Tải bản đầy đủ (.pdf) (121 trang)

Thông tin đồ họa trên báo điện tử Pháp và gợi ý cho Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.34 MB, 121 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

LÃ THÙY LINH

THÔNG TIN ĐỒ HỌA TRÊN BÁO ĐIỆN TỬ PHÁP
VÀ GỢI Ý CHO VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ HỌC

Hà Nội - 2018


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

LÃ THÙY LINH

THÔNG TIN ĐỒ HỌA TRÊN BÁO ĐIỆN TỬ PHÁP
VÀ GỢI Ý CHO VIỆT NAM

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Báo chí học
Mã số: 60 32 01 01

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thành Lợi

Hà Nội - 2018



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan: Luận văn này là công trình nghiên cứu thực sự của cá
nhân tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS, TS Nguyễn Thành Lợi.
Các số liệu, những đánh giá, phân tích, nhận xét, nghiên cứu được trình bày
trong luận văn này là hoàn toàn trung thực và khách quan, chưa từng được công bố
dưới bất cứ hình thức nào.
Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.
Học viên

Lã Thùy Linh


LỜI CẢM ƠN
Tôi sẽ không thể nào tự mình hoàn thành được luận văn thạc sĩ một cách
hoàn chỉnh nếu như không có sự hướng dẫn tận tình của các thầy cô, sự giúp đỡ và
hỗ trợ hết mình của bạn bè, đồng nghiệp.
Thành quả này, tôi xin phép được gửi lời biết ơn chân thành tới PGS, TS
Nguyễn Thành Lợi, người thầy đáng kính đã luôn động viên, khích lệ và tạo mọi
điều kiện để tôi hoàn thành luận văn. Trong quá trình thực hiện, dù tôi có nhiều hạn
chế nhưng thầy vẫn luôn kiên nhẫn, chỉ bảo giúp tôi có thêm động lực để đi đến
cùng con đường nghiên cứu của mình.
Tiếp đến, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các thầy cô trong khoa Báo chí và
Truyền thông – Trường Đại học KHXH&NV (Đại học Quốc gia Hà Nội). Các thầy
cô đã tận tình truyền đạt những kiến thức quý báu cũng như tạo mọi điều kiện thuận
lợi cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn các anh/chị, các bạn đồng nghiệp và
gia đình đã hỗ trợ cho tôi rất nhiều trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn
thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Học viên


Lã Thùy Linh


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ....................................................................................................................7
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THÔNG TIN ĐỒ HỌA TRÊN BÁO
ĐIỆN TỬ ..................................................................................................................15
1.1. Một số khái niệm liên quan đến đề tài ...............................................................15
1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của thông tin đồ họa .......................................20
1.3. Đặc điểm của thông tin đồ họa...........................................................................24
1.4. Phân loại thông tin đồ họa trên báo điện tử .......................................................28
1.5. Hình thức thể hiện thông tin đồ họa ...................................................................31
1.6. Giới thiệu báo chí Pháp ......................................................................................35
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1 .........................................................................................41
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG THÔNG TIN ĐỒ HỌA TRÊN BÁO
ĐIỆN TỬ LA CROIX, 20 MINUTES VÀ OUEST-FRANCE ............................42
2.1. Sơ lược về các báo điện tử được khảo sát .........................................................42
2.2. Phân tích thông tin đồ họa trên báo điện tử La Croix, 20 Minutes và
Ouest-France ............................................................................................................48
2.3. Đánh giá việc sử dụng thông tin đồ họa trên các báo điện tử Pháp được
khảo sát .....................................................................................................................73
TIỂU KẾT CHƢƠNG 2 .........................................................................................76
CHƢƠNG 3: BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ GỢI Ý CHO VIỆT NAM .........77
3.1. Vấn đề sử dụng thông tin đồ họa trên báo điện tử Việt Nam hiện nay ..............77
3.2. Một số gợi ý cho Việt Nam ................................................................................85
TIỂU KẾT CHƢƠNG 3 .........................................................................................99
KẾT LUẬN ............................................................................................................100
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................102

PHỤ LỤC ...............................................................................................................106

1


DANH MỤC VIẾT TẮT

ĐH

Đại học

KHXH&NV

Khoa học Xã hội và Nhân văn

NXB

Nhà xuất bản

PGS, TS

Phó Giáo sư, Tiến sĩ

PV

Phỏng vấn

TTĐH

Thông tin đồ họa


2


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Thống kê số lượng thông tin đồ họa được khảo sát trong năm 2017 .......49
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Một bức tranh vẽ gia súc trong hang đá thuộc thung lũng Vezère, miền
Tây nước Pháp có niên đại 8000 năm trước Công nguyên .......................................21
Hình 1.2 “Mr Blight’ s house” – TTĐH đầu tiên dưới dạng hình vẽ minh họa và sơ
đồ được xuất bản trên tờ Times, năm 1806 ...............................................................22
Hình 1.3. TTĐH tương tác dưới dạng biểu đồ hình cánh cung biểu thị số tiền trợ cấp
của chính phủ Pháp theo vùng và số tiền trợ cấp bình quân trên đầu người tại các
vùng đó, đăng trên La Croix ngày 05/10/2017 .........................................................25
Hình 1.4. TTĐH dưới dạng bản đồ thống kê và so sánh các khu vực cháy rừng tại
bang California Mỹ năm 2017, đăng trên La Croix ngày 12/12/2017 ......................26
Hình 1.5. TTĐH tương tác dưới dạng biểu đồ minh họa hình chữ nhật về thành
phần số người di cư trong năm 2016, đăng trên La Croix ngày 20/6/2017 ..............29
Hình 1.6. Video TTĐH về sở thích lựa chọn xe hơi của các tổng thống Pháp, đăng
trên Ouest-France ngày 14/5/2017 ...........................................................................30
Hình 1.7. Biểu đồ tròn kết hợp với hình minh họa, đăng trên Ouest-France ngày
26/4/2017 ...................................................................................................................31
Hình 1.8. Bản đồ thống kê tỷ lệ sinh đẻ trung bình của phụ nữ trên toàn thế giới
trong năm 2016, đăng trên La Croix ngày 16/8/2017 ...............................................34
Hình 1.10. Hình ảnh tờ báo La Gazette được phát hành ngày 09/2/1683.................36
Hình 2.1. Giao diện báo điện tử La Croix .................................................................42
Hình 2.2. Thanh menu trên 20minutes.fr cho phép độc giả dễ dàng lựa chọn các
mục chia nhỏ trong các chuyên mục lớn của tờ báo .................................................45
Hình 2.3. Giao diện của báo điện tử Ouest-France ..................................................47
Hình 2.4. TTĐH dưới dạng hình minh họa kết hợp bản đồ về vụ tấn công khủng bố

ngày 03/6 tại cầu London (Anh), đăng trên Ouest-France ngày 04/6/2017 .............50

