Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

SKKN xây dựng và sử dụng sơ đồ tư duy nhằm nâng cao chất lượng trong dạy học một số bài sinh học 8 học kì i ở trường THCS văn nho

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.87 MB, 20 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BÁ THƯỚC

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

“Xây dựng và sử dụng sơ đồ tư duy nhằm nâng cao chất lượng trong
dạy học một số bài Sinh học 8 học kì I ở trường THCS Văn Nho”

Người thực hiện: Trịnh Thị Sáu
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THCS Văn Nho
SKKN thuộc môn: Sinh học

THANH HÓA NĂM 2019


MỤC LỤC
Nội dung
1. Mở đầu
1.1. Lý do chọn đề tài
1.2. Mục đích nghiên cứu
1.3. Đối tượng nhiên cứu
1.4. Các phương pháp nghiên cứu
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận
2.2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu
2.3. Những biện pháp- giải pháp thực hiện
2.3.1. Một số phương pháp hướng dẫn học sinh vẽ và đọc sơ đồ
tư duy
2.3.2. Một số ví dụ cụ thể


a. Sử dụng SĐTD trong việc kiểm tra bài cũ
b. Sử dụng SĐTD trong việc dạy kiến thức mới
c. Sử dụng SĐTD trong việc củng cố kiến thức
2.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo
dục, với bản thân đồng nghiệp và nhà trường
3. Kết luận và kiến nghị
3.1. Kết luận
3.2. Kiến nghị
Tài liệu tham khảo

Trang
1
1
1
1
2
2
2
3
5
5
6
6
8
12
15
17
17
17
18



1. Mở đầu
1. 1. Lý do chọn đề tài
Đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) là một trong những nhiệm vụ quan
trọng của cải cách giáo dục cũng như cải cách cấp trung học phổ thông. Hiện
nay vấn đề đổi mới PPDH nói chung cũng như đổi mới PPDH Sinh học nói riêng
đã được pháp chế hóa trong điều 28, Luật Giáo dục: “Phương pháp giáo dục phổ
thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù
hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học,
khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực
tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh
(HS)”. Việc dạy học không chỉ dừng lại ở việc truyền thụ kiến thức mà quan
trọng hơn là dạy cho học sinh phương pháp tự học, tự chiếm lĩnh kiến thức.
Sinh học là một môn khoa học vừa lí thuyết vừa thực nghiệm với nhiều kiến thức
trừu tượng và được ứng dụng rộng rãi trong đời sống. Trong các PPDH tích cực,
phương pháp sử dụng sơ đồ tư duy (SĐTD) sẽ giúp học sinh hệ thống hóa kiến
thức, xác định được kiến thức cơ bản từ đó đạt hiệu quả cao trong học tập. Mặt
khác sử dụng phương pháp sơ đồ tư duy còn giúp học sinh rèn luyện, phát triển tư
duy logic, khả năng tự học, phát huy tính tích cực và sáng tạo của học sinh không
chỉ trong học tập môn sinh học mà còn trong các môn học khác và các vấn đề khác
trong cuộc sống.
Xuất phát từ những lí do trên, tôi chọn đề tài: “Xây dựng và sử dụng sơ đồ tư
duy nhằm nâng cao chất lượng trong dạy học một số bài Sinh học 8 học kì I ở
trường THCS Văn Nho” làm đề tài nghiên cứu của mình. Đây là kinh nghiệm của
Bản thân được rút ra trong quá trình giảng dạy bộ môn Sinh hoc 8 xin được chia sẻ
cùng các bạn đồng nghiệp. Rất mong được sự đóng góp ý kiến của quí thầy cô để
tôi tiếp tục rút kinh nghiệm cho mình trong những năm sau.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
- Tìm hiểu các cở sở lí luận và thực tiễn của việc vận dụng sơ đồ tư duy vào giảng

dạy các tiết Sinh hoc 8 kì I
- Tìm hiểu các hiệu quả của việc ứng dựng Sơ đồ tư duy vào trong dạy học các tiết
Sinh học 8 kì I
- Trên cơ sở đó đề xuất một số ý kiến góp phần cùng đồng nghiệp giảng dạy có
hiệu quả các tiết Sinh học 8 kì I nói riêng và các tiết Sinh học ở bậc THCS nói
chung.
1. 3. Đối tượng nghiên cứu:
Đề tài này được tôi nghiên cứu trong nhiều năm và bắt đầu đi vào nghiên cứu thực
nghiệm trên hai đối tượng
- Đối tượng thứ nhất: Là học sinh khối lớp 8 trường THCS Văn Nho trong năm
học 2017-2018 và học sinh khối 8 trường THCS Văn Nho năm học 2018-2019
- Đối tượng thứ hai: Là Sơ đồ tư duy và phương pháp sử dụng Sơ đồ tư duy vào
giảng dạy một số tiết Sinh học 8 học kì I ở trường THCS.
1


