Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

SKKN một số biện pháp giúp học sinh lớp năm nói và viết chuẩn tiếng phổ thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (299.47 KB, 17 trang )

1. PHẦN MỞ ĐẦU
1.1.Lí do chọn đề tài
Sinh thời, cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng khẳng định: “Tiếng Việt của
chúng ta rất giàu, tiếng Việt của chúng ta cũng rất đẹp. Hai nguồn của cái giàu và
cái đẹp của tiếng Việt là ở chỗ nó là tiếng nói của quần chúng nhân dân, đầy tình
cảm, hình ảnh, màu sắc và âm điệu, hồn nhiên, ngộ nghĩnh và đầy ý nghĩa. Đồng
thời nó là ngôn ngữ của văn học, văn nghệ mà những nhà văn, nhà thơ lớn của
dân tộc ta như Nguyễn Trãi, Nguyễn Du,...những nhà văn, nhà thơ hiện nay ở
miền Bắc và ở miền Nam, đã nâng lên đến trình độ cao về nghệ thuật, khiến cho
nó trở nên trong sáng, đẹp đẽ lạ thường. Chính cái giàu đẹp đó đã làm nên cái
chất, giá tri, bản sắc, tinh hoa của tiếng Việt, kết quả của cả một quá trình với bao
công sức dồi mài...”[1]. Lời khẳng định ấy của cố Thủ tướng phần nào đã giúp ta
nhận thấy được giá trị của tiếng Việt và thêm tự hào về tiếng nói của dân tộc.
Đồng thời, cũng giúp ta nhận thức đầy đủ hơn vai trò, trách nhiệm của mỗi người
đối với việc giữ gìn và phát huy sự giàu đẹp, trong sáng của tiếng Việt.
Để thực hiện được nhiệm vụ đó, một trong những yêu cầu không thể xem nhẹ
đó là việc nói chuẩn và viết chuẩn tiếng phổ thông. Thế nhưng trong thực tế hiện
nay, việc nói và viết chưa chuẩn tiếng phổ thông còn khá phổ biến ở các địa
phương trong đó có địa phương Thanh Hóa. Quảng Thạch là một xã ven biển của
huyện Quảng Xương nên việc các em nói-viết(đặc biệt là ngôn ngữ nói) chưa
chuẩn tiếng phổ thông là điều không tránh khỏi. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến
hiện tượng này nhưng nguyên nhân lớn nhất phải kể đến đó là tính thổ âm, thổ
ngữ mang nét đặc trưng riêng của vùng miền. Nó ăn sâu vào tiềm thức của mỗi
người và trở thành một thói quen ngôn ngữ rất khó để thay đổi. Tất cả chúng ta
đều không ai phủ nhận rằng giọng nói là một trong những yếu tố quan trọng quyết
định sự thành công của cuộc giao tiếp. Lời nói, giọng điệu nói chưa chuẩn là yếu
tố cản trở sự thành công của mỗi người trong cuộc sống. Mặt khác, khi nói chưa
chuẩn sẽ dẫn đến hệ lụy tiếp theo là đọc, viết sẽ mắc nhiều lỗi chính tả.
Lời nói của người Thanh Hóa mang nặng tiếng địa phương, lệch chuẩn rất
nhiều. Có lẽ vì thế mà giọng nói của người Thanh Hóa rất dễ nhận ra và không thể
lẫn lộn với tiếng nói của các vùng miền khác trong cả nước. Nhiều khi nó trở


thành đề tài bàn tán của đám đông. Thực tế này khiến những người có ý thức sâu
sắc về tiếng nói của mình cảm thấy trăn trở, băn khoăn.
Để khắc phục tình trạng nói, viết chưa chưa chuẩn tiếng phổ thông, Phòng
Giáo dục và Đào tạo Quảng Xương đã triển khai Kế hoạch 04 về việc:“Khắc
phục nói và viết tiếng Việt chưa chuẩn tiếng phổ thông ở trường Mầm non, Tiểu
học, Trung học cơ sở” và yêu cầu các cơ sở giáo dục trên địa bàn huyện ngiêm
túc thực hiện.
Là một giáo viên trực tiếp đứng lớp, phụ trách giảng dạy môn Tiếng Việt, tôi ý
thức đầy đủ về tầm quan trọng của việc thực hiện nói chuẩn và viết chuẩn tiếng
phổ thông. Vì vậy, tôi mạnh dạn lực chọn đề tài: Một số biện pháp giúp học sinh
lớp 5 nói và viết chuẩn tiếng phổ thông.
1.2.Mục đích nghiên cứu
1

1


Thông qua nghiên cứu giúp bản thân nhận thức đầy đủ hơn về tầm quan trọng
của việc nói chuẩn, viết chuẩn tiếng phổ thông. Từ đó rèn cho mình kĩ năng nóiviết tiếng Việt chuẩn tiếng phổ thông.
Triển khai rộng rãi nội dung chuyên đề đến toàn thể học sinh, đặc biệt là những
đối tượng học sinh bản thân tôi đang trực tiếp giảng dạy nhằm góp phần thực hiện
thành công Kế hoạch 04 của Phòng Giáo dục và Đào tạo Quảng Xương về việc
“Khắc phục nói và viết tiếng Việt chưa chuẩn tiếng phổ thông ở trường Mầm non,
Tiểu học, Trung học cở giai đoạn 2017-2020 trên địa bàn toàn huyện”.
Thông qua nghiên cứu và triển khai thực hiện Kế hoạch 04 của Phòng Giáo dục
và Đào tạo Quảng Xương về việc “Khắc phục nói và viết tiếng Việt chưa chuẩn
tiếng phổ thông ở trường Mầm non, Tiểu học, Trung học cở”, giúp tôi định hướng
nội dung, giải pháp cụ thể để bản thân, học sinh và đồng nghiệp từng bước khắc
phục những lệch chuẩn của tiếng địa phương, tiến tới nói chuẩn, viết chuẩn tiếng
phổ thông.

