Tải bản đầy đủ (.doc) (33 trang)

SKKN Một số biện pháp giáo dục tình yêu Quê hương Đất nước cho trẻ Mầm Non 56 tuổi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.93 MB, 33 trang )

Giáo dục cho trẻ tình yêu Quê hương Đất nước

ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN KRÔNG NÔ

TRƯỜNG MẦM NON HỌA MI
******************

Một số biện pháp giáo dục tình yêu
Quê hương Đất nước cho trẻ
Mầm Non 5-6 tuổi

Người thực hiện: Lữ Thị Nga
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị: Trường MN Họa Mi

ĐĂK DRÔ THÁNG 12 NĂM 2016

Lữ Thị Nga

1


Giáo dục cho trẻ tình yêu Quê hương Đất nước

MỤC LỤC
1. PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài....................................................................................trang 2
1.2. Mục đích nghiên cứu.............................................................................trang 3
1.3. Đối tượng nghiên cứu............................................................................trang 4
1.4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................trang 4
1.5. Giới hạn, phạm vi nghiên cứu ..............................................................trang 4


2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận của vấn đề........................................................................trang 5
2.2 Thực trạng của vấn đề........................................................................... trang 6
a. Thuận lợi ............................................................................................. trang 7
b.khó khăn.............................................................................................. trang 7
2.3. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề............................... trang 10
Biện pháp 1............................................................................................ trang 10
Biện pháp 2 ............................................................................................trang 13
Biện pháp3............................................................................................. trang 15
Biện pháp 4 ....................................................................………………trang 18
Biện pháp 5............................................................................................ trang 20
Biện pháp 6.............................................................................................trang 22
2.4. Kết quả đã đạt được............................................................................ trang 25
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận..............................................................................................trang 28
3.2. Kiến nghị.............................................................................................trang 28

Lữ Thị Nga

2


Giáo dục cho trẻ tình yêu Quê hương Đất nước

ĐỀ TÀI:
MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC TRẺ TÌNH YÊU QUÊ HƯƠNG
ĐẤT NƯỚC CHO TRẺ 5-6 TUỔI”
1. PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài:
Đất nước ta hiện đang là giai đoạn đặt biệt, giai đoạn đẩy mạnh công

nghiệp hóa- Hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế. Trong nền phát triển ấy,
con người có ý nghĩa vô cùng quan trọng, quyết định sự thành công, vững mạnh
của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Đất nước. Giáo dục đào tạo ngày càng có vai
trò quan trọng trong việc xây dựng một thế hệ con người Việt Nam, năng động
sáng tạo mới, đáp ứng được yêu cầu phát triển của nền kinh tế xã hội hiện nay.
Song hành với việc phát triển ấy không thể không nói đến thế hệ trẻ thơ
cần được bồi dưỡng, rèn luyện, hun đúc một tinh thần yêu nước Việt Nam mãnh
liệt. Hai tiếng Tổ quốc thiêng liêng cần được cung cấp, bồi đắp vào tâm hồn trẻ
thơ ngây bây giờ chứ không thể chờ lâu thêm nữa.
Nói đến sự phát triển, sự thay đổi của Đất nước không phải chúng ta thay
đổi hoàn toàn mọi thứ mà chúng ta cần phải gìn giữ truyền thống quý báu của
ông cha ta, là biết yêu Quê hương đất nước của mình, cái nôi đầu đời đã sinh ra
ta, giúp cho chúng ta hình thành nhân cách, lối sống và kỹ năng lao động cũng
từ cái nôi Quê hương yêu dấu, nơi chôn nhau cắt rốn này. Thông qua đó, chúng
ta luôn gìn giữ bản sắc dân tộc rồi dần dần cải tiến đổi mới dựa trên cái cũ có
sẵn.
Ngày nay, trong một số những biến đổi lớn về kinh tế hạ tầng, về học vấn
của con người được nâng cao lên thì bên cạnh đó cũng còn nhiều mảnh đời bất
hạnh, sống lang thang cơ nhở thiếu tình thương gia đình, không biết quê hương
mình ở đâu? Nhiều vụ bạo lực học đường xẩy ra thật đáng thương xót, đáng lên
án. Con người luôn chạy theo xu hướng quá mới, lai căn, để rồi lãng quên những
gì bản sắc của dân tộc ta. Thêm nữa, việc tàn phá thiên nhiên, sự kích động ý
chí, xao nhãng về thái độ đối với vạn vật cũng như mọi người xung quanh.
Lữ Thị Nga

3


Giáo dục cho trẻ tình yêu Quê hương Đất nước
Băn khoăn về những vấn đề trên nên tôi suy nghĩ tìm tòi những biện pháp

gì thiết thực nhất để đưa vào dạy trẻ và giúp cho trẻ có một tấm lòng trắc ẩn,
giúp trẻ hiểu thêm về Quê hương Đất nước con người Việt Nam, gieo vào lòng
trẻ tinh thần đoàn kết dân tộc, yêu vẻ đẹp của quê hương đất nước, có sức mạnh
kiên cường gìn giữ mãnh đất thiêng liêng của Tổ quốc Việt Nam.
Xuất phát từ vấn đề đó nên tôi quyết định chọn đề tài xây dựng“Một số
biện pháp giáo dục trẻ tình yêu Quê hương Đất nước” trong môi trường giáo
dục mầm non tại lớp tôi chủ nhiệm.
Giáo dục trẻ tình yêu quê hương đất nước là vai trò của gia đình, nhà
trường và của toàn xã hội. Thông qua việc làm này mong được mang lại làn gió
mới trong lớp học. Tuy vẫn còn đó những gì khó khăn chồng chất, bởi vì ở lớp
Mẫu giáo các bé còn quá non nớt chưa hiểu hết về Quê hương Đất nước,biển
đảo của mình, chưa hiểu hết nét văn hóa truyền thống, bản sắc của dân tộc mình
là gì? Chính vì thế mà việc đưa “Giáo dục cho trẻ tình yêu Quê hương Đất
nước”vào giảng dạy tôi đang tiến hành nguyên cứu và thực hiện.
1. 2. Mục đích nghiên cứu
- Nhằm hướng đến sự phát triển về trí tuệ cho trẻ, giáo dục cho trẻ tấm
lòng biết yêu thương mọi người, yêu vạn vật xung quanh.
- Giúp trẻ biết tên quê hương, nơi đã sinh ra mình, quê hương gần gũi trẻ
đang sinh sống cùng người thân.
- Giúp trẻ hiểu biết về vị trí địa lý của Đất nước Việt Nam, biết về danh
lam thắng cảnh, con người Việt Nam.
- Giúp trẻ biết yêu quí, gìn giữ Biển đảo Việt Nam, biết gìn giữ giá trị bản
sắc văn hóa của dân tộc Việt Nam. Hun đúc trong trái tim trẻ về hai tiếng “Tổ
quốc” thiêng liêng một Quê hương giàu đẹp.
- Mục đích sâu xa của “giáo dục trẻ tình yêu Quê hương Đất nước” là
nhằm hướng tới việc xây dựng nhân cách con người, đạo lý làm người sau này
của trẻ. Thông qua việc giáo dục này giúp trẻ nhận thức đúng đắn về giá trị đích
thực, những chuẩn mực và khuôn mẫu trong xã hội, những bổn phận, nghĩa vụ
Lữ Thị Nga


