Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

SKKN một số biện pháp giúp học sinh học tốt phân mô tập đọc lớp 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.54 MB, 16 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ
ĐÀO
TẠO THANH HOÁ
MỤC
LỤC

PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HOẰNG HÓA

Trang

A. Mở đầu: ………………………………………………………………….. 2
I. Lý do chọn đề tài……………………………………………………………. 2
II. Mục đích nghiên cứu…………………………………………………….… 2
III. Nhiệm vụ nghiên cứu……………………….…………………………….. 2
IV. Phương pháp nghiên cứu…………………………………………………. 3
B. Nội dung của sáng kiến kinh nghiệm: ………………………………….. 4

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
I. Cơ sở lý luận…………………………………………………………..……
3
II. Thực trạng việc dạy và học tập đọc ở lớp 3 trường tiểu học Hoằng Yến … 3
III. CácMỘT
biện pháp
sử dụng
để giảiGIÚP
quyết vấn
đề ………………………….
SỐđãBIỆN
PHÁP
HỌC
SINH HỌC TỐT 5


IV. Hiệu quả của sángPHÂN
kiến kinh
nghiệm
……………………………………
11
MÔN
TẬP
ĐỌC LỚP 3
C. Kết luận, kiến nghị ……………………………………………………… 11
1. Kết luận……………………………………………………………..…….. 11
2. Bài học kinh nghiệm………………………….…………………..……..... 12

Người thực hiện: Trương Thị Phượng
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Hoằng Yến
SKKN thuộc môn: Tiếng Việt

THANH HOÁ, NĂM 2018
1


MỤC LỤC
A. Mở đầu
I. Lý do chọn đề tài
II. Mục đích nghiên cứu
III. Nhiệm vụ nghiên cứu
IV. Đối tượng nghiên cứu
V. Phương pháp nghiên cứu
B. Nội dung
I. Cơ sở lý luận

II. Thực trạng việc dạy và học Tập đọc ở Lớp 3 Trường TH Hoằng Yến
III. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
1. Khâu chuẩn bị của giáo viên
2. Rèn kỹ năng đọc cho học sinh
3. Trau dồi kiến thức về ngôn ngữ, về văn học cho học sinh
4. Phát huy tính tích cực của học sinh
5. Tạo không khí vui tươi, nhẹ nhàng, sinh động trong tiết dạy và học
IV. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
C. Kết luận và kiến nghị
I. Kết luận:
II. Kiến nghị

3
3
3
3
4
4
4
4
4
6
7
10
12
12
12
12
13
13

14

A. MỞ ĐẦU:
I. Lý do chọn đề tài:
Đọc là công cụ giao tiếp quan trọng trong quá trình giao tiếp và học tập,
không biết đọc học sinh sẽ không tiếp thu được nền văn minh của nhân loại.
Đất nước ta hiện nay đang trên đà công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Để hòa
nhập được vào cuộc sống hiện đại ngày nay thì con người cần có một vốn kiến
thức sâu rộng mà muốn có được vốn kiến thức sâu rộng đó trước tiên con người
phải đọc thông viết thạo.
2


Vì thế trong công tác giáo dục hiện nay tập đọc là một phân môn quan
trọng và có ý nghĩa to lớn trong chương trình môn Tiếng Việt ở tiểu học. Đọc trở
thành một đòi hỏi cơ bản đầu tiên đối với học sinh tiểu học, đọc giúp học sinh
lĩnh hội được ngôn ngữ dùng trong giao tiếp và học tập, nó là công cụ giúp học
sinh học tập các môn khác tốt hơn.
Khi dạy phân môn Tập đọc giáo viên cần rèn năng lực đọc cho học sinh,
năng lực này được tạo nên từ bốn kỹ năng cũng là bốn yêu cầu về chất lượng
đọc: đọc đúng, đọc nhanh, đọc rõ ràng và đọc hay.
Khi học sinh đọc tốt, đọc hay là đã truyền thụ được nội dung và cảm xúc
của bài văn đến người nghe mà không cần giảng giải. Học tốt môn tập đọc giúp
học sinh trau dồi vốn kiến thức về Tiếng Việt, phát triển tư duy, mở rộng sự hiểu
biết của các em về cuộc sống.
Là một giáo viên đứng lớp nhiều năm liền trước thực trạng các em phát âm
còn sai, ngắt nghỉ hơi chưa đúng ở các dấu câu và giữa các cụm từ, khả năng
đọc diễn cảm và cảm thụ văn học còn hạn chế. Từ đó dẫn đến một số em chưa
thực sự hứng thú khi học phân môn Tập đọc, chẳng những các em lớp hai, ba mà
ngay cả các em lớp bốn, năm cũng vậy. Tôi cảm thấy mình chưa làm tròn bổn