1.3.Đối tượng nghiên cứu
- CBGV và học sinh lớp 5B, 5C trường Tiểu học Quảng Thạch.
1.4.Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân tích và tổng hợp lí thuyết
- Phương pháp quan sát khoa học
- Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế
- Phương pháp thực nghiệm
- Phương pháp phân tích và tổng kết kinh nghiệm
1.5. Những điểm mới của SKKN
Việc triển khai thực hiện Kế hoạch 04 của Phòng Giáo dục và Đào tạo Quảng
Xương về việc “Khắc phục nói và viết tiếng Việt chưa chuẩn tiếng phổ thông ở
các trường Mầm non, Tiểu học, Trung học cơ sở” cùng với việc chọn đề tài
nghiên cứu “Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 nói và viết chuẩn tiếng phổ
thông” đã giúp bản thân tôi có những nhận thức đầy đủ, đúng đắn về vai trò, ý
nghĩa của việc nói chuẩn và viết chuẩn tiếng phổ thông; có ý thức hơn trong việc
khắc phục lỗi lệch chuẩn trong nói và viết tiếng Việt của bản thân và học sinh,
điều mà trước đây bản thân tôi và nhiều đồng chí giáo viên khác đã làm nhưng
chưa thực sự đề cao và chú trọng.
Bên cạnh những qui tắc chính tả mà các em đã được dần làm quen trong suốt
quá trình học, đề tài nghiên cứu của tôi còn đưa ra một số biện pháp cụ thể, thiết
thực nhằm giúp học sinh khắc phục lỗi lệch chuẩn trong nói và viết tiếng Việt
chuẩn phổ thông. Góp phần thực hiện thành công Kế hoạch 04 của Phòng Giáo
dục và Đào tạo Quảng Xương và quan trọng hơn cả là góp phần giữ gìn sự giàu
đẹp và trong sáng của tiếng Việt.
Thông qua việc triển khai Kế hoạch 04 và áp dụng các biện pháp khắc phục lỗi
lệch chuẩn trong nói và viết tiếng Việt một cách đều đặn và xuyên suốt quá trình
học, học sinh sẽ ý thức được lỗi lệch chuẩn của mình trong nói và viết. Từ đó tự
xây dựng cho mình mục tiêu khắc phục nhằm hướng tới nói chuẩn và viết chuẩn
tiếng Việt phổ thông. Điều này sẽ có ý nghĩa rất lớn đối với sự thành công của các
em trong cuộc sống.

2

2


2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận
Tiếng địa phương là từ ngữ và giọng điệu mang nét đặc trưng riêng của vùng
miền, thể hiện bản sắc riêng của mỗi vùng và góp phần tạo nên sự phong phú của
ngôn ngữ, văn hóa dân tộc. Nhưng bên cạnh tinh hoa cần phát huy, tiếng địa
phương đặc biệt là tiếng địa phương Thanh Hóa còn nhiều hạn chế về ngôn từ,
nhất là trong cách phát âm.
Trong trường học, mọi hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ phải là ngôn ngữ
chuẩn Tiếng Việt phổ thông (ngoại trừ việc cần thể hiện sắc thái địa phương nhằm
dụng ý nghệ thuật). Nói và viết theo tiếng địa phương là chưa đạt tính mô phạm
chuẩn mực của người thầy, thậm chí là sai kiến thức, làm sai lệch thông tin hoặc
gây sự trào lộng, hài hước.
Rèn luyện nói, đọc đúng chính âm, viết đúng chính tả, biết xây dựng phong
cách ngôn ngữ thân thiện, thanh lịch, nhã nhặn chính là xây dựng nét văn hóa
trong giao tiếp, là xây dựng nét mô phạm cao quý cho mỗi người thầy, mỗi cơ
quan văn hóa.
Để có thể rèn luyện cho học sinh kĩ năng nói chuẩn, viết chuẩn tiếng phổ thông,
trước hết, người thầy phải là tấm gương nói chuẩn, viết chuẩn cho học sinh học
tập và noi theo.
2.2.Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến
Hiện nay, nói-viết chưa chuẩn tiếng phổ thông là tình trạng rất phổ biến ở tất
cả các cơ sở giáo dục trong toàn tỉnh. Tình trạng ấy thể hiện rõ nhất ở các trường
học thuộc khu vực nông thôn trong đó có địa phương Quảng Thạch. Điều đáng
nói là việc nói - viết chưa chuẩn tiếng phổ thông không chỉ xảy ra ở đối tượng học
sinh mà còn là hiện tượng phổ biến ở giáo viên -những người trực tiếp đứng lớp,

hàng ngày đang thực hiện nhiệm vụ truyền tải kiến thức và rèn lời ăn, tiếng nói
cho các em.
2.2.1.Tiếng địa phương Thanh Hóa và độ lệch chuẩn
* Lệch chuẩn về từ ngữ
Nhìn nhận ở góc độ từ ngữ, tiếng địa phương Thanh Hóa lệch chuẩn ở rất nhiều
nhóm từ. Trong đó phải kể đến:
- Nhóm từ chỉ định, từ để hỏi: đâu/mô, kia/tê, kia kìa/ tê tề, nọ/nứ, nớ...
- Nhóm từ xưng hô: mi, tau, choa, bay, nhà va, hấn...
- Nhóm từ đệm hoặc từ để hỏi đặt ở cuối câu: thế à/ rứa vá, rứa vớ; nhé/ nhá;
đấy, đó/ đá...
- Nhóm từ lệch do biến âm quá xa so với âm gốc thành từ địa phương: nghĩ ngợi/
ngẩy ngợi; về/viền, trỗ bông/ lổ bông, làm/mằn, gỡ/khở, bế/ bỏng...
* Lệch chuẩn về thanh điệu
Người Thanh Hóa thường phát âm và viết sai, lẫn lộn dấu hỏi/ dấu ngã. Đây là
sự lệch chuẩn phổ biến nhất ở hầu khắp các địa phương trong toàn tỉnh. Cụ thể có
ba cách nói, viết sai về thanh điệu:
-Dấu hỏi -> dấu ngã: chào hỏi-> chào hõi...
- Dấu ngã -> dấu hỏi: cơn bão -> cơn bảo...
3

3


- Lẫn lộn cả hai chiều
* Lệch chuẩn về phụ âm đầu
- Phát âm sai các phụ âm quặt lưỡi, không phân biệt các cặp phụ âm: s/x, r/d,gi;
ch/tr: róc rách -> dóc dách; sạch sẽ -> xạch xẽ...
- Không phân biệt l/n (đặc biệt là vùng biển) là -> nà; cái nôi ->cái lôi...
* Lệch chuẩn về phần vần
- Nguyên âm đôi bị triệt tiêu một nguyên âm hoặc bị biến thành nguyên âm khác:

Ươ-> i hoặc iê: uống nước/ uúng nước, uúng nuúc; ốc bươu/ ốc biu...
Iê -> i: Việt Nam -> Vịt Nam, biết -> bít...
- Nguyên âm đơn bị biến thành một nguyên âm khác hoặc bị thêm một yếu tố
khác:
Ê-> i : hoan nghênh/ hoan nghinh
I -> êi, ây: chị -> chệi, chậy; cái bị -> cấy bậy...
I -> ai: mà lị -> mà lại, mà lạy...
E -> i: nhà xe -> nhà xia...
Ê -> a: ghềnh -> gành, mệnh lệnh -> mạnh lạnh...
O -> ua: nói to -> nói tua, bó hoa -> búa hoa...
Ô <-> u: thối -> thúi; chục -> chộc...
 -> a, u: cái đầu -> cái đàu, đôi chân -> đôi chưn...
Ơi -> i: trứng chọi ví đá...
Ai -> ây: trái cây -> trấy cấy, cái quạt -> cấy quạt...
Âu -> u: con trâu-> con tru, vỏ trấu -> vỏ trú...
Uâ -> u: mùa xuân -> mùa xun, mùa xuôn...
Ít -> ich: ít ỏi -> ích ỏi...
In -> inh: ăn xin -> ăn xinh, xem phim -> xem phinh...
2.2.2. Tiếng địa phương Quảng Thạch và độ lệch chuẩn
Quảng Thạch là một trong những xã vùng biển của huyện Quảng Xương.
Người dân nơi đây thuần phác, đôn hậu và sinh sống chủ yếu bằng nghề đi biển.
Lời ăn, tiếng nói của người dân mang âm hưởng, giọng điệu riêng của người miền
biển. Vì thế độ lệch chuẩn so với tiếng phổ thông rất rõ rệt và phổ biến. Học sinh
trường Tiểu học Quảng Thạch cũng bị ảnh hưởng của tiếng địa phương rất nhiều.
Phổ biến và rõ rệt hơn cả là học sinh thôn Hải Tiến, thôn Thạch Nam và thôn
ThạchTrung.
Ngoài sự lệch chuẩn chung của tiếng địa phương Thanh Hóa, học sinh trường
Tiểu học Quảng Thạch thường mắc một số lỗi cơ bản cần khắc phục sau:
* Lệch chuẩn về từ: (giống những lệch chuẩn chung của tiếng địa phương Thanh
Hóa mà tôi đã thống kê ở phần 2.2.1)

* Lệch chuẩn về thanh điệu. (thanh hỏi thành thanh ngã và ngược lại)
Đây là sự lệch chuẩn khá phổ biến ở địa phương Quảng Thạch. Phần lớn người
dân và học sinh ở đây đều lẫn lộn thanh hỏi và thanh ngã ở cả ngôn ngữ nói và
ngôn ngữ viết:
+ Rán mỡ / rán mở; suy nghĩ / suy nghỉ; nghỉ ngơi/ nghĩ ngơi...
+ Ăn hỏi/ ăn hõi; vất vả / vất vã; dĩ vãng / dỉ vảng...
4

4


* Lệch chuẩn về phụ âm đầu đặc biệt âm “l” và “n”; âm “s” và “x”; âm “ch” và
“tr”... (sự lệch chuẩn này chủ yếu gặp ở học sinh thôn Hải Tiến, thôn Thạch Nam,
thôn Thạch Trung):
Ví dụ: Nói/lói; làng/nàng; cái loa/cái noa; trời nắng/trời lắng...
* Lệch chuẩn về phần vần
- Nguyên âm đôi: có hai trường hợp lệch chuẩn thường gặp
+ Triệt tiêu nguyên âm đôi:
Iên -> in, im: tiền -> tìn; tiêm -> tim...
Uôi <-> ui : muối dưa -> múi dưa; múi cam -> muối cam...
+ Biến thành âm khác
Ươn -> ưn, : con lươn -> con lưn; ốc nướng -> ốc nưứng...
Ươu -> iêu, ưu : uống rượu -> uống riệu, uống rựu...
Uôn -> un: luôn luôn -> lun lun; mưa tuôn -> mưa tun...
Iê -> it: biết -> bít; liên quan -> lin quan...
- Nguyên âm đơn: tình trạng biến đổi âm rất phổ biến
Â-> ư, u: quyét sân -> quyét sưn; con trâu -> con tru...
Ô -> u: cái chổi -> cái chủi...
Ư -> ơ: con mực -> con mậc, ăn chực -> an chậc...
U -> ô: cái bụng trống -> cái bộng trống...

2.2.3. Thực trạng lệch chuẩn tiếng phổ thông của CBGV và học sinh trường
Tiểu học Quảng Thạch
* Đối với CBGV trong nhà trường
Mặc dù đội ngũ CBGV trong nhà trường được đào tạo nghành sư phạm chính
quy và luôn có ý thức điều chỉnh lời ăn tiếng nói nhưng trong thực tế vẫn phải
thẳng thắn nhìn nhận rằng hiện tại vẫn còn một số đồng chí nói chưa chuẩn tiếng
phổ thông. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến việc rèn lời ăn tiếng nói cho học
sinh cũng như truyền tải nội dung tri thức. Cụ thể:
- Phát âm lẫn lộn thanh hỏi, thanh ngã: 4 đồng chí
- Triệt tiêu nguyên âm đôi: 2 đồng chí
- Ngôn ngữ khô khan, chưa truyền cảm: 3 đồng chí
* Đối với học sinh.
Học sinh trường Tiểu học Quảng Thạch cũng giống như học sinh ở tất cả các
vùng miền trong cả nước luôn luôn chịu tác đông và ảnh hưởng trực tiếp từ lời ăn
tiếng nói của quê hương mình. Với địa phương Quảng Thạch, người dân nơi đây
chủ yếu làm ăn, sinh sống tại địa phương, ít có sự tác động qua lại của ngôn ngữ
nhiều vùng miền khác nên việc nói chưa chuẩn tiếng phổ thông trở thành một
hiện tượng bình thường, không có khái niệm cần phải điều chỉnh. Sự lệch chuẩn
ấy đã ảnh hưởng rất lớn đến lời ăn, tiếng nói của học sinh. Nó trở thành một hiện
tượng khá phổ biến trong ngôn ngữ nói và viết (đặc biệt là ngôn ngữ nói) của học
sinh trường Tiểu học Quảng Thạch nói chung, học sinh lớp 5B, 5C do bản thân tôi
đang trực tiếp giảng dạy môn Tiếng Việt nói riêng. Con số thống kê cụ thể ở hai
lớp như sau:

5

5


Lệch chuẩn về vần

Lớp

Phát âm
chuẩn

Lệch chuẩn về
thanh điệu

Triệt tiêu
nguyên âm
đôi

Lệch chuẩn
phụ âm đầu
Biến âm (l/n, x/s, ch/tr...)

