Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

SKKN vận dụng tư tưởng đạo đức, phong cách hồ chí minh trong công tác dân vận để nâng cao hiệu quả giáo dục ở trường THCS thành long, t

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (123.34 KB, 17 trang )

Vận dụng tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
trong công tác dân vận để nâng cao hiệu quả giáo dục ở Trường
THCS Thành Long- Thạch Thành.
1.Mở đầu:
1.1. Lý do.
Trong di sản tư tưởng Hồ Chí Minh, tư tưởng về giáo dục - đào tạo luôn có
ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam. Đối
với sự nghiệp đào tạo nguồn nhân lực cho công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại
hoá đất nước, thực hiện mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân
chủ, văn minh" ở nước ta hiện nay, tư tưởng đó của Người càng có ý nghĩa thiết
thực.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục - đào tạo là một vấn đề rộng lớn, bao
quát các vấn đề từ mục tiêu, nguyên lý, phương châm giáo dục, nội dung, phương
thức, phương pháp giáo dục-đào tạo, cho đến tổ chức, quản lý, xây dựng đội ngũ,
chủ trương, chính sách đối với giáo dục, đào tạo.
Chủ tịch Hồ Chí Minh- Tấm gương sáng ngời về đạo đức, phong cách đã
được Đảng, nhà nước và mọi người dân đất Việt nguyện suốt đời học tập và làm
theo. Từ chỉ thị số 03-CT/TW của Bộ chính trị khóa XI về "Tiếp tục đẩy mạnh
học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" đã đạt được kết quả bước
đầu, đến chỉ thị số 05 ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và
làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh tiếp tục góp phần quan
trọng vào việc thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
XI, XII của Đảng.
Trong những năm qua, thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, trường
Trung học cơ sở Thành Long dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Chi bộ Đảng nhà
trường đã khéo léo vận dụng sáng tạo tư tưởng, đạo đức tác phong của Người vào
công tác giáo dục, từ đó tạo nên hiệu quả thiết thực trong việc duy trì sĩ số và
nâng cao chất lượng giáo dục hai mặt.
Những thành tích trong giáo dục nơi vùng khó Thành Long là dấu hiệu
khởi sắc đánh giá bước đi của nhà trường đúng theo định hướng của Đảng, của
ngành. Đó là: Đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách


Hồ Chí Minh tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động. Làm cho
cán bộ giáo viên, phụ huynh nhận thức ngày càng sâu sắc hơn những nội dung cơ
bản và giá trị to lớn của tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; làm cho tư
tưởng, đạo đức, phong cách của Người thật sự trở thành nền tảng tinh thần vững
chắc của đời sống hàng ngày cũng như trong công việc;
Đó là: Luôn tổ chức học tập, quán triệt và tuyên truyền sâu rộng, thường
xuyên, liên tục và có hệ thống bằng nhiều hình thức phong phú, sinh động các nội
dung chủ yếu về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong toàn trường.
Đưa việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
vào chương trình, kế hoạch hành động cuả nhà trường, của từng cá nhân gắn với
các cuộc vận động, các phong trào thi đua của ngành. Lấy kết quả học tập và làm


theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là một trong những tiêu chuẩn
đánh giá, bình xét, phân loại.
Tổ chức thực hiện tốt phương châm: Trên trước, dưới sau; Trong trước,
ngoài sau; Nghĩa là: Cán bộ lãnh đạo là người gương mẫu phải tự rèn luyện học
tập tốt để làm gương cho giáo viên nhân viên học sinh. Cán bộ giáo viên trong
nhà trường thực hiện tốt để tuyên truyền thuyết phục phụ huynh cùng hưởng ứng
làm theo. Chú trọng từ những hành động và việc làm cụ thể, những con người cụ
thể, đặc biệt là việc chú trọng những cá nhân điển hình tiên tiến, những công dân
gương mẫu của nhà trường được tập thể bình chọn.
Bên cạnh đó là việc nâng cao trách nhiệm cá nhân, tập thể trong việc xây
dựng, thực hiện các chuẩn mực đạo đức nhà giáo, đạo đức nghề nghiệp. Mối
quan hệ giữa nhà trường- gia đình- xã hội; Giữa thầy - thầy; Giữa trò - trò; Giữa
thầy - trò;
Song song với việc xây dựng chương trình hành động cụ thể trong đơn vị
là việc xây dựng mối quan hệ nhà trường – gia đình – xã hội. Thực chất của vấn
đề là công tác dân vận của Lãnh đạo nhà trường với cán bộ giáo viên nhân viên,
với lãnh đạo Đảng, chính quyền, các tổ chức, ban ngành đoàn thể tại địa phương.

Xây dựng được ý chí, niềm tin của nhân dân đối với nhà trường thông qua lời
nói, việc làm, kết quả giáo dục cụ thể hàng năm. Có được minh chứng cụ thể để
thuyết phục nhân dân. Khi đó công tác dân vận trở nên dễ dàng và hiệu quả
hơn…
Dân vận- Công tác đóng vai trò cực kì quan trọng trong bất cứ lĩnh vực
công việc nào. “Dễ ngàn lần không dân cũng chịu, khó vận lần dân liệu cũng
xong”{1}. Đối với công tác dân vận và dân vận khéo trong giáo dục ở vùng công
giáo Thành Long với hơn 90 % đồng bào dân tộc Mường lại càng đóng vai trò
quyết định trong sự thắng bại của giáo dục nơi đây.
Xác định như vậy, trong những năm qua ban giám hiệu nhà trường đã nỗ
lực quyết tâm đổi mới công tác quản lý giáo dục. Bắt đầu từ công tác xã hội hóa
toàn dân làm công tác giáo dục đến đổi mới phương pháp quản lý trong nhiều
khâu, vì thế đã tạo nên những khởi sắc trong việc nâng cao chất lượng giáo dục
nhà trường.
Bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn những hạn chế. Những hạn chế
vừa mang tính khách quan vừa mang tính chủ quan, và nó xuất phát từ việc thiếu
nhận thức cũng như khả năng nhận thức của nhiều cá nhân chưa tốt. Nguyên
nhân từ việc vận dụng học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh còn
có những hạn chế, chưa trở thành việc làm thường xuyên, chưa thành ý thức tự
giác của mỗi cá nhân của tập thể… Đặc biệt công tác dân vận còn bị xem nhẹ
hoặc nếu có cũng chưa đạt đến mức khéo léo để nâng cao hiệu quả dân vận, thiếu
kĩ năng, thiếu phương pháp là căn bệnh của nhiều người khi dân vận về một vấn
đề nào đó.
Từ những thực tế đó, bản thân tôi đã có nhiều cố gắng nghiên cứu từ lý
luận đến thực tiễn, vận dụng vào công tác quản lý nhà trường và đã có những kết
1. Hồ Chí Minh toàn tập (2000), Nxb. CTQG, Hà Nội, tập 4, tr. 40.


