Tải bản đầy đủ (.doc) (50 trang)

SKKN một số biện pháp giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên và phòng tránh xâm hại tình dục cho học sinh ở trường THCS nga thủy thông qua môn sinh học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.33 MB, 50 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGA SƠN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC SỨC KHỎE
SINH SẢN VỊ THÀNH NIÊN VÀ PHÒNG TRÁNH
XÂM HẠI TÌNH DỤC CHO HỌC SINH Ở TRƯỜNG
THCS NGA THỦY THÔNG QUA MÔN SINH HỌC

Người thực hiện: Nguyễn Thị Dung
Chức vụ : Giáo viên
Đơn vị công tác : Trường THCS Nga Thủy
SKKN thuộc môn: Sinh học

THANH HÓA, NĂM 2019


MỤC LỤC
ĐỀ MỤC
TRANG
1. Mở đầu............................................................................................................
1
1.1. Lí do chọn đề tài......................................................................................... 1
1.2. Mục đích nghiên cứu.................................................................................... 2
1.3 .Đối tượng nghiên cứu.................................................................................. 2
1.4. Phương pháp nghiên cứu............................................................................. 2
1.5. Những điểm mới của SKKN....................................................................... 3
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm................................................................ 3
2.1. Cơ sở lí luận.............................................................................................. 3


2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm................... 3
2.2.1. Thực trạng về tình trạng giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên và
phòng tránh xâm hại tình dục tại xã Nga Thủy. ............................................... 3
2.2.2.Thực trạng về công tác giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên và
phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh tại trường THCS Nga Thủy
trong những năm qua……………………..........................................................
4
2.3. Giải pháp và tổ chức thực hiện ………………………………………
6
2.3.1. Tích hợp nội dung giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên và
phòng tránh xâm hại tình dục vào môn sinh học............................................................ 6
2.3.1.1 Chọn lọc các bài trong chương trình để tích hợp…………………………
6
2.3.1.2. Tiết dạy minh họa môn Sinh học 8………………………………………
8
2.3.2. Tổ chức các hoạt động ngoại khóa nhằm nâng cao kiến thức về
sức khỏe sinh sản vị thành niên và phòng tránh xâm hại tình dục………………
14
2.3.3. Tổ chức cho HS tham gia vào nhiều các hoạt động lành mạnh trong
nhà trường nhằm mục đích tạo định hướng phát triển nhân cách các em
đúng hướng và tránh xa những mối nguy cơ xâm hại tình dục..............................
17
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiêm đối với hoạt động giáo dục,
với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường………………………………
17
3. Kết luận, kiến nghị……………………………………………………
18
3.1. Kết luận………………………………………………………………
18
3.2. Kiến nghị……………………………………………………………

19
Tài liệu tham khảo…………………………………………………………
Danh mục các đề tài SKKN ……………………………………………….


1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
Tuổi vị thành niên là giai đoạn chuyển tiếp quan trọng từ tuổi thiếu niên để
bước vào tuổi người lớn, nó đánh dấu bằng giai đoạn tuổi dậy thì. Khi bước vào
tuổi dậy thì, các em có những thay đổi lớn cả về tâm lý và thể chất. Các em
thường muốn khám phá, tìm tòi, tò mò về giới tính của mình và của người khác
giới; hay buồn vui bất chợt; muốn khẳng định mình nhưng lại dễ bị ảnh hưởng
bởi bạn đồng lứa về các vấn đề tình dục. Sự thiếu hiểu biết về thụ thai và các
biện pháp tránh thai hiện đại; chưa hiểu hết tác hại và sự nguy hiểm của việc
mang thai ở lứa tuổi vị thành niên, chưa được giáo dục đầy đủ về sức khỏe giớí
tính hay do môi trường sống xung quanh trẻ không an toàn ....chính là nguyên
nhân mang thai ở tuổi vị thành và là những nguyên nhân niên sâu xa dẫn đến
những câu chuyện đau lòng.
Theo thống kê hiện nay ở nước ta, trẻ vị thành niên (dưới 18 tuổi) chiếm
khoảng 23,8 triệu người(năm 20013), tức là chiếm 31% dân số. Nhiều nghiên
cứu cho thấy ở lứa tuổi vị thành niên hoạt động tình dục ngày càng tăng cao dẫn
đến nhiều hậu quả nghiêm trọng. Theo nguồn tin của Hội Kế hoạch hóa gia đình
thì Việt Nam là một trong ba nước có tỉ lệ phá thai cao nhất thế giới, trong đó
20% thuộc lứa tuổi vị thành niên. Mới tính đến 5 tháng đầu năm 2018 cả nước
phát hiện 682 vụ xâm hại 735 em trong đó xâm hại tình dục là 572 vụ và 562 em
bị xâm hai. Đáng báo động hơn bởi hàng trăm trẻ dưới 6 tuổi cũng trở thành nạn
nhân của những vụ xâm hại. Gần đây nhất và rung động nhất là vụ án « thiếu nữ
giao gà » ở tỉnh Điện Biên hay như vụ án bé gái 9 tuổi ở Chương Mỹ Hà Nội bị
xâm hại ... (3)
Có thể nói, xâm hại xảy ra ở lứa tuổi vị thành niên như bị xàm sỡ, dâm ô,

cưỡng hiếp và mang thai ngày càng gia tăng và thực sự là một vấn đề gây nhiều
bức xúc trong cộng đồng, gây tâm lý hoang mang cho mỗi người dân và nghiêm
trọng hơn là đến sự sống còn và phát triển của trẻ em.
Vì vậy, việc giáo dục sức khỏe sinh sản và phòng tránh xâm hại tình dục
cho trẻ vị thành niên hiện nay đang là vấn đề cấp bách và quyết liệt của xã hội.
Tuy nhiên, trên thực tế, ở các nhà trường nói chung việc giáo dục sức khỏe sinh
sản chưa trở thành nhiệm vụ cấp bách, chưa được lãnh đạo nhà trường, xã,
huyện quan tâm đúng mức. Việc tổ chức thực hiện công tác giáo dục sức khỏe
sinh sản cho học sinh (HS) còn nhiều hạn chế. Nhận thức, thái độ, hành vi của
người dân, của cán bộ giáo viên (GV), HS về vấn đề này còn mờ nhạt và nhiều
biểu hiện không phù hợp, nhất là đối với HS THCS.
1