3


Hình 2.5. TTĐH dưới dạng sơ đồ về vụ tấn công khủng bố ngày 03/6 tại cầu
London (Anh), được La Croix dẫn lại từ AFP, ngày 04/6/2017 ...............................50
Hình 2.6. TTĐH tương tác dưới dạng biểu đồ cánh cung về tỷ lệ và kết quả số
lượng ghế ngồi trong Quốc hội Pháp, đăng trên 20 Minutes ngày 19/6/2017 ..........51
Hình 2.7. Biểu đồ tròn miêu tả tỷ lệ các hình thức thể hiện của TTĐH truyền thống ........... 53
Hình 2.8. TTĐH dưới dạng bản đồ về tỷ lệ lão hóa của người Pháp từ năm 2013 2050, đăng trên La Croix ngày 22/6/2017 với sự hài hòa của màu sắc ....................54
Hình 2.9. Bản đồ hướng dẫn giao thông trong Carnaval sinh viên Caen Pháp, đăng
trên Ouest-France ngày 29/3/2017 ...........................................................................55
Hình 2.10. TTĐH dưới dạng biểu đồ và đồ thị về giá trái cây và rau xanh tại Pháp
vào mùa hè, đăng trên La Croix ngày 24/8/2017 ......................................................56
Hình 2.11. TTĐH dưới dạng sơ đồ chỉ dẫn các địa điểm trong tòa nhà Quốc hội
Pháp, đăng trên La Croix ngày 27/6/2017 ................................................................ 57
Hình 2.12. Biểu đồ tròn miêu tả các hình thức thể hiện của TTĐH tương tác .........57
Hình 2.13. TTĐH tương tác dưới dạng biểu đồ cột ngang thống kê và so sánh số
lượng việc làm theo từng ngành nghề được vùng Grand Est nước Pháp cung cấp cho
người lao động vào năm 2016, đăng trên 20 Minutes ngày 06/03/2017 ................... 59
Hình 2.14. TTĐH tương tác dưới dạng biểu đồ cột ngang thống kê số lượng người
di cư trong năm 2015 và năm 2016 từ 10 quốc gia có nhu cầu di cư cao nhất trên thế
giới, đăng trên La Croix vào ngày 20/6/2017 ...........................................................60
Hình 2.15. TTĐH tương tác dưới dạng biểu đồ cột so sánh những ngày rét kỷ lục
của vùng Saint-Nazaire Pháp từ năm 1960 – 2017, đăng trên Ouest-France ngày
26/01/2017.................................................................................................................61
Hình 2.16. TTĐH tương tác dưới dạng biểu đồ cột đứng thể hiện xu hướng người
kết hôn đồng giới có độ tuổi trung bình cao hơn người kết hôn khác giới tại Pháp,
được đăng trên La Croix ngày 17/5/2017 .................................................................62

Hình 2.17. TTĐH tương tác dưới dạng biểu đồ tròn thống kê và so sánh lượng rượu
vang Bordeaux được nhập khẩu bởi các nước Anh, Trung Quốc, Đức, Mỹ, Bỉ, đăng
trên 20 Minutes ngày 25/4/2017 ................................................................................63

4


Hình 2.18. TTĐH tương tác dưới dạng biểu đồ hình cánh cung thể hiện số lượng
ghế ngồi tại Quốc hội Pháp, được đăng trên La Croix ngày 13/6/2017 ...................63
Hình 2.19. TTĐH tương tác dưới dạng biểu đồ hình cánh cung thể hiện kết quả bầu
cử Hạ viện Pháp sau vòng đầu bỏ phiếu, được đăng trên La Croix ngày 13/6/2017.
...................................................................................................................................64
Hình 2.20. TTĐH tương tác dưới dạng biểu đồ hình chữ nhật so sánh tỷ lệ phiếu
bầu của các Đảng tại Pháp trong tám khu vực bỏ phiếu của Ille-et-Vilaine Pháp,
đăng trên Ouest-France ngày 14/6/2017 ..................................................................65
Hình 2.21. TTĐH tương tác dưới dạng tranh minh họa và biểu đồ tròn có hình minh
họa về chi phí trung bình cho việc mua sắm sách vở, đồ dùng học tập và đồ dùng
thể thao với một học sinh lớp 6 tại Pháp trong năm 2017, đăng trên La Croix ngày
17/8/2017 ...................................................................................................................66
Hình 2.22. TTĐH tương tác dưới dạng đồ thị và biểu đồ cột thống kê số lượng khán
giả đến sân vận động xem Ligue 1 qua các năm và so sánh tỷ lệ ghế ngồi được lấp
kín trong khoảng thời gian từ trên, đăng trên 20 Minutes ngày 06/02/2017 .............67
Hình 2.23. TTĐH tương tác dưới dạng bản đồ về tình trạng cho phép hôn nhân
đồng giới tại châu Âu, đăng trên La Croix ngày 29/6/2017 .....................................68
Hình 2.24. Chỉ dẫn vùng cấm rượu trên bản đồ tương tác đăng trên Ouest-France,
ngày 29/3/2017 ..........................................................................................................68
Hình 2.25. TTĐH tương tác dưới dạng sơ đồ về những nhóm người ủng hộ tổng
thống Emmanuel Macron, đăng trên Ouest-France ngày 06/4/2017 .......................69
Hình 2.26. TTĐH dưới dạng sơ đồ tương tác phân tích cấu tạo bên trong con tàu
Queen Mary 2, đăng trên Ouest-France ngày 23/6/2017 .........................................70

Hình 2.27. TTĐH tương tác dưới dạng sơ đồ thời gian có gắn các video, đăng trên
La Croix ngày 02/11/2017 ........................................................................................71
Hình 2.28. TTĐH tương tác dưới dạng bảng về sự sáp nhập của các nhà xuất bản
lớn trên thế giới, đăng trên La Croix ngày 21/9/2017 ...............................................72
Hình 2.29. TTĐH tương tác dưới dạng hình ảnh minh họa về Giải vô địch bóng đá nữ
thế giới diễn ra tại Pháp vào năm 2019, đăng trên Ouest-France, ngày 29/9/2017 ......... 72

5


Hình 3.1. Biểu đồ cột tương tác thống kê số lượng bài thi ở Hà Giang được nâng
điểm theo các môn trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia năm 2018, đăng trên
VnExpress, ngày 18/7/2018 .......................................................................................78
Hình 3.2. Một hình ảnh minh họa bổ trợ cho nội dung bài báo “18 ngày thực hiện
'nhiệm vụ bất khả thi' giải cứu các thiếu niên Thái Lan”, đăng trên VnExpress, ngày
11/7/2018 ...................................................................................................................79
Hình 3.3. Biểu đồ cột so sánh số lượng bài thi khối B đạt ngưỡng 24 điểm và 25,5
điểm giữa 61 tỉnh thành trong Kỳ thi Tốt nghiệp THPT Quốc gia 2018, đăng trên
Vietnamplus, ngày 20/7/2018 ....................................................................................82
Hình 3.4. TTĐH truyền thống dưới dạng sơ đồ thời gian thống kê những sai phạm
của lãnh đạo Mobiphone, đăng trên VnExpress ngày 30/6/2018 là hình thức thể hiện
TTĐH rất hay được sử dụng trên tờ báo này ............................................................83
Hình 3.5. TTĐH tóm tắt nội dung 9 điểm mới trong Luật Báo chí (sửa đổi) ...........86
Hình 3.6. TTĐH tương tác dưới dạng sơ đồ giới thiệu những người ủng hộ Tổng
thống Pháp Emmanuel Macron, đăng trên Ouest-France ngày 06/4/2017 ..............88