1.4. Phương pháp nghiên cứu.
1. Phương pháp phân tích tổng hợp các loại tài liệu có liên quan.
2. Phương pháp đối chiếu – so sánh
3. Phương pháp đánh giá và đúc rút kinh nghiệm thực tế.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lý luận:
2.1.1. Khái niệm liên quan:
Sơ đồ tư duy (Mind map) là phương pháp được đưa ra để tận dụng khả năng ghi
nhận hình ảnh của bộ não. Đây là cách ghi nhớ chi tiết để tổng hợp hay để phân
tích một vấn đề ra thành một dạng của vấn đề phân nhánh. Khác với máy tính ngoài
khả năng ghi nhớ kiểu tuyến tính ( ghi nhớ theo một trình tự nhất định ) thì bộ não
có khả năng tạo sự liên kết các dữ liệu với nhau. Phương pháp này khai thác cả hai
khả năng này của bộ não.
Đây là một kĩ thuật để nâng cao cách ghi chép. Bằng cách dùng Sơ đồ tư duy, tổng

thể của một vấn đề được chỉ ra dưới dạng một hình vẽ, trong đó các đối tượng liên
hệ với nhau băng các đường nối, với cách biểu diễn như vậy các dữ liệu được ghi
nhớ và hấp thu dễ dàng hơn, nhanh chóng hơn.
Thay vì dùng chữ viết để miêu tả một chiều, sơ đồ tư duy biểu thị toàn bộ cấu trúc
chi tiết của một đối tượng bằng hình ảnh hai chiều. Nó chỉ ra dạng thức của một đối
tượng, sự quan hệ hổ tương giữa các khái niệm có liên quan và cách liên hệ giữa
chúng với nhau bên trong một vấn đề.
Sơ đồ tư duy là một công cụ tổ chức tư duy. Đây là phương pháp dễ nhất để
chuyển tải thông tin vào bộ não của bạn rồi đưa thông tin ra ngoài bộ não. Nó là
phương pháp ghi chép đầy sáng tạo và rất hiệu quả theo đúng ý nghĩa của nó: Sắp
xếp ý nghĩ của bạn.
2.1.2. Vai trò của Sơ đồ tư duy:
Các nhà nghiên cứu cho rằng với cách thể hiện gần như cơ chế hoạt động của bộ
não Sơ đồ tư duy giúp chúng ta:
- Dễ nắm được trọng tâm của vấn đề.
- Đỡ tốn thời gian ghi chép hơn so với kiểu ghi chép cũ.
- Cải thiện sức sáng tạo và trí nhớ, nắm bắt cơ hội khám phá tìm hiểu.
- Hoàn thiện bộ não, tiếp thu linh hoạt và hiệu quả.
- Giúp người học tự tin hơn vào khả năng của mình.
- HS học chủ động, học được phương pháp học.
- Tự tin, diễn đạt lưu loát.
- Phát huy năng khiếu hội họa.

2


2.2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu
2.2.1. Thực trạng chung:
Nhằm đáp ứng nhu cầu giáo dục và đào tạo nói chung cũng như đào tạo nhân lực,
bồi dưỡng nhân tài, đào tạo người lao động nói riêng có khả năng thích ứng được

