Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

SKKN một số giải pháp nhằm ngăn chặn hành vi bạo lực trong trường THCS tén tằn huyện mường lát tỉnh thanh hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (307.06 KB, 19 trang )

MỤC LỤC
TT
1

Mục lục

Trang

Phần mở đầu

2

1.1

Lí do chọn đề tài

2

1.2

Mục đích nghiên cứu

3

1.3

Đối tượng nghiên cứu

4

1.4



Phương pháp nghiên cứu.

4

Nội dung sáng kiến kinh nghiệm

4

2.1

Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm

4

2.2

Thực trạng vấn đề

12

2.3

Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.

14

2.4

Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo

dục

15

Kết luận, kiến nghị

16

3.1

Kết luận

16

3.2

Kiến nghị.

16

Danh mục tài liệu tham khảo

18

Danh mục các đề tài đã được xếp loại

19

2


3

1


1. PHẦN MỞ ĐẦU:
1. Lý do chọn đề tài:
Các vụ bạo lực học đường đang ngày càng gia tăng cả về quy mô lẫn tính
chất. Thậm chí, các em còn thản nhiên quay lại như một "chiến tích" để khoe lên
mạng.
Các em học sinh chỉ trong độ tuổi từ 14-16, thế nhưng đã biết lập "hội đồng",
tấn công bạn cùng trang lứa với đủ mọi lý do ngay trong trường học. Tình trạng
này đã dấy lên một hồi chuông báo động về nạn bạo lực học đường ngày càng
gia tăng, thậm chí mức độ hậu quả nghiêm trọng cũng tăng lên.
Bạo lực học đường là một biểu hiện cụ thể của hành vi hung tính, trong đó
hành vi hung tính được hiểu là hành vi mang tính thù địch, có liên quan đếm
cảm giác tuyệt vọng và hẫng hụt, được biểu hiện rõ ràng bằng cường độ biểu đạt
lời nói (đe dọa, chỉ trích, vu khống), hành vi (lăng nhục, đánh đập) và thái độ
(ánh mắt thù địch).
Thời gian gần đây, các vụ bạo lực học đường xảy ra ngay tại trường học ngày
càng gia tăng cả về quy mô lẫn tính chất, khiến nhiều người cảm thấy lo lắng.
Thậm chí, các em học sinh còn thản nhiên quay clip và tung lên mạng như một
cách khoe "chiến tích" vô cùng tự hào của mình. Dưới đây là một số vụ điển
hình về bạo lực học đường từng gây phẫn nộ trong dư luận thời gian vừa qua:
Nữ sinh lớp 9 Trường THCS Quỳnh Long đánh 2 nữ sinh Trường THCS
Quỳnh Thuận, Quỳnh Lưu, Nghệ An.(Ngày 05/10/2016)

Nam sinh ở Hải Dương bị đánh dã man và tè vào mặt vì thiếu 5 nghìn “tô”
Vào ngày 24/10/2016 trên mạng xã hội xuất hiện đoạn clip cho thấy nhóm học
sinh gồm 5 em đánh đập một nam sinh rất dã man khiến em này phải khóc lóc

van xin.

2


Gần dây nhất là vụ nhóm nữ sinh ở lớp 9A, trường THCS Phù Ủng, huyện
Ân Thi, tỉnh Hưng Yên đánh hội đồng một bạn nữ cùng lớp được đưa lên
mạng xã hội và bị dư luận lên án.

1. 2. Mục đích nghiên cứu:
Đứng trước những bức xúc của xã hội về bạo lực học đường ngày càng
diễn ra phức tạp và nguy hiểm. Nếu chúng ta không có biện pháp ngăn chặn thì
các mâu thuẫn sẽ đẩy đến chỗ gay gắt hơn. Ở đây tôi đưa ra một vài giải pháp để
giải quyết những mâu thuẫn tiềm ẩn trong các em học sinh nhằm xử lí, hòa giải
những mâu thuẫn đó một cách triệt để. Với những cách làm này nó sẽ ngăn
chặn, răn đe các em còn lại và đồng thời xóa hết những mâu thuẫn mà các em
gây ra.
1. 3. Đối tượng của đề tài:
3


Đề tài tập trung nghiên cứu để giải quyết những mâu thuẫn của học sinh
trường trung học cơ sở Tén Tằn nhằm ngăn chặn bạo hành vi bạo lực học đường.
Đối tượng nghiên cứu là học sinh ở bậc trung học cơ sở.
1. 4. Phương pháp nghiên cứu:
Đây là một trong những giải pháp mà tôi đã áp dụng trong những năm làm
công tác quản lí tại trường, chúng tôi thường xuyên theo dõi việc thực hiện nội
qui của học sinh và trực tiếp xử lí các mâu thuẫn sảy ra của học sinh. Các biện
pháp này nó đã giúp cho trường chúng tôi trong năm học vừa qua ngăn chặn
được nhiều hành vi bạo lực trong trường.

2 . PHẦN NỘI DUNG:
2.1. Cơ sở lý luận của vấn đề:
Trong thời gian gần đây, dư luận không khỏi có những bức xúc trước
những cảnh bạo lực diễn ra trong môi trường giáo dục.Tại Việt Nam, số liệu
được Bộ Giáo dục và đào tạo (GD- ĐT) đưa ra gần đây nhất, trong một năm
học, toàn quốc xảy ra gần 1.600 vụ việc học sinh đánh nhau ở trong và ngoài
trường học (khoảng 5 vụ/ngày). Cũng theo thống kê của Bộ GD-ĐT, cứ khoảng
trên 5.200 học sinh (HS) thì có một vụ đánh nhau; cứ hơn 11.000 HS thì có một
em bị buộc thôi học vì đánh nhau; cứ 9 trường thì có một trường có học sinh
đánh nhau. Đáng lo ngại hơn, theo thống kê của Bộ Công An mỗi tháng có
hơn 1.000 thanh thiếu niên phạm tội. Trước kia: tội phạm giết người trong độ
tuổi từ 30 đến dưới 45 chiếm số lượng cao nhất. Bây giờ giảm còn 34% so với
41% của độ tuổi 18 đến dưới 30 (độ tuổi từ 14 đến dưới 18 chiếm đến 17%).
Bạo lực học đường trở thành quan tâm của nhiều gia đình, nhà trường, nỗi
trăn trở của toàn xã hội. Trong khuôn khổ của bài viết này, tôi xin đề cập tới
nguyên nhân của bạo lực học đường của học sinh THCS và những việc phụ
huynh nên làm để giảm tình trạng bạo lực học đường của con mình.
2.1.1. Vì sao chúng ta phải quan tâm giáo dục học sinh có hành vi bạo
lực:
Trong tập thể nhà trường đa số là các em ngoan, có đạo đức tốt bên cạnh
đó có một số ít học sinh cá biệt khó giáo dục, hay có những hành vi bạo lực.
Những học sinh cá biệt là những em thường có những thái độ, hành vi không
phù hợp với giá trị, nội quy, truyền thống của tập thể, không thực hiện tròn bổn
phận và trách nhiệm của người học sinh, hoặc thiếu văn hóa, thiếu đạo đức trong
quan hệ ứng xử với mọi người mặc dù đã được nhà trường, gia đình quan tâm
chỉ dẫn, giáo dục… Nếu hành vi bạo lực của các em lặp lại thường xuyên và trở
thành hệ thống thì trong thực tiễn nhà trường hiện nay được gọi là học sinh cá
biệt. Những học sinh này được giáo viên coi là khó dạy, thậm chí hư hỏng.
Trách nhiệm của giáo dục nói chung và giáo viên nói riêng về lý thuyết
không được để có những học sinh có hành vi chưa phù hợp với giá trị, chuẩn