6


MỞ ĐẦU

1. Lý do lựa chọn đề tài
Trong dòng chảy thông tin trên Internet từ các phương tiện truyền thông
truyền thống và truyền thông mạng xã hội, công chúng có xu hướng lựa chọn tiếp
cận các thông tin đơn giản và dễ hiểu nhất. Nếu trước đây, vào năm 2000, khoảng
chú ý của con người là 12 giây thì đến năm 2013, khoảng chú ý đó đã giảm xuống
còn 8 giây (nghiên cứu người tiêu dùng của Microsoft vào năm 2016). Như vậy, rõ
ràng, công chúng, cụ thể hơn là độc giả, đang giảm dần mức độ ưu tiên trong việc
“tiêu thụ” tin tức để có thể làm được nhiều việc cùng một lúc. Một bài viết nhiều
chữ có thể đã không còn hấp dẫn được độc giả trong thời đại báo chí công nghệ 4.0
ngày nay. Độc giả quan tâm tới tin tức ngắn gọn nhất, bắt mắt nhất mà vẫn đảm bảo
được yếu tố dễ hiểu cho mọi đối tượng công chúng. Hay nói cách khác, chỉ bằng vài
cái “quét” mắt đơn giản, câu chuyện được tác giả kể ra đã giải đáp được ba thắc
mắc của công chúng là cái gì đã xảy ra? cái gì đang diễn ra? và cái gì sắp xảy ra?
Để đáp ứng được nhu cầu hiểu nhanh và dễ dàng thông tin được đưa ra của
công chúng, TTĐH chính là phương tiện truyền tải tin tức (thống kê, so sánh, miêu
tả, kể chuyện…) đem lại hiệu quả cao trên báo chí. TTĐH đã không còn là một khái
niệm xa lạ với báo chí thế giới khi từ những năm 1980, tờ USA Today (Mỹ) đã đưa
vào các trang báo nhiều biểu đồ, đồ thị và hình ảnh lớn được trình bày với màu sắc
bắt mắt để làm mới mẻ tính hấp dẫn cho thông tin so với các tờ báo màu xám và
nhiều chữ thời đó. Sau này, cách thức truyền tải thông tin bằng đồ họa đã lan sang
các nước châu Âu như Anh, Đức, Pháp, Tây Ban Nha (1986). Tại Việt Nam, TTĐH
đã được báo điện tử Vietnamplus chú ý từ năm 2005, đến nay, ngoài Vietnamplus,
tờ VnExpress, Tuổi Trẻ Online, Dân Trì,… cũng đã khai thác việc sử dụng đồ họa
trong truyền tải thông tin và thu hút được một số lượng lớn độc giả theo dõi.
TTĐH với khả năng lớn nhất là tác động nhanh chóng tới não bộ con người
thông qua các minh họa bằng hình ảnh (dựa trên nghiên cứu của Công ty
KISSmatrics chỉ ra rằng, 65% dân số ghi nhớ thông tin bằng mắt và 90% thông tin
được truyền tới não qua các tín hiệu thị giác) có thể sẽ chiếm lĩnh ưu thế đưa tin
trong tương lai cho cả truyền thống truyền thống lẫn truyền thông mạng xã hội.


7


Pháp là quốc gia ứng dụng TTĐH từ rất sớm trên báo chí (đầu tiên là báo in)
đã chứng kiến sự ra đời của nhiều hãng sản xuất TTĐH lớn như AFP (ra đời tháng
10/1988), Idé (ra đời năm 1989), WAG (ra đời năm 1992) và Art Presse (ra đời năm
1994)… Ở đó, các nhà thiết kế đồ họa làm việc nhóm để giải quyết các đơn đặt
hàng từ các tờ báo tại Pháp hay từ các tờ báo nước ngoài. Chẳng hạn như, báo điện
tử Vietnamplus của Việt Nam đã hợp tác với hãng thông tấn AFP về dịch vụ tin đồ
họa tĩnh cũng như đồ họa tương tác về World cup từ tháng 6 năm 2010. Đến năm
2014, Vietnamplus bắt đầu mua dịch vụ video đồ họa của AFP. Ngoài các hãng
thông tấn có dịch vụ tin tức đồ họa, một số nhật báo lớn của Pháp như Le Monde,
Le Figaro… có hẳn phòng sản xuất đồ họa riêng tại tòa soạn.
Việc hình thành khung lý luận về TTĐH; nghiên cứu cách thức đưa tin bằng
đồ họa trên báo chí Pháp (cụ thể là báo điện tử), đồng thời so sánh với TTĐH trên
báo điện tử tại Việt Nam để thấy được những thành công của báo chí Pháp, những
khó khăn cũng như hạn chế của báo chí Việt Nam trong việc khai thác cách thức
đưa tin trực quan này và đưa ra một số gợi ý để nâng cao chất lượng sản xuất TTĐH
cho báo điện tử nước nhà là hết sức cần thiết và quan trọng. Người viết mong rằng
luận văn này sẽ là tiền đề gợi lên niềm hứng thú cho các nghiên cứu tiếp theo nhằm
đáp ứng nhu cầu lý luận và thực tiễn của lĩnh vực này.
Chính vì vậy, tác giả lựa chọn đề tài Thông tin đồ họa trên báo điện tử Pháp
và gợi ý cho Việt Nam làm luận văn thạc sĩ chuyên ngành Báo chí học khóa QH –
2016 - X tại khoa Báo chí và Truyền thông, Trường Đại học Khoa học Xã hội và
Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Việc sử dụng đồ họa trong các tác phẩm báo chí đã được nhiều nhà nghiên cứu
trong và ngoài nước tìm hiểu và phân tích một cách sâu sắc, có thể khái quát như sau:
2.1. Trên thế giới
Bài nghiên cứu La cartographie dans la presse moderne. Situations,

perspectives multimédias et Internet (1996) của tác giả Georges Tadonki đăng trên
tạp chí Méditerranée là kinh nghiệm tổng kết từ chính cá nhân tác giả khi làm việc
như một Freelancer về vẽ bản đồ tại Pháp trong 5 năm và đặc biệt là kinh nghiệm
của một nhà họa đồ cho tờ Asia Times ở Bangkok (Thái Lan) trong 1 năm.