với nhu cầu của thời đại mới là một vấn đề nóng bỏng đối với Ngành giáo dục và
Đào tạo nước nhà.
Hiện nay, giáo dục và đào tạo đang có nhiều thay đổi lớn lao đòi hỏi người dạy
cũng như người học luôn phải đổi mới một cách sáng tạo, tìm ra cách dạy và học
mới phù hợp với xu thế của thời đại. Tuy nhiên, không phải người dạy và người
học nào cũng làm được điều đó.
Đối với môn Sinh học là môn khoa học thực nghiệm với nhiều kiến thức trừu
tượng và được ứng dụng rộng rãi trong đời sống nếu không có sự chỉ đạo định
hướng của giáo viên học sinh khó có thể lĩnh hội và hệ thống được kiến thức. Đặc
biệt là bộ môn Sinh học 8 (Giải phẫu sinh lí người) nó liên quan đến sự phát triển
cơ thể HS mà HS lớp 8 là giai đoạn cơ thể đang có nhiều biến đổi cả về giải phẫu
và sinh lí, các em cầncó sự định hướng để có sự hiểu biết đúng đắn về sự phát triển
và bảo vệ cơ thể.
2.2.2. Đối với giáo viên:
Trong chương trình dạy học hiện nay việc vận dụng và áp dụng các phương pháp
và kĩ thuật dạy học tích cực vào giảng dạy bộ môn Sinh học thường xuyên được đề
cặp đối với giáo viên nói chung và giáo viên bộ môn Sinh học nói riêng.
Việc thực hiện chương trình và thay sách giáo khoa mới cũng như việc cải tiến,
đổi mới phương pháp dạy học ở các môn học nói chung và ở môn Sinh học nói
riêng đang được triển khai có hiệu quả thông qua nhiều chương trình tập huấn
chuyên đề các câp.
Về cơ sở vật chất nhà trường đã có một số đổi mới tạo điều kiện cho hoạt động
học tập như: phòng công nghệ thông tin, máy chiếu, bảng phụ…
Trong những năm qua chuyên môn nhà trường luôn tạo điều kiện phân công cho
tôi giảng dạy bộ môn Sinh học khối lớp 8, đó là một thuận lợi cho tôi tiến hành
nghiên cứu thực nghiệm đề tài này.
2.2.3. Đối với học sinh:
Trong hai năm qua từ khi mới bắt đầu nhận lớp tôi đều tiến hành khảo sát chất
lượng đầu năm môn Sinh học ở khối 8 trường THCS Văn Nho kết quả cho thấy
còn thấp cụ thể:


3


Khảo sát đầu năm môn Sinh học khối 8 trường THCS Văn Nho
Năm học 2017-2018
KẾT QUẢ
TSHS
lớp
Điểm 9 - 10 Điểm 7 – 8
Điểm 5 - 6
Điểm dưới 5
8 A(38)
0
5
21
12
8 B(37)
0
5
20
12
75
0
10
41
24
Khảo sát đầu năm môn Sinh học khối 8 trường THCS Văn Nho
Năm học 2018-2019
KẾT QUẢ

TSHS
lớp
Điểm 9 - 10 Điểm 7 – 8
Điểm 5 - 6
Điểm dưới 5
8 A(39)

0

6

23

10

8 B(39)

0

6

21

12

0

12

78


44

22

Với địa bàn tương đối khó khăn, nhận thức của người dân còn thấp, hiểu biết chưa
cao, học sinh còn chưa ham muốn học tập bộ môn này. Chính vì vậy chất lượng học
tập, sự sáng tạo, tư duy của học sinh còn yếu cho nên việc sử dụng sơ đồ tư duy
trong học tập của các em vẫn gặp khó khăn.
Bằng kinh nghiệm và sự điều tra thực tế của Bản thân, qua trò chuyện, trao đổi với
các đồng nghiệp trong cùng cơ quan, cũng như một số đồng nghiệp ở các trường
trong huyện, tôi nhận biết và rút ra được một số nguyên nhân dẫn đến kết quả giảng
dạy một số tiết Sinh học 8 nói riêng và các môn học khác nói chung còn yếu cụ thể
là:
- Nguyên nhân thứ nhất: Với học sinh vùng 135 khó khăn như xã Văn Nho-Bá
Thước thì việc học của các em chỉ dựa vào SGK (mà SGK của các em được nhà
trường cho mượn theo dự án của nhà nước và không đủ dùng cho tất cả các em) và
sự định hướng tổ chức của giáo viên trên lớp, các em không có điều kiện tham khảo
các loại sách, tài liệu tham khảo và các phương tiện tham khảo khác.
- Nguyên nhân thứ hai: Đó là do học sinh không tập trung theo dõi bài dạy của
giáo viên trên lớp, đặc biệt phần lớn những học sinh này là các học sinh yếu, kém,
- Nguyên nhân tứ ba là: Do học sinh thiếu thời gian học tập. Đối với xã Văn Nho
100% các em là con em của đồng bào dân tộc thiểu số (dân tộc Thái), sống trong
vùng kinh tế đặc biệt khó khăn (vùng 135), gia đình nông dân nghèo (hộ nghèo và
cận nghèo chiếm gần 85% dân số), sau thời gian học tập ở trường về nhà các em
còn phải phụ giúp gia đình làm công việc nhà hàng ngày như: lên rừng đối củi,
4