4


Giáo dục cho trẻ tình yêu Quê hương Đất nước
và quyền lợi cũng như trật tự trong mọi hoạt động từ gia đình, nhà trường, cho
đến toàn xã hội.
- Giúp trẻ hiểu biết về Vị lãnh tụ Bác Hồ kính yêu của dân tộc, các anh
hùng trong các thời kì lịch sử.
- Người lớn phải gương mẫu, luôn là tấm gương sáng cho trẻ noi theo.
1.3.Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu là Học sinh 5-6 tuổi (lớp lá 2).Trường Mầm non
Hoạ Mi Xã Đak Drô –Huyện Krông Nô –Tỉnh Đăk Nông.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
-Phương pháp dùng lời
-Phương pháp trực quan
-Phương pháp thực hành
-Phương pháp quan sát
-Phương pháp phân tích
-Phương pháp thử nghiệm.
1.5. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
Trong phạm vi trường tôi đang công tác và trong phạm vi nhiệm vụ hàng
năm, hàng tháng, hàng tuần, hàng ngày mà tôi thường xuyên phải làm. Vậy tôi
vận dụng những vấn đề đó mà bài viết này đề cập đến công tác giáo dục trẻ tình
yêu quê hương đất nước cho trẻ 5-6 tuổi , nhằm hướng cho trẻ bước đi đầu tiên
có cội nguồn, biết yêu cuộc sống này hơn .
-Địa điểm:Trường Mầm Non Họa Mi ,nơi tôi đang công tác

Lữ Thị Nga

5



Giáo dục cho trẻ tình yêu Quê hương Đất nước
2. NỘI DUNG
2.1.Cơ sở lý luận của vấn đề.
Con người, ai cũng có một Quê hương, một Tổ Quốc thiêng liêng gắn
chặt với đời mình. Nhà thơ Đỗ Trung Quân đã viết rằng:
Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một mẹ thôi
Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nỗi thành người

Hình 1: Bản đồ Việt Nam( Đồ dùng tự tạo)
Tình yêu Quê hương Đất nước rất đẹp, rất thiêng liêng như vậy ? Nhưng
tình yêu Quê hương Đất nước nghĩa là gì? và làm thế nào để yêu Quê hương Đất
nước ? Đây là những câu hỏi khó trả lời, không dễ gì giải thích được.
Tôi viết bài sáng kiến này nhằm chia sẻ những điều mà chúng ta cần tiến
hành làm ngay trong môi trường giáo dục trẻ Mầm non. Bởi trẻ mầm non khi
được giáo dục sớm về tình yêu Quê hương Đất nước thì chắc chắn sau này đối
với trẻ về một quê hương tươi đẹp, một đất nước hùng vĩ sẽ in lại nhiều dấu ấn
mà không thể nào trẻ quên được. Chúng ta giúp trẻ hiểu một cách giản dị rằng,
Lữ Thị Nga

6


Giáo dục cho trẻ tình yêu Quê hương Đất nước
yêu Quê hương Đất nước có nghĩa là yêu những gì thuộc về Tổ quốc. Để có lòng
yêu nước trước hết chúng ta phải dạy trẻ những chùm thơ, những mẫu chuyện,
những lời ru tiếng hát hay về quê hương đất nước con người Việt Nam. Cho trẻ

làm quen, tìm hiểu về danh lam thắng cảnh, lịch sử hào hùng vẻ vang của dân
tộc, trẻ phải biết ơn cha ông ta, các vị anh hùng của dân tộc, các anh bội đội
ngày đêm canh giữ biển đão biên cương của Tổ quốc.
Đi song song với những việc trên thì chúng ta dạy trẻ rằng, yêu nước cũng
có nghĩa là yêu hàng xóm, láng giềng của mình, yêu vùng quê mà trẻ đang sinh
sống, vì đó là một phần của Đất nước. Chúng ta luôn dạy trẻ rằng sau này lớn
lên các con sẽ được đi khắp các vùng miền đất nước, Bắc – Trung - Nam các con
sẽ hiểu thêm về đồng bào mình, dân tộc mình...
Giáo dục trẻ học cách yêu quê hương đất nước của mình luôn gắn với các
câu khẩu hiệu «Trẻ em là chủ nhân tương lai của đất nước» «Trẻ em hôm nay
thế giới ngày mai» và gắn chặt với các phong trào“Xây dựng trường học thân
thiện, học sinh tích cực”trong mỗi trường học...
Chính từ những khẩu hiệu, chương trình kế hoạch trên đã không ngừng
thúc đẩy việc đưa chuyên đề giáo dục trẻ « tình yêu Quê hương Đất nước »vào
chương trình giảng dạy, vào môi trường giáo dục mầm non trong trường tôi như
hiện nay.
2.2 Thực trạng của vấn đề :
Đặc điểm tình hình ở trường:
-Trường Mầm Non Hoạ Mi được thành lập vào tháng 10/2015,được tách ra
từ trường tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai.Tuy là trường được thành lập cách
đây được 11 năm nhưng có rất nhiều Thành tích cao của huyện của tỉnh và đã 3
lần nhận được lá cờ đầu của tỉnh .Trường ngày càng có nhiều khởi sắc . “Năm
2011 được công nhận trường Chuẩn Quốc gia mức độ I;” “Tháng 7 năm 2014
được công nhận trường Chuẩn Quốc gia mức độ II”.Đặc biệt năm học 20142015 Trường Mầm Non Họa Mi được Chủ Tịch nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam tặng cờ và danh hiệu: “Đơn vị xuất sắc trong phong trào thi đua” Để
có được ngôi trường như ngày hôm nay chính là nhờ sự quan tâm của các cấp
Lữ Thị Nga

