nghiên cứu làm sáng tỏ cơ sở lý luận và hoạt động thực tiễn về
QTRR trong lưu trữ ở Việt Nam;
- Ba là: Nhận diện, đo lường RR và nguy cơ RR trong lưu trữ ở Việt Nam;
- Bốn là: Đề xuất giải pháp giúp các cơ quan, tổ chức lưu trữ QTRR theo
hướng chủ động, khoa học và hiệu quả hơn.
3. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu
Để triển khai luận án, chúng tôi đặt ra một số câu hỏi và giả thuyết nghiên
cứu sau đây:
7


* Câu hỏi thứ nhất: Những vấn đề lý luận cơ bản của QTRR trong lưu trữ
là gì?
Trả lời câu hỏi này, chúng tôi đưa ra giả thuyết nghiên cứu: “Lý luận QTRR
trong lưu trữ kế thừa những nội dung cơ bản của QTRR nói chung nhưng có những
đặc trưng riêng”.

* Câu hỏi thứ hai: Nguyên nhân dẫn đến RR trong lưu trữ ?
Với câu hỏi thứ hai, giả thuyết được đưa ra: “Do VN là quốc gia có nhiều yếu
tố bất lợi về thiên nhiên, khí hậu, là đất nước đang phát triển nên điều kiện dành cho
lưu trữ còn hạn chế… Đây là những nguyên nhân mang đến nhiều RR trong lưu trữ”
* Câu hỏi nghiên cứu thứ ba: Giải pháp để QTRR trong lưu trữ là gì?
Trả lời câu hỏi thứ ba, giả thuyết được đưa ra: “Lưu trữ VN đã có những biện
pháp ứng phó nhưng chưa đầy đủ, còn bị động, chưa áp dụng các biện pháp khoa
học mang tính chủ động dự phòng, kiểm soát, ứng phó RR”
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án
* Đối tượng nghiên cứu: Đề tài luận án là QTRR trong lưu trữ (qua thực tế
ở Việt Nam). Vì vậy đối tượng nghiên cứu được xác định là các loại RR, những yếu
tố tác động gia tăng RR và các biện pháp nhằm QTRR trong lưu trữ.
Với đề tài QTRR trong lưu trữ, thuật ngữ “lưu trữ” được chúng tôi sử dụng
với 02 nghĩa:
+ Khi được dùng với nghĩa là động từ: Lưu trữ là một hoạt động lưu giữ, giữ
lại những văn bản, giấy tờ có giá trị của các cơ quan, tổ chức, cá nhân để làm bằng
chứng, chứng cứ khi cần thiết.
+ Khi được dùng với nghĩa là danh từ: lưu trữ là từ để chỉ nơi bảo quản tài
liệu lưu trữ ( lưu trữ cơ quan, trung tâm lưu trữ; cơ quan quản lý lưu trữ từ trung
ương đến địa phương)
* Phạm vi nghiên cứu gồm:
- Phạm vi về nội dung: Với đề tài QTRR trong lưu trữ (qua thực tế ở Việt
Nam), chúng tôi giới hạn phạm vi nghiên cứu QTRR ở cấp vĩ mô (gồm tầm nhìn
và trách nhiệm của cơ quan lưu trữ), chưa nghiên cứu QTRR cho công tác lưu trữ
tại một cơ quan, tổ chức cụ thể.
8


Ngoài ra, đối tượng được chúng tôi tập trung nghiên cứu là QTRR đối với
tài liệu lưu trữ. Vì TLLT là đối tượng quan trọng của công tác lưu trữ. Mọi hoạt