chăn bò, trông em,…vào những thời gian rãnh rỗi. Hầu hết các em chưa được gia

đình giành thời gian thích đáng cho việc học tập ở nhà, thậm chí đôi khi các em còn
nghỉ học, bỏ học vì những lí do không chính đáng nêu trên.
2.3. Những biện pháp – giải pháp đã thực hiện
2.3.1. Một số phương pháp hướng dẫn học sinh vẽ và đọc Sơ đồ tư duy.
Tôi xin giới thiệu một số phương pháp hướng dẫn học sinh vẽ và đọc sơ đồ tư duy:
* Phương pháp vẽ Sơ đồ tư duy.
Dùng bút màu bắt đầu từ giữa trang giấy nếu thuận tiện đặt ngang tờ giấy để có
nhiều khoảng trống ở hai bên hơn, sau đó thực hiện các bước sau:
1/ Viết theo kiểu chữ in chủ đề hoặc ý tưởng chính ở giữa trang giấy, sau đó đóng
khung băng hình tròn, hình vuông hoặc hình chữ nhật.... Nếu có thể chúng ta sẽ bắt
đầu từ trung tâm với hình ảnh chủ đề vì một hình ảnh có thể diễn đạt cả nghìn từ và
giúp bạn sử dụng trí tưởng tượng của mình. Một hình ảnh ở trung tâm sẽ giúp ta tập
trung vào chủ đề và làm cho chúng ta hưng phấn hơn.
2/ Luôn sử dụng màu sắc vì màu sắc củng có tác dụng kích thích não như hình
ảnh.
3/ Từ trung tâm kéo các nhánh chính (cấp1) ra, mỗi nhánh dùng diễn tả một điểm
quan trọng nhất hoặc ý tưởng chính. Viết một từ hoặc một cụm từ chính lên mỗi
nhánh. Cụm từ chính là cụm từ chuyển tải được phần hồn của một ý tưởng và kích
thích bộ nhớ của chúng ta. Sau đó từ các nhánh cấp 1 kéo các nhánh cấp 2 ra. Số
nhánh phụ thuộc các ý tưởng. Tiếp đến là các nhánh cấp 3, 4. .. các đường kẻ càng
gần hình ảnh (hoặc chủ đề) trung tâm thì càng được tô đậm hơn.
4/ Nên dùng đường kẻ cong thay vì các đường thẳng vì các đường cong được tổ
chức rõ ràng sẽ thu hút được sự chú ý của mắt nhiều hơn.
5/ Bố trí thông tin đều quanh hình ảnh trung tâm (hoặc chủ đề trung tâm).
* Các bước rèn luyện học sinh vẽ Sơ đồ tư duy:
Bước 1: Trong những tiết học đầu sử dụng (SĐTD) vào giảng dạy Sinh học 8 tôi
trình bày một vài sơ đồ tư duy đơn giản nhất trong bài giảng và cho học sinh nhớ
lại về sơ đồ tư duy. (SĐTD)
Bước 2: Sau đó bài tập về nhà cho học sinh vẽ sơ đồ tư duy về một vấn đề nào đó
để học sinh củng cố kiến thức.

Bước 3: Tiếp theo những tiết học sau, giáo viên yêu cầu học sinh chuẩn bị bài mới
ở một vấn đề nào đó theo hướng sử dụng sơ đồ tư duy để học sinh có bức tranh
tổng thể về một vấn đề. Đặc biệt đối với những vấn đề mang tính xã hội, môi
trường và cơ thể. Học sinh có thể có những phát hiện sâu sắc từ thực tế và qua đó ý
thức về những vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường, bảo vệ cơ thể được nâng cao.
Hướng dẫn HS đọc từ trung tâm đọc ra, đọc hết các nhánh ở cấp 1 trước vì đây là
những ý hoặc những nội dung cơ bản của một vấn đề, sau đó quay lại đọc nội dung
từng nhánh cấp 1 ra các nhánh cấp 2, 3, 4,5…