5B( 41 HS)
08/41
30/41
10/41
02/41
25/41
5C ( 44 HS)
10/44
32/44
15/44
04/44
27/44
( Lưu ý: có những học sinh cùng lúc mắc nhiều lỗi khi phát âm)
Đứng trước thực trạng trên, là giáo viên chủ nhiệm lớp 5B và trực tiếp giảng

dạy bộ môn Tiếng Việt ở lớp 5B, 5C, tôi thật sự băn khoăn và đặt ra nhiệm vụ
bằng mọi cách phải khắc phục được tình trạng nói – viết chưa chuẩn tiếng phổ
thông của học sinh mà trước hết là học sinh của hai lớp tôi đang trực tiếp giảng
dạy. Từ những nhận thức trên và kinh nghiệm thực tiễn giảng dạy của mình, tôi
chọn đề tài: Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 nói và viết chuẩn tiếng phổ
thông nhằm khắc phục tình trạng lệch chuẩn trong nói – viết hiện nay của học
sinh. Đồng thời góp phần thực hiện thành công Kế hoạch 04 của Phòng Giáo dục
và Đào tạo Quảng Xương về việc“Khắc phục nói và viết tiếng Việt chưa chuẩn
tiếng phổ thông ở trường Mầm non, Tiểu học, Trung học cơ sở”.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
2.3.1. Thay đổi nhận thức của bản thân giáo viên
Bản thân tôi nói riêng và từng cán bộ giáo viên trong nhà trường nói chung,
trước hết, phải nhận thức đúng đắn về nội dung ý nghĩa và tầm quan trọng của Kế
hoạch 04 của Phòng Giáo dục và Đào tạo Quảng Xương về việc: “Khắc phục nói
và viết tiếng Việt chưa chuẩn tiếng phổ thông”. Xem đây là một nhiệm vụ, một
tiêu chí rèn luyện của giáo viên trong năm học. Thầy phải nói - viết chuẩn mới có
thể hướng dẫn trò nói- viết chuẩn tiếng phổ thông.
Tự thống kê lỗi dùng từ và phát âm lệch chuẩn của bản thân, xác định những lỗi
cơ bản nhất cần khắc phục từ đó lên kế hoạch khắc phục và quyết tâm thực hiện.
Luôn có ý thức luyện đọc, luyện nói. Ngoài việc đọc đúng, nói đúng, giáo viên
cần luyện cách nói có ngữ điệu, âm lượng vừa phải để lời nói trở nên truyền cảm,
thân thiện và có sức thuyết phục hơn.
2.3.2. Triển khai nội dung đề án đến học sinh và cha mẹ học sinh
* Với học sinh
Thông qua các buổi sinh hoạt 15 phút đầu giờ, các giờ hoạt động ngoại khóa,
các giờ tập đọc, chính tả...giáo viên phân tích, giúp học sinh nhận ra những lỗi
lệch chuẩn trong nói - viết hàng ngày các em đang mắc phải; giúp các em nhận
thấy tầm quan trọng của việc nói - viết chuẩn tiếng phổ thông trong giao tiếp,
trong học tập và trong mọi hoạt động của cuộc sống thông qua các câu chuyện kể,
các mẫu truyện vui...Từ đó dần hình thành cho các em khái niệm về sự lệch

chuẩn, ý thức khắc phục lỗi lệch chuẩn của bản thân. Yêu cầu trước hết ở mỗi học
sinh là rèn luyện kĩ năng đọc đúng, viết đúng và sau đó từng bước hướng tới đọc
tốt, đọc hay.
* Với cha mẹ học sinh
Giáo viên phổ biến yêu cầu chuẩn ngôn ngữ đến cha mẹ học sinh. Phân tích để
phụ huynh học sinh hiểu đây là một nhiệm vụ cần rèn luyện của con em mình
6
6


trong nói- viết. Từ đó có biện pháp phối kết hợp cụ thể, chặt chẽ giữa gia đình và
nhà trường trong việc rèn lời ăn tiếng nói hàng ngày cho các con, từng bước khắc
phục được tình trạng nói -viết chưa chuẩn tiếng phổ thông còn khá phổ biến hiện
nay.
Việc triển khai nội dung Kế hoạch 04 của Phòng Giáo dục và Đào tạo Quảng
Xương về việc “Khắc phục nói và viết tiếng Việt chưa chuẩn tiếng phổ thông”
đến cha mẹ học sinh được thực hiện thông qua các cuộc họp phụ huynh (đặc biệt
được chú trọng ở cuộc họp phụ huynh đầu năm). Với những học sinh mắc lỗi
nhiều trong nói - viết, giáo viên có thể gặp gỡ trực tiếp phụ huynh hoặc trao đổi
qua điện thoại để cùng phối hợp khắc phục.
2.3.3. Thống kê lỗi lệch chuẩn cơ bản của học sinh
Giáo viên thống kê cụ thể, chi tiết những lỗi lệch chuẩn cơ bản của học sinh.
Phân loại lỗi lệch chuẩn theo từng dạng cụ thể (lỗi lệch chuẩn về thanh điệu, lỗi
triệt tiêu nguyên âm đôi, lỗi biến âm, lỗi lẫn lộn phụ âm đầu, lỗi khác)
Xác định những lỗi cơ bản nhất cần khắc phục. Với học sinh trên địa bàn xã
Quảng Thạch, lỗi phát âm thanh ngã thành thanh hỏi và lẫn lộn âm Lvới âm N,
âm S với âm X, âm Tr với âm Ch là phổ biến nhất.
2.3.4. Tổng hợp, lập danh sách những học sinh mắc lỗi nói-viết lệch chuẩn,
lên kế hoạch sửa lỗi cho học sinh
Lập danh sách theo mẫu sau:

S STT Họ và tên

1...
2...

...........
.............

Lỗi lệch chuẩn cơ bản cần
khắc phục

Theo dõi sự tiến bộ của
học sinh

.............
..............

..............
..............

2.3.5. Một số biện pháp sửa lỗi cụ thể
* Yêu cầu chung
- Hoạt động sửa lỗi phát âm cho học sinh phải được thực hiện thường xuyên
trong các giờ học, trong hoạt động giao tiếp hàng ngày, mọi lúc, mọi nơi nhằm
hình thành cho các em thói quen điều chỉnh cách phát âm để hướng tới việc nói viết chuẩn tiếng phổ thông.
- Giáo viên phải kiên trì, không nóng vội, không áp lực; phải tạo được không khí
học tập thoải mái nhất. Đồng thời cần lựa chọn cách sửa lỗi đơn giản, dễ hiểu.
Tránh tình trạng đưa học sinh rơi vào trạng thái rối rắm về mặt quy tắc theo kiếu:
âm tiết mở đầu bằng nguyên âm đơn thì khi phát âm, âm tiết đầu là tất cả các âm
vị của âm tiết chuẩn nhưng mang thanh nặng, âm tiết thứ hai là nguyên âm của

âm tiết nhưng mang thanh sắc. Ví dụ: cố = cộ + ố -> ăn cỗ.
- Khi luyện phát âm chuẩn cho học sinh, ngoài việc hướng dẫn các em tỉ mỉ từ
cách lấy hơi, nén hơi rồi vị trí lưỡi... điều quan trọng nhất quyết định sự thành
công của việc phát âm chuẩn, nói chuẩn chính là việc các em được nói nhiều,
luyện nhiều đến thuần thục và trở thành thói quen ngôn ngữ.
- Với những lỗi khó khắc phục (l/n; s/x...): giáo viên cần hướng dẫn cụ thể, tỉ mỉ
và yêu cầu học sinh làm theo một cách nghiêm túc, có hiệu quả, tránh tình trạng
làm cho có, không quan tâm đến hiệu quả.
7