Xuất phát từ những lý do trên, trong nhiều năm qua chúng tôi đã thử
nghiệm và thực hiện nhiều giải pháp để giáo dục kiến thức về sức khỏe sinh sản
và kỹ năng phòng tránh xâm hại tình dục cho học sinh và đúc rút thành kinh
nghiệm “Một số biện pháp giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên và
phòng tránh xâm hại tình dục cho học sinh ở Trường THCS Nga Thủy
thông qua môn sinh học”
1.2 . Mục đích nghiên cứu:
- Xác định tầm quan trọng của việc giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành
niên và phòng tránh xâm hại tình dục cho học sinh thông qua môn sinh học, góp
phần đổi mới phương pháp dạy học.
- Góp phần trang bị cho học sinh các kỹ năng để bảo vệ bản thân, đồng
thời giúp các em xử lý linh hoạt các tình huống xảy ra trong đời sống hằng ngày
- Giáo dục ý thức thường trực cho học sinh , lòng nhân đạo, tình yêu
thương con người.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
Nghiên cứu các biện pháp nhằm giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên

và phòng tránh xâm hại tình dục cho học sinh trường THCS Nga Thủy thông
qua môn sinh học một cách khoa học và hiệu quả nhất.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
Trong phạm vi đề tài này tôi đã lựa chọn một số phương pháp sau:
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết:
Nghiên cứu các Công văn, Thông tư, Nghị quyết, Nghị định… có tính cấp
thiết về việc giáo dục chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên cho HS. Các
hiện tượng, mâu thuẫn hiện tại của giáo viên, học sinh, nhà trường, địa phương
và yêu cầu của xã hội.
- Điều tra, khảo sát thực tế học sinh toàn trường:
Sử dụng hệ thống câu hỏi qua phiếu điều tra để khảo sát mức độ nhận thức
của học sinh về tầm quan trọng của việc giáo dục sức khỏe sinh sản vị thanh
niên và phòng tránh xâm hại tình dục cho học sinh.
- Nghiên cứu tổng kết kinh nghiệm giáo dục:
Lắng nghe, trao đổi, rút kinh nghiệm từ những nhận xét, góp ý của đồng
nghiệp để trau rồi, nâng cao trình độ nghệp vụ sư phạm của bản thân.
- Thống kê, xử lý số liệu:
Để đảm bảo tính chính xác của thực trạng, hiệu quả vấn đề nghiên cứu, tôi
đã sử dụng thống kê toán học, xử lý số liệu để rút ra những kết luận quan trọng.

2


1.5. Nhứng điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm.
Sáng kiến này được làm, áp dụng lần đầu tại trường THCS Nga Thủy và đã
đem lại hiệu quả cao.
2. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Ngày 4/8/2008 Thủ tướng Chính phủ đã ra Chỉ thị số 23/2008 CT-TTg “về
việc tiếp tục đẩy mạnh công tác dân số và kế hoạch hóa gia đình”. Trong đó xác

định nhiệm vụ của Bộ Giáo dục và Đào tạo là triển khai có hiệu quả hoạt động
giáo dục dân số, sức khỏe sinh sản , giới tính trong và ngoài nhà trường. Các
chương trình dự án đưa ra đã xác lập các nguyên tắc chỉ đạo việc tổ chức thực
hiện giáo dục đặc biệt đã chú trọng xây dựng nội dung, chương trình giáo dục
phù hợp với từng đối tượng cụ thể, cũng như cần phải quan tâm đến đội ngũ
giáo viên và đa dạng hóa các hình thức giáo dục (3)
Từ năm 2000 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phối hợp với tổ chức UNICEF
soạn thảo chương trình thực nghiệm giáo dục sống khỏe mạnh và kĩ năng sống
cho học sinh THCS với 9 chủ đề Phòng tránh HIV/AIDS; Phòng tránh xâm hại
tình dục trẻ em; Phòng tránh và ứng phó với tình huống căng thẳng; Giáo dục
sức khỏe sinh sản vị thành niên; Quyền trẻ em; Bệnh lây qua đường tình dục;
Phòng tránh ma túy; Phòng tránh thuốc lá, rượu bia và sống khỏe mạnh.(3)
Năm 2004, Uỷ ban dân số gia đình và trẻ em triển khai đề án mô hình cung
cấp thông tin và dịch vụ SKSS/KHHGĐ cho vị thành niên và thanh niên tại 10
tỉnh thành phố năm 2006 mở rộng ra 28 tỉnh thành phố mục tiêu chính của đề án
nhằm nâng cao nhận thức về sức khỏe sinh sản – kế hoạch hóa gia đình bao gồm
các vấn đề liên quan đến giới tính, tình dục an toàn góp phần giảm các hành vi
gây tác hại đến sức khỏe sinh sản vị thành niên.(3)
Với những căn cứ nêu trên cho thấy công tác giáo dục sức khỏe sinh sản
vị thành niên và phòng tránh xâm hại tình dục cho học sinh là vấn đề hết sức cấp
thiết.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2.2.1. Thực trạng về tình trạng giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành
niên và phòng tránh xâm hại tình dục tại xã Nga Thủy :
Nga Thủy là một trong ba xã bãi ngang ven biển của huyện Nga Sơn, tỉnh
Thanh Hóa, thường xuyên đối mặt với nhiều loại hình thiên tai, biến đổi khí hậu,
sự xâm nhập của nước mặn…nên đời sống nhân dân rất khó khăn. Kinh tế chủ
yếu phát triển nghề chiếu cói, đi biển. Do thu nhập thấp, bấp bênh nên trong
3



những năm gần đây nhiều phụ huynh có xu hướng đi làm ăn xa gửi con cái ở
nhà với ông bà hoặc tự chăm sóc bản thân với chiếc điện thoại có nhiều tính
năng hiện đại, vì vậy các em gần như ít bị quản thúc, tự do về mọi mặt, nếu các
em không có kiến thức về sức khỏe sinh sản và kĩ năng phòng tránh xâm hại tình
dục thì rất có thể để lại những hệ lụy khó lường ở tương lai các em.
Theo thống kê của Ban dân số-KHHGĐ của xã Nga Thủy thì trong những
năm gần đây tại địa phương số trẻ em đang theo học cấp II, cấp III bị mang thai
ngoài ý muốn buộc phải bỏ học giữa chừng để kết hôn ngày càng tăng. Vì vậy
việc giáo dục sức khỏe sinh sản và phòng tránh xâm hại tình dục cho học sinh
hiện nay đang là vấn đề quan tâm được đặt lên hàng đầu của các cấp, các ngành.
2.2.2. Thực trạng về công tác giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên và
phòng tránh xâm hại tình dục cho học sinh tại trường THCS Nga Thủy trong
những năm qua
* Phía nhà trường:
- Do vấn đề giáo dục giới tính cho trẻ vị thành niên đang còn là vấn đề
tranh cãi của nhiều người nên hay không nên dạy cho trẻ những kiến thức này
nên hầu như trong các năm học qua, vấn đề dạy kiến thức về sức khỏe sinh sản
vị thành niên chưa được Ban giám hiệu nhà trường chú trọng, xây dựng kế
hoạch chỉ đạo trực tiếp giáo viên tích hợp trong các môn học hay tổ chức dưới
hình thức các hoạt động ngoại khóa khác.
- Mặt khác nhà trường còn thiếu những biện pháp mạnh để xử lí tình trạng
học sinh vi phạm nền nếp như sử dụng điện thoại có nhiều tính năng hiện đại
trong nhà trường…
- Giáo viên chủ nhiệm chưa nhạy bén trong việc phát hiện và xử lí khéo
léo, kịp thời hiện tượng học sinh thích nhau, yêu nhau trong lớp học.
* Về nhận thức của GV, HS và Phụ huynh:
- Đội ngũ cán bộ GV, nhân viên trong nhà trường không được trang bị đầy
đủ kiến thức, phương pháp, kỹ năng truyền đạt về sức khỏe sinh sản vị thành
niên và phòng tránh xâm hại tình dục, chưa được tham gia lớp tập huấn, hoạt