quả bước đầu đáng khích lệ. Vì thế tôi mạnh dạn trình bày những việc tôi đã làm
trong công tác: Vận dụng tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong công

tác dân vận để nâng cao hiệu quả giáo dục ở trường Trung học cơ sở Thành Long.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Để mỗi người cán bộ quản lý vừa là người đi đầu, gương mẫu trong việc
thực hiện chỉ thị số 05 ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và
làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh tiếp tục góp phần quan
trọng vào việc thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
XI, XII của Đảng. Vừa góp phần nâng cao chất lượng giáo dục nhờ vào công tác
dân vận khéo của mình.
Nâng cao khả năng nghiên cứu lý luận, vận dụng thực tiến trong bất cứ
lĩnh vực công việc nào. Góp phần giúp đồng nghiệp biết khơi dậy tiềm năng, sức
mạnh to lớn của đội ngũ giáo viên, nhân viên, của các bậc phụ huynh và toàn thể
nhân dân.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong lý luận cũng như trong
thực tiễn công tác và đời sống hàng ngày.
Tư tưởng Hồ Chí Minh trong công tác dân vận về giáo dục nói chung và
giáo dục phổ thông nói riêng.
Cách vận dụng tư tưởng đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh vào công tác
giáo dục ở đơn vị Thành Long- Huyện Thạch Thành.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
Khi thực hiện vấn đề này tôi đã sử dụng kết hợp các phương pháp: Nghiên
cứu lý luận về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong các loại tài liệu.
Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế về việc nắm bắt nội dung tư tưởng
đạo đức tác phong Hồ Chí Minh của đông đảo giáo viên, nhân viên trong đơn vị,
của phụ huynh; khả năng dân vận và kết quả dân vận trong những năm qua của
nhiều cán bộ quản lý. Từ đó thu thập thông tin, minh chứng, thống kê và xử lý số
liệu đã thu thập để kết luận vấn đề nghiên cứu.
2. Phần thứ hai: Nội dung.
2.1. Cơ sở lý luận.
2.1.1 Nói tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục trước hết cần phải đề cập đến vai

trò giáo dục vì nó luôn có ý nghĩa thực tiễn cụ thể. Hồ Chí Minh chỉ rõ là nhằm
phát triển con người toàn diện, một nền giáo dục vì con người, cho con người và
hướng tới xây dựng con người mới. Chur tịch Hồ Chí Minh khẳng định nền giáo
dục mới sẽ “Đào tạo các em nên những công dân có ích cho nước Việt Nam, một
nền giáo dục làm phát triển hoàn toàn những năng lực sẵn có của các em” {2.} Nền
giáo dục mới phải theo hướng phục vụ tổ quốc và nhân dân. “ Học để làm việc,
để làm người, làm cán bộ. Học để phụng sự đoàn thể, giai cấp và nhân dân, Tổ
quốc và nhân loại” {3}
{2, 3.} Hồ Chí Minh toàn tập (2000), Nxb. CTQG, Hà Nội, tập 4, tr. 40.

Về nội dung giáo dục, Ngươì coi trọng 4 nội dung: Đức, Trí, Thể, Mỹ và
được khái quat lại thành hai chữ “Tài” và “Đức”. Kiến thức là cần thiết nhưng


đạo đức đóng vai trò không kém. Ở khía cạnh khác nội dung giáo dục phải phù
hợp với mỗi lứa tuổi, mỗi cấp học, bậc học.
Về phương pháp giáo dục được Người coi trọng vì Người cho rằng, muốn
học tập tốt phải có phương pháp giáo dục đúng đắn. Mục đích là làm cho người
học có thái độ học tập, rèn luyện tích cực và tự giác.
Về giải pháp: Cùng với Vai trò, nội dung, phương pháp giáo dục, Chủ tịch
Hồ Chí Minh cũng giành sự chú ý đáng kể đối với các giải pháp phát triển giáo
dục. Đó chính là vấn đè kết hợp giữa nhà trường gia đình và xã hội có vị trí khá
nổi bật. Người nói rằng “ Giáo dục trong nhà trường chỉ là một phần, còn cần có
sự giáo dục ngoài xã hội và trong gia đình để giúp cho việc giáo dục trong nhà
trường được tốt hơn. Giáo dục trong nhà trường dù tốt mấy, nhưng thiếu giáo dục
trong gia đình và ngoài xã hội thì kết quả cũng không hoàn toàn”{4} Sđd, tập 9,
tr. 338. Hay “ Nếu nhà trường dạy tốt mà gia đình dạy ngược lại, sẽ có ảnh hưởng
không tốt tới tẻ em và kết quả cũng không tốt”{5} Sđd, tập 9, tr. 338. Người yêu
cầu nhà trường phải có mối liên hệ chặt chẽ với gia đình và xã hội.
Bên cạnh đó, để phát triển giáo dục, chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng cần có

sự quan tâm và phối hợp của nhiều ngành, nhiều cấp và nhiều người. Người nhắc
nhở: “Các đoàn thể thanh niên, phụ nữ, các cơ quan chính quyền và các cấp Ủy
Đảng phải thật sự quan tâm đến nhà trường, đến việc học tập của con em mình
hơn nữa” {6}. Người luôn kêu gọi đồng bào góp công sức của mình cho giáo
dục: “Từ trước đến nay đồng bào ta đã hết lòng giúp đỡ công việc giáo dục. Tôi
mong rằng từ any về sau, đồng bào sẽ cố gằng giúp đỡ hơn nữa cho trường
học”{7}.
Tiếp thu tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục, Đảng và nhà nước ta luôn
khẳng định vai trò hết sức to lớn của giáo dục, coi giáo dục phát triển là quốc
sách hàng đầu, là sự nghiệp của toàn Đảng toàn dân, tư tưởng này đã được thể
hiện từ trong nghị quyết Hội nghị lần thứ hai Ban chấp hành trung ương Đảng
khóa VIII.
Trong bối cảnh với xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, trên cơ sở tổng
kết và kế thừa Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII, tại hội nghị trung ương 8
khóa XI (ngày 04/11/2013) Đảng đã ban hành nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi
mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Theo đó, các quan điểm phải Coi
giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của toàn Đảng, nhà nước và
của toàn dân.
Thể chế hóa các quan điểm của Đảng, nhà nước ta đã ban hành nhiều cơ
chế chính sách nhằm tạo hành lang pháp lý thúc đẩy giáo dục phát triển. Điển
hình là Ban hành hiến pháp 2013, luật giáo dục 2005, luật dạy nghề 2006, luật
giáo dục nghề nghiệp 2014…
Mặc dù ra đời cách đây nhiều thập kỉ, nhưng tư tưởng Hồ Chí Minh vẫn rất
có ý nghĩa đối với sự phát triển giáo dục của nước ta hiện nay. Chúng ta không
{4,5,6,7}. Hồ Chí Minh toàn tập (2000), Nxb. CTQG, Hà Nội, tập 4.
chỉ tìm thấy trong tư tưởng của Người những gợi ý để tháo gỡ vướng mắc cụ thể
về vai trò, nội dung của giáo dục…, mà còn có thể học được phương pháp luận


giải quyết vấn đề của Hồ Chí Minh. Các phương pháp này rất gần với những gì

đang được nói tới hiện nay như mục tiêu giáo dục đào tạo con người Việt Nam
phát triển toàn diện. Chúng ta hoàn toàn tin tưởng tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo
dục từng góp phần mang thắng lợi cho cách mạng Việt nam trong lịch sử, sẽ tiếp
tục phát huy tác dụng trong bối cảnh đất nước ta hiện nay.
2.1.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác dân vận:
Người cho rằng: “cách làm việc, cách tổ chức, nói chuyện, tuyên truyền,
khẩu hiệu, viết báo... của chúng ta đều phải lấy câu này làm khuôn phép: “Từ
trong quần chúng ra. Về sâu trong quần chúng”. Bất cứ việc to, việc nhỏ, chúng
ta phải xét rõ và làm cho hợp trình độ văn hóa, thói quen sinh hoạt, trình độ giác
ngộ, kinh nghiệm tranh đấu, lòng ham, ý muốn, tình hình thiết thực của quần
chúng. Do đó mà định ra cách làm việc, cách tổ chức. Có như thế, mới có thể kéo
được quần chúng” {8} . Đây chính là quan điểm “Dân vận khéo” của Chủ tịch Hồ
Chí Minh chính là chỉ dẫn cơ bản về phương pháp cho mọi cán bộ, đảng viên khi
tiến hành công tác vận động quần chúng.
Tất cả vì dân, tất cả do dân, có dân là có tất cả. "Trong bầu trời không gì
quý bằng nhân dân. Trong thế giới không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của
nhân dân", không có gì cao cả hơn là phục vụ dân. Quan niệm của Bác Hồ về dân
là như thế. Tất cả đó chính là sự dân vận tốt nhất của Bác. Nó như một lẽ thường
tình không bị gượng ép, không ngượng ngạo, đi vào đời sống như một tất yếu
khách quan.
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng.
Giáo dục trước đây chưa được coi trọng, do cách nghĩ, do nhận thức chưa
đúng chưa đủ về vai trò của giáo dục.
Đối với một phần lớn phụ huynh, học sinh nghĩ rằng có học cũng không có
việc làm, nhiều sinh viên tốt nghiệp Đại học không có việc hoặc có việc trái với
ngành đào tạo, dẫn đến tư tưởng chán học, chán trường. Học cốt sao chỉ để xóa
mù chữ là được. Vì vậy, ở Thành Long nhiều học sinh bỏ học giữa chừng, nhiều
học sinh đến trường nhưng không chịu học. Thiếu ý thức xây dựng nhà trường…
Nhận thức vai trò của giáo dục chưa đúng, chưa đủ. Coi thường giá trị của
sự học. Chưa biết so sánh giữa cái được và cái không được của người có học với