7


- Ngữ liệu để sửa:
+ Lời ăn tiếng nói hàng ngày của học sinh.
+ Từ ngữ dễ phát âm sai, viết sai trong các văn bản được học.
+ Ngữ liệu ngoài văn bản (cần chú trọng những câu văn, đoạn văn có chứa các từ
ngữ dễ mắc lỗi nhưng có pha chút hài hước để tạo hưng phấn học tập, khích lệ ý
thức khắc phục lỗi của các em).
+ Mức độ: từ dễ đến khó; từ đơn giản đến phức tạp.
*Một số biện pháp cụ thể khắc phục lỗi phát âm cơ bản của học sinh lớp 5B,
5C trường Tiểu học Quảng Thạch
2.3.5.1.Lỗi lẫn lộn thanh ngã và thanh hỏi
* Cách khắc phục lỗi phát âm
+ Giáo viên đưa ra các ngữ liệu, đọc mẫu và yêu cầu học sinh đọc lại (đọc đồng
thanh, đọc cá nhân):
Mở /mỡ ; cổ/cỗ ; vỏ/võ, nghỉ ngơi/ suy nghĩ...
+ Yêu cầu học sinh chỉ ra dấu hiệu phân biệt thanh hỏi, thanh ngã dễ nhận diện
nhất. Sau đó giáo viên lưu ý cách phát âm chuẩn và yêu cầu học sinh đọc lại và tự
kiểm chứng. Cụ thể:

Thanh hỏi: âm đọc phát ra bình thường, không nhấn giọng, khoang miệng mở
bình thường, hơi thoát ra ngoài theo đường mũi.
Thanh ngã: nhấn mạnh giọng, khoang miệng mở rộng hơn, hơi nén sâu rồi đẩy
lên mũi nhưng không thoát ra ngoài.
+ Hướng dẫn học sinh luyện đọcvới các từ ngữ có thanh ngã mà các em hay phát
âm sai: ví dụ: lũ lượt, ủ rũ, gió bão, dĩ vãng, vĩnh viễn, ngữ nghĩa...
* Cách khắc phục lỗi chính tả
- Thanh ngã được viết với các từ Hán-Việt có phụ âm M, N, V, NH, L, D, NG
- Thanh hỏi được viết với những từ có các phụ âm còn lại (không thuộc 7 phụ âm
trên)
Ví dụ: mã hóa, mãn khóa, truy nã, trí não, vũ trang, vĩ nhân, lễ nghĩa, lãng mạn,
dã man, dĩ vãng, bản ngã...văn bản, đẳng cấp, hải quân, khả nghi...
2.3.5.2.Lỗi lẫn lộn phụ âm đầu đặc biệt âm L với âm N
* Cách khắc phục lỗi phát âm
Đây là lỗi khá phổ biến và rất khó khắc phục đối với học sinh trường Tiểu học
Quảng Thạch. Giáo viên cần có những hướng dẫn cụ thể và yêu cầu học sinh
nghiêm tuc thực hiện.
Bước 1
+ Âm N: đầu lưỡi đặt ở chân răng hàm trên vòm cứng. Lúc này miệng hơi mở.
Khi nói, lưỡi cứng và bật nhẹ đầu lưỡi xuống, luồng hơi từ họng đi qua hai lỗ mũi
tạo thành âm N.
+ Âm L: đầu lưỡi đặt ở chân hàm răng trên. Lúc này miệng hơi mở. Khi nói, uốn
nhanh đầu lưỡi cong lên bật mạnh rồi rơi tự do xuống. Luồng hơi từ họng đi qua
hai mép lưỡi tạo thành âm L.
Bước 2.

8

8



Ban đầu phát âm L, N với tốc độ chậm sau đó nhanh dần lên. Sau khi phát âm
theo trình tự L, N thì tập phát âm xen kẽ (từ chậm-> nhanh dần) nhằm tăng sự
linh hoạt của đầu lưỡi.
Bước 3. Luyện phát âm L, N với các tiếng, từ có chứa âm L, N. Từ tiếng, từ
nâng dần lên mức độ câu.
Ví dụ: Lên/nên; làng/ nàng...
Lặng lẽ / nặng nề...
Sống lâu lên lão làng...
Bước 4. Yêu cầu học sinh tự luyện phát âm chuẩn L, N qua việc liệt kê các từ có
âm L, N dễ phát âm sai và luyên đọc.
Bước 5. Thực hành làm các bài tập chính tả phân biêt L và N.
* Cách khắc phục lối chính tả
Giáo viên cần cung cấp cho học sinh một số mẹo sau:
Mẹo về âm đệm
L có thể đứng trước âm đệm còn N thì không (âm đệm trong tiếng Việt là: oa, oă,
uâ, oe, uê, uy)
Ví dụ: lòa xòa, luẩn quẩn, lóe sáng, luyến tiếc...
Mẹo láy âm
- L và N không láy âm với nhau. Vì vậy nếu gặp từ láy âm thì ta có thể chọn cả
hai tiếng cùng có âm L hoặc N
Ví dụ:
+ No nê, nao núng, nôn nao, nức nở...
+ Long lanh, lung linh, len lỏi, lâm li...
- Khi ở vị trí thứ nhất trong một từ láy âm, L có thể láy âm với các âm đầu khác
còn N thì không
Ví dụ:
+ “Lắp bắp” chứ không có “nắp bắp”
+ “ Lim dim” chứ không có “nim dim”...
- Khi ở vị trí thứ hai của từ láy âm, L láy âm với các âm khác (ngoài Gi và khuyết

âm đầu):
Ví dụ:
+ L láy với B: lông bông, bảng lảng...
+ L láy với Ch: chói lọi, cheo leo
+ L láy với KH: khéo léo, khét lẹt....
Còn N chỉ láy với Gi và khuyết âm đầu: giảy nảy, áy náy, ảo nảo...
2.3.5.3. Lỗi lẫn lộn Tr với Ch
* Cách khắc phục lỗi phát âm
Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc nhiều lần với những tiếng có âm Tr và Ch,
sau đó yêu cầu các em tự luyện đọc và làm các bài tập phân biệt Ch và Tr trong
nói và viết.
– Âm Ch: đầu lưỡi đặt ở chân răng hàm trên vòm cứng, miệng hơi mở. Khi nói,
lưỡi cứng và bật nhẹ đầu lưỡi xuống, luồng hơi từ họng phát ra tạo thành âm Ch.