động cụ thể để giáo dục học sinh. Kiến thức mà bản thân có được là do sự tìm
tòi, học hỏi từ các nguồn thông tin, tư liệu khác và một vốn kinh nghiệm ít ỏi có
được trong đời sống. Do đó họ chưa thực sự ý thức, nhận thức sâu sắc về tầm
quan trọng của việc giảng dạy kiến thức sinh sản vị thành niên và phòng chống
xâm hại tình dục cho HS.
- HS chưa nhận thức sâu sắc về việc cần thiết phải trang bị kiến thức về
giáo dục sức khỏe sinh sản và phòng chống xâm hại tình dục, một phần còn e dè,
4


xấu hổ khi nói về sức khỏe sinh sản khi thảo luận trên lớp trong các hoạt động
ngoại khóa không dám chủ động tháo gỡ thắc mắc với người lớn nhưng với bản
tính tò mò…đôi khi dễ bị dụ dỗ, lôi kéo hoặc tự dò dẫm trên các trang mạng xã
hội mà không được kiểm chứng về tính giáo dục…mà không có sự giám sát của
người lớn. Điều này bắt nguồn từ việc tuyên truyền, bồi dưỡng những kiến thức
cơ bản giáo dục sinh sản cho các em chưa được quan tâm đúng mức.
- Nhiều phụ huynh có thái độ thờ ơ, suy nghĩ đơn giản lớn rồi sẽ biết, hoặc
lớn rồi mới nói hoặc dại gì mà vẽ đường cho hươu chạy nên không quan tâm,
chưa quan tâm và giám sát con trẻ đúng mức. Bên cạnh đó còn buông lỏng, chưa
quan tâm nhiều đến các mối quan hệ bên ngoài của các con cũng như việc sử
dụng điện thoại của các con đang còn tự do vì nghĩ trẻ bây giờ có điều kiện kiện
hơn nên thương con cho con được hưởng thụ những thành quả mà trước đây bố,
mẹ không được hưởng, cho đến bây giờ nhiều người còn chưa hiểu rõ như thế
nào được coi là xâm hại tình duc nên vẫn cò thờ ơ .
Trên cơ sở tìm hiểu tình hình ở địa phương, thực trạng của HS nhà
trường, chúng tôi đã khảo sát 335 HS thông qua phiếu điều tra, với nội dung
như sau:
Trả lời
Số
Nội dung câu hỏi

TT
Đ
S
Theo em việc giáo dục kiến thức về sức khỏe sinh sản
1 và kĩ năng phòng tránh xâm hại tình dục cho học sinh
trong nhà trường là quan trọng?
Em có tự nhận thấy mình còn thiếu kiến thức về sức
2
khỏe sinh sản và kĩ năng phòng tránh xâm hại tình dục ?
Việc thiếu kiến thức về sức khỏe sinh sản và kĩ năng
3 phòng tránh xâm hại tình dục là do chưa được giáo dục
nhiều trong nhà trường, gia đình?
Em nhận thấy rằng bản thân cần thiết phải được cung
4 cấp, trang bị kiến thức về sức khỏe sinh sản và kĩ năng
phòng tránh xâm hại tình dục?
Theo em việc được trực tiếp tham gia vào các hoat động
ngoại khóa tìm hiểu kiến thức về sức khỏe sinh sản là
5
rất quan trọng để từ đó khắc sâu và rèn luyện kỹ năng
phòng tránh xâm hại tình dục?
Theo em cần thiết phải đưa giáo dục kỹ năng sống trong
6 đó có kĩ năng phòng tránh xâm hại tình dục vào làm môn
học chính trong trường phổ thông?
Kết quả thu được:
5


+ 330/335 = 98,5% HS nhận thấy rằng việc giáo dục kiến thức sinh sản và
kĩ năng phòng tránh xâm hại tình dục trong nhà trường là quan trọng
+ 330/335 = 98,5% HS tự nhận thấy mình còn thiếu kiến thức về sức khỏe

sinh sản và phòng tránh xâm hại tình dục ở tuổi vị thành niên
+ 335/335 = 100% HS cho rằng thiếu kiến thức sinh sản ở tuổi vị thành
niên và kĩ năng phòng tránh xâm hại tình dục, là do chưa được giáo dục nhiều
trong nhà trường?
+ 335/335 = 100% HS nhận thấy rằng bản thân cần thiết phải được cung
cấp, trang bị kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên và kĩ năng phòng
tránh xâm hại tình dục.
+ 335/335 = 100% HS nhận thấy việc được trực tiếp tham gia vào các hoat
động đối phó với những tình huống xâm hại tình dục là rất quan trọng để từ đó
biết cách bảo vệ bản thân khi xảy ra các tình huống tương tự trong đời sống.
+ 330/335 = 98,5% các em đồng ý với ý kiến: Phải đưa giáo dục kỹ năng
sống trong đó có kĩ năng phòng tránh xâm hại tình dục vào làm môn học chính
trong trường phổ thông.
Nhận thức được tính cấp thiết của công tác giảng dạy kiến thức về giáo dục
sinh sản vị thành niên, kỹ năng phòng tránh xâm hại tình dục của Đảng, nhà
nước, các ban ngành và toàn xã hội hiện nay. Cùng với kết quả điều tra thực
trạng trên, tôi đã xây dựng được nhiều giải pháp để giáo dục sức khỏe sinh sản,
kỹ năng phòng tránh xâm hại tình dục cho học sinh trong nhà trường.
2.3. Các giải pháp và tổ chức thực hiện
2.3.1. Tích hợp nội dung giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên và
phòng tránh xâm hại tình dục vào môn Sinh học
2.3.1.1. Chọn lọc các bài học trong chương trình để tích hợp
Lớp
Tên bài
Địa chỉ
Nội dung tích hợp
Hình
thức
8
Bài 7: Bộ

Mục 1 : các
Giáo dục HS ý thức bảo vệ và
Liên hệ
xương
phần của bộ sự phát triển cân đối bộ xương,
xương
đặc biệt khung xương chậu, đặc
biệt là các bạn nữ → Hình
thành ý thức chăm sóc sức khỏe
sinh sản bản thân.
8
Bài 11: Tiến Mục 2 : Vệ
Giáo dục HS ý thức chăm sóc,
Lồng
hóa hệ vận
sinh hệ vận
rèn luyện bảo vệ hệ xương, cơ, ghép một
động
động
để có cơ thể phát triển cân đối
phần
thuận lợi cho việc mai thai sau
này…→ Hình thành ý thức
6


8

Bài 40 :


Cả bài

8

Bài 54: Vệ
sinh hệ thần
kinh

Cả bài

8

Bài 58:
Tuyến sinh
dục

Cả bài

8

Bài 60,61:
Cả bài
Cơ quan sinh
dục nam, nữ

8

Bài 62,63
Thụ tinh,
thụ thai, sự

phát triển
của thai. Cơ
sở khoa học
của các biện
pháp tránh
thai

Cả bài

8

Bài 64: Các

Cả bài

chăm sóc sức khỏe sinh sản bản
thân.
Giáo dục HS ý thức chăm sóc
sức khỏe bảo vệ hệ bài tiết cũng
như hư cơ quan sinh dục …→
Tránh viêm nhiễm cơ quan sinh
dục từ hệ bài tiết.
Giáo dục HS ý thức bảo vệ hệ
thần kinh tránh những tác động
gây căng thẳng, ức chế hệ thần
kinh... → hình thành lối sống
tích cực, lành mạnh để không
gây ảnh hưởng tâm lí của tuổi vị
thành niên.
- Nhận biết được những dấu

hiệu của tuổi dậy thì.
- Đặc biệt HS biết được khi bước
vào tuổi dậy thì nếu có quan hệ
tình dục sẽ có khă năng mang thai.
- Xây dựng tình bạn trong sáng,
giúp học sinh giữ gìn bản thân
trong tình bạn và tình yêu.
- Nhận biết được các bộ phận
của cơ quan sinh dục, chức năng
của các bộ phận, đặc điểm của
trứng và tinh trùng → Biết cách
chăm sóc sức khỏe sinh sản, vệ
sinh tránh bị viêm nhiễm.
- HS xác định được điều kiện để
xảy ra thụ tinh, thị thai từ đó biết
được cơ sở của các biện pháp
tránh thai, Những nguy cơ có
thai ở tuổi vị thành niên → Biết
cách phòng tránh mang thai
ngoài ý muốn.
- HS biết được hiện tượng kinh
nguyệt → biết cách chăm sóc
sức khỏe thời kì kinh nguyệt,
dấu hiệu có thai nếu có lỡ quan
hệ tình dục.
- Biết cách tự bảo vệ bản thân
tránh bị xâm hại tình dục.
Từ tác nhân, biểu hiện và hậu