người học không đến nơi đến chốn.
Đối với chính quyền địa phương từ xã xuống thôn: Vì bận quá nhiều công
việc nên đôi khi nếu không tham mưu kịp thời sẽ dễ bị bỏ quên, hoặc chưa có các
giải pháp tốt nhất, hữu hiệu nhất để có kết quả cao.
Đối với đội ngũ giáo viên nhân viên quán triệt chưa sâu sắc phong trào học
tập và làm theo tấm gương đạo đức phong cách Hồ Chí Minh. Làm việc còn theo
chủ nghĩa cá nhân, từ kinh nghiệm. Sự học hỏi và năng lực vận dụng vào thực tế
còn non kém.
{8} Hồ Chí Minh toàn tập (2000), Nxb. CTQG, Hà Nội, tập 4.
Đối với BGH nhà trường: Công tác dân vận chưa được đặt đúng vị trí của
nó, đôi khi coi nhẹ việc thắt chặt mối quan hệ giữa Đảng- chính quyền và nhân


dân. Hoặc khi dân vận chưa thực hiện đúng phương pháp, chưa biết đặt vị trí của
mình đúng chỗ. Không tôn trọng quy luật, yếu tố khách quan trong quan hệ xã
hội. trong quan hệ công tác. Ví như ngay trong đội ngũ nhà giáo, bản thân Hiệu
trưởng cũng rất cần dân vận để đội ngũ hiểu và cảm phục từ đó gắng sức phấn
đấu hoàn thành nhiệm vụ được giao. Hay trong quan hệ với các vị linh ục trong
nhà thờ, chúng ta không được xa lánh mà ngược lại phải thân thiện, gắn kết với
với họ trên cơ sở bình đẳng tôn trọng lẫn nhau…. Vì thế, kết quả chưa tốt.
Kết quả giáo dục: Nhiều năm học qua chưa chấm dứt tình trạng học sinh
bỏ học. Ví du: Năm học 2012-1013 bò học 34 em; Năm học 2013-2014 bỏ học 23
em; Năm học 2014-2015 bỏ học 6 em; Năm học 2015-2016 bỏ học 4 em; Năm
học 2016-2017 bỏ học 4 em. Nghĩa là số học sinh bỏ giảm hơn nhiều nhưng vẫn
chưa dứt hẳn.
Học sinh sau khi tốt nghiệp THCS dự thi vào lớp 10 THPT tỷ lệ đạt thấp.
Ví dụ Năm học 2016-2017 dự thi 61 %; Năm học 2017-2018 dự thi 69.7%.
Chất lượng giáo dục mũi nhọn: Số học sinh đạt học sinh giỏi cấp Tỉnh các
môn văn hóa còn ít. Thường hàng năm không có hoặc chỉ đạt 1học sinh.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng.

2.3.1 Vận dụng tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong dân vận để làm tốt
công tác tuyên truyền giáo dục, nâng cao nhận thức cho mọi người.
Ai làm công tác dân vận? Đây là câu hỏi đặt ra đầu tiên, và câu trả lời là tất
cả đều làm công tác dân vận, đều vận động nhân dân. Có người, có tổ chức đã
làm tốt nhưng có tổ chức chưa làm tốt, thậm chí chưa làm. Vì vậy, nên tìm hiểu
rõ nguyên nhân vì sao lại có tình hình ấy. Và người hiệu trưởng cần làm gì để đạt
đến ngưỡng “Dân vận khéo”?
Trước hết, đối với giáo viên nhân viên trong nhà trường, Người hiệu
trưởng phải là người mẫu mực trong công việc, cũng như trong đời sống hàng
ngày, cách quan hệ, ứng xử của Người hiệu trưởng ảnh hưởng rất lớn đến nhân
cách, cách ứng xử của đội ngũ giáo viên nhân viên và học sinh. Hiệu trưởng luôn
phải tự học tự bồi dưỡng đáp ứng các yêu cầu về phẩm chất chính trị, đạo đức lối
sống, về trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Đặc biệt trong công tác quản lý hiệu
trưởng luôn rèn luyện năng lực quản lý, tư duy sáng tạo, đổi mới phương pháp…
tạo ra hiệu lực và hiệu quả trong công tác quản lý.
Hiệu trưởng phải là người nắm rõ các chủ trương chính sách của Đảng và
nhà nước, đồng thời tuyên truyền kịp thời đến đội ngũ giáo viên nhân viên. Hơn
thế, trong nhà trường hiệu trưởng phải cùng công đoàn xây dựng một quy chế dân
chủ, quy chế phối hợp tốt nhất. Công khai tài chính, chi tiêu hợp lý, đúng mục
đích. Chăm lo chế độ con người. Bên cạnh đó linh hoạt vận dụng khéo léo nguồn
tài chính để động viên khích lệ những giáo viên có thành tích cao trong công tác.
Tạo ra được một tập thể đoàn kết, gắn bó có đủ niềm tin và sức mạnh để thực
hiện nhiệm vụ chính trị của đơn vị. Như vậy chế độ chính sách cần đúng, cần đủ,
và rõ ràng như vậy sẽ hợp lòng người. Tạo ra khối đoàn kết nội bộ. Hiệu
trưởng có trách nhiệm tạo điều kiện và phối hợp với các tổ chức chính trị- xã hội
trong và ngoài nhà trường để làm tốt công tác dân vận. Đáng chú ý là phải biết


lắng nghe từ giáo viên nhân viên đến phụ huynh, thu thập thông tin, phân tích
thông tin và xử lý thông tin chính xác. Không nên nghe nhân dân nói nhưng rồi