9

9


– Âm Tr: đầu lưỡi đặt ở chân răng hàm trên, lúc này miệng hơi mở. Khi nói uốn
nhanh đầu lưỡi cong lên, bật mạnh xuống, hơi nén lại ở mũi, âm phát ra cảm giác
như có độ rung nhẹ.
* Cách khắc phục lỗi chính tả
Mẹo thanh điệu trong từ Hán – Việt
Những từ Hán –Việt mang dấu nặng và dấu huyền đều chỉ đi với Tr mà không đi
với Ch
Ví dụ:
+Trịnh trọng, trị giá, trục lợi, trạm xá...
+Truyền thống, trần thế, trù bị...
Mẹo láy âm

- Ch láy âm với các phụ âm khác ở vị trí đứng trước hoặc đứng sau.
Ví dụ:
+ Ch ở vị trí thứ nhất: chơi bời, chộn rộn, chờn vờn, chơi vơi...
+ Ch ở vị trí thứ hai: loắt choắt, lanh chanh, lã chã,...
- Ngược lại, Tr không láy âm đầu với phụ âm khác, trừ ngoại lệ láy với L, với
Tr: trọc lóc, trụi lũi, trót lọt, trơ trẽn, trống trơn...
Mẹo kết hợp âm đệm
Tr không đi với các vần oa, oă, oe. Chỉ có Ch là kết hợp được với các vần này
Ví dụ: chí chóe, chệch choạc,...
2.3.5.4. Lẫn lộn S và X
* Cách khắc phục lỗi chính tả
Mẹo về âm đệm
S không đi với các vầ oa, oă, oe, uê, chỉ có X là đi với các vần này.
Ví dụ: xoay xở, quả xoài, xỏa tóc, xòe tay...( ngoại lệ có một số trường hợp như:
rà soát, kiểm soát, soạn giáo án, soạn giả, sột soạt, suýt soát...)
Mẹo về tạo từ láy
- X và S không cùng xuất hiện trong một từ láy.
- Khi láy âm: chỉ có X láy âm với các âm đầu khác, còn S không có khả năng
này.
Ví dụ: bờm xơm, lòa xòa, lao xao, liêu xiêu...
2.3.5.5. Lẫn lộn R, D và Gi
* Cách khắc phục lỗi chính tả
Mẹo về âm đệm
R và Gi không kết hợp với âm đệm, chỉ có D mới kết hợp được.
Ví dụ: dọa nạt, hậu duệ, kiểm duyệt, duy trì...
Mẹo về tạo từ láy
- Gi và D không cùng xuất hiện trong một từ láy.
- Những từ láy vần: nếu tiếng thứ nhất có phụ âm đầu là L thì tiếng thứ hai có phụ
âm đầu là D: lim dim, lò dò, líu díu...
- Từ láy mô phỏng âm thanh đều viết R: róc rách, rì rầm...

Mẹo trong từ Hán – Việt
- Trong từ Hán – Việt, tiếng có thanh ngã, thanh nặng viết với D; mang thanh hỏi,
thanh sắc viết với Gi.
10

10


Ví dụ:
+Dã man, dạ hội, đồng dạng, diễn viên...
+Giảng giải, giá cả, biên giới, giám sát...
- Phụ âm R không bao giờ xuất hiện trong một từ Hán- Việt.
2.3.5.6. Lỗi triệt tiêu nguyên âm đôi hoặc biến âm.
Với lỗi này, tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể, giáo viên hướng dẫn học
luyện phát âm đúng nguyên âm đôi. Chỉ ra cho học sinh thấy sự thay đổi về mặt
ngữ nghĩa cũng như sự biến âm của từ ngữ nếu nguyên âm đôi bị triệt tiêu.
Ví dụ: quả chuối -> quả chúi
Muối dưa -> múi dưa
Múi cam -> muối cam...
2.3.6. Giao nhiệm vụ cho học sinh
Đây là một biện pháp rất hiệu quả để khắc phục lỗi lệch chuẩn trong nói-viết
tiếng phổ thông. Các em có thể giúp đỡ nhau luyện phát âm chuẩn mà không có
bất cứ một áp lực nào. Nhờ đó mà hiệu quả cũng được nâng lên. Cách làm cụ thể
như sau:
- Phát hiện những học sinh nói-viết chuẩn tiếng phổ thông. Giao cho các em
nhiệm vụ kèm cặp một hoặc một nhóm bạn thường xuyên nói- viết chưa chuẩn;
giúp các bạn khắc phục tình trạng trên bằng cách chỉ ra lỗi, phát âm mẫu và yêu
cầu bạn đọc lại.
- Với những học sinh mắc lỗi: yêu cầu các em tự liệt kê các lỗi cơ bản; luyện
phát âm chuẩn theo hướng dẫn của thầy cô hoặc bạn bè; tự luyện phát âm chuẩn.

2.3.7. Phát động phong trào thi đua “Nói - viết chuẩn tiếng phổ thông”.
Khuyến khích các em tham gia tích cực vào hoạt động cùng giúp nhau luyện
nói- luyện viết chuẩn tiếng phổ thông.
2.3.8.Đánh giá sự tiến bộ của học sinh
- Tuyên dương những học sinh có lời nói, giọng nói chuẩn.
- Kịp thời tuyên dương, khích lệ những học sinh có ý thức luyện nói- viết chuẩn
tiếng phổ thông; có sự tiến bộ trong cách phát âm dù là nhỏ nhất.
- Động viên, khuyến khích các em tiếp tục rèn luyện lời ăn tiếng nói để từng bước
hạn chế lỗi lệch chuẩn, hướng tới nói-viết chuẩn tiếng phổ thông.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản
thân, đồng nghiệp và nhà trường
2.4.1.Đối với hoạt động giáo dục
Việc nghiên cứu, đưa ra các giải pháp cụ thể và áp dụng các giải pháp của sáng
kiến kinh nghiệm vào thực tiễn giảng dạy ở hai lớp 5B, 5C do tôi trực tiếp giảng
dạy môn Tiếng Việt có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với hoạt động giáo dục
trong nhà trường.
Kết quả đạt được từ lớp 5B, 5C là một minh chứng có sức thuyết phục cao
nhất cho tính đúng đắn của kế hoạch 04 mà Phòng Giáo dục Quảng Xương đã đề
ra về việc: “Khắc phục nói và viết tiếng Việt chưa chuẩn tiếng phổ thông ở các
trường Mầm non, Tiểu học, Trung học cơ sở”. Đồng thời kết quả đó là một động
lực góp phần thúc đẩy phong trào thi đua “Nói và viết chuẩn tiếng phổ thông”
trong toàn thể cán bộ giáo viên, nhân viên và học sinh trong nhà trường.
11