phận và trách nhiệm. Làm thế nào để giúp các em đọc đúng, đọc tốt hơn đây?
Từ những trăn trở đó tôi quyết định đi sâu vào nghiên cứu cố gắng tìm ra một số
biện pháp giúp các em khắc phục tình trạng đọc sai, đọc chưa đúng để các em
học tập được tốt hơn. Do đó tôi đã mạnh dạn nghiên cứu đề tài “Một số biện
pháp giúp học sinh học tốt phân môn tập đọc lớp ba”.
II. Mục đích nghiên cứu:
Tìm nguyên nhân và đề xuất một số biện pháp giúp học sinh học tốt hơn
phân môn Tập đọc nhằm góp phần nâng cao chất lượng môn Tiếng Việt nói
riêng và chất lượng giáo dục nói chung.
III. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Để đạt được mục đích đã nêu, đề tài tập trung vào một số nhiệm vụ sau:
1. Nghiên cứu cơ sở lý luận của đề tài.
2. Tìm hiểu thực trạng dạy học phân môn Tập đọc lớp ba ở trường Tiểu học
Hoằng Yến và nguyên nhân dẫn đến tình trạng đó.
3. Đề xuất một số biện pháp giúp học sinh lớp ba học tốt phân môn Tập đọc.
IV. Đối tượng nghiên cứu:
Học sinh lớp 3B trường Tiểu học Hoằng Yến.
V. Phương pháp nghiên cứu:
Với mục đích và nhiệm vụ đã được xác định đề tài tập trung sử dụng một số
phương pháp sau:
3


* Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý thuyết:
* Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn:

B. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
I. Cơ sở lý luận:
Trong nhà trường Tiểu học, cùng với các môn học khác, tập đọc góp phần
đáng kể trong việc rèn đọc và cảm thụ văn học cho học sinh.

Mục đích của dạy tập đọc là hình thành kỹ năng đọc-nghe hai trong bốn kỹ
năng (nghe, nói, đọc, viết) của năng lực thực tiễn hoạt động ngôn ngữ, kỹ năng
đọc được tạo nên từ bốn kỹ năng bộ phận, cũng là bốn yêu cầu về chất lượng
của đọc: Đọc đúng, đọc nhanh, đọc có ý thức (thông hiểu được nội dung những
điều mình đọc hay còn gọi là đọc hiểu) và đọc hay.
- Dạy Tập đọc giúp các em có khả năng hướng tới cái đẹp, biết rung cảm
trước vẻ đẹp của ngôn ngữ, của hình tượng nghệ thuật đẹp, hành vi của các nhân
vật với sự sáng tạo tuyệt vời của các nhà văn, nhà thơ . Phải giúp học sinh cảm
nhận vẻ đẹp của tác phẩm, để từ đó rung cảm với tác phẩm văn học để có thể
đọc hay và chóng thuộc bài.
- Đặc biệt khi đọc tác phẩm văn chương các em không chỉ được thức tỉnh
về mặt nhận thức mà còn rung động tình cảm, nảy nở những ước mơ tốt đẹp.
- Thầy cô giáo sẽ là người hướng dẫn các em bước đi chập chững vào đời,
phải biết vun đắp, bồi dưỡng tình cảm đạo đức của con người mới XHCN.
Muốn vậy người giáo viên phải chú ý nâng cao hiệu quả và tạo hứng thú cho
học sinh trong dạy học tập đọc.
II. Thực trạng việc dạy và học tập đọc ở lớp 3 trường Tiểu học Hoằng Yến.
a. Về phía học sinh
- Phần lớn các em đọc còn rất chậm, số em đọc thông thạo rất ít.
- Đa số học sinh còn phát âm sai ở các phụ âm đâu, vần, thanh.
- Phần lớn các em ngắt nghỉ hơi không đúng ở các dấu câu và giữa các cụm từ dài.
- Học sinh đọc hay chưa được, ít có em thể hiện được lời của nhân vật qua
giọng đọc.
- Vì vậy mà những tiết Tập đọc trôi qua một cách chậm chạp, nhàm chán.
Bên cạnh đó các em cũng gặp rất nhiều khó khăn trong khi học các môn học khác.
b. Về giáo viên:
Trong quá trình dạy học giáo viên vẫn còn tồn tại một số điểm sau.