cứ để đấy, hoặc vì thiếu dân chủ nên không dám làm, hoặc làm ngược lại.
Biết tranh thủ sự ủng hộ của những người có uy tín trong nhà trường, trong
thôn xóm. Tăng cường xuống cơ sở, đến thôn bản, gặp gỡ các bậc tiền bối có uy
tín đề đạt nguyện vọng, nắm bắt tình hình. Ngoài ra đi xuống thôn để cùng chung
vui sẻ buồn với nhân dân. Thăm hỏi động viên kịp thời các gia đình chính sách,
hoàn cảnh khó khăn. Gần gũi với nhân dân, tạo niềm tin, không xa dời nhân dân,
coi họ như những người hàng xóm thân cận tốt bụng nhất với nhau. Đây là một
kinh nghiệm dân vận hiệu quả. Nắm bắt được tâm lý, đoán được suy nghĩa của
họ. Trên cơ sở đó gần gũi, thân thiện, trao đổi, nói chuyện tâm tư tạo ra mối quan
hệ thân thiện, ắt sẽ được ủng hộ.
Ví dụ: Nhà trường phát động phong trào thi đua Xây dựng trường học thân
thiện học sinh tích cực. Trong đó, có kế hoạch xây dựng trường lớp xanh sạch
đẹp an toàn. Đây là một kế hoạch rất cần sức người, sức của. Vậy thì Hiệu trưởng
làm như thế nào để phong trào phát động mà được phụ huynh, giáo viên học sinh
ủng hộ. Trước hết, kế hoạch đó phải đảm bảo các yếu tổ khách quan, đúng quy
định của pháp luật, phải công khai, mọi người đều biết. Sau đó tranh thủ ý kiến
của giáo viên uy tín trong trường, người có tiếng nói trọng lượng nhất, song song
là gặp gỡ các vị phụ huynh có uy tín trong từng thôn, tranh thủ ý kiến của họ.
cuối cùng mới triển khai. Chắc chắn lúc đó, kế hoạch sẽ được thực hiện dễ dàng.
Viết thư kêu gọi – Đó cũng là một hình thức dân vận khá thiết thực. Khi
gặp khó khăn về nhân lực, vật lực, tài lực. Chúng ta có thể viết thư kêu gọi sự
ủng hộ của nhiều tổ chức, cá nhân. Lời thư cần chân thành, mộc mạc, dễ hiểu, dễ
đi vào lòng người nhất.
2.3.2. Dân vận trong phong trào thi đua dạy tốt học tốt.
Đối với Bác, thi đua là khơi dậy lòng yêu nước, ý chí tự cường, lòng tự tôn
và khí phách tự hào dân tộc. Tại hội nghị tổng kết phong trào thi đua “Dạy tốt,
học tốt”của ngành giáo dục năm 1956. Bác khẳng định: Nhiệm vụ của các thầy
giáo, cô giáo rất nặng nề nhưng rất vẻ vang. Muốn làm tròn nhiệm vụ đó thì phải
luôn luôn gương mẫu về mọi mặt. Không ngừng bồi dưỡng đạo đức cách mạng,
lập trường chính trị; Phải ra sức đoàn kết giúp nhau cùng tiến bộ và Dù khó khó

khăn đến đâu cũng phải tiếp tục thi đua dạy tốt và học tốt. Hồ Chí Minh toàn tập, Tập 12
(1966 - 1969), Sđd, tr.603.

Thực hiện phong trào thi đua Hai tốt theo tư tưởng Hồ Chí minh trong giai
đoạn hiện nay. Nhà trường đã thực hiện tốt các phong trào cụ thể. Như việc thực
hiện cuộc vận động “Hai không”. Đây là cách gọi tắt của cuộc vận động “Nói
không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”. Nhà trường đã
cụ thể hóa cuộc vận động này bằng các giải pháp liên quan đến hoạt động giáo
dục, đến đổi mới quản lý trong giáo dục, đến phối hợp các lực lượng xã hội trong
quá trình giáo dục.
Để thực hiện đổi mới về hoạt động giáo dục, nhà trường đã quán triệt giáo
viên và học sinh áp dụng đổi mới hình thức kiểm tra đánh giá, đảm bảo tốt hơn,


khách quan hơn trong thi và đánh giá. Đề thi được bảo mật, coi thi chấm thi được
đổi chéo giáo viên. Tăng cường kiểm tra giám sát giáo viên. Xử lý kịp thời những
giáo viên và học sinh vi phạm quy chế.
Thực hiện đổi mới quản lý giáo dục: Tránh bệnh thành tích. Không báo cáo
sai lệch kết quả giáo dục để lấy thành tích. Giáo viên phản ánh đúng thực chất kết
quả dạy học. Để đạt được nội dung này thì việc quán triệt thực hiện không vi
phạm đạo đức nhà giáo phải được đề cao. Cách làm thì có nhiều nhưng cơ bản
Hiệu trưởng cần chú ý một số điểm: Phải công bằng trong giáo dục, người có
công, người có tội cần phải rõ ràng, đánh giá đúng. Mức độ hoàn thành công việc
của từng người. Không được quá chấp nhặt mang tính cá nhân, không được trù
dập. Thậm trí người chưa hoàn thành tốt công việc được giao hiệu trưởng cần tìm
hiểu( Năng lực, hoàn cảnh riêng tư, thái độ khi nhận việc, những phản ứng ngầm
của cá nhân, tác động từ phía bên ngoài…). Khi tìm hiểu kĩ được chắc chắn sẽ có
cách giải quyết phù hợp. Ví dụ, nếu nguyên nhân từ hoàn cảnh cá nhân thì cần
gần gũi, động viên, chia sẻ. Nếu nguyên nhân từ năng lực thì tạo điều kiện giúp
đỡ để cá nhân đó có cơ hội phát huy những gì đã có và học hỏi thêm những gì

mình thiếu, nếu nguyên nhân từ tác động không tốt bên ngoài thì hiệu trươgnr tìm
hiểu và gặp gỡ riêng trao đổi phân tích… Hiệu trưởng tuyệt đối không được thiên
vị… Từ cách làm đó đã xuất hiện nhiều tấm gương tận tụy với học sinh. Điển
hình như cô Phạm Thị Oanh, khi được giao nhiệm vụ bồi dưỡng học sinh giỏi
văn hóa lớp 9, cô đã lựa chọn 3 học sinh và miệt mài đèn sách cùng các em. Kết
quả học sinh dự thi môn Địa lý do cô phụ trách có 3 em đều đạt giải trong kì thi
chọn học sinh giỏi cấp huyện và có 2 học sinh tham gia thi cấp tỉnh đều đạt giải.
Thầy giáo Nguyễn Trung Hoan là giáo viên dạy bộ môn Thể dục không quản thời
gian luyện tập, huấn luyện, kết quả có 1 học sinh đạt giải trong kì thi học sinh
giỏi cấp tỉnh môn điền kinh và đội bóng chuyền nam đạt giải ba cấp huyện; Cô
Lê Thị Thúy, cô Nguyễn Thị Hường với chức năng của người tổ trưởng đã càng
ngày càng tiến bộ trong việc điều hành hoạt động của tổ, đầu tiên là các đồng chí
cố gắng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chuyên môn của mình, lập đội tuyển dạy
ôn không lấy tiền, mang học sinh về nhà vào ngày nghỉ để bồi dưỡng… sau đó,
trong quản lý hoạt động tổ khối các đồng chí đã không ngừng rút kinh nghiệm, đi
sâu vào công việc, tham mưu cho hiệu trưởng trong quản lý và sử dụng lao động
hợp lý. Bên cạnh, đó có những giáo viên trước đây luôn thiếu tự tin trong chuyên
môn như Thầy Lê Mạnh Hùng, Thầy Hoàng Văn Bình, cô Nguyễn Thị Thu Hà
thì tổ đã tổ chức sinh hoạt chuyên môn bồi dưỡng về năng lực sư phạm giúp các
thâỳ giáo tự tin hơn và tham gia dự thi giáo viên giỏi cấp huyện và cả ba thầy cô
đều đạt giáo viên dạy giỏi cấp huyện năm học 2017-2018, cô Phạm Thị Thủy sau
nhiều năm xuống công tác trường Mầm non, khi quay lại đi dạy rất thiếu tự tin,
nhưng Ban giám hiệu đã chỉ đạo cho tổ trưởng phải tìm cách giúp đỡ đồng chí
Thủy. Sau một thời gian cô Thủy đã tự tin lên, năng nổ trong công tác chủ nhiệm
và nhận dạy một đội tuyển học sinh giỏi để tham gia khảo sát học sinh giỏi cấp
huyện.


