Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

SKKN lồng ghép kiến thức biển đảo vào dạy học GDCD trung học cơ sở, để nâng cao tình yêu quê hương đất nước cho học sinh trường THCS dân tộc nội trú lang chánh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.66 MB, 26 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA

PHÒNG GIÁO DỤC LANG CHÁNH

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

LỒNG GHÉP KIẾN THỨC BIỂN ĐẢO VÀO DẠY HỌC GDCD
TRUNG HỌC CƠ SỞ, ĐỂ NÂNG CAO TÌNH YÊU QUÊ HƯƠNG
ĐẤT NƯỚC CHO HỌC SINH TRƯỜNG THCS
DÂN TỘC NỘI TRÚ LANG CHÁNH

Người thực hiện: Lương Thị Lệ
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị: Trường THCS Dân tộc Nội trú Lang Chánh
SKKN thuộc môn: GDCD

THANH HOÁ, NĂM 2017
1


MỤC LỤC
TT

1
2
3
4
5
6
7
8


9
10
11
12
13
14
15
16
17

NỘI DUNG
1. Mở đầu........................................................................................................
1.1 . Lí do chọn đề tài...................................................................................
1.2. Mục đích nghiên cứu..........................................................................
1.3. Đối tượng nghiên cứu..........................................................................
1.4. Phương pháp nghiên cứu...................................................................
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm........................................................
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.......................................
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm...
2.3. Giải pháp để giải quyết vấn đề..........................................................
2.3.1. Nguyên tắc lồng ghép......................................................................

TRANG

3
3-4
4
4
4
5

5
5
6-20
6-7
2.3.2. Hình thức lồng ghép................................................................................ 7
2.3.3. Địa chỉ lồng ghép.............................................................................. 7-11
2.3.4. Ví dụ minh họa.................................................................................. 11-20
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo
dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường trong năm học
2015 - 2016.................................................................................................... 20
3. Kết luận, kiến nghị.................................................................................. 20-21
3.1. Kết luận................................................................................................... 20
3.2. Kiến nghị................................................................................................ 21

2


1. Mở đầu
1.1 Lí do chọn đề tài
Yêu nước là truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam ta. Truyền thống
đó luôn gắn liền trong tiềm thức của mỗi người. Lòng yêu nước được hình thành
từ rất sớm. Bắt nguồn từ những gì gần gũi và thân thuộc nhất cho đến những thứ
vô cùng quan trọng, lớn lao: yêu gia đình, yêu làng quê, yêu sông núi, yêu vùng
biển bao la rộng lớn...Đó là một tình cảm thiêng liêng tạo nên sức mạnh để xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc. Lòng yêu nước được thử thách qua quá trình lao động,
sản xuất và chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.Và được truyền từ thế hệ này sang thế hệ
khác tạo thành sợi chỉ đỏ bền chặt xuyên suốt lịch sử Việt Nam qua từng giai
đoạn.
Hiện nay, vị thế của nước ta trên trường quốc tế đã được khẳng định.
Trong giai đoạn này, tình hình chính trị, kinh tế đất nước tương đối ổn định

nhưng không có nghĩa là chúng ta có quyền được lơi là. Chúng ta vẫn cần phải
luôn luôn đề cao cảnh giác và nêu cao tinh thần yêu nước không được ngưng
nghỉ dù chỉ là một phút, một giây.
Và trong những năm gần đây, bên cạnh những thuận lợi thì đất nước ta
cũng phải đối mặt với muôn vàn khó khăn và thử thách. Một trong những vấn đề
quan trọng đó chính là tình hình bất ổn trên biển đông. Đặc biệt là sự xâm lấn
của Trung Quốc ngày càng trắng trợn vào vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt
Nam ta. Trước tình hình đó với sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng và Nhà nước
cùng với sự đồng thuận của toàn thể nhân dân Việt Nam và sự ủng hộ của bạn bè
quốc tế chúng ta đã và đang giải quyết vấn đề này một cách mềm dẻo, linh hoạt
và đem lại kết quả tốt nhất.
Như chúng ta đều biết, biển có vai trò vô cùng quan trọng bởi biển đảo
Việt Nam là một bộ phận lãnh thổ thiêng liêng của Tổ Quốc. Có vị trí đặc biệt
trong sự nghiệp xây dựng, phát triển và bảo vệ đất nước. Đó là nền tảng để Việt
Nam từng bước trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển. Vậy nên, đẩy
mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục về chủ quyền biển, đảo tới toàn thể người
dân Việt Nam nói chung và các em học sinh nói riêng là vô cùng cần thiết. Giúp
mọi người có tình yêu sâu sắc với biển đảo. Qua đó khẳng định tinh thần yêu
nước luôn bất diệt của dân tộc Việt Nam ta. Và để làm được điều đó, có rất
nhiều biện pháp và giải pháp. Song tôi thiết nghĩ việc dạy học lồng ghép kiến
thức biển đảo vào môn GDCD ở bậc học THCS là hợp lí và cần thiết:
Vì Giáo dục công dân là bộ môn xây dựng cho học sinh có được lập
trường vững vàng, có lý tưởng sống, có hoài bão và ước mơ cao đẹp, có ý chí
vươn lên trong cuộc sống. Đồng thời còn bồi dưỡng cho các em biết yêu quý lao
động, yêu cái đẹp, có óc thẩm mĩ, biết cách ứng xử đúng đắn trong cuộc sống...
3


nên rất phù hợp để giáo dục truyền thống yêu nước cho học sinh nhằm góp phần
xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa vừa hồng vừa chuyên.