8


Cuốn L’infographie de presse (tái bản lần 2 năm 2005) của tác giả Jean –
Marie Chappé, giống như một kim chỉ nam hữu ích trong nghề báo. Jean – Marie
Chappé ngoài việc làm rõ khái niệm, chức năng, cách thức đọc TTĐH… còn chỉ ra
các thể loại TTĐH, tiêu chí của một TTĐH có chất lượng tốt cũng như kỹ thuật tạo
ra TTĐH (bằng tay hoặc bằng máy tính), kỹ thuật xử lý màu sắc trên đồ họa…
Cuốn A practical guide to Graphics Reporting – Informartion graphics for
print, web, broadcast (2006) của tác giả Jennifer George – Palilonis đã xem xét các
vấn đề về TTĐH trên các tác phẩm báo chí một cách hệ thống. Đồng thời, tác phẩm
cũng đưa ra hệ thống lý luận, khái niệm cơ bản nhất về lĩnh vực này.
Cuốn Thiết kế - Tạo mẫu & Dàn trang (2010) của tác giả Roger C. Parkers
đã đề cập đến hình minh họa dưới dạng TTĐH, đồng thời đề xuất những cách thức
để phát huy tốt nhất ưu thế của dạng thức đưa tin này.
Luận văn thạc sĩ Mettre en image l’information: l’infographie de presse
(2015) của tác giả Léa Joussaume, là một cách tiếp cận có tổ chức về cách sản xuất
TTĐH trên báo chí.
Bản báo cáo kết quả nghiên cứu về đồ họa trên báo chí Reporting and editing
news graphics của tác giả Kelly Barry – Phó Tổng Biên tập mảng đồ họa của tờ
USA Today, đã đưa ra những con số thống kê rất cụ thể về tầm quan trọng của các
yếu tố thị giác trong thiết kế tin tức trong đó ảnh và đồ họa chiếm vị trí quan trọng
nhất. Từ đó, tác giả đưa ra cái nhìn tổng quan nhất về các phương pháp thể hiện
TTĐH thông qua rất nhiều ví dụ sinh động.
2.2. Ở Việt Nam

Tại nước ta, đã có một số công trình nghiên cứu có giá trị về TTĐH, cụ thể là:
Cuốn “Ngôn ngữ báo chì” (2001 – tái bản năm 2012) của tác giả Vũ Quang
Hào, nghiên cứu một cách công phu, có hệ thống về ngôn ngữ báo chí (cụ thể cuốn
sách đề cập đến các vấn đề lý luận và thực tiễn về ngôn ngữ của loại hình báo in,
báo phát thanh) và giới thiệu về ngôn ngữ quảng cáo báo và quảng bá báo chí.
Trong các vấn đề về ngôn ngữ báo chí, tác giả đã dẫn giải về ngôn ngữ của thông
tin phi văn tự trong nội dung thứ 10 của cuốn sách như sau: “Cuộc sống tồn tại
xung quanh ta đôi khi lại có nhiều điều kí lạ. Con chim trên mái nhà của chúng ta

9


hót lên hằng ngày, chúng ta không hề để tâm đến để tự nhiên có một ngày rung cảm
theo từng tiếng thánh thót. Bông hoa dại bị bỏ quên bao ngày chẳng có ai ngó
ngàng tự nhiên ta lại chợt tự trách mính sao lại vô tâm không hề thấy rằng nó thật
là đẹp. Thông tin phi văn tự cũng vậy…” [10, tr.235]. Trong nội dung thông tin phi
văn tự, tác giả Vũ Quang Hào cũng chỉ ra một cách gọi khác của nó, tính vào thời
điểm lúc đó, là TTĐH; đồng thời tác giả cũng thành công trong việc đưa ra những
nền tảng lý luận ban đầu về thông tin phi văn tự (với nhiều hình thức như biểu đồ,
đồ thị, sơ đồ, bản đồ, bảng…).
Cuốn Tổ chức nội dung và thiết kế trính bày báo in (2006) của tác giả Hà
Huy Phượng đã đề cập đến những nguyên tắc, phương pháp tổ chức nội dung và
thiết kế, trình bày báo, tạp chí; những phần mềm tin học trong thiết kế báo, tạp chí
như Photoshop, Quarkexpress… Trong những nội dung kiến thức được nêu ra, tác
giả cũng xem xét và nghiên cứu về đồ họa thông tin như một dạng thức quan trọng
và là hướng phát triển của báo chí trong tương lai.
Cuốn Báo mạng điện tử - Những vấn đề cơ bản (2010) của tác giả Nguyễn
Thị Trường Giang đã nêu rõ về quá trình hình thành và phát triển của Internet; lịch
sử ra đời và phát triển của báo mạng điện tử. Đồng thời, tác giả cũng nêu ra những
đặc điểm, đặc trưng cơ bản nhất của báo điện tử, cách viết và trình bày nội dung

thông tin trên báo điện tử; mô hình tòa soạn và quy trình sản xuất thông tin của báo
mạng điện tử nói chúng và một số tờ báo mạng điện tử ở Việt Nam nói riêng.
Cuốn Tác nghiệp báo chì trong môi trường truyền thông hiện đại (2014) của
tác giả Nguyễn Thành Lợi đã đề cập đến những vấn đề của báo chí trong môi
trường hội tụ truyền thông như truyền thông xã hội; truyền thông internet và các
học thuyết truyền thông như “người gác cổng”, “vòng xoáy im lặng”, “sử dụng và
hài lòng”, “thiết lập chương trình nghị sự”; hội tụ truyền thông; tòa soạn hội tụ và
kỹ năng viết báo đa phương tiện. Đặc biệt, trong phần kỹ năng viết báo đa phương
tiện, tác giả đã nghiên cứu một cách có hệ thống về thuật ngữ “đồ họa thông tin”
hay còn gọi là “đồ họa trực quan”. Từ việc lý giải khái niệm, tác giả đã đưa ra quy
trình thiết kế đồ họa thông tin với ba bước chính là lý giải thông tin – hình thành
khung sườn - thiết kế ý tưởng.

10


Bài viết Infographic – Bức tranh thay ngàn lời muốn nói (2014) của tác giả
Nhật Anh đăng trên tạp chí STINFO, đã đề cập đến khái niệm infographic (TTĐH)
và sự bùng nổ của infographic trong thời đại Big Data (Kho dữ liệu lớn) ngày nay.
Tác giả cũng làm rõ sức mạnh của infographic, so sánh giữa infographic xưa và
nay, đồng thời phân biệt infographic với data visualization (trực quan hóa dữ liệu).
Bài viết Sử dụng tin đồ họa trên báo điện tử Việt Nam (2015) của tác giả Đào
Cảnh đăng trên tạp chí Người làm báo, đã làm rõ khái niệm TTĐH và thể loại tin đồ
họa. Từ đó, tác giả đã chỉ ra thực trạng sử dụng tin đồ họa trên Vietnamplus – tờ báo
đầu tiên sử dụng thể loại tin đồ họa. Cuối cùng, tác giả cũng đề xuất một số khuyến
nghị nhằm nâng cao chất lượng và số lượng của thể loại tin đồ họa trong cuộc cạnh
tranh về tốc độ cập nhật tin tức ngày nay.
Luận văn Sử dụng thông tin đồ họa trong các chương trính truyền hính hiện
nay (2012), tác giả Ngô Thị Yến, chuyên ngành Báo chí học đã giải thích và hệ
thống lý luận về chương trình truyền hình, TTĐH và những thuật ngữ về thiết kế