động của lưu trữ đều hướng tới mục tiêu bảo quản an toàn và phát huy giá trị của
TLLT. Hiện nay ở Việt Nam, TLLT tồn tại dưới nhiều dạng mang tin khác nhau,
bao gồm: tài liệu giấy, tài liệu ghi âm, ghi hình, tài liệu được số hoá. Trong luận án
của mình, chúng tôi tập trung nghiên cứu những vấn đề gây mất an toàn, tổn thất
đối với TLLT trên giấy. Sỡ dĩ chúng tôi lựa chọn nghiên cứu, QTRR đối với tài liệu
giấy vì trong quá trình hoạt động của các cơ quan, tổ chức ở VN, tài liệu giấy vẫn
chiếm số lượng chủ yếu. Mặt khác, trong thành phần Phông lưu trữ Quốc gia, TLLT
được ghi trên giấy chiếm số lượng lớn nhất so với các loại hình TLLT khác, thời
gian hình thành tài liệu sớm nhất. Nhiều tài liệu hiện đã và đang phải đối mặt với
những RR gây hư hại, tổn thất lớn đứng trước nguy cơ bị mất vĩnh viễn, hoặc đang
trong tình trạng hư hỏng nghiêm trọng do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ
quan khác nhau gây ra.
- Phạm vi về thời gian: Chúng tôi nghiên cứu, khảo sát để nhận diện RR,
nguy cơ RR trong các cơ quan, tổ chức lưu trữ ở Việt Nam trong giai đoạn từ 1945
hiện nay.
- Phạm vi về không gian: Với đề tài QTRR trong lưu trữ (qua thực tế ở Việt
Nam), chúng tôi không giới hạn phạm vi không gian nghiên cứu. Tuy nhiên trong
quá trình điều tra, khảo sát, chúng tôi chủ yếu thực hiện tại các cơ quan, tổ chức
thuộc hệ thống lưu trữ nhà nước bao gồm: cơ quan quản lý ngành lưu trữ ở TW và
địa phương, các Trung tâm Lưu trữ Quốc gia, Trung tâm Lưu trữ tỉnh, các lưu trữ
cơ quan Bộ, ngành… Đối với các cơ quan lưu trữ Đảng và doanh nghiệp, vì nhiều
lý do, chúng tôi có tham khảo tài liệu, nhưng không tiến hành khảo sát sâu.
5. Góc độ tiếp cận và phƣơng pháp nghiên cứu
- Góc độ tiếp cận: Luận án của chúng tôi tiếp cận vấn đề từ hai góc độ: lưu
trữ học và quản trị học, cụ thể là QTRR. Lưu trữ học là ngành khoa học nghiên cứu
về tài liệu lưu trữ và công tác lưu trữ. Khoa học về QTRR là ngành khoa học nghiên
cứu về các yếu tố, đối tượng gây RR, nguy cơ RR và các biện pháp để kiểm soát,
ngăn chặn, phòng ngừa, hạn chế những thiệt hại do RR gây ra.
9



Mục tiêu của quản trị rủi ro trong lưu trữ là để đảm bảo cho các đối tượng:
tài liệu lưu trữ, cán bộ lưu trữ, cơ sở vật chất, trang thiết bị trong lưu trữ không gặp
RR hoặc nếu gặp RR thì mức độ thiệt hại được hạn chế ở mức thấp nhất. Vì vậy,
nhiệm vụ của QTRR là phải nhận diện, kiểm soát các nguyên nhân dẫn đến những
RR, nguy cơ RR gây thiệt hại không mong muốn. Do đó, vấn đề này cần được tiếp
cận ở cả hai góc độ nêu trên.
- Phương pháp nghiên cứu: để thực hiện luận án, chúng tôi đã sử dụng
nhiều phương pháp nghiên cứu:
+ Phương pháp luận: Luận án sử dụng phương pháp luận duy vật lịch sử và
duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác Lênin. Đây là những phương pháp giúp
chúng tôi định hướng tư duy, lập trường nghiên cứu. Cụ thể, khi khảo cứu, hệ
thống, đánh giá các nguồn tư liệu, tài liệu tham khảo, chúng tôi luôn tôn trọng quan
điểm khách quan, đánh giá toàn diện nhiều chiều; phê phán, kế thừa có chọn lọc và
đặt trong bối cảnh lịch sử xã hội, không phiến diện chủ quan duy ý trí, các luận cứ
đưa ra đảm bảo có luận chứng cụ thể, rõ ràng.
+ Phương pháp cụ thể: Để nghiên cứu QTRR trong lưu trữ, các phương pháp
được chúng tôi sử dụng là phương pháp nghiên cứu của lưu trữ học và phương pháp
nghiên cứu liên ngành của khoa học quản trị nói chung (tập trung vào QTRR)
Về phương pháp nghiên cứu của lưu trữ học: Hiện nay, theo quan điểm của
một số nhà khoa học (đặc biệt là các học giả Trung Quốc), lưu trữ học là khoa học
liên ngành, chưa có phương pháp nghiên cứu độc lập1 mà sử dụng nhiều phương
pháp nghiên cứu của các ngành khoa học xã hội như: phương pháp hệ thống,
phương pháp điều tra, phương pháp quan sát; phương pháp so sánh, phương pháp
phân tích và tổng hợp, nhưng phải dựa trên những quan điểm cơ bản như: nguyên
tắc chính trị, nguyên tắc lịch sử, nguyên tắc toàn diện và lấy đặc điểm, giá trị của tài
liệu lưu trữ làm định hướng.
1

Quan điểm này được các tác giả Ngô Bảo Khang, Hòa Bảo Vinh, Đinh Vĩnh Khuê nêu ra trong cuốn Lưu

trữ học khái luận do Nhà xuất bản Đại học Nhân dân Trung Quốc xuất bản năm 1999 và được Trung tâm
Nghiên cứu Khoa học Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước dịch năm 2002. Đây là tài liệu được sử dụng để
giảng dạy trong các trường cao đẳng về lưu trữ của Trung Quốc. Sở dĩ các tác giả cho rẳng lưu trữ học chưa
xác định được phương pháp độc tập là vì lưu trữ học là khoa học giao thoa mang tính tổng hợp giữa khoa học
xã hội, khoa học tự nhiên và khoa học kỹ thuật.