7



Giáo dục cho trẻ tình yêu Quê hương Đất nước
Uỷ Đảng ,các ban ngành lãnh đạo huyện, xã nhà,sự chỉ đạo sát sao của phòng
Giáo Dục,Ban giám hiệu nhà trường,Sự tin yêu của các bật phụ huynh.Bên cạnh
đó tập thể giáo viên,nhân viên nhiệt tình năng động sáng tạo ,yêu nghề mến trẻ.
a.Thuận lợi :
Năm học 2015-2016 tôi được phân công chủ nhiệm lớp lá 2 có sỉ số 36nữ 19 -DT 3 –Nữ DT2Đa số học sinh ở lớp tôi đều khỏe mạnh , thông minh và nhanh nhẹn nên việc
chăm sóc dạy dỗ có nhiều thuận lợi, các cháu đi học đều vệ sinh sạch sẽ. Nhiều
phụ huynh quan tâm nên việc truyền thụ kiến thức cho học sinh có nhiều tiến bộ,
trường lớp được xây cố định khang trang sạch đẹp, nhà trường và cấp trên tạo
điều kiện mua sắm cơ sở vật chất,đồ dùng, đồ chơi cho các cháu đầy đủ.
Bản thân luôn sưu tầm tranh ảnh về Quê hương đất nước ,thông qua công
nghệ thông tin trình chiếu cho trẻ xem về những nơi mà trẻ chưa được đến, chưa
được tìm hiểu và khám phá.
Tôi luôn phối hợp chặt chẽ với giáo viên dạy chung lớp và có sự thống nhất
cao trong việc tiến hành thực hiện nhiệm vụ,trong công tác chăm sóc và giáo
dục trẻ ,giáo viên luôn tâm huyết với nghề, có phẩm chất đạo đức tốt.
Trình độ chuyên môn của 2 giáo viên đứng lớp đạt trên chuẩn ,có tay nghề
lâu năm.
b. Khó khăn:
- Đời sống của nhân dân còn nhiều khó khăn, đa số làm nghề nông nên
việc phối hợp với nhà trường trong việc chăm sóc nuôi dạy trẻ còn hạn chế.
-Đa số các cháu ít được bố mẹ đưa đi chơi ,thăm quan du lịch ở những nơi
khác nên cháu rất thiệt thòi về sự am hiểu về quê hương đất nước của mình.
- Một số phụ huynh chưa thật sự quan tâm đến việc giáo dục tình yêu quê
hương đất nước cho con em mình .Đồng thời lại chiều chuộng , Không cho trẻ
xem hay khám phá những cảnh đẹp về quê hương đất nước mà cho trẻ xem
những loại phim hoạt hình trên ti vi hoặc trên điện thoại . Do vậy việc giáo dục
tình yêu quê hương đất nước cho trẻ ở trường mầm non gặp rất nhiều hạn chế.
Lữ Thị Nga


8


Giáo dục cho trẻ tình yêu Quê hương Đất nước
-Điều kiện trường lớp với việc áp dụng tổ chức cho trẻ thực hành trải nghiệm
đi tham quan các cuộc triển lãm, khám phá các danh lam thắng cảnh, di tích lịch
sử ở địa phương chưa thực hiện được.
Các nguyên nhân, yếu tố tác động .
- Do sự phát triển nền văn hóa tri thức của nước ta, do nhu cầu thực tế từ việc
chăm sóc giáo dục trẻ trong toàn ngành nói chung và trường chúng tôi nói riêng
muốn cho một thế hệ tương lai tươi sáng có đủ trình độ tri thức, phẩm chất đạo
đức, có tinh thần đoàn kết, yêu quê hương đất nước Việt Nam thì bắt đầu từ bậc
học Mầm non chúng ta cần phải quan tâm, đầu tư, tạo mọi điều kiện để giúp trẻ
phát triển một cách toàn diện. Như Bác Hồ chúng ta đã nói “ Vì lợi ích mười
năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”. Cả một thế hệ tương lai đang
cần chúng ta. Thì tại sao chúng ta không cố gắng làm tốt ?
- Xuất phát từ những nguyên nhân trên nên tôi không thể dừng lại ở một chỗ
mà lúc nào cũng tìm tòi những cái mới, những kinh nghiệm để áp dụng vào thực
tiễn trong công việc nuôi dạy trẻ của mình nhằm đưa giáo dục cháu , có tinh
thần trách nhiệm có tình yêu đối với quê hương đất nước .
Mục tiêu của giải pháp :“ Một số biện pháp giáo dục trẻ tình yêu quê
hương đất nước đối với trẻ mầm non 5-6 tuổi ”.
Ngay từ ngày đầu tiên đến trường, các bé được cô giáo dạy lòng yêu
nước, niềm tự hào dân tộc, sự hiếu thuận với ông bà cha mẹ và lòng kính yêu
Bác Hồ vĩ đại.
Chúng ta cần phải xây dựng cho trẻ một niềm tin, niềm tự hào về con
người Việt Nam. Giaó dục trẻ mọi thứ cần thiết nhằm trang bị những kiến thức
sau này cho trẻ. Biết trân trọng cuộc sống hôm nay, nhớ ơn những người đã có
công lớn lao với đất nước, vậy các cháu cần phải cố gắng học tập, rèn luyện sao

cho xứng đáng với công lao của bố mẹ, cô giáo xứng đáng là người con ngoan
của gia đình và người trò giỏi của nhà trường, biết vui vẻ hòa nhã với xóm làng
và xứng đáng là người con của Đất nước Việt Nam.
Giaó dục trẻ tình yêu Quê hương Đất nước bằng những hành động nhỏ,
trẻ biết yêu quí mọi người xung quanh, mở rộng trái tim mình chia sẻ với những
Lữ Thị Nga