Bên cạnh đó, trường THCS Dân tộc Nội trú là trường chuyên biệt. Là nơi
chăm sóc và nuôi dưỡng các em học sinh là người dân tộc thiểu số, sống ở vùng
sâu, vùng xa nơi đó điều kiện kinh tế còn gặp nhiều khó khăn cho nên ít có điều
kiện đi du lịch tới tham quan các danh thắng của quê hương trong đó có các
vùng biển đảo. Bên cạnh đó thời kỳ này có một bộ phận không nhỏ học sinh
chưa tự tìm hiểu, chưa thấy được tầm quan trọng của biển đảo đối với sự phát
triển của đất nước...
Nên lồng ghép kiến thức về biển đảo Việt Nam cho học sinh THCS trong
giờ dạy học GDCD là rất phù hợp và mang tính thực tiễn cao. Với những lý do
trên cùng với kinh nghiệm thực tế của bản thân trong quá trình dạy học môn
GDCD, tôi lựa chọn đề tài: "Lồng ghép kiến thức biển đảo vào dạy học GDCD
THCS, để nâng cao tình yêu quê hương đất nước cho học sinh Trường THCS
Dân tộc Nội trú Lang Chánh".
1.2 Mục đích nghiên cứu
Trước những tình hình thực tế ở trên bản thân tôi đã nghiên cứu đề tài này
với mục đích:
Giúp học sinh hứng thú hơn, tích cực hơn trong quá trình tiếp nhận tri
thức và kiến thức về tình yêu biển, đảo; chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ và biên
giới quốc gia.
Xác định thái độ, trách nhiệm của học sinh trong xây dựng, quản lý và bảo
vệ biên giới quốc gia.
Từ việc có được những kiến thức về biển đảo các em sẽ tuyên truyền cho
mọi người biết tình hình biển đảo Việt Nam ta. Kêu gọi mọi người hãy cùng
nhau nâng cao tinh thần yêu nước. Đặc biệt là học sinh trường THCS Dân Tộc
nội trú Huyện Lang Chánh Tỉnh Thanh Hóa sẽ luôn nêu cao tinh thần yêu nước.
Thúc đẩy việc gắn kiến thức lý thuyết và thực hành trong nhà trường với thực
tiễn đời sống, đẩy mạnh phương châm "học đi đôi với hành” nhằm lan tỏa
những hành động về với cộng đồng xã hội.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
244 HS trường THCS Dân tộc Nội trú Lang Chánh - Khối 6,7, 8, 9.

SGK GDCD 6,7,8,9; Chuẩn kiến thức kĩ năng của Bộ giáo dục vào đào
tạo, phương tiện, đồ dùng dạy học (ĐDDH) hỗ trợ như: Sử dụng tài liệu tham
khảo (tranh, ảnh, sách, báo...). Thực hiện bài học tại thực địa... Tăng cường sử
dụng các phương tiện dạy học, đặc biệt là sử dụng công nghệ thông tin các
phương tiện nghe nhìn: Chẳng hạn, sử dụng các video clip (từ 3 - 5 phút) để giới
thiệu về biển đảo và cập nhật các tư liệu phục vụ giáo dục nâng cao tinh thần
yêu nước. Chủ động sử dụng phương tiện internet khai thác các Website bổ ích
cho các em học sinh.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
Để có thể hoàn thành được đề tài này, bản thân tôi đã sử dụng các phương
pháp sau:
- Phương pháp nghiên cứu lý luận.
4


- Phương pháp giải quyết vấn đề
- Phương pháp điều tra, khảo sát thực tiễn, thống kê số liệu.
- Phân tích thực trạng, tham khảo các tài liệu và ý kiến đồng nghiệp.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm...
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Biển, đảo là một phần lãnh thổ thiêng liêng của đất Việt, luôn gắn bó mật
thiết với đời sống của người Việt cả về vật chất và tinh thần.
Nước ta giáp với Biển Đông ở ba phía Đông, Nam, Tây Nam. Các vùng
biển và thêm lục địa Việt Nam là một phần Biển Đông trải dọc theo bờ biển dài
khoảng 3.260 km, từ Quảng Ninh đến Kiên Giang, với nhiều bãi biển đẹp như:
Trà Cổ, Đồ Sơn, Sầm Sơn ...
Còn về mặt hành chính, hiện nay ở nước ta có 63 tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương, trong đó có 28 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có
biển, với 125 huyện ven biển và 12 huyện đảo. Là nơi ẩn chứa trữ lượng hải sản

lớn và phong p hú. Trữ lượng lớn khoáng sản, nhất là dầu khí. Đầy tiềm năng du
lịch gắn với biển và trên biển...
Xét về an ninh, quốc phòng, Biển Đông đóng vai trò quan trọng là tuyến
phòng thủ hướng đông của nước ta. Các đảo và quần đảo trên Biển Đông, đặc
biệt là quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, không chỉ có ý nghĩa trong việc kiểm
soát các tuyến đường biển qua lại Biển Đông mà còn có ý nghĩa phòng thủ chiến
lược rất quan trong đối với Việt Nam ta.
Mặt khác từ trước cho đến nay, Biển Đông vẫn "dậy sóng" bởi sự xâm lấn
của những thế lực thù địch bên ngoài. Đặc biệt là sự bành trướng của nước láng
giềng - Trung Quốc. Sự trắng trợn không chỉ có người dân Việt Nam phẫn nộ mà
cả thế giới đều lên án và phê phán trước hành động bạo ngược trên biển đông
của Trung Quốc đó là vào đầu tháng 5/2014: Trung Quốc kéo dàn khoan HD
981 vào sâu trong lãnh hải nước ta 80 hải lý, để thăm dò nguồn tài nguyên
khoáng sản, để xâm lấn. Thời gian gần đây, Trung Quốc lại tiếp tục có các động
thái lấn chiếm biển đảo Việt Nam như: Xây đảo nhân tạo, Làm sân bay quân sự
trên biển.... Hơn nữa chúng còn ngang nhiên sửa lịch sử, sửa bản đồ - vùng biển
có hình "lưỡi bò" nhằm thôn tính biển đông. Đã có máu và nước mắt của người
Việt Nam đổ. Đã có những người con mãi mãi không bao giờ trở về mà nằm lại
trong lòng "mẹ biển" để giữ vững vùng biển của ta. Bởi vậy, là người con đất
Việt chúng ta không thể bỏ mặc, phó thác cho bất kỳ người nào, mà hãy cùng
nhau đứng dậy bảo vệ vùng biển, đảo thân yêu.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
* Thuận lợi:
5


Trường THCS Dân tộc Nội trú thuộc diện trường chuyên biệt có điều kiện
tốt về cơ sở vật chất, các điều kiện phục vụ giảng dạy học tập.
Học sinh được xét tuyển là những học sinh có học lực, hạnh kiểm tiểu học
tốt nhất trên địa bàn các xã.