trên truyền hình; đặc điểm, vai trò và phương pháp thể hiện TTĐH. Từ cơ sở lý luận
đó, tác giả đã khảo sát thực trạng sử dụng TTĐH trên một số chương trình truyền
hình trong và ngoài nước như Bản tin thời sự 19h của VTV1 – Đài truyền hính Việt
Nam, Bản tin tài chình kinh doanh tối trên VTV1, Bản tin thời sự NEWLINES trên
kênh NHK của Nhật Bản và kênh truyền hình ARIRANG của Hàn Quốc, Bản tin
thời sự Asia Today trên kênh truyền hình Channel NewAsia của Singapore để từ đó
so sánh được việc sử dụng TTĐH giữa các kênh truyền hình trong nước với nước
ngoài. Cuối cùng, thông qua việc khảo sát và so sánh, tác giả rút ra được những hạn
chế, nguyên nhân và cách khắc phục các hạn chế đó cho các kênh truyền hình trong
nước trong việc khai thác và sử dụng TTĐH.
Luận văn Đồ họa trong tác phẩm báo chì trên báo mạng điện tử Việt Nam
hiện nay (2013), tác giả Đào Thu Trang, đã hệ thống cơ sở lý luận về đồ họa trên
báo chí nói chung và đồ họa trên báo mạng điện tử nói riêng. Từ đó, tác giả đã khảo
sát, phân tích, đánh giá thực trạng việc sử dụng đồ họa trong các tác phẩm báo chí
trên báo mạng điện tử VnExpress, Dantri và VnEconomy; đồng thời cũng đề xuất
một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đồ họa trên báo mạng điện tử Việt Nam
hiện nay.

11


Luận văn Sử dụng thông tin đồ họa trên báo in Việt Nam (2016), tác giả
Trịnh Thị Quỳnh, chuyên ngành Báo chí học, đã làm rõ những vấn đề lý luận về
TTĐH trên báo chí nói chung và báo in nói riêng; đồng thời, chỉ ra được những ưu
nhược điểm trong việc khai thác và sử dụng TTĐH trên báo in qua khảo sát tờ báo
Lao động, Tuổi trẻ và Thời báo kinh tế Việt Nam. Từ đó, tác giả cũng đưa ra được
các giải pháp nhằm nâng cao việc khai thác, sử dụng TTĐH trên báo in và đánh giá
vai trò của TTĐH đối với báo chí trong tương lai.
Luận văn Sử dụng thông tin đồ họa trên báo điện tử hiện nay (2016) của tác
giả Nguyễn Thị Thanh Hà, chuyên ngành Báo chí học, đã chỉ ra được thực trạng sử

dụng TTĐH trên hai tờ báo điện tử lớn của Việt Nam là VnExpress và Vietnamplus
dựa trên những vấn đề liên quan đến cơ sở lý luận và thực tiễn của việc thiết kế
TTĐH trên báo điện tử. Đồng thời, tác giả cũng nêu ra những thành công, hạn chế
của việc vận dụng loại hình độc đáo này trên hai tờ báo được khảo sát để từ đó, rút
ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đồ họa trên báo điện tử.
Một số khóa luận tốt nghiệp như Thông tin đồ họa trên báo in và thông tin
đồ họa trong truyền thông (2012) của Nguyễn Thị Thanh Hằng; Nâng cao hiệu quả
sử dụng thông tin đồ họa trong chương trính thời sự 19h trên VTV1 (2014) của Mạc
Thị Yến đã kế thừa hệ thống lý thuyết từ các công trình đã nghiên cứu trước đó để
từ đó nghiên cứu cụ thể vào một tờ báo hoặc một kênh truyền hình cụ thể, thậm chí
rộng hơn trong cả lĩnh vực truyền thông và đưa ra được những phương hướng phát
triển cho TTĐH.
Qua nghiên cứu các công trình trong nước và quốc tế, tác giả nhận thấy
không có công trình nào nghiên cứu về TTĐH trên báo điện tử Pháp và bài học kinh
nghiệm cho Việt Nam. Tuy nhiên, những kết quả nghiên cứu của các học giả đi
trước là tài liệu tham khảo hữu ích cho tác giả nghiên cứu đề tài này.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên nền tảng cơ sở lý luận liên quan đến báo điện tử và TTĐH, luận văn
khảo sát việc sử dụng TTĐH trên báo điện tử Pháp, rút ra một số bài học kinh
nghiệm từ đó đưa ra một số gợi ý để nâng cao hiệu quả việc sử dụng TTĐH trên
báo điện tử Việt Nam trong thời gian tới.

12


3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục đích trên, luận văn xác định và thực hiện một số nhiệm vụ sau:
- Làm rõ những khái niệm công cụ, hệ thống hóa cơ sở lý luận về báo điện tử
và TTĐH, xây dựng khung lý thuyết cho vấn đề nghiên cứu.

- Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng việc sử dụng TTĐH trên các báo
điện tử La Croix, 20 Minutes, Ouest-France, chỉ ra những thành công, hạn chế và
xu hướng phát triển TTĐH trên báo điện tử Pháp.
- Đưa ra một số gợi ý về việc sử dụng TTĐH cho báo điện tử Việt Nam.
4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Thông tin đồ họa trên báo điện tử Pháp và gợi ý cho Việt Nam.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài tập trung khảo sát các tờ báo điện tử La Croix,
20 Minutes, Ouest-France trong năm 2017. Đồng thời, luận văn tiến hành khảo sát
sơ lược hai tờ báo điện tử của Việt Nam là VnExpress và Vietnamplus trong năm
2017 và 2018.
Với phạm vi khảo sát như vậy, tác giả hy vọng sẽ rút ra được những kết quả
phong phú, đa dạng và những nhận xét bổ ích.
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Đề tài dựa trên cơ sở nhận thức các vấn đề lý luận về báo chí truyền thông;
lý luận về ngôn ngữ báo chí và thiết kế đồ họa cùng các ngành khoa học liên quan.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Để triển khai nghiên cứu đề tài, luận văn sử dụng các phương pháp nghiên
cứu cụ thể như sau:
Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Đọc và tra cứu các tài liệu, văn bản, sách
báo… trong và ngoài nước có liên quan đến vấn đề sử dụng TTĐH trên báo chí nói
chung và báo điện tử nói riêng.
Phương pháp khảo sát, thống kê, đánh giá: Được tác giả vận dụng để làm
sáng tỏ thực trạng sử dụng TTĐH trên các trang báo điện tử được khảo sát, đồng