4



- GV chưa chuẩn bị chu đáo cho tiết dạy nên quá trình giảng dạy sử dụng
phương pháp và hình thức tổ chức chưa phù hợp vì vậy không phát huy được
tính tích cực của học sinh.
- Phần đọc mẫu của giáo viên chưa chuẩn, chưa chính xác do phương ngữ
địa phương.
- Trong quá trình dạy học giáo viên chưa chú ý đến việc sửa lỗi phát âm
hướng dẫn ngắt nghỉ hơi ở các dấu câu và giữa các cụm từ. Cũng như việc luyện
đọc của các em chưa được giáo viên coi trọng mà hầu như giáo viên chỉ chú ý
đến phần trả lời câu hỏi của bài. Quá trình kiểm tra bài không thường xuyên nên
việc giúp học sinh đọc đúng còn gặp nhiều hạn chế.
- Đối với các lớp học hai buổi, vào tiết rèn buồi hai giáo viên chưa coi trọng
phần rèn đọc mà chỉ chú ý đến rèn viết nhưng giáo viên đâu biết rằng để các em
viết tốt thì trước tiên các em phải đọc đúng, đọc tốt, hiểu được nghĩa của từ, của câu.
* Các nguyên nhân dẫn đến tình trạng học sinh lớp 3 học chưa tốt
phân môn tập đọc:
Để giúp các em đọc đúng, đọc tốt hơn tôi đã trao đổi cùng các đồng nghiệp
và qua kinh nghiệm nhiều năm giảng dạy lớp 3 của bản thân tôi đã tìm ra
nguyên nhân dẫn đến tình trạng đọc chưa đúng, chưa tốt ở các em như sau:
- Nguyên nhân về phía học sinh:
+ Đa số các em phát âm chưa chuẩn là do phát âm theo phương ngữ địa
phương và do người thân của các em phát âm chưa đúng nên phần nào các em bị
ảnh hưởng.
+ Phần lớn các em chưa nắm được cách nghỉ hơi hợp lý sau dấu chấm, dấu
phẩy và giữa các cụm từ, mà chỉ đọc theo cảm tính thích nghỉ hơi ở đâu là nghỉ
ở đó.
- Nguyên nhân về phía giáo viên:
+ Giáo viên chưa có sự chuẩn bị chu đáo cho tiết dạy cả về đồ dùng lẫn
phương pháp giảng dạy chưa tìm hiểu kỹ nghĩa của các từ khó trong bài.Nên
quá trình giảng dạy sử dụng phương pháp và hình thức tổ chức của từng dạng

bài chưa phù hợp. Vì vậy không phát huy được tính tích cực của học sinh. Hơn
nữa giáo viên cần nghiên cứu và nắm vững hệ thống kiến thức chương trình của
phân môn Tập đọc lớp 3.
+ Giáo viên chưa vận dụng phương pháp tích cực vào giảng dạy mà chủ
yếu thầy hỏi trò đáp.
+ Một số giáo viên phát âm chưa chuẩn do ảnh hưởng của phương ngữ địa
phương nên quá trình đọc mẫu còn gặp nhiều khó khăn vì thế ảnh hưởng nhiều
đến quá trình đọc bài của các em.
5