Và những năm gần đây, chủ quyền biển - đảo là vấn đề thời sự "nóng" của
cả thế giới, trong đó có Việt Nam. Tất cả mọi người dân Việt Nam: Từ miền
xuôi cho đến miền ngược, từ nông dân, công nhân, đến đội ngũ tri thức... đều ra
sức chung tay xây dựng bảo vệ chủ quyền biển đảo thân yêu.
Các em học sinh đều có tính tích cực trong học tập, đoàn kết, chia sẻ,
bởi vậy khi định hướng tìm hiểu về biển đảo các em đều hứng thú và thực hiện
rất tốt.
Sở giáo dục và đào tạo Thanh Hóa tiếp tục gửi công văn số
1704/SGDĐT-TrH ngày 29/8/2016 tiếp tục thực hiện tích hợp giáo dục đạo đức,
học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; giáo dục pháp luật; giáo
dục phòng chống tham nhũng; chú trọng tuyên truyền, giáo dục chủ quyền quốc
gia về biên giới, biển đảo...
Phòng giáo dục Lang Chánh tiếp tục gửi công văn số 439/PGDĐT - v/v
hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ GDTrH năm học 2016-2017 về các trường yêu
cầu các trường lồng ghép kiến thức biển đảo vào công tác giảng dạy, tổ chức các
hoạt động hướng về biển đảo.
Ban giám hiệu nhà trường đã triển khai công văn của Phòng Giáo dục đào
tạo huyện Lang Chánh về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 20162017. Và đều nhận thấy rằng: việc lồng ghép kiến thức về biển đảo cho HS vào
các môn học GDCD là vô cùng quan trọng nên đã chỉ đạo giáo viên thực hiện.
Tài liệu về biển đảo đã được in ấn, đã có rất nhiều người sẵn sàng tặng
lại nhà nước ta những tấm bản đồ cũ khẳng định ranh giới trên biển. Các phương
tiện truyền thông tuyên truyền đắc lực cho biển đảo.
* Khó khăn:
Sự phối hợp giáo dục học sinh giữa nhà trường với phụ huynh còn chưa
được liên tục, thường xuyên và chưa hiệu quả. Nguyên nhân chính là nơi cư trú
của phụ huynh rải khắp trên địa bàn toàn huyện giao thông khó khăn.
Một bộ phận các em học sinh chưa bao giờ được đến với biển, được tự
mình quan sát về biển đảo mà chỉ biết qua đài, báo, tivi, Internet, tranh, ảnh, các
tác phẩm thơ văn... nên các em hình dung về biển đảo còn mơ hồ.
Một số học sinh ngại tìm hiểu, không hăng say tham gia vào các hoạt

động tập thể. Tài liệu về biển đảo còn rất hạn chế.
2.3. Giải pháp để giải quyết vấn đề
Để nâng cao tình yêu quê hương đất nước cho cho học sinh thông qua
lồng ghép kiến thức biển đảo vào giảng dạy môn GDCD ở trường THCS Dân
tộc Nội trú Lang Chánh, bản thân tôi thực hiện như sau:
2.3.1. Nguyên tắc lồng ghép:
Để lồng ghép một phần nào đó kiến thức biển đảo trong giảng dạy môn học
này, đòi hỏi mỗi giáo viên phải nhạy bén, linh hoạt, tích cực và sáng tạo:
6


Trước hết giáo viên phải hiểu, nắm bắt thật rõ và đầy đủ nội dung kiến thức
về biển đảo Việt Nam thông qua tài liệu về biển đảo, qua môn Địa lý, Lịch sử...
Chọn lọc những đơn vị kiến thức cần cung cấp cho học sinh trong các tiết dạy
sao cho phù hợp.
Giáo viên cần xác định đúng nội dung, yêu cầu đặt ra đối với việc giáo dục
tình yêu biển hải đảo cho học sinh.
Nội dung lồng ghép cần đảm bảo: Tính mục tiêu, tính khoa học và tính phát
triển. Nội dung phải góp phần giáo dục học sinh tình yêu quê hương, đất nước,
lòng tự hào và ý thức bảo vệ, giữ gìn biển đảo quê hương Việt Nam.
Xây dựng bài giảng theo hướng lồng ghép nhẹ nhàng, hợp lý trong các chủ
đề, các hoạt động, không gây quá tải, nặng nề trong thực hiện chương trình giáo
dục THCS.
Ngoài ra, nội dung giáo dục nên mở rộng theo hướng đồng tâm, phát triển
từ gần đến xa, từ đơn giản đến phức tạp, gắn với thực tiễn .
2.3.2. Hình thức lồng ghép:
Lồng ghép trong Tiết học hình thành kiến thức: Có thể cho vào phần dẫn
dắt vào bài, Trong phần rút ra bài học, trong phần tổng kết bài ...
Lồng ghép trong các tiết dạy học thực hành ngoại khóa các vấn đề của địa
phương và các nội dung đã học.

2.3.3. Địa chỉ lồng ghép:
TT Lớp
Tiết theo
Tên bài
Địa chỉ lồng ghép
1

7

PPCT
Tiết 23, 24

Bảo vệ môi

- Khi dạy dạy bài: "Bảo vệ

trường và tài

môi trường và Tài nguyên

nguyên thiên

thiên nhiên" GV có thể lồng

nhiên

ghép hỏi học sinh về nguồn
tài nguyên thiên nhiên biển
của Việt Nam. Hỏi HS về tình
hình biển đông. Hỏi học sinh

về thái độ của Trung Quốc ở
biển đông và động thái của
Việt Nam ta. Từ đó, liên hệ
cho học sinh thấy được nguồn
tài nguyên biển vô cùng quan
trọng đối với đời sống của
chúng ta. Cần bảo vệ giữ gìn.
7


Cần lên án phê phán những
hành vi xâm lấn như sự xâm
phạm của Trung Quốc. Qua
đó nêu cao tinh thần yêu biển
đảo, yêu quê hương đất nước
2

7

Tiết 29; 30

Nhà Nước Cộng

cho các em.
* Khi dạy bài "Nhà Nước

Hòa xã hội chủ

Cộng Hòa xã hội chủ nghĩa


nghĩa Việt Nam

Việt Nam", giáo viên có thể
lồng ghép vào:
- Phần giới thiệu bài: GV Giới
thiệu cho học sinh vị trí địa lý
của Việt Nam: gồm phần đất
liền, phần biển và vùng trời
bao phủ lên phần đất liền và
phần biển của Việt Nam Chiếu bản đồ Việt Nam.
- Liên hệ cuối tiết 1: Thái độ
của Nhà nước Việt Nam ta
như thế nào trước sự xâm lấn
của Trung Quốc? Em cần phải
làm gì để bảo vệ chủ quyền