5


2.3.2. Một số ví dụ cụ thể.
Do thời gian hạn chế và phạm vi của đề tài cho nên tôi chỉ đưa ra một vài ví dụ về
sử dụng sơ đồ tư duy vào giảng dạy một số tiết Sinh học 8 ở học kì I. Tuy nhiên, nó
có thể vận dụng vào cả các tiết ở học kì II Sinh học 8 nói riêng cũng như các tiết
Sinh học ở bậc THCS nói chung.
Và để thử nghiệm trong hai năm học qua (Kì I năm học 2017-2018 và kì I năm
học 2018-2019) tôi đều áp dụng việc sử dụng sơ đồ tư duy (SĐTD)vào giảng dạy
một số tiết Sinh học ở lớp 8B trường THC Văn Nho còn lớp 8A dạy bình thường để
đối chứng.
a. Sử dụng sơ đồ tư duy vào kiểm tra bài cũ
Việc kiểm tra bài cũ thông thường đôi khi chỉ là sự học vẹt của HS. Khi sử dụng
sơ đồ tư duy vừa giúp giáo viên kiểm tra được phần nhớ lẫn phần hiểu của học sinh
đối với bài học cũ. Do thời gian kiểm tra bài cũ ngắn (chỉ khoảng 5phút).
Các sơ đồ tư duy thường được giáo viên sử dụng ở dạng thiếu thông tin, yêu cầu
học sinh điền các thông tin còn thiếu và rút ra nhận xét về mối quan hệ của các
nhánh thông tin với từ khóa trung tâm.
Ví dụ 1: Trước khi vào Bài 4 – Tiết 4: Mô – Sinh học 8. Kiểm tra bài cũ giáo
viên yêu cầu học sinh lên bảng điền các thông tin còn thiếu để hoàn thiện sơ đồ tư

duy về tế bào.

Sau khi HS hoàn thành sơ đồ GV yêu cầu HS chỉ trên sơ đồ nêu cấu tạo và hoạt
động sống của tế bào

6


Sơ đồ hoàn chỉnh

Ví dụ 2: Trước khi vào Bài 14 - Tiết14: Bạch cầu - miễn dịch - sinh hoc 8. Kiểm
tra bài cũ giáo viên yêu cầu học sinh lên bảng điền các thông tin còn thiếu để hoàn
thiện sơ đồ tư duy về máu

Sau khi hoàn thành sơ đồ GV yêu cầu HS nêu cấu tạo và vai trò các thành phần
của máu.
7


Sơ đồ hoàn chỉnh

b. Sử dụng sơ đồ tư duy trong việc giảng bài mới.
Sử dụng sơ đồ tư duy là một gợi ý cho cách trình bày. Giáo viên thay vì gạch chân
đầu dòng các ý cần trình bày lên bảng thì sử dụng sơ đồ tư duy để thể hiện một
phần hoặc toàn bộ nội dung bài học một cách rất trực quan.
Giáo viên có thể tổ chức:
- Hoạt động nhóm (GV sẽ là người cố vấn, là trọng tài giúp HS hoàn chỉnh SĐTD
từ đó dẫn dắt đến kiến thức trọng tâm của bài học).
- Cho HS lên trình bày, thuyết minh thông qua một SĐTD do GV đã chuẩn bị sẵn
(vẽ ở bảng phụ hoặc ở bìa giấy), hoặc SĐTD mà các em vừa thiết kế và cả lớp đã

chỉnh sửa, hoàn thiện.
* Sử dụng SĐTD dạy một nội dung kiến thức của bài
Ví dụ 1: Khi dạy Bài 21 - Tiết 22: Hoạt động hô hấp – Sinh học 8. Mục I: Sự
thông khí ở phổi. Dựa vào hình 21.2 có thể cho học sinh hoạt động nhóm lập
SĐTD hoặc GV đặt câu hỏi gợi mở từ từ hình thành sơ đồ tư duy (sơ đồ minh họa)

8


GV cho học sinh đọc SĐTD
Ví dụ 2: Khi dạy Bài 14 - Tiết 14: Bạch cầu - miễn dịch. Sinh học 8.
Mục I: Các hoạt động chủ yếu của bạch cầu.
- Giáo viên cho học sinh đọc thông tin SGK hoạt động nhóm lập SĐTD vào phiếu
học tập bằng cách điền các thông tin còn thiếu để hoàn thành SĐTD

Học sinh đọc thông tin SGK mục I (trang 45+46). Thảo luận nhóm hoàn thành
SĐTD. Đại diện nhóm lên trình bày trên bảng phụ, các nhóm nhận xét. GV nhận
xét và cho HS quan sát SĐTD chuẩn sau khi hoàn thành.