9


Giáo dục cho trẻ tình yêu Quê hương Đất nước
người tàn tật, những người nghèo khó. Như chúng ta đã từng nghe lời dạy của
Bác rằng « Biết nhường cơm xẻ áo », giúp trẻ có một thái độ cảm thông làm
cho cuộc sống ngày càng tươi đẹp hơn.
Để thực hiện tốt mục tiêu giáo dục bậc học Mầm non cần phải đảm bảo
cho trẻ về các kỹ năng: Lễ giáo, vệ sinh văn minh, biết một số hoạt động lao
động và hiểu biết về các môn học: Khám phá khoa học, thể dục kỹ năng, hoạt
động tạo hình, làm quen với toán, làm quen chữ cái, phát triển ngôn ngữ, giáo
dục âm nhạc và các hoạt động vui chơi khác…
Nhiệm vụ của bản thân là đưa chất lượng chăm sóc và giáo dục lên hàng
đầu nhằm đảm bảo chất lượng nội dung giáo dục toàn diện, xây dựng kế hoạch
việc cải tiến phương pháp giảng dạy phù hợp với từng lĩnh vực ,phù hợp với chủ
đề và phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi mầm non, tiếp thu các chương trình tập
huấn chuyên môn chuyên đề, các bài học Nghị quyết từ Trung ương đến địa
phương về Biển đảo, con người Việt Nam đến với lớp học mình chủ nhiệm
Mục tiêu của việc đưa chương trình giáo dục trẻ tình yêu Quê hương Đất
nước vào giảng dạy đòi hỏi phải có sự đầu tư về nâng cao trình độ năng lực
chuyên môn của giáo viên, đòi hỏi giáo viên phải hiểu biết lịch sử, phải có phẩm
chất đạo đức tốt. phải trang bị cơ sở vật chất như: đồ chơi trẻ em ngoài trời,
trong lớp, bố trí lớp học rộng rãi thoáng mát, có ti vi, máy tính… Bên cạnh

những việc trên giáo viên còn phải xây dựng kế hoạch đưa chương trình vào
các chủ đề giảng dạy trẻ. Có kiểm tra đánh giá sát sao đến từng trẻ mới thấy
được chất lượng sẽ như thế nào? cần phải rút ra những kinh nghiệm gì?
Vì vậy tôi đã kiểm tra,khảo sát thực trạng đầu năm 36 trẻ của lớp lá 2trường Mầm Non Họa Mi , kết quả đạt được như sau:
Stt Nội dung
Kết quả đạt
Kết quả chưa
được
đạt
Số
Tỉ lệ % Số
Tỉ lệ
lượng
lượng
%
1
Kỷ năng nhận biết tên gọi, vị trí của
1 số di tích lịch sử ,danh lam thắng
15
42 %
21
58%
cảnh, vùng miền của tổ quốc
2
Kỷ năng diễn đạt mạch lạc rõ ràng,
12
33%
24
hiểu biết về về thế giới tự nhiên và
67%

Lữ Thị Nga

10


Giáo dục cho trẻ tình yêu Quê hương Đất nước
3
4

6

cộng đồng quanh trẻ.
Kỷ năng khám phá và ham hiểu biết
của trẻ
Có ý thức bảo vệ môi trường biển

14

38%

22

đảo,nơi công cộng và Môi trường

12

33%

24


15

42%

21

xung quanh trẻ.
Kỷ năng cảm nhận tình yêu Quê
hương đất nước

62%

67%
58%

2.3 . Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề.
Biện Pháp 1: Giáo dục trẻ tình yêu quê hương làng xóm, Nơi trẻ đang
sinh sống là Krông Nô yêu thương và vẻ đẹp hùng vĩ của núi rừng Tây
Nguyên Đăk Nông.
Nhà thơ Đỗ Trung Quân đã viết:
Quê hương là gì hở mẹ ?
Mà cô giáo dạy phải yêu
Quê hương là gì hở mẹ ?
Ai đi xa cũng nhớ nhiều...

Hình 2: Trung Tâm Thị Trấn Huyện Krông Nô

Lữ Thị Nga

11



Giáo dục cho trẻ tình yêu Quê hương Đất nước
Đối với các bé, giáo dục tình yêu Quê hương không có gì xa lạ trừu tượng
mà nó chính là cái gần gũi nhất. Quê hương bắt nguồn từ cái nhỏ bé không lộng
lẫy nhưng chứa đựng tình cảm dạt dào không thể thay thế được đó là bầu sữa
mẹ, sự âu yếm của mẹ, những lời nói thân thương của những người thân yêu
trong gia đình trẻ. Chúng ta biết rằng : Tương lai của trẻ là trách nhiệm chung
của mọi người, mọi nhà. Trên hết vai trò gia đình là rất quan trọng, không gì an
toàn và hiệu quả hơn việc gia đình làm vòng tay yêu thương che chở cho trẻ
tránh xa những tác động tiêu cực ngoài xã hội. Gia đình nơi vun đắp những ước
mơ giúp trẻ trở thành người có ích trong tương lai. Gia đình là điểm tựa của mỗi
trẻ thơ. Mỗi người ai cũng có một gia đình và mỗi khi nhắc đến hai tiếng Gia
đình lòng ta gợi lên bao cảm xúc yêu thương trìu mến. Bởi lẽ, gia đình nâng
bước trẻ thơ trưởng thành. Gia đình, đó là những viên gạch xây nên tòa lâu đài
cho xã hội và là chỗ dựa về tinh thần, về vật chất cho mỗi thành viên, là tổ ấm
nơi các em bé được chăm sóc nuôi dưỡng lớn khôn.
- Gia đình cần cung cấp sớm cho trẻ những hiểu biết, những kỹ năng và
thái độ cần thiết đối với các sự vật hiện tượng của thế giới xung quanh, để trẻ
gia nhập vào đời sống xã hội.
- Thông qua Chủ đề Gia Đình ở trường Mẫu giáo, giáo dục trẻ về những
vấn đề trên thì chắc hẳn trẻ sẽ hiểu và sẽ mang những hiểu biết của mình về với
gia đình, giúp trẻ sống tốt có tinh thần thoải mái và làm những việc có ích.
- Giaó viên cần tuyên truyền đến phụ huynh về việc chăm sóc nuôi dạy trẻ
để họ nắm được tâm tư nguyện vọng trẻ, cần phải xuất phát từ tâm tư tình cảm,
nếp sống của gia đình, qua thái độ cư xử, hành vi ứng xử, việc làm...Đòi hỏi tập
thể gia đình phải là tấm gương sáng cho trẻ noi theo. Chúng ta thực hiện theo
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ của Đảng ta chỉ rõ : Gia
đình là tế bào của xã hội, là cái nôi thân yêu nuôi dưỡng cả đời người, là môi
trường quan trọng giáo dục nếp sống và hình thành nhân cách.