mực xã hội và những qui định chung của nhà trường, lớp học, cộng đồng. Bởi
giáo dục có sứ mạng là hình thành và phát triển nhân cách vừa có cá tính (mang
bản sắc riêng của mình) nhưng phải biết sống hài hòa với các giá trị chung của
loài người, dân tộc và cộng đồng để có cuộc sống hạnh phúc.
4


Nếu trong lớp tồn tại những học sinh cá biệt, luôn có những hành vi tiêu
cực, không phù hợp thì sẽ ảnh hưởng đến tập thể, những thành viên khác. Trong
thực tế nhiều giáo viên chủ nhiệm cảm thấy bị áp lực, có khi bất lực khi trong
lớp có những học sinh được gọi là cá biệt. Bởi vì giáo viên chủ nhiệm không chỉ
gặp khó khăn trong ứng phó với chính học sinh đó, mà đôi khi còn gây ảnh
hưởng đến học sinh khác, đến tập thể lớp. Biểu hiện phổ biến của học sinh được
coi là cá biệt có thể như sau:
+ Có những thay đổi khác lạ trong thái độ, cách cư xử: trở nên lãnh đạm,
không chan hòa, không muốn hòa đồng, cáu kỉnh, xúc phạm người khác, thậm
chí gây gổ dẫn đến hành vi bạo lực.
+ Không quan tâm, hứng thú với việc học, học sa sút, thậm chí là bỏ học.
+ Thiếu tự tin vào bản thân. Không tin cậy người khác.
+ Thường xuyên vi phạm nội qui của lớp, của trường.
+ Cố thu hút sự chú ý của người khác bằng những hành vi như phá phách,
vô lễ, ăn cắp, nói dối hay nói cách khác lứa tuổi này nhiều em muốn thể hiện
bản thân.
+ Hay đánh đập bạn, hay ồn trong giờ học, bỏ học trốn học để đi chơi.
+ Thậm chí có những em rơi vào con đường nghiện ngập ma túy và các tệ
nạn xã hội khác…
Tóm lại học sinh cá biệt là những học sinh có sự bất thường về tính cách,
không có động cơ học tập, tâm lý không ổn định.
+ Trong số những học sinh được coi là cá biệt, đôi khi có những em có
tiềm năng về cá tính, do giáo viên không hiểu được, không có cách tiếp cận và

tác động phù hợp hoặc không được sự giúp đỡ kịp thời, đúng cách… mà dẫn đến
sự biểu hiện những hành vi không phù hợp của học sinh.
+ Vì vậy, đối với học sinh cá biệt, giáo viên chủ nhiệm thực sự cần là kỹ
sư tâm hồn, có trách nhiệm phối hợp với các lực lượng giáo dục trong và ngoài
nhà trường, mà trước hết là với tập thể lớp giúp những em này điều chỉnh, thay
đổi niềm tin, thái độ, hành vi của mình để các em có tương lai tốt đẹp hơn.
2.1.2. Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến hành vi bạo lực:
Nguyên nhân từ bản thân học sinh:
Nguyên nhân đầu tiên có thể nói là do sự chuyển biến về tâm lý của bản
thân đối tượng từ 11 - 17 tuổi, đây là giai đoạn hình thành nhân cách ở con
người, cùng với đó là tâm lý không ổn định và cái tôi cá nhân quá cao (mà
không biết sử dụng đúng cách ) ở lứa tuổi ăn chưa đủ no lo chưa tới này khiến
các em thấy bức bối và muốn giải thoát. Trong giai đoạn này chỉ cần những tác
động kích thích xấu từ thế giới bên ngoài cũng khiến các em học theo. Do sự
phát triển thiếu toàn diện, thiếu hụt về nhân cách, thiếu khả năng ứng xử của bản
thân và sự non nớt trong kỹ năng sống, sai lệch trong quan điểm sống dẫn đến
thái độ sai trong nhận thức và hành động. Các em chưa định hình được lý tưởng
sống cho bản thân nên rất dễ sa đọa.
Nguyên nhân từ môi trường gia đình:
Con người được sinh ra, nhưng tính cách, phẩm chất, đạo đước do giáo
dục mà hình thành. Môi trường đầu tiên mà mỗi đứa trẻ tiếp xúc là gia đình.
5


Ông bà, bố mẹ là những ảnh hưởng đầu tiên, quan trọng nhất đến việc hình
thành tính cách, nhân cách và định hướng sống của con cái. Bởi vậy, cách giáo
dục và môi trường sống trong mỗi gia đình đóng vai trò quyết định, ảnh hưởng
đến việc đứa trẻ lớn lên như thế nào và sống ra sao. Do vậy, những thiếu sót
trong môi trường gia đình được cho là một phần ảnh hưởng đến BLHĐ. Việc
học sinh chứng kiến tình trạng người bố nghiện rượu hay say xỉn và quát mắng