Lồng

ghép

Lồng
ghép

Lồng
ghép

Nội dung
chính

Nội dung
chính

Lồng
7


bệnh lây
truyền qua
đường tình
dục
8

Bài 65: Đại Cả bài
dịch AIDS –
Thảm họa
của loài
người


9

Bài 29:
Bệnh và tật
di truyền ở
người

Cả bài

9

Bài 30: Di
truyền học
với con
người

Cả bài

quả của các bệnh tình dục như
lậu, giang mai -> HS biết cách
phòng tránh lây nhiễm các bệnh
tình dục, sự cần thiết đấu tránh
chống xâm hại tình dục.
Từ tác nhân, biểu hiện và hậu
quả của các bệnh HIV/AIDS ->
HS biết cách phòng tránh lây
nhiễm các bệnh tình dục, sự cần
thiết đấu tránh chống xâm hại
tình dục.
Từ việc tìm hiểu các bệnh tật di

truyền ở người giúp HS biết
cách tạo ra sống sống lành
mạnh, chăm sóc sức khỏe bản
thân để hạn chế bệnh tật di
truyền cho thế hệ sau.
- Giúp HS hiểu được khi có vấn
đề thắc mắc cả về tình yêu, tình
bạn khác giới cả trong giai đoạn
vị thành niên hay trường thành
hãy đến các trung tâm để được
gỡ rối, đảm bảo luôn có những
quyết định đúng đắn.
- HS hiểu được người phụ nữ
cần chăm sóc sức khỏe sinh sản
như thế nào, nên sinh con ở độ
tuổi nào là hợp lí để đem lại
hạnh phúc cho bản thân, gia
đình và xã hội.

ghép,
liên hệ

Lồng
ghép,
liên hệ

Lồng
ghép,
liên hệ


Lồng
ghép,
liên hệ

2.3.1.2. Tiết dạy minh họa môn Sinh học 8
Tiết 65 : Thụ tinh, thụ thai. Cơ sở khoa học của các biện pháp tránh thai
I. Mục tiêu:
1. Về kiến thức: Qua bài học, HS cần:
- Chỉ rõ được những điều kiện của sự thụ tinh và sự thụ thai trên cơ sở hiểu rõ
các khái niệm về sự thụ tinh và thụ thai.
- Trình bày được sự nuôi dưỡng thai trong quá trình mang thai và điều kiện đảm
bảo cho thai phát triển.
- Giải thích được hiện tượng kinh nguyệt.
- Phân tích được ý nghĩa của cuộc vận động sinh đẻ có kế hoạch trong kế hoạch
hóa gia đình.
- Phân tích được những nguy cơ khi có thai ở tuổi vị thành niên.
8


- Giải thích được cơ sở của các biện pháp tránh thai, từ đó xác định được các
nguyên tắc cần tuân thủ để có thể tránh thai.
2. Về kỹ năng:
Rèn kĩ năng:
- Thu thập thông tin tìm kiếm kiến thức.
- Vận dụng kiến thức thực tế vào chăm sóc sức khỏe bản thân.
- Hoạt động nhóm.
3. Về thái độ:
- Giáo dục ý thức giữ gìn vệ sinh cơ thể đặc biệt vệ sinh kinh nguyệt,vệ sinh
sinh sản
- Giáo dục ý thức tự bảo vệ mình, tránh mang thai ở tuổi vị thành niên, ý thức

ngăn ngừa, tố giác các hành vi dâm ô trong cộng đồng.
II. Đồ dùng dạy học:
*Chuẩn bị của GV:
- Máy vi tính, máy chiếu.
- Video giới thiệu kỹ năng tự vệ khi bị tấn công tình dục hoặc bắt gặp tình
huống dâm ô
- Một số dụng cụ tránh thai như Bao cao su, vòng tránh thai, vỉ thuốc tránh thai
*Chuẩn bị của học sinh phân công theo nhóm:
- Tổ 1: Nghiên cứu và chuẩn bị nội dung I, II Thụ tinh, thụ thai, sự phát triển của
thai .
HS tìm hiểu khái niệm thụ tinh, thụ thai, điều kiện xảy ra sự thụ tinh và thụ thai
Quá trình phát triển thai nhi trong bụng mẹ, vai trò của nhau thai
- Tổ 2:
HS nghiên cứu để chuẩn bị trình bày nôi dung hiện tượng kinh nguyệt, ý nghĩa
của việc tránh thai
- Tổ 3:
HS nghiên cứu để chuẩn bị trình bày nội dung những nguy cơ khi có thai ở tuổi
vị thành niên
- Tổ 4:
HS nghiên cứu nội dung Điều kiện xảy ra thị tinh thụ thai, cơ sở của các biện
pháp tránh thai
HS 4 tổ chuẩn bị trên power point giáo viên tổng hợp lên máy tính chung để HS
trình bày, khi tổng hợp GV thấy HS chuẩn bị chưa đầy đủ GV có thể bổ sung để
hỗ trợ trình bày
III.Tiến trình bài giảng:
1. Kiểm tra bài cũ:
Tại sao nói tuyến sinh dục là tuyến pha?
Trình bày sự sinh tinh tùng, trứng và đặc điểm của tinh trùng và trứng?
3. Bài mới:


9


GV đặt vấn đề: Theo em mỗi chúng ta đang ngồi đây được hình thành như thế
nào? Nếu như bản thân các em ở lứa tuổi này có thai điều gì sẽ xảy ra?
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung ghi bảng
HĐ1: Tìm hiểu thụ tinh và
I. Thụ tinh và thụ
thụ thai:
thai:
GV yêu cầu HS nghiên cứu
HS nghiên cứu thông tin - Thụ tinh là sự kết
thông tin SGK, nhóm 1 lên
SGK, đại diện nhóm 1
hợp giữa trứng và tinh
bảng trình bày nội dung đã
lên trình bày nội dung
trùng tạo thành hợp
được phân công.
của nhóm đã chuẩn bị:
tử.
- Khái niệm thụ tinh.
- Điều kiện xảy ra sự
- Điều kiện để xảy ra thụ thụ tinh:
tinh.
+ Phải có trứng chín
- Khái niệm thụ thai.
và rụng.