3

9

Tiết 5

4

9

Tiết 6

toàn vẹn lãnh thổ?
Bảo vệ hòa bình * Khi dạy bài "Bảo vệ hòa

bình", giáo viên nên lồng
ghép ở phần:
- Liên hệ cuối bài học:
? Bản thân em sẽ có hành
động gì trước thái độ, hành
động ngang ngược của Trung
Quốc ở vùng biển Việt Nam.
Tình hữu nghị * Khi dạy bài: "Tình hữu nghị
8


5

9

Tiết 7,8

6

9

Tiết 30

giữa các dân tộc giữa các dân tộc trên thế
trên thế giới
giới", giáo viên có thể lồng
ghép:
- Liên hệ phần cuối bài:
? Qua những hành động
ngang ngược của Trung Quốc

như: Trung Quốc cho Xây đảo
nhân tạo trên biển đông, cho
tàu thuyền vào vùng đặc
quyền kinh tế Việt Nam..., là
một công dân, một học sinh
em cần phải làm gì?
Việc làm đó có phải thể hiện
tình hữu nghị giữa các dân tộc
trên thế giới hay không?
- HS trình bày quan điểm cá
nhân
Hợp tác cùng * Khi dạy bài: "Hợp tác cùng
phát triển
phát triển" giáo viên sau khi
nêu được nguyên tắc hợp tác
quốc tế của Đảng và Nhà
nước ta. Sẽ liên hệ hỏi HS
tình hình, thái độ của Trung
Quốc hiện nay trên biển Đông
có phải là tôn trọng hợp tác
cùng phát triển hay không?
Trước những hành động thái
quá của Trung Quốc chúng ta
cần làm gì để thể hiện lòng
yêu nước?
Nghĩa vụ bảo vệ * Khi dạy bài: Nghĩa vụ bảo
Tổ quốc
vệ tổ quốc-GV có thể lồng
ghép vào:
- Phần dẫn dắt vào bài:

+ GV chiếu bản đồ lãnh thổ
Việt Nam, giới thiệu cho học
sinh thấy được lãnh thổ Việt
9


7

6,7,8, - Lớp 6: HKI:
9
Tiết16; HKII:
Tiết 32, 33
- Lớp 7: HKI:
Tiết 15, 16;
HKII: Tiết 33

Thực hành ngoại
khóa các vấn đề
của địa phương
và các nội dung
đã học

Nam được thế giới ghi nhận
trên bản đồ.
+ GV chiếu bản đồ có từ thời
nhà Thanh của Trung Quốc để
học sinh thấy rằng hai quần
đảo Hoàng Sa và Trường Sa
không phải là của Trung
Quốc.

? Vậy trước những động thái
không tốt của Trung Quốc ở
biển đông em thấy mỗi công
dân Việt Nam cần phải làm
gì?
HS trả lời: Cần phải bảo vệ
chủ quyền biển đảo thiêng
liêng của tổ quốc.
GV dẫn dắt vào bài: Bảo vệ
biển đảo cũng chính là bảo vệ
tổ quốc. Vậy thế nào là bảo vệ
tổ quốc bài học hôm nay, cô
trò chúng ta sẽ cùng tìm hiểu.
- Phần cuối tiết 1 (Tiết 29
PPCT): Cuối tiết học GV kể
cho học sinh nghe về sự hy
sinh anh dũng của những
người chiến sĩ ở trên đảo Gạc
Ma. Để học sinh thấy được
nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc, bảo
vệ vùng biển thân yêu là trách
nhiệm của mỗi công dân Việt
Nam.
* Khi dạy các tiết thực hành
ngoại khóa khối 6,7,8,9:
- Gv có thể tự lựa chọn tiết
học phù hợp để lồng ghép
giáo dục tình yêu biển, đảo
cho học sinh.
10



- Lớp 8:
HKII: Tiết 32,
33
- Lớp 9:
HKII: Tiết 33

- GV Có thể trình chiếu cho
các em thấy được vùng lãnh
hải của chúng ta bao la, rộng
lớn như thế nào. Có thể cho
các em thấy những hình ảnh,
những thước phim tư liệu về
sự xâm lấn của Trung Quốc
đối với Việt Nam trong năm
2014 khi đưa ra khoan HD
981 vào vùng đặc quyền kinh
tế Việt Nam và động thái của
chúng ta; Đồng thời khẳng
định chủ quyền không thể
tranh cãi của Việt Nam đối
với 2 quần đảo Hoàng Sa và
Trường Sa cũng như vùng
lãnh hải của ta theo Công ước
quốc tế về Luật Biển.
- Nhắc nhở, phát huy truyền
thống chống giặc giữ nước
của nhân dân ta trong lịch sử;
đồng thời lên án hành động

ngang ngược, bất chấp đạo lý,
luật pháp quốc tế của Trung
Quốc. Nhằm khơi gợi, động
viên tinh thần yêu nước, ý
thức nghĩa vụ và quyết tâm
sẵn sàng bảo vệ Tổ quốc.

2.3.4. Ví dụ minh họa:
* Lồng ghép trong một tiết dạy cụ thể trên lớp: GDCD 9
Tiết 29
NGHĨA VỤ BẢO VỆ TỔ QUỐC
I. MỤC TIÊU:
Sau bài học, học sinh cần đạt được:
1. Về kiến thức:
- Hiểu được thế nào là bảo vệ Tổ quốc và nội dung nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.
- Nêu được một số quy định trong Hiến pháp 1992 và Luật Nghĩa vụ quân
sự (Sửa đổi năm 2005) về nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc.
11


2. Kĩ năng:
- Tham gia các hoạt động bảo vệ trật tự an ninh ở trường học và nơi cư
trú.
- Tuyên truyền vận động mọi người trong gia đình thực hiện nghĩa vụ
bảo vệ tổ quốc.
3. Thái độ:
- Đồng tình ủng hộ những hành động, việc làm thực hiện nghĩa vụ bảo vệ
tổ quốc.
- Phê phán những hành vi trốn tránh nghĩa vụ quân sự.
4 . Định hướng năng lực