người khác trong gia đình "bạo lực gia đình", lạm dụng thể chất trẻ em, lạm
dụng tình dục trẻ em dạy cho trẻ rằng các hành động bạo lực là có thể chấp
nhận, ở đây bạo lực gia đình gần như là cầu nối cho BLHĐ. Từ những cách dạy
con cái bằng hình thức kỷ luật thô bạo của cha mẹ đối với đứa trẻ đã ảnh hưởng
đến tính cách của đứa trẻ và dần dần đứa trẻ ấy trở nên hung hăng hơn. Việc con
cái tiếp xúc với môi trường văn hóa bao lực như phim ảnh, sách báo, game bạo
lực, xem các phim bạo lực gây ra những tác động xấu tới nhiều học sinh, thúc
đẩy sự gia tăng tính hung hăng ở trẻ và học sinh, sinh viên. Việc đối mặt với
trừng phạt thân thể làm gia tăng nguy cơ hành động hung hãn ở trẻ vị thành
niên. Sự áp đặt của bố mẹ và phản ứng ngược của trẻ em với những cách cư xử
cưỡng bức cũng ảnh hưởng tới sự phát triển của hành vi hung hãn ở trẻ nhỏ ví
dụ như: La hét, đánh đấm, bỏ đói, nhốt trong phòng kín... gia đình có những hạn
chế thiếu các kỹ năng nhận thức xã hội ảnh hưởng tới cách dạy bảo con cái.
Nguyên nhân từ môi trường nhà trường:
Tại điều 5 Luật Giáo dục 2005 quy định các chủ thể giáo dục phải đảm
bảo các yêu cầu sau: “Nội dung giáo dục phải bảo đảm tính cơ bản, toàn diện,
thiết thực, hiện đại và có hệ thống; coi trọng giáo dục tư tưởng và ý thức công
dân; kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp, bản sắc văn hóa dân tộc, tiếp thu
tinh hoa văn hóa nhân loại; phù hợp với sự phát triển về tâm sinh lý lứa tuổi của
người học”. Như vậy, Luật Giáo dục quy định đối với tất cả các giáo viên, người
làm công tác quản lý giáo dục. Đối với giáo viên bộ môn, trách nhiệm của họ
không chỉ truyền đạt những kiến thức chuyên môn mà còn phải giáo dục đạo
đức, lối sống, hình thành và phát triển phẩm chất nhân cách của người học, dạy
chữ phải đi đôi với dạy người. Còn đối với chủ nhiệm lớp, họ phải nắm được
chất lượng toàn diện trên tất cả các mặt, không chỉ học mà còn là sự tu dưỡng,
rèn luyện của các em học sinh.
Tuy nhiên, do sự giáo dục của nhà trường còn nặng về kiến thức văn hóa,
đôi khi lãng quên đi nhiệm vụ giáo dục con người “tiên học lễ, hậu học văn”.
Mặt khác, cuộc sống thực dụng chạy theo đồng tiền của một số cá nhân đã làm
cho những giá trị quan trọng của nhà trường, đạo đức của một bộ phận thầy cô

giáo bị suy thoát.
Nguyên nhân từ môi trường xã hội:
Môi trường xã hội và cộng đồng khu dân cư nơi gia đình học sinh sinh sống
cũng nhiều nguyên nhân gay ra BLHĐ. Đa số những vụ BLHĐ thường xảy ra
đối với những thanh thiếu niên sống trong khu cộng đồng dân cư có môi trường
sống thiếu thốn, trình độ dân trí thấp, nghèo khổ, nhà cửa tồi tàn...; nhiều đối
tượng nghỉ học sớm lang thang, chơi bời; nơi có nhiều tệ nạn xã hội, tỷ lệ tội
phạm cao, có nhiều đối tượng nghiện hút ma tuý, cá độ bóng đá, cờ bạc, trò chơi
6


bạo lực trên mạng"... Khi tiếp xúc với các đối tượng xấu đó nhiều lần đã tác
động xấu tới các em, dần dần đưa vào môi trường học đường và tác động qua lại
ảnh hưởng đến những học sinh khác trong nhà trường...
Qua sự phân tích trên cho thấy, tình hình BLHĐ xảy ra có nhiều nhuyên
nhân khác nhau. Do sự phát triển thể chất tâm lý lứa tuổi dễ nhiễm tính bạo lực
của học sinh, sinh viên; sự xuống cấp đạo đức; chưa được trang bị và rèn luyện
kỹ năng sống; sự thờ ơ, vô cảm và vô trách nhiệm của nhiều bậc làm cha làm mẹ
đối với con cái; phương pháp giáo dục sai lầm của gia đình; phương pháp giáo
dục, quản lý, môi trường giáo dục nhà trường; những yếu kém trong quá trình
phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội; hệ thống pháp luật về vấn đề BLHĐ ở nước
ta còn chưa hoàn chỉnh; tác động tiêu cực của các phương tiện thông tin giải trí
hiện đại như game bạo lực, các trang web có nội dung bạo lực, các phương tiện
truyền thông; ảnh hưởng tiêu cực từ mặt trái của việc hội nhập quốc tế… tất cả
những vấn đề đó đã và đang đặt ra cho toàn xã hội phải có các biện pháp hữu
hiệu để kịp thời phòng ngừa, ngăn chặn tình trạng này.
2.1.3. Nội dung và biện pháp giáo dục học sinh có hành vi bạo lực:
2.1.3.1. Nội dung cần giáo dục học sinh có hành vi bạo lực:
Từ nguyên nhân và mục đích của những hành vi bạo lực, để cho các em
có thể tự thấy cần phải thay đổi… cho phép đề xuất nội dung cốt lõi cấn giáo

dục các em bao gồm:
* Nhận thức đúng điểm mạnh và điểm yếu của bản thân:
Để học sinh có những ứng xủ phù hợp trong mối quan hệ, trong các tình
huống, trước hết cần giúp học sinh nhận thức đúng được bản thân, trong đó xác
định được đúng mình là ai? Mình có điểm mạnh, điểm yếu gì. Đây vừa là một kĩ
năng sống quan trọng của mỗi cá nhân, nó càng trở nên quan trọng đối với
những người hay có những thái độ, hành vi ứng xử không phù hợp, gây khó
chịu, phản cảm cho mọi người.
* Nhận thức được những giá trị đối với bản thân:
* Tự tin về giá trị và những điểm mạnh của mình để làm điểm tựa cho
những hành vi và ứng xử một cách tích cực:
Trên cơ sở làm cho học sinh nhận thức được những điểm mạnh, giá trị của
bản thân khích lệ để các em tự tin phát huy những điểm mạnh và giá trị đó, đồng
thời cố gắng khắc phục những hạn chế, những niềm tin vào cái phi giá trị hoặc
phản giá trị để thay đổi hành vi, thói quen xấu, tiêu cực theo hướng lành mạnh
và tích cực lên.
* Nhận thức được hậu quả của những hành vi tiêu cực và tất yếu phải thay
đổi thói quen hành vi cũ:
* Suy nghĩ tích cực và suy nghĩ trước khi hành động:
Cùng với việc khắc phục những suy nghĩ, niềm tin, thói quen, hành vi tiêu
cực của học sinh, giáo viên cần tạo cho học sinh thói quen suy nghĩ cẩn trọng
trước khi hành động để tránh những hành vi không mong đợi và các hậu quả
đáng tiếc khác.
* Giáo dục kỉ luật tích cực:
7