GV cho 1 học sinh lên bảng đọc SĐTD từ đó học sinh lĩnh hội được kiến thức
9


* Sử dụng SĐTD dạy kiến thức của bài
Ví dụ 1: Dạy Bài 24 - Tiết 25: Tiêu hóa và các cơ quan tiêu hóa - Sinh học 8
Trong quá trình dạy với các câu hỏi gợi mở và từng phần một GV cùng HS dần dần
hình thành SĐTD vào bảng phụ hoặc máy chiếu

10



Ví dụ 2: Dạy Bài 25 - Tiết 26: Tiêu hóa ở khoang miệng - Sinh học 8. Trong quá
trình dạy với các câu hỏi gợi mở và từng phần của bài học GV cùng HS dần dần
hình thành SĐTD vào bảng phụ hoặc máy chiếu.

11


* Chú ý: Với 2 ví dụ trên sau khi học xong mỗi phần với các kiến thức cần ghi
nhớ thì SĐTD lại thêm những nhánh nữa. Khi kết thúc bài học mới cũng là lúc GV
và HS đã hoàn thành xong SĐTD cho bài học.
Khi dạy HS hoàn toàn bằng máy chiếu, tôi thường dùng bảng như một “bảng
nháp” để cùng HS hoàn thiện SĐTD. Ngược lại, khi dùng bảng, với những bài
giảng có nội dung kiến thức ngắn, những lần đầu khi HS làm quen với SĐTD tôi vẽ
trực tiếp trên phần mềm để HS dễ quan sát và định hướng những công việc cần
làm.
Sau khi hình thành Sơ đồ tư duy GV hướng dẫn HS đọc SĐTD và gọi 1-2 em HS
lên bảng đọc SĐTD qua đó các em sẽ lĩnh hội được kiến thức và ghi nhớ lâu hơn.
c. Sử dụng SĐTD trong việc củng cố kiến thức
Củng cố bài giảng là một khâu quan trọng của bài giảng, là một yếu tố dẫn đến sự
thành công của bài giảng. Củng cố bài giảng giúp HS nhớ lại và khắc sâu kiến thức
hơn. Ngoài việc xác định kiến thức trọng tâm, HS còn có thể tự đánh giá kết quả
học tập của mình. Từ đó các em có thể điều chỉnh lại phương pháp học sao cho phù
hợp.
Bằng các phương pháp củng cố bài giảng cụ thể, GV sẽ giúp HS phát huy tính tích
cực, chủ động trong việc tiếp thu nội dung bài, đồng thời mở rộng và phát triển tư
duy cho HS.
Củng cố bài giảng còn tạo điều kiện tương tác giữa GV và HS. Điều đó tạo hứng
thú học tập cho HS, nuôi dưỡng bầu không khí lớp học, tạo điều kiện để HS phát
biểu ý kiến.

Tuy nhiên do thời gian có hạn nên nội dung củng cố thường ngắn gọn nhưng cô
đọng xúc tích thể hiện trọng tâm bài nên SĐTD tôi thường sử dụng trong củng cố là
SĐTD giáo viên chuẩn bị sẵn (trên bảng phụ hoặc trên máy chiếu) có để khuyết
một số nội dung để HS hoàn thành trong thời gian ngắn.
Ví dụ1: Sau khi học xong Bài 27 - Tiết 27: Tiêu hóa ở dạ dày - Sinh học 8 GV
củng cố bằng cách điền các thông tin còn thiếu hoàn thành sơ đồ tư duy sau:

12


Nếu dụng bảng phụ cho HS lên bảng viết thông tin còn thiếu hoàn thành SĐTD.
Nếu dùng máy chiếu HS đứng tại chỗ nêu thông tin còn thiếu. GV nhân xét và
chuẩn hóa SĐTD.

13


Sau khi hoàn thành GV goi HS lên đọc bản đồ tư duy
Ví dụ 2: Sau khi học xong Bài 28 - Tiết 28: Tiêu hóa ở ruột non - Sinh học 8
GV củng cố bằng cách cho sẵn các cụm từ tổ chức 2 nhóm HS (3-5 em) thi đua lên
chọn các cum từ cho sẵn và dán vào các nhánh để hoàn thành SĐTD:
Ruột non

Biến đổi hóa học

Tiêu hóa ở ruột non

Lớp màng ngoài
ngngoài
Biến đổi lí học


Lớp cơ

Lớp niêm mạc

Lớp dưới niêm mạc

Cấu tạo
Các loại enzim
phân giải các loại
thức ăn thành chất dd

Tiết dịch ruột

Co bóp thành ruột đẩy thức
ăn xuống các phần tiếp theo
của ruột non
Các tuyến ruột tiết dịch ruột