10


Ở góc độ khoa học QTRR, chúng tôi áp dụng phương pháp để nhận diện, đo
lường RR, nguy cơ RR và các biện pháp để kiểm soát RR. Lý thuyết này sẽ được
chúng tôi trình bày trong chương tổng quan và các chương nội dung của luận án.
Dưới đây là những phương pháp cụ thể được sử dụng trong luận án:
* Phương pháp hệ thống: được chúng tôi sử dụng khi xem xét các yếu tố
trong hệ thống lưu trữ. Các yếu tố đó tồn tại và hoạt động trong môi trường tác
động, tương tác trực tiếp với nhau như: môi trường tự nhiên khí hậu, môi trường
văn hóa, pháp luật, tổ chức....Phân tích các yếu tố trong hệ thống lưu trữ là cơ sở để
chúng tôi nhận diện các yếu tố làm gia tăng RR, nguy cơ RR trong lưu trữ
* Phương pháp phân tích và tổng hợp: Đây là phương pháp không thể
thiếu trong nghiên cứu các khoa học xã hội nói chung và lưu trữ học nói riêng.
Phương pháp phân tích, tổng hợp được chúng tôi sử dụng để xử lý các số liệu từ
phương pháp điều tra phỏng vấn, điều tra qua phiếu và khảo sát trực tiếp. Từ
những thông tin thu thập được, chúng tôi phân tích để đưa ra những luận cứ, luận
chứng chứng minh RR và nguy cơ RR trong lưu trữ là điều có thật luôn tiền ẩn,
gây nhiều tổn thất.
* Phương pháp điều tra, khảo sát, trải nghiệm thực tiễn: là những phương
pháp quan trọng để chúng tôi thu thập cơ sở dữ liệu nhằm nhận diện, đo lường, đánh
giá những RR đã từng xảy ra, nguy cơ xảy ra RR trong tương lai. Phương pháp
điều tra là phương pháp cơ bản thường dùng trong lưu trữ học. Lưu trữ học là môn
khoa học có tính thực tiễn, bắt nguồn từ thực tiễn và quay trở lại xây dựng nền tảng

cơ sở lý luận để phục vụ hoạt động thực tiễn. Sử dụng phương pháp điều tra là cách
tìm hiểu trong thực tiễn đã xảy ra những RR nào, mức độ thiệt hại, tổn thất của
những RR đó. Phương pháp này có hai hình thức cơ bản là điều tra phỏng vấn và
điều tra qua bảng hỏi. Quá trình thực hiện chi tiết các phương pháp này sẽ được
chúng tôi trình bày tại chương 2.
Phương pháp khảo sát, trải nghiệm: Khác với phương pháp điều tra qua
bảng hỏi, phương pháp khảo sát, trải nghiệm được chúng tôi tiến hành bằng cách
trực tiếp quan sát, đánh giá những yếu tố, những hoạt động của các cơ quan, tổ chức

11


lưu trữ để phân tích nhận diện những nguy cơ có thể gây RR. Phương pháp này
được thực hiện sau khi có kết quả thu về từ các phiếu khảo sát. Chúng tôi lựa chọn
ngẫu nhiên một số cơ quan, tổ chức, nơi đã phát phiếu để đến trực tiếp khảo sát, mô
tả. Mục đích của phương pháp này nhằm làm sáng tỏ những nội dung còn thiếu
trong phiếu khảo sát và là phương pháp giúp chúng tôi kiểm tra xác định độ chính
xác của các thông tin được khảo cứu. Nôi dung khảo sát tập trung làm sáng tỏ
những vấn đề như điều kiện kho bảo quản, chế độ nhiệt độ, độ ẩm trong kho; đội
ngũ cán bộ lưu trữ, quá trình thực hiện nghiệp vụ, nhiệm vụ trong công tác lưu trữ.
* Phương pháp chuyên gia: Đây là phương pháp được chúng tôi thực hiện
trong quá trình phỏng vấn, tham vấn xây dựng các tiêu chí để đánh giá, đo lường
RR và nguy cơ RR. Các chuyên gia được chúng tôi lựa chọn là các cán bộ quản lý,
chuyên viên có kinh nghiệm trong các cơ quan, tổ chức lưu trữ; cán bộ là giảng viên
tại các cơ sở đào tạo chuyên ngành lưu trữ và chuyên gia thống kê định lượng.
6. Tài liệu tham khảo
Luận án của chúng tôi đã tiếp cận và sử dụng nhiều nguồn tài liệu tham khảo
gồm:
- Các công trình nghiên cứu được được hệ thống tại chương Tổng quan tình
hình nghiên cứu