13



thời đưa ra những ưu điểm và hạn chế để từ đó làm cơ sở đề xuất một số gợi ý nhằm
nâng cao chất lượng việc sử dụng TTĐH trên báo điện tử trong nước.
Phương pháp phỏng vấn sâu: Thực hiện với các chuyên gia để có được
những ý kiến của những người làm trực tiếp trong vấn đề mà luận văn đề cập đến.
Phương pháp so sánh: Phương pháp này được sử dụng để so sánh thực trạng
sử dụng TTĐH của báo điện tử Pháp với báo điện tử Việt Nam; so sánh các hình
thức thể hiện của TTĐH trên báo điện tử Pháp và trên báo điện tử Việt Nam.
Phương pháp phân tìch, tổng hợp: Được sử dụng để đánh giá các dữ liệu, kết
quả điều tra và rút ra những luận điểm khoa học.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
6.1. Ý nghĩa lý luận
Trong tình hình còn thiếu những khảo sát và nghiên cứu có hệ thống các vấn
đề liên quan đến TTĐH trên báo chí nói chung, luận văn sẽ có những đóng góp nhất
định trong việc xây dựng và hoàn thiện cơ sở khoa học và lý luận về lĩnh vực này.
Đồng thời, luận văn cũng sẽ cung cấp một cái nhìn khái quát về thực tiễn việc ứng
dụng TTĐH trong các sản phẩm báo chí của nước ngoài và của Việt Nam cũng như
thực tiễn của việc thiết kế và xây dựng TTĐH trong các cơ quan báo chí cũng như
các doanh nghiệp.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể trở thành nguồn tư liệu giúp ích cho
các nhà nghiên cứu, nhà quản lý, người làm báo và đặc biệt là những người trực tiếp
đang và sẽ sản xuất TTĐH trên báo điện tử. Đồng thời, luận văn có thể được dùng
làm tư liệu để các giảng viên, sinh viên sử dụng trong quá trình học tập cũng như
hoạt động chuyên môn của mình.
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, tài liệu tham khảo và phụ lục thì luận
văn gồm có 3 chương:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về thông tin đồ họa trên báo điện tử
Chƣơng 2: Thực trạng sử dụng thông tin đồ họa trên báo điện tử La Croix,
20 Minutes và Ouest-France

Chƣơng 3: Bài học kinh nghiệm và gợi ý cho Việt Nam

14


CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THÔNG TIN ĐỒ HỌA
TRÊN BÁO ĐIỆN TỬ

1.1. Một số khái niệm liên quan đến đề tài
1.1.1. Quan niệm về thông tin đồ họa
Thuật ngữ thông tin được bắt nguồn từ tiếng La-tinh infometio, gốc của từ
tiếng Anh information. Lần đầu tiên thông tin được con người chú ý nghiên cứu về
mặt ý nghĩa xã hội của nó và được đề cập đến trong lý thuyết báo chí vào những
năm 20 - 30 của thế kỷ XX. Theo cách hiểu kinh điển thì thông tin chính là những
cái mới khác với những điều đã biết.
Kế thừa tư tưởng trên, thuật ngữ thông tin đi vào khoa học hiện đại, trước hết
là lý thuyết thông tin của Shannon (nhà toán học, vật lý) đưa ra năm 1948. Có rất
nhiều định nghĩa về thông tin. Ngoài cách tiếp cận theo góc độ trên, một số cách
tiếp cận đã có tầm khái quát hơn, chẳng hạn "thông tin là dữ liệu mà có thể nhận
thấy, hiểu được và sắp xếp lại với nhau hính thành kiến thức", hay "thông tin là sự
truyền đưa độ đa dạng" (R.Esbi) hoặc "thông tin là nội dung thế giới bên ngoài
được thể hiện trong sự nhận thức của con người" (N.Viner).
Trong cuốn sách Bùng nổ truyền thông, tác giả Philippe Breton và Serge
Proulx giải thích theo hai hướng nghĩa: Thứ nhất là, “nói về một hành động cụ thể
để tạo ra một hính dạng (forme)”, thứ hai là, “nói về sự truyền đạt một ý tưởng, một
khái niệm hay một biểu tượng”. Hai hướng này cùng tồn tại, một nhằm vào sự tạo
lập cụ thể, một nhằm vào sự tạo lập kiến thức truyền đạt. Nó thể hiện sự gắn kết của
hai lĩnh vực kĩ thuật và kiến thức.
Trong lý luận báo chí, thuật ngữ thông tin cũng đang tồn tại hai cách hiểu:
“Một là, tri thức, tư tưởng do nhà báo tái tạo và sáng tạo từ hiện thực cuộc sống.

Hai là, sự loan báo cho mọi người biết” [19, tr.55]. Nó là công cụ chủ yếu để nhà
báo thực hiện mục đích của mình.
Trong thực tiễn báo chí, thuật ngữ thông tin có nhiều cách sử dụng. Chẳng
hạn như, các nhà báo sử dụng nó để biểu thị tính chất chung nhất của các thông báo
ngắn, không kèm theo lời phân tích, bình luận về một sự kiện mới (như tin vắn hay

15


tin ngắn). Trong trường hợp khác, nó được dùng để chỉ tất cả các thể loại được dùng
để ghi chép những sự kiện, những hiện tượng mới như: tin tức, tường thuật, phỏng
vấn… Đây là cách hiểu theo nghĩa hẹp. Hiểu theo nghĩa rộng, toàn bộ những tác
phẩm, hay hệ thống những tin tức… chính là thông tin.
Theo Đại từ điển tiếng Việt, “đồ hoạ là nghệ thuật tạo hính lấy nét vẽ, nét
khắc hoặc mảng hính tách bạch làm ngôn ngữ chình” [21, tr.651].
Còn theo từ điển Oxford Advanced learner’s thì đồ hoạ (Graphics) là
“tranh ảnh, hính vẽ được dùng chủ yếu cho mục đìch thương mại”. Cũng theo từ
điển này, “đồ họa nhằm cung cấp một hính ảnh rõ ràng, sống động, đầy đủ các
chi tiết và dễ tưởng tượng”. Thuật ngữ Graphics có gốc là từ Graph, có nghĩa là
“thứ được viết hay được vẽ ra theo một cách nào đó”. Từ này còn có nghĩa là đồ
thị, biểu đồ [26, tr.518].
Liên quan đến lĩnh vực thiết kế đồ họa, Đại từ điển tiếng Việt đã giải thích
một số thuật ngữ như sau:
Trang trì: Sắp xếp, bố trí, tạo nên sự cân đối, hài hoà, đẹp mắt.
Thiết kế, trính bày: Bố trí sắp xếp cho nổi bật, cho đẹp.
Bố cục: Sự sắp xếp bố trí giữa các phần trong một chỉnh thể.
Tạo hính: Tạo ra các hình thể bằng hình khối, đường nét, màu sắc.
Một số nhà nghiên cứu của các nước phương Tây cho rằng, đồ họa là một
lĩnh vực truyền thông, trong đó thông điệp được tiếp nhận qua con đường thị giác.
Thiết kế đồ họa là tạo ra các giải pháp bằng hình ảnh cho các vấn đề truyền thông.