- Góp phần hình thành năng lực: Năng lực giải quyết vấn đề, giao tiếp,
năng lực sử dụng tranh ảnh, bản đồ cho học sinh.
5. Lồng ghép kiến thức biển đảo:
- Phần dẫn dắt vào bài
- Phần cuối của tiết 1.
II. CHUẨN BI CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Giáo viên
- Máy tính, máy chiếu, màn chiếu.
- Phiếu học tập
- Bản đồ Việt Nam, Bản đồ Trung Quốc thời nhà Thanh
- Sgk, chuẩn kiến thức kĩ năng, tài liệu tham khảo
2. Học sinh
- Học sinh học bài cũ, chuẩn bị bài mới: "Nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc"
III. PHƯƠNG PHÁP
- Phương pháp trực quan: Quan sát bản đồ, tranh ảnh
- Sử dụng phương pháp đối thoại, nêu vấn đề, thảo luận, tích hợp, phân
tích, nhận định...
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Khởi động
2. Ổn định lớp
3. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
4. Bài mới:
GV lồng ghép kiến thức biển đảo vào phần dẫn dắt vào bài:
- GV chiếu bản đồ lãnh thổ Việt Nam năm 1838, giới thiệu cho học sinh
thấy được lãnh thổ Việt Nam được thế giới ghi nhận trên bản đồ.
- GV chiếu bản đồ có từ thời nhà Thanh của Trung Quốc để học sinh thấy
rằng hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa không phải là của Trung Quốc. Tuy
nhiên Trung Quốc vẫn cố tình tìm đủ mọi cách để lấn chiếm, đó là những hành
động không thể chấp nhận được. Bởi vậy chúng ta phải đấu tranh: bằng đàm
phán, thương lượng và nhờ vào sự phán quyết của tòa án Quốc tế để giành lại:


12


H1: Bản đồ Việt Nam năm 1835
( />
H2: Tấm bản đồ ''Hoàng triều trực tỉnh địa dư
toàn đồ '' do chính nhà Thanh - Trung Quốc in
năm 1904, trong đó không có Hoàng Sa
,Trường Sa.
( />
- Sau khi giới thiệu để học sinh quan sát song giáo viên hỏi:
? Trước những động thái không tốt của Trung Quốc ở biển đông trong
những năm gần đây em thấy mỗi công dân Việt Nam cần phải làm gì?
HS trả lời: Cần phải bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của tổ quốc.
Vậy bảo vệ biển đảo cũng chính là bảo vệ tổ quốc. Thế nào là bảo vệ tổ
quốc bài học hôm nay, cô trò chúng ta sẽ cùng tìm hiểu.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

NỘI DUNG CẦN ĐẠT

Hoạt động 1: Cả lớp
1. Thế nào là bảo vệ tổ
Hướng dẫn HS Tìm hiểu thế nào là bảo vệ tổ quốc và nội dung nghĩa vụ
quốc và nội dung nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc?
bảo vệ Tổ quốc.
Giáo viên trình chiếu cho học sinh quan sát ảnh:
- HS quan sát ảnh SGK

H3. Chiến sĩ hải quân canh giữ đảo Trường Sa Lớn


13


H4. Dân quân nữ Nam Bộ duyệt binh tại Quảng
trường Ba Đình, Hà Nội

H5. Tuổi trẻ Đông Anh, Hà Nội thăm hỏi bà me
Việt Nam anh hùng Lê Thị Miên
- GV: Qua các bức ảnh trên em hãy cho biết:
? Em có suy nghĩ gì khi xem những bức ảnh đó ?
- Đại diện học sinh trả lời, GV nhận xét và bổ
sung:
Nhận xét: Những bức ảnh trên giúp chúng ta hiểu
được:
- Bảo vệ Tổ Quốc bao gồm cả bảo vệ vùng đất
liền, vùng biển và vùng trời.
- Trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc của mọi công dân
trong chiến tranh cũng như trong thời bình (của
thanh niên, phụ nữ và những người mẹ).
? Vậy theo em thế nào là bảo vệ Tổ quốc?
- Đại diện học sinh trả lời, GV nhận xét và chuẩn
* Bảo vệ tổ quốc:
xác kiến thức:
? Em hãy cho biết những tấm gương tiêu biểu
trong lịch sử dân tộc ta đã xả thân vì nước?
Là bảo vệ độc lập,
- Đại diện học sinh trả lời, GV nhận xét và giới
chủ quyền thống nhất và
thiệu cho học sinh những tấm gương tiêu biểu

toàn vẹn lãnh thổ của tổ
14


trong lịch sử dân tộc ta đã xả thân vì nước:
- Thời Phong Kiến:
+ Trần Bình Trọng: “Ta thà làm ma nước Nam
còn hơn làm vương đất Bắc”.
+ Nguyễn Trung trực: “Bao giờ Tây nhổ hết cỏ
nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây”
- Thời chống Pháp:
+ Phan Đình Giót “Lấy thân mình lấp lỗ châu
mai”.
- Thời chống Mĩ:
+ Nguyễn Viết Xuân “Nhằm thẳng quân thù mà
bắn”.
+ Chị Út Tịch: “Còn cái lai quần cũng đánh”.
GV chiếu hình ảnh liệt sĩ Nguyễn Văn Phương
(Lấy từ địa chỉ: />cho HS quan sát, sau đó giới thiệu cho HS hiểu:

quốc, bảo vệ chế độ xã hội
chủ nghĩa và nhà nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam.
(Theo chuẩn kiến thức kĩ
năng)

H6: Liệt sĩ Nguyễn Văn Phương (sinh năm 1968)
hy sinh trong trận hải chiến bảo vệ Trường Sa năm 1988.


H7: 27 năm trôi qua, di vật còn lại của liệt sĩ Phương là bộ quần áo hải
quân và những lá thư anh gửi về trước khi lên tàu ra đảo. Hài cốt anh vẫn
còn nằm lại Trường Sa, chưa tìm thấy.