Thông thường đối với những học sinh cá biệt, giáo viên thường khó kiểm
soát cảm xúc nên rất dễ có những lời nói hoặc hành vi gây tổn thương cho học
sinh về tinh thần hoặc thể chất. Cách ứng xử này đang bị ngành giáo dục

nghiêm khắc xử lý. Để tránh xảy ra những trường hợp đáng tiếc như giáo viên
sử dụng hình thức trừng phạt đối với học sinh có hành vi tiêu cực, một mặt giáo
viên cần học cách kiểm soát cảm xúc, mặt khác cần giáo dục kỉ luật tích cực cho
các em. Giáo dục kỉ luật tích cực thay thế cho trừng phạt là giải pháp không chỉ
có ý nghĩa nhân văn, mà còn đem lại hiệu quả giáo dục cao.
Triết lý của giáo dục kỉ luật tích cực dựa trên sự điều chỉnh bên trong hơn
là kiểm soát bên ngoài. Giáo dục kỉ luật tích cực là giáo dục dựa trên nguyên tắc
vì lợi ích tốt nhất của học sinh, mang tính phòng ngừa, tôn trọng trẻ, không làm
tổn thương đến thể xác và tinh thần của các em, có sự thỏa thuận của giáo viên
và học sinh và phù hợp với đặc điểm tâm, sinh lí của học sinh.
2.1.3.2. Giáo viên cần phải làm như thế nào để thay đổi thái độ, hành vi
tiêu cực của học sinh:
2.1.3.2.1. Giáo viên cần phải quan tâm đến những khó khăn của học sinh.
Việc tìm hiểu những trở ngại trong học tập và những khó khăn về mặt tâm
lí của học sinh để kịp thời hỗ trợ, khích lệ các em hành động đúng sẽ giúp các
em tránh được những hành vi bạo lực.
2.1.3.2.2. Giáo viên cần phải tìm hiểu mục đích hành vi tiêu cực của học
sinh để có cách ứng xử phù hợp.
Nhiều người cho rằng học sinh hư vì bản thân học sinh có tính hay gây gổ
hoặc được nuông chiều quá mức, hư vì cha mẹ hay anh chị đều hư, vì gia đình
quá nghèo hoặc có điều kiện kinh tế… có rất nhiều lí do được đưa ra nhưng lại
không giúp lí giải được mục đích hành vi tiêu cực của học sinh. Xét cho cùng tất
cả các hành vi đều có mục đích và lí do, nó không xảy ra một cách ngẫu nhiên.
Hành vi tiêu cực hay cư xử không phù hợp của học sinh cũng vậy. Giáo viên cần
xác định được mục đích hành vi tiêu cực của học sinh để hiểu được tại sao học
sinh lại làm như vậy và có cách xử trí thích hợp, hiệu quả. Điều đáng lưu ý là
nhiều khi học sinh không ý thức được những suy nghĩ, niềm tin sai lệch của
mình. Nếu sau này giáo viên có hỏi học sinh tại sao lại cư xử như vậy, các em
thường trả lời là “không biết” hoặc đưa ra một vài lí do, nguyên cớ để bao biện.
Nguyên tắc chủ yếu là trong các tình huống đó, giáo viên cần cố gắng bình tĩnh,

hiểu học sinh, tôn trọng học sinh và dùng các phương pháp kỷ luật tích cực, lắng
nghe tích cực, khích lệ, kiềm chế bản thân để giải quyết.
Cách ứng xử đối với những hành vi bạo lực của học sinh
* Với loại hành vi nhằm thu hút sự chú ý giáo viên nên:
- Giảm thiểu hoặc không để ý đến hành vi của học sinh khi có thể, chủ
động chú ý học sinh vào lúc khác, những lúc phù hợp dễ chịu hơn.
- Nhìn nghiêm nghị nhưng không nói gì. Hướng học sinh vào hành vi có
ích hơn.
- Nhắc nhở cụ thể (tên, công việc phải làm), cho học sinh lựa chọn có
giới hạn.
8


- Lập nội quy hay lịch trình mà giáo viên sẽ thường xuyên dành thời gian
cho học sinh.
* Với hành vi nhằm thể hiện quyền lực, giáo viên nên:
- Bình tĩnh, rút khỏi cuộc đôi co, xung đột, không “tham chiến” để học
sinh nguôi dần.
- Sử dụng các bước khuyến khích học sinh hợp tác (hiểu cảm xúc của học
sinh, thể hiện mình hiểu cảm xúc đó, chia sẽ cảm xúc của mình về tình huống
đó, cùng nhau trao đổi để phòng tránh vấn đề tương tự trong tương lai).
- Giúp học sinh thấy có thể sức mạnh, quyền lực theo cách thức tích cực.
Giáo viên cần biết rằng tham gia đôi co quyền lực hoặc nhượng bộ chỉ làm học
sinh mong muốn có “quyền lực” hơn.
- Quyết định xem mình sẽ làm gì, chứ không phải sẽ bắt học sinh làm gì.
- Lập nội quy hay kế hoạch mà giáo viên sẽ thường xuyên dành thời gian
cho học sinh.
* Với hành vi nhằm trả đũa thì giáo viên nên:
- Kiên nhẫn, rút khỏi vòng luẩn quẩn “trả miếng” lẫn nhau. Tránh những
hình thức trừng phạt học sinh.

- Duy trì tâm lí bình thường trong khi đợi học sinh nguôi dần.
- Khích lệ sự hợp tác, xây dựng lòng tin từ học sinh.
- Tâm sự riêng với học sinh để giải quyết khó khăn.
- Sử dụng kỹ năng khích lệ, cho học sinh thấy học sinh được thương yêu
tôn trọng.
- Lập nội quy hay kế hoạch mà giáo viên thường xuyên dành thời gian
cho học sinh.
* Với loại hành vi thể hiện sự không thích hợp giáo viên nên:
- Không phê phán, chê bai học sinh.
- Dành thời gian rèn luyện, phụ đạo cho học sinh, đặc biệt về học tập.
- Chia nhỏ nhiệm vụ, bắt đầu từ việc dễ để học sinh có thể đạt thành công
ban đầu.
- Sử dụng kỹ năng khích lệ, tập trung vào điểm mạnh, vốn quý của học
sinh.
- Không thể hiện thương hại, không đầu hàng.
- Dành thời gian thường xuyên cho học sinh, giúp học sinh.
2.1.3.2.3. Tiếp cận cá nhân đối với những học sinh hay có hành vi bạo
lực theo quan điểm tích cực:
Giáo viên một mặt cần phát huy tối đa được những điểm mạnh, phát triển
tiềm năng, mặt khác phải hạn chế, phòng ngừa những hành vi không mong đợi
của từng học sinh. Muốn đạt được điều đó, giáo viên cần quán triệt cách tiếp cận
cá nhân.
2.1.3.2.4. Trong tình huống học sinh thực hiện các hành vi bạo lực, giáo
viên cần đặt mình vào vị thế của các em để lắng nghe tích cực các vấn đề của
các em, khích lệ những suy nghĩ và thái độ hành vi tích cực đối với những vấn
đề các em đang phải đương đầu.
9