11


Trên thực tế để điều chỉnh được lời ăn tiếng nói vốn đã ăn sâu vào tiềm thức của
mỗi người và trở thành một thói quen ngôn ngữ là rất khó nhưng không có nghĩa
là không làm được nếu mỗi cán bộ giáo viên có nhận thức đúng đắn về vấn đề và

quyết tâm thực hiện. Sự quyết tâm của bản thân tôi đã được đáp lại thỏa đáng
bằng chính ngôn ngữ nói và viết tương đối chuẩn mực của học sinh trong giao
tiếp hàng ngày cũng như trong các hoạt động giáo dục. Việc áp dụng thành công
sáng kiến kinh nghiệm đã góp phần không nhỏ vào việc tạo một môi trường giáo
dục có tính mô phạm. Ở môi trường đó, mọi hoạt động giao tiếp đều chuẩn mực,
thân thiện và có tính giáo dục cao.
2.4.2. Đối với bản thân và đồng nghiệp
Bản thân tôi nói riêng, các đồng chí giáo viên trong nhà trường nói chung đã
có những nhận thức đúng đắn về vai trò, ý nghĩa của việc thực hiện Kế hoạch 04
của Phòng Giáo dục và Đào tạo Quảng Xương về việc: “Khắc phục nói và viết
tiếng Việt chưa chuẩn tiếng phổ thông ở trường Mầm non, Tiểu học, Trung học
cơ sở”. Từ đó có ý thức rèn luyện lời ăn tiếng nói nhằm khắc phục tình trạng nóiviết chưa chuẩn hiện nay ở mỗi người.
Xem việc thực hiện nội dung kế hoạch 04 của Phòng Giáo dục và Đào tạo
Quảng Xương là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong năm học. Chính vì
thế việc khắc phục nói và viết tiếng Việt chưa chuẩn tiếng phổ thông ở cả thầy và
trò trở thành một hoạt động liên tục, xuyên suốt trong quá trình học tập và rèn
luyện của giáo viên và học sinh.
Các đồng chí trong tổ khối đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm lớp 5A, 5C rất tán
thành với những giải pháp tôi đưa ra và áp dụng triệt để vào hoạt động dạy học.
Vì thế tình trạng nói - viết (đặc biệt là ngôn ngữ nói) chưa chuẩn tiếng phổ thông
ở học sinh dần được hạn chế và khắc phục.
2.4.3. Đối với học sinh
Trước hết là học sinh khối 5 và cụ thể hơn là học sinh lớp 5B, 5C do tôi đang
trực tiếp giảng dạy bộ môn Tiếng Việt và làm công tác chủ nhiệm đã có những
chuyển biến tích cực và khá rõ rệt trong việc khắc phục lỗi lệch chuẩn trong nói
và viết tiếng phổ thông:
- Bước đầu, các em đã có những nhận thức đúng về sự lệch chuẩn trong nói và
viết cũng như những hệ quả do sự lệch chuẩn đó đem lại. Ý thức khắc phục lỗi
lệch chuẩn được nâng lên. Nó trở thành hoạt động thường xuyên trong các buổi
sinh hoạt 15 phút đầu giờ, tiết tập đọc, chính tả, luyện từ và câu...

- Sự tự tin trong giao tiếp nói chung và trong hoạt động sửa lỗi nói và viết tiếng
Việt chưa chuẩn tiếng phổ thông đã được nâng lên rõ rệt. Nếu lúc đầu triển khai
các em còn dè chừng, e ngại khi phải đọc đi đọc lại một từ, một cụm từ nào đó
theo sự hương dẫn của thầy cô (thậm chí có em còn cảm thấy phát âm đúng như
thế là điệu, là bị mọi người cười...) thì bây giờ cảm giác đó không còn nữa. Các
em đã hoàn toàn thoải mái và tự tin hơn trong hoạt động khắc phục lỗi lệch chuẩn
của mình. Nó trở thành một hoạt động có tính tự giác, tích cực và hoàn toàn chủ
động. Nhiều em không chỉ đọc đúng, viết đúng mà đã luyện được cho mình cách
đọc hay.
12

12


- Việc điều chỉnh lỗi lệch chuẩn trong nói và viết không chỉ dừng lại trong các
tiết học, nó còn được các em thực hiện ngay trong cả các hoạt động vui chơi, giải
trí. Nó trở thành mục tiêu thực hiện của mỗi học sinh trong quá trình học tập. Kết
quả khảo sát cụ thể như sau:
Lệch chuẩn về vần
Lớp

Lớp 5B(41 HS)
Lớp 5C( 44 HS)

Phát âm
chuẩn

33
34


Lệch chuẩn về
thanh điệu

05
06

Triệt tiêu
nguyên âm
đôi

01
0

Lệch chuẩn
phụ âm đầu

Biến âm

0
01

02
03

Tuy kết quả chưa được như mong muốn nhưng so với thống kê ban đầu về lỗi
lệch chuẩn thì đây là một tín hiệu rất đáng mừng. Đó sẽ là động lực để tôi tiếp tục
thực hiện và tìm thêm những giải pháp hữu hiệu hơn.
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận chung
Người Việt Nam ta vô cùng tự hào về tiếng nói của dân tộc mình. Đó là một

ngôn ngữ “hài hòa về mặt âm hưởng, thanh điệu, mà cũng rất tế nhị, uyển chuyển
trong cách đặt câu”[2]. Không chỉ có thế, “ tiếng Việt có đầy đủ khả năng để diễn
đạt tư tưởng, tình cảm của người Việt Nam và để thỏa mãn cho yêu cầu đời sống
văn hóa nước nhà qua các thời kì lịch sử”[2]. Tiếng Việt ta giàu đẹp bởi nó là sự
kết tinh của lịch sử đã bao đời nay của cha ông. Đó là lịch sử của quá trình lao
động sản xuất và chiến đấu để tồn tại và phát triển, để bảo vệ và dựng xây đất
nước. Tiếng Việt ta giàu đẹp bởi nó là tiếng nói của đời sống dân tộc Việt Nam rất
phong phú và đa dạng.
Gìn giữ sự trong sáng và giàu đẹp của tiếng Việt là nhiệm vụ chung của tất cả
công dân nước Việt. Để làm được điều đó thì một trong những nhiệm vụ cần thiết
đó là việc khắc phục lỗi lệch chuẩn trong nói và viết tiếng phổ thông. Bởi lẽ, bên
cạnh tiếng Việt phổ thông còn có phương ngữ của nhiều vùng miền khác nhau
trên cả nước trong đó có phương ngữ của Thanh Hóa. Phương ngữ Thanh Hóa có
nét bản sắc riêng đáng trân trọng. Nếu được khai thác và sử dụng đúng chỗ sẽ
mang lại hiệu quả biểu đạt cao. Nhưng trong thực tế, sự lệch chuẩn trong từ ngữ,
nhất là trong cách phát âm của người Thanh Hóa khá nặng nề, nhiều khi làm cho
câu nói bị sai nghĩa, tối nghĩa, gây cười... khi ra tỉnh ngoài, tiếng địa phương
Thanh Hóa còn bị kì thị. Tất cả những điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đến sự
thành công của cuộc giao tiếp. Vì vậy việc khắc phục lỗi lệch chuẩn tiếng phổ
thông trong phương ngữ của người Thanh Hóa khi nói, đọc, viết là rất cần
thiết(trừ khi cần đạt hiệu quả nghệ thuật). Đó là một việc làm lâu dài và đòi hỏi sự
vào cuộc của cả hệ thống giáo dục. Để thực hiện tốt Kế hoạch 04 của Phòng Giáo
dục và Đào tạo Quảng Xương về việc: “Khắc phục nói và viết chưa chuẩn tiếng
phổ thông ở trường Mầm non, Tiểu học, Trung học cơ sở” đòi hỏi mỗi nhà
trường, mỗi cán bộ giáo viên phải nhận thức rõ tầm quan trọng của việc nói
13
13