GV dẫn dắt:
- Bảo vệ Tổ quốc là nhiệm vụ của toàn dân, toàn
xã hội, là nghĩa vụ thiêng liêng và cao quý nhất
của công dân.
Vậy bảo vệ tổ quốc bao gồm những nội dung nào.
Cô mời cả lớp tiếp tục quan sát các hình ảnh :

15


H8: Dân quân cơ động luyện tập động tác chiến thuật cá nhân
( />
H9: Thực hiện nghĩa vụ quân sự
( />
H10: Bảo Vệ an ninh trật tự
( />
H11: Thực hiện chính sách hậu phương quân đội
( />
? Em hãy cho biết các bức ảnh trên thể hiện những
nội dung gì?
HS Xác định và giáo viên tiểu kết:
- Xây dựng quốc phòng toàn dân. (H1)

* Bảo vệ Tổ quốc bao gồm:
16



- Thực hiện nghĩa vụ quân sự. (H2)
- Bảo vệ trật tự an ninh xã hội. (H3)
- Thực hiện chính sách hậu phương quân. (H4)
GV : Nội dung mà các bức ảnh trên thể hiện chính
là bảo vệ Tổ quốc. Vậy em hãy cho biết Thế nào
là bảo vệ Tổ quốc ?
- Đại diện học sinh trả lời, GV nhận xét và chuẩn
xác kiến thức.

- Xây dựng quốc phòng
toàn dân.
- Thực hiện nghĩa vụ quân
sự.
- Bảo vệ trật tự an ninh xã
hội.
- Thực hiện chính sách hậu
phương quân.
(Theo chuẩn kiến thức kĩ
năng)
* GV lồng ghép kiến thức biển đảo phần cuối tiết 1 (Tiết 29 theo PPCT)
? Em hiểu gì về đảo Gạc Ma và sự hy sinh của các chiến sĩ canh giữ nơi đây?
HS trả lời theo sự hiểu biết của mình. HS khác nhận xét, bổ sung. GV nhận xét
và bổ sung cho học sinh.
GV chiếu hình ảnh để HS quan sát, sau đó GV giới thiệu:
H12: Bản đồ Đảo Gạc Ma()

" Đá Gạc Ma cách đá Cô Lin 3,6 hải lý, cách đá Len Đao 6 hải lý giữ vị
trí quan trọng, đánh dấu đầu mút phía Tây Nam cụm đảo Sinh Tồn. Nếu để
Trung Quốc chiếm được "sẽ khống chế đường qua lại của ta trong việc tiếp tế,

bảo vệ chủ quyền quần đảo Trường Sa". Hải quân Việt Nam hạ quyết tâm đóng
giữ các bãi Gạc Ma, Cô Lin và Len Đao. Đây được xác định là nhiệm vụ khẩn
trương, nặng nề bởi phương tiện, trang bị cũ, lực lượng hạn chế.
Đầu tháng 3/1988, các tàu vận tải HQ 604, HQ 605, HQ 505 được lệnh
đưa công binh và chiến sĩ ra Trường Sa xây dựng cụm đảo chìm Gạc Ma. Sáng
14/3/1988, khi bộ đội Việt Nam đang chuyển vật liệu lên bãi đá Gạc Ma thì
quân Trung Quốc đưa tàu chiến đến ngăn cản, lính Trung Quốc xông lên bãi đá
cướp cờ, xả súng giết hại các chiến sĩ. 64 người lính hải quân Việt Nam hy sinh,
9 người khác bị bắt làm tù binh. Tàu HQ 604 neo cạnh bãi Gạc Ma, HQ 605
bảo vệ bãi Len Đao bị bắn chìm. HQ 505 bị bắn cháy phần đuôi đã lao hết tốc
lực lên bãi, trở thành cột mốc sống bảo vệ chủ quyền Cô Lin. Việt Nam giữ
được Cô Lin, Len Đao, còn Gạc Ma bị Trung Quốc chiếm trái phép từ đó."
(Theo: />

ma-nam-1988-3364758.html)
" Năm 2015, Trung Quốc ráo riết cải tạo 7 bãi đá thuộc quần đảo Trường
Sa của Việt Nam mà nước này đánh chiếm trái phép, gồm Gạc Ma, Chữ Thập,
Vành Khăn, Tư Nghĩa, Châu Viên, Subi, Ga ven. Trung Quốc không ngừng mở
rộng và xây dựng trên những thực thể này nhiều công trình như bến cảng,
đường băng. Tại bãi đá Gạc Ma có diện tích khoảng 7,2 km2, đầu năm
2014, Trung Quốc cho xây dựng một nền bê tông nhỏ với một cơ sở liên lạc,
cầu cảng và một đơn vị đồn trú. Nhưng đến nay, phần nền bê tông đã trải rộng
trên diện tích 10.000 m2. Trên bãi đá hiện có các công trình như kênh tiếp cận,
nhà máy xi măng, tháp phòng thủ, bơm khử mặn, bơm nhiên liệu, cơ sở quân sự
nhiều tầng, rađar, trạm liên lạc, bãi đáp trực thăng, cầu cảng và đê chắn sóng
gia cố." ( />" Và để tưởng nhớ tới công ơn các chiến sĩ đã hy sinh Việt Nam chúng ta đã
xây khu tưởng niệm các chiến sĩ. Theo thiết kế đã được duyệt, không gian kiến
trúc Khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma được bố cục gồm 2 phần chính. Đến nay,
tượng đài “Những người nằm lại phía chân trời” được xem là “trái tim” của
công trình. Cụm tượng giữa “Vòng tròn bất tử” có chiều cao tổng thể 15,15m,

trong đó phần bệ đài cao 1,4m, thân tượng cao 13,75m, gồm 9 hình tượng, thể
hiện tinh thần hiên ngang bất khuất của những người lính sẵn sàng xả thân để
bảo vệ độc lập, chủ quyền của Tổ quốc giữa Biển Đông. Khu tưởng niệm Chiến
sĩ Gạc Ma được xây dựng trên vùng đất rộng 2,5 ha thuộc bán đảo Cam Ranh,
tỉnh Khánh Hoà."( />
H13: Phối cảnh Khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma nhìn từ trên cao
( />
GV Chốt: Tiết học hôm nay, cô trò chúng ta đã tìm hiểu thế nào là bảo vệ tổ quốc
và nội dung nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc. Còn tìm hiểu về những qui định về luật
quân sự về nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc. Trách nhiệm của công dân, học sinh trong
việc bảo vệ tổ quốc chúng ta sẽ tìm hiểu ở tiết sau.
IV. DẶN DÒ:
- Học bài cũ
- Chuẩn bị bài mới
* Rút kinh nghiệm:
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................