- Các sách chuyên khảo, giáo trình về lý thuyết QTRR.
- Các sách, giáo trình về lý luận và thực tiễn công tác lưu trữ ở Việt Nam.
- Các văn bản quy phạm pháp luật về công tác lưu trữ của VN và một số
nước do Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước tổ chức dịch như: Pháp, Hàn Quốc…
- Tư liệu khảo sát từ thực tế
7. Đóng góp của luận án
Nếu được thực hiện thành công, luận án sẽ có những đóng góp sau:
Về khoa học: Luận án là công trình đầu tiên nghiên cứu có hệ thống về vấn
đề đảm bảo an toàn, phòng tránh RR cho các đối tượng trong lưu trữ (qua thực tế ở
Việt Nam) dưới góc tiếp cận ứng dụng lý thuyết QTRR. Đây là hướng tiếp cận mới,
liên ngành, chưa đươc thực hiện ở các công trình nghiên cứu trước đó. Luận án sẽ
góp phần bổ sung, xây dựng lý thuyết về QTRR trong lưu trữ để áp dụng vào VN
12


Về thực tiễn: Luận án góp phần nâng cao nhận thức của đội ngũ lãnh đạo và
cán bộ, công chức, viên chức ngành lưu trữ trong việc đảm bảo an toàn tài liệu lưu
trữ, cơ sở vật chất, trang thiết bị, con người ... phòng chống, khắc phục những biến
cố, khủng hoảng và rủi ro; góp phần tổng kết, đánh giá những rủi ro đã xảy ra trong
lưu trữ ở VN, đồng thời quan tâm giải quyết vấn đề RR trong lưu trữ trên cơ sở áp
dụng tư duy và lý thuyết QTRR; xây dựng được hệ thống các giải pháp nhằm nâng
cao năng lực quản trị rủi ro từ cấp nhà nước đến các tổ chức lưu trữ.
8. Bố cục của luận án
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận án được chia thành 04 chương
Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu
Đây là chương mở đầu nhằm đánh giá tình hình nghiên cứu về rủi ro, quản
trị rủi ro nói chung và quản trị rủi ro trong lưu trữ nói riêng của các học giả trong và
ngoài nước. Nội dung của chương tập trung làm sáng tỏ các quan điểm nghiên cứu
về: rủi ro, quản trị rủi ro, nội dung quản trị rủi ro, các phương pháp để nhận diện, đo
lường, đánh giá rủi ro.

Chƣơng 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn về QTRR trong lƣu trữ (qua thực
tế ở Việt Nam)
Trong chương này, chúng tôi nghiên cứu làm sáng tỏ cơ sở lý luận về QTRR
và thực tiễn hoạt động QTRR trong lưu trữ ở Việt Nam. Nội dung lý luận QTRR
trong lưu trữ được thể hiện qua kết quả phân tích các khái niệm RR, QTRR, nội
dung, mục tiêu, nguyên tắc QTRR trong lưu trữ. Từ nền tảng cơ sở lý luận, chúng
tôi khảo sát, đánh giá thực trạng hoạt động của các cơ quan, tổ chức lưu trữ liên
quan đến QTRR nhằm làm sáng tỏ cơ sở thực tiễn của hoạt động này ở Việt Nam.
Chƣơng 3: Nhận diện, đo lƣờng RR và nguy cơ RR trong lƣu trữ (qua
thực tế ở Việt Nam)
RR mang tính bất ngờ, ngoài mong muốn của con người nhưng không tự
dưng mà đến, nó có nguyên nhân hoặc do các nguy cơ tác động xảy ra. Vì vậy ở
chương 3, chúng tôi sẽ làm rõ những RR, nguyên nhân và phân tích nguy cơ RR
trong lưu trữ ở Việt Nam; thực hiện (thử nghiệm) áp dụng phương pháp đánh giá,
đo lường RR nhằm xác định mức độ tác động của các nhân tố đối với RR trong lưu
trữ qua các số liệu khảo sát thực tiễn.
13