Chính vì thế có hai thuật ngữ là thông tin đồ họa (information graphics) và tin tức
đồ họa (newsgraphics). Phân định như vậy bởi thông tin bao gồm thông tin nói
chung và thông tin dùng cho báo chí nói riêng.
Trong phạm vi nghiên cứu này, người thực hiện luận văn muốn đề cập sâu
hơn về TTĐH, một dạng thức đồ hoạ dùng để thông tin trên báo chí. Liên quan đến
vấn đề này, tác giả Hà Huy Phượng sử dụng thuật ngữ đồ hoạ tin tức. Theo tác giả
Hà Huy Phượng, “đồ họa tin tức là dạng thức thông tin diễn tả sự kiện, vấn đề bằng
hính vẽ. Hính vẽ có thể kết hợp với chữ viết hoặc ảnh chụp để biểu đạt các chi tiết,
tính tiết, sự kiện hoàn chỉnh” [18, tr. 96].

16


Tác giả Vũ Quang Hào trong cuốn Ngôn ngữ báo chì lại dùng thuật ngữ đồ
hính chỉ yếu tố này trong nhóm ngôn ngữ phi văn tự. Tác giả cho rằng, “những
thông tin trên báo chì không đăng tải dưới dạng văn tự mà là dạng đồ hính, như:
ảnh, tranh minh họa, biểu bảng, đồ thị, sơ đồ, bản đồ…” [10, tr.236].
Tác giả Roger C.Paker thì cho rằng, “thông tin mô tả dưới dạng đồ họa
chình là một trong những cách tốt nhất để giúp độc giả có thể hiểu nhanh thông
điệp của bạn là thay thế những đoạn văn bản dài và rườm rà bằng các biểu đồ
ngắn gọn và dễ hiểu. Bạn có thể chọn nhiều kiểu trính bày khác nhau như lưu đồ,
sơ đồ tổ chức hoặc những biểu đồ thời gian” [16, tr.151].
Theo Jean-Marie Chappé trong cuốn L’infographie de presse, thuật ngữ
“thông tin đồ họa được sử dụng từ những năm đầu thập niên 1980, nó được ghép từ
2 từ:” thông tin” và “đồ họa”… Chúng ta không nên hiểu thông tin đồ họa là đồ họa
mang tình thông tin, mà chình xác là đồ họa của thông tin. Nếu nói thông tin đồ họa
chình là đồ họa máy tình cũng là cách hiểu sai lầm mang tình bản chất” [29, tr.18].
Còn tác giả Nhật Anh trong bài nghiên cứu Infographic: Bức tranh thay
ngàn lời nói đăng trên tạp chí Suối nguồn tri thức, lại sử dụng thuật ngữ đồ họa
thông tin và định nghĩa như sau: “Thuật ngữ “infographics” là sự kết hợp hai khái

niệm “information” (thông tin) và “graphic” (đồ họa). Infographic tức đồ họa
thông tin là phương thức sử dụng hính ảnh đồ họa để mô tả thông tin, kiến thức, dữ
liệu… Mục tiêu của “infographic” là giúp khối dữ liệu khổng lồ, rối rắm trở nên rõ
ràng, sống động và hấp dẫn hơn bằng cách chọn lọc và diễn giải chúng thành các
biểu đồ, hính ảnh… theo chủ đề riêng biệt” [1, tr.29].
Theo tác giả Nguyễn Thành Lợi trong cuốn Tác nghiệp báo chì trong môi
trường truyền thông hiện đại, gọi TTĐH là đồ họa trực quan “sử dụng hính ảnh để
trính bày thông tin, dữ liệu hoặc kiến thức tạo thành số liệu thống kê chình xác, cụ
thể, rõ ràng giúp độc giả dễ dàng theo dõi, đọc hiểu” [14, tr.202].
Theo quan điểm của Jennifer George – Palilonis trong cuốn A Practical
Guide to graphics reporting information graphics for Print, Web & Broadcast thì
TTĐH thường thúc đẩy nhiều sự động não hơn bởi vì chúng hấp dẫn với cả hai bán
cầu hình ảnh và nhận thức. TTĐH có thể kể những câu chuyện với mức độ chi tiết

17


mà bình thường đáng lẽ không thể. Nó cung cấp cho công chúng một kinh nghiệm
“đọc” phong phú kinh ngạc và mang lại cho các nhà báo một công cụ đầy quyền lực
để kể những loại câu chuyện khác nhau.
Như vậy, TTĐH chình là một trong những công cụ đưa tin của báo chì có
khả năng biến khối dữ liệu khổng lồ thành các hính ảnh đồ họa ở mọi chủ đề thông
tin được công chúng quan tâm. Nó không chỉ đóng vai trò bổ trợ mà còn có thể
đứng độc lập như một bài báo hoàn chỉnh.
1.1.2. Khái niệm báo điện tử
Báo điện tử là một loại hình báo chí ra đời muộn hơn so với các loại hình báo
chí khác như báo in, phát thanh và truyền hình. Trước đây, khi một sự kiện xảy ra
thì phát thanh đưa tin, truyền hính minh họa, báo in phân tìch và giải thìch. Nhưng
giờ đây, báo điện tử có thể đảm đương nhiệm vụ của cả phát thanh, truyền hình lẫn
báo in một cách dễ dàng.

Trên thế giới và ở Việt Nam đang tồn tại rất nhiều cách gọi khác nhau đối
với loại hình báo chí này: Báo điện tử (Electronic Journal), báo trực tuyến (Online
Newspaper),bBáo mạng (Cyber Newspaper), báo chì internet (Internet Newspaper)
và báo mạng điện tử.
Được ra đời vào tháng 5 năm 1992, Chicago Tribune là tờ báo điện tử đầu
tiên trên thế giới. Từ đó, báo điện tử đã có sự phát triển một cách chóng mặt khi chỉ
8 năm sau đó, ước tính con số báo điện tử đã lên tới 8474. Bắt đầu từ năm 2000 trở
đi, các hãng thông tấn lớn trên thế giới như AFP, Reuter…, các đài truyền hình như
CNN, NBC…, các tờ báo như New York Times, Washington Post... đều có tờ báo
điện tử của mình và coi đó là phương tiện để phát triển thêm công chúng báo chí.
Báo điện tử là loại hình báo chí được xây dựng dưới hình thức một trang web
và phát hành dựa trên nền tảng internet. Báo điện tử được xuất bản bởi tòa soạn
điện tử, còn người đọc báo dựa trên máy tính, điện thoại di động, máy tính bảng...
có kết nối internet. Khác với báo in, tin tức trên báo điện tử được cập nhật thường
xuyên, tin ngắn và thông tin từ nhiều nguồn khác nhau. Nó cũng khác so với trang
thông tin điện tử về tần suất cập nhật. Báo điện tử cho phép mọi người trên khắp thế
giới tiếp cận tin tức nhanh chóng không phụ thuộc vào không gian và thời gian, sự
phát triển của báo điện tử đã làm thay đổi thói quen đọc tin và ít nhiều có ảnh