GV điều hành cho HS theo dõi, - Điều kiện xảy ra thụ
+ Tinh trùng và trứng
hỗ trợ tổ 1 giải đáp thắc mắc
thai.
phải gặp nhau ở 1/3
của HS đồng thời gợi mở các
HS các nhóm còn lại
vòi ống dẫn trứng.
vấn đề để HS suy nghĩ tìm cách lắng nghe và nghiên cứu + Số lượng tinh trùng
giải quyết nhằm mục đích thấu thông tin sách giáo khoa phải đủ lớn.
hiểu bài học.
(TTSGK)
GV nhấn mạnh:
HS các nhóm còn lại
- Để xảy ra quá trình thụ
nhận xét và góp ý và đưa
tinh cần rất nhiều tinh trùng ra các thắc mắc
để phá vỡ vở trứng nhưng chỉ Tổ 1 giải đáp thắc mắc
có 1 tinh trùng được thụ tinh cho các tổ dưới sự hỗ trợ
với 1 trứng.
của GV
Sau đó tổng hợp lại nội dung HS rút ra kết luận
thành chuẩn kiến thức .Sử
dụng hình 62.1 (PHỤ LỤC 1.1)
Hãy rút ra kết luận ?
* GV mở rộng liên hệ thêm
một số trường hợp vô sinh do
trứng bị lép, phát triển không
tốt, vòi trứng bị tắc, số lượng
tinh trùng quá ít... Vì vậy

muốn đảm bảo khả năng sinh
sản tốt sau này thì ở độ tuổi
các em cần chú ý chăm sóc
- Thụ thai: Trứng
sức khỏe bản thân thật tốt về
được thụ tinh phải
mặt thể chất cũng như vệ sinh
đám được vào thành
thật tốt cơ quan sinh dục
tử cung và phát triển
tránh bị viêm nhiễm...
- Điều kiện xảy ra sự
* Gỉa sử nếu trứng đã thụ tinh
thụ thai:

10


nhưng vì một lí do nào đó
không di chuyển được xuống tử
cung thì điều gì sẽ xảy ra?
* GV giới thiệu sơ bộ hiện
tượng chửa ngoài dạ con và
mức độ nguy hiểm của nó với
tính mạng người mẹ.
* Nếu người phụ nữ nạo phá
thai nhiều lần hoặc nạo phá
thai khi tử cung phát triển
chưa hoàn chỉnh dễ để lại sẹo
và làm mất nơi bám của thai

nhi sẽ khó có khả năng mang
thai lại.
Vậy sau khi xảy ra thụ thai, thai
nhi sẽ phát triển ở đâu và phát
triển như thế nào?
Hoạt động 2: Tìm hiểu sự
phát triển của thai và nuôi
dưỡng thai
GV định hướng và hướng dẫn
HS tổ 1 trình bày, đồng thời
giúp HS gỡ rối những thắc mắc
GV mở rộng và bổ sung kiến
thức giúp học sinh hoàn thiện
nhận thức về sự phát triển của
thai trên hình 62.2 (PHỤ LỤC
1.2 và 1.3)
- Sức khỏe của mẹ ảnh hưởng
như thế nào đến sự phát triển
của bào thai?
- Trong quá trình mang thai,
người mẹ cần làm gì và tránh
điều gì để thai phát triển tốt và
con sinh ra khỏe mạnh?
- Tại sao em bé trong bụng mẹ
không đi đại tiện hay tiểu tiện?
- Tại sao em bé trong bụng mẹ
không khóc?
*GV nhấn mạnh nếu người
phụ nữ sức khỏe không đảm
bảo hoặc là những em gái khi

mang thai ở độ tuổi thành

+ Phải xảy ra sự thụ
tinh
+Trứng được thụ tinh
phải di chuyển được
xuống tử cung

Đại diện tổ 1 tiêp tục
trình bày
Nêu bật lên được:
- Qúa trình phát triển của
thai sau thụ tinh.
- Vai trò của nhau thai.
- Vai trò của người mẹ.

II.Sự phát triển của
thai.

- Thai được nuôi
dưỡng nhờ chất dinh
dưỡng và oxi lấy từ
cơ thể mẹ qua nhau
thai đồng thời thải bỏ
khí cacbonic và chất
HS các nhóm còn lại
bài tiết qua nhau thai
lắng nghe sau đó nhận
nhờ cơ thể mẹ thải ra
xét, bổ sung

ngoài
- Khi mang thai
- HS thảo luận những nội người mẹ cần cung
dung GV bổ sung để
cấp đầy đủ chất dinh
hiểu rõ và hoàn thiện nội dưỡng và tránh các
dung kiến thức
chất kích thích có hại
- HS rút ra kết luận
cho thai nhi như rượu,
thuốc lá...

11


niên bộ khung xương chậu
cũng như thể chất chưa phát
triển hoàn chỉnh sẽ ảnh
hưởng trực tiếp tới thai nhi
và cả bản thân người mẹ...
Hoạt động 3: Tìm hiểu hiện
tượng kinh nguyệt
GV theo dõi và hướng dẫn các
tổ thảo luận cũng như giúp đỡ
tổ 2 giải đáp thắc mắc của HS
GV nhấn mạnh thêm:
- Tính chất của kinh nguyệt do
tác dụng của hoocmon tuyến
yên
- Tuổi kinh nguyệt có thể sớm

hay muôn tùy thuộc vào nhiều
yếu tố
- Kinh nguyệt không bình
thường là biểu hiện của bệnh lí
cần đi khám ngay
- Cần vệ sinh kinh nguyệt thật
tốt để không gây ảnh hưởng tới
sức khỏe sinh sản
- Nếu các em gái đã xuất hiện
kinh nguyệt nhưng đã lỡ xảy ra
quan hệ tình dục sau đó thấy
chậm kinh cần kiểm tra ngay vì
có thể đã có thai
GV hỗ trợ tổ 2 tự rút ra kết
luận

Đại diện tổ 2 lên bảng
trình bày nội dung đã
chuẩn bị, nêu được. HS
sử dụng hình (PHỤ
LỤC 1.4)
- Hiện tượng kinh nguyệt
- Kinh nguyệt xảy ra khi
nào
- Do đâu có kinh nguyệt
HS các tổ còn lại lắng
nghe và đưa ra những
thắc mắc, tổ 2 giải đáp
thắc mắc, nếu nội dung
nào không giải đáp được

sẽ nhờ đến sự can thiệp
của GV

- Kinh nguyệt là hiện
tượng trứng không
được thụ tinh, lớp
niêm mạc tử cung
bong ra thoát ra
ngoài cùng máu và
dịch nhầy.
- Kinh nguyệt xảy ra
theo chu kì
- Kinh nguyệt đánh
dấu chính thức tuổi
dậy thì ở em gái

- HS tổ 2 rút ra kết luận

Hoạt động 4: Tìm hiểu ý
nghĩa của việc tránh thai
GV theo dõi , định hướng cho
ccs tổ thảo luận thắc mắc, hỗ
trợ tổ 2 giải quyết các vấn đề
thắc mắc của học sinh
GV đặt vấn đề:
- Em nghĩ như thế nào khi

III. Hiện tượng kinh
nguyệt


IV. Ý nghĩa của việc
tránh thai:
HS tổ 2 tiếp tục trình bày
nội dung, nêu bật được
các vấn đề
+ Nội dung của cuộc vận
động sinh đẻ có kế
hoạch
+ Phân tích được ý nghĩa

- Trong việc thực hiện
kế hoạch hóa gia
đình: Việc tránh thai
đảm bảo sức khỏe cho
người mẹ và chất
lượng cuộc sống.
12


HS THCS được học về vấn đề
này?
- Em có biết hiện nay có
nhiều trẻ em tuổi vị thành
niên có thai hay không? Thái
độ của em như thế nào trước
hiện tựơng này?