Tôn trọng quyền tự ra quyết định và giải quyết vấn đề của các em. Giáo

viên chỉ giữ vai trò khơi gợi những hướng giải quyết tích cực, hoặc phản biện
những suy nghĩ, thái độ có thể dẫn đến hành vi có nguy cơ rủi ro.
Nguyên tắc chủ yếu là trong các tình huống đó, giáo viên cần cố gắng
bình tĩnh, hiểu học sinh, tôn trọng học sinh và dùng các phương pháp kỷ luật
tích cực, khích lệ, kiềm chế bản thân để giải quyết. Giáo viên cần kiềm chế,
không nên thể hiện thái độ quá nóng nảy, căng thẳng trước mặt học sinh. Nếu
giáo viên không kiểm soát được cảm xúc thì có thể khiến học sinh trở nên tức
giận hơn, làm học sinh suy nghĩ tiêu cực dẫn đến hậu quả không lường. Đồng
thời cũng cần tránh hồ đồ và quan liêu đưa ra những lời chỉ trích chưa tìm hiểu
nguyên nhân, mục tiêu của hành vi không mong đợi.
2.1.3.2.5. Muốn thay đổi hành vi của học sinh một cách hiệu quả, giáo
viên cần có sự hợp tác của học sinh, được học sinh tin cậy. Do đó, giáo viên cần
chủ động tiếp xúc với học sinh để nắm bắt về điều kiện, hoàn cảnh, tâm sự, sức
khỏe… của học sinh. Học sinh cần được giáo viên hiểu những khó khăn, nhu
cầu tình cảm của mình. Do đó giáo viên cần quan sát và tìm ra nguyên nhân
không được đáp ứng những nhu cầu tình cảm của các em và phải quan tâm đến
những khó khăn của học sinh. Việc tìm hiểu những trở ngại trong học tập và
những khó khăn về mặt tâm lí của học sinh sẽ giúp giáo viên không phải dùng
biện pháp xử phạt mà vẫn giáo dục học sinh có kết quả.
2.1.3.2.6 Sử dụng biện pháp khích lệ và củng cố tích cực:
Khi giáo viên giao cho các em nhiệm vụ gì cần thức tỉnh lòng tự trọng,
kết hợp với tin tưởng và tôn trọng học sinh, kể cả trong quá trình các em thực
hiện bằng những câu hỏi mang tính khích lệ như: “thầy cô tin tưởng ở em đấy;
thầy cô nghĩ em có thể làm được hơn thế.”
2.1.3.2.7. Phương pháp sử dụng hệ quả tự nhiên và hệ quả lôgic:
Mục đích chủ yếu của việc sử dụng hệ quả tự nhiên và hệ quả lôgic dạy
cho học sinh có ý thức trách nhiệm về các hành vi của chính mình, khích lệ học
sinh đưa ra những quyết định có trách nhiệm, do đó cách làm này có thể thay thế
cho trừng phạt: học sinh vẫn học được cách ứng xử tốt giúp cho mối quan hệ ấm
áp hơn, ít xung đột hơn.

2.1.3.2.8. Những hình thức xử phạt phù hợp nhất quán:
Khi những yêu cầu đã được đặt ra rõ ràng thì cũng cần có những biện
pháp xử phạt cụ thể, rõ ràng đối với những hành vi vi phạm và các biện pháp
phải được áp dụng một cách nhất quán. Giáo viên cần lưu ý những điều sau đây
khi sử dụng các biện pháp xử phạt:
Các biện pháp xử phạt phải nhằm mục đích dạy học sinh biết rằng thái
độ, hành vi của các em như vậy là sai. Không bao giờ sử dụng những hình phạt
khiến học sinh cảm thấy mình là đồ bỏ đi, vô dụng. Tuyệt đối không sử dụng
hình thức phạt mang tính bạo lực. Sử dụng những hình phạt bạo lực không
những không có tác dụng đối với học sinh mà chỉ thể hiện sự bất lực và còn vi
phạm những điều giáo viên không được làm và vi phạm pháp luật. Các hình
thức phạt cần phù hợp với mức độ vi phạm.
10


Những hình phạt nên mang tính tích cực để thông qua những hình phạt
học sinh có thể học thêm được một kỹ năng nào đó.
Biện pháp xử phạt có thể vận dụng là:
- Tước bỏ hoạt động yêu thích cho đến khi khắc phục được lỗi.
- Tạm dừng việc học tập để học sinh tự kiểm điểm bản thân với mục đích
để giúp học sinh thoát ra khỏi trạng thái căng thẳng để kiềm chế bản thân và tạo
điều kiện cho học sinh bình tĩnh trở lại.
- Yêu cầu viết báo cáo hằng ngày với mục đích là để học sinh nhận biết
được những lỗi thường xuyên mắc phải và tạo cho các em cơ hội điều chỉnh.
Lưu ý: không nên phạt học sinh bằng cách giao thêm bài tập, hoặc nhiệm
vụ lao động cho học sinh sẽ khiến cho các em nghĩ rằng học tập hay lao động là
sự trừng phạt.
2.1.3.2.9. Phát huy tối đa vai trò của tập thể thân thiện, các mối quan hệ
gắn bó, chia sẻ, thiện chí, tạo điều kiện để các em tham gia vào các hoạt động
đa dạng của lớp để các em được trãi nghiệm những cảm xúc tích cực.

2 1.3.2.10. Giáo viên cần phải nói chuyện với cha mẹ các em về vấn đề
của các em để cùng phối hợp hỗ trợ. Trong những trường hợp đó, tình yêu
thương, sự động viên của cha mẹ, thầy cô sẽ có sức thuyết phục giúp các em
phát triển những suy nghĩ tích cực khắc phục được những tâm trạng căng thẳng.
2.1.3.2.11. Những điều cần tránh trong giáo dục học sinh có hành vi bạo
lực, học sinh cá biệt:
- Không dùng các biện pháp trừng phạt thể chất hoặc tinh thần đối với
học sinh. Nếu giáo viên trừng phạt học sinh thì không những không mang lại
hiệu quả mà còn gây hại cho học sinh, làm học sinh lo âu và hạn chế kết quả học
tập và phát triển của bản thân. Nếu dùng các hình phạt mang tính xúc phạm sẽ
đẩy học sinh đi xa hơn, làm cho học sinh muốn chống đối hơn là hợp tác. Nếu
học sinh có thay đổi thì có thể vì ép buộc nhiều hơn là muốn hay tự nguyện thay
đổi.
- Đánh giá học sinh thiếu khách quan, thiếu thận trọng. Trong trường hợp
bị đánh giá không đúng, học sinh sẽ quyết định không đáp lại các mong mỏi, các
yêu cầu do người lớn đặt ra cho học sinh nữa. Học sinh mất dần hứng thú và cố
gắng. Hầu hết người lớn thường nhìn nhận học sinh đang có vấn đề về cảm xúc
hoặc hành vi một cách tiêu cực hơn thực tế. Khi đó, các em có thể biểu hiện sự
chán nản, cảm thấy giận dữ, bất lực, có khi trầm cảm. Học sinh cảm thấy chán
đến trường, dần dần học sinh sợ đi học và không cố gắng nữa. Học sinh mất dần
động cơ hoạt động. Khi các hành vi của người lớn ở nhà và ở trường tạo cho học
sinh cảm xúc bất lực, đau đớn, sợ hải, ngượng ngùng và bất an thì học sinh khó
phát triển bình thường, khỏe mạnh. Giáo viên cũng cảm thấy căng thẳng và bất
lực khi có những học sinh hư, gây rối trong lớp.
- Tập thể lớp không nên có thái độ thiếu thiện chí đối với bạn. Nếu một
học sinh cảm thấy bất lực và gặp thêm những thất bại, học sinh sẽ càng cảm thấy
không có hy vọng. Nếu bị bạn học trêu chọc thêm, học sinh càng cảm thấy chán
nản hơn.
11