Hiệu trưởng phải nghĩ rằng sự tâm huyết, nhiệt tình của giáo viên có vai trò
rất quan trọng. Vì giáo viên đồng thời như người bạn luôn sẵn sàng sẻ chia những

khó khăn trong học tập, vướng mắc trong cuộc sống, động viên các em sáng tạo
trong học tập. Ngoài việc truyền đạt kiến thức căn bản trên lớp, giáo viên khuyến
khích các em tham khảo thêm sách nâng cao và khai thác trên internet, tuy nhiên
cần có sự giám sát của gia đình và nhà trường. Để học sinh có kiến thức toàn
diện, nhà trường thường xuyên tổ chức ngoại khóa rèn luyện kỹ năng sống, các
hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao. Chính hoạt động này đã thúc đẩy mạnh
phong trào thi đua, nỗ lực học tập của các em.
Hiệu trưởng vừa nghiêm túc trong công việc, vừa biết tạo ra bầu không khí
làm việc: Gương mẫu trong mọi việc, cố gắng mỗi đầu công việc của tập thể hay
cá nhân đều phải hoàn thành tốt được tập thể và các cấp ghi nhận. Tạo ra bầu
không khí làm việc (Dùng phương pháp động viên khích lệ để chính giáo viên thi
đua, hăng hái làm việc. Mỗi người đều có lòng tự trọng và danh dự của mình,
hiệu trưởng phải làm sao để giáo viên biết phát huy lòng tự trọng, biết tôn trọng
danh dự của mình, biết tự ái cách mạng, vì danh dự mà vươn lên bằng bạn mình...
Bầu không khí này quan trọng nhất, không đơn giản chỉ là tạo ra tiếng cười từ
vài ba câu chuyện tiếu lâm, phù phiếm). Trong các mẩu chuyện vui hàng ngày cố
gắng tìm những mẩu chuyện có tính giáo dục cao. (Tình yêu thương, sự hòa
thuận, tính nghiêm túc gương mẫu, lòng tự trọng, gợi tinh thần thi đua…nhưng
vẫn đảm bảo không khí vui tươi thoải mái, đồng thời hiệu quả cao. Phải làm sao
giáo viên thích đến trường, tạo niềm đam mê trong công việc, nghĩa là giáo viên
làm việc với tinh thần tự giác cao. Làm được việc này, ban giám hiệu nhà trường
cần có sự quan tâm đặc biệt đến công việc giao cho giáo viên. Ngoài việc kiểm
tra đánh giá, hiệu trưởng cần phải hỏi han động viên khích lệ, giành mọt phần
kinh phí chi cho việc mua sắm in ấn tài liệu, thưởng cho giáo viên có thành tích
trong công tác. Ví dụ: Trong năm học cô giáo Phạm Thị Oanh có 2 học sinh giỏi
cấp tỉnh. Sau khi có kết quả, nhà trường tổ chức “Thưởng nóng” cho Giáo viên và
học sinh. Sau đó tham mưu cho chính quyền địa phương tiếp tục thưởng động
viên trước toàn trường trong tiết sinh hoạt dưới cờ. Việc làm này đã tác động sâu
sắc đến tư duy của giáo viên, đánh đúng tâm lý của giáo viên, khơi dậy tinh thần
thi đua trong công tác giảng dạy của thầy và học của trò. Vì vậy, trong đợt khảo

sát học sinh giỏi lớp 6,7,8 trong tháng 4/2018 số học sinh được xếp giải đã vượt
chỉ tiêu kế hoạch 130%. Tất cả các môn tham gia khảo sát đều đạt giải, đồng
nghĩa với sự cố gắng vươn lên cuả đội ngũ giáo viên.)
2.3.3. Dân vận trong công tác phối hợp, công tác xã hội hóa và công tác
khuyến học ở địa phương.
Thực hiện công tác phối hợp các lực lượng xã hội: Đây là nội dung luôn
luôn được quan tâm. Trước hết là sự thắt chặt mối quan hệ giữa nhà trường với
các tổ chức đoàn thể như: Hội phụ huynh, Hội khuyến học, Đoàn thanh niên, Hội
phụ nữ, hội nông dân, Ban công an xã, Các chi hội thôn. Mỗi năm học nhà trường
đều mời đại diện các ban ngành đoàn thể, các hội tham dự chương trình hội nghị


công chức viên chức đầu năm. Thông qua đây các tổ chức này sẽ nắm bắt được
cụ thể nhiệm vụ của năm học, họ được tham gia thảo luận góp ý đề xuất các giải
pháp, trên cơ sở đó hàng tháng trong hội nghị giao ban của Ủy ban xã sẽ đánh giá
công tác phối kết hợp và rút kinh nghiệm đề ra giải pháp tháng tiếp theo. Theo đó
các hội nghị của các tổ chức đoàn thể trong xã, hiệu trưởng cũng cần phải tham
gia để có sự tương tác trong công việc.
Trong công tác phối hợp với hội khuyến học luôn là điểm nhấn để tác động
đến nâng cao nhận thức học tập và học tập suốt đời. Trước hết, hiệu trưởng là một
hội viên tích cực trong hội khuyến học, cùng với chủ tịch hội khuyến học xã tham
mưu cho chủ tịch ủy ban nhân dân xã về các hoạt động của hội. Ví dụ: Để tổ chức
tết khuyến học, tham mưu cho chủ tịch UBND xã thành lập Ban vận động thực
hiện công tác kêu gọi ủng hộ quỹ khuyến học từ con em làm ăn xa quê, những tổ
chức các nhân, nhà hảo tâm. Bằng phương pháp viết thư kêu gọi, tuyên truyền
trên hệ thống loa truyền thanh của xã… Kết quả trong tết khuyến học năm 2018,
sau khi tổ chức đã kêu gọi được 29 400 000 đồng góp thêm vào quỹ khuyến học
để thưởng cho học sinh có thành tích cũng như động viên số học sinh nghèo vượt
khó vươn lên trong học tập.
Tiếp tục thực hiện tốt cuộc vận động Mỗi thầy cô giáo là tấm gương đạo đức

tự học và sáng tạo. (Cuộc vận động này do Công đoàn giáo dục Việt Nam phối
hợp với Bộ Giáo dục - Đào tạo phát động ngày 20/11/2007 ). Là sự vận dụng sáng
tạo cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Làm
cho giáo viên nhân viên nhận thức rõ hơn nhận thức những nội dung cơ bản và ý
nghĩa về tấm gương đạo đức người thầy. Tạo sự chuyển biến tích cực về nhận
thức và hành động, về ý thức tổ chức kỉ luật không ngừng được nâng cao trong
đội ngũ. Tấm gương đạo đức phải được thể hiện cụ thể: Thái độ làm việc ở
trường, kết quả công việc được giao trong các lĩnh vực Tư tưởng đạo đức, chuyên
môn nghiệp vụ, ý thức tổ chức kỉ luật, quan hệ đồng nghiệp và quần chúng nhân
dân nơi công tác cũng như nơi cư trú…
Phong trào thi đua xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực. Phong
trào này chính là sự cụ thể hóa của cuộc vận động lớn “Học tập và làm theo tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh” và phong trào thi đua dạy tốt học tốt của ngành.
Xác định mục tiêu của phong trào này là: Huy động sức mạnh tổng hợp trong và
ngoài nhà trường để xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, hiệu quả,
phù hợp với điều kiện địa phương. Đồng thời phát huy tính chủ động tích cực
sáng tạo của học sinh trong học tập lao động và vui chơi phù hợp hiệu quả. Để
thực hiện phong trào này trước hết tập trung nguồn lực để giải quyết những yếu
kém về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, tạo điều kiện cho học sinh khi đến trường
được an toàn, thân thiện. Trong 3 năm qua nhà trường liên tục huy động được
nguồn lực từ phụ huynh, cá nhân, các tổ chức vào nội dung tăng cường cơ sở vật
chất.(Tổng kinh phí huy động được từ các nhân và tổ chức 270 000 000đồng). Vì
thế, bàn ghế học sinh, phòng học đầy đủ, hệ thống phòng máy tính được kết nối
Intenet, phòng nghe nhìn giành học tiếng Anh và các hoạt động đều được sử dụng
máy chiếu đa năng… Bằng công tác xã hội hóa có tính chất dân chủ, bàn bạc với


phụ huynh. Hiệu trưởng trình bày trước hội nghị phụ huynh về nhu cầu cơ sở vật
chất trong năm học cần như thế nào, dự trù kinh phí bao nhiêu… phương pháp
kêu gọi vận động ra sao, từ đó phụ huynh rất tin tưởng nhà trường, thoải mái bàn