Hoạt động 5: Những nguy cơ
khi có thai ở tuổi vị thành
niên.

GV lắng nghe, gợi mở những
vấn đề để HS các tỏ thắc mắc,
hỗ trợ tổ 3 giải đáp thắc cho HS
nhằm giúp HS hiểu rõ được vấn
đề bài học
- Nếu lở mang thai mà không
muốn sinh thì giải quyết như
thế nào?
GV khẳng định cả nam và nữ
đều phải nhận thưc về vấn đề
này, phải có ý thức bảo vệ,
giữ gìn bản thân, đó là tiền đề
cho cuộc sống sau này
- GV điểm qua ttình hình
làm dục tình dục trong tình
yêu, vấn nạn xâm hại tình
dục trong trẻ em trong tình
hình hiện tại và cách tròng
tránh xâm hại tình dục để tự
bảo vệ bản thân.
Hoạt động 6: Cơ sở khoa học
của các biện pháp tránh thai.

cuộc vận động sinh đẻ
có kế hoạch trong kế
hoạch hóa gia đình.
+ Thực hiện cuộc vận
động đó bằng cách nào
+ Cuộc vận động đó ó ý
nghĩa gì? Cho biết lí do

+ Điều gì sẽ xảy ra nếu
có thai ở độ tuổi đang đi
học
- HS các tổ còn lại lại
nghe và đặt vấn đề thắc
mắc và bổ sung
- HS tiếp tục trả lời thắc
mắc của các tổ dưới sự
hỗ trợ của giáo viên
- Tổ 2 rút ra kết luận
Đại diện tổ 3 trình bày,
nêu bật được
- Hậu quả khi có thai ở
độ tuổi vị thành niên
bằng các dẫn chứng cụ
thể
- HS cần làm gì để tránh
mang thai ngòi ý muốn
hay tránh nạo phá thai ở
tuổi vị thành niên
HS các tổ còn lại lắng
nghe, bổ sung và đưa ra
những thắc mắc, HS tổ 3
giải đáp thắc mắc các tổ
dưới dự hỗ trợ của giáo
viên

- Đối với HS ( Tuổi
vị thành niên) : Giúp
tránh thai không sinh

con sớm ảnh hưởng
tói sức khỏe, học tập
và tinh thần.

V. Những nguy cơ
khi có thi ở tuổi vị
thành niên.
Có thai ở tuổi vị thành
niên là nguyên nhân
tăng nguy cơ tử vong
và gây nhiều hậu quả
xấu.

VI. Cơ sở khoa học
của các biện pháp
13


tránh thai.
GV lắng nghe, hỗ trợ HS giải
đáp thắc mắc, hỗ trợ HS rút ra
kết luận

Nếu còn thời gian Gvcho HS
xem tiểu phẩm nhỏ “ xin đừng
giết con đi”

Đại diện tổ 4 trình bày,
nêu được
- Trên cơ sở nội dung

hoạt động 1 HS nêu ra
được nguyên tắc của các
biện pháp tránh thai
- Biện pháp để thực hiện
các nguyên tắc đó
- Nêu được ưu nhược
điểm của từng biện pháp
HS các tổ còn lại lắng
nghe, bổ sung và đưa ra
thắc mắc
HS tổ 4 trả lời thắc mắc
dưới dự hỗ trợ của giáo
viên
HS rút ra kết luận

- Nguyên tắc tránh
thai:
+ Ngăn tứng chín và
rụng
+ Tránh không để
tinh trùng gặp trứng
+ Tránh sự làm tổ củ
trứng đx thụ tinh
- Phương tiện tránh
thai: Bao cao su,
vòng tránh thai, ...

3. Củng cố
- Yêu cầu HS làm bài tập
- GV củng cố nội dung bài học bằng sơ đồ tư duy.

- Đọc mục em có biết.
- GV yêu cầu học sinh viết bài tuyên truyền có nội dung như sau:
Đề bài: Hiện nay tình trạng đa số các bạn ở lứa tuổi vị thành niên đang còn
thiếu kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên vì vậy vấn nạn lạm dụng tình
dục và dẫn đến mang thai ngoài ý muốn có xu thế gia tăng dẫn đến nạo phá thai
ở lứa tuổi này. Bằng những hiểu biết của mình, em hãy viết một bài (hoặc vẽ
tranh) tuyên truyền cho mọi người biết tầm quan trọng của việc chăm sóc sức
khỏe vị thành niên và phòng tránh xâm hại tình dục trẻ em
* Sản phẩm của các em nhờ GV mĩ thuật và GV văn nhận xét và chấm nếu tốt sẽ
phông bố trước cờ (PHỤ LỤC 1.5)
4. Dặn dò:
- HS học bài, trả lời câu hỏi 2,3,4 vào vở bài tập.
- Tìm hiểu thêm trên mạng Internet, báo trí, đài…để biết thêm thông tin và
cách phòng tránh bị xâm hại tình dục
2. 3.2. Tổ chức các hoạt động ngoại khóa nhằm nâng cao kiến thức sức
khỏe sinh sản vị thành niênvà kỹ năng phòng tránh xâm hại tình dục.
2.3.2.1. Ngoại khóa toàn trường: Chúng tôi xin giới thiệu một tiết ngoại
khóa toàn trường với chủ đề. Hs khối 7,8 trực tiếp dự thi (Phối hợp cùng trung
tâm bảo trợ xã hội tỉnh Thanh Hóa)
Hình thức tổ chức: Sân khấu hóa “ Tìm hiểu kiến thức sinh sản vị thành
niên và phòng tránh xâm hại tình dục cho trẻ em tuổi học đường”
14


I. Mục đích
- Nâng cao hiểu biết và rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh THCS từ đó
giúp các em biết rõ hơn kiến thúc về sức khỏe sinh sản và cách phòng tránh xâm
hại tình dục trước nguy cơ bị xâm hại tình dục.
- Tạo điều kiện cho các em có một sân chơi, một môi trường rèn luyện kỹ
năng sống giúp các em có cơ hội được tham gia nhiều hoạt động bổ ích, được