+ Trong khi dạy Tập đọc một số giáo viên chưa chú ý đến việc sửa lỗi phát
âm cho học sinh kịp thời ngay khi đọc nối tiếp câu, đoạn và đọc hay.Giáo viên
chưa hướng dẫn các em ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu và giữa các cụm từ.
Phần thể hiện giọng đọc của các nhân vật trong bài, giáo viên cũng chỉ hướng
dẫn sơ sài nên trong quá trình đọc học sinh thể hiện giọng đọc chưa phù hợp.
Ngay cả việc giảng từ khó giáo viên cũng chỉ giảng qua loa, đôi khi giáo viên
không giảng hết. Điều này cũng ảnh hưởng đến việc phát âm và cảm thụ bài văn
của học sinh. Hầu như giáo viên chỉ coi trọng phần tìm hiểu bài mà xem nhẹ
phần luyện đọc. Nhưng để một tiết tập đọc đạt kết quả thì học sinh phải nắm tốt
cả hai phần.
+ Một số giáo viên còn xem nhẹ phần liên hệ thực tế, giáo dục tư tưởng
nhưng đây chính là bước kích thích học sinh học tập, đồng thời còn giáo dục đạo
đức cho các em.
III. CÁC BIỆN PHÁP ĐÃ SỬ DỤNG ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
Để khắc phục được việc học sinh học chưa tốt phân môn Tập đọc bản thân
tôi thường quan tâm đến những yêu cầu sau:
* Về nhận thức và thực hiện giảng dạy của phân môn tập đọc:
- Trước hết người giáo viên phải hiểu được vai trò và nhiệm vụ của phân
môn Tập đọc từ đó coi trọng phong trào rèn đọc, phong trào đọc nhanh, đọc đúng.

- Tập trung nghiên cứu lên kế hoạch bồi dưỡng đặc biệt là phân môn Tập
đọc với đầy đủ các kiểu bài. Tập đọc-kể chuyện, Tập đọc-học thuộc lòng, suy
nghĩ để chọn ra phương pháp phù hợp, hình thức phong phú phù hợp với từng
kiểu bài với tình hình đọc của lớp mình.
* Giáo viên phải là người nắm vững các nguyên tắc dạy và học:
- Trong quá trình dạy học phải xác định đúng trọng tâm bộ môn để chọn các
phương pháp truyền đạt cho học sinh một cách hữu hiệu nhất.
* Giáo viên nên áp dụng phương pháp tích cực vào dạy tập đọc:
- Muốn học sinh phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo trong giờ học thì
người giáo viên phải đưa ra các tình huống học tập có tác dụng kích thích tính tò
mò của học sinh.
- Cần đưa ra gợi ý để học sinh lắng nghe và nhận xét ý kiến của bạn từ đó
thấy được cái đúng, cái hay của bạn và tự rút ra kinh nghiệm cho bản thân để
giúp các em học tốt hơn.
- Giáo viên cần tổ chức các trò chơi học tập để tạo không khí học tập vui
vẻ, thoải mái, hứng thú. Đây cũng là yếu tố cần thiết trong dạy và học ở Tiểu học.
- Trong quá trình dạy học giáo viên cần trau dồi thêm cho các em kiến thức
về ngôn ngữ, kiến thức xã hội và kiến thức đời sống.
6


Để đáp ứng được những yêu cầu trên tôi đã sử dụng một số biện pháp sau:
1. Khâu chuẩn bị của giáo viên:
- Bất kỳ một tiết dạy nào muốn thành công đòi hỏi người giáo viên phải
chuẩn bị thật tốt.
- Chuẩn bị về đồ dùng dạy học như tranh ảnh, đây là trợ thủ đắc lực của
giáo viên và học sinh trong việc dạy và học Tiếng việt. Đồ dùng dạy học còn tạo
điều kiện cụ thể hóa kiến thức còn trừu tượng, giúp học sinh dễ hiểu và dễ nhớ.
- Chuẩn bị về phương pháp làm cho tiết học sôi nổi, hào hứng, kích thích
học sinh tiếp thu bài tốt. Vì thế yêu cầu người giáo viên phải nắm vững yêu cầu

của từng loại bài góp phần cho việc chuẩn bị được tốt hơn.
- Một số hình ảnh minh họa cho các bài tập đọc mà giáo viên cần chuẩn bị.
Ví dụ: Khi dạy bài tập đọc Cuộc chạy đua trong rừng tôi đã khai thác
tranh minh họa sau:

Tranh minh họa cho bài tập đọc Cuộc chạy đua trong rừng (SGK TV3 Tập
2 - Trang 80)

7


[1] Minh Mạng (1791 – 1840)