bạc xây dựng phương án cách làm… Kết quả không ngoài dự kiến. Từ đó, rút ra
kinh nghiệm trong vận động sức mạnh toàn dân. Thật đúng với câu nói của Bác:
“Dễ ngàn lần không dân cũng chịu, khó vận lần dân liệu cũng xong”. Có điều
đáng lưu ý khi vận động nhân dân: Hiệu trưởng phải thật sự là người chí công vô
tư, không được tranh thủ sự tin tưởng của phụ huynh để trục lợi cá nhân, phải thật
sự dân chủ, khách quan, nhưng đồng thời phải là người kiên quyết khôn khéo. Ví
dụ: Khi đưa ra một ý tưởng, một công việc nào đó sẽ có những phụ huynh đồng
tình nhưng sẽ có phụ huynh chưa đồng tình thì mình phải dùng lời lẽ thuyết phục
và việc làm cụ thể, khi đó phụ huynh sẽ dần dần nhận thấy và đồng tình ủng hộ.
Hiệu trưởng không được tự ái, không được bỏ cuộc.
2.3.4. Dân vận trong công tác tôn giáo.
Cốt lõi của công tác tín ngưỡng, tôn giáo là công tác dân vận, vận động quần
chúng. Hiệu trưởng cũng cần nắm được luật tín ngưỡng, tôn giáo được quốc hội
thông qua ngày 18/11/2016, có hiệu lực thi hành ngày 1/1/2018, trong đó có các
chương các điều nói về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của con người. Trên cơ
sở đó, tôi đã thực hiện tốt một só vấn đề sau:
Tham gia tuyên truyền các chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước
thông qua các lần họp phụ huynh, các lần gặp gỡ tại gia đình, tại nhà thờ. Xóa bỏ
thành kiến qúa khứ hướng đến phương châm: “Sống tốt đời đẹp đạo”.
Tạo điều kiện cho các em học sinh được sinh hoạt tôn giáo bình thường theo
đúng quy định của pháp luật ( Việc bố trí các hoạt động giáo dục khác ở trường
tránh những ngày lễ quan trọng của nhà thờ)
Xây dựng mối quan hệ cởi mở, gần gũi và ứng xử chân tình, mềm dẻo, phát
huy kiến thức tâm lý xã hội, thái độ hòa nhập với chức sắc tôn giáo và nhà tu
hành. Khi tiếp xúc, trao đổi với các chức sắc tín đồ không tranh luận về lý luận,
thần học. Tôn trọng đức tin tôn giáo của tín đồ, tránh xúc phạm tới tình cảm tôn
giáo của họ. Cần có sự hiểu biết nhất định về giáo lý, giáo luật, lễ nghi của tôn
giáo. Khi tiếp xúc phải thể hiện được vị trí của mình không quá e dè cũng không
qua loa, quá trớn sẽ gây ấn tượng xấu cho các chức sắc, nhà tu hành và làm giảm
sự tôn trọng của họ đối với mình, khi góp ý phải có lý có tình.

Trong vận động cũng cần quan tâm đến đời sống của họ, nhất là khi họ gặp
khó khăn, đau yếu mình cũng cần thăm hỏi động viên theo nguyên tắc gắn bó tôn
giáo với dân tộc, đạo với đời trên nền tảng đại đoàn kết toàn dân.
Hiệu trưởng biết tranh thủ chức sắc tôn giáo trong giáo dục. Nhiều linh mục
rất quan tâm đến sự học của giáo dân. Nắm bắt tình hình này hiệu trưởng cần
phải xây dựng mối quan hệ bình đẳng, đúng mức, hợp tác trong việc tuân thủ các
quy định trong luật giáo dục của nhà nước ta. Thậm trí khôn khéo qua thái độ và
hành vi. Ví dụ: Khi học sinh là người có đạo bỏ học giữa chừng, hay nghịch hay
quậy phá trong lớp không chịu học, Hiệu trưởng cần gặp gỡ các chức sắc và linh


mục trong nhà thờ trao đổi phản ảnh, phối hợp gặp gia đình để vận động, kết quả
sẽ tốt hơn.
2.3.5. Dân vận để phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết dân tộc và tôn
giáo.
Với đặc điểm Thành Long là một xã có 68% dân theo đạo thiên chúa và
98% dân số là người dân tộc Mường. Vì vậy công tác tôn giáo và dân tộc có ý
nghĩa cực kì quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội trong đó có văn hóa
giáo dục. Người hiệu trưởng rất cần quan tâm đến việc vận động các chức sắc,
các tín đồ tôn giáo trong góc độ xây dựng mối đoàn kết, tình làng nghĩa xóm, gia
đình có văn hóa, hiểu biết… giúp cho họ có thêm hiểu biết thông qua các lớp học
của trung tâm học tập cộng đồng. Trong 10 điều răn của thiên chúa đã khắc vào
bia đá thì có tới 3 điều răn đầu tiên dành cho chúa. Thứ nhất là phải thờ kính
thiên chúa trên hết mọi sự. Thứ hai là không được lấy danh thiên chúa để làm
những việc phàm tục tầm thường. Thứ ba là dành ngày chủ nhật để thờ phụng
chúa. Đây chính là đặc điểm của người thiên chúa giáo nói chung và Thành Long
nói riêng. Tuy nhiên, họ vừa là người kính chúa vừa là người yêu nước. Mà yêu
nước tất yếu phải thi đua, thi đua thì phải có học có hiểu biết. Nắm chắc điều đó,
chúng ta vận động các chức sắc, tín đồ tôn giáo đoàn kết vì một xã hội phát triển
toàn diện, vì tương lai con em mình. Việc khích lệ đồng bào tôn giáo tham gia các

hoạt động cuả Đảng, của chính quyền nhân dân là cần thiết. Việc đó, giáo viên
nhà trường có thể làm được thông qua các hoạt động giáo dục ở trường, qua các
buổi đi xuống thôn bản, đến với gia đình học sinh.
Dân vận trong đồng bào là người dân tộc Mường ở Thành Long vẫn còn
nhiều khó khăn. Bởi lẽ, đồng bào nơi đây vẫn còn một số gia đình bảo thủ, trì trệ
trong nhận thức. Đặc biệt đối với những hộ có người cao niên, họ còn khá nặng
nề trong hủ tục, tập quán sinh hoạt cũng như sản xuất. tái mù, tảo hôn, hoặc hôn
nhân cận huyết thống… Vì thế Hiệu trưởng cũng cần phải vận động họ tăng gia
sản xuất, thực hành tiết kiệm, tạo điều kiện cho con cháu đi học, mở mang hiểu
biết, nhanh chóng bắt nhịp với sự thay đổi của xã hội bên ngoài. Có niềm tin vào
Đảng vào chính quyền. Tạo ra mối quan hệ gần gũi với đồng bào. Không xa dân
coi mình như người con của làng, của xóm, sống hòa đồng, chung tay giáo dục
con em. Khi tạo được lòng tin đối với dân bản thì công tác tác vận động trở nên
dễ dàng hơn nhiều.
Dân vận đối với các ban ngành đoàn thể chính trị, xã hội ở địa phương là
công tác cũng không thể thiếu, nó có vai trò quan trọng là tạo ra được một lực
lượng dân vận đông đảo hơn. Ở khía cạnh này, Hiệu trưởng cần tham mưu với
Đảng và chính quyền về ban hành nghị quyết chuyên đề về công tác giáo dục,
trong đó có việc xây dựng lực lượng cộng tác trong công tác tuyên truyền giáo
dục đến từng tổ chức, từ đó các ban ngành triển khai và thực hiện. Ví dụ: Năm
học 2016-2017, cuối học kì I trường có 9 em học sinh bỏ học cả tuần không đến
trường và có ý định bỏ nhà đi làm ăn xa. Nắm được thông tin này, tôi kịp thời báo
cáo đồng chí Bí thư Đảng ủy và chủ tịch UBND xã. Ngay sau đó, một cuộc họp
khẩn cấp được Chủ tịch xã triệu tập, và thành lập ban vận động gồm Ông Chủ


tịch Hội khuyến học, Chủ tịch mặt trận tổ quốc xã, Chủ tịch hội phụ nữ, Bí thư
Đoàn thanh niên, Ông trưởng thôn có học sinh bỏ học và ban giám hiệu nhà
trường cùng đến vận động gia đình học sinh, kết quả 9 em học sinh đều quay trở
lại lớp học. Một ví dụ khác: Năm học 2017-2018 nhà trường có 2 học sinh đã