18


Bên cạnh việc lồng ghép vào các tiết dạy học cụ thể thì để cung cấp kiến
thức về biển đảo qua đó nâng cao tinh thần yêu nước, chúng ta nên đưa vào các
hoạt động ngoại khóa của lớp của trường.
* Hoạt động ngoại khóa của HS Trường THCS Dân tộc Nội trú Lang Chánh:

Sau đây là một số hình ảnh hoạt động ngoại khóa hướng về biển đảo của
học sinh trường THCS Dân tộc Nội trú Lang Chánh do huyện Lang Chánh tổ
chức năm 2016:


HS trường THCS Dân tộc nội trú và HS tiểu học trên địa bàn trên đường đến tham quan buổi
truyền thông giới thiệu về biển đảo Việt Nam tại hội trường UBND thị trấn Lang Chánh

HS Trường THCS Dân tộc Nội trú Lang
Chánh, tại UBND thị trấn Lang Chánh:
Nơi trưng bày các hình ảnh truyền
thông về biển đảo do Sở văn hóa thông
tin và du lịch kết hợp với Huyện Lang
Chánh tổ chức.

HS trường THCS Dân tộc Nội trú
Lang Chánh đang xem trưng bày tranh,
ảnh về chủ quyền biển đảo

Thầy, trò Trường THCS DTNT Lang Chánh
đang chú ý lắng nghe hướng dẫn viên giới thiệu
về biển đảo quê hương.

Các em học sinh xếp hình bản đồ Việt Nam thể
hiện tình yêu biển đảo, yêu quê hương đất nước.

19


2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản
thân, đồng nghiệp và nhà trường trong năm học 2015 - 2016
Trong quá trình giảng dạy, bản thân tôi khi thực hiện lồng ghép kiến thức
biển đảo vào trong tiết dạy với các khối lớp 6,7,8,9 và đã đạt được những kết
quả như sau:
Đã cho học sinh nhận thức và hiểu rằng hai quần đảo Hoàng Sa và Trường

Sa là của Việt Nam ta, Trung Quốc không có quyền được xâm chiếm.
Đã tuyên truyền và giáo dục tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, nâng
cao ý thức đấu tranh, bảo vệ, gìn giữ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ
quốc cho học sinh, những chủ nhân tương lai của đất nước Việt Nam; góp phần
bảo vệ, gìn giữ môi trường hòa bình, hợp tác và phát triển.
Nâng cao tinh thần cảnh giác cách mạng cho học sinh; không để bị các thế
lực thù địch trong và ngoài nước lợi dụng về vấn đề tranh chấp trên biển Đông,
chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa để làm
mất ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
Kết quả cụ thể:
Sau đây, là kết quả mà tôi đã khảo sát trước và sau khi áp dụng việc lồng
ghép kiến thức vào giảng dạy môn học GDCD 6,7,8,9 tại trường THCS Dân tộc
nội trú Lang Chánh:
Trước khi áp dụng:
Sau khi áp dụng:
Thời gian
nghiên cứu
Sĩ
Khối
và áp dụng
số
Thích
Rất thích
Thích
Rất thích
SL
%
SL
%
SL

%
SL
% Từ tháng
9/2016 đến
6
60
25 41,7 35 58,3 10 16,7 50 83,3
tháng 4/2017
Từ tháng
7
63
27 42,8 36 57,2 17 26,9 46 73,1 9/2016 đến
tháng 4/2017
Từ tháng
8
61
21 34,4 40 65,6 11 18,0 50 82,0 9/2016 đến
tháng 4/2017
Từ tháng
9
60
25 41,7 35 58,3 13 21,6 47 78,4 9/2016 đến
tháng 4/2017
Qua bảng điều tra trên, chúng ta nhận thấy rằng lồng ghép kiến thức biển
đảo để nâng cao tinh thần yêu nước cho học sinh trường THCS Dân tộc Nội trú
Lang Chánh đạt được kết quả rất tốt. Chứng tỏ rằng biển, đảo có một vị trí rất
quan trọng đối với các em. Để các em thêm yêu quý quê hương, đất nước mình
hơn.
3. Kết luận, kiến nghị
3.1. Kết luận

Trong chương trình giáo dục phổ thông, nội dung kiến thức về biển, đảo
còn “mỏng”. Vì vậy giáo viên cần chủ động lồng ghép, sưu tầm tư liệu, tích hợp
20


nội dung giáo dục chủ quyền biển, đảo vào từng tiết dạy, với những hình ảnh
minh họa sinh động để bài giảng hấp dẫn hơn. Tạo cảm giác hứng thú cho học
sinh, khơi dậy tình yêu quê hương đất nước ở mọi lúc, mọi nơi.
Đặc biệt, phải thường xuyên giới thiệu cho học sinh những thông tin về
hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, biên giới chủ quyền cũng như tình hình
kinh tế - chính trị - xã hội, cuộc sống của quân và dân trên đảo giúp học sinh
phát huy tính tích cực, tính tự giác; có hứng thú tìm tòi, kiến thức về biển đảo.
Từ đó, nâng cao tình yêu biển đảo, tình yêu quê hương đất nước.
3.2. Kiến nghị.
Cần tổ chức các hoạt động ngoại khóa hướng về biển, đảo như: Thi đố vui
để học; thi văn nghệ hát về biển, đảo; thi vẽ tranh chủ đề biển, đảo; thi tìm hiểu
kiến thức về biển, đảo theo hình thức thi viết hoặc thi kể chuyện; thi hùng biện
về chủ đề biển, đảo... nhằm tuyên truyền, giáo dục tình yêu biển, đảo cho học
sinh.Trang bị thêm tài liệu cho các trường...
Trên đây là một số kinh nghiệm bản thân tôi đã thực hiện trong quá trình
giảng dạy. Vậy thông qua bài viết này tôi muôn trao đổi, sẻ chia với các bạn
đồng nghiệp những suy nghĩ, cách thức thực hiện của tôi về "Lồng ghép kiến
thức biển đảo vào dạy học GDCD Trung học cơ sở, để nâng cao tình yêu quê
hương đất nước cho học sinh Trường THCS Dân tộc Nội trú Lang Chánh". Tôi
rất mong nhận được sự góp ý của Ban giám hiệu, của đồng nghiệp cho bài viết
này ngày càng hoàn thiện hơn và có thể được ứng dụng rộng rãi hơn nữa. Tôi
xin chân thành cảm ơn.
Lang Chánh, ngày 28 tháng 03 năm 2017
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ


Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
không sao chép nội dung của người khác.