giao lưu học hỏi và trao đổi kinh nghiệm từ đó xây dựng môi trường sống thân
thiện, an toàn lành mạnh.
- Giúp nâng cao ý thức và trách nhiệm của gia đình, nhà trường trong việc
phòng tránh xâm hại tình dục và bạo lực học đường cho học sinh THCS
II. Các đội tham dự Hội thi bắt buộc tham dự đủ 04 phần thi, bao gồm:
- Phần thứ nhất: chào hỏi, giới thiệu;
- Phần thứ hai: kiến thức (Trắc nghiệm + xử lí tình huống);
- Phần thứ ba: Bình luận tranh theo chủ đề( có sự phối hợp của GV ngữ
văn và GV Mĩ thuật)
- Phần thứ tư: năng khiếu.
III. Dưới đây là nội dung
III.1. Phần thứ nhất: Chào hỏi, giới thiệu (10 điểm)
- Lần lượt mỗi đội thi (theo thứ tự bốc thăm) trình bày một tiết mục (hát,
kịch, thơ, vè....) để chào hỏi, giới thiệu về đội của mình, về nội dung cuộc thi,
mục đích cuộc thi, bạn bè, trường lớp của mình....
- Thời gian dành cho mỗi đội là 5 phút, nếu quá thời gian quy định sẽ bị trừ
điểm.
* Hình ảnh màn chào hỏi một số lớp được giới thiệu phần (PHỤ LỤC 2.1)
III.2. Phần thứ hai: Thi kiến thức (50 điểm)
- Phần thi này được chia làm 02 nội dung : Phần thi trắc nghiệm và phần thi
xử lí tình huống:
III.2.1 thi trắc nghiệm (10 điểm):
- Sau khi nghe câu hỏi từ người dẫn chương trình các đội sẽ bấm chuông để
trả lời câu hỏi. Đội nào nhanh tay bấm trước sẽ giành quyền trả lời trước. Đội trả
lời trước mà không đúng theo đáp án BTC đưa ra thì các đội còn lại tiếp tục bấm
chuông để trả lời, điểm số sẽ thuộc về đội có câu trả lời đúng
- Thời gian dành cho phần thi này là 8 phút
* Câu hỏi minh họa:(PHỤ LỤC 2.2)
III.2.2. thi xử lí tình huống: gồm 02 phần (phần trả lời tình huống của
BTC đưa ra và phần các đội thi tự đặt câu hỏi cho đội chơi khác trả lời):

- Phần trả trả lời câu hỏi của BTC đưa ra (20 điểm):

15


+ Phần thi này được thực hiện dưới hình thức tự luận. Ban Giám khảo sẽ đưa
ra các câu hỏi tình huống, các đội sẽ lên bốc thăm và thảo luận sau đó sẽ cử một đại
diện lên trả lời câu hỏi. Đội nào có câu trả lời hay và đúng nhất sẽ đạt điểm tối đa.
+ Phần thi này thực hiện trong vòng 20 phút. (mỗi đội sẽ có 5 phút để vừa
thảo luận vừa trả lời câu hỏi của BTC, nếu quá thời gian quy định sẽ bị trừ
điểm).
* Minh họa một vài tình huống của ban tổ chức (PHỤ LỤC 2.3)
- Phần các đội thi đặt câu hỏi cho đội chơi còn lại (20 điểm):
+ Phần thi này được thực hiện dưới hình thức tự luận. BTC đưa ra một chủ
đề các đội sẽ dựa vào chủ đề BTC đưa ra đặt câu hỏi cho đội bạn. Sau khi nhận
được câu hỏi từ đội bạn đội thi sẽ thảo luận sau đó sẽ cử một đại diện lên trả lời
câu hỏi. Đội nào có hỏi và câu trả lời hay và đúng nhất chủ đề của cuộc thi sẽ
đạt điểm tối đa.
+ Ở phần thi này mỗi đội sẽ có thời gian 5 phút để vừa thảo luận vừa trả
lời câu hỏi của đội bạn, nếu quá thời gian quy định sẽ trừ điểm. (Mỗi đội chuẩn
bị một câu hỏi liên quan đến vấn đề xâm hại tình dục, bạo lực học đường, sau
đó theo thứ tự bốc thăm để vừa đặt câu hỏi vừa trả lời câu hỏi của đội mà mình
đã bốc thăm được)
* Minh họa một số câu hỏi tình huống của các lớp (PHỤ LỤC 2.4)
III.3. Phần thi bình luận tranh theo chủ đề (20 điểm):
- Các đội thi sẽ thể hiện dưới hình thức vễ tranh: mỗi đội thi tự chuẩn bị trước
01 bức tranh liên quan đến chủ đề phòng chống bạo lực học đường và xâm hại tình
dục sau đó cử đại diện lên thuyết trình về nội dung và thông điệp của bức ảnh.
- Mỗi đội thi thuyết trình trong thời gian tối đa không quá 5 phút.
- Đội nào có tranh vẽ đẹp, đúng chủ đề, có phần thuyết trình ấn tượng và

chuyển tại được thông điệp về chủ đề của cuộc thi tốt nhất sẽ được điểm tối đa.
* Chúng tôi đính kèm một số hoạt động vẽ và bình tranh vẽ của HS được
đánh giá cao ở ( PHỤ LỤC 2.5)
III.4. Phần thứ tư: Thi năng khiếu (20 điểm)
- Mỗi đội chuẩn bị 01 tiết: kịch nói, thơ ca, hò vè.... nội dung về quê hương,
bác hồ, Đảng .... tiết mục nào xuất sắc cả về nội dung, trang phục, phong cách
biểu diễn thì đạt điểm tối đa.
- Thời gian dành cho phần thi năng khiếu là 10 phút cho mỗi đội
* Minh họa 1 tiểu phẩm của lớp 8B (PHỤ LỤC 2.6)
III.5. Phần thi giành cho khán giả
- Phần thi này bao gồm 04 câu hỏi, tình huống... liên quan đến chủ đề của
cuộc thi giành cho khán giả tham gia cổ vũ được thực hiện lồng ghép vào các
phần thi của các đội dự thi.

16


- Hình thức thi: người dẫn chương trình sẽ đưa ra các câu hỏi, tình huống..
sau đó khán giả sẽ giơ tay để giành quyền trả lời câu hỏi khán giả nào trả lời
đúng sẽ giành được 01 phần quà từ ban tổ chức. Nếu khán giả được mời có câu
trả lời sai thì quyền trả lời sẽ giành cho khán giả khác.
* Chúng tôi đính kèm một số hình ảnh hoạt động ngoại khóa ở (PHỤ LỤC 2.7)
2.3.3. Tổ chức cho HS tham gia vào nhiều các hoạt động lành mạnh trong
nhà trường nhằm mục đích tạo định hướng phát triển nhân cách các em đúng
hướng và tránh xa những mối nguy cơ xâm hại tình dục.
Việc giáo dục sức khỏe sinh sảnvị thành niên và phòng chống xâm hại tình dục
không phải là lúc nào cũng chỉ chăm chăm vào việc nói với các em về vấn đê đó ở
mọi lúc mọi nơi mà quan trọng hơn phải tạo ra cho các em những sân chơi bổ ích,
lành mạnh; cuốn hút các em vào các hoạt động để giúp các em phát triển toàn diện
tránh xa môi trường xấu, dễ bị xa ngã. Vì vậy chúng tôi luôn luôn tạo ra cho các em

nhiều sân chơi khác nhau có tính giáo dục cao:
- Tổ chức hoạt động câu lạc bộ học vui vui học theo chủ đề hàng tháng, hoạt
động ngoại khóa về nhiều chủ đề có thể liên quan hoặc không liên quan đến vấn đề
sức khỏe sinh sản và xâm hại tình dục, và các trò chơi vận động
- Dựa theo chủ đề hành tháng hoạt hoạt động của Đoàn, Đội và Nhà trường tôi
cùng GV Tổng phụ tránh ( rất thuận lợi khi tôi là bí thư chi đoàn) lên kế hoạch tham
mưu cùng với giáo viên bộ môn đưa ra những câu hỏi kiến thức về hiểu biết xã hội
có liên quan đến các môn học hay những tình huống thực tế. Những câu hỏi này sẽ
được đưa lên bảng tin của nhà trường và khuyến khích các em học sinh tham gia.
- Cuối tháng sẽ tổng hợp đánh giá vừa xếp thi đua theo lớp đồng thời có khen
thưởng những cá nhân xuất sắc dưới cờ.
- Hàng tháng ngoài hoạt động chính của nhà trường là dạy học chúng tôi
thường xuyên tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp theo chủ đề với các trò
chơi vận động (ở ở lứa tuổi này các em rất thích vận động) giúp các em phát
triển toàn diện , có cái nhìn đúng đắn và tích cực hơn trong cuộc sống.
* Chúng tôi đính kèm một số các hoạt động của HS ở (PHỤ LỤC 3.1 – 3.10 )
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục,
đối với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
* Đối với học sinh:
Sau khi thực hiện các hoạt động chính khoá và ngoại khoá trong nhà trường
với nội dung giáo dục SKSSVTN và phòng tránh xâm hại tình dục, chúng tôi đã
tiến hành kiểm tra lại mức độ hiểu biết và nhận thức của HS về vấn đề này và đã
thu được kết quả như sau:
Tổng
Không biết
Biết
Hiểu
Vận dụng
số HS
SL