được tham gia ôn thi học sinh giỏi cấp tỉnh môn Địa lý. Nhưng trong đó có em
Bùi Thị Dung là con gia đình đông con, các em còn nhỏ, bố mẹ quá nhiều công
việc, gia đình không cho em đi học ôn. Khi nắm được thông tin này, nhà trường
đã cùng với giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn xuống tận gia đình gặp gỡ, bố
mẹ em Dung, phân tích sự việc, cuối cùng bố mẹ em đã hiểu và tiếp tục cho em
đi học cả ngày ở trường, kết quả em tham gia thi học sinh giỏi cấp tỉnh môn Địa
lý đã đạt giải khuyến khích. Như vậy theo tư tưởng Hồ Chí Minh Ai làm dân
vận? thì đây chính là câu trả lời.
Dân vận trong tổ chức hội cựu chiến binh: Đây là tổ chức đang giữ uy tín
cao trong lòng con dân đất việt nói chung và Thành Long nói riêng. Hình ảnh anh
bộ đội cụ Hồ luôn đẹp mãi trong lòng dân, tiếng nói của anh bộ đội cụ Hồ vẫn là
niềm tin sắt đá của con dân. Những anh bộ đội cụ Hồ, những cựu thanh niên xung
phong họ vẫn sẵn sàng giúp đỡ nhà trường. Vậy tại sao chúng ta lại không vận
động, xây dựng mối quan hệ thân thiết với chính tổ chức này. Suy cho cùng, thực
chất của dân vận là xây dựng mối quan hệ máu thịt giữa Đảng với dân, giữa tổ
chức này với tổ chức kia, giữa cá nhân này với tổ chức kia…
Qua đó chứng tỏ rằng công tác dân vận, đặc biệt là việc lựa chọn nội dung
và phương pháp dân vận trong lòng đồng bào công giáo, trong lòng đồng bào dân
tộc Mường rất quan trọng. Xây dựng lực lượng dân vận để giáo dục trở thành sự
nghiệp chung của toàn Đảng toàn dân chứ không phải chỉ riêng của thầy cô giáo.
Nội dung dân vận phải đúng với các chủ trương chính sách của Đảng và nhà
nước, đặc biệt phải phù hợp với đặc điểm tâm lý của người công giáo, của người
dân tộc Mường. Dân vận trong cả hệ thống chính trị tạo sự đồng thuận phát huy
sức mạnh đại đoàn kết toàn dân.
2.3.6. Dân vận trong thực hiện các cuộc vận động và các phong trào thi
đua.
Các cuộc vận động và các phong trào thi đua của ngành đã và đang được
phát động thực hiện trong nhiều năm qua. Tuy nhiên để thực hiện có hiệu quả cao
công tác vận động cần được chú ý.
Trước hết cuộc vận động phát động đến toàn thể cán bộ giáo viên. Việc quán

triệt các văn bản của ngành, đặc biệt 3 kế hoạch lớn của Phòng giáo dục và đào
tạo Thạch Thành. Giáo viên cần được nắm bắt cụ thể nội dung kế hoạch, nhà
trường cần cụ thể thành chương trình hành động thực hiện hàng năm. Gắn liền
kết quả thực hiện của từng cá nhân vào tiêu chí thi đua cuối năm. Hiệu trưởng
chú trọng đến công tác bồi dưỡng đội ngũ giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, cững
về phương pháp sư phạm và hơn ai hết là người phải nắm rõ các chủ trương
đường lối chính sách của Đảng và nhà nước, yên tâm công tác, phấn đấu vươn
lên hoàn thành xuát sắc nhiệm vụ được giao trong năm.


Đối với học sinh: Triển khai trong suốt quá trình thực hiện nhiệm vụ năm
học, lồng ghép vào các buổi sinh hoạt dưới cờ và trong 2 đợt phát động thi đua
trong năm. Hiệu trưởng phân công giáo viên theo dõi đôn đốc nhắc nhở học sinh.
Chấm điểm thi đua hàng tuần, học kì và cả năm. Tạo ra cảnh quan môi trường sư
phạm vừa thu hút các em đến trường vừa tạo ra môi trường giáo dục tốt. Thi đua
học tốt, thi đua xây dựng mái trường của quê hương… Người hiệu trưởng biết
huy động sức mạnh của chính từ các em học sinh. Không để em nào đứng ngoài
cuộc, mỗi lớp, mỗi cá nhân đều được phân công nhiệm vụ cụ thể. Mỗi thansg nhà
trường cần tổ chức thêm các hoạt động ngoài giờ lên lớp thông qua hoạt động
giáo dục các kĩ năng sống cho học sinh.
Đối với các tổ chức chính trị, xã hội trên địa bàn xã và phụ huynh. Nhà
trường triển khai thông qua các cuộc họp phụ huynh, các buổi giáo ban tại ủy ban
nhân dân xã, các buổi đi xuống thôn dự họp thôn. Nhằm mục đích tuyên truyền
vận động mọi tổ chức cá nhân nắm bắt nội dung và ủng hộ kế hoạch chươgn trình
thực hiện các cuộc vận động này. Khi được bàn bạc trao đổi thì chắc chắn nhà
trường sẽ nhận được sự ủng hộ cả về tinh thần và vật chất.
2.3.7. Dân vận cần phải kiên trì, nhẫn nại, nói đi đôi với làm và luôn đổi
mới công tác dân vận.
Phát huy tốt vai trò của thông tin. Hiện nay sức mạnh của thông tin phát
triển mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Nội dung thông tin được loan truyền mạnh hơn

vũ bão. Bằng các phương tiện như báo chí, mạng In tenet, hộp thư điện tử các
nhà trường đang sử dụng, trang mạng xã hội … Vì vậy trong thông tin cần phải
tính toán, có độ chính xác cao, đảm bảo kịp thời. Không được xuyên tạc, khuếch
trương thành tích, không được mảy may tự kiêu tự đại trước mỗi thành công,
luôn luôn khiêm nhường. Sự chín chắn của người quản lý trong công tác công
khai thông tin là vô cùng cần thiết. Đừng để vì bất cứ lí do gì làm ảnh hưởng đến
uy tín của Đảng, của ngành, của nhà trường và của cá nhân người Hiệu trưởng.
Trong dân vận cần hết chú ý phải kiên trì, nói đi đôi với làm. Có những công
việc không phải chỉ nói một lần là người khác hiểu mà cần phải có quá trình, nếu
như nóng vội chỉ có thể là hỏng việc thậm trí kết quả đi ngược lại mục tiêu. Vì
thế, kiên trì, điềm tỉnh trong quá trình vận dận là phẩm chất tốt, là năng lực tốt
của người hiệu trưởng. Để thuyết phục mọi người nghe và làm theo đạt kế hoạch.
Khi dân vận cần lưu ý:
Kế hoạch phải đảm bảo tính pháp lý, đúng sát với chủ trương, đường lối của
Đảng, nhà nước cũng như của địa phương, của ngành.
Kế hoạch có tính khả thi cao, mang lại lợi ích cho tập thể, cho cộng đồng.
Cần làm cho mỗi người dân, nhất là các thế hệ học sinh nhận rõ khó khăn
chung của nhà trường, của làng xóm. Nhận thấy những thuận lợi và các điều kiện
khác mà bản thân các em đang được hưởng. Để từ đó giáo dục các em có ý thức
vươn lên, có thái độ tốt đối với công việc mình làm
Muốn đi đến thành công, một tiền đề và điều kiện không thể thiếu là phải
phát huy dân chủ. Bác Hồ dạy: "Nước ta là nước dân chủ...". Dân chủ để khơi


dậy sáng kiến của người dân; khơi dậy sức sáng tạo của đội ngũ cán bộ giáo viên,
phát huy dân chủ tạo nên một sức mạnh vô cùng to lớn.
Người còn nói: "Dân vận kém thì việc gì cũng kém; dân vận khéo thì việc gì
cũng thành công". Trong tình hình mới hiện nay mục tiêu giáo dục đòi hỏi rất cao
nên nhiệm vụ của dân vận càng hết sức nặng nề, vì thế trong dân vận cần những
phẩm chất và năng lực mới.