Nếu giáo viên trừng phạt, đánh giá không đúng, bạn bè thiếu thiện chí sẽ
làm động cơ của các em học sinh giảm dần, học sinh càng ngày càng ít cố gắng,
chán nản, bất lực và buồn bả, thậm chí bị tổn thương. Càng ít cố gắng học sinh
lại càng dễ thất bại. Trong trường hợp này, vòng xoắn tròn ốc sẽ tiến triển theo
chiều đi xuống. Điều đó tạo ra sự củng cố tiêu cực.
Những tiêu cực sau đây khiến cho một vòng xoắn tiêu cực ở học sinh tiếp
tục đi xuống:
+ Môi trường sống trong gia đình tiêu cực.
+ Bị coi thường, chê trách, sỉ nhục, la mắng, đánh phạt.
+ Khi cần không được ai giúp đỡ.
+ Những lời nhận xét không hay của bạn bè.
+ Bị bạn bè gán tội hay tẩy chay.
2.2. Thực trạng vấn đề:
Bây giờ chúng ta dễ dàng bắt gặp một bộ phận học sinh bậc phổ thông có
tính tình hung hăng, ngang ngược; các em sẵn sàng đánh các bạn trong trường
dù có khi vì một lý do rất đơn giản. Một học sinh dù học giỏi đến đâu mà thiếu
đạo đức cũng trở thành người vô dụng. Tệ hại hơn có tài mà không có đức thì
các em có thể dùng trí tuệ của mình làm hại người khác với mức độ nguy hiểm
hơn một người ít học. Để chú tâm vào việc rèn luyện đạo đức cho học sinh trong
nhà trường không chỉ là những khẩu hiệu suông mà cần có biện pháp cụ thể và
cần làm lâu dài. Trong những năm gần đây vì áp lực chất lượng bộ môn đã đè
nặng lên giáo viên; nên giáo viên bộ môn chỉ tập trung sâu vào chuyên môn. Vì
vậy việc dạy đạo đức cho học sinh không được thường xuyên, chỉ khi nào phát
hiện học sinh vi phạm thì mới nhắc nhở nên dần dần các học sinh cá biệt đã lôi
kéo theo các em khác trong lớp gây mất trật tự trong giờ học cũng như gây mâu
thuẫn đánh nhau. Như vậy, để giáo dục đạo đức cho học sinh và góp phần nâng
cao chất lượng giáo dục thì cần giải quyết phần gốc của vấn đề chứ không phải
là phần ngọn. Phong trào xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”
đến nay đã và đang tiếp tục nhận được sự đồng thuận cao của toàn xã hội vì sự

hướng đến giáo dục một nhân cách toàn diện cho những chủ nhân tương lai. Tuy
nhiên, để tới đích, vẫn có không ít khó khăn, trở ngại. Nhất là trong thời gian
gần đây, một số tệ nạn xã hội vẫn tiếp tục xâm nhập vào trường học, trong đó,
đáng báo động là tình trạng bạo lực học đường có chiều hướng gia tăng ở tất cả
các bậc học, cấp học. Nhận thức rõ điều này, chúng ta cần phải tìm ra các giải
pháp phối kết hợp “Ngăn chặn và phòng chống bạo lực học đường”.
Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ công tác đảm bảo an ninh trật tự tại
trường THCS Tén Tằn tôi có những thuận lợi, khó khăn sau:
2.2.1. Thuận lợi:
Nhìn chung đa số học sinh trong trường đều có hành kiểm tốt, luôn chấp
hành tốt nội quy của nhà trường của lớp và địa phương đề ra.
- Có văn bản ký kết Quy chế phối hợp giữa công an huyện Mường Lát với
Ban giám hiệu trường THCS Tén Tằn, về việc bảo đảm an ninh trật trự trong và
ngoài trường học.
12


- Được sự chỉ đạo và lãnh đạo đoàn kết thống nhất của Chi bộ Đảng, Ban
giám hiệu nhà trường, các tổ chức Đoàn thể như Đoàn thanh niên, Công đoàn,
các giáo viên chủ nhiệm,…
- Có sự phối hợp chặt chẽ giữa Ban Giám hiệu với Đoàn thanh niên trong
trường; giữa Đoàn thanh niên với giáo viên chủ nhiệm trong việc giáo dục hoàn
thiện nhân cách cho học sinh.
2.2.2. Khó khăn:
Tuy nhiên vẫn còn một số ít học sinh còn hạn chế trong nhận thức, một số
học sinh rất hiếu động, thích thể hiện mình trước mặt bạn bè gây ra những mâu
thuẫn dẫn đến các hành vi bạo lực.
Phần lớn giáo viên chủ nhiệm còn trẻ chưa có kinh nghiệm xử lí triệt để khi
có các hành vi bạo lực học đường diễn ra, giáo viên chỉ xử lí qua loa cho các em
viết tự kiểm là xong; nên đôi khi các vấn đề càng diễn ra nghiêm trọng hơn. Mặt