Trường Mẫu giáo là nơi trẻ đầu tiên đặt chân đến, một môi trường hoàn
toàn mới so với trong gia đình trẻ. Trẻ được học tập, vui chơi, sinh hoạt mang
Lữ Thị Nga

12


Giáo dục cho trẻ tình yêu Quê hương Đất nước
tính tập thể có sự hướng dẫn của cô giáo và trẻ thực hiện đồng loạt một số hoạt
động, cùng nhau thực hiện nhiệm vụ thông qua đó giúp trẻ biết đoàn kết thương
yêu giúp đỡ bạn bè, biết tôn trọng người lớn, cô giáo, biết tuân thủ những quy
định, quy tắc chung của trường, lớp. Cô giáo luôn là người gương mẫu chuẩn
mực cho trẻ noi theo.
Đối với quê hương làng xóm: Cần cho trẻ biết tên địa chỉ quê hương trẻ
đang sinh sống, thôn, xã, huyện, tỉnh. Nhằm tạo cho trẻ sự hiểu biết về quê
hương làng xóm của mình, yêu quý những người ở gần nhà, biết tên và biết
xưng hô đúng mực, lễ phép. Luôn hưởng ứng theo những lễ hội truyền thống
của địa phương, các buổi sinh hoạt mang tính tập thể, Ví dụ như : Múa lân chào
mừng tết Trung thu, tết nguyên đán, khánh thành các công trình ở địa phương ...
giúp trẻ hiểu được giá trị truyền thống của Quê hương núi rừng hùng vĩ của Tây
nguyên Đăk Nông có vị trí địa lý đẹp, điểm du lịch đẹp như : Thác Đray Sáp,
thác Gia Long, Thác 7 tầng ,hồ ESanô, Hang động núi lửa đẹp nhất Đông Nam
Á …. Di tích lịch sử xã anh hùng Nam Nung… Trẻ cần biết thêm về lễ hội chọi
trâu ,lễ hội đua voi ở Tây nguyên, lễ hội càphê... Trẻ biết yêu vẻ đẹp và tự hào
về quê hương làng xóm của mình, trẻ góp phần xây dựng quê hương sạch đẹp
bằng những việc nhỏ như : Trẻ tích cực tham gia vào các lễ hội khi nhà trường
tổ chức,Không xả rác bừa bãi nơi công cộng, không vui chơi ngoài đường giao
thông, không phá những băng rôn khẩu hiệu của địa phương...

Lữ Thị Nga


13


Giáo dục cho trẻ tình yêu Quê hương Đất nước
Biện pháp 2 : Giaó dục trẻ tình yêu, bảo vệ thiên nhiên, Biển đảo Việt Nam.

Hình 3: Đảo trường Sa -Tỉnh Khánh Hòa
Giáo dục trẻ biết yêu thiên nhiên, yêu phong cảnh, yêu biển cả thông qua
các bài học trên lớp, các hoạt động ngoại khóa. Cô giáo tập cho trẻ trồng cây tạo
cảnh quang đẹp trong môi trường lớp học, Giáo dục bảo về nguồn tài nguyên
quý giá như : động vật hoang dã, sinh vật biển,các vịnh san hô dưới biển...
Cô giáo lồng ghép giáo dục Biển đảo vào các chương trình hằng ngày dạy
trẻ. Cung cấp cho trẻ về các vùng biển của Việt Nam như : Nha Trang, Đà Nẵng,
Vũng Tàu, Hải Phòng ..., các quần đảo nổi tiếng có trong lịch sử của Việt Nam
chúng ta như : Đảo Hoàng Sa, Trường Sa, Phú Quốc, Lý Sơn...Cô giáo tìm tòi
tranh ảnh, xem cảnh qua tivi, cho trẻ được nhìn thấy, trẻ mới cảm nhận được vẻ
đẹp ấy, tạo thêm trong tâm hồn trẻ một tình yêu mạnh mẽ vẻ đẹp của Đất nước.
Trẻ biết yêu qúy và bảo vệ những danh lam thắng cảnh như Thủ đô Hà Nội,
Lăng Bác Hồ...Thông qua việc cung cấp của giáo viên trên lớp, sinh hoạt ngoại
khóa có một số trẻ đã được bố mẹ dẫn đi tham quan, về quê, đi biển, trẻ đã được
Lữ Thị Nga

14


Giáo dục cho trẻ tình yêu Quê hương Đất nước
trãi nghiệm thì tình cảm của trẻ càng dạt dào yêu quê hương hơn. Tình yêu ấy
càng thấm nhuần trong trẻ lâu hơn. Cô dạy cho trẻ luôn biết ơn các chú bộ đội
đã có nhiều công lao to lớn trong việc bảo vệ biên cương, biển đảo Việt Nam,

giữ hòa bình cho quê hương đất nước để các cháu được vui chơi học tập.

Hình 4 :Biển đông ,các quần đảo trên bản đồ Việt Nam( Đồ dùng tự tạo)
Giáo viên tạo ra nhiều chương trình hoạt động cho trẻ kết hợp giữa nghệ
thuật là làm đồ dùng đồ chơi tự tạo ,để trẻ trổ tài về biển đảo quê hương đất
nước thông qua việc cho trẻ khám phá tổ chức cho trẻ vui chơi với hình thức: thi
văn nghệ, thi hội họa, trẻ hát về biển, vẽ về biển cho trẻ thể hiện hết tình cảm
của mình với tác phẩm. Thông qua các hoạt động trên giúp các cháu hiểu, yêu và
bảo vệ tài nguyên môi trường biển đảo Việt Nam. Ngoài ra, là động lực cho trẻ
thể hiện sự hăng say, nhiệt tình tâm huyết sáng tạo của mình, Chính điều đó bản

Lữ Thị Nga

15


Giáo dục cho trẻ tình yêu Quê hương Đất nước
thân đã góp một phần bé nhỏ ươm mầm xanh cho đất nước. Qua đó để gửi gắm
tình cảm vào việc xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

Hình 5 :Cô trò trong ngày hội Tuyên truyền về giáo dục biển Hải đảo
Biện pháp 3 : Đưa trò chơi dân gian, ca dao đồng dao vào Chương
trình chăm sóc giáo dục trẻ, giúp trẻ cảm nhận về tình yêu quê hương đất
nước

Hình 6: Cô và trò chơi Trò chơi dân Gian
Đồng dao với trò chơi dân gian là một bộ phận trong kho tàng văn học
dân gian Việt Nam. Đồng dao là thơ ca dân gian truyền miệng của trẻ em Việt
Lữ Thị Nga