2.7.8. Dân vận gắn liền với việc thực hiện quy chế dân chủ.
Củng cố, kiện toàn, nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban chỉ đạo thực hiện
quy chế dân chủ cơ sở; triển khai, thực hiện có hiệu quả các văn bản chỉ đạo,
hướng dẫn về xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở.
Tổ chức tốt các hội nghị cán bộ, công chức, viên chức hàng năm; lắng
nghe và giải quyết tốt các ý kiến, đề nghị chính đáng của cán bộ, giáo viên; tiếp
tục điều chỉnh Quy chế chi tiêu nội bộ phù hợp với quy định của nhà nước và có
sự đồng thuận cao của tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên.
Thực hiện đầy đủ việc công khai các nội dung có liên quan đến trách
nhiệm, quyền lợi của cán bộ, giáo viên, nhân viên và đảm bảo yêu cầu niêm yết
công khai các thủ tục, hồ sơ liên quan đến tổ chức, công dân và học sinh.
Phối hợp với Ban ngành đoàn thể góp phần phát triển kinh tế - xã hội của
địa phương; tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ trẻ em khó khăn đi học; có nhiều
biện pháp chống lưu ban, bỏ học và nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục.
Thực hiện tốt các chế độ chính sách đối với các đối tượng học sinh theo quy
định của Nhà nước; trong đó đặc biệt lưu ý các chế độ, chính sách đối với học
sinh dân tộc thiểu số, học sinh thuộc diện hồ nghèo, mồ côi, khuyết tật.
Thực hiện tốt các chương trình phối hợp công tác với các ban, ngành, nắm
tình hình và tham mưu giải quyết các vấn đề liên quan đến công tác vận động
quần chúng nhân dân.
Tăng cường công tác dân vận với công tác thi đua. Thực hiện tốt chế độ
giao ban, báo cáo tháng, quý, năm và các báo cáo đúng thời gian quy định. Tăng
cường công tác thi đua khen thưởng, kiểm tra, giám sát nhằm góp phần nâng cao
hiệu quả công tác.
2.4. Hiệu quả.
Sau khi áp dụng các giải pháp nêu trên. Kết quả đạt được rất tốt. Cụ thể:
* Đối với đội ngũ giáo viên:
Không có trường hợp nào vi phạm đạo đức nhà giáo. Xếp loại 100% từ khá
tốt trở lên.
Thi giáo viên giỏi cấp huyện: Có 3 đồng chí tham gia đều được công nhận

có giờ dạy giỏi cấp huyện.
Thi Dạy tích hợp: Có 2 bài tham gia, đạt 2 = 100%
Giáo viên có học sinh giỏi cấp tỉnh: 2 đồng chí.
Giáo viên có học sinh giỏi cấp huyện: 9 đồng chí.
* Đối với học sinh:
Chất lượng đại trà đạt trên 97% xếp từ TB trở lên.
Chất lượng giáo dục hạnh kiểm: 100% xếp loại khá tốt.


Chất lượng mũi nhọn:
Học sinh giỏi văn hóa cấp huyện: 14 giải
Học sinh giỏi văn hóa lớp 9 cấp tỉnh: 2 giải
Học sinh giỏi thể dục thể thao cấp huyện: 17 giải
Học sinh giỏi điền kinh cấp tỉnh: 1 giải.
Học sinh thi vận dụng kiến thức liên môn đạt 1 giải huyện và 1 giải tỉnh.
* Đối với công tác xã hội hóa giáo dục.
Huy động được trên 70 triệu đồng từ các tổ chức đoàn thể để cải tạo cảnh
quan môi trường.
Các tổ chức đoàn thể địa phương cùng vào cuộc để huy động học sinh bỏ
học quay trở lại lớp để duy trì tốt sĩ số học sinh 4/343 = 1,16%.
3. Kết luận và kiến nghị.
Dân vận- công tác đóng vai trò cực kì quan trọng trong bất cứ lĩnh vực nào.
Là người lãnh đạo quản lý trong một đơn vị trường học đóng trên địa bàn có
nhiều khó khăn. Nội dung và phương pháp dân vận vô cùng phong phú. Song biết
lựa chọn theo đúng tư tưởng, đạo đức phong cách Hồ Chí Minh để vận dụng vào
công tác thực tế thì tốt hơn rất nhiều. Tôi đã trăn trở, suy nghĩ rất nhiều và xác
định được đúng các yếu tố để làm nên thành công. Các nguyên nhân cản trở bước
phát triển của giáo dục Thành Long. Trong đó công tác dân vận được xác định có
vị trí quan trọng hàng đầu trong nền giáo dục Thành Long. Chúng ta không thể
đơn phương làm một công việc trong to lớn trong bối cảnh còn nhiều khó khăn

chồng chất. Tháo gỡ khó khăn của nhà trường cũng không đơn giản đơn phương
mình làm mà phải có sự ủng hộ tám thành của dân và cả hệ thống chính trị.
Dân vận phải bắt đầu từ cải cách tư duy, mở cửa cho luồng tư duy mới,
không nên cố chấp, cố hữu khi mà ngoài xã hội đang từng ngày từng giờ đổi thay.
Bắt nhịp nhanh với thời cuộc để tìm cho mình giải pháp dễ thực hiện và hiệu quả
là tài năng của người lãnh đạo. Người hiệu trưởng cần phải luôn đổi mới phương
pháp. Muốn vậy phải có một bản lĩnh chính trị kiên định, không ngại khó, không
ngại khổ. Luôn biết làm gương sáng cho đồng nghiệp noi theo. Tư tưởng đã
thông thì không có việc gì khó.
Mỗi đơn vị nhà trường có một cách dân vận khác nhau, người lãnh đạo
luôn phải xác định đúng nội dung và cách thức dân vận phù hợp với đặc điểm dân
cư, nhưng dứt khoát dù ở nơi nào cũng phải lựa chọn nội dung và phương pháp
phù hợp với đặc điểm tâm lý nhân dân vùng đó.
Để lấy trọn niềm tin của dân đối với nhà trường, một điều không thể khác
được là nhà trường phải khẳng định được mình thông qua việc nâng cao chất
lượng giáo dục hai mặt. Qua các hoạt động dạy và học, các hoạt động ngoài giờ
lên lớp…
Thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở. Trong đó vai trò của người trưởng đơn
vị là rất quan trọng. Mức độ thực thi dân chù tùy thuộc vào phẩm chất, năng lực
và phong cách quản lý của người trưởng đơn vị.
Để thực hiện dân chủ thủ trưởng đơn vị phải thực hiện nghiêm túc quy chế
dân chủ một cách cương quyết, phải thực hiện có chất lượng tất cả các quy định,


chứ không phải chỉ làm cho có hình thức. Muốn đảm bảo chất lượng đòi hỏi mỗi
một trưởng đơn vị phải đầu tư nhiều công sức cho việc thực thi. Luôn rèn luyện
phẩm chất và năng lực, học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Phải tiếp cận
với đạo đức Hồ Chí Minh mới có thể thực hiện tốt dân chủ, công tác dân vận
trong trường học. Đây là một việc cần phải phấn đấu suốt cuộc đời.
Tôi xin cam đoan sáng kiến kinh nghiệm

Không sao chép

Đặng Ngọc Phương



×