[2] Lăng Minh Mạng

Tranh minh họa cho bài tập đọc Đối đáp với vua (SGK TV3 Tập 2 - Trang 49)

[3] Nhà rông
[4] Chiêng đồng
Tranh minh họa cho bài tập đọc Nhà rông ở Tây Nguyên (SGK TV3 Tập 1
- Trang 127)

- Ngoài sự chuẩn bị đồ dùng dạy học giáo viên còn hướng dẫn cho các em
về cách đọc đúng. GV tổ chức cho HS luyện đọc theo nhóm. Các em được ngồi
theo nhóm, chính vì vậy mà giáo viên cần hướng dẫn các em một số hình thức
luyện đọc.
- Hướng dẫn các hình thức luyện đọc:
8



• Đọc cá nhân:

Đây là hình thức học sinh tự học độc lập. Học sinh được giáo viên chỉ dẫn,
độc lập suy nghĩ, để hoàn thành nhiệm vụ cá nhân, tự trình bày ý kiến cá nhân,
tự đánh giá kết quả học tập cá nhân.

Hình thức đọc cá nhân
• Đọc theo nhóm:

Học trong nhóm, học sinh không chỉ học nội dung bài học mà còn học kỹ
năng hợp tác với bạn trong học tập, tạo cơ sở để hình thành năng lực làm việc
hợp tác khi các em lớn lên.

Hoạt động học nhóm của lớp 3B Trường Tiểu học Hoằng Yến
9


2. Rèn kỹ năng đọc cho học sinh:
a. Giúp học sinh đọc to, rõ:
Trong quá trình tập đọc, có những em đọc rất nhỏ và đa số những em này
đọc còn chậm hoặc nhút nhát như em: Hồ Quang Đạt, Lê Văn Bảo. Đối với
những đối tượng này, khi các em đọc giáo viên nên hướng dẫn học sinh cách
nâng giọng cho cao để đọc to hơn, giáo viên không nên đến sát bên cạnh các em
để nghe cho rõ mà nên khuyến khích các em tự tin đọc lớn tiếng để các bạn
trong lớp có thể nghe được. Vì như vậy là các em thể hiện sự tự trọng cũng như
tôn trọng các bạn trong lớp nói riêng và người nghe nói chung.
b. Giúp học sinh đọc đúng:
Để học sinh đọc đúng trước tiên giáo viên cần phải đọc đúng, rõ ràng, rành
mạch khi đọc mẫu. Cần hướng dẫn học sinh rà tia mắt theo từng chữ, từng dòng.
Đối với học sinh yếu hướng dẫn học sinh dùng thước chỉ ngay phía dưới chữ các

em đọc. Mỗi bài tập đọc thường có yêu cầu về rèn luyện kỹ năng đọc: Cần đọc
đúng những từ nào, mức độ đọc ra sao, cần chú ý gì về giọng đọc, cách ngắt
nhịp. Vậy ngoài việc bám sát yêu cầu của bài tập đọc, tôi luôn nghiên cứu tìm ra
những tiếng cần rèn cho học sinh phù hợp với đặc điểm riêng của lớp. Đồng thời
tôi luôn chú ý rèn đọc cho các em về những tiếng có phụ âm đầu, vần, thanh các
em dễ lẫn.
Nếu học sinh đọc ngắt nghỉ hơi không đúng chỗ thì câu văn sẽ trở nên vô
nghĩa, chẳng hạn, học sinh đọc “Người xưa đã ví bờ biển, Cửa Tùng giống như
một chiếc lược, đồi mồi cài vào mái tóc, bạch kim của sóng biển”. Đọc như vậy
học sinh sẽ không hiểu ý nghĩa của câu văn. Ngoài ra, khi đọc thơ phải đặc biệt
chú ý đến nhịp điệu của câu thơ. Trong chương trình lớp 3 có một số bài thơ
thuộc các thể thơ như: thơ bốn chữ, năm chữ, lục bát… Giáo viên cần nắm vững
cách ngắt nhịp từng loại thể thơ trên để hướng dẫn các em đọc đúng, hay. Tùy
theo mỗi bài thơ mà có cách ngắt nhịp khác nhau.
Ví dụ:
Dạy học sinh ngắt, nghỉ khi đọc bài Một mái nhà chung (Tiếng Việt 3 - Tập
2 - Trang 100)