chuẩn, viết chuẩn tiếng phổ thông và nghiêm túc thực thực hiện kế hoạch. Có như

vậy mới có thể đào tạo một thế hệ công dân tương lai của tỉnh nhà vừa có tri thức
lại vừa thanh lịch, hào hoa, chuẩn mực trong lời ăn tiếng nói và trong mọi hoạt
động của cuộc sống xã hội ở thời kì mới.
3.2. Kiến nghị
3.2.1. Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo Quảng Xương
Cần tổ chức các buổi hội thảo, nói chuyện chuyên đề về việc khắc phục tình
trạng nói và viết chưa chuẩn tiếng phổ thông trên toàn huyện để cán bô, giáo viên
nhận thức tốt hơn về vai trò ý nghĩa của việc nói chuẩn, viết chuẩn tiếng phổ
thông và học hỏi, trao đổi kinh nghiệm thực hiện nội dung kế hoạch.
Hàng năm có kiểm tra, đánh giá mức độ thực hiện và hiệu quả của đề án tại các
nhà trường trên toàn huyện.
Tổ chức sơ kết đánh giá chuyên đề để các nhà trường trao đổi, học tập, rút kinh
nghiệm trong công tác triển khai và thực hiện chuyên đề.
3.2.2. Đối với nhà trường
Cần tuyên truyền rộng rãi tới tất cả cán bộ giáo viên, nhân viên, học sinh và phụ
huynh trong nhà trường hiểu rõ tầm quan trọng của việc nói và viết chuẩn tiếng
phổ thông.
Cần xây dựng kế hoạch chi tiết cho từng học kì, từng năm học. Đưa nội dung
này vào tiêu chí thi đua, đánh giá cán bộ giáo viên trong nhà trường. Thường
xuyên kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện của giáo viên và học sinh để kịp thời
đôn đốc, điều chỉnh.
Cần kịp thời tuyên dương những cán bộ, giáo viên, học sinh có tiến bộ rõ rệt
trong việc rèn luyện kĩ năng nói chuẩn, viết chuẩn tiếng phổ thông. Đồng thời đôn
đốc, nhắc nhở những biểu hiện thờ ơ hoặc chậm tiến trong việc thực hiện kế
hoạch.
3.2.3. Đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường
Cần có nhận thức đúng về tầm quan trọng của Kế hoạch 04 mà Phòng Giáo dục
và Đào tạo Quảng Xương đã xây dựng về việc: “Khắc phục nói và viết tiếng Việt
chưa chuẩn tiếng phổ thông ở các trường Mầm non, Tiểu học, Trung học cơ sở”.
Nghiêm túc thực hiện nội dung kế hoạch và triển khai rộng rãi đến học sinh và

phụ huynh do lớp mình phụ trách. Xem đây là một hoạt động thường xuyên, liên
tục và trở thành một tiêu chí thi đua trong năm học của mỗi cán bộ, giáo viên,
nhân viên trong nhà trường.
3.2.4. Đối với học sinh
Học sinh cần rèn luyện thói quen tự giác học tập; tích cực, chủ động trong việc
tiếp nhận kiến thức; thực hiện tốt phương châm học tập: “ Học đi đôi với hành”.
Luôn luôn có ý thức rèn luyện lời ăn, tiếng nói của bản thân. Dưới sự hướng dẫn
của thầy giáo, cô giáo và bạn bè, từng bước khắc phục lỗi lệch chuẩn, hướng tới
mục tiêu nói chuẩn, viết chuẩn tiếng phổ thông.
Trên đây là toàn bộ nội dung của sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp giúp
học sinh lớp 5 nói chuẩn, viết chuẩn tiếng phổ thông.Với kiến thức và kinh
nghiệm có hạn, đề tài vẫn còn nhiều thiếu sót, tôi rất mong nhận được sự góp ý,
trao đổi của đồng nghiệp để nội dung sáng kiến hoàn chỉnh hơn, góp phần thiết
14

14


thực hơn vào việc thực hiện tốt nội dung Kế hoạch 04: “Khắc phục nói và viết
chưa chuẩn tiếng phổ thông trong các trường Mầm non, Tiểu học và THCS của
Phòng Giáo dục và Đào tạo của Quảng Xương.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ

Quảng Xương, ngày 20 tháng 4 năm
2019
Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến
dotôi viết, không sao chép của người
khác

Người viết

Phạm Thị Thảo

15

15


MỤC LỤC
Nội dung

Trang

1. Phần mở đầu
1.1.Lí do chon đề tài
1.2.Mục đích nghiên cứu
1.3.Đối tượng nghiên cứu
1.4.Phương pháp nghiên cứu
1.5.Những điểm mới của SKKN
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1.Cơ sở lí luận
2.2.Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến
2.3.Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
2.4.Hiệu quả của SKKN đối với hoạt động giáo dục, với bản thân,
đồng nghiệp và nhà trường
3.Kết luận và kiến nghị
3.1.Kết luận chung
3.2.Kiến nghị


1
1
1
2
2
2
3
3
3
6
11
13
13
14

TÀI LIỆU THAM KHẢO
16

16


[1]. Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt- Tác giả Phạm Văn Đồng, NXB Giáo
dục, Hà Nội , 1980.
[2]. Tiếng Việt, một biểu hiện hùng hồn của sức sống dân tộc, trong Tuyển tập
Đặng Thai Mai, tập II, NXB Hà Nội, 1984.
[3] Dự thảo Kế hoạch 04 của Phòng Giáo dục và Đào tạo Quảng Xương về việc:
“Khắc phục nói và viết tiếng Việt chưa chuẩn tiếng phổ thông ở các trường Mầm
non, Tiểu học, Trung học cơ sở trên địa bàn huyện giai đoạn 2017-2020”.

17


17



×