Kết quả thu được SĐTD
Lớp màng ngoài
ngngoài
Lớp cơ
Cấu tạo

Lớp niêm mạc
Lớp dưới niêm
mạc

Các tuyến ruột tiết

dịch ruột
Tiết dịch ruột

Biến đổi lí học
Ruột non

Co bóp thành ruột
đẩy thức ăn xuống
các phần tiếp theo
của ruột non

Tiêu hóa ở ruột
non
Biến đổi hóa học

Các loại enzim
phân giải các loại
thức ăn thành
chất dd
14


Sau khi xuất hiện SĐTD đầy đủ cùng với các hình ảnh, GV nên để cho HS trình
bày lại đầy đủ các nội dung và để thời gian cho các em quan sát, ghi nhớ. Cuối
cùng GV là người chốt lại, khắc sâu kiến thức cho HS.
Ngoài ra do thời gian có hạn có thể giao bài tập về nhà cho HS bằng cách hoàn
thành SĐTD hoặc hướng dẫn HS về nhà vẽ SĐTD của bài học.
* Trên đây là một số ví dụ về kinh nghiệm bản thân trong quá trình áp dụng
SĐTD trong dạy học môn Sinh học lớp 8 kì I trong hai năm học qua. Ngoài ra
SĐTD có thể áp dụng với một số bài thực hành hoặc bài ôn tập trong chương trình

Sinh học 8 nói riêng và bộ môn Sinh học THCS và các bộ môn khác nói chung.
Tuy nhiên không phải bất kì bài học nào củng áp dụng SĐTD mà tùy theo từng
bài, từng nội dung kiến thức và đối tựng HS để áp dụng cho phù hợp và quan trọng
là đảm bảo việc truyền tải nội dung bài học. Do đó, giáo viên cần có sự linh hoạt
trong sử dụng SĐTD, cần xác định một số căn cứ để sử dụng SĐTD cho phù hợp,
lựa chọn phương pháp, hình thức tổ chức, thiết bị dạy học cho tương xứng.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản
thân, đồng nghiệp và nhà trường.
2.4.1. Đối với hoạt động giáo dục.
Kết quả bài khảo sát của hai lớp 8A (không Sử dụng SĐTD) và 8B (Sử dụng
SĐTD) trong học kì I năm học 2017-2018 cụ thể qua bảng so sánh sau:
Kết quả kiểm tra 1 tiết giữa học kì I
TS
HS
Giỏi
Khá
TB
Yếu
lớp SL % SL %
SL %
SL %

Kết quả kiểm tra học kì I
Giỏi
SL

Khá

%


SL %

TB
SL

%

Yếu
SL

%

8A
(38)

1

2,6

6

15,8

21

55,2

10

26,3


1

2,6

8

21,1

22

57,9

7

18,4

8B
(37)

2

5,4

9

24,3

21


56,8

5

13,5

4

10,8

10

27

22

59,5

1

2,8

Và kết quả bài khảo sát của hai lớp 8A (không Sử dụng SĐTD) và 8B (Sử dụng
SĐTD) trong học kì I năm học 2018-2019 cụ thể qua bảng so sánh sau:
Kết quả kiểm tra 1 tiết giữa học kì I
TS
HS
Giỏi
Khá
TB

Yếu
lớp SL % SL %
SL %
SL %

Kết quả kiểm tra học kì I
Giỏi
SL

%

Khá
SL

TB

%

SL

%

Yếu
SL

%

8A
(39)


1

2,6

7

17,9

22

56,4

9

23,1

1

2,6

8

20,5

24

61,5

6


15,4

8B
(39)

2

5,1

10

25,6

21

53,8

6

15,4

4

10,3

12

30,8

22


56,4

1

2,7

Như vậy theo khảo sát đầu năm học 2017-2018 và đầu năm học 2018-2019, ta
thấy hai lớp khối 8 năm học 2017-2018 có sĩ số gần bằng nhau lực học ngang nhau
15