Ngắt hơi ngắn sau mỗi dòng thơ, nghỉ hơi sau mối khổ thơ.
Dạy học sinh ngắt, nghỉ khi đọc bài Cùng vui chơi (Tiếng Việt 3 - Tập 2 Trang 83)

Ngày đẹp lắm / bạn ơi /
Nắng vàng trải khắp nơi /
Chim ca trong bóng lá /
Ra sân / ta cùng chơi //
10


Quả cầu giấy xanh xanh /
Qua chân tôi, /chân anh //

Bay lên /rồi lộn xuống/
Đi từng vòng quanh quanh//
Luyện cho học sinh đọc đúng nhịp điệu của bài thơ, giúp học sinh diễn tả
được cảm xúc và hình tượng của bài thơ.
c. Giúp học sinh cảm thụ tốt bài tập đọc:
Muốn học sinh cảm thụ tốt bài tập đọc, giáo viên cần giúp học sinh trả lời
tốt các câu hỏi về nội dung bài. Như vậy giáo viên luôn tạo không khí trong giờ
học thoải mái để học sinh hứng thú học tập, bên cạnh đó giáo viên cần soạn hệ
thống các câu hỏi phù hợp với đối tượng của học sinh lớp mình. Đặc biệt là cần
có hệ thống câu hỏi riêng cho đối tượng học sinh hoàn thành tốt, hoàn thành và
chư hoàn thành để khuyến khích tham gia vào hoạt động học một cách tích cực
và để phát huy năng lực của các em.
d. Giúp học sinh đọc hay:
Để đọc hay đòi hỏi người đọc phải nắm rõ nội dung của bài, tâm tình và lời
nói của từng nhân vật để diễn tả cho đúng. Do đó giáo viên cần hướng dẫn các
em để học sinh nhận ra lời của người dẫn truyện, lời của từng nhân vật và biết
thể hiện cảm xúc của từng nhân vật qua giọng đọc phù hợp với nội dung. Đặc
biệt, giáo viên cần chú ý đến giọng đọc mẫu của mình, phải gây cảm xúc tạo
hứng thú cho học sinh; phải luyện cho mình giọng đọc mẫu chuẩn, phù hợp với
nội dung từng bài cụ thể giúp học sinh có điểm tựa để đọc hay.
Ví dụ:
Khi đọc bài Ở lại với chiến khu (Tiếng Việt 3 - Tập 2 - Trang 13)
Lời của trung đoàn trưởng thể hiện thái độ trìu mến, âu yến. (Các em
ạ, hoàn cảnh chiến khu lúc này rất gian khổ. Mai đây chắc còn gian khổ, thiếu
thốn nhiều hơn…)
Lời của các chiến sĩ nhỏ tuổi thể hiện thái độ sãn sàng chịu đựng gian
khổ, kiên quyết sống chết cùng chiến khu. (Em thà chết trên chiến khu còn hơn
về ở chung, ở lộn với tui Tây, tụi Việt gian…)
Vì vậy, chỉ khi nào học sinh hiểu nội dung bài kết hợp với kỹ năng đọc
đúng, đọc trôi chảy thì việc đọc hay mới đạt hiệu quả cao.

e. Liên hệ thực tế, giáo dục tư tưởng:
- Qua mỗi bài đọc đều mang một ý nghĩa, một bài học cho người đọc nói
chung và cho bản thân học sinh nói riêng. Giáo viên cần liên hệ ý nghĩa đó vào
thực tế lớp mình nhằm khuyến khích các em làm những điều tốt, tránh những
điều xấu, khen ngợi những em đã thực hiện được điều đó để động viên cả lớp
thực hiện theo.
11