Chƣơng 4: Giải pháp QTRR trong lƣu trữ ở Việt Nam
Trên cơ sở những nội dung được nghiên cứu trình bày tại các chương, trong
chương này chúng tôi đề xuất các nhóm giải pháp chuyên môn và các giải pháp về
tổ chức quản lý để thực hiện QTRR trong các cơ quan, tổ chức lưu trữ ở Việt Nam
Mặc dù đã có nhiều nỗ lực và cố gắng nhưng luận án không tránh khỏi
những thiếu sót, rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của quý Thầy Cô, các
chuyên gia để luận án được hoàn thiện. Tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành nhất
tới các cơ quan lưu trữ, các cá nhân đã cung cấp tư liệu. Đặc biệt, tôi xin dành lời
cảm ơn tới PGS.TS. Vũ Thị Phụng, giảng viên hướng dẫn và các thầy cô giáo trong
Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng, Trường Đại học Khoa học Xã hội và
Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) đã động viên, tạo nhiều thuận lợi, giúp đỡ tôi

trong suốt quá trình thực hiện luận án.
Xin trân trọng cảm ơn./.

14


CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
Với đề tài “Quản trị rủi ro trong lưu trữ (qua thực tế ở Việt Nam)”, chúng tôi
xác định những từ khóa: RR, QTRR và QTRR trong lưu trữ. Dựa vào những từ
khóa này, chúng tôi tìm kiếm các công trình nghiên cứu về vấn đề nói trên để phục
vụ tổng quan tình hình nghiên cứu.
1.1. Nguồn tƣ liệu, tài liệu sử dụng trong tổng quan
1.1.1. Các công trình nghiên cứu về RR và QTRR nói chung
Chúng tôi thực hiện sưu tầm, hệ thống các công trình nghiên cứu từ nguồn cơ
sở dữ liệu: Thư viện Quốc gia Việt Nam, Trung tâm thư viện Đại học Quốc gia Hà
Nội, Đại học Kinh tế Quốc dân, Học viện Hành chính Quốc gia … hệ thống các
webside cung cấp nguồn tư liệu như: tulieu.vn, tài liệu 123, google sách,
schoolship…Kết quả được chúng tôi thống kê như sau:
Bảng 1.1. Thống kê các công trình nghiên cứu về RR và QTRR
* Ở trong nước
TT
Loại hình
1 Sách, giáo trình

SL
12

2


Luận án

03

3

Luận văn

2002

4

Các bài viết
đăng trên tạp chí
và hội thảo khoa
học

50

TG công bố
Nội dung
1991, 1998, 2005, - RR và khủng hoảng
2007, 2008, 2009, - QTRR trong các doanh nghiệp
2010, 2013
- QTRR và bảo hiểm
- QTRR trong nông nghiệp
2006, 2010, 2012 - QTRR trong hoạt động ngân hàng;
kinh doanh vật liệu xây dựng,
- Các biện pháp QTRR đối với các
công trình giao thông vận tải

Từ năm 2000 đến Nghiên cứu ứng dụng lý thuyết QTRR
nay
nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động
kinh doanh của các cơ quan, tổ chức
Những năm 2000 - Nhận diện RR trong hoạt động kinh
doanh ngân hàng, bất động sản....
- Các biện pháp để giảm thiểu RR
trong các hoạt động kinh tế

2

Khi thực hiện khảo cứu nguồn thông tin luận văn thạc sĩ của hai trường Đại học lớn đào tạo về kinh tế là
Đại học Kinh tế (thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội) và Đại học Kinh tế Quốc dân, chúng tôi nhận thấy một số
lượng lớn (khoảng 200) luận văn thạc sĩ thực hiện nghiên cứu ứng dụng lý thuyết QTRR để QTRR hoạt động
của từng cơ quan, doanh nghiệp.

15


* Ở ngoài nước:
STT
Loại hình
1
Sách, giáo trình

2

Các bài viết (tạp
chí và HTKH)


SL
253

044

TG công bố
1921, 1956, 1993,
1994, 1998, 1999,
2003
1895, 1998, 2002
2013

Nội dung
- Quản trị kinh doanh
- Quản lý rủi ro trong tổ chức
- Rủi ro và bảo hiểm
- Quản lý rủi ro
- Thành công nhờ quản lý RR
- Khái niệm và quản lý RR
Nguồn: Tác giả thống kê năm 2017