16


Giáo dục cho trẻ tình yêu Quê hương Đất nước
Nam. Đồng dao bao gồm những bài hát, lời hát trong các trò chơi dân gian, bài
hát ru em, các bài đồng dao gắn liền với các trò chơi dân gian. Đồng dao và trò
chơi dân gian gắn liền với nhau như tay với chân, như hình với bóng thể hiện
qua trò chơi vận động(Dung dăng dung dẻ, trồng cây chối, đánh đáo), trò chơi
học tập(Đánh chuyền, đánh ô), trò chơi mô phỏng (Đi chợ, làm nhà), trò chơi
sáng tạo (Xếp thuyền, đánh trận, chơi diều)... Đối với trẻ Mầm non trò chơi dân
gian, đồng dao giúp trẻ dễ hiểu, dễ đọc thuộc, dễ nhớ và dễ quan sát. Từ đó trẻ
có thêm nhiều kỹ năng sống, biết giao tiếp ứng xử với nhau, biết đoàn kết
thương yêu và giúp đỡ lẫn nhau. Đồng thời trò chơi dân gian và đồng dao cũng
là nét đặc trưng văn hóa của các dân tộc trên mỗi vùng miền của đất nước, trẻ
càng thêm yêu vẻ đẹp phong phú ấy và biết bảo tồn gìn giữ nét văn hóa vốn có
của dân tộc Việt Nam.
Qua trò chơi dân gian trẻ sẽ hình thành phát triển các phẩm chất về thể
lực, trí lực và tình cảm đạo đức con người.
Bản thân tôi luôn sưu tầm, lựa chọn trò chơi dân gian, đưa trò chơi dân
gian vào hoạt động học tập, vui chơi phù hợp với chủ đề và nội dung chơi cho
trẻ theo yêu cầu đổi mới giáo dục mầm non. Đặc biệt yêu cầu tích hợp trò chơi
dân gian phù hợp.
Từ thực tiễn trong giáo dục mầm non « Học mà chơi, chơi mà học ». Trò
chơi dân gian được tổ chức ở mọi lục mọi nơi như : Hoạt động ngoài trời, giáo
dục thể chất, lựa chọn trò chơi như : Kéo co, bịt mắt bắt dê, cướp cờ .Phát triển
trí tuệ, thẫm mỹ cho trẻ như : Chi chi chành chành, kéo cưa lừa xẻ,Đánh chuyền,
chồng nụ chồng hoa, ô ăn quan, bàn cờ lúa ngô, gánh lúa qua cầu...Những
nguyên vật liệu của trò chơi luôn gần gũi với trẻ, dễ kiếm dễ tìm như : Đá, sỏi,
hột hạt...Đối với một số trò chơi có lời đồng dao minh họa kết hợp như :
Bài :Chi chi chành chành,

Chi chi chành chành
cái đanh thổi lửa,
con ngựa chết chương,
ba dương ngủ đế,
Lữ Thị Nga

17


Giáo dục cho trẻ tình yêu Quê hương Đất nước
bốn dế đi tìm,
ù à ù ập…
bài :

Kéo cưa lừa xẻ,
Kéo cưa lừa xẻ
Ông thợ nào khỏe,
Thì ăn cơm vua
Ông thơ nào thua,
Về bú tí mẹ …

Qua trò chơi dân gian gây hứng thú say mê học, khi đọc diễn tả nhịp điệu các
bài đồng dao trẻ rất thích và rất nhanh thuộc. Dường như các bé có thể chơi
được ở mọi lúc mọi nơi.
Qua chơi trò chơi dân gian trẻ thấy dễ hiểu, tự tin, tự nhiên, dễ thuộc, các
hành động minh họa, linh hoạt, số lượng trẻ tham gia vào mỗi trò chơi không
hạn chế. Trò chơi dân gian thường gắn với các bài đồng dao, vì vậy trẻ được rèn
kỹ năng đọc, thể hiện cảm xúc và giúp cho trẻ hòa đồng với bạn bè trong lớp. Tổ
chức trò chơi dân gian thường xuyên nhằm thu hút các bậc phụ huynh hưởng
ứng.

Nhà trường tiếp tục nhiều hình thức chỉ đạo vận dụng tích hợp trò chơi
dân gian vào hoạt động học tập vui chơi của các cháu để trò chơi dân gian được
đồng hành với cuộc sống của trẻ thơ với những niềm vui mới đóng góp vào việc
xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực của Bộ giáo dục và đào tạo.
Đồng dao và trò chơi dân gian tác động vào tâm lý tình cảm của trẻ qua ấn
tượng sâu sắc về không gian, hình thể, sự vật chứ không phải bằng lý luận áp
đặt. Các trò chơi thường lặp đi lặp lại các bé rất say mê vui vẻ và ít khi bỏ cuộc.
Sau các lần vui chơi các bé được rèn luyện nhịp điệu thân thể các giác quan
cũng như tăng thêm sự hưng phấn, sảng khoái về tinh thần. Có thể nói đồng dao
và các trò chơi dân gian là chất xúc tác vun đắp tình bạn ngây thơ trong sáng
giữa các bé với nhau trở thành những ký ức, kỷ niệm tuổi thơ mà sau này khó có
thể quên được. Ngày nay, trong cuộc sống bộn bề của sự văn minh thì trò chơi
hiện đại cũng tràn lan đối với trẻ, có những trò chơi manh tính bạo lực kích động
Lữ Thị Nga

18


Giáo dục cho trẻ tình yêu Quê hương Đất nước
tư duy tư tưởng trẻ thơ làm cho tâm hồn trẻ không còn ngây thơ trong sáng, xa
lạ với bản chất nhân văn nhân hậu của người Việt. Vì vậy, ở trường tôi thường
xuyên tổ chức cho trẻ được chơi trò chơi dân gian hằng ngày.
Lời của một số bài đồng dao thật dễ thương gần gũi với trẻ, qua đó trẻ
thêm yêu quê hương đất nước của mình giáo dục trẻ về truyền thống văn hóa,
bản sắc của dân tộc các vùng miền khác nhau trên đất nước Việt Nam. Vì vậy
chúng ta cần phải phát huy gìn giữ tổ chức thường xuyên trong nhà trường,
trong các lễ hội bởi đó là nét văn hóa bản sắc của dân tộc góp phần giáo dục
nhân cách tình cảm, tình yêu quê hương đất nước của trẻ ở buổi ban đầu.
Biện phám 4 : Giaó dục trẻ tình yêu quê hương đất nước thông qua
các bài học cổ tích, truyền thuyết, lịch sử, tham quan tìm hiểu các danh lam

thắng cảnh.