- Đối với những em yếu tôi thường xuyên liên hệ trực tiếp với gia đình để
họ quan tâm hơn đến việc học của con mình. Ngoài ra, tôi còn chú ý đến sắp xếp
chỗ ngồi hợp lý cho các em (học sinh không cùng đối tượng ngồi cạnh nhau để
giúp đỡ nhau). Tổ chức cho học sinh bắt cặp và truy bài đầu giờ, hướng dẫn các
em học ở nhà như: Đọc trước bài nhiều lần dùng bút chì gạch chân những từ khó
hiểu để đến giờ học nêu ý kiến thắc mắc.
3. Trau dồi kiến thức về ngôn ngữ, về văn học cho học sinh:
- Thông qua các bài tập đọc giáo viên giúp học sinh hiểu nghĩa của từ khó,
cụm từ, câu văn hay đoạn văn từ hệ thống từ ngữ đó học sinh biết vận dụng và
sáng tạo những ngôn ngữ đã học và giao tiếp.
- Việc lựa chọn từ khó để giải thích còn phụ thuộc vào các đối tượng học
sinh của từng vùng, miền và từng dân tộc.
4. Phát huy tính tích cực của học sinh:
- Để phát huy phương pháp dạy học tích cực, tôi giao việc cho các em theo
từng nhóm để các em bàn bạc và đưa ra ý kiến với nhau.
+ Hoặc hướng dẫn học sinh đọc hay: Tôi cho học sinh đọc thảo luận trong
nhóm để tìm ra cách đọc thích hợp với từng vai.
+ Có thể cho học sinh thi đua đọc đúng hay theo vai giữa các nhóm với
nhau, để các em tự đánh giá và sửa chữa cho nhau.
5. Tạo không khí vui tươi, nhẹ nhàng, sinh động trong tiết dạy và học:
Để giúp học sinh tiếp thu được tốt bài học và để không khí giờ học không

nặng nề, giáo viên cần tổ chức cho các em chơi trò chơi học tập.
Ví dụ:
Khi đọc bài Chú ở bên Bác Hồ (Tiếng Việt 3 - Tập 2 - Trang 16), giáo viên
tổ chức cho học sinh thi đọc nối tiếp bài thơ: Mỗi tổ cử 6 bạn tham gia thi, nỗi
bạn đọc 2 câu thơ, lần lượt đọc từ đầu đến cuối bài thơ. Tổ nào đọc đúng, nhanh,
hay nhất là tổ thắng cuộc.
IV. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
Trong quá trình giảng dạy môn tập đọc với những biện pháp tôi đã áp dụng
lớp tôi dã có sự chuyển biến rõ rệt những em đọc yếu giờ đọc tốt hơn, việc ngắt
nghỉ hơi ở các dấu câu và giữa các cụm từ không còn là quá khó. Giờ học Tập
đọc - Kể chuyện trở nên sôi nổi khi có nhiều cánh tay xung phong đọc theo vai
nhân vật. Khả năng cảm thụ văn học của các em tiến bộ rõ rệt. Phân môn Tập
đọc đã được các em yêu thích. Nhờ sự tiến bộ đó mà các em viết chính tả cũng ít
sai hơn, làm văn tốt hơn. Từ đó các em học các môn học khác cũng dễ dàng, nhẹ
nhàng hơn. Từ sự tiến bộ đó kết quả của lớp tôi đạt được như sau:

12


Tổng số học sinh
21

Tổng số học sinh
21

Kết quả khảo sát đầu năm
Hoàn thành tốt
Hoàn thành
SL
TL

SL
TL
6
28,6
12
57,1

Chưa hoàn thành
SL
TL
3
14,3

Kết quả cuối năm học:
Hoàn thành tốt
Hoàn thành
SL
TL
SL
TL
13
61,9
8
38,1

Chưa hoàn thành
SL
TL
0
0


C. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ.
I. Kết luận:
Dạy học vừa mang tính khoa học vừa mang tính nghệ thuật. Muốn giảng
dạy có hiệu quả, đáp ứng được nhu cầu đào tạo hiện nay của Đảng và Nhà nước
đòi hỏi người giáo viên phải nỗ lực sáng tạo, không ngừng cải tiến phương pháp
để nâng cao hiệu quả giảng dạy. Chỉ có như vậy mới đáp ứng được mục đích đào
tạo con người của nhà trường hiện nay, đặc biệt là đáp ứng mục tiêu của môn
Tiếng việt trong nhà trường Tiểu học. Làm được điều đó mới từng bước hình
thành và phát triển các kỹ năng: Nghe, nói, đọc, viết cho học sinh giúp các em
biết sử dụng ngôn ngữ có hiệu quả trong học tập và giao tiếp ở gia đình, nhà
trường, xã hội.
Để giúp học sinh học tốt phân môn Tập đọc giáo viên cần:
- Nắm được mục tiêu của phân môn Tập đọc, của từng bài cụ thể và chuẩn
bị chu đáo cho bài dạy.
- Giáo viên phải luyện giọng đọc chuẩn, hay.
- Hướng dẫn học sinh rèn các kỹ năng đọc theo mục tiêu của phân môn
như: Đọc đúng, bước đầu biết đọc phân biệt lời kể với lời nhân vật.
- Hướng dẫn học sinh biết cách chuẩn bị bài ở nhà như thế nào.
- Động viên những học sinh yếu để các em bỏ mặc cảm, tự ti, tạo hứng thú
với môn học để các em có thể đọc thông thạo và học tốt các môn học khác.
- Tạo không khí lớp học thoải mái sinh động.
- Thường xuyên liện hệ với gia đình học sinh để gia đình tạo điều kiện cho
các em học ở nhà.
- Trau dồi kiến thức về ngôn ngữ, văn học cho học sinh.
- Phát huy tính tích cực học tập của học sinh.
II. Kiến nghị:
Để dạy học có hiệu quả phân môn Tập đọc ở Tiểu học tôi xin có mấy đề
nghị sau:
13



1. Về phía gia đình học sinh:
- Cần tạo điều kiện về tinh thần và vật chất cho con em mình học tập tốt
môn tiếng Việt đặc biệt là phát huy khả năng đọc – hiểu cho các em. Mua sắm
đầy đủ SGK, vở bài tập, và các loại sách tham khảo để các em có điều kiện học
tập tốt hơn.
- Phối hợp chặt chẽ với nhà trường, giáo viên chủ nhiệm để nắm bắt tình
hình, ưu điểm, khuyết điểm của con em mình để có biện pháp phối hợp kèm cặp,
uốn nắn, giúp đỡ các em học tập.
2. Đối với đồng nghiệp: Thầy, cô giáo cần phải đầu tư hơn nữa về phương
pháp và biện pháp dạy học cho mỗi giờ học phân môn Tập đọc để từng bước
giúp các em đọc đúng, đọc hay.
3. Về phía các cấp trong ngành GD&ĐT:
Cần thường xuyên mở các lớp chuyên đề về đổi mới phương pháp dạy học
nói chung và phương pháp dạy học môn tiếng Việt nói riêng. Đặc biệt tổ chức
các buổi "Hội thảo về sáng kiến kinh nghiệm" để nâng cao năng lực chuyên môn
cho giáo viên.
Tiếp tục duy trì câu lạc bộ em yêu thích môn Tiếng Việt.
Trên đây là một số biện pháp mà tôi đã rút ra từ kinh nghiệm nhiều năm
giảng dạy cùng với sự đóng góp không nhỏ của Ban giám hiệu nhà trường và
các đồng nghiệp để tôi hoàn thành đề tài này. Rất mong sự đóng góp ý kiến của
các cấp lãnh đạo và các bạn đọc để kinh nghiệm giúp học sinh học tốt phân môn
tập đọc mà tôi đưa ra thêm phần phong phú.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA
Hoằng Yến, ngày 20 tháng 4 năm 2018
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung của

người khác.
Người viết

Trương Thị Phượng

TÀI LIỆU THAM KHẢO

14


[1]. Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 3 – Nhà xuất bản giáo dục – Bộ giáo dục và
đào tạo
[2]. Sách GV Tiếng Việt lớp 3 – Nhà xuất bản giáo dục – Bộ giáo dục và đào tạo
[3]. Tham khảo một số tài liệu trên mạng Internet

DANH MỤC

15


CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG
ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT VÀ CÁC
CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN

TT

Tên đề tài SKKN

Cấp
đánh giá

xếp loại

Kết quả
đánh giá
xếp loại

Năm học
đánh giá
xếp loại

1

Dạy học sinh lớp 5 viết bài Tập Phòng
làm văn đạt kết quả tốt
GD&ĐT

A

2009 - 2010

2

Dạy học dạng toán trồng cây ở Phòng
Tiểu học
GD&ĐT

A

2012 - 2013


3

Một số giải pháp giúp học sinh lớp Phòng
5 giải toán chuyển động đều
GD&ĐT

B

2014 - 2015

16



×