Qua bảng thống kê cho thấy, có nhiều điểm khác biệt về loại hình, thời gian
công bố các nghiên cứu của học giả trong nước và ngoài nước.
a. Về loại hình nghiên cứu :
- Ở trong nước: chiếm số lượng lớn nhất là các công trình nghiên cứu thực
hiện dưới dạng đề tài luận văn thạc sĩ của các học viên chuyên ngành quản trị kinh
doanh, ngân hàng, du lịch. Tiếp đến là các bài viết được đăng trên tạp chí, hội thảo
khoa học. Theo thống kê của chúng tôi, hiện nay có khoảng 50 bài viết nghiên cứu
về lý thuyết RR và ứng dụng lý thuyết QTRR trong nhiều lĩnh vực của đời sống,
kinh tế, xã hội; thứ ba là các sách chuyên khảo, giáo trình giảng dạy với số lượng 12

cuốn; thứ tư là các luận án tiến sĩ. Trong cơ sở dữ liệu Thư viện Quốc gia Việt Nam
hiện có 03 cuốn luận án tiến sĩ trực tiếp nghiên cứu về QTRR trong lĩnh vực ngân
hàng, công trình giao thông, kinh doanh và sản xuất vật liệu xây dựng;
- Ở nước ngoài: nghiên cứu về RR và QTRR được công bố dưới dạng sách
chiếm số lượng vượt trội với 25 công trình; bài viết trên tạp chí hoặc hội thảo khoa
học chiếm số lượng ít hơn, với 04 bài viết. Hiện nay, ngoài hai loại hình nghiên cứu
đã được công bố trên, chúng tôi chưa tìm thấy các loại hình nghiên cứu khác của
các học giả nước ngoài.
3

Tổng hợp theo thống kê của Trịnh Thùy Anh (2006) “Nghiên cứu một số giải pháp quản lý rủi ro trong các
dự án xây dựng công trình giao thông ở Việt Nam” Luận án TS. Thư viện Quốc gia Việt Nam, mã số LA
06.0544.1 và Nguyễn Thị Quy (2009) trong cuốn Quản trị rủi ro trong doanh nghiệp, Nhà xuất bản Văn hóa
Thông tin 2009. Theo khảo sát của chúng tôi đây là hai công trình khảo cứu nhiều tài liệu nước ngoài nghiên
cứu về QTRR nhất.
4
Một là của tác giả John Haynes, “Risk as an Economic Factor” tạm dịch là RR trong hoạt động kinh tế
được đăng trên Tạp chí The Quarterly Journal of Economic, IX số 4 (7/1895) 4; David Hilson với 02 bài viết
“Managing risk” tạm dịch là Quản trị RR và “Success in risk Management” tạm dịch là “Thành công nhờ
quản trị RR” thuộc chương trình đào tạo Kỹ năng

16


b. Thời gian công bố:
Các công trình nghiên cứu RR và QTRR được các học giả nước ngoài thực
hiện và công bố sớm hơn các học giả Việt Nam. Theo Trịnh Thùy Anh (2006), năm
1895 John Haynes đã đề cập đến RR trong hoạt động kinh tế. Đến thập niên 90 của
thế kỷ XX, nghiên cứu về RR và QTRR được các học giả quan tâm hơn thể hiện
qua việc gia tăng về số lượng công trình5.

Ở trong nước, theo kết quả khảo cứu của chúng tôi, nghiên cứu về RR
được công bố sớm nhất vào năm 1991 của tác giả Nguyễn Hữu Thân (1991)
trong cuốn Phương pháp mạo hiểm và phòng ngừa RR trong kinh doanh, Nhà
xuất bản Thông tin Hà Nội. Đến những năm 2000, nhiều sách, giáo trình nghiên
cứu về hoạt động QTRR trong các tổ chức doanh nghiệp đã được các nhà khoa
học khác công bố6
1.1.2. Các công trình nghiên cứu có liên quan đến RR và QTRR trong lưu trữ
Ngoài cơ sở dữ liệu của các cơ quan, tổ chức nói trên, chúng tôi khảo cứu các
công trình nghiên cứu có liên quan đến RR và QTRR trong lưu trữ từ nguồn tài liệu,
tư liệu được lưu trữ tại Trung tâm Thông tin Tư liệu Cục Văn thư - Lưu trữ Nhà
nước, Thư viện Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng Trường Đại học Khoa học
Xã hội và Nhân văn thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội, Webside của lưu trữ các nước
như Anh, Mỹ, Nga, Đức, Trung Quốc...Do hạn chế về ngôn ngữ, chúng tôi chỉ trực
tiếp đọc và dịch các tài liệu từ tiếng Anh; các bài viết, báo cáo khoa học của các tác
giả Nga, Trung Quốc, Đức qua phần hỗ trợ tìm kiếm và dịch thuật của cán bộ tại
Trung tâm Tư liệu Cục Văn thư - Lưu trữ Nhà nước. Kết quả được chúng tôi tổng
hợp như sau:

5

Trịnh Thùy Anh (2006), Nguyễn Thị Quy (2009), Đỗ Hoàng Toàn (2010) và Đoàn Thị Hồng Vân (2013)
trong nghiên cứu của mình đã trích dẫn 25 cuốn sách, giáo trình của các học giả nước ngoài có nghiên cứu về
RR và QTRR trong giai đoạn này.
6
Đoàn Thị Hồng Vân (2005) “Quản trị RR và khủng hoảng”, NXB Thống kê (sách đã được tái bản 05 lần
trong các năm 2006, 2007, 2009, 2011 và 2013; Nguyễn Anh Tuấn (2006) “Quản trị RR trong kinh doanh
ngoại thương”, NXB Lao động Xã hội; Ngô Thị Ngọc Huyền, Nguyễn Thị Hồng Thu, Lê Tấn Bửu, Bùi
Thanh Tráng (2007) “RR trong kinh doanh” NXB Thống kê Hà Nội; Nguyễn Thị Quy (2009) “Quản trị
RR trong doanh nghiệp”, NXB Văn hóa Thông tin và Đỗ Hoàng Toàn (2010) “Quản trị RR”, NXB Lao
động Xã hội.


17


Bảng 1.2. Thống kê các công trình nghiên cứu có liên quan đến RR và QTRR
trong lưu trữ
* Ở trong nước
STT

Loại hình

Số
lƣợng
0
5

Thời gian

1
2

Sách
Đề tài

3

Luận văn

4


2003, 2013,
2016

4

Bài
viết
trên
báo/
tạp chí và
hội
thảo
khoa học

37

1967

Tổng

45

1984, 1995,
2005, 2012

Nội dung đề cập trong NC
- Các biện pháp để khắc phục khi tài
liệu bị nấm mốc, khử trùng tài liệu
- Các biện pháp để khắc phục tài liệu
bị hư hại về tình trạng vật lý

- Bảo hiểm tài liệu giấy
- Công nghệ bảo hiểm tài liệu; số hóa
tài liệu lưu trữ
-Nguyên nhân gây hư hại TLLT
- Các biện pháp khắc phục khi tài liệu
gặp một số rủi ro như côn trùng phá
hoại, tài liệu bị ngập lụt, tài liệu bị hư
hỏng tình trạng vật lý...
- Bảo quản dự phòng

* Ở nước ngoài
TT

Loại hình

1

Sách

2

Bài
viết
trên
báo/
tạp chí và
hội
thảo
khoa học
Tổng


Số
lƣợng
04

35

Thời gian
1993- 2009

1966
...
2014

Nội dung đề cập trong NC
- An ninh trong bảo tàng, lưu trữ,
thư viện
- Phát hiện thảm họa trong lưu trữ,
thư viện
- Xây dựng kế hoạch ứng phó khẩn cấp
- Các tác nhân gây hư hại tài liệu
- Các biện pháp khắc phục khi tài liệu
bị hư hỏng
- Cảnh báo nguy cơ hư hỏng tài liệu
- Đánh giá các nguy cơ gây rủi ro