Hình 7 :Hoạt động ngoài trời cho trẻ tham quan khám phá khu du lịch.
Như chúng ta đã biết mỗi sự kiện lịch sử đều gắn liền với một địa phương
nhất định. Mặc dù mức độ có quy mô rộng lớn hay nhỏ hẹp thì vẫn phải cung
cấp cho trẻ nắm được những sự kiện trong quá khứ mang dấu ấn đẹp có ý nghĩa
nhân văn thuộc phạm vi địa phương thậm chí còn mang tính Quốc gia. Chính vì
thế, tìm hiểu sưu tầm, giới thiệu lịch sử địa phương để giáo dục thế hệ trẻ phải là
Lữ Thị Nga

19


Giáo dục cho trẻ tình yêu Quê hương Đất nước
một việc làm mang tính thường xuyên, cung cấp sớm nhất để có vốn kiến thức
giúp trẻ sau này tự tin khi bước vào đời. Đặc biệt trong cơ chế hiện nay thì khắc
sâu những kiến thức về đất nước quê hương xứ sở nơi chôn nhau cắt rốn của
mình là liều thuốc hữu hiệu nhất giúp cho trẻ biết trân trọng chủ nghĩa yêu nước,
biết gìn giữ những truyền thống tốt đẹp của dân tộc và biết tự tôn dân tộc. Như
Bác Hồ kính yêu đã từng dạy rằng : « Dân ta phải biết sử ta, Cho tường gốc tích
nước nhà Việt Nam » Cô giáo phải là người dạy trẻ đầu tiên về trang sử hào
hùng của dân tộc, hiểu rõ những di tích còn đó với niềm tự hào chống giặc ngoại
xâm. Các cô giáo hãy làm sống lại những trang sử đơn giản nhất trong lòng trẻ
thơ, về vùng đất, về vinh danh các anh hùng liệt sĩ, các bà mẹ Việt nam anh
hùng của quê hương để góp phần giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho trẻ thơ ngay
khi lần đầu tiên đi học, nhằm hình thành nên một thế hệ tương lai sống có lý
tưởng, có niềm tin, có ước mơ, có hoài bão, sống có trách nhiệm với bản thân
gia đình và xã hội, sẵn sàng chống lại những lời dụ dỗ của kẻ xấu đầu độc vào
tâm hồn trẻ thơ.


Hình 8 :Hoạt động ngoài trời cho trẻ khám phá vườn cổ tích .

Lữ Thị Nga

20


Giáo dục cho trẻ tình yêu Quê hương Đất nước
Gắn với lịch sử vẻ vang của dân tộc thì những câu chuyện truyền thuyết
mang tính giáo dục rất cao được nhà trường đưa vào chương trình giảng dạy trẻ
như : Thánh gióng, Sự tích hồ gươm, Lạc Long Quân và Âu Cơ, Sự tích bánh
chưng bánh dày, An dương Vương...Qua mỗi tác phẩm đều thể hiện một tinh
thần yêu nước, được giáo dục tính nhân văn cao cả của tác phẩm. Bên cạnh
những tác phẩm văn học ấy cô giáo cho trẻ tham quan thực tế những danh lam
thắng cảnh nổi tiếng của quê hương đất nước, cho trẻ tìm hiểu tham quan qua
tivi, máy tính. Từ đó giúp trẻ có thêm kiến thức, trẻ càng yêu quê hương đất
nước của mình, cùng nhau đoàn kết gìn giữ nét văn hóa lịch sử, bảo vệ danh lam
thắng cảnh Đất nước.
Biện pháp 5 :Giáo dục trẻ kính yêu Bác Hồ vĩ đại của dân tộc ta .

Hình 9 : Chân dung Bác Hồ
Lữ Thị Nga

21


Giáo dục cho trẻ tình yêu Quê hương Đất nước
Sinh thời Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã nói : « Trẻ em Việt Nam đều là con
của tôi và một năm khởi đầu bằng mùa xuân, một đời khởi đầu bằng tuổi trẻ ».
Bởi thế, dù bận trăm công ngàn việc nhưng Người không lúc nào xao nhãng việc

động viên răn dạy thế hệ Mầm non của. Bác không coi các em bé như «Con nít »
tầm thường mà những em bé thiếu nhi được Bác coi như những người khách,
được Bác cư xử thân ái và bình đẳng, vì đối với Bác thiếu nhi là những người
chủ tương lai của Đất nước, Bác hết sức qúy trọng và tin tưởng. Bác thể hiện tư
tưởng nhân đạo, dân chủ và tự do bình đẳng vì Bác cho rằng tuổi nhỏ làm việc
nhỏ, tùy theo sức của mình nên chúng ta chỉ dạy dỗ trẻ những gì gần gũi nhất, dễ
hiểu nhất, không đòi hỏi trẻ phải làm những việc lớn, việc nặng nhọc.
Từ những bài học của Bác răn dạy mỗi cô giáo chúng ta phải giáo dục trẻ
lòng biết ơn và kính yêu Bác Hồ, tình cảm mến yêu Thủ đô Hà Nội nơi Bác sống
và làm việc. Tạo cho trẻ một tâm thế vui tươi thoải mái, giáo dục trẻ lòng tự hào
là người con cháu của Bác Hồ kính yêu. Tổ chức cho trẻ trang trí ảnh Bác Hồ,
vẽ tranh ảnh về quê hương của Bác, các tiết mục văn nghệ nói về Bác đầy ý
nghĩa. Cô giáo dạy cho trẻ thuộc 5 điều Bác Hồ dạy để trẻ hiểu thêm về lời dạy
của Bác dành cho các cháu
« 1.Yêu Tổ Quốc, yêu đồng bào,
2. Học tập tốt, lao động tốt,
3. Đoàn kết tốt, kỷ luật tốt,
4. Giữ gìn vệ sinh thật tốt,
5.Khiêm tốn thật thà dũng cảm »,
Giáo dục trẻ phải ngoan ngoãn chăm học, kính trên nhường dưới, có
nhiều cố gắng để xứng đáng là cháu ngoan của Bác.

Lữ Thị Nga

22


Giáo dục cho trẻ tình yêu Quê hương Đất nước
Biện pháp 6 : Giaó dục trẻ tình yêu quê hương đất nước thông qua việc tổ
chức cho trẻ tham gia các hoạt động lễ hội.