và 2 lớp khối 8 năm học 2018-2019 cũng có sĩ số gần bằng nhau, lực học ngang
nhau. Còn qua Bảng thống kê so sánh trên, ta thấy sau khi áp dụng phương pháp sử
dụng sơ đồ tư duy vào giảng dạy một số tiết sinh học 8 kì I ở lớp 8B năm học 20172018, lực học 2 lớp bắt đầu có sự chênh lệch. Lớp 8B (Sử dung SĐTD) số lượng
học sinh nắm vững kiến thức của bộ môn tăng lên. Điều đó được phản ánh rõ qua
số lượng bài làm đạt điểm giỏi, khá tăng lên và tăng cao hơn lớp 8A (không sử
dụng SĐTD), số lượng học sinh làm bài đạt điểm yếu giảm xuống. Và khi tiếp tục
thử nghiệm ở học kì I lớp 8B năm học 2018-2019 tôi cũng nhận thấy kết quả có sự
chênh lệch như trên. Như vậy, sau khi áp dụng đề tài này tôi thấy các em học sinh
yêu thích bộ môn Sinh học hơn, các em thích học bài hơn. Đặc biệt, trong các tiết
sử dụng SĐTD.
2.4.2. Đối với bản thân.
Khi sử dụng hợp lí sơ đồ tư duy trong các tiết dạy sinh học 8 kết hợp với các
phương pháp dạy học khác, bản thân thấy tự tin khi đứng lớp, truyền đạt và khắc
sâu được các kiến thức sinh học cho học sinh.
2.4. 3. Đối với đồng nghiệp.
Đây cũng là một cách thức tổ chức dạy học đạt kết quả tốt được đồng nghiệp ủng
hộ và áp dụng trong các tiết dạy của mình.
2.4. 4. Đối với nhà trường.

Việc đổi mới phương pháp dạy học trong đó có phương pháp sử dụng sơ đồ tư
duy làm cho chất lượng giảng dạy bộ môn được nâng lên rõ rệt. Từ đó góp phần
nâng cao chất lượng đại trà của nhà trường.
3. Kết luận và kiến nghị
3.1. Kết luận
1/ Trong phạm vi đề tài này tôi chỉ giới thiệu một vài ví dụ về cách sử dụng
SĐTD vào trong giảng dạy một số tiết Sinh học 8 Kì I ở lớp 8B trường THCS Văn
Nho – Bá Thước trong hai năm học 2017-2018 và 2018-2019. Tuy nhiên, đề tài này
có thể áp dụng một cách có hiệu quả cho tất cả các tiết dạy Sinh học khác trong
chương trình bậc THCS.
2/ Do đó tôi rất mong được sự góp ý chân thành và thẳng thắn trên tinh thần xây
dựng của quý đồng nghiệp để đề tài của tôi có tính khả thi và được áp dụng rộng rãi
hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn!
3.2. Kiến nghị
3.2.1. Đối với cấp lãnh đạo.
Các cấp lãnh đạo cần quan tâm hơn nữa trong việc đầu tư các phòng học chức
năng…cho các trường học. Vì nó rất cần thiết cho giảng dạy các bộ môn theo
hướng vận dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực. Mặt khác giúp cho
16


giáo viên mạnh dạn ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy có như vậy hiệu
quả giáo dục mới cao.
Các cấp tạo điều kiện tổ chức cho các giáo viên được giao lưu, sinh hoạt chuyên
môn không chỉ ở trường mà còn sinh hoạt cụm để học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau
nâng cao trình độ chuyên môn và kĩ năng sử dụng các phương pháp kĩ thuật dạy
học tích cực.
3.2. 2. Đối với giáo viên.
Bản thân giáo viên không ngừng nghiên cứu, học hỏi và tham gia các lớp tập
huấn, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ để có những phương pháp dạy học phù

hợp với từng đối tượng học sinh. Đặc biệt, là phải quan tâm thích đáng cho việc sử
dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực vào trong các bài giảng.
Xin chân thành cảm ơn!
Thanh Hóa, ngày 29 tháng 03 năm 2019
Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến kinh
nghiệm của mình không sao chép
của người khác.
XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG

MAI KHÁNH LỢI

Người thực hiện

TRỊNH THỊ SÁU

17


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tài liệu hướng dẫn dạy học theo phương pháp lập bản đồ tư duy của TS Trần
Đình Châu và TS Đặng Thị Thu Thủy của Bộ GD &ĐT.
2. Hoạt động dạy học bằng phương pháp “Lập bản đồ tư duy” (Tài nguyên dạy học
Bộ GD&ĐT)
3. Sách giáo khoa, sách giáo viên Sinh học 8
4. Một số hình ảnh, bản đồ khai thác từ mạng Internet
5. Một số vấn đề đổi mới PPDH ở trường THCS của bộ GD-ĐT
PHỤ LỤC
(Không)

18




×