khác giáo viên chủ nhiệm còn dành nhiều thời gian cho chuyên môn nên thời
gian dành cho công tác rèn luyện đạo đức, kỹ năng sống cho các em còn hạn
chế…
2.2.3. Nguyên nhân khó khăn:
Qua nhiều năm làm công tác đảm bảo an ninh trật tự trong nhà trường, tôi
nhận thấy nguyên nhân dẫn đến hành vi bạo lực học đường là từ nhiều phía có
những mâu thuẫn ở địa phương, những mâu thuẫn do cá tính hay cách ăn nói của
các em, do quan hệ bạn bè… Nhưng nguyên nhân chủ yếu của những hành vi
bạo lực là do lứa tuổi học sinh phổ thông dễ bốc đồng và khó tự chủ, thường bị
bạn bè kích động. Các em chịu ảnh hưởng rất nhiều những thông tin bạo lực từ
bên ngoài như phim ảnh, internet, game,… dần dần nhiễm các tư tưởng bạo lực,
thích thể hiện, giải quyết mâu thuẫn bằng bạo lực. Do đó, có những lý do tưởng
chừng như rất đơn giản vẫn có thể dẫn đến bạo lực học đường như bị bạn nói
xấu, tẩy chay, bị bạn ức hiếp, bị bạn trêu chọc…Phần lớn học sinh tham gia vào
các vụ bạo lực học đường là con em những gia đình có nhiều khó khăn, bất hạnh
(lam lũ, đói nghèo, ly hôn, rượu chè, cờ bạc, hung bạo…) thiếu sự quan tâm đến
con em hoặc giáo dục không đúng cách.
Gần đây chúng ta thấy được hành vi sử dụng bạo lực của các em không chỉ
giới hạn trong trường học, các địa điểm được chọn để thực hiện hành vi bạo lực
là bất cứ nơi nào, từ trong lớp học, sân trường, nhà vệ sinh trường học mà có
thể xảy ra mọi lúc, mọi nơi và có thể nói rằng, dấu hiệu này báo động cho toàn
thể xã hội một nguy cơ lớn hơn đang dần hình thành trong giới trẻ ngày nay đó
là sự coi thường trật tự kỷ cương của xã hội, các em không biết “sợ” là gì. Mức
độ bạo lực từ những hành động ban đầu như chửi mắng, tát tai dần dần tiến đến
túm tóc, đạp đá vào người nạn nhân một cách ngẫu nhiên, rồi cấp độ tàn bạo
nâng cao hơn nữa khi nhằm vào những chỗ dễ tổn thương trên người nạn nhân
(mặt, bụng, vùng bụng dưới ...). Như vậy có thể thấy cấp độ có sự thay đổi, từ
việc sử dụng bạo lực để giải tỏa bức xúc cá nhân, chuyển dần lên đến hành vi
làm nhục người khác và chưa biết chừng sẽ có lúc dẫn đến án mạng.
Biết vận dụng được những thuận lợi và khắc phục những khó khăn, nắm

được nguyên nhân chủ yếu gây ra hành vi bạo lực học đường; trong thời gian
13


qua bản thân tôi đã áp dụng các bước để giải quyết những hành vi bạo lực học
đường tại trường Trung học cơn sở Tén Tằn như sau:
2.3. Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề:
2.3.1. Giải pháp thứ nhất:
Đối với bản thân các em học sinh, cần nâng cao nhận thức, ý thức về hành
động và những hậu quả của hành động bạo lực đó. Trong tập thể lớp, cần tổ chức
các nhóm bạn đồng hành tương tự như hình thức đôi bạn cùng tiến để nâng cao
nhận thức hiểu biết tăng cường sự trao đổi khắc phục lẫn nhau cùng nhau học
tập. Với những học sinh có cá tính mạnh có biểu hiện đầu gấu, thì phải khoanh
vùng phối hợp cùng gia đình và nhà trường uốn nắn phải biết lôi kéo các em vào
các phong trào của lớp, tạo sân chơi cho các em đỡ nhàn chán tránh sự phân biệt
đối xử. Tổ chức nhiều sân chơi bổ ích để tạo sự gần gữi yêu thương con người.
Tránh được sự thờ ơ vô cảm của mọi người trước những hành động bạo lực.
2.3.2. Giải pháp thứ hai:
Cần nhìn nhận lại cách giáo dục con trẻ của một số gia đình. Lâu nay
chúng ta chỉ chú trọng đến kết quả học hành của con cái mà xem nhẹ việc các
em nghĩ gì cần gì xử sự như thế nào với bạn bè. Thay vì để con cái có cuộc sống
vật chất đầy đủ cha mẹ hãy là những người bạn đồng hành trong cả chặng đường
làm người của con cái, không nên tạo cho con cái một cái vỏ bọc quá cứng nhắc
sẽ gây lên tâm lý, ỷ lại, dựa dẫm, chơi bời và hưởng thụ. Cần có thái độ phê
phán lên án những hành vi thô bạo và phải có những biện pháp xử lí có tính chất
răn đe, để làm gương cho người khác.
2.3.3. Giải pháp thứ ba:
Nhà trường cần chủ động trao đổi thông tin với gia đình các em học sinh
và chính quyền địa phương để nắm tình hình, kịp thời có biện pháp quản lý và
giáo dục học sinh. Giáo viên chủ nhiệm cần chủ động nắm chắc tình hình diễn

biến tư tưởng của học sinh, không để các hành vi tiêu cực, bạo lực xảy ra. Với
phương châm hành động “phòng” là chính, cùng với dạy học, nhà trường cần
chú trọng coi trọng việc dạy các môn học giáo dục công dân, giáo dục đạo đức,
kỹ năng sống, xây dựng môi trường sư phạm thân thiện, trang bị nhận thức đúng
đắn cho học sinh để các em có hành động đẹp và biết yêu thương nhau. nêu cao
trách
Nhà trường chủ động phối hợp với các lực lượng liên quan phát động
phong trào quần chúng đấu tranh trực diện với các hành vi BLHĐ, bất cứ khi
nào, nơi nào có hành vi BLHĐ xảy ra, các lực lượng chức năng kịp thời ngăn
chặn thông báo học sinh về nhà trường, gia đình để có biện pháp giải quyết
nhằm góp phần hạn chế hậu quả tác hại xảy ra.
2.3.4. Giải pháp thứ tư:
Cấp ủy, chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn thể và lực lượng Công
an địa phương, các tổ Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, Đội thanh niên xung kích,
Đội cờ đỏ…cần đảm bảo sự lãnh đạo thống nhất, nêu cao ý thức trách nhiệm,
phát huy hết vai trò của mình trong phòng ngừa tình hình BLHĐ. Cần chủ động
sử dụng tốt biện pháp vận động quần chúng, tăng cường công tác tuyên truyền,
14


vận động khu dân cư, khi phát hiện các mâu thuẫn cần kịp thời ngăn chặn, tránh
gây hậu quả xấu.
Để giải quyết vấn nạn BLHĐ ở nước ta hiện nay, cần phải có nhận thức
đúng đắn về vấn đề bạo lực học đường, sự quyết tâm cao độ của toàn ngành
giáo dục, của các cấp liên ngành, của các lực lượng liên quan. Xây dựng cơ chế
phối hợp giữa gia đình - nhà trường - xã hội trong phòng ngừa tình trạng
BLHĐ./.
Ngoài những giải pháp nêu trên hàng năm, chúng tôi thường xuyên tuyên
truyền vận động cán bộ giáo viên, học sinh chấp hành tốt chủ trương, đường lối
của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, thường xuyên nhắc nhở học sinh