39
Nguồn: Tác giả luận án tổng hợp năm 2017
18



Qua bảng tổng hợp trên, chúng tôi nhận thấy:
a. Về loại hình nghiên cứu:
Chiếm số lượng nhiều nhất là bài báo/ báo cáo đăng trên tạp chí hoặc tại hội
thảo khoa học. Theo thống kê chưa đầy đủ có 37 công trình nghiên cứu của các tác
giả Việt Nam và 35 công trình của các tác giả nước ngoài.
Ở nước ngoài, các học giả đã công bố 04 cuốn sách nghiên cứu các thảm
họa gây thiệt hại trong các cơ quan thư viện, lưu trữ và bảo tàng. Cụ thể: “Museum
archive, and library security (An ninh trong bảo tàng, lưu trữ và thư thư viện) của
Lawrence J. Fennelly nhà xuất bản Butterworth năm 1983; “Disaster Recovery for
Archives, Libraries and Records Management Systems in Australia and New
Zealand, (Khắc phục những thảm họa trong lưu trữ, thư viện và quản lý hệ thống
hồ sơ tài liệu ở Autralia và New Zealand) của Judith Doig xuất bản năm 1997;
“Building an Emergency Plan (Xây dựng kế hoạch ứng phó khẩn cấp) của J.Paul
Getty Trust xuất bản tại Mỹ năm 1999; “Disaster Management in Archives,
Libraries and Museums”(Quản trị thảm họa trong lưu trữ, thư viện và bảo tàng)
của tác giả Graham Matthews, Yvonne Smith and Gemma Knowles xuất bản tại
Anh năm 2009.
Ở Việt Nam cho đến nay, chúng tôi chưa tìm thấy cuốn sách nào trực tiếp đề
cập các vấn đề trên. Tuy nhiên, một số vấn đề thuộc nội dung bảo quản tài liệu lưu
trữ như những nguy cơ gây hư hỏng tài liệu và các biện pháp khắc phục, dự phòng
đã được các tác giả công bố giới thiệu trong 05 công trình nghiên cứu khoa học và
04 luận văn thạc sĩ.
b. Về thời gian công bố
Theo thông tin chúng tôi tiếp cận, từ thập niên 60 của thế kỷ XX các học giả
Liên Xô là những người đầu tiên công bố nghiên cứu có liên quan đến tác nhân gây
hư hại tài liệu lưu trữ. Những năm cuối của thập niên 60 - 70, các học giả lưu trữ Việt
Nam đã công bố một số bài viết đề cập những yếu tố gây hại cho tài liệu lưu trữ từ
môi trường, khí hậu và vấn đề phòng chống tác động của lửa, nước, chiến tranh.
Đến những năm 90 của thế kỷ XX, nghiên cứu nhận diện những nguy cơ

RR đối với tài liệu lưu trữ và đề xuất các biện pháp để hạn chế những nguy cơ đó
19


được các học giả phương tây như Đức, Anh, Ba Lan, Hungary đề cập trực tiếp và
đầy đủ hơn. Hội đồng Lưu trữ quốc tế đã xuất bản Tập san Atlanti năm 1992,
1993, 1995 tập hợp các bài viết nghiên cứu đề cập đến một số nguy cơ RR đối với
tài liệu lưu trữ.
Từ năm 2000 đến nay, nghiên cứu RR trong lưu trữ được các nhà lưu trữ học
Trung Quốc quan tâm. Các hướng nghiên cứu chính được đề cập: nghiên cứu hệ
thống đảm bảo an toàn, cảnh báo sớm những nguy cơ RR; các biện pháp để khắc
phục những RR khi xảy ra đối với tài liệu lưu trữ. Đặc biệt trong năm 2008, tác giả
Ana Catarina Pinheiro và Maria Filomena Macedo Trường Đại học Lisbon Bồ Đào
Nha công bố bài viết “Risk assessment A comparative study of archive storage
rooms” tạm dịch là Đánh giá rủi ro: một nghiên cứu so sánh của các phòng kho lưu
trữ và năm 2014, tác giả Alpaslan Hamdi Kuzucuğlu (Thổ Nhĩ Kỳ) đã công bố
nghiên cứu “Risk management in libraries, archives and museums” tạm dịch là
quản trị RR trong lưu trữ, thư viện, bảo tàng. Đây là lần đầu tiên thuật ngữ QTRR
trực tiếp xuất hiện trong nghiên cứu về lưu trữ, thư viện và bảo tàng.
Năm 2015, 2016 và 2017, tác giả luận án công bố 03 bài viết trên Tạp chí
Văn thư Lưu trữ Việt Nam số tháng 8/2015, 8/2016 và tháng 7/2017 đề cập vấn đề
nghiên cứu RR trong lưu trữ, cụ thể là: “Dự phòng rủi ro - Sự cần thiết trong tổ
chức quản lý lưu trữ”; bài viết “Những nghiên cứu của các học giả quốc tế và Việt
Nam về nhận diện rủi ro và nguy cơ rủi ro trong lưu trữ” và bài viết “Nguy cơ RR
đối với tài liệu lưu trữ nhìn từ góc độ tổ chức quản lý công tác lưu trữ”.
Như vậy, qua khảo cứu các nguồn tư liệu, tài liệu cho thấy, ở Việt Nam và
nước ngoài chưa có những nghiên cứu quy mô được công bố dưới dạng sách, giáo
trình, đề tài, luận văn, luận án đề cập trực tiếp về QTRR trong lưu trữ. Một số sách
được công bố của các tác giả nước ngoài (như đã dẫn) là những nghiên cứu về quản
lý thảm hoạ, dự phòng thiệt hại trong lưu trữ được lồng ghép chung với ngành thư

viện và bảo tàng. Nghiên cứu trực tiếp về những thiệt hại và một số biện pháp dự
phòng, khắc phục trong lưu trữ mới được công bố dưới dạng các bài viết đăng trên
tạp chí hoặc các hội thảo khoa học.

20


×