%
SL
%
SL
%
SL
%
335
0
0
60
17,9
125
37,3
150
44,4
Như vậy rõ ràng so với phiếu điều tra ban đầu với nội dung câu hỏi số 2
“Em tự nhận thấy mình còn thiếu kiến thứcvề SKSSVTN và kỹ năng phòng
tránh xâm hại tình dục?”. Kết quả có tới 98,5% số HS trong nhà trường tự nhận
17


thấy mình còn thiếu kiến thức về SKSSVTN và kỹ năng phòng tránh xâm hại
tình dục, thì sau khi áp dụng đề tài đã có 100% HS trong trường tự tin khẳng
định nắm vững vấn đề này. Đặc biệt các em có thể vận dụng linh hoạt những
kiến thức, hiểu biết đã được học vào thực tế để chăm sóc bản thân và tự tin
phòng tránh với các tình huống xâm hại tình dục để bảo vệ bản thân qua các
buổi học ngoại khóa tại nhà trường.
* Đối với bản thân và đồng nghiệp :
Đề tài này, sau khi được áp dụng triển khai ở trường, thật sự rất hữu ích đối

với bản thân tôi và đồng nghiệp: Giáo viên từ chỗ chủ quan về kiến thức
SKSSVTN và phòng tránh xâm hại tình dục , nay đã được trang bị đầy đủ, bổ
sung vào vốn kỹ năng sống của chính mình. Từ kiến thức và kỹ năng này có thể
vận dụng dạy tích hợp vào môn học mình phụ trách hoặc tuyên truyền sâu rộng
đến nhân dân trong xã để mọi người cùng chung tay góp phần bảo vệ, chăm sọc
SKSSVTN và đẩy lùi hiện tượng xâm hại tình dục trong cộng đồng.
* Đối với nhà trường :
Biện pháp tích hợp giáo dục SKSSVTN và kỹ năng phòng tránh xâm hại
tình dục sẽ được vận dụng thường xuyên, nhân rộng ở nhiều bộ môn, tiến hành
qua nhiều năm học tiếp theo, nhờ đó sẽ trang bị được đầy đủ kiến thức và kỹ
năng này tới cho HS, góp phần thực hiện đúng mục tiêu của Bộ GD&ĐT đề ra
và giải quyết được yêu cầu cấp bách của xã hội.
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ

3.1. Kết luận:
Từ kết quả của quá trình thực hiện, chúng tôi rút ra một số kết luận sau
đây:
3.1.1. Vấn đề giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên và kỹ năng phòng
tránh xâm hại tình dục cho trẻ em đang đang là vấn đề nóng bỏng, cấp bách
hàng đầu của tất cả các cấp, các ngành, đặc biệt là chủ trương của Bộ GD&
ĐT hiện nay.
3. 1.2. Trên cơ sở lý luận và thực trạng của vấn đề giáo dục sức khỏe sinh
sản vị thành niên và kĩ năng phòng tránh xâm hại tình dục cho trẻ em ở trường
THCS Nga Thủy nói riêng, chúng tôi đã thực hiện nhóm giải pháp cơ bản,
mang lại hiệu quả cao. Đó là:
- Tích hợp nội dung giáo dục sức khỏe sinh sản vàphòng tránh xâm hại tình
dục vào môn sinh học
+ Chọn lọc các bài học trong chương trình để tích hợp
+ Dạy thử nghiệm
- Tổ chức các hoạt động ngoại khóa nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng

phòng tránh xâm hại tình dục tại địa phương.
+ Tổ chức ngoại khóa toàn trường
- Tổ chức cho HS thi viết bài tuyên truyền, vẽ tranh cổ động về giáo dục
sức khỏe sinh sản và phòng tránh xâm hại tình dục ở trẻ em.
Tuy nhiên, các giải pháp trên mới chỉ là một trong những giải pháp nhỏ,
tạm thời góp phần giáo dục sức khỏe sinh sản và kỹ năng phòng tránh xâm hại
tình dục cho học sinh ở trường THCS Nga Thủy. Để hình thành ý thức thường

18


trực và nâng cao chất lượng của công tác này cho trẻ em trong toàn xã, trong
tương lai và về lâu dài, cần hướng tới nhiều giải pháp khác, hiệu quả
3. 2. Kiến nghị:
3. 2.1. Đối với Sở GD&ĐT, Bộ GD&ĐT:
- Trong đề án thay SGK mới, cần tăng cường nội dung ứng dụng thực hành
để GV thuận tiện trong việc lồng ghép, tích hợp nội dung giáo dục phòng tránh
xâm hại tình dục trẻ em.
- Cần có nhiều tài liệu tham khảo, văn bản hướng dẫn cụ thể về việc giáo
dục chăm sóc sức khỏe sinh sản và kỹ năng phòng tránh xâm hại tình dục cho
HS, đặc biệt hướng dẫn phương pháp tích hợp liên môn, lồng ghép...nội dung
này qua các môn học.
3. 2.3. Đối với nhà trường:
Nhà trường cần tranh thủ kinh phí hỗ trợ từ UBND xã để có thể tổ chức
nhiều các hoạt động ngoại khóa bổ ích hơn nữa để tạo ra các sân chơi lành mạnh
giúp các em nâng cao nhận thức chăm sóc sức khỏe bản thân cũng như có kĩ
năng bảo vệ bản thân trước nhiều tình huống trong đời sống
Chắc chắn kinh nghiệm chúng tôi trình bày trên đây còn có những thiếu
sót. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của đồng nghiệp và những người
quan tâm đến nội dung này.

Tôi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN
CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Nga Sơn, ngày 15 tháng 4 năm 2019
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, không sao chép nội dung của ngườikhác

Nguyễn Thị Dung

19


PHỤ LỤC
1. Một số hình ảnh GV và HS sử dụng trong bài học :
1.1 Sự thụ tinh :

TRỨNG VÀ TINH TRÙNG
KẾT HỢP

TINH TRÙNG BƠI TỪ
ÂM ĐẠO LÊN

1.2 Sự làm tổ của hợp tử

HỢP TỬ

LÀM TỔ

Di chuyển về tử

cung


1.3. Vai trò của nhau thai :

1.4. Chu kì kinh nguyệt :

1.5. Một số sản phẩm bài thu hoạch của học sinh


1.5.1. Sản phẩm tranh:

Tranh vẽ của em Nguyễn Thị Sen lớp 8A

1.5.2. Sản phẩm là bài tuyên truyền của học sinh:

Tranh vẽ của em Nguyễn Thị Đào lớp 8B



×