Người viết

Lương Thị Lệ

21


TÀI LIỆU THAM KHẢO
* Tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng.
* Sách giáo khoa
* Trên mạng Internet
CÁC NỘI DUNG SỬ DUNG TỪ NGUỒN THÔNG TIN ITRENET

H1: Bản đồ Việt Nam năm 1835
( />
H2: Tấm bản đồ ''Hoàng triều trực tỉnh địa dư
toàn đồ '' do chính nhà Thanh - Trung Quốc in
năm 1904, trong đó không có Hoàng Sa
,Trường Sa.
( />
Hình ảnh lấy từ SGK

H3. Chiến sĩ hải quân canh giữ đảo
Trường Sa Lớn

H4. Dân quân nữ Nam Bộ duyệt binh
tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội


22


H5. Tuổi trẻ Đông Anh, Hà Nội
thăm hỏi bà me Việt Nam anh hùng
Lê Thị Miên
GV chiếu hình ảnh liệt sĩ Nguyễn Văn Phương (Lấy từ địa chỉ:
/>
H6: Liệt sĩ Nguyễn Văn Phương (sinh năm 1968)
hy sinh trong trận hải chiến bảo vệ Trường Sa năm 1988.

H7: 27 năm trôi qua, di vật còn lại của liệt sĩ Phương là bộ quần áo hải quân và những lá thư anh gửi về trước khi lên
tàu ra đảo. Hài cốt anh vẫn còn nằm lại Trường Sa, chưa tìm thấy.

H8: Dân quân cơ động luyện tập động tác chiến thuật cá nhân
( />
23


H9: Thực hiện nghĩa vụ quân sự
( />
H10: Bảo Vệ an ninh trật tự
( />
H11: Thực hiện chính sách hậu phương quân đội
( />
GV chiếu hình ảnh để HS quan sát, sau đó GV giới thiệu:
H12: Bản đồ Đảo Gạc Ma ()

" Đá Gạc Ma cách đá Cô Lin 3,6 hải lý, cách đá Len Đao 6 hải lý giữ vị

trí quan trọng, đánh dấu đầu mút phía Tây Nam cụm đảo Sinh Tồn. Nếu để
24


Trung Quốc chiếm được "sẽ khống chế đường qua lại của ta trong việc tiếp tế,
bảo vệ chủ quyền quần đảo Trường Sa". Hải quân Việt Nam hạ quyết tâm đóng
giữ các bãi Gạc Ma, Cô Lin và Len Đao. Đây được xác định là nhiệm vụ khẩn
trương, nặng nề bởi phương tiện, trang bị cũ, lực lượng hạn chế.
Đầu tháng 3/1988, các tàu vận tải HQ 604, HQ 605, HQ 505 được lệnh
đưa công binh và chiến sĩ ra Trường Sa xây dựng cụm đảo chìm Gạc Ma. Sáng
14/3/1988, khi bộ đội Việt Nam đang chuyển vật liệu lên bãi đá Gạc Ma thì
quân Trung Quốc đưa tàu chiến đến ngăn cản, lính Trung Quốc xông lên bãi đá
cướp cờ, xả súng giết hại các chiến sĩ. 64 người lính hải quân Việt Nam hy sinh,
9 người khác bị bắt làm tù binh. Tàu HQ 604 neo cạnh bãi Gạc Ma, HQ 605
bảo vệ bãi Len Đao bị bắn chìm. HQ 505 bị bắn cháy phần đuôi đã lao hết tốc
lực lên bãi, trở thành cột mốc sống bảo vệ chủ quyền Cô Lin. Việt Nam giữ
được Cô Lin, Len Đao, còn Gạc Ma bị Trung Quốc chiếm trái phép từ đó."
(Theo: />" Năm 2015, Trung Quốc ráo riết cải tạo 7 bãi đá thuộc quần đảo Trường
Sa của Việt Nam mà nước này đánh chiếm trái phép, gồm Gạc Ma, Chữ Thập,
Vành Khăn, Tư Nghĩa, Châu Viên, Subi, Ga ven. Trung Quốc không ngừng mở
rộng và xây dựng trên những thực thể này nhiều công trình như bến cảng,
đường băng. Tại bãi đá Gạc Ma có diện tích khoảng 7,2 km2, đầu năm
2014, Trung Quốc cho xây dựng một nền bê tông nhỏ với một cơ sở liên lạc,
cầu cảng và một đơn vị đồn trú. Nhưng đến nay, phần nền bê tông đã trải rộng
trên diện tích 10.000 m2. Trên bãi đá hiện có các công trình như kênh tiếp cận,
nhà máy xi măng, tháp phòng thủ, bơm khử mặn, bơm nhiên liệu, cơ sở quân sự
nhiều tầng, rađar, trạm liên lạc, bãi đáp trực thăng, cầu cảng và đê chắn sóng
gia cố." (Theo />" Và để tưởng nhớ tới công ơn các chiến sĩ đã hy sinh Việt Nam chúng ta đã
xây khu tưởng niệm các chiến sĩ. Theo thiết kế đã được duyệt, không gian kiến
trúc Khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma được bố cục gồm 2 phần chính. Đến nay,

tượng đài “Những người nằm lại phía chân trời” được xem là “trái tim” của
công trình. Cụm tượng giữa “Vòng tròn bất tử” có chiều cao tổng thể 15,15m,
trong đó phần bệ đài cao 1,4m, thân tượng cao 13,75m, gồm 9 hình tượng, thể
hiện tinh thần hiên ngang bất khuất của những người lính sẵn sàng xả thân để
bảo vệ độc lập, chủ quyền của Tổ quốc giữa Biển Đông. Khu tưởng niệm Chiến
sĩ Gạc Ma được xây dựng trên vùng đất rộng 2,5 ha thuộc bán đảo Cam Ranh,
tỉnh Khánh Hoà."(Theo />
25


×