Hình 10 :Cô Trò trường Họa Mi trong buổi giao lưu với các đơn vị bạn
Để đáp ứng nhu cầu cảm xúc, giao lưu với các đơn vị bạn là một trong
những hoạt động giáo dục hấp dẫn. Việc tổ chức lễ hội được coi là một trong
những phương tiện giáo dục nhiều mặt cho trẻ Mẫu giáo và cũng là một trong
những nội dung đổi mới giáo dục hiện nay.
Qua hoạt động này trẻ có kỷ niệm về một số ngày hội, ngày lễ gần gũi và
thể hiện tình cảm của mình với các ngày đó. Thông qua hoạt động nghệ thuật
các ngày hội ngày lễ của trẻ được ôn luyện củng cố các hoạt động đã học. Việc
tổ chức các tiết mục văn nghệ theo chủ đề mang tính giáo dục cao, trong đó giáo
dục tình cảm đạo đức, tình yêu quê hương đất nước lòng biết ơn những người
chăm sóc trẻ.
Lữ Thị Nga

23


Giáo dục cho trẻ tình yêu Quê hương Đất nước
Một số nội dung cụ thể sau :
- Ngày khai trường(5/9), khai giảng là ngày hội đến trường của bé cần tạo
quang cảnh long trọng, không khí tươi vui làm cho trẻ hồ hởi thích thú, vui
sướng khi đến trường ,làm cho trẻ càng mến yêu ngôi trường của mình.
- Ngày tết trung thu( 15 tháng 8 âm lịch), là ngày dành riêng cho các cháu
thiếu nhi, cô giới thiệu cho trẻ về cổ tích, ý nghĩa ngày này. Cần trang trí đẹp, có
đầy đủ hoa quả, bánh kẹo, có lồng đèn, múa lân. Nói về thiên nhiên trăng rằm,
cây cỏ của mùa thu, cho trẻ múa hát vui chơi dân gian. Từ đó trẻ yêu quê hương
của mình hơn.
-Ngày Nhà giáo Việt Nam(20/11), giáo dục cho trẻ truyền thống tôn sư
trọng đạo của dân tộc Việt nam, cô giáo dục tình cảm yêu mến biết ơn của trẻ
đối với cô giáo của mình. Cần cho trẻ hoạt động văn nghệ, làm các tác phẩm

nghệ thuật, hội họa tặng cô giáo đầy ý nghĩa.
-Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam(22/12), qua đây trẻ được
nhìn thấy hình ảnh các chú bôi đội diễu hành, hành quân, canh giữ biển đảo quê
hương. Qua đó trẻ thể hiện tình cảm của mình đối với các chú bộ đội thông qua
các bài hát, bài thơ, nét vẽ, thông qua hoạt động này giáo dục trẻ sự biết ơn sâu
sắc về những người đã cống hiến công lao cho quê hương đất nước.
-Tết nguyên đán( ngày mồng 1/1 âm lịch), là tết cổ truyền của dân tộcViệt
nam, giáo viên cần tổ chức cho trẻ đón xuân, đón tết năm mới với tâm trạng vui
mừng, giới thiệu cho trẻ những phong tục tập quán tốt đẹp trong ngày tết : chúc
tết ông bà, cha mẹ, người thân bạn bè, tổ chức sum họp vui vẻ, mặc quần áo
mới, ăn những món ăn của ngày tết, trẻ hiểu biết thêm về thiên nhiên của mùa
xuân, không khí nắng xuân ấm áp, trong lành. Mỗi dân tộc có tập quán đón tết
khác nhau như dân tộc ở vùng cao, miền bắc thì có lễ hội ném còn, hạ cây niêu,
chọi trâu, … dạy trẻ cách biết trang trí cây, hoa, phong cảnh đặc trưng của mùa
xuân. Qua đây, giáo dục trẻ thêm yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống.
-Ngày quốc tế phụ nữ(8/3), cô giáo cung cấp cho trẻ hiểu về kỉ niệm ngày
này, lịch sử và ý nghĩa của nó, tao không khí vui tươi, quan tâm lẫn nhau, nhất là
bạn nam dành cho bạn nữ, tình cảm dành cho bà, mẹ, cô giáo. Xây dựng ý tưởng
Lữ Thị Nga

24


Giáo dục cho trẻ tình yêu Quê hương Đất nước
cùng nhau làm thiệp chúc mừng, bó hoa tặng nhau, tổ chức hát múa chúc mừng
đầy ý nghĩa.
- Kỉ niệm ngày sinh nhật Bác(19/5). Trẻ biết, khi còn sống Bác Hồ rất yêu
thương các cháu nên khi tổ chức ngày này cô giáo cần phải có một số hình ảnh
về Bác Hồ, về quê hương của Bác, nơi Bác sinh, Thủ đô Hà Nội nơi Bác đã sống
và làm việc. Giaó dục trẻ lòng biết ơn và kính yêu Bác Hồ, tình cảm mến yêu

Thủ đô Hà Nội. Tạo cho trẻ một tâm thế vui tươi thoải mái, giáo dục trẻ lòng tự
hào là người con cháu của Bác Hồ kính yêu. Tổ chức cho trẻ trang trí ảnh Bác
Hồ, vẽ tranh ảnh về quê hương của Bác, các tiết mục văn nghệ nói về Bác đầy ý
nghĩa.
-Tôi đưa các biện pháp này trong mọi điều kiện, lúc đầu năm học cũng
như kết thúc năm học, lúc thuận lợi cũng như khó khăn, lập kế hoạch năm, tháng
tuần và nội dung phải phù hợp với từng thời điểm, từng chủ đề nâng dần yêu cầu
từ thấp đến cao, Bản thân tôi phải có kế hoạch riêng trong từng nội dung cần
thực hiện. Tất cả mọi biện pháp đều dựa vào chương trình mầm non mới, sách
tài liệu về chăm sóc giáo dục trẻ. Các văn bản chỉ đạo của Bộ, ngành, phòng và
nhà trường, nội dung phải sát với thực tế đặc điểm tình hình của địa phương và
của nhà trường.
Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp :
-Nội dung Biện pháp giáo dục trẻ tình yêu quê hương đất nước mà tôi đã
đề ra, xây dựng và thực hiện tại trường lớp chúng tôi có mối liên hệ chặt chẽ với
nhau. Biện pháp này hỗ trợ cho biện pháp kia, tạo sự liên thông và logic không
thể tách rời hoặc bỏ bớt đi một biện pháp nào được, nếu thiếu đi một biện pháp
nào đó trong sáu biện pháp trên thì kết quả chất lượng giảng dạy sẽ không mang
lại kết quả như mong muốn. Mối liên hệ của các biện pháp ở đây thể hiện rõ sự
tiến bộ mỗi ngày của giáo viên và của trẻ. “Sự nghiệp trồng người” không mấy
dễ dàng mà phải là một quá trình dài đào tạo. Dù nhỏ hay lớn thì người giáo viên
cần phải có “tâm” với nghề, đem hết nhiệt huyết của mình cống hiến cho sự
nghiệp giáo dục thì mới gặt hái được những thành công tốt nhất .
Lữ Thị Nga

25


×