18


hưởng đến việc phát triển báo giấy truyền thống. Tuy ra đời muộn hơn so với các
phương tiện như báo in, phát thanh và truyền hình nhưng phương tiện này đã chứng
tỏ rất nhiều thế mạnh và tiện ích của mình.
Xét về dung lượng truyền tải, báo điện tử có những lợi thế mà báo in, thậm chí
cả phát thanh - truyền hình cũng phải kính nể. Báo điện tử không bị giới hạn khuôn
khổ, số trang nên có khả năng chuyển tải thông tin không giới hạn. Do đó, báo điện tử
có thể cung cấp một lượng thông tin lớn, phong phú và chi tiết. Những thông tin trên
báo điện tử được xâu chuỗi lại với nhau theo các chủ đề thông qua siêu liên kết, được

lưu trữ lâu dài và khoa học theo ngày tháng, chủ đề, chuyên mục…
Về công nghệ, báo điện tử có thể tích hợp nhiều hình thức đa phương tiện từ chữ viết, âm thanh cho đến hình ảnh tĩnh và động, video, đồ họa, các chương
trình tương tác. Và nếu nói đến tốc độ của của thông tin thì báo điện tử đúng là nhà
vô địch. Chẳng cần chờ đến giờ ra báo, giờ phát sóng và thao tác thì quá đơn giản
(và đỡ tốn kém) nhờ những công nghệ hiện đại. Thông tin trên báo điện tử “có thể
sống động, nóng hổi đến từng giờ, từng phút, thậm chì từng giây” [15, tr.74].
Có thể kể thêm một số đặc điểm khác của báo điện tử mà các loại hình báo
chí khác không có được hoặc khó cạnh tranh nổi. Chẳng hạn, tính tương tác của báo
điện tử rất cao. Một tin tức gửi đi có thể nhanh chóng nhận lại ngay phản hồi của rất
nhiều độc giả, nhận xét về nội dung thông tin, chia sẻ tình cảm với người trong cuộc
hoặc thậm chí phản ứng ngay với toà soạn về cách đưa tin... Đài phát thanh và đài
truyền hình có những chuyên mục giao lưu, đàm thoại cho phép người xem, người
nghe trao đổi trực tiếp qua điện thoại, nhưng chắc chắn không thể so sánh nổi với
cách trao đổi qua internet.
Báo điện tử còn cho phép một tính năng đặc biệt: Lưu trữ và tìm kiếm. Với
phát thanh và truyền hình thì đương nhiên là hết sức khó khăn, với báo in cũng
không ít trở ngại nếu muộn lục tìm lại một thông tin từ các số báo trước. Ngay cả
khi đã cầm trên tay tờ báo, lại là những tờ báo dày, thì việc tìm lại thông tin cũng
không hề đơn giản chút nào. Với báo điện tử, ai cũng biết chỉ cần gõ từ khoá và
nhấn nút Enter để dễ dàng tìm lại những bài viết cách đây cả chục năm, hoặc những
bài viết của nhiều nguồn về một vấn đề nào đó.

19


Trong phạm vi giới hạn của đề tài, luận văn sử dụng khái niệm báo điện tử được
dẫn theo khái niệm của TS. Nguyễn Thị Trường Giang trong cuốn Báo mạng điện tử Những vấn đề cơ bản như sau “Báo điện tử là một loại hính báo chì được xây dựng
dưới hính thức của một trang web và phát hành trên mạng internet” [7, tr. 53].
1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của thông tin đồ họa
Nếu nghĩ rằng, TTĐH là một phương tiện truyền tải thông tin trong thời hiện

đại ra đời cùng với sự xuất hiện của máy vi tính là một sự sai lầm. Bởi vì nó còn
được thể hiện bằng các hình vẽ tay đơn giản chứ không phải chỉ có công cụ máy
tính mới có thể thiết kế ra chúng. Thực tế, trước khi chữ viết xuất hiện, con người
cổ đại đã giao tiếp thông qua hình ảnh minh họa bằng lối vẽ tượng hình, chữ tượng
hình. Các phát hiện khảo cổ còn cho rằng các hình ảnh biểu tượng được người Ai
Cập cổ đại sử dụng như một hình thức giao tiếp văn bản đại diện cho hình thức chữ
viết cổ nhất. Văn hóa Cổ đại tại Trung Quốc, khu vực Lưỡng Hà và châu Mỹ đầu
tiên cũng sử dụng những hệ thống biểu tượng tương tự trước khi phát triển thành hệ
thống chữ cái bản địa và hệ thống ngôn ngữ chữ viết hiện đại.
Từ 38 nghìn năm trước Công nguyên, bản đồ của người Assyrian trên các
phiến đất đã tồn tại; 15 nghìn năm trước Công nguyên, các họa sỹ hang đá đã vẽ các
loài động vật, chủ yếu là gia súc trên các vách đá thuộc thung lũng Vezère, miền
Tây nước Pháp; 3 nghìn năm trước Công nguyên, người Ai Cập đã phát triển bộ
lịch 365 ngày đầu tiên và sử dụng nó để xác định thủy triều của sông Nile; 540 năm
trước Công nguyên, nhà triết gia Hy Lạp Anaximander tạo ra bản đồ thế giới đầu
tiên; 500 năm trước Công nguyên, người Trung Quốc đã khắc bản đồ bằng axit lên
các phiến đá; giữa những năm 1200, nhà khoa học Anh - Roger Bacon phát triển hệ
thống phức hợp để kiểm tra các số liệu trừu tượng trên màn hình hiển thị dữ liệu
hình ảnh khái niệm; cuối năm 1400, Leonardo da vinci đã đưa biểu đồ có lời minh
họa vào trong sách của mình; năm 1637, René Descartes đã phác thảo Cartesian
Grid hệ thống các điểm nối trên một đồ thị của các đường cắt nhau được gọi là hệ
tọa độ. Đóng góp này của Descartes với hình học là nền tảng cho đồ thị và biểu đồ
đương đại; Năm 1786, nhà địa lý học người Scotland - William Playfair xuất bản
cuốn Atlas chính trị thương mại gồm 44 biểu đồ và đồ thị thống kê…

20


Hính 1.1. Một bức tranh vẽ gia súc trong hang đá thuộc thung lũng Vezère, miền
Tây nước Pháp có niên đại 8000 năm trước Công nguyên

Như vậy, đồ họa là loại ngôn ngữ cổ xưa nhất mà con người phát minh ra và
được sử dụng phổ biến cho tới ngày nay. Nhiều hình vẽ đã trở thành những ký hiệu
mang tính quy ước chung trên toàn thế giới, ví dụ biểu tượng chỉ nữ giới là hình
tròn với một dấu thập ở dưới, còn nam giới là hình tròn với mũi tên phía trên; biểu
tượng hình trái tim để thể hiện cho tình yêu…
Trong lĩnh vực truyền thông, các hình vẽ như biểu đồ, bản đồ được sử dụng
từ rất sớm. Ngay trên những tờ báo ra đời đầu tiên ở Anh, Pháp, Italia, Tây Ban Nha
đã có những hình vẽ sơ đồ để đưa tin về các chuyến tàu buôn của các thương gia
cập cảng. Từ khoảng cuối thế kỷ XIX đến giữa thế kỷ XX, báo chí ngày càng đưa
nhiều hình ảnh minh họa và bản đồ vào việc đưa tin.

21


×