đọc và thuộc lòng các nội quy, quy định của ngành cũng như nhà trường đề ra.
Thường xuyên quan tâm đến công tác thi đua, khen thưởng và kỷ luật đối
với những cán bộ giáo viên, nhân viên và học sinh có thành tích cũng như vi
phạm nội quy trong lao động học tập và rèn luyện. Qua đó tình trạng bạo lực học
đường sảy ra trong nhà trường được hạn chế tối đa.
2. 4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm:
Sau nhiều năm thực hiện những giải pháp nói trên chúng tôi thấy sự gắn
bó giữa các em ngày càng mật thiết hơn, bạn bè thêm thương nhau hơn, những
vướng mắc mâu thuẫn của học sinh giảm đi nhiều và thay vào đó là những tình
cảm bạn bè, các em biết yêu thương gắn bó, sẵn sàng giúp đỡ lẫn nhau trong lao
động và học tập, biết giữ gìn và xây dựng cảnh quan môi trường sanh, sạch, đẹp.
Năm học: 2017-2018

Nội dung khảo sát
Học kỳ I
Số lần xử lý kỷ luật
0
Số lần học sinh có hành vi bạo
08 lần
lực
Số học sinh vi phạm ATGT
03
Học sinh vi phạm TNXH
00

Học kỳ II
0
04 lần

So sánh

Giảm 04 lần

02
00

Giảm 2 lần

Học kỳ II
0
01 lần

So sánh

Năm học: 2018-2019

Nội dung khảo sát
Học kỳ I
Số lần xử lý kỷ luật
0
Số lần học sinh có hành vi bạo
05 lần
lực
Số học sinh vi phạm ATGT
01
Học sinh vi phạm TNXH
00

00
00


Giảm 04 lần
Giảm 1 lần

3. PHẦN KẾT LUẬN:
3. 1. Kết luận
Qua nhiều năm thực hiện nhiệm vụ tôi rút ra một số kinh nghiệm sau:
a. Khi xử lí phải tuyệt đối cương quyết và nghiêm khắc, không qua loa đại
khái. Vì nếu không các em sẽ ỷ lại và xem nhẹ nội qui nhà trường làm cho mâu
thuẫn ngày càng nhiều và nghiêm trọng.
b. Khi xử lí và điều tra, xét hỏi tìm ra nguồn gốc của mâu thuẫn đó. Vì nếu
không thì khi giải quyết nó không thể làm cho các em vừa lòng và nể phục.
15


c. Trong quá trình xử lí phải tùy trường hợp mà dùng biện pháp khích lệ để
các em bọc lộ yếu điểm của mình. Nhưng cần lưu ý phải tùy đối tượng học sinh
vì nếu không các em dễ bị đánh nhau tại lúc xử lí.
d. Trong xử lý học sinh chúng ta phải biết chờ đơị và kiên nhẫn không nên
quát tháo và gắn ép các em, vì sau mỗi sự việc thì các em bao giờ cũng dành
phần phải về mình và cố tìm cách né tránh hoặc chối bỏ trách nhiệm.
e. Khi xử lý chúng ta phải thu thập thông tin thật chính xác có như vậy hiệu
quả mới cao và chính xác.
g. Phải có sự phối hợp chặt chẽ với gia đình và địa phương để ngăn chặn
triệt để hơn.
Học sinh Trường THCS rất hiếu động, nhưng cũng rất nhanh bắt kịp vào
cuộc sống, sự cần thiết ở đây là chúng ta biết quan tâm đến các em, sự quan tâm
không phải của một cá nhân, mà phải là một tập thể và công tác này phải được
làm thường xuyên, chúng ta cần phải thật nghiêm khắc với các em nhưng cũng
cần phải nhẹ nhàng khi xử lý, điều quan trọng là chúng ta phải cho các em biết
mình đã làm gì? Phải khắc phục như thế nào? Một điều quan trọng trong xử lý

học sinh là chúng ta phải biết chờ đợi và kiên nhẫn không nên quát tháo và gắn
ép các em, vì sau mỗi sự việc thì các em bao giờ cũng danh phần phải về mình
và có tìm cách né tránh hoặc chối bỏ trách nhiệm, do đó khi xử lý chúng ta phải
thu thập thông tin thật chính xác có như vậy hiệu quả mới cao. Để không còn
hành vi bạo lực trong trường học thì nhà trường – gia đình – xã hội chung tay
góp sức xây dựng ngôi trường không bạo lực.
Do có một kế hoạch cụ thể, có một tập thể lớn mạnh nên trong quá trình
thực hiện, mặc dù thời gian đầu gặp nhiều khó khăn, nhưng dần dần chúng tôi đã
khắc phục và đạt được những thành tích đáng kể, nên nhiều năm qua vấn đề bạo
lực trong nhà trường đã được hạn chế, không có vụ bạo lực sảy ra mang tính
chất nghiêm trọng.
3. 2. Kiến nghị, đề xuất:
Mỗi trường có sự quản lí học sinh khác nhau, nhưng với việc gây mâu
thuẫn dẫn đến các vụ bạo lực trong nhà trường, nếu chúng ta giải quyết theo các
bước trên thì chắc chắn sẽ hạn chế được những hành vi bạo lực học đường.
Các cấp có thẩm quyền nên có những quy định chế tài xử lí nghiêm, triệt để
nhằm ngăn chặn đến mức thấp nhất những hành vi bạo lực đường.
Trên là những kết quả mà tôi rút kết được sau một thời gian thực hiện tại
trường THCS Tén Tằn. Rất mong được sự đóng góp của quý đồng nghiệp, để
cho công tác phòng chống bạo lực trong trường học những năm sau này được
hạn chế tối đa.
Mường Lát, ngày 09 tháng 04 năm 2019
Tôi xin cam đoan, SKKN trên là do tôi viết
Xác nhận của Hiệu trưởng
Người thực hiện
P. Hiệu trưởng
Cao Xuân Hợi

Mai Văn Dũng
16



TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Tài liệu tập huấn chuẩn Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng.
- Luật Giáo dục năm 2011.
- Điều lệ trường trung học 2011.
- Bài viết Nguyên nhân bạo lực học đường – năm 2012 Báo dân trí.

17


Mẫu 1 (2)
DANH MỤC
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN KINH
NGHIỆM NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN, TỈNH VÀ CÁC
CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Mai Văn Dũng
Chức vụ và đơn vị công tác: Hiệu trưởng – Trường THCS Tén Tằn
TT

Tên đề tài SKKN

Cấp đánh giá
xếp loại
(Ngành GD cấp
huyện/tỉnh;

Kết quả
đánh giá
xếp loại

(A, B,

Năm học
đánh giá
xếp loại
18


1.

2.

3.

Thực trạng và giải pháp giáo
dục đạo đức cho học sinh
THCS.
Một số biện pháp huy động
xã hội hóa giáo dục xây dựng
cơ sở vật chất cho nhà trường
Một số giải pháp xây dựng
trường học xanh, sạch, đẹp và
an toàn

Tỉnh...)

hoặc C)

Sở GD&ĐT
Thanh Hóa


C

2009-2010

Sở GD&ĐT
Thanh Hóa

C

2013-2014

A

2016-2017

Phòng GD&ĐT
huyện Mường
Lát

19



×